Hiện tượng: - Ống 1: sau khi đun không bị mất màu xanh và xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm.. Hình 1: Từ trái sang phải lần lượt là ống 1 -> ống 5 Giải thích: - Ống 1
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TRƯỜNG Y DƯỢC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
HÓA HỌC CHUYỂN HÓA GLUCID VÀ
ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: NGUYỄN THỊ MỸ THẢO
NHÓM 2: TỔ THỰC HÀNH 2 LỚP DA23YKE
NGUYỄN THỊ ANH TRÚC 116023217 HUỲNH THỊ KHÁNH VY 116023234
Trang 2MỤC LỤC
1 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG FEHLING 2
2 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG MOLISH 3
3 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG MÀU POLYSACCHARID (tác dụng của iod trên tinh bột) 5
4 THÍ NGHIỆM THỦY PHÂN SACCHAROSE 6
5 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG TÌM GLUCOSE TRONG NƯỚC TIỂU (phương pháp Benedict hoặc Felling) 7
6 ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE TRONG HUYẾT THANH 8
Trang 31 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG FEHLING
Nguyên tắc: Trong môi trường kiềm mạnh, các monosacarit (MS) ở dạng endiol không bền, dễ dàng khử các kim loại nặng như Cu2+, Pb2+, Ag+, Hg2+ Các nối đôi bị cắt đứt tạo những hỗn hợp đường - acid
MS + OH- Cu2+ + hh đường – acid
Cách tiến hành:
Lấy 5 ống nghiệm lần lượt cho vào mỗi ống:
Đun sôi cách thủy 5 phút Quan sát, nhận xét kết quả và giải thích các hiện tượng xảy ra
Hiện tượng:
- Ống 1: sau khi đun không bị mất màu xanh và xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm
- Ống 2: dung dịch không bị mất màu xanh khi đun và có kết tủa đỏ gạch của Cu2O
- Ống 3: dung dịch có màu xanh đậm hơn ống 2 và có kết tủa đỏ gạch của Cu2O
- Ống 4: dung dịch không xuất hiện kết tủa
- Ống 5: dung dịch không xuất hiện kết tủa
Cu 2+
OH-
CuOH
𝑡°
Cu2O đỏ gạch
Trang 4Hình 1: Từ trái sang phải lần lượt là ống 1 -> ống 5
Giải thích:
- Ống 1, ống 2 xuất hiện kết tủa đỏ gạch của Cu2O do trong glucose, fructose có tính khử vì trong phân tử của chúng chứa nhóm – CHO (glucose), - CO (fructose) nên khi đun với dung dịch Fehling sẽ khử Cu(OH)2 thành Cu2O có màu đỏ gạch Riêng ống
2 thấy có màu đậm hơn ống 1 cho thấy tính khử của glucose > fructose
- Ống 3 cũng xuất hiện kết tủa đỏ gạch là do trong phân tử của chúng còn gốc OH glycoside tự do Các chất glucose, fructose, lactose đều có tính khử Tuy nhiên tính khử của các chất giảm dần từ glucose > fructose > lactose nên khi khử Cu2+ có trong Fehling thành Cu+ màu đậm dần từ ống 1 đến 3
- Ống 4 và ống 5 không xảy ra phản ứng với dung dịch Fehling do các phân tử không có tính khử
Ý nghĩa: Phản ứng Fehling được ứng dụng trong sinh hóa lâm sàng để kiểm tra nhanh lượng đường có trong nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường
2 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG MOLISH
Nguyên tắc: Các loại glucid đều cho phức màu tím với dung dịch naphtol trong acid sulfuric đậm đặc
Thuốc thử Molish: Dung dịch naphtol 1% trong alcohol 900
Cách tiến hành:
Lấy 3 ống nghiệm, lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau:
Ống nghiệm Dung dịch glucide Thuốc thử Molish H2SO4 đậm đặc
Chú ý:
Trang 5- Phản ứng dương tính khi có xuất hiện vòng màu tím ở bề mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng
- Khi cho acid H2SO4 đậm đặc vào các ống nghiệm phải nghiêng ống nghiệm, cho
từ từ dọc theo thành ống và không được làm xáo trộn 2 lớp dung dịch (không được lắc)
Hiện tượng:
Khi cho từ từ H2SO4 đậm đặc vào các ống nghiệm, quan sát ta thấy
- Ở cả 3 ống đều xuất hiện vòng màu tím ở giữa
- Độ đậm của vòng tím: fructose > glucose > hồ tinh bột
Hình 2: Từ phải qua trái lần lượt là oongs1, ống 2, ống 3
Giải thích:
Do H2SO4 đậm đặc làm mất nước của monosacaride thành các furfural hay dẫn xuất của furfural các chất này trong môi trường acid cho phản ứng thế điện tử trên Naptol cho ra sản phẩm có màu tím
Fuctose có vòng 5 cạnh nên H2SO4 dễ tác dụng làm phá vỡ vòng tạo furfural dễ hấp thụ phức nàu tím nên có màu đậm hơn Còn glucose có vòng 6 cạnh bền hơn và hồ tinh bột là polysacharide khá bền Vì vậy cường độ vòng màu tím theo thứ tự là
fructose > glucose > hồ tinh bột
Trang 6 Ý nghĩa: Phản ứng Molish dùng để phân loại các nhóm cacbohydrat và phân biệt
nhóm carbohydarat với những chất khác dựa vào cường độ màu của chúng Do đó phản ứng Molish có ứng dụng nhận biết glucid trong nước tiểu
3 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG MÀU POLYSACCHARID (tác dụng của iod trên
tinh bột)
Nguyên tắc: Các polysaccharid kết hợp với Iod cho những phức tạp có màu khác
nhau tùy theo độ lớn của phân tử polysaccharide
- Với tinh bột: cho màu xanh tím
- Với glycogen: cho màu đỏ nâu
- Thuốc thử iod: dung dịch lugol 0,1% ( 0,1g iod, 0,2g KI )
Cách tiến hành:
Cho vào 1 ống nghiệm 1ml hồ tinh bột 1%, thêm vào 1 giọt thuốc thử iod Quan sát thấy xuất hiện màu xanh Đem đun sôi vài phút trên ngọn đèn cồn đến khi mất màu
xanh, làm lạnh trong cốc nước lạnh đến khi xuất hiện màu xanh
Hiện tượng:
- Ở nhiệt độ thường: iod tác dụng với hồ tinh bột cho ra phức màu xanh tím
- Khi đun nóng: iod bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím
- Khi được làm lạnh trong cốc nước lạnh: màu xanh tím quay trở lại
Hình 3: Ống nghiệm ở nhiệt độ thường Hình 4: Ống nghiệm khi đun nóng Hình 5: Ống nghiệm khi cho vào cốc
nước lạnh
Giải thích:
- Trong cấu trúc của tinh bột có các chuỗi glucose được kết nối lại với nhau bằng liên kết hydrogen Cấu trúc này tạo ra các không gian trống giữa các chuỗi glucose Iod
Trang 7- Khi đun nóng: iod bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột, dẫn đến mất màu xanh tím
- Khi để vào cốc nước lạnh: các phân tử iod bay hơi khi được đun nóng sẽ nhưng
tụ lại trên ống nghiệm sẽ trở về ống nghiệm và tác dụng với hồ tinh bột để tạo lại màu xanh tím ban đầu
4 THÍ NGHIỆM THỦY PHÂN SACCHAROSE
Nguyên tắc: Saccharose không có tính khử, nhưng khi thủy phân bằng acid thì saccharose biến thành D-glucose và D-fructose đều có tính khử
Cách tiến hành:
- Tạo dung dịch thủy phân: Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch saccharose 5‰ và
8 giọt CH3COOH 10%, đun sôi cách thủy 10 phút lấy dung dịch thủy phân này làm phản ứng Fehling
- Tiến hành trên 2 ống nghiệm:
Ống nghiệm saccharose 5‰ Dung dịch saccharose thủy Dung dịch
phân
Thuốc thử Fehling
- Nung cách thủy 3 phút Quan sát, nhận xét kết quả và giải thích hiện tượng
Hiện tượng:
sau khi nhiệt độ hạ xuống thì dung dịch chuyển sang màu xanh lá
Trang 8Hình 6: Từ trái sang phải là ống 1->2 Hình 7: Kết tủa đỏ gạch
Giải thích:
- Ống 1: không xuất hiện hiện tượng, do saccharose không có tính khử nên không phản ứng với Cu2+ trong dung dịch Fehling Dung dịch có màu xanh của Fehling
- Ống 2: Vì saccharose thủy phân thành glucose và fructose, hai chất này có tính khử tham gia phản ứng với Cu2+ trong dung dịch Fehling tạo ra kết tủa Đồng (I) oxit (Cu2O) Sau khi nhiệt độ hạ xuống thì lượng glucose và fructose chưa phản ứng sẽ làm dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh lá
5 THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG TÌM GLUCOSE TRONG NƯỚC TIỂU (phương pháp Benedict hoặc Felling)
Nguyên tắc: Glucose có nhóm aldehyde sẽ khử Cu2+ thành Cu+ trong môi trường kiềm đun nóng, tạo kết tủa Cu(I) oxide (Cu2O) có màu đỏ gạch
Cách tiến hành:
- Cho vào 1 ống nghiệm 1 mL thuốc thử benedict (hoặc thuốc thử Fehling)
Trang 9 Hiện tượng:
- Ống nghiệm chia làm hai lớp: lớp màu xanh dương phía dưới, lớp màu xanh lá phía trên; có xuất hiện ít kết tủa
→ Kết luận: Phản ứng dương tính (+)
Hình 8: Phản ứng dương tính (+)
Giải thích:
Vì glucose trong nước tiểu có tính khử nên sẽ tham gia phản ứng với Cu2+ trong thuốc thử tạo ra kết tủa Đồng (I) oxit (Cu2O) lắng xuống đáy ống nghiệm Do glucose
có nhóm aldehyde -CHO nên sẽ phản ứng với thuốc thử, do lượng đường trong mẫu nước tiểu đã lấy <5g/L nên một phần thuốc thử chuyển sang màu xanh lá Phần màu xanh dương là lượng thuốc thử còn dư
6 ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE TRONG HUYẾT THANH
Nguyên tắc:
Phương pháp glucose oxidase được mô tả:
Glucose oxidase (GOD) oxy hóa glucose thành acid gluconic và peroxyd hydrogen
Trang 10Kỹ thuật MACRO
Trộn đều, để 10 phút ở nhiệt độ PTN hoặc 5 phút ở 37oC, đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm với thuốc thử trắng Màu bền trong 1 giờ
Hiện tượng:
- Ống 1: không màu
- Ống 2,3: màu tím hồng
Hình 9: Từ trái sang phải lần lượt là ống 1, ống 2, ống 3
Giải thích:
- Ống 1: Bởi vì chỉ có thuốc thử glucose và nước cất nên kh xảy ra phản ứng vì vậy không có màu
- Ống 2: Chứa thuốc thử glucose và glucose chuẩn nên có xảy ra phản ứng và tạo phức chất quinoneimine có màu tím
- Ống 3: Chứa thuốc thử glucose và huyết thanh Vì trong huyết thanh có chứa một lượng glucose nhất định nên cũng sẽ xảy ra phản ứng và tạo phức chất
quinoneimine có màu tím
Kết quả:
- Abstrắng = 0,279 nm
- Abschuẩn = 0,37 nm
- Absmẫu thử = 1.356 nm
Kết quả = ( ẫ ử)
( ẩ ) x nồng độ chuẩn (mg/dL)
Trang 11 Biện luận kết quả:
- Do trong quá trình làm thí nghiệm đã rút gấp đôi lượng dung dich nên kết quả này không chính xác
- Tuy nhiên, không thể kết luận tình trạng sinh lý của bệnh nhân là bị bệnh đái tháo đường hay hạ đường huyết Do không biết được mẫu máu của bệnh nhân được lấy vào thời điểm nào và không biết được bệnh nhân có đang bị một căn bệnh nào khác hay không, vì nhiều bệnh và nhiều nguyên nhân khác cũng có glucose trong máu cao như:
+ Bệnh nhân đã ăn hoặc uống những loại có nhiều đường trước khi lấy máu hoặc do xúc động hay lạnh cũng làm glucose trong máu cao
+ Một số bệnh khác cũng làm glucose máu cao như: bệnh to cực, suy thận mạn, cường giáp (bệnh Basedow), hội chứng Cushing, ung thư tuyến tụy, viêm tụy, căng thẳng cấp tính (chấn thương, đau tim, đột quỵ)
+ Hạ glucose máu có thể được nhìn thấy trong: suy thượng thận, uống rượu quá mức, bệnh gan nặng, suy tuyến yên, suy tuyến giáp, chích insulin quá liều, u tụy tăng tiết insulin, nhịn đói
- Chỉ số đường huyết chỉ phản ánh lượng đường trong máu tại thời điểm đo, không phản ánh được sự kiểm soát đường huyết trong quá trình diễn biến của bệnh đái tháo đường
- Muốn biết bệnh nhân có bị bệnh đái tháo đường hay không thì cần phải xét nghiệm glucose trong nước tiểu hoặc xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose huyết tương trong nhiều ngày