Lợi ích biên Lợi ích biên của một hàng hoá là phần thay đổi trong tổng lợi ích khi số lượng sản phẩm tiêu dùng thay đổi một đơn vị với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hoá khác..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 1
1.1 Lý thuyết lợi ích (hữu dụng) 1
1.1.1 Lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích biên 1
1.1.1.1 Lợi ích 1
1.1.1.2 Tổng lợi ích 1
1.1.1.3 Lợi ích biên 1
1.1.2 Quy luật lợi ích biên giảm dần 2
1.2 Lý thuyết đường bàng quan 3
1.2.1 Giả định về hành vi người tiêu dùng 3
1.2.2 Sở thích của người tiêu dùng 4
1.2.3 Đường bàng quan 5
1.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm 5
1.2.3.2 Tỷ lệ thay thế biên 6
1.2.3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế biên và lợi ích biên 7
1.2.3.4 Bản đồ bàng quan 7
1.3 Đường ngân sách 8
1.3.1 Sự ràng buộc ngân sách 8
1.3.2 Khái niệm, đặc điểm đường ngân sách 8
1.3.3 Sự thay đổi đường ngân sách 9
1.4 Phương án tiêu dùng tối ưu 10
1.5 Hành vi tiêu dùng và đường cầu 13
1.5.1 Tác động thay thế và tác động thu nhập 13
1.5.2 Thặng dư tiêu dùng 14
1.5.3 Lợi ích biên và đường cầu 15
1.5.4 Đường cầu đặc biệt 17
1.6 Sự không chắc chắn và hành vi của người tiêu dùng 17
Trang 31.6.1 Các trạng thái thông tin 17
1.6.2 Giá trị kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn 18
1.6.3 Lợi ích kỳ vọng, hàm hữu ích, khẩu vị rủi ro, phần bù rủi ro 18
1.6.4 Ứng dụng sự không chắc chắn để giảm rủi ro và ban hành chính sách 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 24
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 25
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 26
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 27
2.1 Lý thuyết sản xuất 27
2.1.1 Hàm sản xuất 27
2.1.2 Dạng của hàm sản xuất 27
2.1.3 Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi 27
2.1.4 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi 29
2.1.4.1 Đường đẳng lượng 29
2.1.4.2 Đường đẳng phí 31
2.1.4.3 Phối hợp giữa đường đẳng phí và đường đẳng lượng để có đầu vào tối ưu 32
2.2 Lý thuyết chi phí 33
2.2.1 Chi phí kế toán, chi phí cơ hội, chi phí kinh tế 33
2.2.2 Phân tích chi phí trong ngắn hạn 34
2.2.3 Phân tích chi phí dài hạn 36
2.2.4 Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) 39
2.3 Lý thuyết lợi nhuận 40
2.3.1 Tổng doanh thu, doanh thu biên, doanh thu trung bình, lợi nhuận 40
2.3.2 Quyết định sản lượng của doanh nghiệp 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 42
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 42
Trang 4CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 43
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 43
CHƯƠNG 3: HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 44
3.1 Đặc điểm của thị trường 44
3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 44
3.3 Hành vi (quyết định) của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 46
3.3.1 Quyết định sản lượng 46
3.3.2 Cung ứng sản phẩm trong ngắn hạn 46
3.3.2.1 Quyết định cung ứng 46
3.3.2.2 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp và của ngành 49
3.3.2.3 Cân bằng ngắn hạn 51
3.3.3 Cung ứng sản phẩm trong dài hạn 52
3.3.3.1 Quyết định cung ứng trong dài hạn 52
3.3.3.2 Cân bằng dài hạn 52
3.3.3.3 Đường cung dài hạn của ngành 53
3.3.4 Thặng dư sản xuất 55
3.4 Can thiệp của chính phủ vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo 56
3.4.1 Giá trần (trường hợp không cung ứng thêm hàng hóa để bù đắp) 56
3.4.2 Giá sàn (trường hợp không mua hàng hóa dư thừa) 57
3.4.3 Thuế 58
3.4.4 Trợ cấp sản xuất 59
3.4.5 Trợ giá 60
3.4.6 Hạn ngạch sản xuất 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 62
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 63
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 63
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 63
Trang 5CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN 64
4.1 Đặc điểm thị trường 64
4.1 Đặc điểm doanh nghiệp 65
4.2 Phân tích hoạt động doanh nghiệp 67
4.2.1 Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 67
4.2.2 Mục tiêu tối đa hoá doanh thu: MR = 0Khi MR > 0 (đường MR nằm phía trên trục hoành), TR tăng (đường TR dốc lên) 69
4.2.3 Mục tiêu sản lượng tối đa sao cho hoà vốn: Qmax và Pr = 0 69
4.2.4 Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức trên chi phí 70
4.2.5 Doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở có chi phí khác nhau theo đuổi mục tiêu tối thiểu hóa chi phí 70
4.3 Sức mạnh độc quyền 73
4.4 Điều tiết thị trường độc quyền và chi phí xã hội 74
4.5 Các biện pháp điều tiết độc quyền 76
4.5.1 Định giá trần 76
4.5.2 Chính sách thuế 77
4.5.2.1 Thuế trên đơn vị sản phẩm (hay còn gọi thuế theo sản lượng) 77
4.5.2.2 Thuế cố định (thuế khoán) 78
4.6 Định giá khi có sức mạnh độc quyền 78
4.6.1 Chiến lược phân biệt giá 78
4.6.1.1 Phân biệt giá cấp một 78
4.6.1.2 Phân biệt giá cấp hai (phân biệt giá theo số lượng/ định giá khối) 80
4.6.1.3 Phân biệt giá cấp ba 81
4.6.2 Phân biệt giá giữa các thời kỳ và định giá lúc cao điểm 84
4.6.3 Định giá hai phần 85
4.6.3.1 Định giá hai phần với một người tiêu dùng 86
4.6.3.2 Định giá hai phần với hai người tiêu dùng 86
4.6.3.3 Định giá hai phần đối với nhiều người tiêu dùng khác nhau 87
4.6.4 Bán trọn gói 88
Trang 64.6.5 Bán kèm (bán ràng buộc) 92
4.6.6 Quảng cáo 93
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 94
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 95
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 95
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 96
CHƯƠNG 5: HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM 97
5.1 Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền 97
5.1.1 Đặc điểm thị trường 97
5.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp 97
5.1.3 Hành vi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền 98
5.2 Thị trường độc quyền nhóm 98
5.2.1 Đặc điểm thị trường 98
5.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp 99
5.2.3 Doanh nghiệp độc quyền nhóm cạnh tranh 99
5.2.3.1 Mô hình Cournot cạnh tranh về lượng 99
5.2.3.2 Mô hình Stackelberg cạnh tranh về lượng (lợi thế của người hành động trước) 102 5.2.3.3 Mô hình Cournot cạnh tranh về giá 103
5.2.3.4 Cạnh tranh phi giá 104
5.2.3.5 Lý thuyết trò chơi 105
5.2.4 Doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác 106
5.2.4.1 Mô hình đường cầu gãy 106
5.2.4.2 Mô hình doanh nghiệp chiếm ưu thế 107
5.2.4.3 Liên minh sản xuất 108
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 110
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 110
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 111
Trang 7PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 111
CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT 112
6.1 Đặc điểm thị trường yếu tố sản xuất 112
6.2 Thị trường lao động 113
6.2.1 Cầu lao động 113
6.2.1.1 Cầu về lao động của doanh nghiệp 113
6.2.1.2 Đường cầu về lao động của ngành, thị trường 118
6.2.1.3 Dịch chuyển cầu 119
6.2.2 Cung lao động 119
6.2.2.1 Cung lao động cá nhân 119
6.2.2.2 Cung lao động của ngành 122
6.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động của ngành 124
6.2.3 Cân bằng trên thị trường lao động 124
6.2.3.1 Cân bằng trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo 124
6.2.3.2 Thị trường lao động cạnh tranh không hoàn hảo 127
6.3 Thị trường dịch vụ vốn 131
6.3.1 Vốn hiện vật 131
6.3.1.1 Khái quát chung về vốn hiện vật 131
6.3.1.2 Định giá một tài sản 132
6.3.1.3 Giá trị hiện tại (PV) và tiền lãi 132
6.3.2 Cầu về dịch vụ vốn 133
6.3.2.1 Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp 134
6.3.2.2 Cầu của ngành về dịch vụ vốn 135
6.3.3 Cung về dịch vụ vốn 136
6.3.3.1 Cung về dịch vụ vốn trong ngắn hạn 136
6.3.3.2 Cung về dịch vụ vốn trong dài hạn 137
6.3.4 Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn 139
6.3.4.1 Phân tích đối với ngành có thể tự điều chỉnh theo sự gia tăng tiền công 139
6.3.4.2 Phân tích sự điều chỉnh trong ngắn hạn và dài hạn 140
Trang 86.4 Thị trường dịch vụ đất đai 140
6.4.1 Cung về dịch vụ đất đai 140
6.4.2 Cầu về dịch vụ đất đai 140
6.4.3 Cân bằng trên thị trường dịch vụ đất đai 141
TÓM TẮT CHƯƠNG 6 143
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 143
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 144
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 144
CHƯƠNG 7: CÂN BẰNG TỔNG THỂ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 145
7.1 Phân tích cân bằng tổng thể 145
7.2 Hiệu quả trong trao đổi 147
7.3 Công bằng và hiệu quả 150
7.4 Hiệu quả trong sản xuất 152
7.5 Lợi ích từ thương mại tự do 154
7.6 Nguyên nhân thất bại thị trường 156
7.6.1 Quyền lực thị trường 156
7.6.2 Thông tin không đầy đủ 156
7.6.3 Ngoại tác 157
7.6.4 Hàng hoá công 157
TÓM TẮT CHƯƠNG 7 158
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 159
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 159
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 159
CHƯƠNG 8: THỊ TRƯỜNG CÓ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 160
8.1 Thông tin bất cân xứng 160
8.2 Các hậu quả khi tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường 160
8.2.1 Lựa chọn bất lợi 161
Trang 98.2.2 Rủi ro đạo đức 162
8.2.3 Uỷ thác và tác nghiệp 163
8.3 Một số biện pháp nhằm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường 164
8.3.1 Phát tín hiệu thị trường 164
8.3.2 Quan hệ hợp đồng 165
8.3.3 Sự can thiệp của chính phủ 166
TÓM TẮT CHƯƠNG 8 166
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 166
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 167
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 167
CHƯƠNG 9: NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HOÁ CÔNG 168
9.1 Ngoại tác 168
9.1.1 Ngoại tác tiêu cực 168
9.1.2 Ngoại tác tích cực 172
9.2 Hàng hoá công 173
9.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hàng hoá công 174
9.2.2 Hiệu quả và hàng hoá công 174
9.2.3 Hàng hoá công và thất bại thị trường 175
TÓM TẮT CHƯƠNG 9 176
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG 176
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 177
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178
Trang 10CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chương này trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng phân tích hành vi người tiêu dùng, giải thích tại sao người tiêu dùng lại lựa chọn rổ hàng này mà không phải rổ hàng khác Các khái niệm liên quan đến lợi ích, ngân sách và đường bàng quan cũng được trình bày, từ đó có thể vận dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng để giải thích nguyên lý lợi ích biên giảm dần và xác định phương án tiêu dùng tối ưu Bên cạnh đó, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng viết và truyền đạt các ý tưởng một cách súc tích, rõ ràng và hợp lý thông qua các bài tập phân tích tình huống và yêu cầu thực hành
1.1 Lý thuyết lợi ích (hữu dụng)
1.1.1 Lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích biên
Tổng lợi ích khi sử dụng nhiều đơn vị hàng hóa bằng tổng tất cả các lợi ích biên: TUX = MUX Tổng lợi ích khi sử dụng nhiều loại hàng hóa bằng tổng lợi ích khi sử dụng từng loại hàng hóa cộng lại: TU = TUX + TUY +… + TUZ
1.1.1.3 Lợi ích biên
Lợi ích biên của một hàng hoá là phần thay đổi trong tổng lợi ích khi số lượng sản phẩm tiêu dùng thay đổi một đơn vị với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng hàng hoá khác Lợi ích biên có thể biểu diễn qua các dạng:
Trang 111.1.2 Quy luật lợi ích biên giảm dần
Quy luật lợi ích biên giảm dần được phát biểu như sau: Lợi ích của việc tiêu dùng một hàng hóa giảm dần khi hàng hóa đó được sử dụng ngày càng nhiều trong một thời gian nhất định Lợi ích biên giảm dần cho thấy nếu sử dụng ngày càng nhiều một loại hàng hóa thì những đơn vị hàng hóa sử dụng sau sẽ đem lại ngày càng ít lợi ích hơn
MUX > 0 → TUX : Khi lợi ích biên dương (MU > 0), việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa mang lại thêm lợi ích cho người tiêu dùng Trong tình huống này, người tiêu dùng có xu hướng tiếp tục tiêu thụ hàng hóa, vì mỗi đơn vị thêm vào vẫn mang lại giá trị tăng thêm cho tổng lợi ích của họ
MUX = 0 → TUX max: Khi lợi ích biên bằng 0 (MU = 0), việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa không mang lại thêm lợi ích nào Tại điểm này, tổng lợi ích đã đạt mức tối đa Người tiêu dùng sẽ không tiêu thụ thêm hàng hóa vì đã đạt được mức lợi ích tối
đa mà họ có thể nhận được từ hàng hóa đó
MUX < 0 → TUX : Khi lợi ích biên âm (MU < 0), việc tiêu thụ thêm một đơn
vị hàng hóa không những không mang lại lợi ích mà còn làm giảm tổng lợi ích Trong trường hợp này, tiêu thụ thêm hàng hóa sẽ làm giảm lợi ích tổng thể mà người tiêu dùng nhận được, dẫn đến việc họ sẽ giảm hoặc ngừng tiêu thụ hàng hóa
Ví dụ, một sinh viên A thuê máy chơi MLBB1 liên tục trong ngày, tổng lợi ích
và lợi ích biên của sinh viên A được tổng hợp trong bảng 1.1
Bảng 1.1 Tổng lợi ích, lợi ích biên theo sản phẩm
X
X X
X
X X
TU TU
MU
TU dX
dTU MU
X TU MU
Trang 12Bảng 1.1 Thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi ích và mức tiêu dùng Tổng lợi ích tiếp tục tăng lên khi sinh viên này chơi trong 5 giờ đầu tiên Nhưng tổng lợi ích gia tăng với mức tăng ngày càng nhỏ Khi chơi đến giờ thứ 6 thì cảm giác hứng thú hoàn toàn biến mất Thay vào đó là cảm giác mỏi mắt, không muốn chơi nữa vào giờ thứ bảy Khi này, lợi ích biên âm Nhìn tổng thể trong bảng 1.1., có thể thấy mỗi mức gia tăng của
TU trong bảng thể hiện lợi ích biên Phần gia tăng của TU giảm dần và còn tăng khi nào lợi ích biên còn lớn hơn không (dương)
Trong hình 1.1 hàm tổng lợi ích là một hàm liên tục, lợi ích biên chính là đạo hàm của hàm của hàm tổng lợi ích Lợi ích biên chính là độ dốc của đường tổng lợi ích Đường tổng lợi ích minh họa quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên Đường lợi ích biên dốc xuống và chuyển từ dương sang âm tương ứng với tổng lợi ích tăng, bằng không khi tổng lợi ích đạt cực đại và âm khi tổng lợi ích giảm Tuy nhiên, trong thực tế không phải tiêu dùng mọi hàng hóa đều dẫn đến lợi ích biên âm
Hình 1.1: Tổng lợi ích, lợi ích biên
1.2 Lý thuyết đường bàng quan
1.2.1 Giả định về hành vi người tiêu dùng
Lý thuyết đường cong bàng quan được phân tích dựa trên các giả định:
- Tính có thể sắp xếp theo trật tự của sở thích hay sở thích là hoàn hảo
Người tiêu dùng có thể so sánh và xếp hạng tất cả các giỏ hàng hóa Với bất kỳ giỏ hàng hóa A và B nào, người tiêu dùng cũng có thể đo lường và xếp mức độ yêu thích A>B hoặc A=B hoặc A<B
0
Trang 13- Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
Để đơn giản hóa trong phân tích đồ thị và phù hợp với bối cảnh hàng hóa có giới hạn, chúng ta giả định rằng người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn so với ít Giả định này chấp nhận được trong phạm vi phân tích, mặc dù trong thực tế không phải lúc nào người tiêu dùng cũng ưa thích việc có nhiều hơn, chẳng hạn như việc ăn hai trái ớt cay không nhất thiết mang lại niềm vui hơn so với ăn một trái ớt cay
1.2.2 Sở thích của người tiêu dùng
Sở thích thể hiện quan điểm chủ quan của người tiêu dùng về mức lợi ích của hàng hóa trong việc đáp ứng nhu cầu cá nhân Mỗi người tiêu dùng đều có sở thích riêng biệt Trước cùng một sản phẩm, có thể có người thích nhưng cũng có người không thích;
có người thích nhiều nhưng cũng có người thích ít Cách mà sở thích được hình thành không phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học Những yếu tố ảnh hưởng đến sở thích liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học, hoàn cảnh xã hội, quan hệ xã hội của một
cá nhân cũng không là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học Kinh tế học nghiên cứu về
sở thích dưới góc độ xem xét hành vi của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn hàng hóa và cách thức chọn lựa của họ sao cho đem lại lợi ích tối đa
Trang 14Hình 1.2: Phối hợp hàng hóa, sự lựa chọn và đường bàng quan
1.2.3 Đường bàng quan
1.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm
Đường bàng quan là đường biểu diễn các phối hợp hàng hóa đem đến cho người tiêu dùng cùng mức lợi ích Đường bàng quan có các đặc điểm:
− Đường bàng quan dốc xuống về phía bên phải thể hiện sự đánh đổi giữa hai hàng hóa
− Độ dốc của đường bàng quan là độ dốc của tiếp tuyến với đường bàng quan tại tiếp điểm Độ dốc của đường bàng quan được đo bằng Y/X Độ dốc của đường bàng quan thay đổi dọc theo đường bàng quan Đường bàng quan có độ dốc âm thể hiện sự đánh đổi: Dọc theo đường bàng quan sử dụng thêm một đơn vị hàng hóa này thì phải đánh đổi một số đơn vị hàng hóa khác để lợi ích không đổi
− Đường bàng quan cong lồi về góc tọa độ vì càng có nhiều hàng hóa X để sử dụng thì người tiêu dùng càng ít muốn đổi hàng hóa Y để lấy thêm hàng hóa
X, nghĩa là càng phải có nhiều hàng hóa X hơn để người tiêu dùng chịu đánh đổi thêm một đơn vị hàng hóa Y Vì cong lồi về góc toạ độ nên dọc theo đường bàng quan (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải), độ dốc của đường bàng quan giảm dần
− Hình dạng đường bàng quan phản ánh mức độ thay thế tương đối giữa hai hàng hóa Độ dốc của đường bàng quan thể hiện sự sẵn sàng thay thế một hàng hóa bằng hàng hóa khác Hình dạng đường bàng quan cho biết sự khác biệt về mức
độ thay thế giữa hai hàng hóa Giả sử A và B là hai người tiêu dùng chỉ có sự lựa chọn giữa hai hàng hóa X và Y; và giả định rằng A thích X hơn Y và ngược lại B thích Y hơn X Người A thích hàng hóa X hơn nên nếu có sự đánh đổi
Trang 15giữa hai hàng hóa X và Y thì A chỉ chấp nhận đổi một đơn vị hàng hóa X lấy nhiều hơn đơn vị hàng hóa Y, do đó đường bàng quan của A sẽ dốc hơn về phía X Nếu A chỉ quan tâm đến hàng hóa X mà hoàn toàn không thích Y thì đường bàng quan của A sẽ là một đường thẳng đứng Ngược lại, B thích hàng hóa Y hơn nên B chỉ chấp nhận đổi một đơn vị hàng hóa Y lấy nhiều đơn vị hàng hóa X và vì vậy đường bàng quan của B sẽ dốc về phía Y hơn Nếu B chỉ quan tâm đến hàng hóa Y mà hoàn toàn không thích hàng hóa X thì đường bàng quan của B sẽ là đường nằm ngang (Hình 1.3)
Hình 1.3 Dạng đặc biệt của đường bàng quan
1.2.3.2 Tỷ lệ thay thế biên
Tỷ lệ thay thế biên MRSXY là số lượng hàng hóa Y phải đánh đổi để có thêm một đơn vị hàng hóa X sao cho tổng lợi ích không đổi
MRSXY = - Y/X
Tỷ lệ thay thế biên, là giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan, cho thấy mức
độ sẵn sàng thay thế một hàng hóa bằng hàng hóa khác Giá trị này thay đổi dọc theo đường cong do nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi khi lượng tiêu thụ mỗi hàng hóa thay đổi Độ dốc của đường bàng quan ngày càng giảm dần, phản ánh
sự giảm dần của tỷ lệ thay thế biên (dishminishing marginal rate of substitution) Điều này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi ít hàng hóa này hơn để có thêm một đơn
vị hàng hóa kia khi họ đã sở hữu nhiều hàng hóa kia hơn
Hình 1.3 a X, Y bổ sung hoàn hảo Hình 1.3 b X, Y thay thế hoàn hảo
Y
X
0
U1 U2
Y
X
0
U
Trang 16Hình 1.4 Tỷ lệ thay thế biên giảm dần
1.2.3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế biên và lợi ích biên
Nếu người tiêu dùng thay đổi lựa chọn tiêu dùng bằng cách thay đổi các phối hợp hàng hóa nhưng các phối hợp hàng hóa này vẫn nằm trên đường bàng quan (di chuyển dọc theo đường bàng quan từ A đến B) lợi ích biên tăng thêm khi sử dụng thêm một hàng hóa (ví dụ thực phẩm) sẽ cân bằng với lợi ích biên giảm đi khi giảm tiêu dùng hàng hóa còn lại (quần áo) Điều này có thể chứng minh:
TU tại điểm A = TUXA + TUYA; TU tại điểm B =TUXB + TUYB Từ A đến B tổng lợi ích không đổi Ta có:
TUXA + TUYA = TUXB + TUYB
TUXA - TUXB + TUYA - TUYB = 0
Trang 171.3 Đường ngân sách
1.3.1 Sự ràng buộc ngân sách
Sự ràng buộc về ngân sách cho biết lượng mặt hàng tối đa có thể mua được khi
đã mua một lượng mặt hàng khác trong giới hạn thu nhập cho trước Ví dụ, người tiêu dùng có thu nhập 80 và sử dụng thu nhập này để mua hai loại hàng hóa là thực phẩm và quần áo với giá thực phẩm là 1 và giá quần áo là 2 Người tiêu dùng sẽ đối mặt với ràng buộc ngân sách trong bảng 1.3
1.3.2 Khái niệm, đặc điểm đường ngân sách
Đường ngân sách là đường biểu diễn tập hợp các phối hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được khi sử dụng hết ngân sách của mình, tương ứng với mức giá hàng hóa được cho trước Phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng mua hai hàng hoá X, Y có dạng: I = X.PX + Y.PY hoặc Y = I/PY - PX/PY.X Đường ngân sách này sẽ có một số đặc điểm:
− Độ dốc đường ngân sách là -PX/PY Độ dốc của đường ngân sách phản ánh chi phí tương đối giữa hai hàng hóa nhưng ngược dấu Độ dốc này chỉ ra tỷ lệ hàng
hóa mà người tiêu dùng có thể thay thế mà khi ngân sách dùng để mua hàng
hóa không đổi (trên thị trường, người tiêu dùng phải đánh đổi bao nhiêu đơn
vị hàng hoá này để tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá kia mà tổng ngân sách
Trang 18− Độ lớn đoạn chắn trên trục tung bằng I/PY mô tả lượng hàng Y tối đa mà người
tiêu dùng sử dụng hết thu nhập của mình để mua mà không mua hàng hóa X
Độ lớn đoạn chắn trên trục hoành bằng I/PX mô tả lượng hàng X tối đa mà người tiêu dùng sử dụng hết thu nhập của mình để mua mà không mua hàng hóa Y
1.3.3 Sự thay đổi đường ngân sách
Sự thay đổi trong thu nhập hoặc giá cả hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí
và hình dạng của đường ngân sách Để hiểu rõ hơn về cách các yếu tố này tác động đến lựa chọn của người tiêu dùng, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp cụ thể khi thu nhập
và giá cả thay đổi:
− Thay đổi thu nhập: Thu nhập thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên) làm dịch chuyển đường ngân sách song song với đường ngân sách gốc Thu nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển song song vào trong (sang trái), thu nhập tăng đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài (sang phải)
− Thay đổi giá hàng hóa: Nếu giá của một hàng hóa tăng, thu nhập không đổi, đường ngân sách sẽ trượt vào bên trong xoay quanh điểm chắn của hàng hóa khác Nếu giá hàng hóa giảm, thu nhập không đổi, đường ngân sách sẽ trượt ra ngoài xoay xung quanh đường chắn của hàng hóa khác Nếu cả hai hàng hóa tăng giá nhưng tỷ lệ giá không đổi, hệ số góc của đường ngân sách không thay đổi Tuy nhiên đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong Nếu giá hai hàng hóa giảm, nhưng tỷ lệ giá không thay đổi, hệ số góc không thay đổi đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài
Hình 1.5 a Thu nhập thay đổi Hình 1.5 b Giá thay đổi
Hình 1.5: Dịch chuyển đường ngân sách
Trang 191.4 Phương án tiêu dùng tối ưu
Mục tiêu mà người tiêu dùng theo đuổi là làm sao đạt được lợi ích tối đa (tùy thuộc vào sở thích của từng cá nhân) trong giới hạn ngân sách (phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hoá dịch vụ)
Người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều nhất khi tuân thủ nguyên tắc P = MU Tức là người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa tại mức mà giá cho mỗi loại hàng hóa bằng lợi ích biên có được khi tiêu dùng hàng hóa Nguyên tắc này đúng cho mọi loại hàng hóa
Trong trường hợp người tiêu dùng phải lựa chọn giữa nhiều hàng hóa, họ cần đưa
ra quyết định tối ưu hóa lợi ích Điều này có nghĩa là họ cần tìm cách kết hợp các hàng hóa để đạt được mức thỏa mãn cao nhất với ngân sách hạn chế của mình Ví dụ, với hai hàng hóa là chuối chiên và dịch vụ internet, người tiêu dùng cần cân nhắc mức độ tiêu thụ mỗi hàng hóa để tối đa hóa lợi ích của mình, có thể là tiêu thụ nhiều chuối chiên và
ít internet hơn, hoặc ngược lại, tùy thuộc vào sở thích và hạn chế ngân sách của họ Giả
sử chúng ta có 15 ngàn đồng để mua chuối chiên (X) và sử dụng internet (Y) Giá của một cái chuối chiên là 2 ngàn đồng và giá một giờ internet là 1 ngàn đồng Lợi ích biên của một đồng dùng để mua chuối chiên và internet được cho trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Phối hợp lượng hàng hóa và lợi ích biên
Từ dữ liệu trên, chúng ta tính toán được MUX/PX (lợi ích biên tính trên một đơn
vị tiền tệ dùng để mua sản phẩm X) và MUY/PY (lợi ích biên tính trên một đơn vị tiền tệ dùng để mua sản phẩm Y) Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa X nếu MUX/PX > MUY/PY và ngược lại Quan sát hành vi người tiêu dùng ta thấy:
Người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên việc tối ưu hóa lợi ích biên trên mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu Trong hai đơn vị tiền tệ đầu tiên, lợi ích biên của Y cao hơn X, do đó người tiêu dùng ưu tiên mua Y Ở đơn vị tiền tệ thứ ba, lợi ích biên của hai hàng hóa bằng nhau, người tiêu dùng có thể chọn mua bất kỳ hàng hóa nào Trong đơn vị tiền tệ thứ tư, lợi ích biên của X cao hơn, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua
Trang 20X, dẫn đến chi phí tăng thêm 2 ngàn đồng Ở đơn vị tiền tệ thứ năm, lợi ích biên của Y
và X lại bằng nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua bất kỳ hàng hóa nào
Lựa chọn tương tự cho đến khi hết 15 ngàn đồng ta có bảng tổng hợp 1.5
Bảng 1.5 Phối hợp lượng hàng hóa và phương án tiêu dùng tối ưu
Từ ví dụ trên, ta có thể rút ra nguyên tắc cơ bản trong hành vi của người tiêu dùng:
họ sẽ luôn lựa chọn hàng hóa mang lại lợi ích biên cao nhất cho mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu
Để thực hiện tối ưu hóa lợi ích, người tiêu dùng thường thực hiện một số bước sau: (1) Tính MUX và MUY; (2) Tính MUX /PX và MUY/PY; (3) So sánh MUX/PX và MUY/PY Nếu MUX /PX > MUY/PY, thì người tiêu dùng chọn X và ngược lại, người tiêu dùng chọn Y
Tổng quát, để tối đa hóa lợi ích khi mua nhiều hàng hóa, người tiêu dùng cần đảm bảo rằng lợi ích biên trên mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu cho mỗi hàng hóa là bằng nhau Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ không còn muốn thay đổi mức tiêu thụ của bất
kỳ hàng hóa nào vì lợi ích biên mà họ nhận được từ việc chi tiêu thêm cho bất kỳ hàng hóa nào sẽ thấp hơn so với các hàng hóa khác:
MUX /PX = MUY /PY = MUZ /PZ … Ngoài ra, người tiêu dùng phải tối đa hóa lợi ích trong điều kiện giới hạn thu nhập nên phối hợp hàng hóa mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn trong giới hạn thu nhập của mình (phối hợp tối ưu hay phương án tối ưu) phải thỏa hai điều kiện: (1) Hữu dụng trên mỗi đơn vị tiền tệ đối đa; (2) Trong giới hạn ngân sách
Với hai hàng hóa, người tiêu dùng muốn tìm ra cách kết hợp hai hàng hóa đó để đạt được mức độ thỏa mãn cao nhất, nhưng vẫn phải tuân thủ giới hạn của ngân sách Điều này có nghĩa là người tiêu dùng cần tìm điểm tối ưu trên đường ngân sách, nơi mà
Trang 21tổng chi phí cho hai hàng hóa bằng với thu nhập của họ Điểm này sẽ thể hiện sự cân bằng giữa nhu cầu và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Nghĩa là phải thỏa: X.PX + Y.PY = I
Bên cạnh đó, phối hợp này phải đem đến cho người tiêu dùng mức lợi ích cao nhất Tổng lợi ích tối đa khi ngân sách được phân phối sao cho chi tiêu cho một đồng sản phẩm này đem lại lợi ích biên ngang bằng với chi tiêu cho một đồng sản phẩm khác
XY Y
X Y X
MRS X
Y P
P
X
Y P
)1(
I Y P X P
P
MU P
MU
Y X
Y Y X
X
Nếu cho trước ngân sách, xem xét trên hình 1.6, ta thấy phương án tiêu dùng tối ưu
sẽ là phương án đạt được lợi ích cao nhất Nếu cho trước lợi ích ta thấy phương án tiêu dùng tối ưu sẽ là phương án tương ứng với ngân sách thấp nhất Cả hai trường hợp phương
án tối ưu đều đạt được tại điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan
Ta có hệ số góc của đường ngân sách bằng - PX/PY; độ dốc của đường bàng quan bằng Y/X bằng -MRSXY và bằng -MUX/MUY Đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan do vậy hệ số góc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan tại tiếp điểm, hay:
-PX/PY = -MUX/MUY
↔ MUX/PX = MUY/PY
Hình 1.6 Phương án tiêu dùng tối ưu
Trang 22Như vậy, lợi ích tối đa đạt được khi tỷ lệ thay thế biên bằng với tỷ lệ giá hai hàng hóa
1.5 Hành vi tiêu dùng và đường cầu
1.5.1 Tác động thay thế và tác động thu nhập
Theo quy luật cầu ta biết rằng khi giá một hàng hóa giảm, lượng cầu hàng hóa sẽ tăng Cụ thể trong hình vẽ dưới đây ta thấy ban đầu người tiêu dùng lựa chọn phối hợp hàng hóa tại A (tiếp điểm giữa U1 và RS) Khi giá thực phẩm giảm người tiêu dùng chuyển sang điểm B (tiếp điểm giữa U2 và RT) Phối hợp hàng hóa thay đổi từ A đến B
do hai tác động đồng thời: tác động thay thế và tác động thu nhập
Tác động thu nhập là tác động gây ra sự thay đổi trong lượng sản phẩm tiêu dùng một mặt hàng khi có sự thay đổi trong sức mua hàng hóa và giá hàng hóa không đổi
Tác động thay thế là tác động gây ra sự thay đổi trong lượng cầu hàng hóa khi giá
cả hàng hóa thay đổi và mức lợi ích không đổi Hay người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa mà giá cả tương đối rẻ hơn và mua ít hơn hàng hóa mà giá tương đối của nó mắc hơn
Để phân tích tác động riêng lẻ của tác động thu nhập và tác động thay thế ta vẽ một đường ngân sách song song với đường RT và tiếp xúc với U1 Khi này ta thấy:
Tác động thay đổi phối hợp tiêu dùng từ A đến D chính là tác động thay thế Người tiêu dùng vẫn giữ nguyên mức lợi ích của mình (A và D cùng nằm trên đường bàng quan U1 nhưng do giá thực phẩm giảm (làm giá quần áo trở nên mắc hơn một cách tương đối người tiêu dùng đã thay thế quần áo bằng thực phẩm làm lượng cầu thực phẩm tăng) Tác động thay thế luôn ngược chiều với thay đổi giá cả Khi giá một hàng hóa tăng lên, tác động thay thế luôn luôn dẫn đến một sự sụt giảm trong lượng cầu
Tác động thay đổi phối hợp hàng hóa từ D đến B chính là tác động thu nhập:
− Đối với hàng hóa thông thường: Số lượng thực phẩm ở B sẽ lớn hơn D Giả định rằng giá cả của hàng hóa không thay đổi trong quá trình người tiêu dùng mua hàng (thể hiện qua hệ số góc của đường ngân sách không đổi) nhưng thu nhập tăng lên (do giá thực phẩm giảm làm sức mua của người tiêu dùng tăng) làm đường ngân sách dịch song song ra ngoài đến vị trí RT Tác động thu nhập làm lượng cầu thay đổi ngược chiều với giá hay cùng chiều với tác động thay thế Tổng cộng hai tác động ta thấy giá giảm, người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa hơn
− Đối với hàng cấp thấp: Số lượng thực phẩm ở B sẽ nhỏ hơn D Giả định rằng giá cả của hàng hóa không thay đổi trong quá trình người tiêu dùng mua hàng (thể hiện qua hệ số góc của đường ngân sách không đổi) nhưng thu nhập tăng lên (do giá thực phẩm giảm làm sức mua của người tiêu dùng tăng) làm đường ngân sách dịch chuyển song song ra ngoài đến RT Tuy nhiên, tác động thu nhập làm lượng cầu thay đổi cùng chiều với giá hay ngược chiều với tác động thay thế
Trang 23Hình 1.7a Hàng thông thường
Hình 1.7 Tác động thay thế, thu nhập của hàng hóa thông thường và cấp thấp
Như vậy, sự thay đổi thu nhập có thể tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng theo hai cách: tác động thay thế và tác động thu nhập Tác động thay thế xảy ra khi giá
cả tương đối của các hàng hóa thay đổi, khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng hàng hóa có giá tương đối thấp hơn Tác động thu nhập xảy ra khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, khiến họ có thể mua nhiều hàng hóa hơn Thông thường, tác động thay thế sẽ mạnh hơn tác động thu nhập, nghĩa là khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có
xu hướng chuyển sang tiêu dùng các hàng hóa có giá tương đối thấp hơn, thay vì chỉ đơn giản là mua nhiều hơn Ngay cả khi đối với hàng hóa cấp thấp (cầu giảm khi thu nhập tăng) tác động thu nhập cũng không đủ lớn để có thể lấn át tác động thay thế
1.5.2 Thặng dư tiêu dùng
Một người tiêu dùng hợp lý chỉ trả giá tối đa bằng đúng lợi ích mà họ nhận được
từ tiêu dùng hàng hóa chứ không trả cao hơn lợi ích mà họ nhận được Nếu họ trả giá thấp hơn lợi ích mà họ nhận được thì họ được hưởng lợi hay nói cách khác người tiêu dùng có một phần thặng dư
Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một sản phẩm và số tiền mà họ thực sự phải trả Lợi ích mà người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng sản phẩm thể hiện qua giá trị của sản phẩm được họ đánh giá.Nếu giá trị của sản phẩm cao hơn giá thực tế mà người tiêu dùng trả phải trả, người tiêu dùng sẽ có một khoản thặng dư tiêu dùng Hay nói cách khác, thặng dư tiêu dùng của một sản phẩm là sự chênh lệch giữa lợi ích mà người tiêu dùng nhận được so với chi phí mà người tiêu dùng thực sự trả cho sản phẩm Lợi ích của người tiêu dùng khi
sử dụng thêm một sản phẩm được đo bằng lợi ích biên; chi phí người tiêu dùng bỏ ra để mua sản phẩm chính là giá bán sản phẩm trên thị trường Thặng dư người tiêu dùng sẽ
là chênh lệch giữa lợi ích biên và giá bán:
Trang 24CSđơn vị sản phẩm = MU - P Giả sử giá một ly trà chanh giã tay khuyến mãi có giá là 1.000 đồng Lợi ích biên khi uống nước chanh của người tiêu dùng đựơc mô tả qua bảng 1.6
Bảng 1.6 Số lượng, lợi ích biên và thặng dư tiêu dùng của trà chanh giả tay
Khi thưởng thức ly trà chanh chanh đầu tiên người tiêu dùng có lợi ích biên là
7000 Như vậy so với giá mà người tiêu dùng phải trả thì người tiêu dùng còn được lợi
Như vậy tổng thặng dư mà người tiêu dùng có là 21000 = 6000 + 5000 + 4000 +
3000 + 2000 + 1000 Thặng dư này được biểu diễn bằng phần diện tích nằm trên đường
P = 1000 Thặng dư của thị trường cũng được tính toán tương tự (Hình 1.8)
CSthị trường = Tổng lợi ích - Tổng chi tiêu Thặng dư tiêu dùng xuất hiện từ đâu? Theo quy luật lợi ích biên giảm dần, mỗi
cá nhân thường cảm nhận mức lợi ích cao hơn từ sản phẩm đầu tiên so với các sản phẩm tiêu dùng sau đó Do đó, người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho sản phẩm đầu tiên Tuy nhiên, trong thực tế, người tiêu dùng lại trả một mức giá chung cho tất cả các sản phẩm được mua, dựa trên lợi ích biên của sản phẩm cuối cùng Chính điều này đã tạo ra thặng dư tiêu dùng
1.5.3 Lợi ích biên và đường cầu
Theo cách thức chúng ta xem xét hành vi người tiêu dùng như trên thì với mức giá là 1000 người tiêu dùng sẵn lòng mua tối đa 7 đơn vị hàng hóa (Bảng 1.7)
Trang 25Bây giờ nếu ta tăng giá lên là 2.000 thì người tiêu dùng sẽ mua tối đa là bao nhiêu? Phân tích tương tự ta thấy người tiêu dùng sẽ dừng lại khi mua sản phẩm thứ 6 Khi giá tăng lên 3.000 số sản phẩm người tiêu dùng này sẵn sàng mua là 5 Tương tự giá 4.000, lượng 4; giá 5.000, lượng 3; giá 6.000, lượng 2; giá 7000, lượng 1
Bảng 1.7 Thặng dư tiêu dùng tương ứng với mức giá
Vậy, đường mô tả lợi ích biên chính là đường cầu Nếu như các đơn vị tiêu dùng rời rạc ta có đường cầu gấp khúc từng đọan Nếu như các đơn vị tiêu dùng vô cùng nhỏ hay các đơn vị tiêu dùng là liên tục thì ta có đường cầu được thể hiện bằng đường liền nét Để tính toán nhanh ta có thể tính gần đúng như hình bên dưới đây Khi đó diện tích hình tam giác (chấm bi) được tính bằng (7-1)*6,5/2 = 11,5
Trang 26Hình 1.8 Tính toán thặng dư tiêu dùng 1.5.4 Đường cầu đặc biệt
Tuy nhiên, trong lý thuyết, đối với các sản phẩm cấp thấp, có thể xảy ra tình huống tác động thu nhập lấn át tác động thay thế Trong trường hợp này, đường cầu có thể dốc lên về bên phải (hay còn gọi là đường cầu uốn ngược): khi giá tăng, lượng cầu sản phẩm cũng tăng và ngược lại Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa Giffen
1.6 Sự không chắc chắn và hành vi của người tiêu dùng
Theo lý thuyết về cầu cá nhân, cầu của một người tiêu dùng đối với một hàng hóa
cụ thể không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cầu bao gồm giá của chính hàng hóa đó, giá của các hàng hóa có liên quan (như hàng hóa thay thế hoặc bổ sung), thu nhập của người tiêu dùng và các yếu tố khác như sở thích, tuổi tác, giới tính, v.v Tuy nhiên, trong thực tế, những giả định dựa trên các thông tin chắc chắn về giá cả, thu nhập v.v không phải lúc nào cũng đúng mà một người thường phải đối mặt với sự không chắc chắn như giá cả biến động, thu nhập thay đổi và các yếu
tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hoặc tiêu dùng Bên cạnh đó mỗi người tiêu dùng có một khẩu vị rủi ro khác nhau nên có sự khác nhau trong ra quyết định Do vậy, cần quan tâm đến tính không chắc chắn khi mô hình hóa và dự đoán hành
vi tiêu dùng
1.6.1 Các trạng thái thông tin
Có ba trạng thái khác nhau của thông tin: chắc chắn, rủi ro và không chắc chắn (bất định) Chắc chắn là trạng thái mà người ra quyết định biết trước một cách hoàn hảo
về các kết quả của các quyết định của mình Rủi ro là trạng thái mỗi quyết định có thể
có nhiều kết quả nhưng người ra quyết định biết được xác xuất cho mỗi kết quả đó Không chắc chắn là trạng thái mà mỗi quyết định có thể có nhiều kết quả song người ra quyết định không biết được xác suất cho các kết quả đó Bất định thường khá phức tạp
Trang 27vì không lường trước được tất cả các kết quả xảy ra cho n ên trong chương này chúng
ta chỉ nghiên cứu rủi ro mà chưa quan tâm đến bất định hay còn gọi là không chắc chắc
1.6.2 Giá trị kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn
- Giá trị kỳ vọng
Trong lý thuyết xác suất, giá trị kỳ vọng (expected value) của một biến ngẫu nhiên
X được đo bằng tổng của tích giá trị của các kết quả với xác suất tương ứng của các kết quả Giá trị kỳ vọng chính là trung bình có trọng số của giá trị X, với trọng số là xác suất xảy ra của X Công thức:
Trong đó: Xi là các giá trị ngẫu nhiên X, pi là xác xuất xảy ra Xi
Giá trị kì vọng đo lường sự hấp dẫn của trò chơi may rủi Trong kinh tế, giá trị kỳ vọng thường được sử dụng để đo lường các lợi ích hoặc chi phí trung bình dự kiến của một quyết định, dựa trên xác suất của các kết quả có thể xảy ra Điều này cho phép dự đoán và đánh giá các tác động của các quyết định kinh tế dựa trên các thông tin có sẵn
về xác suất của các kết quả khả thi
- Phương sai
Phương sai là đại lượng để đo sự biến thiên của đại lượng ngẫu nhiên Đo lường
sự biến thiên của các giá trị kết cục so với giá trị kì vọng
Phương sai dùng để đo lường mức độ biến động của một tập hợp các giá trị Nó thường biểu diễn sự phân tán của các giá trị quan sát so với giá trị trung bình Phương sai được tính bằng cách lấy trung bình của bình phương của hiệu giữa mỗi giá trị quan sát và giá trị trung bình Nếu X là một biến ngẫu nhiên, với các Xi là các giá trị quan sát, phương sai được tính bằng công thức:
Phương sai thường được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường sự biến động của dữ liệu Phương sai càng lớn thì dữ liệu càng biến động và ngược lại
Trang 28Giá trị lợi ích kỳ vọng còn gọi là độ thỏa dụng kỳ vọng (expected utility) là tổng của tích của giá hữu ích của một biến ngẫu nhiên X với xác suất của nó Nếu X là một biến ngẫu nhiên, với các Xi là các giá trị quan sát, giá trị lợi ích kỳ vọng được tính bằng công thức:
Giá trị hữu ích kỳ vọng giúp giải thích cách mỗi người đánh giá các quyết định khi phải đối mặt với sự không chắc chắn Khái niệm này rất quan trọng trong lựa chọn đầu tư, tiêu dùng, quản lý rủi ro, cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt và rõ ràng cho việc đánh giá các quyết định trong môi trường không chắc chắn
Ví dụ, một người đầu tư 10.000 đồng vào một cổ phiếu, xác suất cổ phiếu này tăng giá 10% là 60% và giảm giá là 40% Dựa vào công thức tính giá trị kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn phía trên, chúng ta tính giá trị kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn với số tiền đầu tư trên:
Giá trị kỳ vọng = 60% x Giá trị khi tăng giá + 40% x Giá trị khi giảm giá
- Hàm lợi ích, đường lợi ích theo thu nhập
Trang 29Hình 1.9a Đường lợi ích của người ghét
rủi ro (U1)
Hình 1.9b Đường lợi ích của người thích rủi ro (U2)
Hình 1.9c Đường lợi ích của người bàng quan với rủi ro (U 3 )
Hình 1.9 Đường lợi ích theo thu nhập của người ghét, thích và bàng quan
với rủi ro
Đường lợi ích là mô tả mối quan hệ giữa lợi ích và thu nhập hoặc lợi ích và số lượng hàng hóa Đường lợi ích có trục tung thường đại diện cho lợi ích, trục hoành thường đại diện cho thu nhập hoặc số lượng hàng hóa Đường lợi ích là tập hợp các điểm thể hiện phối hợp thu nhập và lợi ích tương ứng với thu nhập đó Mỗi điểm trên đường lợi ích đại diện cho một mức độ lợi ích nhất định Bảng 1.8 mô tả rõ các phối hợp này
và hình 1.8 biểu diễn đường lợi ích
Đường OE là đường biểu diễn lợi ích của Tương ứng với mỗi mức thu nhập mỗi người sẽ có lợi ích khác nhau tùy theo khẩu vị rủi ro Ba người có đường lợi ích U1, U2, U3 được biểu diễn trên hình 1.9
Mỗi người này đang có mức thu nhập chắc chắn lần lượt là 20 triệu đồng tương ứng với lợi ích lần lượt là 16, 8 và 12 Ba người này cùng đối mặt với lựa chọn lựa chọn công việc bán hàng livestream với thu nhập cao nhất là 30 triệu và thấp nhất là 10 triệu đồng tương ứng với mức lợi ích là 10, 3 và 6 Xác xuất có thu nhập cao nhất và thấp
Trang 30nhất là ngang nhau và bằng 50% Ba người này có đánh đổi công việc có thu nhập chắc chắn 20 triệu đồng hiện tại với việc bán hàng tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người dựa trên so sánh lợi ích kỳ vọng và lợi ích ở mức thu nhập chắc chắn mà họ nhận được Dựa trên công thức tính toán lợi ích kỳ vọng, giá trị kỳ vọng của ba người lần lượt là
14, 10.5 và 12 So sánh với lợi ích chắc chắn ở cùng mức thu nhập cho thấy người 1, 2,
3 sẽ thiệt hơn, được lợi hơn và không thay đổi lợi ích (Bảng 1.8) Kết quả khác nhau này
là do khẩu vị rủi ro khác nhau nên đường lợi ích cũng khác nhau, lợi ích biên khác nhau
và phản ứng chính sách cũng khác nhau Đối với người ghét rủi ro, cần quan tâm đến các công cụ để giảm rủi ro Đối với người thích rủi ro, không cần can thiệp vì càng rủi
ro họ càng thích Với người bàng quan với rủi ro sẽ không quá phụ thuộc vào chính sách thay đổi hay nói cách khác người trung lập với rủi ro là bàng quan giữa giá trị kì vọng
và giá trị chắc chắn Do đó, dựa vào giá trị kì vọng để ra quyết định không còn đúng
Bảng 1.8 Tổng hợp thu nhập và lợi ích với các khẩu vị rủi ro khác nhau
Mỗi người có một khẩu vị rủi ro khác nhau hay nói cách khác mức chấp nhận rủi
ro khác nhau Thái độ đối với may rủi được đo lường và đánh giá qua hàm thỏa dụng Người ghét rủi ro sẽ chọn tình huống chắc chắn thay vì tình huống không chắc chắn cho
dù giá trị kì vọng của hai tình huống là như nhau Người bàng quan với rủi ro sẽ bàng quan giữa hai tình huống chắc chắn và không chắc chắn nếu hai tình huống này có cùng
Trang 31giá trị kỳ vọng Người thích rủi ro sẽ chọn tình huống không chắc chắn thay vì tình huống chắc chắn nếu hai tình huống này có giá trị kì vọng như nhau
- Phần bù rủi ro
Phần bù rủi ro hay mức trả cho rủi ro (risk premium) là số tiền tối đa mà một người ghét rủi ro sẵn sàng chấp nhận trả để tránh rủi ro Hình 1.10 cho thấy tương ứng với lợi ích 14 sẽ có thu nhập chắc chắn là 16 triệu; phân tích phía trên cho thấy lợi ích
kỳ vọng 14 cũng sẽ đạt được khi người có thu nhập 20 triệu, ghét rủi ro chọn bán hàng livestreams Như vậy, nếu muốn một người không phải đắn đo giữa hai phương án tiêu dùng để khỏi phải suy nghĩ về rủi ro thì cần bù vào số tiền chênh lệch Phần bù rủi ro là đoạn CF tương ứng với chênh lệch giữa thu nhập (20 triệu) trong trường hợp rủi ro và thu nhập chắc chắn (16 triệu đồng) tương ứng với cùng mức lợi ích kỳ vọng (14)
Hình 1.10 Phần bù rủi ro 1.6.4 Ứng dụng sự không chắc chắn để giảm rủi ro và ban hành chính sách
Trong cuộc sống, con người thường phải đối diện với những tình huống không chắc chắn (rủi ro) Có những rủi ro một người có thể chủ động tránh được dựa trên hiểu biết về thu nhập kỳ vọng, biến động thu nhập như xổ số, các trò chơi mang tính cờ bạc Tuy nhiên cũng có những rủi ro không thể né tránh được như tai nạn giao thông, bệnh tật, rủi ro trong kinh doanh (cháy nổ, biến động giá v.v.) vì vậy cần có các biện pháp giảm rủi ro Người tiêu dùng, nhà đầu tư có thể vận dụng hiểu biết về sự không chắc chắn để giảm rủi ro trong một số trường hợp sau:
- Đa dạng hóa đầu tư
Bằng cách phân chia tiền đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, v.v., người đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro do sự biến động của một loại tài sản cụ thể Khi một phần của danh mục đầu tư tăng giá, có thể làm giảm tác động của việc giảm giá của các phần còn lại
- Bảo hiểm
Bằng cách mua bảo hiểm, người ta có thể chuyển gánh nặng của rủi ro từ bản thân mình hoặc doanh nghiệp của mình sang công ty bảo hiểm
Trang 32- Mua quyền chọn tỷ giá
Bằng cách mua quyền chọn tỷ giá bên mua quyền chọn có thể thực hiện giao dịch hoặc không tại một tỷ giá nhất định vào một thời điểm trong tương lai Việc này giúp giảm thiểu rủi ro do biến động của tỷ giá
- Hợp đồng giá tối đa, giá tối thiểu
Các hợp đồng này giúp hạn chế biến động của giá bằng cách đặt ra một giá tối đa hoặc tối thiểu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ Những người mua có thể hạn chế chi phí cao nhất mà họ sẽ phải trả, trong khi những người bán có thể đảm bảo một mức giá tối thiểu cho sản phẩm của họ
- Mua thông tin
Việc sở hữu thông tin chính xác và đúng thời điểm có thể giúp giảm thiểu rủi ro
và tăng cơ hội thành công vì có thông tin chính xác và chiến lược hóa quản lý thông tin
có thể giúp dự báo và đối phó với rủi ro một cách hiệu quả hơn
Việc ứng dụng kiến thức về sự không chắc chắn không chỉ có ích đối với người tiêu dùng mà chính phủ cũng có thể vận dụng để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng, nhà đầu tư khi chính sách được ban hành để dự đoán tính hiệu quả của chính sách Ví
dụ, chính phủ có thể áp dụng các chính sách như kiểm soát lạm phát, thúc đẩy đầu tư công và tăng cường an ninh tài chính để giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế và xã hội Sự không ổn định và nhất quán của chính sách có thể tạo
ra biến động và rủi ro trong môi trường kinh doanh Việc duy trì và thúc đẩy môi trường kinh doanh ổn định và dự báo có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội đầu tư và phát triển Bên cạnh đó, chính phủ có thể áp dụng nguyên tắc một hành động hoặc hành vi không đúng đắn sẽ bị trừng phạt bằng một biện pháp trừng phạt đủ sức làm giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro Tuy nhiên cần quan tâm tính toán khẩu vị rủi ro của đối tượng bị phạt và chi phí thực thi chính sách để chính sách ban hành có hiệu quả
Trang 33Họ sẽ cân nhắc giá cả, lợi ích và giới hạn ngân sách để đưa ra quyết định tối ưu hóa lợi ích của mình
6 Đường ngân sách cho thấy tất cả các cách thức mà người tiêu dùng có thể sử dụng thu nhập của mình để mua hàng hóa, dựa trên giá cả hiện tại của các hàng hóa Mỗi điểm trên đường ngân sách đại diện cho một kết hợp hàng hóa mà người tiêu dùng
có thể mua với thu nhập hiện tại
7 Đường cong bàng quan là tập hợp hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng cùng mức thỏa mãn
8 Tỷ lệ thay thế biên (MRS): Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đổi một loại hàng hóa này để lấy một loại hàng hóa khác mà vẫn giữ nguyên mức độ thỏa mãn
9 Bản đồ bàng quan: Hệ thống các đường cong bàng quan cùng họ thể hiện mức
độ thỏa mãn khác nhau của người tiêu dùng
10 Tác động thay thế: Khi giá một loại hàng hóa thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi cơ cấu tiêu dùng sang những loại hàng hóa khác
11 Tác động thu nhập: Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, họ sẽ thay đổi mức tiêu dùng của tất cả các loại hàng hóa
12 Thặng dư tiêu dùng: Chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một tổ hợp hàng hóa và mức giá thực tế mà họ phải trả
13 Đường mô tả lợi ích biên chính là đường cầu
14 Đường cầu Giffen: Khi giá một loại hàng hóa tăng, người tiêu dùng lại tăng lượng tiêu dùng của loại hàng hóa đó
15 Sự không chắc chắn về giá cả, thu nhập và chất lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo những cách sau: (1) Trì hoãn việc mua sắm (Chờ đợi để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng); (2) Mua sản phẩm quen thuộc (Chọn mua những sản phẩm mà họ đã biết và tin tưởng); (3) Mua sản phẩm có thương hiệu (Tin tưởng rằng những sản phẩm có thương hiệu sẽ có chất lượng cao hơn và ít rủi ro hơn); (4) Mua bảo hiểm (Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp xảy ra sự kiện không mong muốn)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG
1 Utility (U): Lợi ích
2 Total Utility (TU): Tổng lợi ích
3 Marginal Utility (MU): Lợi ích biên
4 Diminishing Marginal Utility: Lợi ích biên giảm dần
Trang 345 Utility Maximization: Tối đa hóa lợi ích
6 Budget Line: Đường ngân sách
7 Indifference Curve: Đường bàng quan
8 Marginal Rate of Substitution (MRS): Tỷ lệ thay thế biên
9 Indifference Map: Bản đồ bàng quan
10 Substitution Effect: Hiệu ứng thay thế
11 Income Effect: Hiệu ứng thu nhập
12 Consumer Surplus (CS): Thặng dư tiêu dùng
13 Backward-Bending Demand Curve: Đường cầu uốn ngược
14 Giffen Good: Hàng Giffen
CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1 Hãy chứng minh “Tổng lợi ích khi sử dụng một hàng hóa bằng tổng của hữu dụng biên khi sử dụng hàng hóa đó”
2 Hãy sử dụng phương pháp phản chứng để chứng minh tất cả các đường bàng quan trong cùng một bản đồ (họ) bàng quan không cắt nhau
3 Nếu một người tiêu dùng dùng hết tiền lương để mua hai sản phẩm X và Y Nếu giá hàng hóa X và Y đều tăng gấp đôi, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp hai thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ dịch chuyển như thế nào?
4 Tìm phương án tiêu dùng tối ưu trong các trường hợp dưới đây:
a) Một người tiêu dùng có thu nhập là 420, chi tiêu hết cho hai sản phẩm X và Y với giá hai sản phẩm lần lượt là 10đ/sp và 40đ/sp Hàm tổng lợi ích có dạng: TU = (X-2)Y Tìm phương án tiêu dùng tối ưu
b) Với hàm tổng lợi ích TU = (X-2)Y và phương án tiêu dùng tối ưu là X = 22, Y=5 Tổng lợi ích là bao nhiêu?
c) Một người có thu nhập là 1.200.000 dùng để mua hai sản phẩm X và Y với giá lần lượt là 10.000 đ/sp và 30.000đ/sp Mức lợi ích được thể hiện qua hàm số: TUX = 1/3X2 + 10X; TUY = -1/2Y2 +20Y Tìm lợi ích biên của hai sản phẩm, phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng lợi ích tối đa tương ứng với phương án tiêu dùng đó
5 Cho các điểm A, B, C trong hình dưới đây Hãy xác định đâu là phương án tiêu dùng tối ưu và giải thích
Trang 35U 3
D
X Y
40 80 20
20 30 40
20 30 40
0
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Bài viết “Giá lúa gạo lại tăng vọt” của tác giả Thi Hà trên Vnexpress ngày 30/10/2023 và bài viết “Vì sao giá trứng bất ngờ tăng mạnh?” của tác giả Y Bình - Ngọc Diệp - ngày 25/05/2022 trên báo Giao thông viết về vấn đề nào? Phân tích bằng đồ thị cung cầu và lý giải xem đây có phải là hàng hóa Giffen?
Mục 1.6.4 có đề cập đến các ứng dụng các kiến thức về sự không chắc chắn Hãy tìm các tình huống thực tiễn, cụ thể để minh họa làm rõ các ứng dụng trên
Trang 36CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
Chương 2 cung cấp các khái niệm cơ bản về các loại chi phí trong sản xuất; mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra; giới thiệu các công cụ được sử dụng để phân tích cũng như giải thích các quyết định lựa chọn phương án sản xuất tối
ưu, giải thích các quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Đồng thời có thể vận dụng những kiến thức trên vào để giải quyết các tình huống thực tế một cách rõ ràng, hợp lý
2.1 Lý thuyết sản xuất
2.1.1 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất cho biết sản lượng cao nhất mà một doanh nghiệp có thể sản xuất bởi một kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định Nói cách khác, hàm sản xuất khái quát các phương pháp có hiệu quả về mặt
kỹ thuật khi kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra Nghĩa là chỉ ra tính khả thi về mặt kỹ thuật khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Như vậy, hàm sản xuất chỉ ra mối quan hệ giữa sản lượng tối đa có thể thu được từ các tập hợp các yếu tố đầu vào khác nhau với một công nghệ nhất định
Đầu vào là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất Đầu vào ký hiệu L (Lao động), R (tiền thuê), K (vốn), T (Công nghệ) Đầu ra ký hiệu là Q
2.1.2 Dạng của hàm sản xuất
Hàm số sản xuất đơn giản: Q = f(K, L) Trong đó Q là tổng sản phẩm hay sản lượng (đầu ra), K là vốn hiện vật (số máy móc/thời gian chạy máy), L là lao động (số công nhân/số giờ lao động)
Hàm số sản xuất có nhiều đầu vào có dạng tổng quát: Q = f(x1, x2, x3,… xn) với x1, x2, x3,… xn là yếu tố đầu vào thứ 1, 2, 3,… , n
Tùy theo yêu cầu của từng nội dung nghiên cứu mà hàm sản xuất có thể biểu diễn khác nhau Dạng thường thấy nhất là hàm sản xuất Cobb - Douglas: Q = Q = ALα Kβv.v Trong đó, Q là sản lượng; A, α, β là các hằng số dương; L là lao động; K là vốn Trong những chương sau chúng ta cũng thấy có dạng hàm Q = f(L, K, T, R, A…) với
L, K, T, R, A là lao động, vốn, công nghệ, tài nguyên, quảng cáo
2.1.3 Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
Khi nghiên cứu hàm sản xuất trong ngắn hạn, chúng ta giả định chỉ có đầu vào lao động là thay đổi và các yếu tố khác không đổi Khi này sản phẩm đầu ra Q chỉ phụ thuộc vào một yếu tố đầu vào lao động và có dạng Q= f(L)
- Tổng sản phẩm, sản phẩm biên, sản phẩm trung bình
Tổng sản phẩm (TP-Total Product): Tổng sản phẩm là tổng số lượng sản phẩm được tạo ra do việc sử dụng các yếu tố đầu vào Tổng sản phẩm
Trang 37 Sản phẩm trung bình (còn gọi là năng suất trung bình) của một yếu tố sản xuất
là số lượng sản phẩm làm ra khi sử dụng một đơn vị yếu tố sản xuất đó Sản phẩm trung bình của lao động là sản phẩm được tạo ra bởi 1 đơn vị lao động APL = TPL/L = Q/L Nếu L được tính bằng số công nhân thì APL là sản lượng trung bình một công nhân làm ra Nếu L là thời gian thì APL là năng suất một giờ lao động
Sản phẩm biên (còn gọi là năng suất biên) là phần tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào (các yếu tố khác không đổi)
Tổng sản phẩm, sản phẩm trung bình, sản phẩm biên theo yếu tố lao động và vốn được biểu diễn:
' '
1 1
, (
K K
L L
Kt Kt
K Lt
Lt L
K K
L L
K K
L L
K L
TP MP
TP MP
TP TP
MP TP
TP MP
K
TP MP
L
TP MP
K
TP AP
L
TP AP
L K f Q TP L K f Q TP
Trong hình 2.1, APL là độ dốc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ đến TPL MPL
là độ dốc của đường thẳng tiếp xúc với TPL Khi tăng yếu tố lao động, sản lượng sẽ tăng lên đạt đến cực đại rồi giảm xuống Sản phẩm trung bình của lao động tăng sau đó giảm Sản phẩm biên của lao động tăng nhanh sau đó giảm và âm
Trang 38Hình 2.1 Tổng sản phẩm, sản phẩm biên, sản phẩm trung bình
+ Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm, năng suất trung bình và năng suất biên Qua quan sát trên, ta thấy sản phẩm biên tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần Quy luật năng suất biên giảm dần được phát biểu như sau: Khi sử dụng một yếu tố đầu vào đến một mức nào đó (các yếu tố đầu vào khác không đổi) sản phẩm biên của yếu tố đầu vào đó sẽ giảm dần liên tục Trên hình 2.1 có thể thấy:
Khi MPL = 0, TP đạt cực đại
Khi MPL > APL, APL tăng (bên trái điểm E)
Khi MPL < APL, APL giảm (bên phải điểm E)
Khi MPL = APL, APL đạt cực đại (Điểm E)
2.1.4 Hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi
2.1.4.1 Đường đẳng lượng
- Khái niệm đường đẳng lượng
Đường đẳng lượng (Isoquants) còn gọi là đường đồng lượng (đường đồng mức sản lượng) là đường biểu diễn các kết hợp đầu vào để sản xuất ra cùng một mức sản lượng
Đường này được xây dựng dựa trên các giả định: (1) Chỉ có hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động; (2) Với bất kỳ mức vốn nào sản lượng tăng khi sử dụng nhiều lao động hơn; (3) Với bất kỳ mức lao động nào sản lượng tăng khi sử dụng nhiều vốn hơn; (4) Các kết hợp khác nhau giữa lao động và vốn có thể tạo ra cùng mức sản lượng
Trang 39Hình 2.2 Phối hợp hai yếu tố sản xuất
Trong hình 2.2, cột thẳng đứng biểu diễn vốn, đường nằm ngang biểu diễn lao động, các số liệu trong ô biểu diễn sản lượng mà kết hợp đầu vào giữa dòng và cột tạo
ra Kết hợp giữa L và 3K tạo ra 55 sản phẩm Ta gọi điểm biểu diễn kết hợp này trên đường sản lượng là A Tương tự như vậy ta có kết hợp 3L và 1K cũng tạo ra 55 sản phẩm Ta gọi điểm biểu diễn kết hợp này trên đường sản lượng là B A, B nằm trên đường đẳng lượng Q1 = 55 Tương tự ta có C, D, E, F, G tạo thành các điểm trên đường đẳng lượng Q2 = 75 Đường đẳng lượng nhấn mạnh dù các kết hợp đầu vào có khác nhau như thế nào vẫn có thể tạo ra cùng một mức sản lượng Thông tin này cho phép các doanh nghiệp lựa chọn một cách có hiệu quả đối với sự thay đổi trong thị trường các yếu tố đầu vào Như vậy, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn quyết định sản xuất: chọn phối hợp đầu vào nào (trong số các phối hợp đầu vào tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra)
Hình 2.3 Đường đẳng lượng
Trang 40- Đặc điểm của đường đẳng lượng
Giống như đường đẳng ích, đường đẳng lượng cũng có các đặc điểm: (1) Dốc xuống về bên phải; (2) Không cắt nhau; (3) Lồi về phía góc toạ độ, thể hiện khả năng thay thế có tính chất kỹ thuật của yếu tố đầu vào/sản xuất này cho yếu tố đầu vào/sản xuất khác giảm dần
- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên trong sản xuất thể hiện mức độ thay thế giữa các yếu tố sản xuất Nó cho biết cần giảm bao nhiêu yếu tố sản xuất này để tăng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất khác mà vẫn duy trì sản lượng như cũ Tỷ lệ thay thế biên phản ánh khả năng của các yếu tố sản xuất trong việc thay thế cho nhau Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên được đo bằng công thức:
MRTSLK = - ∆K
∆L
- Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên và sản phẩm biên
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ lệ sản phẩm biên của hai yếu tố sản xuất
MPL/MPK = - ∆K/∆L = MRTS
2.1.4.2 Đường đẳng phí
- Khái niệm đường đẳng phí
Là đường biểu diễn các kết hợp khác nhau của các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp với mức chi phí sản xuất và giá các yếu tố sản xuất cho trước Đường đẳng phí phản ánh hiệu quả kinh tế của các phối hợp yếu tố sản xuất khác nhau Trong hình 2.4 C0, C1, C2 là các đường đẳng phí Phối hợp K1, L1 và K2, L2 cho cùng một múc chi phí C2