1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo sản phẩm Đồ Án tốt nghiệp tên sản phẩm thiết kế và xây dựng mô hình Động cơ thân lắp có giá Đở

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Xây Dựng Mô Hình Động Cơ Thân Lắp Có Giá Đỡ
Tác giả Lê Tấn Quang, Võ Văn Nhật, Phạm Văn Quang
Người hướng dẫn Lê Công Trường
Trường học Trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại báo cáo sản phẩm đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 543,82 KB

Nội dung

- Lật ngữa thân máy, làm sạch các ổ đỡ và lắp các bọc lót cổ trục chính vào đúng vị trí của nó.. - Lắp các nắp cổ trục chính, trên các nắp cổ trục chính có biểu thị chiều lắp, vị trí lắ

Trang 1

Tên sản phẩm :

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ THÂN LẮP

CÓ GIÁ ĐỞ

Giáo viên hướng dẫn : LÊ CÔNG TRƯỜNG

Nhóm học sinh thực hiện : LÊ TẤN QUANG

VÕ VĂN NHẬT PHẠM VĂN QUANG

Lớp :19CNOTO1E.

Trang 2

ĐÀ NẴNG - 2022

Trang 3

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

KHOA CƠ KHÍ

*******

BẢN NHẬN XÉT SẢN PHẨM TỐT NGHIỆP Tên sản phẩm :THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ THÂN

2 Nhận xét quá trình thực hiện của SV/HS:

Nhóm học viên tuy hạn chế về thời gian nhưng có nỗ lực lớn trong thực hiện

mô hình và rèn luyện nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ THỰC TẬP……… 5

1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG……….6

2 CHỨC NĂNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI……… … ………7

3 SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC … 9

4 QUI TRÌNH THÁO LẮP,KIỂM TRA CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 14

5 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG ,SỬA CHỮA 28

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, sự phát triển công nghệ mới trên ô tô luôn đi kèm với sự tăng cườngnhững tính năng tiện nghi cho người lái và hành khách Chính vì vậy, những hệ thốngđiện phụ luôn được các nhà sản xuất quan tâm phát triển để tăng sự thuận lợi, thoảimái cho mọi người trong quá trình phương tiện hoạt động

Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng là trường đi đầu trong lĩnh vực đào tạo về nghề

ô tô với những giảng viên có kinh nghiệm và tận tụy với nghề Trường luôn áp dụngcác mô hình hiện đại vào việc giảng dạy để sinh viên có thể cập nhật các kiến thứcmới nhất về ô tô Trong công tác đào tạo nghề Công nghệ Ô tô, việc trang bị đầy đủtrang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập chuyên môn nghề đóng vai trò rất quantrọng Nếu thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong giảng dạy

và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập Tuy nhiên, vì nhiều lý do màtrang thiết bị vẫn chưa đầy đủ và hiện đại để đáp ứng yêu cầu này Xuất phát từ nhucầu đó, nhóm giáo viên ban nghề Công nghệ ô tô đã kết hợp cùng học sinh thực hiện

mô hình Hệ thống Động cơ xăng 4 xi lanh Mô hình có tính thẩm mỹ, hiện đại và ứngdụng cao Được dùng để phục vụ học tập lý thuyết và thực hành Góp phần vào

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ ĐỒ ÁN

Trang 6

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 7

HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ XĂNG 4 XI LANH

1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG

Động cơ xăng ô tô được đánh giá là dòng động cơ có khả năng vậnhành mạnh mẽ với công suất lớn, tăng tốc tốt Hỗn hợp khí-nhiênliệu cháy nổ bên trong động cơ và lực này được chuyển hóa thànhchuyển động quay để làm xe ô tô chuyển động Hiện nay, động cơxăng được trang bị phổ biến trên hầu hết các dòng ô tô từ phổthông đến cao cấp

Trang 8

2 CHỨC NĂNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI.

2.1 Chức năng:

Hệ thống nhiên liệu động cơ có chức năng cung cấp nhiênliệu cho động cơ, ở những trạng thái hoạt động khác nhau Bên cạnh đó hệthống nhiên liệu giúp loại bỏ tạp chất có tro

2.2 Yêu cầu:

Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có những yêu cầu sau:

  - Cung cấp hỗn hợp với thành phần thích hợp với từng chế độ làm việc của động cơ

- Phần lớn nhiên liệu trong hỗn hợp ở dạng hơi xăng, phần còn lại được tồn tại ở dạng hạt có kích thước rất nhỏ

- Hệ số dư lượng không khi phải đồng đều giữa các xylanh

2.3 Phân loại:

2.3.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ có hai loại: dùng bộ chế

hòa khí và phun xăng

*Loại dùng bộ chế hòa khí:

- Loại dùng bộ chế hòa khí được dùng trên các xe đời cũ, nhiên liệu được cung cấp vào động cơ thông qua một thiết bị đó là bộ chế hòa khí Bộ chế hòa khí hòa trộn không khí với nhiên liệu trước khi cho vào trong xy lanh Đây là thiết bị cơ khí hoàn toàn, dùng hiệu ứng Ventury: khi dòng không khí đi qua chỗ hẹp, áp suất và tốc độ đồng thời tăng lên, hút nhiên liệu trong một ngăn chứa

*Loại phun xăng:

- Loại phun xăng, hay còn gọi là loại được điều khiển điện tử Nhiên liệu được bơm được đưa đến kim phun Lượng nhiên liệu đi vào xy

Trang 9

lanh được quyết định bằng thời gian nhấc kim phun Khoảng thời gian này

do bộ điều khiển tính toán thông qua rất nhiều cảm biến như cảm biến đo lượng không khí nạp vào, nhiệt độ không khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ động cơ,

Trang 10

3 SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG:

3.1 Sơ đồ cấu tạo:

Sơ đồ cấu tạo hệ thống động cơ xăng.

3.2 Nguyên lí làm việc:

- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở,xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống Do sự chênh lệch ápsuất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên hòa khí được nạp vào xilanh động cơ

- Kì 2 (Nén): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đềuđóng Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén bugi bật tia lửa điệnchâm cháy hòa khí

- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trongđiều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất caođẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công

- Kì 4 (Thải): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng,xupáp thải mở Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nênkhông khí được thải ra cửa thải

Trang 11

- Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn

ra kì 1 của chu trình mới

4. QUI TRÌNH THÁO LẮP,KIỂM TRA CỦAĐỘNG CƠ XĂNG:

5.1 QUI TRÌNH THÁO LẮP:

Trang 12

5.1.1 QUI TRÌNH THÁO RÃ:

* Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí:

- Tháo dây cao áp ra khỏi nắp máy.

- Tháo nắp đậy mặt trước trục cam

- Tháo các nắp đậy trước cơ cấu truyền động dây cam

- Quay trucj khuỷa theo chìêu quay rãnh khuyết trên puli trùng với vạch 0 trên nắp đậy trước trục khuỷa

- Kiểm tra dấu của bánh răng cam

- Nới lỏng bánh đăng cai,giữ bánh cai đăng ở vị trí thấp nhất( theo chiều nới lỏng dây đai) rồi siết bánh căng đai lại

- Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam

- Tháo ốc đầu trục khuỷu

- Dùng cảo tháo puli dẫn động trục khuỷu

- Tháo miếng chận đai cam và lấy dây đai cam ra ngoài

- Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy (bộ chia điện gắn với trục cam)

- Tháo nắp đậy trục cam trên nắp máy

- Tháo nắp bảo vệ trên ống nắp thải Tháo và tách ổng góp thải ra khỏi động cơ

- Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo ống nạp ra khỏi động cơ

- Nới lỏng đều các nắp cổ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp cổ trục cam và trục cam hút ra ngoài

Trang 13

- Nới lỏng đều các nắp cổ trục cam thải và lấy các nắp cổ trục cam và trục cam thải ra ngoài.

- Tháo các ốc giữa thân máy và nắp máy Tách nắp máy ra khỏi thân máy

- Lấy các con đội ra và sắp xếp chúng theo thứ tự tránh lẫn lộn

- Dùng cảo tháo xupap, móng hãm để chân ra ngoài

- Làm sạch các bề mặt thân máy, nắp máy

* Tháo bánh đà:

- Tháo bánh đà ra khỏi trục khuỷu

* Tháo các-te chứa dầu:

- Xã sạch nhớt ra khỏi các-te

- Tháo rời các-te ra khoỉ thân máy

- Tháo bơm nhớt ở dưới thân máy, trong các-te

- Tháo mặt bích và phốt chặn nhớt ở đuôi trục khuỷu

* Tháo piston thanh truyền:

- Nới lỏng đều và tháo các bu lông thanh truyền

- Dùng cáng búa gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền để nắp tách khỏi đầu to khỏi thanh truyền Lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài

- Dùng ống nhựa bọc bu lông lại để tránh xước cổ trục

- Lần lượt dùng cáng búa gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền để đưa thanh truyền và piston ra ngoài Sắp xếp chúng theo thứ tự để tránh lẫn lộn

* Tháo trục khuỷu:

Trang 14

- Tháo nắp cổ trục chính và sắp xếp có thứ tự.

- Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy

5.1.2 QUI TRÌNH LẮP RÁP:

* Lắp ráp trục khuỷu:

- Thay nhớt phớt đuôi và đầu trục khuỷu.

- Làm sạch thân máy và thông rửa kĩ càng các lỗ nhớt và mạch dầu bôi trơn.

- Dùng dụng cụ thông và rửa sạch các lỗ nhớt trục khuỷu.

- Lật ngữa thân máy, làm sạch các ổ đỡ và lắp các bọc lót cổ trục chính vào

đúng vị trí của nó Đặt trục khuỷu vào thân máy

- Nhỏ nhớt vào các cổ trục chính.

- Lắp 2 nữa miếng bạc chận vào thân máy

- Lắp các nắp cổ trục chính, trên các nắp cổ trục chính có biểu thị chiều lắp,

vị trí lắp

- Dùng dụng cụ xiết đều các xi lanl, xiết theo thứ tự từ trong ra ngoài

Momen quay không lớn hơn 6,5-7Nm

- Lắp bánh đà vào trục khuỷu và xiết các bu lông đúng mômen xiết

* Lắp trục piston và xéc-măng:

- Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lỗ trục piston Khi lắp cần chú

ý dầu lắp ráp trên đâù piston và thanh truyền phải ở cùng 1 phía

- Lắp xéc-măng dầu vào rãnh piston

Trang 15

- Dùng kiềm chuyên dụng lắp 2 xéc-măng khí vào rãnh của nó Khi lắp thì phần chữ và phần số phải quay lên trên Xé-măng thứ nhất gõ có tiếng vang

trong hơn xéc-măng thứ 2.

* Lắp piston, thanh truyền vào xi lanh:

- Lắp các bọc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên hông thanh truyền

- Quay chốt khuỷu của xi lanh 1 xún điểm chết dưới

- Dùng ống bóp đưa cụm piston, thanh truyền 1 và xi lanh Chú ý dấu lắp ráptrên đỉnh phải hướng về phía trước động cơ (puli)

- Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu

- Xiết các bu lông đều và đúng mômen

- Tương tự như trên lắp các piston còn lại

* Lắp các-te:

- Lắp lưới locj và tấm che vào động cơ Chú ý joint làm kín lưới lọc

- Dùng keo hoặc joint mới lắp cát-te vào động cơ

* Lắp nắp máy:

- Thay các phốt guide xupap

- Dùng cảo lắp xupap và các chi tiết liên quan vào thân máy Lấy búa gõ nhẹvào đuôi xupap để ổn định vị trí móng hãm

- Lắp các con đội vào đúng vị trí của nó

- Lắp joint nắp máy mới và đặt đúng vị trí trên thân máy

Trang 16

- Đặt nắp máy lên thân máy Xiết ốc theo thứ tự từ trong ra ngoài và đúng mômen.

- Lắp các bugi vào máy theo đúng chủng loại

- Lắp trục cam vào nắp máy Xoay trục cam sao cho các cam đội con đội là

bé nhất và gá lắp các nắp cổ trục cam đúng chìu và vị trí

- Xiết đều các nắp bợ trục cam và đúng mômen

- Thay phớt chận nhớt đầu trục cam và đúng vị trí

- Gá trục cam thải vào nắp máy và đúng vị trí ăn khớp giữa 2 bánh răng

- Lắp các cổ trục cam vào đúng vị trí, xiết chặt

* Lắp bộ truyền động đai:

- Lắp bánh đai chuyển động cam và các chi tiết liên quan

- Kiểm tra vị trí điểm chết trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng cam

- Lắp đai cam vào động cơ đúng vị trí

- Nới lỏng bánh căng đai

- Quay trục khuỷu 2 lần kiểm tra lại dấu cân cam

- Xiết chặc bánh căng đai

- Lắp miếng chận đai cam

- Lắp buli đầu trục khuỷu và xiết đúng lực

- Lắp các bộ phận còn lai

5.2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA:

Trang 17

5.2.1 Kiểm tra nắp máy:

* Làm sạch:

- Cạo sạch joint và hóa chất để làm sạch bề mặt lắp ghép giữa nắp máy và thân máy, ống góp hút và thải

- Dùng dụng cụ làm sạch buồn đốt

- Ngâm nắp máy trong dầu diesel và dùng cọ để làm sạch một lần nữa

- Dùng nước có hóa chất phun áp lực để lám sạch và kiểm tra lại

* Kiểm tra các bề mặt lắp ghép:

- Dùng thước thẳng và căng lá để kiểm ra:

+ Độ phẳng của bề mặt lắp ghép với thân máy

+ Bề mặt lắp ghép với ống gót hút

+ Bề mặt lắp ghép với ống gót thải

+ Nếu độ cong vênh quá mức cho phép thì thay nắp máy

Khe hở giới hạn

Trang 18

- Rãi bột oxit sắt lên chổ có nghi vấn nứt.

- Đặt 2 cục nam châm thật mạnh lên chổ nghi ngờ đó

- Nếu bột kim loại xếp thành hàng, sự sắp xếp này biểu thị vị trí vết nứt và chìu dài vết nứt

- Để kiểm tra vết nứt trong nắp máy, phun bột kim loại vào bên trong và dùng nam châm kiểm tra như trên

5.2.2 Kiểm tra cơ cấu phân phối khí:

*Kiểm tra khe hở của xupap và ống kiềm xupap:

Làm sạch:

- Dùng bàn chải chùi sạch mụi than ở đầu và thân xupap Rửa xupap sạch sẽ

Kiểm tra:

- Dùng ca típ kiểm tra đường kính trong của ống kiềm xupap

- Dùng pame kiểm tra đường kính ngoài của thân xupap

- Hiệu số của đường kính trong của ống kiềm xupap và đường kính ngoài thân xupap là khe hở dầu của ống kiềm xupap

- Khe hở giới hạn: hút 0,08mm, thải 0.01mm

Sửa chữa:

- Nếu khe hở vượt qua qui định thì phải thay ống kềm xupap

*Kiểm tra xupap:

Kiểm tra:

Trang 19

- Kiểm tra bề dày tối thiểu của đầu xupap nạp là 0,05mm, thải là 0,08mm Nếu bé hơn thay xupap mới.

- Kiểm tra chiều dài toàn bộ của xupap Nếu ngắn hơn qui định thì thay mới

- Kiểm tra độ cong của xupap Dùng khối chữ V và so kế để kiểm tra độ cong xupap

Sữa chữa:

- Nếu bề mặt làm việc của xupap bị mòm lõm khuyết, thì ta dùng thiết bị đểmài lại bề mặt làm việc của nó

*Kiểm tra lò xo xupap:

Kiểm tra độ nghiên của lò xo:

- Đặt lò xo lên một mặt phẳng

- Dùng ê kê để kiểm tra độ nghiên của lò xo

- Độ nghiên tối đa không quá 2mm

Kiểm tra độ chiều dài của lò xo:

- Dùng thước kẹp để kiểm tra độ dài cuả lò xo

- Chiều dài không đúng qui định thì phải thay mới

Kiểm tra lực nén của lò xo:

- Đặt lò xo lên dụng cụ đo

- Ép lò xo một đoạn nhất định

- Đọc trị số lực nén

Trang 20

- Nếu lực nén không đúng qui định thì thay mới.

*Kiểm tra trục cam:

Kiểm tra độ cong cuả trục cam:

- Đặt 2 khối chữ V lên một mặt phẳng chuẩn

- Đặt trục cam lên 2 khối chữ V

- Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam

- Xoay tròn trục cam để kiểm tra độ cong

- Độ đảo tối đa không vượt quá 0,06mm

Kiểm tra chiều cao của các mỏ cam

- Dùng pan me để kiểm tra chiều cao của mỏ cam

- So sánh với các thông số chế tạo

- Nếu không đạt yêu cầu thì thay thế

*Kiểm tra con đội:

Kiểm tra khe hở dầu:

- Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của con đội

- Dùng ca líp xác định đường kính trong xi lanh của con đội

- Nếu khe hở dầu vượt quá 0,01mm thì thay con đội mới

5.2.3 Kiểm tra thân máy-xi lanh:

*Làm sạch bề mặt thân máy:

Trang 21

- Dùng cây cạo, hóa chất dụng cụ chuyên dùng để làm sạch thân máy trước khi kiểm tra.

- Dùng nhớt bảo quản các bề mặt lắp ghép

Kiểm tra bề mặt thân máy:

- Dùng thước thẳng, căn lá kiểm tra sự con vênh của bề mắt lắp ghép với nắp máy

- Độ cong vênh tối đa cho phép không vượt quá 0,05mm

- Độ cong vênh vượt quá giới hạn thì phải thay mới thân máy

Kiểm tra tình trạng xi lanh:

- Dùng dụng cụ kiểm tra xi lanh

- Kiểm tra đường kính ở 3 vị trí gồm: đỉnh, thân, máy xi lanh Kiểm tra các kích thước vuông góc với chúng

- Nếu kích thước vượt quá 0,02mm thì tiến hành xoáy xi lanh và thay mới piston cho phù hợp

*Kiểm tra piston - xéc măng - thanh truyền – trục piston:

Tháo rã, làm sạch:

- Kiểm tra sơ bộ độ rơ của trục piston và sự chuyển động của nó trong lỗ piston

- Dùng kềm tháo các xéc-măng làm kín

- Dùng tay tháo xéc-măng dầu

- Tháo trục piston ra khỏi piston và sắp xếp chúng theo thứ tự

Trang 22

- Làm sạch đỉnh piston, làm sạch mụi than bám trong các rãnh xéc-măng, rửa chúng thật sạch trước khi kiểm tra.

Kiểm tra ke hở giữa trục piston và lỗ piston:

- Nung nóng piston từ từ đến khi đạt nhiệt độ từ 60-80 độ

- Dùng ngón tay đẩy trục piston vào lỗ piston sao cho trục đi vào nhẹ nhàng

mà không bị lỏng

Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh:

- Dùng pan me kiểm tra đường kính piston theo phương vuông góc với trục piston và cách đầu piston 1 khoảng được cho bởi nhà chế tạo

- Dùng dụng cụ kiểm tra xi lanh, lòng xi lanh theo phương vuông góc với piston

- Khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh không vượt quá 0,12mm Nếu khe hở vượt quá cho phép thì thay tất cả piston

Kiểm tra xéc-măng:

Kiểm tra khe hở chiều cao

- Đưa xé-măng vào đúng rãnh của nó

- Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao xéc-măng

- Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0,03-0,07mm

- Nếu piston mòn thì thay piston

Kiểm tra khe hở miệng xéc-măng

- Đưa xéc-măng vào đúng vị trí xi lanh của nó

- Dùng đầu piston đẩy vào đúng vị trí kiểm tra

Ngày đăng: 05/01/2025, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG: - Báo cáo sản phẩm Đồ Án tốt nghiệp tên sản phẩm   thiết kế và xây dựng mô hình Động cơ thân lắp có giá Đở
3. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG: (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w