Khái niệm, phân loại và đặc điểm nhóm làm việc - Nhóm làm việc là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân có sự tác động qua lại và phụthuộc lẫn nhau cùng nhau làm việc để hoàn thành mục t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÓM LÀM VIỆC
ĐỀ TÀI 2:
Nhóm hãy xây dựng kế hoạch tổ chức một chuyến đi chơi dã ngoại cho lớp của mình trong dịp nghỉ hè năm nay Phát hiện những rủi ro và mâu thuẫn
có thể xảy ra Sau đó, đề xuất những giải pháp khắc phục từng rủi ro, mâu
thuẫn trong quá trình nhóm tổ chức chuyến đi đó.
NĂM HỌC 2024-2025
Giảng viên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nhóm thực hiện : 4
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Cao Thị Thanh Hiền Thành viên Làm nội dung
2 Nguyễn Thị Thu Hiền Thành viên Làm nội dung
4 Trần Minh Hiếu Thành viên Thuyết trình
5 Nguyễn Huy Hoàng Thành viên Làm Powerpoint
6 Nguyễn Thu Hòa Nhóm trưởng + PowerpointLàm Word
9 Nguyễn Cao Khánh Huyền Thành viên Làm nội dung
Trang 3Điểm Điểm*TS Điểm Điểm*TS Điểm Điểm*TS
32 Cao Thị Thanh Hiền
33 Nguyễn Thị Thu Hiền
34 Trần Thu Hiền
35 Trần Minh Hiếu
36 Nguyễn Huy Hoàng
37 Nguyễn Thu Hòa
38 Đinh Thị Hồng
39 Đỗ Quang Huy
40 Nguyễn Cao Khánh
Huyền
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
1 Thành phần tham dự:
Đầy đủ các thành viên nhóm 4 gồm:
1 Cao Thị Thanh Hiền
2 Nguyễn Thị Thu Hiền
3 Trần Thu Hiền
4 Trần Minh Hiếu
5 Nguyễn Huy Hoàng
6 Nguyễn Thu Hòa
7 Đinh Thị Hồng
8 Đỗ Quang Huy
9 Nguyễn Cao Khánh Huyền
2 Thời gian, địa điểm cuộc họp
- Thời gian: 15/09/2024
- Địa điểm: Online qua Google Meet
3 Nội dung cuộc họp
- Nhóm trưởng phổ biến đề tài thảo luận nhóm và đề cương thảo luận
- Các thành viên tự ứng cử công việc, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
- Nhóm trưởng đưa ra thời hạn hoàn thành bài của từng thành viên
Trang 5CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
1 Thành phần tham dự:
Đầy đủ các thành viên nhóm 4 gồm:
1 Cao Thị Thanh Hiền
2 Nguyễn Thị Thu Hiền
3 Trần Thu Hiền
4 Trần Minh Hiếu
5 Nguyễn Huy Hoàng
6 Nguyễn Thu Hòa
7 Đinh Thị Hồng
8 Đỗ Quang Huy
9 Nguyễn Cao Khánh Huyền
2 Thời gian, địa điểm cuộc họp
- Thời gian: 28/09/2024
- Địa điểm: Online qua Google Meet
3 Nội dung cuộc họp
- Tổng hợp lại nội dung bài làm của các thành viên trong nhóm
- Các thành viên đóng góp ý kiến chỉnh sửa về nội dung từng phần
- Nhóm trưởng phân chia nội dung cho các thành viên chỉnh sửa và gia hạn nộp bài
Trang 6CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3
1 Thành phần tham dự
Đầy đủ các thành viên nhóm 4 gồm:
1 Cao Thị Thanh Hiền
2 Nguyễn Thị Thu Hiền
3 Trần Thu Hiền
4 Trần Minh Hiếu
5 Nguyễn Huy Hoàng
6 Nguyễn Thu Hòa
7 Đinh Thị Hồng
8 Đỗ Quang Huy
9 Nguyễn Cao Khánh Huyền
2 Thời gian, địa điểm cuộc họp
- Thời gian: 07/10/2024
- Địa điểm: Trường ĐH Thương Mại
3 Nội dung cuộc họp
- Tổng kết lại toàn bộ nội dung, sửa lại những sai sót của word và powerpoint
- Chuẩn bị cho buổi thuyết trình được hoàn thiện tốt nhất
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I LÝ THUYẾT 2
1.1. Khái quát về nhóm làm việc và quản trị nhóm làm việc 2
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm nhóm làm việc 2
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị nhóm làm việc 3
1.1.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị nhóm làm việc 3
1.2 Xây dựng nhóm làm việc 4
1.2.1.Khái niệm 4
1.2.2 Tiêu chí chọn thành viên 4
1.2.3 Xác định và phổ biến mục tiêu, xây dựng các nét đặc trưng của nhóm làm việc 4
1.2.4 Phân công công việc và thiết lập cơ chế hoạt động của nhóm làm việc 6
1.3 Giao tiếp trong nhóm làm việc 7
1.4 Lãnh đạo nhóm làm việc 7
1.4.1 Khái niệm và phong cách lãnh đạo 7
1.4.2 Động lực cho nhóm làm việc 8
1.4.3 Quản lý xung đột trong nhóm làm việc 8
1.4.4 Quản lý rủi ro trong nhóm làm việc 9
II XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC 1 CHUYẾN DÃ NGOẠI CHO LỚP 10
2.1 Mục đích và yêu cầu 10
2.2 Thời gian và địa điểm 11
2.3 Xây dựng kế hoạch cho chuyến đi ……… 12
2.3.1 Bảng phân công công việc 12
2.3.2 Timeline dự kiến cho chuyến đi 13
2.3.3 Timeline trò chơi 14
2.3.4 Dự trù kinh phí 17
2.4 Đáng giá sau chuyến đi ……… 18
III MỘT SỐ RỦI RO, MÂU THUẪN VÀ GIẢI PHÁP 20
3.1 Rủi ro và biện pháp giải quyết 20
3.2 Mâu thuẫn và biện pháp giải quyết 23
KẾT LUẬN 27
LỜI CẢM ƠN 28
Trang 8MỞ ĐẦU
Mùa hè luôn là thời điểm tuyệt vời để các bạn trẻ tạm rời xa áp lực học tập, thư giãn vàtận hưởng những giây phút bên nhau qua các hoạt động ngoài trời Với mong muốn tạonên một kỳ nghỉ ý nghĩa và tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, Nhóm 4
đã chọn Flamingo Đại Lải làm địa điểm cho chuyến dã ngoại sắp tới Nằm giữa khônggian thiên nhiên thơ mộng, nơi đây mang đến một loạt các hoạt động giải trí và tiện nghihiện đại, hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng để mọi người có thể trải nghiệm và khám phá.Chuyến đi này không chỉ mang đến cơ hội thư giãn, mà còn giúp các thành viên trong lớpxây dựng tinh thần đoàn kết và học hỏi thêm những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống Tuy nhiên, việc tổ chức một chuyến dã ngoại không phải là điều dễ dàng Bên cạnhniềm vui và sự hào hứng, việc lập kế hoạch cũng đòi hỏi nhóm phải suy nghĩ cẩn trọng vàchuẩn bị chu đáo để đảm bảo mọi thứ diễn ra một cách suôn sẻ Một phần quan trọngtrong công tác chuẩn bị là việc nhận diện các rủi ro và mâu thuẫn tiềm ẩn có thể xảy ratrong quá trình tổ chức Các vấn đề như phân công nhiệm vụ, quản lý chi phí, sự cố giaothông, và xung đột ý kiến giữa các thành viên đều có thể ảnh hưởng đến thành công củachuyến đi Do đó, cần có một kế hoạch chi tiết và những giải pháp cụ thể để đối phó vớicác tình huống bất ngờ
Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việclập kế hoạch và phân tích những rủi ro và xungđột có thể phát sinh trong quá trình tổ chức chuyến dã ngoại tại Flamingo Đại Lải Đặcbiệt, Nhóm 4 sẽ đề xuất các giải pháp để giúp nhóm chủ động xử lý các vấn đề này, từviệc quản lý nguồn lực, đảm bảo an toàn cho các thành viên đến việc xây dựng môitrường làm việc nhóm hiệu quả Hy vọng rằng, thông qua quá trình lập kế hoạch vàchuẩn bị kỹ lưỡng, Nhóm 4 sẽ có thể tạo ra một chuyến dã ngoại không chỉ vui vẻ mà còn
là cơ hội để học hỏi và phát triển
Trang 9NỘI DUNG
I LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về nhóm làm việc và quản trị nhóm làm việc
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm nhóm làm việc
- Nhóm làm việc là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân có sự tác động qua lại và phụthuộc lẫn nhau cùng nhau làm việc để hoàn thành mục tiêu chung xác định
Nhóm làm việc có định hướng mục tiêu chung
Các thành viên trong nhóm làm việc có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
Các thành viên trong nhóm làm việc cần phải nhận thức rõ ràng họ là một tậpthể phụ thuộc vào nhau, nhóm sẽ đạt được mục tiêu chung nếu tất cả các thànhviên trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Các thành viên trong nhóm làm việc có mức độ ảnh hưởng và liên đới chịutrách nhiệm cùng nhau đối với công việc và mục tiêu chung
Mối quan hệ cấu trúc trong nhóm làm việc là khá chặt chẽ
trong nhóm làm việc, các thành viên có sự tương tác và tác động qua lại vớinhau
Nhóm làm việc cần tạo động lực cá nhân cho các thành viên trong nhóm
Trang 10- Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị nhóm làm việc
- Khái niệm: Quản trị nhóm làm việc được hiểu là tổng hợp các hoạt động cơ bản baogồm xây dựng nhóm, giao tiếp nhóm, lãnh đạo nhóm và đánh giá nhóm làm việc nhằmthực hiện mục tiêu chung đã xác định của nhóm làm việc đồng thời thỏa mãn mục tiêucủa các thành viên trong nhóm làm việc
Đối với các thành viên: quản trị nhóm quyết định đến sự tồn tại hay phát triểncủa nhóm
1.1.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị nhóm làm việc
Thứ nhất, nhà quản trị nhóm đóng vai trò như một nhà kiến trúc sư để xây dựng và đưa
nhóm đi vào hoạt động
Thứ hai, nhà quản trị nhóm thực hiện vai trò của một nhà truyền thông trong quá trình
thực hiện giao tiếp nhóm và điều phối các mối quan hệ giữa các thành viên trongnhóm
Trang 11Thứ ba, nhà quản trị nhóm có vai trò như một trọng tài để giải quyết mâu thuẫn,
xung đột giữa các thành viên trong nhóm
Thứ tư, nhà quản trị nhóm đóng vai trò của một huấn luyện viên Nhà quản trị nhóm có
khả năng định hướng hành động cho các thành viên trong nhóm
1.2 Xây dựng nhóm làm việc
1.2.1 Khái niệm:
Xây dựng nhóm làm việc là toàn bộ các hoạt động được nhà quản trị triển khai tronggiai đoạn thành lập nhóm, bao gồm việc lựa chọn các thành viên nhóm; xác định vàphổ biến mục tiêu chung của nhóm; xây dựng các nét đặc trưng của nhóm; phân côngcông việc cho các thành viên nhóm và thiết lập cơ chế hoạt động của nhóm nhằmgiúp nhóm làm việc đạt được mục tiêu chung đã đề ra
Nhóm tiêu chí về kỹ năng: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹnăng tương tác cá nhân, kỹ năng giao tiếp
Nhóm tiêu chí phẩm chất/ thái độ: hoàn thành công việc được giao đúng hạn,thẳng thắn, thích ứng nhanh, tôn trọng phong cách làm việc của người khác,không kết bè phái…
1.2.3 Xác định và phổ biến mục tiêu, xây dựng các nét đặc trưng của nhóm làm việc:
Khi xây dựng các mục tiêu của nhóm, cần đảm bảo tiêu chí SMART và phùhợp với điều kiện thực tế của nhóm cũng như của các thành viên, cụ thể:
Trang 12 S (specific): mục tiêu của nhóm phải cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ, chung chung
và cách hiểu mục tiêu của nhóm giống nhau với mọi thành viên
M (measurable): Các mục tiêu cần phải đo lường được bằng con số định lượnghoặc bằng cách sử dụng các chỉ số đánh giá gián tiếp với các mục tiêu định tính
A (Agreed): Khi xác lập các mục tiêu cần khuyến khích sự tham gia của tất cả cácthành viên trong nhóm và đạt được sự đồng thuận cho mục tiêu chung của cảnhóm
R (Realistic): Mục tiêu của nhóm cần thực tế và khả thi
T (Time-bound): Mục tiêu cần có giới hạn về thời gian thực hiện, do đó phải gắnvới các mốc thời gian cụ thể
Xác định các nét đặc trưng của nhóm làm việc:
Xác định giá trị cốt lõi nhóm: Đó là những giá trị có tính bền vững gắn liền với sựtồn tại và phát triển của nhóm, nên cần lựa chọn cho nhóm một chuỗi giá trị tinhthần để làm thước đo và kim chỉ nam mà mọi người cần tuân thủ.
Xác định sứ mệnh nhóm: Sứ mệnh chính là lý do để nhóm ra đời và tồn tại (ví dụ sứmệnh của phòng nhân sự là “Nâng cao chất lượng sống của công nhân viên”) Sứmệnh không phải thứ đặt ra để đánh giá hay xếp hạng mà là đặt ra để làm với mụctiêu phục vụ số đông, mang đến những giá trị tích cực cho tổ chức
Định vị nhóm: Định vị đơn giản là một phép so sánh, trong trường hợp này là tự đặtnhóm vào một vị trí nào đó trong bức tranh tổng thể của tổ chức, hoặc của toàn xãhội thậm chí là nhân loại. Nó có thể là vị trí mà nhóm trưởng đang cùng các cộng
sự đã ở đó hoặc đang nỗ lực hướng tới
Xác định khẩu hiệu nhóm: Khẩu hiệu đơn giản là một vài từ ghép, hoặc một cụm từ hay một câu mà một tổ chức có thể dùng để phô trương hoặc khaithông sức mạnh tinh thần tập thể
Xác định màu sắc đại diện nhóm: Màu sắc nhóm là một trong những tiêu chí đểphân biệt nhóm, để khẳng định nhóm là chính nhóm, không phải nhóm khác hay na
Trang 13ná một nhóm nào khác Mặt khác màu sắc nhóm còn thể hiện cá tính nhóm thậm chícòn hàm chứa giá trị có tính lịch sử.
Xác định cơ chế hoạt động của nhóm: Cần tạo ra cơ chế vận hành nhóm theo mộtcách dễ dàng và thuận lợi nhất… chỉ có cách đó mới hy vọng công việc của nhómtiến triển nhanh chóng, có hiệu quả và tạo ra những nét đặc trưng riêng củanhóm.
1.2.4 Phân công công việc và thiết lập cơ chế hoạt động của nhóm làm việc
Nguyên tắc trong phân công công việc:
Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm
Rõ ràng, công khai, minh bạch
Công bằng, hợp lý
Có kiểm tra, giám sát và phản hồi kết quả
Theo Meredith Belbin (1981) có 9 vai trò mà các thành viên trong nhóm thành côngcần phải đảm nhận: vai trò thi hành công việc, vai trò tìm kiếm giải pháp, vai trò kiến tạo,vai trò phân tích-đánh giá, vai trò định hướng, vai trò điều phối, vai trò kiểm soát chấtlượng, vai trò hòa giải, vai trò cố vấn
Thiết lập cơ chế hoạt động:
Quy tắc ứng xử: quy định các chuẩn mực về các hành vi cá nhân và hành vi nhómđược cả nhóm chấp nhận và tuân theo Cụ thể hơn, quy tắc trong hành vi ứng xửcủa nhóm là những chỉ dẫn cho các thành viên thấy cần phải làm việc và ứng xửvới nhau như thế nào, điều gì nên và điều gì không nên Mỗi nhóm đều thiết lập mộttập hợp các tiêu chí chuẩn mực làm nên bản sắc riêng của nhóm Những quy tắc thường được viết ra, lập thành văn bản, đóng khung, và để ở nơi mà các thành viên nhìn thấy dễ dàng và thường xuyên nhất
Phương thức ra quyết định: các quyết định trong nhóm được đưa ra như thế nàocũng là vấn đề rất quan trọng và nên được thống nhất ngay từ khi xây dựng nhóm
Trang 14Nhìn từ quan điểm của hành vi tổ chức, việc ra quyết định có thể phân theo 2phương thức: Quyết định cá nhân và quyết định nhóm.
1.3 Giao tiếp trong nhóm làm việc
- Giao tiếp trong nhóm làm việc là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tingiữa các thành viên trong nhóm làm việc để đạt được mục tiêu chung của nhóm
- Chức năng của giao tiếp: chức năng thông tin liên lạc, chức năng điều khiển hành vi,chức năng điều khiển cảm xúc
- Các hình thức và các yếu tố cấu thành giao tiếp trong nhóm làm việc:
Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp: giao tiếp trựctiếp và giao tiếp gián tiếp
Căn cứ vào mục đích giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chínhthức
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ
- Các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong nhóm làm việc:
Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp
Đảm bảo bình đẳng trong giao tiếp
Tôn trọng các giá trị văn hóa
1.4 Lãnh đạo nhóm làm việc
1.4.1 Khái niệm và phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo nhóm làm việc là hệ thống các tác động của nhà quản trị đến các thành viênnhóm, bao gồm huấn luyện, tạo động lực và giải quyết xung đột trong nhóm làmviệc để thúc đẩy từng thành viên trong nhóm tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các nhiệm
vụ được phân công nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm làm việc
Các phong cách lãnh đạo nhóm làm việc:
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Nhà quản trị nhóm thường quyết định mọivấn đề
Trang 15 Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà quản trị nhóm tham khảo ý của nhóm viêntrước khi quyết định.
Phong cách lãnh đạo tự do: Phong cách lãnh đạo này cho phép các thành viênnhóm được quyền ra quyết định, đương nhiên nhà quản trị nhóm vẫn phải chịutrách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra
1.4.2 Động lực cho nhóm làm việc:
Khái niệm: động lực làm việc nói chung được hiểu là sự khát khao và tự nguyện củacon người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể trongquá trình làm việc
Các biện pháp tạo động lực:
Tạo động lực làm việc bằng các công cụ tài chính: lương, thưởng, phúc lợi,
Tạo động lực làm việc qua môi trường làm việc
Khuyến khích thành viên nhóm tham gia vào các quyết định
Uỷ quyền
1.4.3 Quản lý xung đột trong nhóm làm việc:
Xung đột nhóm làm việc là sự bất đồng xảy ra giữa cá nhân với cá nhân trong nhóm,giữa các nhóm trong một tổ chức do khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích hay cạnhtranh về quyền lợi, tài nguyên, quyền lực hay bất đồng về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm
Có 5 yếu tố cấu thành xung đột:
Nhận thức: Các thành viên trong nhóm thường nhận thức về xung đột theohướng tiêu cực, do đó phản ứng tiêu cực với xung đột phát sinh Khi cố gắng loạitrừ những yếu tố gây ra xung đột với quan điểm này, các thành viên trong nhóm
vô tình kích thích xung đột
Vấn đề: Bất kỳ thành viên nào trong nhóm cũng có thể bị cuốn vào xung đột, baogồm những người trực tiếp có lợi, những người chịu ảnh hưởng gián tiếp, nhữngngười tham gia giải quyết
Trang 16 Quy trình: Giải quyết xung đột cần có một quy trình thích hợp.
Nguyên tắc: Xác định các bước tiến hành, việc ưu tiên xử lý với mỗi xung độtcũng không kém quan trọng, xác định cần dựa trên các cơ sở hiệu quả, mức
độ và các bên tham gia, công bằng, độ phức tạp,…
Hoàn cảnh thực tế: Quyền lực, lợi ích cá nhân và các tình huống nhất định là cácnguyên nhân trực tiếp đưa đến cách giải quyết xung đột của mỗi bên
Cách giải quyết xung đột:
Xác định xung đột và nguyên nhân xung đột nhóm làm việc: nhà quản trị cầnquan sát ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ của các thành viên để tìm nguyên nhân gây ramâu thuẫn
Xác định phương pháp giải quyết xung đột nhóm làm việc: Sau khi xác định đượcxung đột và nguyên nhân xung đột giữa các thành viên trong nhóm làm việc, nhàquản trị nhóm cần gặp gỡ từng người và có thể tổ chức một cuộc gặp cả hai bên đểcho các thành viên trong nhóm xác định những quan điểm xung đột là những quanđiểm khác nhau và trình bày chúng Sau đó sử dụng các phương pháp giải quyếtnhư: né tránh, thích nghi hòa giải, đối đầu, thỏa hiệp, cộng tác tùy thuộc vào từngloại mâu thuẫn để giải quyết vấn đề
1.4.4 Quản lý rủi ro trong nhóm làm việc
Rủi ro trong nhóm làm việc thường được phát sinh từ hai nguồn chính:
Rủi ro bên trong: rủi ro không đồng nhất ý kiến, rủi ro về thiếu tương tác và giaotiếp, mâu thuẫn về phân công công việc, rủi ro về thiếu trách nhiệm, mâu thuẫnquyền lực và quyết định
Rủi ro bên ngoài: rủi ro tài chính, mâu thuẫn lịch trình, rủi ro về thời tiết, rủi ro về
an ninh và kỹ thuật
Biện pháp khắc phục:
Tạo một môi trường làm việc nhóm thoải mái và tôn trọng ý kiến của mỗi thànhviên
Trang 17 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm và phân côngcông việc một cách công bằng và rõ ràng.
Đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đều có ý thức trách nhiệm và cam kếtthực hiện nhiệm vụ của mình đúng thời hạn và chất lượng
Thúc đẩy sự hợp tác và tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm bằng cáchkhuyến khích trao đổi ý kiến, lắng nghe nhau và cùng giải quyết mâu thuẫn
Nhóm làm việc phải yêu cầu tất cả mọi công việc phải luôn rõ ràng, công khaitrong các cuộc họp nhóm Trong nhóm làm việc các thành viên trong nhóm phảiluôn biết khiêm tốn về năng lực bản thân và phải luôn biết tôn trọng cũng như hòađồng với các thành viên khác trong nhóm
II XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC 1 CHUYẾN DÃ NGOẠI CHO LỚP 2.1 Mục đích và yêu cầu
Mục đích:
Đầu tháng 7 là thời điểm mà các bạn sinh viên đã hoàn thành học kỳ II năm học
2023-2024 để bắt đầu kỳ nghỉ hè của mình Sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng, ngày đêm chăm chỉhọc hành, để động viên tinh thần hăng say học tập cũng như mong muốn tạo sự kết nốicho các thành viên trong lớp, ban Nhân sự phụ trách lớp quyết định tổ chức một chuyến
đi dã ngoại ngắn ngày (2 ngày-1 đêm) cho tập thể lớp học phần 241_CEMG2811_03 bộmôn Quản trị nhóm làm việc
Thông qua việc tham gia các hoạt động tập thể trong suốt chuyến đi, hy vọng các thànhviên trong lớp có thể trau dồi, nâng cao thêm các kỹ năng mềm cũng như có những kỉniệm đáng nhớ với bạn bè trong lớp