BÀI TẬP VỀ NHÂN HOÁ Câu 1: Gạch chân dưới các sự vật được nhân hóa trong những câu văn sau: a Mùa xuân về, chồi non nhỏ bé khẽ cựa mình, cởi lớp áo xanh mỏng manh ra để vươn lên cao hơn.
Trang 1Họ và tên:……….
I BÀI TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ Bài 1. a Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn trên. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua Đôi cánh tôi, trước kia ngắn ngủn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn ………
………
………
………
………
b. Em hãy đặt 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hoá b với 2 từ bất kì mà em tìm được ở bài tập 1. ………
………
………
Bài 3. Em hãy tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ b Bác Hai là người thợ xây ……… nhất vùng này c Mùa xuân về, cây cối trở nên ……… hơn hắn, ai cũng mừng vui d Dòng sông mùa lũ về trở nên ………, khiến ai cũng phải dè chừng Bài 4. Cho đoạn văn sau: Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
(trích Chim rừng Tây Nguyên) a Tìm những danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên ………
………
………
……….
b Phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng ……….
……….
……….
………
………
c Đặt câu với các tính từ đã tìm được
Trang 2………
………
Bài 5. Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên
Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào Cánh buồm nhỏ căng phồng Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp
Bài 6. Trong những từ sau, từ nào là động từ: học hành, viết bài, ghi chép, học tập, tập viết, suy nghĩ, bài tập.
………
………
Bài 7. Cho từ “tím” Hãy tạo ra năm tính từ có từ “tím”.
………
………
Bài 8. Cho các tính từ sau: xanh non, hiền lành, hung dữ, tím biếc, thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo, chăm chỉ.
Xếp các tính tùe trên vào ba nhóm: Tính từ chỉ màu sắc, chỉ hình dáng, chỉ phẩm chất
………
………
………
Bài 16: Xác định từ loại trong các câu sau:
1.Nhìn xa trông rộng 2 Nước chảy bèo trôi 3 Phận hẩm duyên ôi
4 Vụng chèo khéo chống 5 Gạn đục khơi trong 6 Ăn vóc học hay
………
………
………
II BÀI TẬP VỀ CÁCH VIẾT TÊN CƠ QUAN TỔ CHỨC
Câu 1: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức là gì?
A Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên
B Viết hoa tất cả chữ cái đầu tiên của tên
C Viết hoa xen kẽ các chữ cái của tên
D Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên
Câu 2: Dòng nào sau đây là tên cơ quan, tổ chức?
A Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
B Ngô Quyền
C Nguyễn Thái Học
D Nông Văn Dền
Câu 3: a Những dòng nào dưới đây viết sai quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức?
Trang 3 A Đài Tiếng Nói Việt Nam.
B Bộ khoa học và công nghệ
C Đài truyền hình Việt Nam
D Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b Viết lại cho đúng:
………
………
………
Câu 5: Dòng nào sau đây viết chưa đúng quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức? A Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh B Đảng cộng sản Việt Nam C Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh D Tất cả các đáp án trên đều đúng b Viết lại cho đúng: ………
………
III BÀI TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG Bài 1 Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau đây Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu họa sĩ và Hiền kĩ sư một nhà máy cơ khí Châu hỏi tôi Cậu có nhớ thầy Bản không? Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không ………
………
………
………
………
………
Bài 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có công dụng gì?
“Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
– Cháu con ai?
– Thưa ông, cháu là con ông Thư.”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại
B. Đánh dấu phần chú thích
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
Bài 3: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có công dụng gì?
Trang 4“Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay,
trông dễ sợ Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại
B. Đánh dấu phần chú thích
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
D Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
Bài 5: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?
“Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
– Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
– Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
– Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
– Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.”
………
………
IV CÂU CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN
Câu 1: Đoạn văn là gì?
A Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định
B Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định Câu đầu tiên viết lùi dòng
C Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung Câu đầu tiên viết lùi dòng
D Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định Câu đầu tiên viết lùi dòng
Câu 2: Câu chủ đề của đoạn văn là gì?
A Là câu phân tích ý chính của đoạn văn
B Câu nào cũng có thể là câu chủ đề
C Là câu nằm ở đầu đoạn văn
D Câu nêu ý chính của đoạn văn
Câu 3: Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đâu?
A Nằm ở đầu đoạn văn
B Nằm ở cuối đoạn văn
C A, B đều đúng
D A, B đều sai
Câu 4: Đoạn nào dưới đây là đoạn văn?
Trang 5 A Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ Người thì xén bớt cỏ để làm sân nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn Bên này, hai bạn nhanh nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc
B Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiue cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ
C Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chồn chồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm
D Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú
Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn sau là câu nào?
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành
ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh
A Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên
B Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời
C. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa
D. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển
Câu 6: Viết câu chủ đề cho đoạn văn sau:
Đất nước ta mỗi miền đều có những vẻ đẹp riêng Đây là ngọn núi đá sừng sững, bốn mùa lộng gió Buổi sớm, núi lấp lánh ánh vàng của màu nắng, màu mây Buổi chiều, núi sẫm lại như ánh khói lam chiều toả lên từ các mái bếp Kia là dòng sông chan hòa ánh nắng Mỗi khi
có cơn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn lại sáng loá lên, tưởng chừng như có trăm nghìn viên ngọc trai được dát xuống mặt sông Lẩn khuất đâu đây những mái nhà cao thấp nằm nép mình bên những rặng dừa xanh mát, với những trái xoài đung đưa trên vòm lá và những trái cam mọng nước thấp thoáng trong vườn…
………
Câu 7: Nội dung của đoạn văn sau là gì?
Mùa xuân bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Ba Thời tiết rất ấm áp Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng qua kẽ lá non làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp, nào hoa huệ, hoa hồng, nào hoa đào, hoa mai,… Mùa xuân cũng có rất nhiều loại quả Thích nhất là vào ngày Tết em được ông bà, bố mẹ lì xì và cho đi chơi, chúc tết mọi nhà Em rất thích mùa xuân
Trang 6Câu 9: Câu chủ đề nào phù hợp cho đoạn văn sau?
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch
và cất tiếng kêu lanh lảnh ở đầu bản Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều…
A Những con vật lần lượt cất lên âm thanh của riêng mình
B Những chú gà gáy báo hiệu một ngày mới bắt đầu
C Mùa hè đã về
D Bản làng dần thức giấc
Câu 10: Xác định câu chủ đề của đoạn văn sau?
Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,… ta có cảm giác như đi trước cửa gió Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại
A Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền
B Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại
C Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,… ta có cảm giác như đi trước cửa gió
D Đoạn văn không có câu chủ đề
V BÀI TẬP VỀ NHÂN HOÁ
Câu 1: Gạch chân dưới các sự vật được nhân hóa trong những câu văn sau:
a) Mùa xuân về, chồi non nhỏ bé khẽ cựa mình, cởi lớp áo xanh mỏng manh ra để vươn lên
cao hơn.
b) Gió nghịch ngợm xô vào cánh cửa gỗ, khiến anh cửa kêu lên kẽo kẹt.
c) Ả mèo mướp vừa ăn no đã leo lên mái nhà, nằm ngủ say dưới ánh nắng ấm áp.
d) Mặc anh gà trống gọi mãi, chị mèo Mướp vẫn ngủ nướng bên hiên nhà.
Câu 2: Các sự vật được in đậm trong những câu văn sau đã được nhân hóa bằng cách nào?
a) Trên sân trường, bầy chim nhỏ tung tăng chạy nhảy, nô đùa với những chiếc lá
bàng khô.
………
………
b) Bạn ếch nhỏ đang say sưa ngắm nhìn đàn cá lòng tong đang bơi lội dưới mặt nước.
………
………
c) Đàn chim én từ phương Nam bay về đang ca múa tưng bừng, báo cho mọi người
rằng mùa xuân đã về.
………
………
Trang 7d) Ông trâu già bước từng bước nặng nề, chậm chạp để trở về chuồng.
………
………
d Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
………
………
Câu 3: Viết lại các câu sau bằng cách nhân hóa sự vật được in đậm.
a Đàn bò đang gặm cỏ.
………
b Vạt cỏ xanh tươi.
………
c Đám mây trắng xốp.
………
Câu 4: Gạch chân dưới các từ ngữ được dùng để nhân hóa cho sự vật in đậm trong các câu
sau:
(1) Bác cú mèo đi làm cả đêm, trời gần sáng mới trở về nhà.
(2) Chị ong nâu thức giấc từ sớm để có thể kịp ghé qua vườn hồng nhung mới nở.
(3) Chú cún con tò mò nhìn những chiếc lá bàng khô bay bay trong gió.
(4) Nghe tiếng động lạ, chú mèo con vội vàng ngồi dậy, mở to mắt nhìn về phía cổng.
(5) Cây gạo già nhìn chăm chú về phía bờ sông, nơi người ta đang nô nức mua sắm cho
ngày Tết sắp đến
Câu 5: Viết tiếp các câu sau bằng cách nhân hóa sự vật ở chủ ngữ (theo mẫu)
(a) Con mèo già …
→ Con mèo già lười biếng nằm tắm nắng, đôi mắt chăm chú nhìn về tổ chim trên cây, ra vẻ
đang nghĩ ngợi rất nhiều.
(b) Đám mây …
→………
(c) Hàng dừa xanh …
→………
………
Câu 6. Nhân hóa là gì?
A Gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc chỉ hoạt động, đặc điểm của người con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên trở nên sinh động và gần gũi hơn
B Gọi tên vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
C Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
Trang 8D Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 7. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng
A Dùng những từ vốn chỉ người để gọi vật, hiện tượng tự nhiên
B Dùng từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người của người để kể,tả vật, hiện tượng tự nhiên
C Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
D Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như đối với người
Câu 8. Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?
A Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
B Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân
C Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
D Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái
Câu 9. Có mấy cách nhân hóa thường gặp?
A 3 cách B 4 cách C 5 cách D 6 cách
Câu 10. Cho biết câu sau được nhân hoá bằng cách nào?: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người”
A Dùng từ vốn gọi người để gọi vật, hiện tượng tự nhiên
B Dùng từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả vật và hiện tượng tự nhiên
C Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người
D Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu
Câu 11. Trong câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
A Dùng từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả vật, hiện tượng tự nhiên
B Trò chuyện xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như đối với người
C Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
D Cả 3 đáp án trên