1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi gia súc và Đề xuất các biện pháp quản lí sử dụng hợp lý

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện Trạng Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Trong Nuôi Gia Súc Và Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lí Sử Dụng Hợp Lý
Tác giả Nguyễn Thị Bộ Thi, Nguyễn Hoàng Phương Nga, Bựi Trường Nguyền, Nguyễn Khỏnh Linh, Lương Thiền Thanh, Lộ Thi Thuy Linh
Người hướng dẫn Lờ Doan Dũng
Trường học Trường Đại Học Công Thương Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Độc Tố Học Thực Phẩm
Thể loại bài tập tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Chúng giúp điều trị và phòng ngừa cácbệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện sức đề kháng cho vật nuôi.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nếu

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

-o0o Giảng viên hướng dẫn: Lê Doãn Dũng

TÊN ĐỀ TÀI: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG NUÔI GIA SÚC VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SỬ DỤNG HỢP LÝNHÓM 3:

Thành viên:

1 Nguyễn Thị Bé Thi_2022230085

2 Nguyễn Hoàng Phương Nga_2022230049

3 Bùi Trường Nguyên_2022230058

4 Nguyễn Khánh Linh_2022230034

5 Lương Thiên Thanh_2022230082

6 Lê Thị Thuỳ Linh_2022230035

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1 Tổng quan về chất kháng sinh 3

1.1 Định nghĩa 3

1.2 Phân loại 4

1.2.1 Khả năng tác dụng 4

1.2.2 Dựa trên nguồn gốc 5

Kháng sinh tổng hợp (Synthetic Antibiotics) 5

Kháng sinh bán tổng hợp (Semisynthetic Antibiotics) 6

1.3 Tác hại khi lạm dụng thuốc kháng sinh 6

2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh 7

2.1 Trong nước 7

2.2 Ngoài nước 9

3 Nguyên nhân dẫn đến lạm dụng kháng sinh 10

4 Biện pháp quản lí và sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí 15

4.1 Biện pháp quản lí: 15

4.2 Sử dụng thuốc hợp lí: 17

PHẦN KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Thuốc kháng sinh đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe vànăng suất của đàn gia súc trong ngành chăn nuôi Chúng giúp điều trị và phòng ngừa cácbệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện sức đề kháng cho vật nuôi.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nếu không được quản lý và kiểmsoát hợp lý, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như hiện tượng kháng kháng sinh,ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, động vật và môi trường

Kháng sinh dư thừa trong sản phẩm chăn nuôi có thể xâm nhập vào chuỗi thực phẩm, gâynguy cơ cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là khi vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng lại các loạithuốc thông dụng Thực tế này đã gây ra mối lo ngại về tính bền vững của ngành chăn nuôi

và sức khỏe cộng đồng Do đó, việc quản lý và sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh trong chănnuôi gia súc là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ngườisản xuất và người tiêu dùng

Mục tiêu của bài viết này là phân tích hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôigia súc và đề xuất các biện pháp quản lý việc sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, nhằmđảm bảo hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc và bảo vệ sứckhỏe cộng đồng

Trang 5

Vd: Thuốc Gumboro, Neodox, Vina Mix (điều trị bệnh H5N1), thuốc Verorab, Indirabphòng ngừa bệnh chó dại, Oxytetracycline, Arueomycine ức chế vsv có hại, tăng khả nănghấp thụ chất dinh dưỡng.

1.2 Phân loại

1.2.1 Khả năng tác dụng

Gồm diệt khuẩn và kìm khuẩn

+ Diệt khuẩn (Bactericidal)

Khái niệm: Diệt khuẩn là các chất hoặc phương pháp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoàn

toàn, làm chúng chết hoặc vô hiệu hóa khả năng sinh sản của vi khuẩn

Cơ chế hoạt động: Diệt khuẩn hoạt động bằng cách làm tổn thương hoặc phá vỡ cấu trúc

quan trọng của vi khuẩn, chẳng hạn như thành tế bào, màng tế bào, hoặc các enzyme cần

Trang 6

thiết cho sự sống và sự phát triển của vi khuẩn Các kháng sinh diệt khuẩn tác động trực tiếpđến vi khuẩn, khiến chúng không thể tồn tại hoặc nhân lên.

+ Kiềm khuẩn (Bacteriostatic)

Khái niệm: Kiềm khuẩn là các chất hoặc phương pháp không tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn,

mà chỉ ngừng hoặc ức chế sự phát triển, sinh sản của chúng, giúp cơ thể vật chủ có thời gian

để chống lại vi khuẩn

Cơ chế hoạt động: Các chất kiềm khuẩn không giết chết vi khuẩn mà chỉ làm giảm khả

năng sinh sản hoặc làm cho vi khuẩn không thể phát triển mạnh mẽ Các kháng sinh kiềmkhuẩn thường ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, hoặc các yếu tố sinh lý quan trọngkhác của vi khuẩn

So sánh tổng quát:

Tiêu chí Diệt khuẩn Kiềm khuẩn

Cơ chế tác

động Tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn Ức chế sự phát triển và sinh sản của vikhuẩn

Kết quả Vi khuẩn chết hoàn toàn Vi khuẩn ngừng phát triển nhưng vẫn sống

Ví dụ Penicillin,Cephalosporin Amoxicillin,Tetracycline,Sulfonamide Chloramphenicol,Thời gian

hiệu quả Nhanh chóng, có thể tiêu diệttrong thời gian ngắn Chậm hơn, phụ thuộc vào hệ miễn dịch củavật chủ

Ưu điểm Tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn Ít tác dụng phụ đối với vật chủ

Nhược điểm Có thể gây kháng thuốc, tácdụng phụ mạnh Không tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức, cầnsự hỗ trợ của hệ miễn dịch

Kết luận

Diệt khuẩn và kiềm khuẩn đều là hai phương pháp sử dụng để kiểm soát sự phát triển của

vi khuẩn, nhưng chúng khác nhau về cơ chế tác động và mức độ hiệu quả Tóm lại, diệt khuẩn là phương pháp mạnh mẽ hơn trong việc tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức, trong khi k iềm khuẩn chỉ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, giúp hệ miễn dịch có thêm thời gian để

xử lý

1.2.2 Dựa trên nguồn gốc

Gồm tổng hợp và bán tổng hợp

Trang 7

Kháng sinh tổng hợp (Synthetic Antibiotics)

Khái niệm: Là những kháng sinh được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm thông

qua các phản ứng hóa học tổng hợp Các kháng sinh này không dựa vào bất kỳ nguồn tựnhiên nào mà được tạo ra từ các hợp chất hóa học tổng hợp

Cơ chế: Các kháng sinh tổng hợp được thiết kế để tác động trực tiếp vào các cơ chế sinh lý

hoặc sinh hóa của vi khuẩn, ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt chúng

Kháng sinh bán tổng hợp (Semisynthetic Antibiotics)

Khái niệm: Là những kháng sinh được tạo ra thông qua một quá trình kết hợp giữa việc chiết xuất từ nguồn tự nhiên (như từ nấm hoặc vi khuẩn) và việc chỉnh sửa hóa học để cải

thiện tính chất hoặc mở rộng phổ kháng khuẩn Tức là, kháng sinh bán tổng hợp có sự kếthợp giữa các yếu tố tự nhiên và tổng hợp

Cơ chế: Kháng sinh bán tổng hợp không chỉ hoạt động theo cơ chế giống như kháng sinh tự

nhiên mà còn có thể được thiết kế để khắc phục các nhược điểm của kháng sinh tự nhiên(như khả năng kháng thuốc) Quá trình tổng hợp hóa học giúp cải thiện hiệu quả và khả năngchống lại vi khuẩn kháng thuốc

So sánh tổng quát

Tiêu chí Kháng sinh tổng hợp Kháng sinh bán tổng hợp

Nguồn gốc Hoàn toàn từ tổng hợp hóa học

kháng thuốc Khả năng kháng thuốc cao nếu sửdụng không đúng cách Có thể hạn chế kháng thuốc so vớikháng sinh tự nhiên

Ưu điểm Giá rẻ, dễ dàng sản xuất Tốt hơn về hiệu quả điều trị và giảmtác dụng phụ.

Nhược điểm Tác dụng phụ cao, nguy cơ kháng

thuốc

Chi phí cao hơn, có thể dẫn đến khángthuốc nếu sử dụng không đúng

Trang 8

Kết luận: Tóm lại, kháng sinh tổng hợp thường có giá thành rẻ và dễ sản xuất, nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ và dễ gây kháng thuốc Trong khi đó, kháng sinh bán tổng hợp

có hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ và mở rộng phổ kháng khuẩn, nhưng chi phí sản xuấtcao hơn và vẫn có thể gây kháng thuốc nếu không sử dụng đúng cách

1.3 Tác hại khi lạm dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đã và đang được sử dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm

để chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, cung cấp nguồnthực phẩm an toàn cho con người và giữ thú cưng khỏe mạnh Tuy nhiên, việc lạm dụngthuốc kháng sinh trong chăn nuôi đang là vấn đề đáng lo ngại Nhiều người chăn nuôi sửdụng thuốc kháng sinh không đúng cách, thậm chí không có sự chỉ định của bác sĩ thú y, dẫn

đến hiện tượng kháng kháng sinh và nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng thuốc cho con người

thông qua sản phẩm từ động vật như thịt, trứng, sữa

Mối nguy hại chính của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi không đúng nguyên tắc,liều lượng, liệu trình dẫn đến vấn đề nhờn thuốc, tạo cơ hội cho vi sinh vật kháng lại thuốc.Lạm dụng kháng sinh gây ra sự tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởngtrước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thựcphẩm do sự tồn dư kháng sinh

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: chẩn đoán đúng bệnh; dùng đúng thuốc;

sử dụng đúng liều lượng kháng sinh; dùng đúng liệu trình

Kháng sinh là “con dao 2 lưỡi”, bên những mặt lợi, có những mặt hại như: làm mất cân bằngsinh học của hệ vi sinh vật đường tiêu hoá; diệt vi trùng gây bệnh, đồng thời làm đảo lộn khảnăng phòng vệ của cơ thể, rối loạn khả năng sản sinh miễn dịch của cơ thể; tăng phản ứngquá mẫn của cơ thể: shock quá mẫn, dị ứng nổi mày đay, ban, đỏ da; một số tai biến về thận;liệt cơ vân, ức chế hô hấp, ảnh hưởng tới cơ xương, ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn và hoạt

động của thần kinh Đặc biệt, khi lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh là tình trạng tự nhiên khi các vi sinh vật như vi khuẩn thích ứng với cácloại thuốc kháng sinh các loại thuốc này không còn hiệu quả trong điều trị bệnh

Nguyên nhân của kháng kháng sinh trong chăn nuôi: dùng không đúng liều (thường cao hơngấp 2-3 lần liều dùng hướng dẫn); không dúng thời gian sử dụng thuốc (thường thay khángsinh khác trong điều trị bệnh nếu sau 2-3 ngày không thấy thuyên giảm); không đúng loạithuốc (sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh Hiện tượng kháng kháng sinh dẫn đến việc điều trịcác bệnh truyền nhiễm thông thường không hiệu quả, kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệthương tật, thậm chí tử vong, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến giống nòi con người (ảnhhưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, thai nhi ở trong bụng mẹ và sức khỏe trẻ em)

2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh

2.1 Trong nước

Trang 9

Chăn nuôi đóng góp 30% tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam, trong đó chăn nuôinông hộ quy mô nhỏ và vừa chiếm 70% tổng giá trị của ngành chăn nuôi Hàng năm, ngànhchăn nuôi xuất chuồng khoảng 29,1 triệu con lợn và 364,5 triệu con gia cầm (gà và vịt).Một số nghiên cứu thực hiện cho thấy, song song với việc phát triển chăn nuôi và nuôi trồngthủy sản là việc sử dụng kháng sinh rộng rãi để hỗ trợ cho quá trình điều trị và kiểm soátbệnh dịch ở ngành sản xuất này Khảo sát trên 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh TiềnGiang cho thấy mức độ sử dụng kháng sinh rất cao (lượng kháng sinh sử dụng tính theo đầugia cầm cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu), trong đó có đến84% kháng sinh được sử dụng để phục vụ mục đích phòng bệnh [3] Việc sử dụng thức ănchăn nuôi trộn sẵn kháng sinh chiếm tỷ lệ rất cao Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi 72% số trangtrại chăn nuôi sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phòng bệnh hoặc kích thích tăngtrưởng Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn bị cũng bị lạm dụng (286,6 mg hoạtchất /kg lợn hơi).

Hiện nay, việc sử dụng rộng rãi một cách không kiểm soát thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

ở Việt Nam đang làm gia tăng sự hiện diện của các chủng vi khuẩn kháng thuốc Bên cạnh

đó, việc tự do bán thuốc kháng sinh không theo đơn hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăncho gia súc, gia cầm, thủy san để kích thích tăng trưởng mà không được giám sát về chuyênmôn cho thấy thuốc kháng sinh đang được sử dụng một cách thiếu trách nhiệm gây ảnhhưởng rất lớn đến an toàn thực phẩm, sức khỏe con người cũng như xuất nhập khẩu của cácmặt hàng chăn nuôi

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp thì có đến hơn 75% thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ Do đó, cótình trạng nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán

tự do Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của tổchức Y tế thế giời (WHO) Trong đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỷ lệkháng kháng sinh cao nhất thế giới Về nguyên lý, khi một loại kháng sinh được sử dụngnhiều lần với liều nhỏ, không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩns, vi khuẩn sẽ trở nên thích nghi,nhờn với loại kháng sinh đó khiến các chủng vi khuẩn sinh ra biến thể mới để vô hiệu hóa tácdụng diệt khuẩn của thuốc

Đặc biệt, ở không ít hộ chăn nuôi, trang trại, không đợi vật nuôi đào thải hết kháng sinh đãxuất bán tạo ra những tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn Người dân ăn thực phẩmmỗi ngày cũng là đang ăn cả kháng sinh, lâu dần dẫn đến tình trạng cơ thể kháng thuốc màkhông rõ lí do

Trang 10

Biểu đồ 1: Các loại kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn ít nhất một lần tại tỉnh Lâm Đồng năm 2018

*BMD: Bacitracin Methylene Disalicylate; f: Cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc (BNNPTNT, 2014b); g: Sử dụng bất hợp pháp trong thú y (BNNPTNT, 2014a); r: Hạn chế

sử dụng trong thú y (BNNPTNT, 2014a); h: Sử dụng với hàm lượng hạn chế cho phép trong thức ăn chăn nuôi cho lợn (BNNPTNT, 2009).

Một loạt các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn ít nhất 1 lần tại tỉnhLâm Đồng đã được nhận diện (Biểu đồ 1) Tổng số 14 nhóm kháng sinh với 43 loại khángsinh khác nhau được sử dụng cho mục đích điều trị bệnh, 33 loại kháng sinh dùng cho mụcđích phòng bệnh và 10 loại kháng sinh giúp kích thích sinh trưởng Trong đó, các loại khángsinh dùng cho kích thích sinh trưởng được bổ sung trong thức ăn chăn nuôi Các kháng sinhphổ biến cho mục đích này theo thứ tự giảm dần là colistine, florfenicol, chlortetracyclin vàenramycin Các nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh trong chăn nuôi lợn (trên 15hộ/trang trại sử dụng) theo thứ tự giảm dần là beta-lactams, aminoglycosides, tetracyclines,macrolides, fluoroquinolons và polymyxin Tương tự, các nhóm kháng sinh sắp xếp theothứ tự giảm dần là tetracyclines, macrolides, fluoroquinolones, aminoglycosides và beta-lactams được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh lợn Các kháng sinh chính được sử dụng

để phòng trị bệnh cho lợn là colistine, amoxicillin, enrofloxacin, tylosin, oxytetracycline,gentamicin và tetracycline

2.2 Ngoài nước

Trang 11

Hình 1: Phân bố toàn cầu về mức tiêu thụ thuốc kháng sinh trong thú y được biểu thị bằng miligam trên sinh khối năm 2020

Phần lớn các khu vực điểm nóng có cường độ AMU (viết tắt của Antimicrobial Use, nghĩa

là "Sử dụng thuốc kháng sinh") được tìm thấy ở Châu Á (67%) Chúng được xác định ởmiền đông Trung Quốc, miền nam Ấn Độ, Trung Java (Indonesia), miền trung Thái Lan, bờbiển phía đông Việt Nam, miền tây Hàn Quốc, miền đông Ấn Độ và Bangladesh, Pakistan

và tây bắc Iran Ở Châu Đại Dương, điểm nóng chính được quan sát thấy dọc theo bờ biểnđông nam của Úc Trong phạm vi Châu Âu, các điểm nóng được xác định ở miền bắc nước

Ý, miền bắc nước Đức và miền trung Ba Lan Ở Châu Mỹ, hầu hết các khu vực điểm nóngđược xác định ở phía nam Brazil và Trung Tây Hoa Kỳ

Việc sử dụng thuốc kháng sinh (AMU) ở các khu vực điểm nóng trên toàn cầu, đặc biệt là ở

Châu Á, đang ở mức độ cao, điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến kháng thuốc Việc lạm dụng

hoặc sử dụng kháng sinh không hợp lý có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn pháttriển khả năng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và gây khó khăn trong việc kiểm soát

các bệnh nhiễm khuẩn Vì vậy, cần có các biện pháp mạnh mẽ và hợp tác quốc tế để quản lý

sử dụng kháng sinh hợp lý và ngăn ngừa sự phát triển của kháng thuốc, nhằm bảo vệ sức

khỏe toàn cầu

3 Nguyên nhân dẫn đến lạm dụng kháng sinh

Trang 12

Thiếu hiểu biết kháng kháng sinh:

Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong phòng vàtrị bệnh vật nuôi không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới, song ở Việt Nam thời tiết khí hậubiến đổi thất thường nên việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi rất phổ biến

Ý thức của cơ quản lý nhà nước, cơ sở SX, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hệthống bác sỹ thú y, người chăn nuôi về kháng sinh còn thấp nên tình trạng lạm dụng, thậmchí sử dụng bất hợp pháp kháng sinh trong chăn nuôi chưa được xử lý triệt để

Kết quả điều tra của Cục Thú y về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh (ĐồngNai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định) cho thấy, gần 100% trang trạilớn sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh, 68% trang trại lợn sử dụng thức ăn hỗnhợp chứa kháng sinh nhằm phòng bệnh và kích thích tăng trưởng Số liệu thống kê cũng chothấy, ước tính hàng năm ngành chăn nuôi sử dụng xấp xỉ 50 tấn kháng sinh cho chăn nuôigia cầm và gần 1.000 tấn kháng sinh cho chăn nuôi lợn Kháng sinh được các trang trại lợn

sử dụng phổ biến và nhiều nhất là Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin,Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin

Các hộ chăn nuôi lợn, gà được điều tra đều sử dụng kháng sinh phòng trị bệnh, tự trộn vàothức ăn, nước uống để phòng bệnh hoặc tiêm điều trị bệnh Người chăn nuôi sử dụng nhiềuloại kháng sinh khác nhau để phòng trị bệnh theo kinh nghiệm của mình, trường hợp khó vớigọi đến bác sĩ thú y Không hiểu rõ về liều lượng kháng sinh cần thiết, thời gian sử dụng phù

Ngày đăng: 30/12/2024, 21:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1:  Phân  bố  toàn  cầu  về  mức  tiêu  thụ  thuốc  kháng  sinh  trong  thu  y  được  biểu  thị  bằng  miligam  trên  sinh  khối  năm  2020 - Đề tài hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi gia súc và Đề xuất các biện pháp quản lí sử dụng hợp lý
nh 1: Phân bố toàn cầu về mức tiêu thụ thuốc kháng sinh trong thu y được biểu thị bằng miligam trên sinh khối năm 2020 (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w