1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên khi Đi du lịch huyện mộc châu, tỉnh sơn la

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên khi đi du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Vũ Hương Lan
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch – Lữ Hành
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 7,95 MB

Nội dung

Trong bài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu chú trọng vào việc khảo sát, tìm hiểu về hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch thanh niên, thu thập và tham khảo ý kiến của đối t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DU LỊCH HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Mã sinh viên :A38397

Hà Nội, 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ Hương Lan Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Mã sinh viên :A38397

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các nội dung nghiên cứu cũng như kết quả trong bài khóa luận là trung thực và hoàn toàn dựa trên những tài liệu như sách giáo trình, luận văn liên quan tới đề tài dưới hình thức khảo sát, học hỏi và trích dẫn Các số liệu phân tích đều do em tự thu thập từ hai bảng hỏi được nêu ở phần phụ lục

Nếu có phát hiên bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng và cuối cùng trong quãng thời gian của mỗi sinh viên Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp

Lời đầu tiên, cho phép em xin được chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Du lịch Trường Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học và rèn luyện tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Vũ Hương Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ

em trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Bên cạnh đó, em xin cảm ơn mọi người đã bớt chút thời gian điền link khảo sát để em có số liệu thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LỰA CHỌN LOẠI HÌNH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH THANH NIÊN 10

1.1 Các khái niệm cơ bản 10

1.1.1 Khái niệm Khách du lịch, Thanh niên, Khách du lịch thanh niên 10

1.1.2 Lưu trú và loại hình lưu trú du lịch 12

1.1.3 Hành vi tiêu dùng du lịch, hành vi lựa chọn 13

1.2 Các loại hình lưu trú phổ biến tại Việt Nam 14

1.3 Một số mô hình hành vi tiêu dùng của khách du lịch 15

1.3.1 Mô hình tháp nhu cầu của Abraham Maslow 15

1.3.2 Mô hình hộp đen hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler 17

Hình vẽ 1.2 Mô hình hộp đen của Philip Kotler 18

1.4 Quá trình tiêu dùng của khách du lịch theo mô hình hộp đen hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler 18

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch 21

1.5.1 Các yếu tố văn hoá 22

1.5.2 Các yếu tố xã hội 23

1.5.3 Các yếu tố nhân khẩu học 25

1.5.4 Các yếu tố tâm lý 26

1.5.5 Yếu tố môi trường 27

1.5.6 Các yếu tố công nghệ 27

1.5.7 Tiếp thị và quảng cáo 27

1.6 Đặc điểm tâm lý của khách du lịch là thanh niên 27

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch thanh niên 28

1.7.1 Yếu tố kinh tế 28

Trang 6

1.7.2 Yếu tố thái độ và lối sống 29

1.7.3 Yếu tố tiếp thị, quảng cáo 29

1.7.4 Yếu tố nhóm tham khảo 29

1.8 Vai trò của nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch thanh niên 29

Tiểu kết chương 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNH VI LỰA CHỌN LOẠI HÌNH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH THANH NIÊN KHI ĐI DU LỊCH HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 32

2.1 Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 32

2.1.1 Vị trí địa lý 32

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 32

2.1.3 Tài nguyên du lịch tại Mộc Châu 34

2.2 Thực trang hoạt động kinh doanh loại hình lưu trú tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 38

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển cơ sở lưu trú 38

2.2.2 Loại hình và quy mô 39

2.2.3 Thực trạng hoạt động du lịch tại Mộc Châu 41

2.3 Đánh giá hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên khi đi du lịch Mộc Châu 43

2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học 43

2.3.2 Hành vi của khách thanh niên 46

2.3.3 Mức độ hài lòng của khách thanh niên 53

2.4 Các nhận xét chung về loại hình lưu trú tai huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 56 2.4.1 Ưu điểm 56

2.4.2 Hạn chế 61

2.4.3 Lý giải nguyên nhân của thực trạng 66

Tiểu kết chương 2 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH LƯU TRÚ TẠI MỘC CHÂU VÀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH THANH NIÊN 69

3.1 Căn cứ đưa ra các đề xuất 69

3.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch của huyện Mộc Châu và tỉnh Sơn La 69

Trang 7

3.1.2 Xu hướng du lịch hiện đại 70

3.1.3 Kết quả nghiên cứu của tác giả 73

3.2 Đề xuất các giải pháp phát triển lác loại hình lưu trú tại huyện Mộc Châu 74 3.2.1 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động 74

3.2.2 Nâng cấp và bổ sung thêm cơ sở vật chất 75

3.2.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch 75

3.2.4 Xúc tiến và xây dựng hình ảnh cho các loại hình lưu trú 76

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý và sự quan tâm của chính quyền địa phương 77 3.3 Đề xuất các giải pháp cho các loại hình lưu trú tại Mộc Châu nhằm thu hút khách du lịch thanh niên 77

3.3.1 Thúc đẩy chiến lược quảng cáo qua nhiều phương thức 78

3.3.2 Đa dạng hóa thêm các dịch vụ ngoài lưu trú 78

3.3.3 Chính sách giá và ưu đãi 80

Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 89

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Phân loại nghề nghiệp của khách thanh niên tới huyện Mộc Châu 45 Biểu đồ 2.2 Mức thu nhập của khách thanh niên khi đi du lịch Mộc Châu 47

Biểu đồ 2.3 Tiêu chí ưu tiên của khách thanh niên tiềm năng tới Mộc Châu Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ 2.4 Lựa chọn loại hình cơ sở lưu trú khách du lịch đã đi Mộc Châu 48

Biểu đồ 2.5 Lựa chọn loại hình cơ sở lưu trú khách thanh niên tiềm năng 48

Biểu đồ 2.6 Độ dài chuyến đi tới huyện Mộc Châu của khách thanh niên 49 Biểu đồ 2.7 Độ dài chuyến đi tới huyện Mộc Châu của khách thanh niên tiềm năng 49 Biểu đồ 2.8 Căn cứ lựa chọn cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên

50

Biểu đồ 2.9 Căn cứ lựa chọn cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên

tiềm năng 51Biểu đồ 2.10 Mức độ chi trả cho cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên 52Biểu đồ 2.11 Mức độ chi trả cho cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên tiềm năng 52Biểu đồ 2.12 Quan điểm về chất lượng cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên 54Biểu đồ 2.13 Mức độ trung thành với cơ sở lưu trú tại huyện Mộc Châu của khách thanh niên 55

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành công nghiệp không khói đã và đang đưa nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng Theo tổng cục Du lịch năm 2023, sau thời gian dài đóng băng

do ảnh hưởng của đại dịch Covid cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu, du lịch đã vực dậy mạnh mẽ và đã tăng trưởng trở lại một cách nhanh chóng với mức tăng trưởng

là 6,24%, đóng góp 53,34% trong mức tăng trưởng chung của GDP nền kinh tế Không chỉ thế, du lịch còn mang tới nhiều cơ hội việc làm cho người dân, thu hút nhiều đối tượng trong và ngoài nước đến tham quan và đầu tư vào những vùng đất có tiềm năng Du lịch Việt Nam rất vinh dự khi đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia Trong năm 2023, Việt Nam rất vinh dự khi được nhận nhiều giải thưởng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023 (đây được gọi là “giải Oscar” trong ngành du lịch) với các hạng mục như: “Điểm đến hàng đầu Châu Á 2023”, “ Điểm đến thiên nhiên hàng đầu Châu Á 2023” và “Cơ quan quản lý Du lịch hàng đầu Châu Á 2023” được trao cho Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Có thể thấy, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi giới tính, lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi thanh niên Sự đóng góp trong du lịch của khách thanh niên là rất lớn; bởi thanh niên với trái tim đầy nhiệt huyết, cùng tinh thần sáng tạo, ham học hỏi và sự nhanh nhạy trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông đã đóng vai trò lớn khi trở thành những tuyên truyền viên tích cực những sứ giả quảng bá du lịch giới thiệu đến người dân, bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp Ngoài ra, khách thanh niên còn là những nhà đầu tư tiềm năng của du lịch đưa du lịch lên một tầm cao mới bởi sự sáng tạo phong phú của mình và từ đó giúp phát triển cả kinh tế nước nhà Chính vì thế, việc xây dựng và đưa ra các phương án thúc đẩy nhu cầu đi du lịch với đối tượng khách thanh niên là điều nên làm và vô cùng quan trọng Việc đầu

tư, nâng cấp nhân lực tại các loại hình cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố nhằm thu hút khách du lịch ở lứa tuổi này; thêm vào đó là sự quan tâm, sửa sang của các chính quyền ban ngành địa phương giúp cho địa điểm tham quan ngày càng đẹp hơn Nhiều địa phương cũng đã phát triển đa dạng các cơ sở lưu trú nhằm thu hút khách du lịch như Hà Giang tính đến năm 2023 đã có trên 921 cơ sở lưu trú với 8.404 buồng và

Trang 11

16.747 giường và đón hơn 3 triệu lượt du khách trong năm; hay như Sapa hiện có tổng 1.373 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, trong đó có 711 cơ sở lưu trú với 8.107 phòng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi chọn nơi đây làm điểm dừng chân

Tỉnh Sơn La cũng đang từng bước trú trọng cho việc xây dựng và đầu tư cho

cơ sở lưu trú Toàn tỉnh có 610 cơ sở lưu trú và 298 là số cơ sở lưu trú đang hoạt động tại huyện Mộc Châu tương đương 3.343 phòng đang hoạt động Trong đó có 40 homestay đang hoạt động, 9 khách sạn từ 1 đến 3 sao, 1 khách sạn 4 sao và 1 resort

Có thể thấy, nền kinh tế nhà nước đang dần hồi phục, nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều, lượng khách đến với huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung có xu hướng tăng cao đây là cơ hội lớn cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Theo báo Vietnam Finance trước lượng du khách ngày càng đông đảo, số lượng cơ sở lưu trú tại Mộc Châu đang rơi vào cảnh “cung không đủ cầu” Tính trong giai đoạn

2016 – 2022, lượng khách cần phòng ở Mộc Châu là 139% Trong năm 2023, ước tính

số lượng cơ sở lưu trú tại Mộc Châu chỉ đáp ứng được khoảng 30% lượng khách du lịch Theo Ủy ban nhân dân tỉnh, năm 2023, tổng lượng khách đến Sơn La ước đạt 4.500 nghìn lượt người, tăng trên 36% cùng kỳ năm trước; doanh thu ước đạt 4.700 tỷ đồng, tăng trên 58% cùng kỳ năm trước trong đó Mộc Châu đón 2,46 triệu lượt khách với doanh thu đạt hơn 2.800 tỷ đồng Không chỉ thế, theo báo VOV đưa tin, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đón 112.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú 37.800 lượt Công suất sử dụng phòng đạt 100% Thông qua những con

số trên có thể thấy được việc đi du lịch, nghỉ dưỡng hòa mình với thiên nhiên tại các địa điểm như Mộc Châu đã trở thành sở thích của du khách hiện nay và nhất là khách thanh niên Và việc lựa chọn loại hình lưu trú cũng là một trong số những sở thích du lịch của du khách, bởi nơi lưu trú đẹp, thoải mái thì chuyến đi chơi mới có thể được hoàn hảo Để nắm bắt được hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của du khách và nhất là

du khách thanh niên – đối tượng yêu thích, thường xuyên đi du lịch; tác giả đã quyết

định thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách

thanh niên khi đi du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”

Với mong muốn khắc phục những hạn chế, tìm ra phương án để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động lưu trú, bổ sung thêm những dữ liệu mới cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng, cải tạo thêm các loại hình lưu trú tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Trang 12

nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất là khách thanh niên đến với Mộc Châu các ban ngành của địa phương cần lên kế hoạch phát triển các loại hình lưu trú nhất là loại hình cơ cở lưu trú với giá cả hợp lý nhằm thúc đẩy tình hình du lịch chung của toàn tỉnh

Trong bài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu chú trọng vào việc khảo sát, tìm hiểu về hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch thanh niên, thu thập và tham khảo ý kiến của đối tượng khách này và các chủ kinh doanh cơ sở lưu trú Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm phát triển hơn nữa các loại hình cơ sở lưu trú tại địa phương giúp thu hút khách du lịch thanh niên sử dụng và có thời gian lưu trú tại địa phương lâu hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh

niên và đề xuất những giải pháp phát triển loại hình lưu trú tại huyện Mộc Châu để thu hút được càng nhiều khách thanh niên tới với địa phương

Đề xuất giải pháp phát triển các loại hình lưu trú tại địa phương để thu hút nhiều hơn khách thanh niên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên

khi đi du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách

du lịch thanh niên khi đi du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Từ đó nhận xét về thực trạng và đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm phát triển loại hình lưu trú tại địa phương

Về không gian: Nghiên cứu diễn ra tại 1 vài địa điểm du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Lạng Sơn

Trang 13

Về thời gian: Khảo sát diễn ra trong vòng 2 tháng bằng hình thức online đối với đối tượng khách du lịch thanh niên và 3 ngày từ ngày 25/03/2024 đến ngày 29/03/2024 theo hình thức offline

Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo qua các bài báo như: Baothanhhoa.vn (chương trình Famtrip với chủ đề “Tinh hoa Mộc Châu 2023”), Hướng Vũ Liên (2018), Phát triển du lịch văn hóa ở Mộc Châu, Luận văn thạc sĩ Việt Nam Học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội,

Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Để có được những kiến thức nền tảng phục vụ cho phần lý luận, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu trên các website, các bài báo cáo trên mạng cũng như đề cương được nhà trường cung cấp trong quá trình học để có được những khái niệm cơ bản và phù hợp nhất về loại hình lưu trú này; vai trò và tầm quan trọng của loại hình lưu trú trong phát triển du lịch, những thông tin cơ bản và lịch

sử nghiên cứu, khảo sát về những loại hình lưu trú hiện có tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu thêm trên các trang đặt phòng online như: Booking, Agoda hay Tripadvisor và trên các hội nhóm review trên facebook để thu thập thêm những đánh giá của khách du lịch thanh niên đối với chất lượng loại hình lưu trú này tại nơi đây

Phương pháp điền dã

Do khoảng cách địa lý khá xa và đường đi lại khó khăn, tác giả đã sắp xếp một chuyến đi thực tế tại Mộc Châu duy nhất từ ngày 25/03/2024 đến ngày 29/03/2024 (4 ngày 3 đêm) để khảo sát thực địa các loại hình lưu trú tại đây Tác giả đã đến những nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú nhất như: Thị trấn Nông trường Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu, Xã Đông Sang để khảo sát, thu thập và trải nghiệm tại các homestay, khách sạn, bungalow để biết thêm các thông tin nhằm phục vụ cho bài nghiên cứu của mình

Phương pháp xã hội học

Phương pháp phỏng vấn sâu

Trang 14

Tại Mộc Châu, tác giả đã rất may mắn khi xin được phỏng vấn một nhóm sinh viên vừa tới lưu trú tại Mộc Châu, đây là cơ hội thuận lợi giúp cho tác giả có thể thu thập, khảo sát một cách thực tế nhất về hành vi và sự lựa chọn của khách thanh niên khi tới du lịch tại nơi đây

Điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp điều tra chính được sử dụng trong nghiên cứu Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp khách du lịch thanh niên đã tới Mộc Châu để thu thập những thông tin như đánh giá về chất lượng dịch vụ cũng như những kỳ vọng của du khách khi lựa chọn điểm đến này

Về việc dùng bảng hỏi, tác giả đã đưa bảng hỏi thành một link online và đi phát bảng hỏi trong các hội nhóm sinh viên của các trường cũng như trong hội nhóm review địa phương để mọi người có thể góp ý

Giới thiệu chi tiết phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Thời gian và cách thức thực hiện: Cuộc khảo sát được diễn ra trong khoảng thời gian từ 17/03/2024 đến 20/04/2024 theo hình thức online và từ ngày 25/03/2024 đến ngày 29/03/2024 theo hình thức offline theo cùng một mẫu bảng hỏi

Phương pháp chọn mẫu

Theo xác định ban đầu, đề tài khảo sát với số mẫu là 150 khách du lịch thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 tuổi Sau khi xác định và khoanh vùng đối tượng khảo sát, tác giả tìm và tiến hành khảo sát không dựa theo một danh sách cố định

Số lượng mẫu

Trong quá trình tiến hành khảo sát online và offine tác giả thu được số lượng mẫu khảo sát hợp lệ là 122 mẫu khảo sát

Kết cấu bảng hỏi

Phần mở đầu: Mục đích của cuộc khảo sát

Phần gạn lọc: Tác giả sử dụng câu hỏi để tìm hiểu, thu thập và lọc ra để tìm hiểu về hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên khi đi du lịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Phần chính: Bao gồm những câu hỏi liên quan tới những tiêu chí đánh giá, kì vọng của khách du lịch thanh niên về những loại hình lưu trú

Phần kết thúc: Bao gồm những góp ý và khó khăn của người được khảo sát về loại hình lưu trú tại Mộc Châu và lời cảm ơn của tác giả

Trang 15

Từ ngày 17/03/2024 đến 20/04/2024, tác giả tiến hành khảo sát online Đối tượng khảo sát là những sinh viên của một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, người thân và bạn bè trong lứa tuổi thanh niên

Nhằm khảo sát được nhu cầu, sở thích, đánh giá và sự kì vọng của khách du lịch thanh niên về những loại hình lưu trú tại huyện Mộc Châu, tác giả đã thiết kế bảng hỏi gồm những dữ liệu sau:

Khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch thanh niên gồm:

Tiêu chí ưu tiên khi đi du lịch

Lựa chọn loại hình lưu trú

Độ dài chuyến đi

Căn cứ lựa chọn loại hình lưu trú

Tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn loại hình lưu trú

Trang 16

Những khó khăn khi lưu trú

Phương pháp thu thập thông tin qua các kênh khác

Đối với phương pháp này, tác giả đã tham gia vào những hội nhóm review Mộc Châu để tìm hiểu về những nhu cầu, kỳ vọng và vấn đề của du khách trong từng bài đăng nhận xét, từng bình luận cũng như rút ra những mong muốn của du khách qua

những câu hỏi mà họ đặt ra trong nhóm

Thêm vào đó, tác giả còn thu thập những ý kiến của du khách đánh giá về cơ sở lưu trú tại Mộc Châu trên các trang web như: Tripadvisor, Booking, Agoda,

Traveloka để có thể nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của khách hàng

Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu những bài viết bán tour du lịch Mộc Châu của các cá nhân, công ty du lịch để hiểu rõ hơn về hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của du

khách nhất là du khách ở độ tuổi thanh niên

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài “Nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách thanh niên khi du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” chưa trở thành đối tượng nghiên cứu cụ thể cho công trình nghiên cứu khoa học nào Mặt khác, trên thế giới và ở Việt Nam đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu về xu hướng lựa chọn hay hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch hay những nghiên cứu về đặc điểm của khách du lịch thanh niên Cụ thể:

Trên thế giới

Đầu tiên phải kể đến luận văn Youth Tourism - A qualitative study on Travel Experience and Expectation of Young earning generation, Sc.D Malini Singh (2019),

tạm dịch là Khách du lịch thanh niên – Nghiên cứu định tính về trải nghiệm du lịch và

sự kì vòng của thế hệ trẻ có thu nhập: Tiến sĩ Malini Singh đến từ Đại học Amity Noida có đưa ra quan điểm về xu hướng khi đi du lịch của khách du lịch thanh niên:

“Youth tourism is that young travellers having a preference for budget accommodation, emphasis on meeting other travellers, independently organized, flexible travel schedule and longer rather than brief 4 holidays.Youth, student and educational travel are an increasingly important sector of the international tourism market.Young people travel more, and travelling further looking for even more inspiring experiences” Tạm dịch: “ Khách du lịch thanh niên là những khách du lịch

có sở thích lựa chọn những cơ sở lưu trú giá rẻ, thích giao lưu gặp gỡ với những khách

Trang 17

du lịch khác, có xu hướng độc lập, lình trình thay đổi linh hoạt và thường dài hơn những kì nghỉ ngắn ngày khác Thanh niên, học sinh và du lịch giáo dục đang là những yếu tố chiếm vai trò quan trọng trong thị trường du lịch quốc tế Thanh niên đang ngày càng có xu hướng đi du lịch nhiều hơn và xa hơn với mong muốn tìm kiếm được những trải nghiệm mới mẻ, lý thú

Tiếp theo, là báo cáo Five Factors Influencing Tourist Accomodation,

Travelsat (2018): Một báo cáo của Travelsat đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ sở lưu trú của khách du lịch, gồm:

1) Giới thiệu từ người thân ( Recommendations from friends and relatives, bạn bè: được xem là yếu tố quan trọng khi mà những đánh giá từ người thân bạn bè luôn luôn có mức độ tin cậy hơn những đánh giá trên các diễn đàn Khi kinh doanh cơ

sở lưu trú, nếu người kinh doanh biết làm hài lòng khách hàng của mình thì chắc chắn

họ sẽ có những khách hàng tiềm năng khác;

2) Mức độ phổ biến của cơ sở lưu trú (Popularity as renowned accommodation): khách du lịch thường có xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú đã từng có nhiều người đến và trải nghiệm Điều quan trọng là luôn chú trọng xây dựng tên tuổi, hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành địa phương để tăng mức độ tiếp cận với du khách;

3) Thông tin toàn diện trực tuyến (Comprehensive information online): tầm quan trọng của thông tin cũng được báo cáo nhấn mạnh Khách du lịch không lựa chọn

cơ sở lưu trú theo sở thích mà họ còn dựa vài những thông tin họ đang tìm kiếm bao gồm từ những dịch vụ có sẵn cho đến những gì được cung cấp của cơ sở lưu trú;

4) Những ưu đãi đặc biệt có sẵn (Availability of special offers): khách du lịch luôn quan tâm tới những chương 5 trình khuyến mãi hay các ưu đãi đặc biệt Đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, việc giảm giá đặc biệt rất hữu ích và khả năng hiển thị trên các trang web cung cấp các chương trình giảm giá là cực kỳ quan trọng;

5) Sự gần gũi của cơ sở lưu trú (Closeness of the accommodation): khách du lịch thường có xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú có vị trí thuận tiện với các điểm tham quan hoặc có hệ thống giao thông thuận tiện

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu The Effects of Instagram on Young Foreigners Vacation Choices in Asian Countries, Duong Le (2018) Tạm dịch: Ảnh hưởng của

Trang 18

Instagram tới lựa chọn kì nghỉ dưỡng của giới trẻ ở Châu Á đã chỉ ra những tác động của Instagram cùng hệ thống của mạng xã hội tới hành vi du lịch của thanh niên Từ

đó đưa ra những hướng đi mới đưa Instagram vào phát triển truyền thông du lịch và tăng tính tiếp cận tới du khách đặc biệt là đối tượng ở lứa tuổi thanh niên

Việt Nam

Không những thế, tại Việt Nam cũng có những bài báo, bài luận văn phân tích

về thực trạng cơ sở lưu trú trong lĩnh vực du lịch Điển hình như:

Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhập,

Lê Ngọc Tuấn (2009): Luận văn đã phân tích thực trạng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước của ngành Du lịch đối với lĩnh vực lưu trú du lịch trong bối cảnh hội nhập Tuy nhiên, tác giả phân tích ở mức độ khái quát trên toàn lãnh thổ Việt Nam, không cụ thể tại tỉnh, thành nào

Hay luận án Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, Phạm Thị Kiệm

(2018): Luận án đã chỉ ra những nghiên cứu lí luận về hành vi tiêu dùng dịch vụ du lịch, làm rõ được thực trạng của hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, từ đó

đề xuất ra một số biện pháp tâm lý – xã hội trợ giúp hành vi tiêu dùng du lịch của khách du lịch có hiệu quả hơn

Ngoài ra, qua nghiên cứu các bài viết, tạp chí liên quan tác giả còn tiếp cận được một số bài báo đăng trên các tạp chí như Hoàng Thị Lan Hương (2010), "Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới" đăng trên Tạp chí Kinh tế phát triển số 2; Hải Dương (2008), "Một

số bất cập trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch", đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11; hay một số bài viết trên các tờ báo điện tử, chẳng hạn như bài viết

"Những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh lưu trú du lịch khi luật du lịch thực thi” của tác giả Đỗ Thị Hồng Xoan…Tuy nhiên những bài báo, kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích dưới góc độ quản lý nhà nước liên quan tới pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Những tài liệu này sẽ là cơ sở để tác giả nghiên cứu đi vào triển khai về những xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú của đối tượng khách

du lịch thanh niên và đưa ra hướng giải pháp để phát triển các mô hình kinh doanh tại huyện Mộc Châu

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LỰA CHỌN LOẠI HÌNH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH THANH NIÊN

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Khách du lịch, Thanh niên, Khách du lịch thanh niên

Khách du lịch

Theo Khoản 2 Điều 3 của Luật Du lịch 2017 số 09/2017/QH14: “Khách

du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”

Theo Điều 10 của Luật Du lịch 2017 số 09/2017/QH14, khách du lịch được phân chia thành 3 nhóm:

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam

đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam Đây là những người không cần phải sang nước ngoài để có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch Những người này có thể đi tham quan các thành phố, điểm đến nổi tiếng trong nước, đến các bãi biển hay đi du lịch mạo hiểm tại các khu vực rừng núi của đất nước mình

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch Đây là những người có mục đích đến Việt Nam để khám phá văn hóa, lịch sử, địa điểm nổi tiếng, hoặc tham gia các hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng, ẩm thực và mua sắm Những người này thường phải có hộ chiếu và visa

để vào Việt Nam

Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài Đây là những người có mục đích trải nghiệm văn hóa, lịch sử; thăm quan địa điểm nổi tiếng hoặc tham gia các hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng,

ẩm thực và mua sắm

Thanh niên

Thanh niên là khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau Tùy từng ngữ cảnh, có khi thanh niên được dùng để chỉ một con người cụ thể, khi lại dùng để chỉ tính cách, phong cách trẻ trung của một người nào đó, hoặc để chỉ thế hệ trẻ tuổi

Trang 20

Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tùy theo góc

độ tiếp cận mà có những định nghĩa khác nhau về thanh niên Về mặt sinh học, thanh niên được coi là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời con người Các nhà tâm lý học lại thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu

tố cơ bản để phân biệt thanh niên với lứa tuổi khác Theo góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã hội hóa – thời kì kết thúc tuổi thơ và chuyển sang xác lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là một trong những chủ thể của quan hệ xã hội

Như vậy, dưới góc độ của mỗi ngành khoa học lại có cái nhìn, khía cạnh phân tích khác nhau về khái niệm thanh niên Tùy vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà người nghiên cứu sẽ có cách phân tích khác nhau về đối tượng này

Về mặt xã hội, thanh niên là bộ phận đông đảo trong dân cư, chiếm tỷ lệ đáng

kể trong thành phần xã hội Có thể hiểu theo nghĩa chung nhất thanh niên (tiếng Anh: young adult), hay còn gọi là người trẻ hoặc người trẻ tuổi Tuổi thanh niên trong quá trình trưởng thành của con người là giai đoạn trước khi bước vào tuổi trung niên

Sự xác định độ tuổi của thanh niên đến nay cũng chưa được thống nhất.Theo

tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi thanh niên là những người thuộc độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định

từ 15 - 30 tuổi Theo Luật Thanh Niên số 57/2020/QH14 do Quốc Hội ban hành quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi

Các nhà khoa học đã rút ra được một số đặc điểm về độ tuổi thanh niên như sau:

− Lứa tuổi thanh niên có sự biến đổi nhanh về tâm lý Đặc điểm nổi rõ nhất ở lứa tuổi thanh niên là sự sáng tạo, ưa thích cái mới, có nhu cầu cao về khả năng tự khẳng định mình

− Trình độ học vấn, năng lực của thanh niên ngày càng được nâng cao Khả năng nắm bắt các tiến bộ xã hội của lứa tuổi này khá nhạy bén nên việc nắm bắt sự đổi mới, văn minh xã hội vô cùng nhanh Đây là lớp người có khả năng chịu đựng được khó khăn, vất vả

− Sự trưởng thành về mặt xã hội của thanh niên thường chậm hơn sự trưởng thành

về sinh học Vì vậy, cần phải có sự quan tâm của gia đình và xã hội đối với đối

Trang 21

tượng này

Đó là những đặc điểm chung nhất của lứa tuổi thanh niên Tuy nhiên, tùy vào mục đích mà chúng ta có thể chia ra thành giai đoạn nhỏ hơn và mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau tùy theo trình độ và nghề nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, là những học sinh, sinh viên, những người đi làm trẻ tuổi ở các cơ quan, văn phòng,…

Khách du lịch Thanh niên

Khách du lịch Thanh niên là người đi du lịch trong độ tuổi từ 18 – 34 tuổi

Khách du lịch thanh niên là những khách du lịch có sở thích lựa chọn những cơ sở lưu trú giá rẻ, thích giao lưu gặp gỡ với những khách du lịch khác, có xu hướng độc lập, lình trình thay đổi linh hoạt và thường dài hơn những kì nghỉ ngắn ngày khác

Theo luận văn Youth Tourism - A qualitative study on Travel Experience and

Expectation of Young earning generation, Sc.D Malini Singh (2019)

1.1.2 Lưu trú và loại hình lưu trú du lịch

Lưu trú

Lưu trú đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong những năm gần đây Theo Luật cư trú 2020 số hiệu 68/2020/QH14: “ Lưu trú được giải thich là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày” Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay lưu trú là việc công dân

ở lại tại một địa điểm thuộc xã phường, thị trấn không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Quy định này nhằm đơn giản hóa các thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi du lịch, chữa bệnh hay đi thăm người thân và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, được bảo đảm quyền và lợi ích của mình nơi lưu trú trong thời gian lưu trú

Lưu trú là một trong những nhu cầu chính trong chuyến du lịch Dưới góc độ kinh doanh du lịch hiện nay, lưu trú, vận chuyển, ăn uống vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong tỉ trọng du lịch Việt Nam Mặt khác tùy theo khả năng chi trả của du khách, hiện trạng và khả năng cung ứng của đối tác mà trong từng chuyến đi du lịch cụ thể, du khách có thể được hỗ trợ nghỉ ở cơ sở lưu trú phù hợp

Trang 22

Loại hình lưu trú du lịch là hình thức kinh doanh đầu tư và cung ứng các cơ sở

hạ tầng phục vụ cho việc lưu trú, nghỉ ngơi của khách du lịch Hay các bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng loại hình lưu trú du lịch là nơi dừng chân thư giãn và trải nghiệm một số hoạt động giải trí cho khách du lịch

1.1.3 Hành vi tiêu dùng du lịch, hành vi lựa chọn

Hành vi tiêu dùng du lịch

Hành vi tiêu dùng du lịch được hiểu là hành vi tiêu dùng mà đối tượng khách hàng

là khách du lịch Theo đó, các hành vi của người tiêu dùng du lịch là quá trình các cá nhân hoặc nhóm người tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng hoặc từ chối sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch để đáp ứng mong muốn, nhu cầu du lịch của họ Các cá nhân hoặc nhóm người đó được gọi là người tiêu dùng du lịch, theo đó họ là những người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ Người tiêu

dùng du lịch có thể là cá nhân, gia đình hoặc tập thể

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng du lịch chính là nghiên cứu quá trình tiêu dùng trong ngành du lịch; trong đó chú trọng đến các yếu tố tâm lý cá nhân, các tác nhân liên quan đến văn hoá có ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ

du lịch

Theo Nguyễn Hữu Thụ và cộng sự: “Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi có

ý thức mà người tiêu dùng (du khách và doanh nghiệp) thể hiện trong việc tìm kiếm, mua sắm, đánh giá và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn và mục đích của họ”.[7, tr103]

Hồ Lý Long lại cho rằng: “Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi liên quan đến quá trình tiêu dùng du lịch, nó được biểu hiện trong việc: tìm kiếm, mua, sử dụng

và đánh giá các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu nào đó của khách du lịch (chủ yếu là thoả mãn nhu cầu du lịch)”.[4, tr120]

Theo các quan điểm trên, chúng ta đều có thể thấy rằng hành vi tiêu dùng du lịch là hành vi tiêu dùng có động cơ rất rõ ràng, có mục đích và được đặt ra kế hoạch từ trước Chính vì vậy, người tiêu dùng du lịch là nhóm đối tượng có yêu cầu cao hơn và

sự chuẩn bị kĩ càng hơn trong quá trình tiêu dùng của họ Quá trình tiêu dùng du lịch

có đặc điểm là diễn ra trong thời gian tương đối dài, từ việc tìm kiếm thông tin đến

quyết định sử dụng sản phẩm có thể mất từ vài tuần đến vài năm

Trang 23

Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch cần dựa theo tâm

lý tiêu dùng của người tiêu dùng du lịch để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng được nhu cầu của họ cũng như các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm vào từng nhóm đối tượng khác nhau Đồng thời sau đó cũng cần nghiên cứu những phản ứng của người tiêu dùng du lịch sau khi tiêu dùng để có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Quá trình này diễn ra liên tục trước, trong và sau khi quá trình tiêu dùng du lịch kết thúc Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng du lịch sẽ là nền tảng cho việc xây dựng và marketing sản phẩm, dịch vụ du lịch, từ đó đưa ra những sản phẩm, dịch vụ du lịch tối

ưu và phù hợp nhất cho từng nhóm đối tượng khác nhau

Hành vi lựa chọn

Hành vi lựa chọn là quá trình các cá nhân hoặc nhóm người tìm kiếm, cân nhắc, lựa chọn, sản phẩm, dịch vụ dựa trên thông tin, giá trị, mục tiêu, tình cảm và tình huống để đáp ứng mong muốn, nhu cầu của họ Người tiêu dùng du lịch có thể là cá nhân, gia

đình hoặc tập thể

1.2 Các loại hình lưu trú phổ biến tại Việt Nam

Theo Chương 4 Luật du lịch; Điều 17 – nghị định số 92/2007/ND-CP,các loại hình cơ sở lưu trú phổ biến tại Việt Nam bao gồm: khách sạn; làng du lịch; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; bãi cắm trại du lịch; nhà nghỉ du lịch; nhà ở có phòng cho khách

du lịch thuê; các cơ sở lưu trú du lịch khác

Đến ngày 31/12/2017, cơ sở lưu trú được ban hành bổ sung theo Nghị định 168/2017/ND-CP

Khách sạn (Hotel): Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất,

trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố

Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort): Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành

khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

Khách sạn bên đường (Motel): Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có

bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông

Trang 24

Khách sạn nổi (Floating hotel): Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước

và có thể di chuyển khi cần thiết;

Khách sạn thành phố (City hotel): Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các

đô thị phục vụ khách du lịch

Biệt thự du lịch (Tourist villa): Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du

lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú

Căn hộ du lịch (Condotel): Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ

khách du lịch Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú

Tàu thủy lưu trú du lịch (Cruise ship): Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ

phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch

Nhà nghỉ du lịch (Tourist guest house): Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi

cần thiết phục vụ khách du lịch

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay): Nhà ở có khu vực được bố

trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà

Bãi cắm trại du lịch (Tourist camping site): Khu vực được quy hoạch ở nơi có

cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết

phục vụ khách cắm trại

1.3 Một số mô hình hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Khách du lịch cũng là người tiêu dùng, trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch họ sẽ đưa ra các quyết định tiêu dùng không giống nhau Trên thế giới, các tác giả thường không tập trung phân tích hành vi tiêu dùng của khách du lịch một cách riêng biệt mà thường đồng nhất chúng với hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng nói chung Điều này hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ khách du lịch vẫn là người tiêu dùng,

do đó các hành vi tiêu dùng của họ cũng sẽ có thể được phân tích theo các mô hình phân tích hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng nói chung

1.3.1 Mô hình tháp nhu cầu của Abraham Maslow

Tháp nhu cầu Maslow, hay còn gọi là Maslow's Hierarchy of Needs, là một mô hình tâm lý nổi tiếng về động cơ con người, được đặt tên theo nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow Ông đã phát triển mô hình này và công bố nó lần đầu trong bài viết mang tiêu đề "Lý thuyết về động lực của con người" vào năm 1943 Sau đó, ông tiếp tục phát triển và trình bày mô hình này trong cuốn sách "Động lực và tính cách" của

Trang 25

mình Theo mô hình này, các nhu cầu của con người được thể hiện theo mô hình 5 tầng của kim tự tháp, tượng trưng cho các nhóm nhu cầu khác nhau của con người từ đơn giản đến phức tạp Những nhu cầu đấy lần lượt là Nhu cầu sinh lý, Nhu cầu an toàn, Nhu cầu về quan hệ xã hội, Nhu cầu được kính trọng và Nhu cầu được thể hiện bản thân Các nhu cầu này được thể hiện qua một mô hình kim tự tháp có năm tầng

Hình vẽ 1.1 Mô hình tháp nhu cầu của Maslow

(Nguồn: Abraham Maslow)

Nhu cầu sinh lý: Những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người như

ăn uống, nghỉ ngơi là những nhu cầu về sinh lý Đây được coi là những nhu cầu

cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và sự sống của con người Chỉ khi con người được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này thì họ mới hình thành nên các nhu cầu tiếp

theo

Nhu cầu an toàn: Nhu cầu an toàn được hiểu là nhu cầu được cảm thấy an

toàn và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra Nhu cầu này bao gồm

các sự đảm bảo về tiền bạc, y tế, nguồn tài nguyên,… Nếu nhu cầu này không

được đảm bảo tại các điểm đến du lịch, khách du lịch sẽ lựa chọn sự an toàn của

họ thay vì mạo hiểm để đi du lịch Vì vậy, chính trị ổn định và có hệ thống pháp

luật hoàn thiện là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch tại các địa

phương

Nhu cầu được thể hiện bản thân

Nhu cầu được kính

trọng

Nhu cầu về quan hệ xã hội

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh lý

Trang 26

Nhu cầu về quan hệ xã hội: sau khi được đảm bảo các nhu cầu về thể chất,

khách du lịch sẽ quan tâm đến các nhu cầu về tinh thần, đây được hiểu là các nhu cầu về quan hệ xã hội Nhu cầu này được hiểu là mong muốn giao lưu với các

mối quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè, người yêu,… nhằm đem đến cảm giác

vui vẻ, hạnh phúc cho người tiêu dùng Chẳng hạn, khách du lịch thường có xu

hướng đi du lịch theo nhóm thay vì một mình để chia sẻ những khoảnh khắc, kỷ

niệm trong chuyến du lịch với nhau

Nhu cầu được kính trọng: Nhu cầu được kính trọng được thể hiện ở mong muốn

nhận được sự kính trọng từ người khác và xây dựng sự tự tin trong mỗi cá nhân Đối với nhu cầu này, mỗi người sẽ nỗ lực không ngừng, cố gắng phát triển bản thân để được mọi người trong xã hội công nhận và tôn trọng đồng thời cũng là cách thức để họ xây dựng

sự tự tin và kính trọng chính bản thân mình

Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của

Maslow Nhu cầu này không bắt nguồn từ sự thiếu hụt như các bậc nhu cầu dưới nó mà

bắt nguồn từ mong muốn thể hiện, chứng tỏ bản thân của con người

Đối với ngành du lịch, các đối tượng khách hàng thường là những người đang ở mức nhu cầu thứ ba bởi con người chỉ đi du lịch khi họ đã có thể đảm bảo về mặt vật chất và

có dư dả về kinh tế

1.3.2 Mô hình hộp đen hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Mô hình hộp đen của người tiêu dùng là mô hình dùng để xác định các kích thích tác động lên hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Mô hình này được giới thiệu lần đầu bởi Philip Kotler vào năm 1967 trong cuốn sách “Principles of Marketing” Bằng cách chỉ ra các kích thích bên ngoài có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, sau đó sẽ được đưa vào hộp đen ý thức của người tiêu dùng và cuối cùng được chuyển hoá thành các hành vi tiêu dùng của khách hàng như lựa chọn, đánh giá và quyết định mua sản phẩm, dịch vụ

Mô hình này chú trọng vào phân tích các nhân tố kích thích đến hành vi của người tiêu dùng nhằm đưa ra các dự đoán về hành vi mà họ có thể làm Thông quá đó sẽ xây dựng các chiến lược quảng cáo, công tác marketing nhằm vào các nhân tố kích thích đó để thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ

Trang 27

Hình vẽ 1.2 Mô hình hộp đen của Philip Kotler

Giai đoạn nhận thức nhu cầu:

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiêu dùng của khách du lịch là nhận thức nhu cầu Giai đoạn này bắt đầu khi khách du lịch ý thức được về nhu cầu, mong muốn của mình, những nhu cầu này có thể bắt nguồn từ những kích thích bên trong hoặc bên ngoài hay thậm chí là cả hai Tuy nhiên, các kích thích từ bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như các chiến dịch quảng cáo, các chiến lược marketing,… Khi người tiêu dùng cảm thấy muốn đạt được một nhu cầu, mong muốn nào đó mà tình trạng thực tế hiện tại chưa thể đáp ứng được thì sẽ hình thành nên nhu cầu của họ Ví dụ khi một nhân viên văn phòng đang cảm thấy kiệt quệ do làm việc quá nhiều thì sẽ hình thành nên nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn của họ

Giai đoạn tìm kiếm thông tin:

•Chiến lược marketing hỗn hợp

4P: Product, Price, Place,

Promotion

•Các yếu tố khác: Môi trường văn

hoá, Môi trường kinh tế, Môi

vi sau mua

•Các đặc tính của người mua:

động cơ tiêu dùng, nhân cách, lối sống, hiểu biết,

Hộp đen ý thức người tiêu dùng •Lựa chọn hàng hoá

•Lựa chọn nhãn hiệu

•Lựa chọn nhà cung ứng

•Lựa chọn thời gian mua

•Lựa chọn khối lượng mua

Phản ứng đáp lại của người mua

Trang 28

Khi người tiêu dùng đã có nhu cầu thì họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin để thoả mãn nhu cầu đó Nhu cầu càng lớn thì việc tìm kiếm thông tin càng quan trọng Khách du lịch có thể thông qua bốn nguồn thông tin chính để tìm kiếm thông tin, là:

Thông tin cá nhân: đây là nguồn thông tin được lấy từ bạn bè, gia đình, hàng xóm,

là nguồn thông tin có tính tin cậy cao Đa số người tiêu dùng du lịch sẽ có xu hướng tin tưởng nguồn thông tin này hơn cả

Thông tin thương mại: nguồn thông tin lấy từ các quảng cáo, triển lãm, các nhà cung cấp dịch vụ, bao bì tờ rơi quảng cáo Nguồn thông tin này sẽ tương đối đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ du lịch mà khách du lịch muốn sử dụng Tuy nhiên khách du lịch thường không tin tưởng hoàn toàn nguồn thông tin này do nó có đặc điểm là chỉ đề cập đến những mặt tốt mà ít khi để cập đến những mặt hạn chế

Thông tin cộng đồng: nguồn thông tin nhận được từ các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, các cơ sở sản xuất kinh doanh,… Nguồn thông tin này thường có tính khách quan khá lớn nhờ vào số lượng nhiều tuy nhiên khá khó để chọn lọc những thông tin có ích từ nguồn thông tin này bởi đặc tính nhiều và phức tạp của nó

Thông tin thực nghiệm: nguồn thông tin có được qua tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch Đây là nguồn thông tin mà người tiêu dùng tin tưởng nhất bởi nó lấy từ chính những trải nghiệm của họ về sản phẩm, dịch vụ Tuy nhiên nguồn thông tin này lại tương đối hạn chế do trải nghiệm của người tiêu dùng là hữu hạn

Trong thực tế, việc xác định nguồn thông tin nào có tác động mạnh nhất và hiệu quả nhất trong việc ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch là rất khó bởi điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và thói quen tiêu dùng của khách

du lịch Để các sản phẩm, dịch vụ du lịch được vận hành một cách tối ưu nhất thì các doanh nghiệp du lịch cần đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và hành vi tiêu dùng của đối tượng mục tiêu

Giai đoạn đánh giá các lựa chọn:

Sau khi tìm kiếm thông tin và tìm ra một số nhà cung cấp tiềm năng, người tiêu dùng sẽ tiến hành đánh giá và so sánh các lựa chọn tiêu dùng đang có để tìm ra một sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với bản thân Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu dùng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định tiêu dùng

Trang 29

của khách du lịch Thông thường, người tiêu dùng sẽ đánh giá các lựa chọn tiêu dùng trên các tiêu chuẩn như thuộc tính sản phẩm, giá cả sản phẩm, thương hiệu sản phẩm

và độ phù hợp với người tiêu dùng

Thuộc tính sản phẩm: Mỗi một sản phẩm đều là một tập hợp các thuộc tính có khả năng đem lại những lợi ích và thoả mãn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng Người tiêu dùng khác nhau sẽ chú ý đến thuộc tính khác nhau của các sản phảm, dịch

vụ du lịch Họ sẽ chú ý đến những thuộc tính mà họ cho là nổi bật hơn mà đáp ứng tốt nhu cầu của họ hơn Ví dụ những khách du lịch có sở thích mua sắm sẽ chú trọng đến yếu tố mua sắm trong một tour du lịch hơn là các yếu tố như tham quan hay ăn uống Giá cả sản phẩm: giá cả sản phẩm sẽ được so sánh với giá cả chung của thị trường Thông thường, người tiêu dùng có quan niệm “của rẻ là của ôi” nên họ sẽ cố gắng lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ có mức giá hợp lý trong khả năng chi trả của họ Vì vậy, các nhà cung ứng du lịch cần phải căn cứ vào thị trường để đưa ra các chính sách về giá

Thương hiệu sản phẩm: tiêu chuẩn này liên quan trực tiếp đến độ uy tín của các nhà cung ứng sản phẩm du lịch Khi các nhà cung ứng sản phẩm đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng thì họ sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm đến từ nhà cung ứng đó trong những lần tiếp theo Chính vì vậy, các nhà cung ứng lâu đời, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh

Độ phù hợp với người tiêu dùng: tiêu chuẩn này sẽ là tổng hoà của cả ba tiêu chuẩn trước đó, người tiêu dùng sẽ đánh giá các sản phẩm, dịch vụ du lịch tiềm năng để tìm

ra một sản phẩm phù hợp nhất với các điểu kiện của người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu của họ, giá cả hợp lý để tiến hành quá trình tiêu dùng

Giai đoạn quyết định tiêu dùng:

Trong giai đoạn đánh giá các lựa chọn, người tiêu dùng đã sơ bộ lựa chọn đuọc nhưng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất để tiến hành mua Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định mua, người tiêu dùng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố như thái

độ của các nhóm ảnh hưởng và các yếu tố tình huống bất ngờ

Thái độ của các nhóm ảnh hưởng: trước khi đưa ra quyết định tiêu dùng, người tiêu dùng thường có xu hướng tham khảo ý kiển từ các nhóm ảnh hưởng như bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… Tuỳ thuộc vào thái độ của các nhóm này như ủng hộ hay không

Trang 30

ủng hộ sẽ có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách du lịch, khiến họ thúc đẩy quyết địn mua, lưỡng lự về quyết định mua hay thậm chí là huỷ bỏ quyết định mua

Các yếu tố tình huống bất ngờ: Khi đưa ra quyết định tiêu dùng thì các yếu tố tình huống bất ngờ như dịch vụ hậu mãi không hợp lý, tính rủi ro khi quyết định mua cao,… sẽ có thể ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách du lịch, họ có thể lưỡng

lự hay thậm chí là huỷ bỏ quyết định tiêu dùng của mình để đảm bảo có thể đưa ra một quyết định tiêu dùng hợp lý nhất

Giai đoạn phản ứng sau khi tiêu dùng: Sau khi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm,

dịch vụ du lịch, khách du lịch sẽ đưa ra các đánh giá về sản phẩm, dịch vụ đó Tuỳ thuộc vào các đánh giá này mà sẽ quyết định đến mức độ hài lòng của khách du lịch và dẫn đến những phản ứng hay hành vi cư xử sau khi tiêu dùng của khách du lịch Thông thường có thể chia các phản ứng sau khi tiêu dùng của khách du lịch thành ba phản ứng là chưa đáp ứng mong đợi, đáp ứng mong đợi và vượt quá mong đợi

Chưa đáp ứng mong đợi: nếu các sản phẩm, dịch vụ chưa thoả mãn được nhu cầu của khách du lịch thì sẽ khiến khách du lịch không hài lòng Khi đó có thể sẽ dẫn đến các phản ứng tiêu cực của khách hàng như đánh giá xấu hoặc không bao giờ sử dụng lại sản phẩm, dịch vụ nữa

Đáp ứng mong đợi: khi các sản phẩm, dịch vụ đã thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ vui lòng và có thể sẽ có những đánh giá tốt về nhà cung ứng, rất có thể

họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng trong tương lai

Vượt quá mong đợi: khi những gì khách du lịch nhận được thoả mãn thậm chí vượt qua nhu cầu của họ sẽ khiến họ vui vẻ và có những đánh giá tốt đẹp về sản phẩm, dịch

vụ du lịch Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ chia sẻ sự hài lòng đó cho những người xung quanh, khi đó khách hàng sẽ là nhóm tham khảo tốt nhất và hiệu quả nhất đồng thời cũng là người quảng cáo miễn phí và hiệu quả cho các nhà cung ứng du lịch

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hướng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Hiện nay có nhiều quan điểm không đồng nhất về việc phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch như chia thành các yếu tố bên trong – bên ngoài; chia thành nhóm các yếu tố về

Trang 31

sản phẩm, nhóm các yếu tố về cá nhân, nhóm các yếu tố về môi trường;… nhưng tựu chung lại chúng ta có thể chia các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch thành bốn nhóm yếu tố lớn đó là: Các yếu tố về văn hoá, Các yếu tố về xã hội, Các yếu tố về nhân khẩu học, yếu tố về tâm lý, yếu tố về môi trường, yếu tố về công nghệ, yếu tố tham khảo và Tiếp thị quảng cáo Trong các nhóm yếu tố lớn này lại có thể chia thành các yếu tố nhỏ hơn nữa

1.5.1 Các yếu tố văn hoá

Các yếu tố về văn hoá là nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch Văn hoá chỉ xuất hiện khi con người xuất hiện, đồng thời cũng có ảnh hưởng ngược lại con người, ước thúc các hành vi và cách cư xử của con người qua các giá trị văn hoá, chuẩn mực văn hoá Trong nhóm các yếu tố này, chúng ta có thể liệt kê ra hai yếu tố chính và quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng

tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch đó là “nền văn hoá” và “nhánh văn hoá”

- Nền văn hoá: đây là yếu tố căn bản nhất quyết định đến nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách du lịch Văn hoá là môi trường xung quanh mà mỗi người đều sống cùng với nó, chính vì vậy văn hoá sẽ quyết định cách cư xử, suy nghĩ chung của người tiêu dùng du lịch Hơn thế nữa, nền văn hoá còn tạo nên những giá trị văn hoá, các quan niệm khác nhau ở mỗi một người khác nhau Do đó, những người tiêu dùng đến từ những nền văn hoá khác nhau sẽ có những hành vi tiêu dùng khác nhau Nền tảng văn hoá của người tiêu dùng du lịch quyết định họ sẽ đi đâu, ăn gì, chơi gì, hứng thú với gì,…Ví dụ, khách du lịch đến từ Nga nơi mà gần như không có bãi biển nào đủ

ấm để phát triển du lịch biển thường sẽ lựa chọn các quốc gia có những bãi biển đẹp,

ấm áp như Việt Nam để du lịch

Đồng thời, văn hoá cũng quyết định đến sự hấp dẫn du lịch của các điểm đến du lịch, các giá trị văn hoá, di sản văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, nghi lễ,… tại các điểm đến du lịch là một trong những yếu tố thu hút du lịch chính Văn hoá cũng có tác dụng rất lớn trong công tác giáo dục, quảng bá và cũng có tính thẩm mỹ cao Vì vậy, muốn xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch có sức hấp dẫn cần phải

đề cao yếu tố văn hoá lên hàng đầu

- Nhánh văn hoá: nhánh văn hoá là một cách chia nhỏ hơn của nền văn hoá Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đa phần chia nhánh văn hoá theo các tiêu chí như dân tộc,

Trang 32

tôn giáo tín ngưỡng, địa lý,… Giống với nền văn hoá, người tiêu dùng từ các nhánh

văn hoá khác nhau sẽ có những cách cư xử và hành vi tiêu dùng khác nhau

Có thể nói, nhánh văn hoá sẽ quyết định các hành vi tiêu dùng của khách du lịch ở phạm vi nhỏ hơn và cũng có phần phức tạp hơn Đôi khi sự khác biệt về nhánh văn hoá sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có Ví dụ cùng là hai khách du lịch cùng đến từ Mỹ nhưng theo hai tôn giáo khác nhau sẽ có những cách cư xử khác nhau Các doanh nghiệp du lịch không được ngộ nhận họ sẽ có những hành vi tiêu dùng

như nhau để tránh những hiểu lầm không đáng có

1.5.2 Các yếu tố xã hội

Bên cạnh các yếu tố văn hoá, các yếu tố xã hội cũng là nhóm các yếu tố bên ngoài

có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch Trong nhóm các yếu tố này, có thể kể đến các yếu tố như tầng lớp xã hội, gia đình, nhóm tham khảo và địa vị xã hội

của người tiêu dùng du lịch

- Tầng lớp xã hội: tầng lớp xã hội được hiểu là các nhóm xã hội có số lượng lớn, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và hệ thống sản xuất Các thành viên trong cùng một tầng lớp xã hội có cùng một mức thu nhập, cùng chia sẻ các quan điểm và

có địa vị ngang nhau Có thể nói, các thành viên thuộc cùng một tầng lớp xã hội sẽ tương đồng với nhau về điều kiện kinh tế, văn hoá và cả nghề nghiệp Do đó họ thường có xu hướng tiêu dùng, lối sống và sở thích tương đồng nhau, điều này dẫn đến những hành vi tiêu dùng du lịch của họ cũng giống nhau Các tầng lớp xã hội thường được chia thành ba tầng lớp chính là tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu

và tầng lớp bình dân Người tiêu dùng du lịch thuộc ba tầng lớp này cũng có những

sở thích tiêu dùng về phương tiện du lịch, hình thức du lịch, địa điểm du lịch, nhu cầu và mong muốn khác nhau Trong thực tế, khách du lịch thuộc tầng lớp thượng lưu thường là tệp khách có mức độ tiêu dùng cao nhất và thường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch xa xỉ như đi lại bằng máy bay, ăn uống tại các nhà hàng cao

cấp hay lưu trú tại các khách sạn năm sao,…

- Gia đình: gia đình là đơn vị nhỏ nhất và cơ bản nhất để cấu tạo nên một xã hội Việc sinh sống cùng với gia đình sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Con trẻ sẽ học hỏi và bắt chước theo cách hành vi của người lớn trong gia đình, coi đó là khuôn mẫu để hình thành nên nhân cách, ở chiều ngược lại người lớn cũng ước thúc và điều chỉnh các hành vi của con trẻ theo “nếp sống” mà

Trang 33

họ muốn Vì vậy, các gia đình có “nếp sống” khác nhau sẽ đưa ra các quyết định tiêu dùng khác nhau và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ khác nhau Ví dụ những gia đình

có cách tiêu xài thoải mái sẽ dễ dàng bỏ tiền để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du

lịch hơn so với các gia đình chi tiêu dè xẻn, tiết kiệm

Trong từng giai đoạn thì mức ảnh hưởng của gia đình lên người tiêu dùng sẽ khác nhau, ví dụ khi còn trẻ họ sẽ thông qua ý niệm của bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình để đưa ra các quyết định tiêu dùng Nhưng khi trưởng thành và lập gia đình thì các quyết định sẽ trở thành quyết định chung của hai vợ chồng Trong hành vi tiêu dùng du lịch, gia đình sẽ ảnh hưởng tới các quyết định tiêu dùng như độ dài chuyến đi,

thời gian chuyến đi, các quyết định tiêu dùng hàng hoá,…

- Nhóm tham khảo: nhóm tham khảo là các nhóm xã hội mà người tiêu dùng trao đổi

và cân nhắc các quyết định tiêu dùng với nhau Các nhóm tham khảo nào cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng Nhóm tham khảo có thể là bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm, các hội nhóm,… Người tiêu dùng trước khi ra quyết định tiêu dùng du lịch thường có xu hướng tìm kiếm thông tin cũng như tham khảo kinh nghiệm du lịch qua các nhóm tham khảo này, từ đó bắt chước sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo những gì mà các nhóm tham khảo này đánh giá tốt Hiện nay, có một kiểu nhóm tham khảo rất phổ biến đó là mạng xã hội, trên các trang mạng xã hội có rất nhiều các nhóm review du lịch mà các thành viên trao đổi các trải nghiệm du lịch với nhau đồng thời đưa ra các khuyến nghị như nên ăn gì, chơi ở đâu, tham quan các điểm đến nào, mua sắm ra sao, sử dụng sản phẩm của bên nào,… cho nhau Có thể nói đây là kiểu nhóm thao khảo có tính khách quan tương đối cao nhờ vào số lượng mẫu tham khảo lớn, có ảnh hưởng

khá lớn tới quá trình tìm kiếm thông tin của khách du lịch

- Địa vị xã hội: mỗi cá nhân đều tham gia vào một hoặc nhiều nhóm xã hội khác nhau đồng thời có địa vị khác nhau trong mỗi nhóm xã hội đó Địa vị xã hội của cá nhân được xác định bằng vai trò mà cá nhân đó thực hiện trong nhóm xã hội đó Ví dụ một nhân viên văn phòng sẽ có địa vị như cấp dưới trong mối quan hệ với sếp của họ nhưng sẽ là người đứng đầu trong gia đình của họ Trong tiêu dùng du lịch, khách du lịch có địa vị khác nhau sẽ đưa ra các quyết định tiêu dùng khác nhau, chẳng hạn khách du lịch MICE thường là những người thành đạt trong cuộc sống và có xu

hướng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đắt tiền

Trang 34

1.5.3 Các yếu tố nhân khẩu học

Quá trình tiêu dùng của khách du lịch chịu sự ảnh hưởng khá nhiều từ các yếu tố

cá nhân của du khách như Tuổi tác, Nghề nghiệp, Giới tính, Tình trạng kinh tế và Lối

sống cá nhân

- Tuổi tác: khách du lịch ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có thị hiếu và những quyết định tiêu dùng khác nhau đồng thời độ tuổi cũng quyết định đến sức mua, loại hình du lịch, điểm du lịch và chi phí bỏ ra cho du lịch của người tiêu dùng Khách

du lịch ở các độ tuổi khác nhau sẽ có thị hiếu du lịch khác nhau, ví dụ khách du lịch cao tuổi sẽ mong muốn các chương trình du lịch mang thiên hướng nghỉ

ngơi, ít vận động cũng như có mức độ chi tiêu cho du lịch ở mức khá

- Nghề nghiệp: nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn tính chất sản phẩm, dịch vụ du lịch của khách du lịch Doanh nhân, trí thức sẽ lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ khác so với công nhân hay nông dân Vì vậy, các nhà cung ứng du lịch thường đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có độ phân biệt lớn dựa theo đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch có những nghề nghiệp khác nhau Chẳng hạn như đối tượng khách là công nhân hay nông dân sẽ mong muốn các sản phẩm du lịch gần

và có tính bình dân cao

- Giới tính: giới tính cũng quyết định đến sự lựa chọn sản phẩm của khách du lịch Các du khách nữ thường có xu hướng thích những sản phẩm, dịch vụ du lịch có mẫu mã đẹp, bao bì thu hút trong khi khách nam chú trọng hơn tới tính thực dụng

và tiện lợi của sản phẩm Trong mua sắm cũng vậy, khách nữ sẽ tốn nhiều thời

gian hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và để ý đến giá thành

- Tình trạng kinh tế: tình trạng kinh tế quyết định tới khả năng thực hiện của chuyến đi hay khả năng mua sắm sản phẩm, dịch vụ Tuỳ thuộc vào tình trạng kinh tế mà khách du lịch sẽ quyết định đi xa hay đi ăn, tiêu dùng sản phẩm đắt đỏ hay không, lựa chọn sử dụng loại dịch vụ bổ sung nào,… Những khách du lịch thuộc tầng lớp thượng lưu thường là đối tượng khách quan trọng của các doanh nghiệp du lịch bởi họ các khả năng chi trả cao cũng như không băn khoăn nhiều

trong việc mua sắm

- Lối sống cá nhân: lối sống là cách sống của mỗi cá nhân, được thể hiện thông qua cách giao tiếp, ứng xử cũng như thái độ của cá nhân với môi trường, với xã hội và với những người xung quanh Lối sống của khách du lịch quyết định đến những

Trang 35

đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ du lịch mà họ tiêu dùng Ví dụ những khách du lịch có lối sống xa xỉ thường thích các trải nghiệm du lịch độc nhất, đắt tiền và

đảm bảo sự riêng tư ở mức tốt nhất có thể

1.5.4 Các yếu tố tâm lý

Các yếu tố thuộc về tâm lý cũng có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi tiêu dùng của khách du lịch, những yếu tố tâm lý này được gọi chung là nhu cầu tiêu dùng du lịch Theo các quan điểm hiện nay, các yếu tố tâm lý có thể chia thành các yếu tố như

động cơ tiêu dùng du lịch, nhận thức, hiểu biết và niềm tin

- Động cơ tiêu dùng du lịch: hành vi tiêu dùng là hành vi có ý thức của khách du lịch, do đó nó cần động cơ để thúc đẩy việc tiêu dùng Động cơ tiêu dùng du lịch

có thể bị ảnh hưởng từ các tác nhân nội tại và cả ngoại tại Nó thôi thúc người tiêu dùng tham gia quá trình tiêu dùng du lịch và đưa ra các quyết định du lịch Ví

dụ một gia đình có con trai đang làm việc tại nước ngoài nên đã quyết định đi thăm con trai đồng thời kết hợp du lịch, khi đó việc thăm con trai sẽ là động cơ để

họ đưa ra quyết định du lịch

- Nhận thức: nhận thức quyết định đến cách người tiêu dùng hành động trong quá trình tiêu dùng du lịch Nhận thức là chủ quan, mỗi đối tượng người tiêu dùng khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau Trong quá trình tiếp nhận thông tin, người tiêu dùng tiếp nhận rất nhiều nhưng sẽ chỉ chọn lọc và giữ lại những thông tin mà họ mong muốn và cho rằng là hợp lý nhất Điều này sẽ dẫn đến những hành vi tiêu dùng khác nhau ở ngay những người tiêu dùng có sự tương đồng về văn hoá, đặc điểm xã hội,… Chẳng hạn như cùng là những người tiêu dùng có cùng nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ văn hoá, tầng lớp xã hội nhưng sẽ có

người cho rằng du lịch mạo hiểm là không an toàn và ngược lại,…

- Hiểu biết: hiểu biết của khách du lịch có thể giúp họ đưa ra các lựa chọn tối ưu nhất về kinh tế cũng như các giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang lại trong quá trình tiêu dùng du lịch Bên cạnh đó, khi đã có những hiểu biết nhất định thì quá trình tiêu dùng du lịch sẽ trở nên giản tiện hơn, bớt được một số vấn đề không

đáng có về tìm kiếm thông tin cũng như lựa chọn tiêu dùng

- Niềm tin: niềm tin, thái độ của du khách đối với một sản phẩm, dịch vụ du lịch được kết hợp từ nhiều yếu tố như quan điểm, tri thức, sở thích của người tiêu dùng và uy tín, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch Khi đã hình thành niềm

Trang 36

tin, người tiêu dùng thường có xu hướng tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ

du lịch đó trong những lần sau Điều này sẽ giảm nhẹ các bước như tìm kiếm

thông tin và cũng khiến nhà cung ứng lẫn người tiêu dùng đều thoả mãn

1.5.5 Yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi tiêu dùng của khách du lịch Môi trường tự nhiên và nhân tạo của một điểm đến, bao gồm cảnh quan, khí hậu và cơ sở hạ tầng, có tác động đáng kể đến các quyết định du lịch Khách du lịch thường bị thu hút bởi các điểm đến có đặc điểm tự nhiên hấp dẫn, giao thông thuận tiện và cơ sở hạ tầng du lịch phát triển

1.5.6 Các yếu tố công nghệ

Tiến bộ công nghệ đã thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch Việc sử dụng rộng rãi điện thoại thông minh, ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến đã cách mạng hóa cách khách du lịch lên kế hoạch, đặt chỗ và trải nghiệm chuyến đi của họ Việc dễ dàng truy cập thông tin, đánh giá trực tuyến và nội dung do người dùng tạo đã giúp khách du lịch đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn và kết nối với những cá nhân có cùng chí hướng Công nghệ cũng đã tạo ra các lựa chọn chỗ ở thay thế và nền tảng kinh tế chia

sẻ, mang đến cho khách du lịch nhiều lựa chọn hơn

1.5.7 Tiếp thị và quảng cáo

Các nỗ lực tiếp thị và quảng cáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch Xây dựng thương hiệu điểm đến hiệu quả, các chiến dịch quảng cáo thuyết phục và quảng cáo có mục tiêu có thể tác động đáng kể đến quá trình ra quyết định của khách du lịch Cách kể chuyện hấp dẫn, hình ảnh hấp dẫn và trải nghiệm chân thực được giới thiệu qua nhiều kênh khác nhau có thể thu hút và gắn kết khách du lịch tiềm năng, ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến và hoạt động của họ

1.6 Đặc điểm tâm lý của khách du lịch là thanh niên

Mỗi lứa tuổi đều có những tâm lý, mong muốn khác nhau, nếu như khách du lịch là trung niên – họ ưa thích không gian yên tĩnh, thời tiết dễ chịu, địa hình dễ dàng di chuyển và coi trọng chỗ ở thì đối tượng khách du lịch là thanh niên lại có đặc điểm tâm lý đối lập:

Có tính độc lập cao trong tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch:

Trang 37

Có năng lực độc lập trong việc mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch do sự phát triển tương đối hoàn thiện về não bộ, hệ thần kinh và các giác quan

Vai trò, vị thế trong GĐ có sự thay đổi, được tham khảo ý kiến trước khi lựa chọn dịch vụ

Thanh niên đã đi làm có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ du lịch khá cao

Chạy theo mốt, thể hiện tính thời đại:

Sáng tạo trong tiêu dùng du lịch

Chạy theo "mốt", thể hiện tính thời đại , chịu ảnh hưởng các phương tiện truyền thông

Thích biểu hiện cái "tôi”:

Đòi hỏi được độc lập, tự chủ trong mọi lời nói, việc làm (tự mua, tự tiêu dùng)

Ưa thích hàng hóa thể hiện cá tính, sự độc đáo, không muốn giống ai

Yêu cầu thực dụng trong tiêu dùng du lịch:

Cân nhắc, tính toán để lựa chọn sản phẩm mốt, thời thượng nhưng phải hợp với thu nhập của mình

Dễ xúc động trong tiêu dùng:

Do tồn tại "tâm lý hai cực" mâu thuẫn giữa lý trí - tình cảm khi lựa chọn dịch vụ; sẵn sàng mua sản phẩm khi có nhân tố mới mà mất đi tính khái quát, tổng hợp khi quyết định tiêu dùng

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách du lịch thanh niên

1.7.1 Yếu tố kinh tế

Trước tiên phải kể đến yếu tố kinh tế, bởi khách du lịch là thanh niên những người trẻ tuổi nên kinh tế của họ vẫn chưa ổn định Chính vì thế, việc lựa chọn loại hình lưu trú là vấn đề được quan tâm nhiều nhất Họ muốn chọn loại hình lưu trú với đầy đủ tiện nghi cơ bản với mức giá trung bình thấp vừa đáp ứng được nhu cầu ngủ, nghỉ, tắm rửa vừa không bị áp lực về tài chính

Ví dụ như một nhóm sinh viên 5-6 người đi du lịch, họ sẽ chọn thuê những homestay hay những bungalow có diện tích lớn để tiết kiệm chi phí chi trả hơn là thuê 2-3 phòng trong khách sạn để đủ số lượng người lưu trú

Trang 38

1.7.2 Yếu tố thái độ và lối sống

Thái độ và lối sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi lựa chọn cơ sở lưu trú của khách du lịch Chúng là tổng hợp những quan điểm, mong muốn, kinh nghiệm và phản ứng của khách du lịch Mỗi du khách sẽ lớn lên trong mỗi nền văn hóa khác nhau tạo nên một lối sống riêng Du khách thanh niên lớn lên trong nền văn hóa hiện đại, với lối sống phóng khoáng, tự do thoải mái, họ sẽ chọn loại hình lưu trú gần gũi, hòa mình với thiên nhiên, được tự túc, tự trải nghiệm, khám phá

1.7.3 Yếu tố tiếp thị, quảng cáo

Tiếp thị, quảng cáo là yếu tố tác động mạnh đến du khách thanh niên chỉ sau kinh

tế Thời đại 4.0 phát triển, Internet đã bao phủ toàn cầu, thanh niên là đối tượng sử dụng và cập nhật internet một cách nhanh chóng Việc lựa chọn, mua sắm của họ đã được thay thế hoàn toàn bằng internet và việc lựa chọn loại hình lưu trú cũng không ngoại lệ Chính vì thế, việc tiếp thị, chạy quảng cáo, đưa ra những gợi ý và hình ảnh đẹp về các loại hình cơ sở lưu trú trên các trang internet là phương thức tốt để giới thiệu và thu hút nhiều du khách nhất

1.7.4 Yếu tố nhóm tham khảo

Bởi thanh niên là đối tượng còn trẻ, kinh nghiệm và trải nghiệm không nhiều, nên việc đưa ra lựa chọn hay quyết định một vấn đề khá khó khăn Chính vì vậy, việc tham khảo, nhận lời khuyên từ những người thân, bạn bè, những hội nhóm review, những người đi trước đã từng trải nghiệm những dịch vụ đó sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi lựa chọn các dịch vụ khi đi du lịch của khách thanh niên bao gồm cả hành vi lựa chọn loại hình lưu trú

1.8 Vai trò của nghiên cứu hành vi lựa chọn loại hình lưu trú của khách

du lịch thanh niên

Cơ sở lưu trú giữ vai trò như một bộ phận quan trọng trong du lịch, nó góp phần thu hút khách du lịch giúp mang lại hiệu quả cao về kinh tế ngành du lịch nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung Không chỉ thế nó còn là một vấn đề được lưu tâm của khách thanh niên khi đi du lịch, bởi sau một ngày hoạt động, vui chơi hết công suất họ cần một nơi để nghỉ ngơi, thư giãn Cơ sở lưu trú càng đẹp, càng rẻ, càng nhiều người truyền tai lại càng được nhiều du khách ghé thăm Chính vì vậy, việc nghiên cứu hành

vi lựa chọn loại hình lưu trú của du khách giúp hiểu hơn về tâm lý, mong muốn, nhu

Trang 39

cầu của họ từ đó cải thiện, nâng cấp các loại hình lưu trú sao cho thu hút và làm hài

lòng được nhiều phân khúc khách hàng và nhất là khách thanh niên

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, Chương 1 nêu ra những khái niệm liên quan trực tiếp đến công việc nghiên cứu đề tài của tác giả về định nghĩa khách du lịch; hanh vi tiêu dùng du lịch, hành vi lựa chọn; về những sơ đồ, mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn của khách du lịch và nêu ra vai trò, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đó giúp tác giả có thể nắm bắt được những ý định của du khách nhằm giúp cho các loại hình lưu trú có thể hoàn thiện và phát triển hơn Không những thế, chương 1 còn nêu lên khái niệm về thanh niên, khách du lịch thanh niên, đưa ra những đặc điểm của thanh niên – đối tượng mà tác giả hướng tới nhằm khoanh vùng và lựa chọn, làm rõ về độ tuổi, đặc tính mong muốn của đối tượng để phục vụ cho bài nghiên cứu Đây là những kiến thức lí luận chung nhất cung cấp lý thuyết về cơ sở lưu trú làm tiền đề cho những lập luận trong bài viết Để từ đó đưa ra những đánh giá chung nhất về những yếu tố liên hành vi chọn lựa chọn loại hình lưu trú và là cơ sở tiền đề để triển khai nghiên cứu ở các chương tiếp theo

Ngày đăng: 04/01/2025, 07:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Thị Lan Hương (2010), Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Kinh tế phát triển số 2, (16-18) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế phát triển số 2
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 2010
3. Lê Ngọc Tuấn (2009). Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhâp, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu thế hội nhâp, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học
Tác giả: Lê Ngọc Tuấn
Năm: 2009
5. Tài liệu môn “Tâm lý học du lịch” – Khoa Du lịch, Trường Đại học Thăng LongTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học du lịch
10. Vũ Thị Thu Hà (2021), Nghiên cứu xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú của khách thanh niên khi đi du lịch huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà NộiWebsite Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú của khách thanh niên khi đi du lịch huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Vũ Thị Thu Hà
Năm: 2021
26. Khánh Tú, Du lịch “lên hương”, bất động sản Mộc Châu hút hàng loạt nhà đầu tư. Truy cập tại: https://vietnamfinance.vn/du-lich-len-huong-bat-dong-san-moc-chau-hut-hang-loat-nha-dau-tu-d103528.html, 19/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lên hương
11. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-68-2020-QH14-cu-tru-435315.aspx, 13/11/2020 Link
12. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-du-lich-2005-44-2005-QH11-2659.aspx, 14/06/2005 Link
13. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx, 19/06/2017 Link
14. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-thanh-nien-so-57-2020-QH14-416260.aspx16/06/2020 Link
15. Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin, Cơ sở lưu trú du lịch là gì? Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/43659/co-so-luu-tru-du-lich-la-gi-cac-loai-hinh-co-so-luu-tru-du-lich#google_vignette, 07/11/2022 Link
16. Theo cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Truy cập tại: https://mocchau.sonla.gov.vn/gioi-thieu-chung-huyen-moc-chau 17. https://vietnamtourism.gov.vn/post/48781 Link
19. Diệp Hương. Truy cập tại: https://sonla.gov.vn/thong-tin-danh-cho-du-khach/nam-2023-luong-khach-du-lich-den-son-la-uoc-dat-4-5-trieu-luot-738883#:~:text=(sonla.gov.vn),%C4%91%E1%BA%A1t%204%2C5%20tri%E1%BB%87u%20l%C6%B0%E1%BB%A3t, 18/12/2023 Link
20. Duy Tùng, Nâng tầm sản phẩm du lịch ở Mộc Châu. Truy cập tại: https://baosonla.org.vn/phong-su/nang-tam-du-lich-moc-chau-ky-2-de-du-lich-thuc-su-la-nganh-kinh-te-mui-nhon Link
21. Theo báo văn hóa, Nâng cao vị thế và thúc đẩy phát triển du lịch Mộc Châu. Truy cập tại: https://bvhttdl.gov.vn/nang-cao-vi-the-va-thuc-day-phat-trien-du-lich-moc-chau- Link
22. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-328-QD-TTg-2024-dieu-chinh-Quy-hoach-chung-Khu-du-lich-quoc-gia-Moc-Chau-Son-La-607843.aspx, 23/04/2024 Link
23. Thư viện pháp luật. Truy cập tại: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/59624/khach-du-lich-la-gi-co-bao-nhieu-loai-khach-du-lich#google_vignette, 16/02/2024 Link
24. Quang Lam Toan. Truy cập tại: https://nguyentrungba.edu.vn/mo-hinh-hanh-vi-nguoi-tieu-dung-cua-philip-kotler, 25/11/2023 Link
25. Học viện quản lý PACE. Truy cập tại: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/thap-nhu-cau-maslow#thap-nhu-cau-maslow-la-gi Link
27. Trấn Long – Lê Hạnh, Lễ công bố khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Truy cập tại: https://vov.vn/du-lich/le-cong-bo-khu-du-lich-quoc-gia-moc-chau-post1096069.vov, 18/05/2024 Link
28. Đánh giá của khách du lịch. Truy cập tại: https://www.tripadvisor.com.vn/Hotel_Review-g1118333-d24996311-Reviews-Glenda_Tower_Moc_Chau_Hotel-Moc_Chau_Son_La_Province.html Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w