LỜI MỞ ĐẦUTrong dòng chảy lịch sử dài dằng dặc của nhân loại, văn minh Trung Hoanổi bật như một trong những nền văn minh cổ đại vĩ đại nhất, với những đóng gópquan trọng cho sự tiến bộ c
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ: 4 THÀNH TỰU CÓ ĐÓNG GÓP LỚN CỦA VĂN MINH TRUNG HOA ĐỐI VỚI SỰ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
Giảng viên : GS TS Nguyễn Thái Yên Hương
Tên sinh viên : Trần Mai Anh
Mã sinh viên : CATBD51C10037
Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy lịch sử dài dằng dặc của nhân loại, văn minh Trung Hoanổi bật như một trong những nền văn minh cổ đại vĩ đại nhất, với những đóng gópquan trọng cho sự tiến bộ của nhân loại Từ những ngày đầu của nền văn minh này,người Trung Hoa đã tạo ra những thành tựu vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, baogồm chữ viết, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, tư tưởng và tôn giáo Những thành tựunày không chỉ phản ánh sự phát triển của một nền văn hóa mà còn tạo ra ảnh hưởngsâu rộng đến nhiều nền văn minh khác trên thế giới Sự phong phú và đa dạng củacác thành tựu này đã góp phần định hình không chỉ lịch sử của Trung Quốc mà còn
cả lịch sử nhân loại
Trước hết, chữ viết Trung Hoa là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời
và phức tạp nhất trên thế giới Hệ thống ký tự này không chỉ đơn thuần là phươngtiện giao tiếp mà còn chứa đựng tri thức và văn hóa của dân tộc Chữ Hán đã pháttriển qua hàng ngàn năm và trở thành cầu nối giữa các thế hệ, giúp lưu giữ vàtruyền bá tư tưởng, tri thức cũng như nghệ thuật Sự phát triển của chữ viết đã tạođiều kiện cho việc ghi chép lịch sử, văn học và triết học, từ đó hình thành nên mộtkho tàng văn hóa phong phú mà nhân loại có thể kế thừa
Bên cạnh đó, những thành tựu trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật củaTrung Hoa đã mở ra những khám phá có giá trị to lớn cho thế giới Các phát minhnhư la bàn, thuốc súng, giấy và in ấn không chỉ làm thay đổi cách thức sinh hoạt
mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội Những tư tưởng triết học và tôngiáo như Nho giáo và Đạo giáo cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn conngười, khuyến khích sự tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cũng như sự hòa hợp với tựnhiên Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một bức tranh tổng thể về sựphát triển vượt bậc của văn minh Trung Hoa, từ đó khẳng định vai trò quan trọngcủa nó trong hành trình tiến bộ của nhân loại Bài luận này sẽ đi sâu vào bốn thànhtựu nổi bật của văn minh Trung Hoa và khám phá cách mà chúng đã đóng góp lớnlao cho sự tiến bộ của nhân loại
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
I KHÁI QUÁT NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
1 Đặc điểm văn minh Trung Hoa
2 Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng như thế nào đến văn minh nhân loại?
II 4 THÀNH TỰU CÓ ĐÓNG GÓP LỚN CỦA VĂN MINH TRUNG HOA ĐỐI VỚI SỰ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
1 Chữ viết
1.1 Chữ đại triện (cổ văn)
1.2 Chữ tiểu triện
1.3 Chữ lệ
1.4 Chữ chân
1.5 Ý nghĩa của chữ viết Trung Hoa tới văn minh nhân loại
2 Khoa học tự nhiên
2.1 Toán học
2.2 Thiên văn và phép làm lịch
2.2.1 Thiên văn học
2.2.2 Phép làm lịch
2.2.3 Ý nghĩa của thành tựu thiên văn học và phép làm lịch của văn minh Trung Quốc
2.3 Y dược học
3 Kĩ thuật
3.1 Kĩ thuật làm giấy
3.2 Kĩ thuật in
3.3 Chế tạo thuốc súng
3.4 Kim chỉ nam
4 Tư tưởng và tôn giáo
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4I KHÁI QUÁT NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
1 Đặc điểm văn minh Trung Hoa
Nền văn minh Trung Hoa, với hơn 5000 năm lịch sử, là nền văn minh nhânloại cổ đại duy nhất còn tồn tại trên thế giới Nền văn minh này được phát triển dọchai con sông lớn của Trung Quốc là sông Dương Tử (Trường Giang) và sôngHoàng Hà Tiền thân của Hán tộc là người Hoa Hạ - tên gọi thời Xuân Thu của cưdân ở lưu vực Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ Còn cư dân ở phía nam TrườngGiang thì có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà,nhưng đến thời Xuân Thu cũng bị Hoa Hạ đồng hoá
Dựa theo truyền thuyết và chính sử thì Trung Hoa cổ đại có thể được chiathành 2 thời kỳ: Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế và thời kỳ Tam đại (là các triều đại
Hạ, Thương, Chu) Thời Tam hoàng Ngũ đế thuộc về tiền kỳ và hậu kỳ của chế độcông xã nguyên thuỷ; đến thời Tam đại, Trung Quốc đã chuyển dần sang chế độchiếm hữu nô lệ và phong kiến sơ kỳ Triều Chu chia làm 2 thời kỳ là Tây Chu vàĐông Chu; Xuân Thu là thời kỳ thuộc Đông Chu, bên cạnh thời kỳ Chiến Quốc
Bước sang thời kỳ trung đại, đây là thời kỳ thống trị của các vương triều phong kiến trên đất nước Trung Quốc thông nhất1, với lịch sử hơn 2000 năm, gồm cáctriều đại: Tần, Tây Hán, Tân, Đông Hán, Nguỵ, Thục, Ngô, Tấn, thời kỳ Nam Bắctriều, Tuỳ, Đường, Tống (Bắc Tống và Nam Tống), Nguyên, Minh, Thanh Trong
đó 4 triều đại Hán, Đường, Tống, Minh được đánh giá là những vương triều lớnnhất, là thời kỳ văn minh Trung Hoa cường thịnh, phát triển về mọi mặt
Sự phát hiện ra văn minh Trung Quốc là công của các nhà trí thức thuộc
“Thời đại Khai sáng” (Enlightenment) ở Châu Âu2 Đánh giá về dân tộc Trung
Quốc, Diderot viết thế này: “Dân tộc ấy văn minh hơn tất cả các dân tộc khác ở Châu Á về lịch sử xa xưa, về nghệ thuật, trí thức, minh triết, nền chính trị, và niềm đam mê triết học; và một số tác giả còn bảo rằng về tất cả các phương diện ấy, họ không thua sút những dân tộc văn minh nhất Châu Âu3” Theo Tương Quân Túc(Xiangjun Su, Khoa Giáo dục Quốc tế, Đại học Y Tuân Nghĩa, Trung Quốc), nền
1 Vũ Dương Ninh (Chủ biên), 2012 Lịch sử văn minh thế giới Tái bản lần thứ 14 Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, tr 95.
2 Will Durant (Huỳnh Ngọc Chiến dịch) Lịch sử văn minh thế giới (The Story of Civilization), phần 1: Di sản
phương Đông (Our Oriental Heritage,1935), tập 3: Văn minh Trung Hoa & Nhật Bản Nhà xuất bản Khoa học
Hà Nội, tr 2.
3 Denis Diderot, (1751-1772) Encyclopédie ou Dictionnaire raisonné des sciences, des arts et des métiers
(Bách khoa toàn thư hoặc từ điển lý luận về khoa học, nghệ thuật và thương mại).
Trang 5văn minh Trung Hoa có 8 đặc điểm chính: đa nguyên và thống nhất, sử dụng rộng rãi chữ Hán cổ, lấy con người làm trung tâm và sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, theo đuổi sự hoà hợp và hoà bình, tìm kiếm điểm chung trong khi vẫn giữ lại nét riêng biệt, đặt đức hạnh lên hàng đầu, đề cao lòng tốt và lòng nhân từ, đồng hình giữa quê hương và đất nước4 “Đúng là đế chế đó được tổ chức ưu việtnhất, hơn hẳn mọi dân tộc khác trên thế giới” - Voltaire.
2 Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng như thế nào đến văn minh nhân loại?
Trung Quốc là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, bêncạnh văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà hay văn minh Hi Lạp và La Mã cổđại, Với diện tích rộng lớn và sự đa dạng các dân tộc, nền văn minh Trung Hoa
đã phát triển mạnh mẽ ngay từ thời cổ đại và trở thành một phần không thể thiếucấu thành nên tổng thể “văn hoá phương Đông” Chính sự phong phú về lịch sử,truyền thống và tư tưởng, cũng như một phần do những cuộc xâm lược của quốcgia này với các nước khác, đã khiến nền văn minh Trung Hoa có ảnh hưởng sâurộng không chỉ đối với các quốc gia châu Á mà còn đối với toàn thế giới Tiêu biểu
là khi một người bạn phương Tây thường có một câu hỏi cho những người bạnchâu Á của mình trong lần đầu làm quen là: “Are you Chinese?”
Học giả Keyserling đã từng khẳng định rằng Trung Quốc, đặc biệt là vàothời kỳ thượng cổ, đã tạo ra những mẫu mực về văn hóa và nhân sinh quan, gópphần định hình một nền văn hóa cao nhất mà nhân loại đã từng biết đến Sự kết hợpgiữa trí tuệ, đạo đức và tinh thần sáng tạo đã làm nên một nền văn minh mà quahàng nghìn năm vẫn giữ được những giá trị cơ bản và ảnh hưởng mạnh mẽ đếnnhiều nền văn hóa khác
Với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật,
và xã hội, Trung Quốc đã và đang trở thành một nền văn minh không chỉ ảnhhưởng mạnh mẽ đến châu Á mà còn trên toàn cầu Những dấu ấn của Trung Hoa
cổ đại vẫn được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay, từ tư tưởng triết học Nhogiáo đến các giá trị văn hóa đặc trưng như lễ nghi, phong tục, và nghệ thuật Đây lànhững giá trị cốt lõi tạo nên một nền văn minh vĩ đại, không chỉ của Trung Quốc
mà còn của toàn nhân loại
4 Xiangjun Su, (2021) On Characteristics of Chinese Civilization [pdf] International Journal of Social Science
Studies, Vol 9, No 5 Đường dẫn:
https://www.researchgate.net/publication/354101540_On_Characteristics_of_Chinese_Civilization [Truy cập ngày 27/11/2024].
Trang 6II 4 THÀNH TỰU CÓ ĐÓNG GÓP LỚN CỦA VĂN MINH TRUNG HOA ĐỐI VỚI SỰ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
1 Chữ viết
Chữ Hán (hay Hán tự) là loại văn tự ngữ tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc.Chữ Hán sau đó đã du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên,Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông
Á Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữcủa dân bản địa ở từng nước Quá trình hình thành chữ viết của Trung Quốc có thểchia thành 4 giai đoạn chính: chữ đại triện (cũng gọi là cổ văn, tập hợp những loạichữ viết đầu tiên), chữ tiểu triện, chữ lệ và chữ chân (tức chữ Hán ngày nay)
1.1 Chữ đại triện (cổ văn)
Các nhà nghiên cứu chữ Hán cho rằng chữ viết của người Trung Quốc bắtđầu hình thành từ thời Phục Hy (hay Bào Hy), một trong ba Tam hoàng (Phục hy,
Nữ Oa, Thân Nông) theo truyền thuyết Trung Quốc Tương truyền, ông là ngườisáng tạo ra hệ thống Bát Quái bằng một nét liền (-) đại diện cho Dương và một nétđứt ( ) đại diện cho Âm Kết hợp hai nét lại để ghi nhận và truyền lại các hiệntượng trong trời đất Đến thời Thần Nông, người ta dùng dây thừng thắt nút gọi là
“kết thừng” để ghi nhớ sự việc và cai trị thiên hạ Kiểu kết thừng này được xem làmột hệ thống chữ viết thô sơ tiếp theo sau hệ thống Bát Quái của Phục Hy
Đến thời Hoàng đế (mở đầu Ngũ đế), sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra
chữ viết bằng cách bắt chước hinh dạng dấu chân chim: “Thương Hiệt - sử quan của Hoàng Đế, đầu rồng, 4 mắt sáng như đèn, miệng to như cái chậu, nhìn vết chân chim muông, thấy phân biệt được giống loài, liền theo đó mà tạo ra chữ viết Lúc Thương Hiệt tạo ra chữ viết, thóc lúa từ trên trời tuôn xuống như mưa, đêm đêm quỷ khóc mưa kêu…” (theo truyền thuyết Trung Quốc) Hình thể của chữ viết
đó ra sao thì ngày nay vẫn chưa tìm thấy dấu tích nhưng người ta gọi hệ thống chữviết này là Chữ Khoa Đẩu
Đến năm 1899, các nhà khảo cổ phát hiện hệ thống chữ viết xưa trên xươngthú, mai rùa mà nội dung của nói liên quan đến việc bói toán (bốc) có niên đạithuộc nhà Thương (sau đổi tên thành nhà Ân), chữ viết lên xương cốt đựọc gọi làchữ giáp cốt (giáp cốt văn) Một loại chữ viết khác cũng được ra đời trong thời kìnày (thời nhà Thương) là kim văn (hay chung đỉnh văn), song đến thời Tây Chu thìkim văn mới được sử dụng rộng rãi và phát triển, trở thành chữ viết tiêu biểu thời
Trang 7kì Tây Chu Sau đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, do đất nước không thống nhấtnên hệ thống chữ viết theo đó mà không thống nhất theo.
1.2 Chữ tiểu triện
Đến khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tương tuyền Tần Thủy Hoàng đãsai Thừa Tướng Lý Tư thống nhất chữ viết dựa trên chữ Triện của nhà Chu (ĐạiTriện) mà thành chữ triện của nhà Tần (gọi là tiểu triện) Nhưng cũng có người nóirằng chữ tiểu triện đã có trước khi có nhà Tần Thuyết thứ hai phù hợp hơn vì triềuTần kéo dài không lâu (chỉ có 36 năm) nên không thể tạo ra một kiểu chữ viết vàdùng rộng rãi cho toàn một nước rộng lớn như Trung Quốc được
1.3 Chữ lệ
Từ cuối thời Tần Thuỷ Hoàng đến đầu thời Hán, lại xuất hiện thêm một loạichữ viết mới, khác với chữ triện,là chữ lệ Trong khi chữ triện còn giữ lại nhiềuyếu tố tượng hình, có nhiều nét cong nét tròn thì chữ lệ đã biến những nét cong néttròn đó thành ngang bằng sổ thẳng vuông vức ngay ngắn Mặc dù thời gian chữ lệkhông lâu (khoảng hơn 100 năm), song chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây làgiai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân (tức chữ Hán hiện nay)
1.4 Chữ chân
Sang thời Hán bút lông ra đời, chữ viết bắt đầu phát triển mạnh mẽ Từ chữ
Lệ thành chữ Khải (khải thư) được dùng phổ biết nhất đến ngày nay Vì vậy màchữ viết của người Trung Quốc ngày nay còn gọi là Hán Tự Chữ Khải là loại chữđược viết một cách ngay ngắn, rõ ràng theo khuôn phép (khải: khuôn phép, mẫu)
và đặc biệt, nó trở thành một hình thức nghệ thuật hội họa bằng chữ viết gọi là ThưPháp Chữ khải còn có tên gọi khác là chân thư hay chữ chân phương
Vào thời Tam Quốc, Thái Ung đặt ra chữ Bát Phân (8 phần Lệ, 2 phầnchân) Đến thời Hậu Hán, Trương Chi sáng tạo ra Thảo Thư để viết tháo, viếtnhanh Lưu Bá Thăng sáng tạo ra lối hành thư nửa chân, nửa thảo Chữ viết của haihình thức này không còn ngay ngắn như chữ Khải nữa
Vì có những chữ Hán phức tạp nên ngày nay người Trung Quốc dựa vào chữHành và Chữ Thảo để đơn giản hóa các nét của chữ Khải Vì vậy chữ Khải có haihình thức là Giản thể (chữ khải đã được tinh giảm một số nét, hay Giản thể tự) vàPhồn thể (tức chữ khải truyền thống hay Chính thể tự)
Trang 81.5 Ý nghĩa của chữ viết Trung Hoa tới văn minh nhân loại
Chữ viết Trung Quốc, với lịch sử hơn 3.000 năm, không chỉ là phương tiệnghi chép mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền bá tri thứcqua các thế hệ Những tác phẩm lịch sử, văn học, khoa học và triết học như “Sửký” hay “Hoàng Đế Nội Kinh” đều được ghi lại bằng chữ Hán, giúp bảo tồn vàphát triển văn hóa Trung Quốc Những tài liệu này không chỉ có giá trị đối vớiTrung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nền văn hóa Đông Á và nhân loại
Chữ Hán cũng có ảnh hưởng lớn đến các hệ thống chữ viết ở các quốc gialân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, nơi chữ Hán hay các biến thể của
nó (Kanji, Hanja, Nôm)đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống chữviết riêng của mỗi quốc gia Ngoài ra, nghệ thuật thư pháp Trung Quốc cũng đượcphát triển từ chữ Hán và có ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật thư pháp ở cácquốc gia khác
Chữ viết Trung Quốc còn đóng góp lớn trong việc phát triển các ngành khoahọc, như y học, thiên văn học và triết học Các công trình khoa học của TrungQuốc cổ đại, được ghi lại bằng chữ Hán, không chỉ ảnh hưởng đến nền văn minhTrung Hoa mà còn truyền bá tri thức đến các nền văn hóa khác thông qua “Conđường tơ lụa” Hệ thống chữ Hán còn giúp kết nối các quốc gia trong khu vựcĐông Á, tạo thành một di sản văn hóa chung, làm nền tảng cho sự phát triển vănhóa và giao lưu tri thức Đến nay, chữ Hán vẫn giữ vai trò quan trọng trong thế giớihiện đại, đặc biệt trong thương mại và giao tiếp quốc tế, và ngày càng được họcrộng rãi ở nhiều quốc gia
2 Khoa học tự nhiên
2.1 Toán học
Tương truyền, cũng từ thời Hoàng đế, người Trung Quốc đã biết đến hệ thậpphân - phép đếm lấy 10 làm cơ số Đến thời Tây Hán, ở Trung Quốc xuất hiện mộttác phẩm toán học với nhan đề “Chu bễ toán học” nói về lịch pháp, thiên văn, hìnhhọc, số học, và đặc biệt, đây là tác phẩm toán học sớm nhất của Trung Quốc nói
về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông giống như định lý Py-ta-go Sau
đó là sự xuất hiện quan trọng hơn cả của tác phẩm “Cửu chương toán thuật” vàothời Đông Chu Tác phẩm này chứa đựng các nội dung như 4 phép tính, phươngpháp khai căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc 1, số âm số dương, cách tính diệntích, thể tích, quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông, Đến thời Nguỵ, Tấn, Nam
Trang 9Bắc triều, người ta đã chú giải “Cửu chương toán thuật” và tìm ra được số pi chínhxác với 7 số lẻ nằm ở giữa sớm nhất thế giới Thời Đường, Tống, Nguyên, Minh,Thanh có rất nhiều những nhà toán học có tên tuổi như nhà sư Nhất Hạnh, GiảHiến, Thẩm Quát với những ý kiến giải quyết các vấn đề toán học hóc búa, làmtiền đề cho các nhà toán học đời sau Tiêu biểu là vào thời kỳ Tống, Nguyên, ngườiTrung Quốc đã phát minh ra bàn tính, rất tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Ý nghĩa các thành tựu toán học của Trung Quốc
Những thành tựu toán học của Trung Quốc có ý nghĩa sâu rộng đối với sựphát triển của văn minh nhân loại, đóng góp vào nền tảng khoa học và công nghệtoàn cầu Các thành tựu này không chỉ phản ánh sự thông minh và sáng tạo củangười Trung Quốc mà còn là di sản quan trọng trong việc phát triển các ngành toánhọc và kỹ thuật sau này Các nhà toán học Trung Quốc cổ đại đã phát triển các lýthuyết về hình học, đặc biệt là về đo đạc diện tích và thể tích, ảnh hưởng đến ngànhxây dựng và kiến trúc Sự phát triển này không chỉ giúp Trung Quốc cổ đại giảiquyết các vấn đề thực tế trong đời sống mà còn tạo tiền đề cho các nghiên cứu khoahọc sau này của nhân loại
2.2 Thiên văn và phép làm lịch
2.2.1 Thiên văn học
Truyền thuyết Trung Quốc đã ghi lại rằng từ thời Hoàng Đế Nghiêu Thuấnngười ta đã bắt đầu biết quan sát thiên văn Cho tới thời Thương, có một số tài liệu,ghi chép lại bằng chữ giáp cốt, đã nói đến hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.Người ta nhận thấy mặt trời và mặt trăng thỉnh thoảng đột nhiên mất đi độ sáng.Người ta không thể lý giải được lý do và lo sợ rằng độ sáng, một khi đã mất đi vàkhông trở lại thì sẽ là ngày đến của tận thế Chính vì lý do này, người Trung Quốc
cổ đại bắt đầu quan sát nhật thực và nguyệt thực, ghi lại thời gian và phạm vi baophủ, và tìm kiếm lý do cho nhật thực Đó chính là những tài liệu sớm nhất trên thếgiới đề cập đến vấn đề thiên văn học này Sách Xuân Thu còn ghi chép hiện tượng
“sao Bột nhập vào sao Bắc Đẩu” mà sau này được biết đến với tên gọi “sao chổiHalây”, sẽ xuất hiện 76 năm một lần Hay trong thiên “Ngũ Hành chí” sách “Hánthư” đã viết một cách chi tiết về ngày xảy ra hiện tượng điểm đen trong mặt trời và
đó cũng là tài liệu được đánh giá là sớm nhất trên thế giới đề cập đến vấn đề này
Trương Hành là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất của Trung Quốc Ông đãbiết ánh sáng của mặt trăng là do được nhận từmặt trời, lần đầu tiên giải thích đúng
Trang 10đắn rằng Nguyệt thực là do mặt trăng nấp sau bóng của Trái Đất Để lưu lại nhữngkiến thức quan trọng đó, Trương Hành đã sáng tác một tác phẩm thiên văn học vôcùng xuất sắc mang tên “”Linh Hiến - trong cuốn sách, ông đã tỉ mỉ miêu tả lại sựvận động và phát triển của trời, đất, mặt trăng, mặt trời và các vì sao Có thể nóiđây là một bước đệm vững chắc để ngành thiên văn học trên thế giới có thể pháttriển một cách rực rỡ Ngoài ra, ông còn dành sự tâm huyết ấy trong việc nghiêncứu địa chất học Vào năm 132 SCN, Trương Hành phát minh ra “Hậu Phong địađộng nghi” và tới năm 138 SCN, chiếc máy địa chấn này đã phát hiện chính xácmột trận động đất xảy ra ở Lũng Tây “Địa động nghi” mà Trương Hành phát minh
ra là bộ máy đầu tiên trên thế giới có khả năng đo được hướng của một trận độngđất, và nó đã có từ 1.700 năm trước khi máy địa chấn châu Âu được phát minh.2.2.2 Phép làm lịch
Nhờ những hiểu biết sâu rộng ấy về thiên văn nên từ rất sớm Trung Quốc đã
có lịch cho riêng mình Vào thời nhà Thương, Trung Quốc đã biết ứng dụng và kếthợp vòng quay của mặt trăng xung quanh Trái Đất, của Trái Đất xung quanh mặttrời để tạo ra lịch Loại lịch này 1 năm chia thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày vàtháng thiếu có 29 ngày Để cho khớp với vòng quay của Trái Đất xung quanh mặttrời người đời Thương đã biết thêm vào một tháng nhuận Lúc đầu cứ 3 năm thêmmột tháng nhuận, 5 năm thêm hai tháng nhuận, về sau đến giữa thời Xuân Thu cứ
19 năm thì thêm 7 tháng nhuận Đặc biệt hơn cả Trung quốc có một loại lịch cònđược ứng dụng rất đến ngày nay, đó là lịch “Thái sơ” thời Hán Vũ Đế (104 TCN).Lịch này lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu tiên của một năm mới (điểm tươngđồng với lịch của thời nay) Trong sử sách cũng đã ghi chép lại rất chi tiết về cách
đo thời gian của người Trung Quốc: Để đo thời gian, đầu tiên người Trung Quốcdùng một cái cọc gọi là “khuê” để đo bóng mặt trời, do đó đã xác định được ngày
hạ chí và đông chí làm cho mức độ tính chính xác của lịch ngày càng cao Sau đó,người Trung Quốc lại dùng cái “nhật quỹ” Đó là một cái đĩa tròn trên mặt có khắc
12 giờ và 96 khắc, đặt nghiêng song song với bề mặt của đường xích đạo, ở giữa cómột cái kim cắm theo hướng bắc nam Khi mặt trời di chuyển thì bóng của chiếckim đó cũng di chuyển trên bề mặt có khắc giờ Đến khoảng thời Chu, ngườiTrung Quốc đã phát minh ra một chiếc bình đựng nước dùng để đo thời gian hằngngày vô cùng sáng tạo khác có tên là “đồng hồ trích lậu” (cái bình bằng đồng rỏ
Trang 11nước) Đến đầu thế kỉ XVII, đồng hồ của phương Tây truyền vào Trung Quốc, từ
đó loại “đồng hồ nước” mới không dùng nữa
2.2.3 Ý nghĩa của thành tựu thiên văn học và phép làm lịch của văn minh TrungQuốc
Thành tựu thiên văn học và phép làm lịch của người Trung Quốc có ảnhhưởng sâu rộng đối với sự phát triển khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực thiên vănhọc và lịch pháp hiện đại Những đóng góp này không chỉ giúp Trung Quốc cổ đạihiểu rõ hơn về vũ trụ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hệthống lịch và nghiên cứu thiên văn học trên toàn thế giới
Trung Quốc cổ đại đã có những nghiên cứu sớm về sự chuyển động của cáchành tinh, sao, và hiện tượng thiên văn như nhật thực và nguyệt thực Hệ thốngthiên văn của Trung Quốc còn có những bản đồ sao và lịch trình sao chi tiết, từ đóhình thành các phương pháp dự đoán các hiện tượng thiên văn, giúp định hướngcho nông nghiệp, đời sống xã hội và các nghi lễ tôn giáo
Phép làm lịch của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng lớn đến các hệ thống lịchkhác Trung Quốc đã phát triển một hệ thống lịch âm, dương kết hợp giữa chu kỳmặt trăng và mặt trời, giúp xác định các mùa, các ngày lễ và các sự kiện thiên vănquan trọng Hệ thống lịch này đã ảnh hưởng đến các nền văn minh lân cận bao gồmNhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam Lịch Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc xác định ngày giờ cho các hoạt động nông nghiệp, tôn giáo và xã hội,góp phần duy trì sự ổn định và thịnh vượng của xã hội
Hệ thống thiên văn và phép làm lịch của Trung Quốc không chỉ có ảnhhưởng mạnh mẽ đối với các nền văn minh phương Đông mà còn gián tiếp đónggóp vào các nghiên cứu thiên văn học và lịch pháp ở phương Tây Những quan sátthiên văn của các nhà khoa học Trung Quốc đã cung cấp thông tin quan trọng chocác nghiên cứu sau này, giúp hình thành nền tảng cho các lý thuyết thiên văn họchiện đại Thực tế, nhiều phương pháp lịch âm dương của Trung Quốc được sửdụng trong các hệ thống lịch hiện nay, đặc biệt là trong việc xác định các ngày lễTết, sự kiện tôn giáo và các hoạt động liên quan đến thiên văn học
Tóm lại, những thành tựu thiên văn học và phép làm lịch của Trung Quốc đã
để lại di sản quý báu cho thế giới Những đóng góp này không chỉ giúp hiểu rõ hơn
về vũ trụ mà còn ảnh hưởng lớn đến nền văn minh nhân loại trong việc phát triển