Để giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không nhất thiết phải áp dụng ít nhất một biện pháp ngăn chặn, mà biện pháp ngăn chặn được áp dụng để k
Trang 1Khoa Các chương trình đào tạo đặc biệt
Lớp Chất lượng cao 46F
THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Bộ môn: Luật Tố tụng Hình sự
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thu Hằng Nhóm: 05
Thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 4 năm 2024
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2021)
Trang 3MỤC LỤC
NHẬN ĐỊNH
1 Để giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng ít nhất một BPNC 1
2 BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân 1
3 Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng BPNC trong TTHS 1
4 Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành 2
5 Những người có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng
có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam 2
6 Tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo 2
7 Tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai 3
8 Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành 3
9 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng 3
10 Biện pháp tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là đại biểu Quốc hội 4
11 Người có quyền ra lệnh tạm giam thì có quyền quyết định việc cho bảo lĩnh để thay thế tạm giam 4
Trang 412 Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng 4
13 Đặt tiền để đảm bảo không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng 5
14 Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài 5
15 Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng với người chưa
bị khởi tố về hình sự 6
16 VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS 6
17 Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng đều do VKS quyết định 6
Trang 5NHẬN ĐỊNH
1 Để giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng ít nhất một BPNC.
CSPL: khoản 1 Điều 109 BLTTHS
Nhận định sai Để giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không nhất thiết phải áp dụng ít nhất một biện pháp ngăn chặn,
mà biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc chỉ khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án
Áp dụng ít nhất 1 biện pháp ngăn chặn Tùy thuộc vào ý chí của cơ quan có thẩm quyền THTT, nếu thấy ko cần thiết thì hoàn toàn có quyền ko áp dụng biện pháp ngăn chặn nào
2 BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân.
CSPL: khoản 1 Điều 60; Điều 109; Điều 436 BLTTHS
Nhận định đúng Theo đó, biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo và pháp nhân vẫn có thể trở thành bị can khi bị khởi tố về hình sự Tuy nhiên các biện pháp ngăn chặn được quy định chỉ nhằm hướng đến chủ thể là cá nhân, có thể thấy không có biện pháp nào phù hợp để áp dụng đối với pháp nhân Do đó, biện pháp
Trang 6ngăn chặn không áp dụng đối với bị can là pháp nhân nhưng bị can là pháp nhân thì sẽ
bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 436 BLTTHS
Dựa trên tính khả thi, ko áp dụng đối với pháp nhân đối với các bpnc (các biện pháp như kê biên là bp cưỡng chế)
3 Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng BPNC trong TTHS.
CSPL: khoản 1 Điều 111; khoản 1 Điều 112 BLTTHS
Nhận định sai Vì bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã thì bất
kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất, không phải chỉ cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự
4 Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
CSPL: khoản 2 Điều 109; khoản 4 Điều 110; khoản 1 Điều 111; khoản 1 Điều 112; điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTH
Nhận định sai Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ Tuy nhiên, chỉ có lệnh bắt người bị giữ trong
Trang 7trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải gửi Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Ngoài ra, bắt người phạm tội quả tang và bắt người bị truy nã thì không cần lệnh bắt mà ai cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền
5 Những người có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng
có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
CSPL: khoản 2 Điều 110; khoản 1 Điều 113 BLTTHS
Nhận định sai Người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; một số người có thẩm quyền trong quân đội, Bộ đội biên phòng, Lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay bến cảng Người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân
và Toà án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử Như vậy, thẩm quyền ra lệnh trong hai trường hợp trên là khác nhau
Trang 86 Tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.
Nhận định đúng
CSPL: khoản 1 Điều 60; khoản 1 Điều 61; khoản 1 Điều 117; khoản 1, 2 Điều
119 BLTTHS
Nhận định sai Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Các đối tượng này bị tạm giữ khi chưa bị khởi tố về hình sự, cũng chưa bị Toà án quyết định đưa ra xét xử nên chưa thể gọi là bị can, bị cáo Bị can, bị cáo có thể bị tạm giam
7 Tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai.
CSPL: khoản 4 Điều 119 BLTTHS
Nhận định sai Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai nhưng phải có nơi cư trú
và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ một số trường hợp theo Luật định tại khoản 4 Điều này
Trang 98 Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành.
CSPL: khoản 1 Điều 113; khoản 5 Điều 119 BLTTHS
Nhận định sai Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của
Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam Những lệnh tạm giam của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Như vậy, không phải tất cả lệnh tạm giam của
cơ quan có thẩm quyền đều phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành
9 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng
.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 119 BLTTHS
Nhận định sai Không phải trường hợp nào tạm giam cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng, mà chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội
ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Bên cạnh đó, tạm giam còn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật
Trang 10Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã
10 Biện pháp tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là đại biểu Quốc hội.
CSPL: Điều 81 Hiến pháp 2013
Nhận định sai Không được bắt giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không
có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng
ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Như vậy, biện pháp tạm giam vẫn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo là đại biểu Quốc hội nhưng phải có sự đồng ý của Quốc hội hoặc
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp
11 Người có quyền ra lệnh tạm giam thì có quyền quyết định việc cho bảo lĩnh để thay thế tạm giam.
CSPL: khoản 5 Điều 119; khoản 4 Điều 121 BLTTHS
Nhận định đúng Người có quyền ra lệnh tạm giam gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp Quyết định của Thủ trưởng, Phó
Trang 11Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành việc cho bảo lĩnh để thay thế tạm giam Như vậy, những người có quyền ra lệnh tạm giam chỉ có quyền ra quyết định bảo lĩnh, nhưng không có quyền quyết định bảo lĩnh mà phải thông qua Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn
12 Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.
CSPL: Điều 121 BLTTHS
Nhận định sai Biện pháp bảo lĩnh căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh Tuy nhiên, điều kiện áp dụng Điều luật này chỉ mang tính khái quát là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo để quyết định mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào và hoàn cảnh nhân thân ra sao thì được áp dụng, dẫn đến việc áp dụng tuỳ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng Vậy nên, bảo lĩnh vẫn có khả năng được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng
13 Đặt tiền để đảm bảo không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng.
CSPL: khoản 1 Điều 122 BLTTHS
Trang 12Nhận định sai Biện pháp đặt tiền để đảm bảo căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền
để đảm bảo Tuy nhiên, điều kiện áp dụng Điều luật này chỉ mang tính khái quát là căn
cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo để quyết định mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào, hoàn cảnh nhân thân ra sao, tình trạng tài sản thế nào thì được áp dụng, dẫn đến việc áp dụng tuỳ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng Vậy nên, đặt tiền để đảm bảo vẫn có khả năng được áp dụng đối với
bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng
14 Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài.
CSPL: khoản 1 Điều 123 BLTTH
Nhận định sai Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án Có thể thấy, quy định này không xác định yếu tố quốc tịch của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này Vậy nên, trong trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội tại Việt Nam thì biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn được áp dụng
Trang 1315 Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng với người chưa bị khởi tố về hình sự.
Nhận định đúng
CSPL: khoản 1 Điều 124 BLTTHS; khoản 1 Điều 129 BLTTHS
Nhận định sai Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người bị tố giác, người
bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ; bị can, bị cáo, chỉ khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu
bỏ trốn Không phải tạm hoãn xuất cảnh đều áp dụng được với bất cứ người nào chưa
bị khởi tố hình sự Bên cạnh đó, phong toả tài khoản chỉ được áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước, và cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội
16 VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS.
CSPL: khoản 1 Điều 109; khoản 2 Điều 110; khoản 2 Điều 117 BLTTHS
Trang 14Nhận định sai Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh Nhưng không phải biện pháp ngăn chặn nào Viện kiểm sát cũng
có thẩm quyền áp dụng Căn cứ theo quy định, Viện kiểm sát không có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và biện pháp tạm giữ
17 Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng đều do VKS quyết định.
CSPL: khoản 2 Điều 125 BLTTHS
Nhận định sai Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác Việc thay thế biện pháp ngăn chặn được ra quyết định tùy theo từng giai đoạn tố tụng
và yêu cầu của giai đoạn đó Chỉ đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác do Viện kiểm sát quyết định Như vậy, không phải mọi quyết định huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng đều do Viện kiểm sát quyết định
Trang 15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Văn bản pháp luật
1 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
2 Hiến pháp năm 2013