TOM TAT DE AN Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các biến động khó lường, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trở thành yếu tố sống còn đối với s
Trang 1
TRUONG DAI HQC THUONG MAI
NGUYEN THUY LINH
CHIEN LUQC KINH DOANH
CUA TONG CONG TY CO PHAN BUU
CHÍNH VIETTEL
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
HA NOI, 2024
Trang 2
NGUYÊN THÙY LINH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CUA TONG CONG TY CO PHAN BUU
CHÍNH VIETTEL
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MA SO: 8340101
DE AN TOT NGHIEP THAC SI
NGUOI HUONG DAN KHOA HQC:
TS NGUYEN PHUONG LINH
HA NOI, 2024
Trang 3
từng được sử dụng đề bảo vệ một học vị nào Các số liệu và kết quả sử dụng trong
để án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ rằng
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024
TAC GIA DE AN
(Ky va ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thùy Linh
Trang 4học tập và nghiên cứu chương trình Thạc sĩ Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, giảng viên đã tận tâm hướng dẫn, chia sẻ kiến thức quý báu trong lĩnh vực Quản trị
kinh doanh, giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về thực tiễn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Phương Linh đã dành thời gian
giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này Tôi cũng đặc biệt biết ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đã hỗ trợ tôi
trong quá trình nghiên cứu, đánh giá nội dung đề tài một cách toàn diện
Trang 5
LOI CAM DOAN
LOI CAM ON
MỤC LỤC
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC BANG BIEU, HINH VE
TOM TAT DE A
PHAN MO DAU
PHAN 1: CO SO LY LUAN VA THY
DOANH VA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢ
NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh
1.1.1 Một số khái
1.1.2 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
ịnh chiến lược kinh doanh
TIEN VE CHIEN LUQC KINH
KINH DOANH CUA DOANH
1.2 Cơ sở thực tiễn về hoạch
doanh nghiệp điển hình
1.2.2 Bài học rút ra cho Tổng phần Bưu chính Viettel
PHÂN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CUA TONG CONG TY CO PHAN BUU CHINH VIETTEL20
2.1 Khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2 Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược
2ỗ phần Bưu chính
2.2.2 Thực trạng nhận diện tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược kinh doanh
Trang 6PHAN 3: CÁC ĐÈ XUẤT VÀ KIÊN NGHỊ NHẢM HOÀN THIỆN HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LUQC KINH DOANH CUA TONG CONG TY CO PHAN
BUU CHINH VIETTEL
chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
3.2.1 Đối với Nhà nước
3.2.2 Đối với doanh nghiệp
Trang 71 SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược
2 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phô Hỗ Chí Minh
3 EFAS Mô hình phân tích yêu tô bên ngoài
4 IFAS Mô hình phân tích yêu tô bên trong
6 loT Internet van vat (Internet of Things)
8 TNHH MTV _ | Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
10 TT & TT Thông tin và Truyền thông
14 NXB Nha xuat ban
Trang 8
DANH MUC BANG BIEU, HINH VE
Bảng 1.1 Mé thire EFAS
Bảng 1.2 Mô thức IFAS
Bang 1.3 Cấu trúc ma trận TOWS
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tô chức bộ máy của Viettel PosL 222222z22222rzcscce
Bang 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Post 2021-2023
Bang 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Viettel Post 2021-2023
Bang 2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của Viettel Post 2021-2023
Bảng 2.4 Mô thức EFAS của Viettel Post
Bảng 2.5 Mô thức IFAS của Viettel Post
Bảng 2.6 Mô thức TOWS của Viettel Post
37
38
45
AT 49
Trang 9TOM TAT DE AN
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các biến động khó lường, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trở thành yếu
tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tổng Công ty Cổ
phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài,
đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh Đề tài "Chiến
lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel" sẽ tập trung vào giai
đoạn hoạch định chiến lược, nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho công ty trong
giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến 2032
Đề án đã xây dựng cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược
thông qua xây dựng khung lý thuyết toàn diện từ định nghĩa các khái niệm cơ bản
và phân tích nội dung chính như xác định SBU, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
chiến lược Đề án nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích môi trường bên
ngoài và bên trong doanh nghiệp Các mô hình nghiên cứu được sử dụng bao gồm
mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; mô hình TOWS để xác định lựa chọn chiến lược; và các mô hình EFAS va IFAS dé đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Bên cạnh đó, đề án còn tham khảo
kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác như VNPost và ShopeeExpress nhằm rút ra bài học cho Viettel Post, từ đó tạo ra những giải pháp thực tiễn và khả thi Đề án
tiến hành nghiên cứu sâu sắc về thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Viettel Post, từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho đến
việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
Kết quả cho thấy Viettel Post đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng gặp phải không ít hạn chế Đề án cũng đã đề xuất các giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược, bao gồm hai giải pháp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua hợp tác với các đối tác chiến lược và đa dạng hóa dịch vụ bên cạnh các dịch vụ có sẵn để tạo lợi thế cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn tông quan về tình hình hiện tại của
Viettel Post mả còn đưa ra những định hướng chiến lược thiết thực cho tương lai
Hy vọng rằng những thông tin và phân tích trong đề án sẽ góp phần hỗ trợ các quyết định chiến lược, thúc đây sự phát triển bền vững cho Viettel Post và các tô chức liên quan
Trang 10
biến động nhanh, khó lường và tính bất ôn cao, thị trường cạnh tranh khốc liệt về
mọi mặt, mỗi khách hàng đều mang lại những giá trị quý báu, có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Giai đoạn hoạch định cl
thành công của toàn bộ quá trình quản trị chiến lược Việc xây dựng và lựa chọn
n lược là nền tảng quan trọng, quyết định đến sự
chiến lược phù hợp tại giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả triển khai sau
này Tại giai đoạn này, có thể thực hiện các hoạt động như phân tích tình hình, xác
an
định mục tiêu và lựa chọn các phương án chiến lược phù hop va một số
khác Nghiên cứu sâu vào các khâu này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện
và định hướng chiến lược rõ ràng
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bưu chính và logistics tại Việt Nam Được thành lập
từ năm 1997 với mục tiêu cung cấp dịch vụ giao nhận và chuyên phát nhanh, Viettel Post không ngừng mở rộng và cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng
Trong những năm gần đây, Viettel Post đã đối mặt với nhiều thách thức trong
hoạt động kinh doanh Mặc dù công ty đã có những nỗ lực đáng kể để phát triển và
mở rộng, nhưng một số chiến lược đã không đạt được hiệu quả như mong đợi Năm
2019, công ty ra mất nền tảng “Gọi xe và Giao hàng trực tuyến” MyGo cùng với 'Voso.vn, trang thương mại điện tử chuyên cung cấp các sản phẩm đặc sản từ khắp
mọi miễn đất nước Đây được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm số của
Viettel Post Tuy nhiên, từ năm 2022 đến 2023, thông tin về MyGo và Voso.vn gần như không xuất hiện, cho thấy sự chững lại trong hoạt động của hai nền tảng này
Từ 2018 đến 2021, ngoài nhân sự nội
ngoài, bán thời gian, thông qua nền tảng MyGo nhưng đã khiến chất lượng phục vụ
công ty sử dụng lượng lớn lao động thuê
của nhân viên giao hàng nhận được nhiều đánh giá tiêu cực trên nhiều nên tảng, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu Viettel Post
Trước thực trạng đó, Viettel Post đã có những nỗ lực đáng kể trong việc điều
chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm thích ứng với bối cảnh thị trường Công ty chính thức quay trở lại hình thức sử dụng nhân sự nội bộ cho việc vận chuyển chặng cuối (last mile delivery) kể từ năm 2022 Ban lãnh đạo Viettel Post khăng định rằng giai
Trang 11vận tải liên vận, chuỗi cung ứng, thương mại điện tử xuyên biên giới, kho ngoại quan và cửa khẩu thông minh Tháng 3/2024, Viettel Post chính thức niêm yết trên
sàn HOSE đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, khăng định cam kết về quản trị tốt
va minh bach trong hoạt động kinh doanh và tạo đà thu hút các nhà đầu tư
Để
cạnh tranh ngày cảng gay gắt, giai đoạn đầu là nền tảng vô cùng quan trọng Do đó,
¡ ưu hóa hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững trong bối cảnh
việc nghiên cứu về giai đoạn hoạch định chiến lược của Viettel Post sẽ là hướng tiếp cận phù hợp và mang lại những giá trị thiết thực Thông qua việc tập trung vào
giai đoạn hoạch định, đề án tốt nghiệp sẽ cung cấp những phân tích sâu sắc, những định hướng chiến lược thiết thực cho Viettel Post Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc, tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với những
thay đổi trong thị trường bưu chính vận tải Việc lựa chọn hướng nghiên cứu về giai
kinh doanh của Tông Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel" làm đề án tốt nghiệp
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
~ Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh, phân tích thực trạng của Tổng Công ty Cô phần Bưu chính Viettel Từ đó, đưa ra đánh giá và đề xuất các giải pháp cải thiện nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công
ty Cô phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2025 2030, tằm nhìn đến 2032
- Nhiệm vụ của đề tài:
Hệ thống cơ sở lý luận: Tổng hợp và phân tích các lý thuyết về chiến lược
kinh doanh, từ đó cung cấp nền tảng lý luận cho nghiên cứu
Đánh giá thực trạng: Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng
Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động
Đề xuất giải pháp: Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Viettel, nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh.
Trang 12doanh của doanh nghiệp
vấn đề này là hiện nay Tổng công ty đang thực hiện hoạt động hoạch định chiến
lược kinh doanh cho giai đoạn 2025 - 2030 cho SBU chuyển phát tại thị trường
Việt Nam Trong đó, nghiên cứu sẽ phân tích các nội dung chính như ni
diện
SBU kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, sứ mạng và mục tiêu chiến lược Đồng thời, xác định tình thế thị trường thông qua các khía cạnh về môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp, quá trình lựa chọn và ra quyết định chiến
lược, cũng như nội dung của các chiến lược kinh doanh đã được hoạch định Từ đó,
nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạch định chiến lược tại Viettel, nhằm đưa ra các kiến nghị cải tiến phù hợp
ập trung nghiên cứu sâu vào giai đoạn
Về thời gian: Lấy mốc thời gian từ 2020 - 2024 để nghiên cứu thực trạng chiến lược kinh doanh của Tông Công ty Cô phần Bưu chính Viettel; để đề xuất các
chiến lược 05 năm 2025 - 2030 tầm nhìn 2032
4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu đề tài
giải pháp thực hiệ
- Quy trình nghiên cứu đề tai
Bước 1: Tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan để tổng hợp cơ sở lý luận của
đề án
Bước 2: Khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng doanh nghiệp
Bước 3: Tiến hành phân tích, điều tra đề thu thập thông tin và dữ liệu
Bước 4: Tổng hợp dữ liệu, soạn thảo tải liệu về thực trạng doanh nghiệp
Bước 5: Nghiên cứu, đánh giá đề đề xuất các nội dung chiến lược kinh doanh
Bước 6: Kiểm tra, chỉnh sửa hoàn thiện đề án
~ Phương pháp nghiên cứu:
Trang 13"Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp này bao gồm các nguôn tài liệu như
sau:
1 Tài liệu học thuật: Tham khảo các bài viết, luận văn, và sách chuyên khảo
liên quan đến chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, nhằm cung cấp nền tảng lý thuyết cho phân tích
2 Sử dụng các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất, thông cáo báo
chí, chiến lược kinh doanh đã công bố và tài liệu từ trang web chính thức của
Viettel Post https://viettelpost.com.vn/ thời gian từ 2020 - 2024 để thu thập thông
êu hoạt động kinh doanh
3 Dữ liệu thị trường: Phân tích các báo cáo nghiên cứu thị trường từ các tổ
tin về tâm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiên lược và các sô
chức nghiên cứu uy tín, như và các báo cáo ngành đề hiểu rõ hơn về tình hình cạnh
tranh và xu hướng trong các lĩnh vực mà Viettel Post tham gia như: bưu chính, chuyển phát, logistics, thương mại dịch vụ Ngoài ra, nghiên cứu cũng tham khảo các văn bản quy phạm của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cũng như các sách báo, tạp chí và website chuyên ngành về các lĩnh vực nêu trên
5 Dữ liệu từ truyền thông: Theo dõi các bài viết, phỏng vấn và phân tích từ các phương tiện truyền thông để có cái nhìn đa chiều về hình ảnh và vị thế của
Viettel Post trên thị trường
"Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp (gồm 2 người: Ông Vũ Ngọc Quảng - Giám đốc Chỉ
nhánh Bưu chính Viettel Hà Nội và Ông Nguyễn Đình Dũng - Phó Giám đốc Chỉ nhánh) vào ngày 24/8/2024 được tiến hành trong văn phòng làm việc chính thức tại
trụ sở của Chỉ nhánh Bưu chính Viettel Hà Nội Trước buổi phỏng vấn trực tiếp, tác giả chuẩn bị kỹ lưỡng danh sách các câu hỏi phỏng vấn, bám sát các nội dung chính
về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Viettel Post và sau đó liên hệ và
lấy lịch hẹn chính thức vào ngày 24/8/2024 Trong quá trình phỏng vấn, tác giả chào đón và giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn với các vị lãnh đạo Các câu
Trang 14
lược; các quy trình và cách thức công ty phân tích tình thế chiến lược, lựa chọn và
ra quyết định chiến lược kinh doanh cũng như các nội dung chiến lược Chỉ tiết nội dung câu hỏi phỏng vấn được đính kèm ở Phụ lục số 1 Tác giả chú ý lắng nghe, ghỉ chép và ghi âm lại các thông tin quan trọng do các vị lãnh đạo chia sẻ Khi cần thiết, tác giả đặt thêm các câu hỏi bổ sung đề làm rõ thêm các vấn đề Mục đích phỏng vấn tập trung phản ánh thực tế hiểu biết và thực hiện công tác hoạch định chiến lược
tại các chỉ nhánh của Viettel Post, từ đó hiểu rõ hơn về các dịch vụ, chiến lược phát
triển và thách thức mà công ty đang đối mặt Dựa trên thông tin thu thập được, tác giả có thể đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi, phù hợp với bối cảnh hoạt động
và định hướng chiến lược của Viettel Post
Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin đề xác định các xu hướng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chiến lược kinh doanh của Viettel bằng các mô thức EFAS, IFAS Đề xuất các biện và kiến nghị
thông qua xác định các lựa chọn chiến lược dựa trên các yếu tố bên trong và bên
ngoài bằng mô thức TOWS
5 Kết cầu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án tốt nghiệp gồm 3 chương nội dung:
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh và hoạch định
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng và giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cô phần Bưu chính Viettel
Phần 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Trang 15n lược và hoạch định chiến lược kinh doanh
Khái niệm chiến lược:
Chiến lược là một khái niệm đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, phản ánh sự phát triển và thay đôi trong bối cảnh lịch sử và hiện đại Thuật ngữ "chiến lược" bắt nguồn từ “strategos - người chỉ huy quân sự” trong tiếng Hy Lạp cổ, ban
đầu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự Qua thời gian, khái niệm này đã mở rộng
ra nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong quản lý và kinh doanh
Nắm bắt thực trạng môi trường kinh doanh biến động không ngừng và đây rủi
ro hiện nay, David (2008) đã mở rộng khái niệm chiến lược theo hướng: "Tập hợp
it nhât là dự báo được một
quyết định và hành động cho phép dự đoán trước, hod
tương lai có thể nhìn thấy trước, mặc dù còn tiềm ân bất trắc và rủi ro." Điều này cho thấy rằng chiến lược không chỉ là kế hoạch, mà còn là sự linh hoạt và khả năng
thích ứng với những thay đổi không lường trước trong môi trường kinh doanh
Các cắp chiến lược:
Theo Vancil va Lorange (1975), chiến lược có thể được xây dựng ở nhiều cấp
độ khác nhau trong một doanh nghiệp, nhưng thường có ba cấp chiến lược chính, bao gồm:
Chiến lược cấp doanh nghiệp: liên quan đến các mục tiêu tổng quát và quy mô của doanh nghiệp nhằm đáp ứng mong đợi của các cô đông do hội đồng quản trị xây dựng Chiến lược cấp công ty thể hiện các mục tiêu dài hạn và các hướng phát
triển của doanh nghiệp Nó trả lời câu hỏi quan trọng: "Doanh nghiệp hiện tại và
trong tương lai sẽ hoạt động trong lĩnh vực hoặc các lĩnh vực kinh doanh nào?"
Chiến lược cấp kinh doanh: tập trung vào cách thức mà một doanh nghiệp
hoặc một SBU có thê cạnh tranh hiệu quả trên một thị trường cụ thể hoặc một phân
khúc thị trường nhất định trong các ngành kinh doanh khác nhau Chiến lược kinh doanh xác định phương pháp và tìm kiếm cách phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường
Chiến lược cấp chức năng: liên quan tới việc tô chức các bộ phận chức năng (như sản xuất, nghiên cứu và phát triển, marketing, tài chính, hệ thống thông tin, )
Trang 16
nghiệp nghiên cứu "Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel" sẽ tập trung nghiên cứu sâu vào chiến lược cấp kinh doanh của công ty
1.1.1.2 Quản trị chiến lược
Theo Johnson & Scholes (1999): “Quản trị chiến lược được hiểu là một tập
hợp các quyết định và hành động; thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định,
thực thi và đánh giá các chiến lược; được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp.”
David (2008) đưa ra quy trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: hoạch định
chiến lược, thực thi chiến lược và kiểm tra, đánh giá chiến lược
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn thay đổi, với những yếu tố vừa
mang lại cơ hội vừa đặt ra thách thức, quản trị chiến lược đóng vai trò cực kỳ quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các tổ chức Quản trị chiến lược
có bốn vai trò cơ bản: đầu tiên, nó giúp đạt được các mục tiêu của tô chức thông qua
sự phối hợp và nỗ lực của con người Thứ hai, quản trị chiến lược chú trọng đến các bên liên quan một cách toàn diện Thứ ba, nó gắn liền với sự phát triển cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, nhấn mạnh tính bền vững Cuối cùng, quản trị chiến lược liên
quan đến việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức (Nguyễn
Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt, 2015)
Giai đoạn 1: Hoạch định chiến lược:
Theo Anthony (2002): "Hoạch định chiến lược là
mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các
lột quá trình quyết định các
nguồn luc dé dat được các mục tiêu, các chính sách đề quản lý thành quả hiện tại,
sit dung va sij các nguồn lực"
Giai đoạn 2: Thực thi chiến chiến lược:
Thực thi chiến lược bao gồm những công việc nhằm làm cho chiến lược được
thực hiện và đạt được mục tiêu định trước như kế hoạch đã định ra Ba hoạt động cơ
Trang 17tại; đo lường thành tích; và thực hiện các hoạt động điều chỉnh Những chiến lược
không còn hiệu quả, cứng nhắc khi những yếu tố môi trường kinh doanh hay nội tại
có sự thay đổi Vì vậy kiểm tra và đánh giá chiến lược là một hoạt động thường
xuyên và cần thiết trong quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp
Như vậy, hoạch định chiến lược không chỉ là bước đầu tiên trong quản trị
chiến lược mà còn là một quá trình liên tục, giúp tổ chức thích ứng với những thay
đổi và phát triển bền vững Đề án tốt nghiệp "Chiến lược kinh doanh của Tổng
Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel" lựa chọn nghiên cứu cốt lõi các nội dung trong
giai đoạn hoạch định chiến lược của doanh nghiệp
1.1.2 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Nhận diện SBU kinh doanh
Các doanh nghiệp thường cần nhận diện các lĩnh vực kinh doanh của mình để
đặc điểm cơ bản sau: là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các
ngành kinh doanh có liên quan có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn
lại của doanh nghiệp, có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác định và mỗi SBU xây dựng chiến lược riêng phủ hợp với đặc điểm của SBU đó so với các SBU khác trong cùng doanh nghiệp
1.1.2.2 Nhận diện tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến
lược kinh doanh
Hill & Jones (1998) cho rằng tầm nhìn chiến lược chính là mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh rõ ràng về tương lai, thể hiện khát vọng về những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được Tầm nhìn chiến lược giúp định hướng cho mọi quyết định, hành động và chiến lược của tô chức, từ
đó truyền tải cảm hứng và động lực cho nhân viên gắn kết trong việc phát triển và
thực hiện cùng nhau để đạt được mục tiêu chung
Sứ mạng kinh doanh được xem như một tuyên ngôn về lý do tồn tại, phản ánh nguyên tắc và triết lý kinh doanh, cũng như những lý tưởng và niềm tin mà doanh
nghiệp theo đuổi Trong khi tầm nhìn mang tính tổng quát và trừu tượng, sứ mệnh.
Trang 18còn lý do tại sao doanh nghiệp làm điều đó; cái mà họ muốn trở thành; định hướng
khách hàng, trách nhiệm xã hội và các bên liên quan
Mục tiêu chiến lược kinh doanh là sự chuyển hóa những tuyên bố về tầm nhìn
chiến lược và sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp thành các mục tiêu thực hiện
cụ thể mà có thể đo lường được thông qua những cột mốc, những cách thức tiến hành, kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất
định Theo phạm vi thời gian, mục tiêu chiến lược có thể chia thành 2 loại: mục tiêu
ngắn hạn và mục tiêu dài hạn Việc phân loại và thiết lập mục tiêu chiến lược là rất
quan trọng để doanh nghiệp có thê hoạt động hiệu quả và đạt được các kết quả mong muốn trong tương lai, thường tuân theo nguyên tắc SMART, tức là mục tiêu cần phải đảm bảo tính cụ thê, có thể đo lường được, có thể giao cho mọi người, thách thức nhưng vẫn phải có khả năng thực hiện, và có giới hạn cụ thê về thời gian
1.1.2.3 Phân tích tình thể chiến lược kinh doanh
1.1.2.3.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là tập hợp các yếu tố, lực lượng và điều kiện liên tục tác
động đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường, thường
được chia thành hai phần chính: môi trường vĩ mô và môi trường ngành
a) Môi trường vĩ mô
Mức độ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh là đa dạng
và phức tạp, phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng như thực
trạng và xu hướng phát triển của nền kinh tế Mỗi lĩnh vực sẽ chịu tác động khác nhau từ các yếu tố vĩ mô, do đó, doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng về bối cảnh cụ thể của mình đề có thê xây dựng chiến lược phủ hợp và hiệu quả
- Yếu tố kinh tế:
Sự vận động của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố quan trọng thường được xem xét bao gồm: tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách tài khóa Những biến động trong môi trường kinh tế không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn định hình các quyết định chiến lược, từ việc xác định thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm, đến quản lý nguồn lực
-_ Yếu tố chính trị - pháp luật:
Trang 19Chính trị và luật pháp là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hệ thống chính trị, bao gồm các quan điểm
và đường lối chính sách của chính phủ, cùng với hệ thống luật pháp hiện hành, tạo
ra một khung pháp lý mà doanh nghiệp phải tuân thủ Các xu hướng ngoại giao và
diễn biến chính trị trong nước, khu vực và toàn cầu cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc định hình môi trường kinh doanh Sự can thiệp của chính phủ vào nền
kinh tế cách khác nhau Do đó,
doanh nghiệp cần phải nhạy bén và nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi trong
ó thể mang lại cả cơ hội lẫn thách thức theo nl
môi trường chính trị và pháp lý để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình
~ Yếu tố văn hóa - xã hội:
dục, tôn giáo và đặc điểm phân bố địa lý thường được sử dụng
Công nghệ đã và đang định hình lại cách thức hoạt động của doanh nghiệp,
mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức mà họ cần phải đối mặt Một trong
những sự thay đổi rõ rệt nhất là việc tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua tự
động hóa quy trình, trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, IoT, Blockchain, tạo điều kiện
Trang 20Điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh
thai, nước, biến đổi khí hậu và vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế, xã hội và văn hóa của một khu vực Những yếu tố này không chỉ định hình văn hóa và lối sống của con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, chỉ phí, chiến lược kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Do đó, việc hiểu rõ và thích ứng với điều kiện tự nhiên là rất quan trọng đề doanh
nghiệp phát t n vững
b) Môi trường ngành
Theo Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt (2015): Ngành kinh doanh
(Industry) được hiểu là tập hợp các công ty cung cấp một loại sản phâm hoặc dịch
vụ, hoặc một nhóm sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau nhằm đáp ứng cùng một nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.”
Mô hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh (Porters Five Forces) do Michael Porter phat triển vào năm 1979, vẫn giữ vai trò là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá bức tranh cạnh tranh của các ngành kinh doanh Theo Porter, "Sức mạnh
tổng hợp của năm tác động này quyết định tiềm năng lợi nhuận cuối cùng của một
ngành kinh doanh” Mặc dù mô hình chỉ tập trung vào năm lực lượng cạnh tranh chính, nhưng lực lượng thứ sáu, được gọi là "các bên liên quan khác”, bao gồm các
yếu tố như chính phủ, cô đông, chính quyền địa phương và các nhóm quan tim
khác, cũng cần được xem xét trong quá trình phân tích Sự ảnh hưởng của những
yếu tố này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về tiềm năng lợi nhuận giữa các ngành, làm nỗi bật tầm quan trọng của việc nghiên cứu toàn diện các yếu tố tác động trong
môi trường kinh doanh
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng ngành: là một nhân tố tác động mạnh
mẽ đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhân tố này thê hiện
tính tương tác lẫn nhau, trong đó hành động của một doanh nghiệp có thể tác động
đến các đối thủ khác, dẫn đến phản ứng và sự điều chỉnh chiến lược từ phía họ Mức
độ cạnh tranh này phụ thuộc vào một số yếu tố chính, gồm số lượng đối thủ, tăng trưởng ngành, tính tương đồng sản phẩm, rào cản rút lui khỏi ngành và chỉ phí cố định, tình trạng sảng lọc trong ngành Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến
chiến lược cạnh tranh mà còn tác động đến sự ôn định và lợi nhuận của thị trường
Đe dọa gia nhập mới: là khả năng mà các công ty đã và đang có chiến lược
gia nhập vào ngành Mức độ đe dọa của nhân tố này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: quy mô kinh tế, sự khác biệt hóa sản phẩm, yêu cầu về vốn, gia nhập vào
Trang 21kênh phân phối, quy định và rào cản pháp lý, chỉ phí chuyển đôi của khách hàng 'Việc đánh giá các yếu tố này là rất quan trọng đề hiểu rõ hơn về khả năng gia nhập
của các đối thủ mới và tác động của chúng đế
Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay (hé: những sản phẩm hoặc dịch vụ
này đến từ các lĩnh vực khác nhưng có khả năng thay thế cho những sản phẩm hiện
có, đáp ứng nhu cầu tương tự hoặc thậm chí cải thiện trải nghiệm với chỉ phí hợp lý
Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế có thể làm giảm thị phần và lợi nhuận của
doanh nghiệp hiện tại, buộc họ phải đổi mới để duy trì sức cạnh tranh Để đánh giá
mức độ đe dọa này, cần xem xét một số yếu tố rào cản như chỉ phí chuyển đồi của
khách hàng, mức độ khác biệt của sản phẩm, tính khả dụng và dễ tiếp cận của sản
phẩm thay thế, giá cả và chất lượng so với sản phẩm hiện tại, thói quen và sự trung
thành của khách hàng, cũng như các quy định và tiêu chuẩn liên quan
Quyên lực thương lượng của nhà cung cấp và khách hàng: phụ thuộc vào vị
thé của từng bên trong quan hệ thương mại sẽ ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng
hàng hóa/dịch vụ được cung ứng Quyền lực này phụ thuộc vào một số yếu tổ, bao
gồm: mức độ tập trung, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ, chuyên biệt hóa sản phẩm, chỉ phí chuyển đổi nhà cung ứng(khách hàng), khả năng tích hợp phía sau(phía trước)
Quyên lực tương ứng của các bên liên quan khác: cũng rất quan trọng trong
môi trường ngành của doanh nghiệp Ngoài năm lực lượng chính, các bên liên quan
như chính phủ, chính quyền địa phương, cỗ đông, tổ chức thương mại và các nhóm
quan tâm đặc biệt cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Vai trò của
những lực lượng này có sự biến đồi đáng kế tùy thuộc vào từng ngành
e) Mô thức đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFAS)
Mô thức EFAS (External Factors Analysis Summary) giúp đánh giá các yếu tố
môi trường bên ngoài, bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành, để nhận
doanh
nghiệp có thê hiểu rõ hơn về khả năng của mình trong việc đối phó với các yếu tố
diện cơ hội và thách thức mả công ty phải đối mặt Thông qua mô thức nà)
Các yếu tổbên | Mức quantrọng | Phânloại3) | Số điểm | Chú
trọng (4)
Trang 22
Liệt kê các nhân tô | Cho điêm từ 0 đến | 1 = Doanh nghiép it | (4) = (2)
thuộc môi trường bên | 1, điểm càng cao | phản ứng x(3)
ngoài doanh nghiệp _ | thì nhân tố tương _ |2 = Doanh nghiệp
(quốc tế, quốc gia, _ | ứng càng quan phản ứng trung bình
phản ứng trên trung bình
4 = Doanh nghiệp phản ứng tốt
a) Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu
các yếu tố nội bộ, bao gồm nguồn lực và năng lực, nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu hình thành nên năng lực cốt lõi của tổ chức Qua đó, có thể đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp, tạo nền tảng cho chiến lược phát triển và xây
của doanh nghiệp Năng lực chính là khả năng liên kết và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực này nhằm đạt được mục tiêu chung Qua thời gian, sự tương tác giữa các
nguồn lực hữu hình và vô hình sẽ hình thành nên các năng lực cốt lõi, là nền tảng cơ
sở của chiến lược phát triển và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp thích ứng nhanh chóng với thay đổi của thị trường và nông cao khả năng
cạnh tranh Do đó, việc phát triển và tối ưu hóa mối quan hệ này là yếu tố then chốt
để doanh nghiệp không ngừng tiến bộ và phát triển bền vững
Lợi thế cạnh tranh là những năng lực đặc biệt giúp doanh nghiệp đạt được
những lợi ích tương tự như các đối thủ cạnh tranh nhưng ở mức chỉ phí thấp hơn
hoặc đạt được những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh (lợi thế khác biệt)
Trang 23tranh không chỉ là yếu tố sống còn mà còn là chìa khóa cho sự phát triển và thành
công của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy thách thức
.Mô thức đánh giá các yếu tổ môi trường bên trong (IFAS)
Mô thức phân tích môi trường bên trong (IFAS) giúp tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh và mặt yếu của các bộ phận chức năng trong công ty Việc xây dựng mô
thức này cũng sẽ cung cấp cơ sở đề xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp Bảng dưới đây là 5 bước cụ thể để xây dựng mô thức IFAS
1 = Doanh nghiệp ít
Liệt kê các nhân tố | + rót phản ứng -
thuộc môi trường bên | {A9 đến 1, điểm điểm 2 = Doanh nghiệp,
tong doanh nghiệp - [ à.,qoụạ - |PhiÉngtrungbinh ônnhân We, 1 [nhin 6 tong |3=Doanh nehigp l2) x@)
n lực tài chính, | ing cang quan | Phan ứng trên trung
n lực về cơ sở vật trọng bình
4 = Doanh nghiệp phản ứng tốt
lợi thế và khả năng nổi bật của doanh nghiệp; Điểm yếu (Weaknesses), chỉ ra những
hạn chế và vấn đề cần khắc phục; Cơ hội (Opportunities), xác định các yếu tố bên ngoài có thể mang lại lợi ích; và Nguy cơ (Threats), đánh giá những yếu tố bên
ngoài có thể gây hại cho doanh nghiệp
Trang 24Bang 1.3 Cấu trúc ma trận TOWS
Liệt kê những điểm Í ï ¡et kệ những điểm yếu của mạnh chủ yếu của doanh s doanh nghiệp
nghiệp
Opportunities(Cơ hội) | _ Các chiến lược SO: Các chiến lược WO: Chiến
Liệt kê các cơ hội cơ | Chiến lược sử dụng thế | lược tận dụng cơ hội đê vượt
bản của doanh nghiệp | mạnh để tận dụng cơ hội qua điểm yếu
Threats (Nguy co) Các chiến lược ST: Các chiến lược WT:
at La od Chién luge tin dung 4 kak og
Liệt kê các de doaco | Gigmmanh dé wan | Chiénluoc han chế điểm yếu
bản của doanh nghiệp nguy cơ và tránh nguy cơ
Nguôn: TL Wheelen & J D Hunger 1.1.2.5 Hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh
Giai đoạn này đóng vai trò quan trong trong việc đảm bảo phân bổ nguồn lực
và năng lực để thực hiện hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo triển khai chiến lược Để đạt được điều này, ba lĩnh vực chính cần được chú trọng, bao gồm chính sách
marketing, nguồn nhân lực và tài chính
Hoạch định Chính sách Marketing
Chính sách marketing bắt đầu bằng việc phân đoạn thị trường, đây là bước thiết yếu để xác định nhóm khách hàng mục tiêu Việc phân đoạn thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà còn tạo điều kiện cho việc lựa chọn những đoạn thị trường phù hợp nhất với chiến
lược marketing của mình Sau đó, doanh nghiệp sẽ triển khai chính sách marketing
mix, bao gồm phát triển sản phẩm, định giá, lựa chọn kênh phân phối và các chương trình xúc tiến thương mại Những yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo rằng mọi hoạt động marketing đều hướng tới mục tiêu chung là tối ưu hóa sự hài
lòng của khách hang va gia tăng giá trị cho doanh nghiệp
Hoạch định Nguôn nhân lực
Chính sách nhân sự phải được xây dựng để đảm bảo rằng nhân viên có đủ kỹ
năng và kiến thức cần thiết để thực hiện các chiến lược đã lựa chọn Hơn nữa, một
Trang 25chế độ khen thưởng hợp lý sẽ khuyến khích nhân viên gắn bó và tích cực tham gia vào các hoạt động chiến lược, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi chiến lược
Hoạch định Chính sách Tài chính
Doanh nghiệp cần đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tài chính để duy trì hoạt
động kinh doanh hiện tại và nhu cầu tài chính để triển khai các chiến lược mới Việc
lập kế hoạch tài chính một cách cân thận sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực hiện các chiến lược marketing và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giảm
thiểu rủi ro tải chính trong quá trình thực thi
và phủ hợp cho từng mặt hàng, bao gồm mức đặt giá, cách thức định giá, chính sách
giảm giá và điều kiện thanh toán, dựa trên phân tích kỹ lưỡng các yếu tố bên trong
và bên ngoài như mục tiêu marketing, chiến lược, chỉ phí, đặc điểm khách hàng, cạnh tranh và các nhân tổ vĩ mô, để đạt được chính sách giá hiệu quả
Tóm lại, giai đoạn hoạch định nội dung chiến lược kinh doanh yêu cầu một
cách tiếp cận toàn diện, trong đó chính sách marketing, nguồn nhân lực và tài chính phải được tích hợp một cách hài hòa Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu
hóa việc sử dụng nguồn lực mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh và sự bền vững
trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay
1.2 Cơ sở thực tiễn về hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạch định chiến lược kinh doanh ở một
số doanh nợ| liển hình
1.2.1.1 Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost)
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) được thành lập từ năm 2007 và
phát triển gắn liền với tên tuổi của ngành Bưu điện Việt Nam VNPost hoạt động
với sứ mệnh cung cấp dịch vụ bưu chính chất lượng, thân thiện và hiện đại, nhằm
mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt cho từng khách hàng Công ty hướng tới
kết nối mọi người và phục vụ tốt nhất cho cộng đồng
VNPost đang phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khóc liệt trong ngành
bưu chính, đặc biệt là sự vươn lên của Viettel Post và các doanh nghiệp trẻ, đã
khiến VNPost mắt thị phần từ 20,36% (2021) xuống còn 13,8% (2023) Doanh thu
Trang 26dịch vụ bưu chính chuyển phát của VNPost cũng liên tục giảm, năm 2022 ước đạt doanh thu 17.955 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 615,2 tỷ đồng, doanh thu ước đạt 8.100 tỷ
đồng trong năm 2023 Như vậy, 2 năm liên tiếp, VNpost sụt giảm về doanh thu Theo Vietdata nghiên cứu, sự đi xuống của Viettel Post là các công tác về phân tích tình thế chiến lược, lựa chọn và ra quyết định kinh, các nội dung chiến lược kinh doanh gặp nhiều vấn đề và không đạt hiệu quả VNPost chậm trễ trong việc nắm bắt
xu hướng thị trường đã không kịp thời triển khai các dịch vụ giao hàng nhanh và
hoả tốc, trong khi các đối thủ như Viettel Post và Giao Hàng Nhanh đã nhanh chóng phát triển các dịch vụ này đề đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ lâu Điều này
khiến VNPost mắt đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng MPITS được coi là một
trong những hệ thống ứng dụng công nghệ số quan trọng giúp Vietnam Post tiếp tục giữ vị thế DN bưu chính số 1 được triển khai từ cuối 2020, Sàn TMĐT Postmart.vn,
Hệ thống dây chuyển chia chọn tự động Cross Belt 2 tầng hiện đại nhưng các công
nghệ này không mang lại hiệu quả như mong đợi và có phần lỗi thời so với các công nghệ đang được sử dụng tại các doanh nghiệp chuyển phát khác VNPost có
thế mạnh bao gồm hệ thống mạng lưới bưu chính rộng lớn và kinh nghiệm lâu năm
của Chính phủ, triển khai đề án thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đây kinh
doanh trên nền tảng thương mại điện tử Buudien.vn để mở rộng không gian kinh
doanh" cho thấy sự nỗ lực trong việc khôi phục vị thế của mình trong ngành bưu
chính Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, VN Post cần nhanh chóng cải thiện các
yếu tố nội tại và thích ứng với thị trường để duy trì vị trí cạnh tranh trong bối cảnh
ngành bưu chính đang thay đổi nhanh chóng
1.2.1.2 Shopee Express
SPX Express, hay còn gọi là Shopee Express, là dịch vụ vận chuyển được quản lý bởi sản thương mại điện tử Shopee Được thành lập vào năm 2020 với mục dich chính là xử lý các đơn hàng trên nền tảng Shopee tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, SPX Express đã nhanh chóng trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong lĩnh vực chuyển phát, cạnh tranh với các dịch vụ như Giao Hàng Nhanh, J&T, và Giao hàng tiết kiệm Sứ mệnh của SPX Express là mang lại trải nghiệm giao hàng nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng Mục tiêu
Trang 27chiến lược của SPX Express là mở rộng thị phần và nâng cao doanh thu thông qua
việc cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường hợp tác với các đối tác
SPX Express da thể hiện khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường bên ngoài, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ Với mức phí vận chuyển cạnh tranh hơn so với các đơn vị khác, sự linh hoạt trong cung cấp dịch vụ khi ngoài là đơn vị vận chuyển chính cho công ty mẹ Shopee là hàng hóa và hỗ trợ các
quán ăn và nhà hàng trong việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng Năm
2023, sở hữu tổng cộng 770 điểm dịch vụ trãi dài khắp tỉnh thành trong cả nước,
đồng thời hợp tác chuyên phát cho gần 130 đơn vị ngoài hệ sinh thái của Shopee
SPX Express đã thành công trong việc hoạch định lựa chọn và ra quyết định chiến lược phù hợp với tình hình thị trường với khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường SPX Express đã thu hút được một lượng lớn khách hàng Điển hình là dịch vụ giao hàng hỏa tốc đã được triển khai hiệu quả trong vòng 2 - 4 giờ ở khu vực nội thành 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM giúp SPX Express nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường Trong 4 năm qua, SPX Express đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng, với doanh thu năm 2023 đạt gần 9.300 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm trước Sự thành công này không chỉ đến từ việc cung cấp dịch vụ chất lượng
cao mà còn từ việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng SPX Express đã khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, chỉ
đứng sau Viettel Post, nhờ vào những nhất quán trong sứ mệnh, chiến lược kinh
doanh hiệu quả và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường
1.2.2 Bài học rút ra cho Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Chú trọng vào giai đoạn hoạch định chiến lược trong quản trị chiến lược của
doanh nghiệp là rất quan trọng vì nó giúp xác định hướng đi rõ rằng, tạo nền tảng cho tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu cụ thể Tổng Công ty Cô phần Bưu chính
Viettel có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá từ sự phát triển của VNPost
và Shopee Express Đầu tiên, việc hoạch định chiến lược rõ ràng là rất quan trọng; Viettel Post cần xác định hướng đi cụ thể và tầm nhìn phù hợp dé không bị tụt lại
phía sau trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, dù đã hoạt động lâu năm hay mới
gia nhập thì yếu tố này luôn mang tầm quan trọng chiến lược Thứ hai, đánh giá môi
trường bên ngoài và nội bộ thường xuyên sẽ giúp nhận diện cơ hội và thách thức, từ
đó điều chỉnh chiến lược kịp thời VNPost đã không kịp thời nhận ra sự cạnh tranh
từ các đối thủ như Viettel Post và Giao Hàng Nhanh, trong khi Shopee Express đã
nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu của thị trường Thứ ba,
Trang 28Viettel Post cần tối ưu hóa nguồn lực, đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao để phát huy tối đa tiềm năng của mình VNPost mặc dù có hệ thống mang lưới rộng lớn nhưng lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng, dẫn đến việc không khai
thác hết tiềm năng Ngược lại, Shopee Express đã xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đề phát triển dịch vụ Thứ tư, khả năng thích ứng và điều chỉnh chiến lược linh hoạt theo nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định sự thành công; việc phát
Cuối cùng, hoạch định chiến lược là một quá trình liên tục, cho phép doanh
nghiệp theo dõi, đánh giá và cải tiến để đạt được hiệu quả tốt hơn, từ đó nâng cao
khả năng phát triển bền vững Những bài học này sẽ giúp Viettel Post rút ra những,
kinh nghiệm để duy trì vị thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành bưu
chính.
Trang 29PHAN 2: THUC TRANG VA GIAI PHAP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LUQC KINH DOANH CUA TONG CONG TY CO PHAN BU'U CHINH VIETTEL
2.1 Khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cé phần Bưu chính Viettel
2.1.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: TÔNG CÔNG TY CÔ PHÂN BƯU CHÍNH VIETTEL
Tên giao dich: VIETTEL JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt: VIETTEL POST
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0104093672
: 1.217.830.420.000 ding
'Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.217.830.420.000 đồng
Địa chỉ trụ sở: Số 2, ngõ 15 Duy Tân, P.Dịch Vong Hậu, Q.Cầu Giá
Vốn điều
Hà Nội
Địa chỉ liên hệ: Số 2, ngõ 15 Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 19008095 Website: www.viettelpost.com.vn
Mã cô phiếu: VTP San giao dich: HoSE
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty
Viettel Post tiền thân là Trung tâm phát hành báo chí, được thành lập ngày
01/07/1997, với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cơ quan trong Bộ Quốc phòng
Năm 2006, Bưu chính Viettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập, thành lập Công ty TNHH Nhà nước MTV Bưu chính Viettel Năm
2009, Viettel Post chính thức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực
hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cô phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 13/04/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel, mã số doanh nghiệp 0104093672 Với việc cắp phép này Viettel Post chính
thức là Tổng Công ty Cổ phần đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân
đội nay là Tập đoàn Công nghiệp ~ Viễn thông Quân đội
Không chỉ tập trung phát triển dịch vụ trong nước, Viettel Post còn vươn mình trở thành doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đầu tiên kinh doanh tại thị trường nước ngoai (Cambodia, Myanmar) Việc đầu tư ra thị trường nước ngoài không chỉ là một
bước tiến táo bạo mà còn là khát khao muốn vươn mình tới tầm thế giới của Viettel Post Những năm gần đây, đứng trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ và sự ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19, Viettel Post đã tích cực triển khai các thay đổi lớn
Trang 30đối với công tác kinh doanh; công tác vận hành ở tắt cả các khâu nhằm nang cao chất lượng dịch vụ; chất lượng phục vụ Xây dựng hệ thống NOC để cảnh báo và
hành các chỉ số hàng ngày đến từng đơn vị Đồng thời, Viettel Post tiếp tục triển khai quy hoạch hạ tầng mạng lưới toàn quốc đề phục vụ cho hoạt động bưu chính, chuyên phát và phát triển dịch vụ kho vận, mang đến cho khách hàng một hệ
sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh, từng bước khẳng định hình ảnh công ty chuyển phát
“Nhanh nhất - Tin cậy nhất” trong mắt khách hàng
2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cầu tổ chức bộ máy:
Viettel Post hoạt động theo mô hình quản trị gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc theo Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ
máy của Viettel Post được đính kèm tại Phụ lục số 2
Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel có các quyền và nghĩa
vụ của một thành viên Tập đoàn theo quy định của Điều lệ tập đoàn và các quy định
của pháp luật Cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị và soát thực hiện đúng quy
định của pháp luật gồm: Đại hội đồng cô đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
hóa cao; khối đơn vị trực thuộc được tách bạch thành 2 đơn vị chính: khối hạch toán
phụ thuộc là các chỉ nhánh trên 63 tỉnh thành, khối hạch toán độc lập là 5 công ty
con do Viettel Post nắm 100% vốn điều lệ Cơ cấu tổ chức Viettel Post có sự linh
quá nhiều việc và các công việc được giải quyết trong một thời gian ngắn nhất, giúp
tối ưu hóa hiệu suất làm việc và trách nhiệm của từng nhóm
2.1.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số: 0104093672 do Phòng
ĐKKD Thành phố Hà Nội Cấp lần đầu ngày 03/07/2009, Viettel Post đăng ký 72
mã ngành kinh doanh, trong đó tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính là:
Chuyển phát: Chuyên phát truyền thống, phát hàng thu tiền COD, chuyên phát quốc
tế; Logistics: Vận tải nguyên chuyến, vận tải hàng gom, freight forwarding, dich vu
Trang 31kho, khai báo hải quan; Thương mại dịch vụ: Vé máy bay, dich vụ viễn thông, quản
lý vận hành cửa hàng, điểm bán viễn thông Địa bàn kinh doanh: Chủ yếu là thị trường trong nước và thị trường Cambodia, Myanmar
Để thoát khỏi cái bóng của một công ty chuyển phát truyền thống, kế từ 2018
Viettel Post đã không ngừng chuyển mình, mở rộng lĩnh vực đầu tư sang đa dạng
các ngành nghề khác nhau như: mảng hậu cần kho van (fulfillment), throng mai
điện tử, công nghệ
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm gần đây hoạt động kinh doanh của Viettel Post liên tục có sự
biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động đến mạnh mẽ đến nền kinh
tế toàn cầu, các doanh nghiệp nghiệp không ngừng thay đồi chiến lược kinh doanh
để thích nghỉ với tình hình chung
Theo Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel Post 2021 - 2023
đính kèm tại Phụ lục số 3, năm 2021, Viettel Post ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt
21.452 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 295,89 tỷ đồng Năm 2022 Viettel Post đạt
tổng doanh thu khoảng 21.235 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 389,44 tỷ
đồng Với kết quả này, Công ty chỉ thực hiện được 84,5% kế hoạch doanh thu và
51,49% kế hoạch lợi nhuận đề ra Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông
trong Báo cáo Tổng kết công tác năm 2022, ngành bưu chính chuyển phát năm
2022 gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách giảm giá, khuyến mại, chiết khấu để cung cấp dịch vụ bưu chính với giá thấp, thậm chí dưới giá thành, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh khốc liệt về giá đã khiến doanh thu, lợi nhuận của ngành bưu chính tăng trưởng
chậm lại trong năm 2022 và chính Viettel Post cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi
chứng kiến cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với 2021
t quả kinh doanh, trong năm 2023, Viettel Post ghi nhận 19.590 tỷ
đồng doanh thu thuần, giảm 9,4% so với năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng
Xét về
48,7%, đạt 380 tỷ đồng, cũng nhờ tỷ lệ giảm giá vốn cao hơn, cùng khoản thu từ hoạt động tài chính tăng thêm 30%, đạt 137 tỷ, chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay đồng mặc dù các chỉ phí đồng loạt bị đội lên Đây là mức tăng trưởng rất lớn so với
mức tăng trưởng chung của ngành dự báo khoảng 10%
Viettel Post vẫn đang duy trì được mức biên gộp và lãi ròng khả quan nhờ nỗ
lực tái cơ cấu và tối ưu hóa chỉ phí trên từng đơn hàng được thực hiện hiệu quả Với
chiến lược linh hoạt, Viettel Post đã triển khai các lĩnh vực logistics chủ chốt mới,
Trang 32mở rộng lĩnh vực kinh doanh từ chuyền phát truyền thống sang chuỗi cung ứng và
tập trung vào khai thác nhóm khách hàng B2B Việc mạnh tay đầu tư ứng dụng
cả các khâu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao
công nghệ cao trên
trải nghiệm người dùng, tăng hiệu quả và năng suất hoạt động cho Viettel Post trong dai hạn và lợi nhuận tăng mạnh so với năm 2021 và 2022
2.2 Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
2.2.1 Thực trạng nhận diện SBU kinh doanh
Nhu da dé cập tai muc 2.1.1.4, Viettel Post là một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực, tập trung ở các ngành: chuyển phát, logistics, thương mại dịch vụ
hằm
Kế từ năm 2018, Viettel Post đã có những bước chuyển mình đáng kế
thoát khỏi hình ảnh của một công ty chuyển phát truyền thống, với mục tiêu trở
thành doanh nghiệp Logisties số 1 Việt Nam vào năm 2025, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sự hài lòng của khách hàng Công ty không chỉ mở rộng vào các lĩnh vực mới như hậu cần kho vận, thương mại điện tử và công nghệ, m còn xác định rõ các SBU để thích ứng với xu hướng thị trường Theo Bác cáo thường niên
2023 của Viettel Post, công ty đã đạt được một số kết quả tích cực và khả quan:
Mâng hậu cần kho vận đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng 30% trong năm 2022 nhờ
đầu tư công nghệ quản lý kho, trong khi doanh thu từ thương mại điện tử
đạt 150 tỷ đồng vào năm 2023, chiếm 25% tông doanh thu; Đầu tư hơn 200 tỷ đồng
vào công nghệ trong giai đoạn 2018 - 2023 đã giúp Viettel Post hiện đại hóa quy
vào việ
trình logistics, giảm thời gian giao hàng xuống còn 24 giờ cho đơn hằng nội thành
Sự chuyển giao giữa các SBU không chỉ là thay đôi cấu trúc mà còn phản ánh chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty Những kết quả đạt được đã khẳng định tính hiệu quả của chiến lược này, đưa Viettel Post đến gần hơn với mục tiêu đã đề ra Theo kết quả phỏng vấn ông Vũ Ngọc Quảng - Giám đốc Chỉ nhánh Bưu
chính Viettel Hà Nội,
công tác hoạch định chiến lược cho SBU chuyển phát của Viettel Post giai đoạn
2025 - 2030 Điều này đặt ra một thách thức lớn trong bối cảnh dịch vụ chuyên phát đang có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty Theo cơ cấu
tại chưa có văn bản chính thức nào được công bố về
doanh thu, dịch vụ chuyên phát chiếm tỷ trọng ngày càng cao, khi năm 2021 chiếm
22,33% tổng doanh thu, tăng lên mức 23,62% năm 2022 và đến tháng 9/2023 lên
mức 32,32%, ôn định nhất trong 5 năm trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng hơn 29%, cao gấp gần 4 lần thị trường Cùng mảng dịch vụ logisties và các dịch vụ khác, cơ
Trang 33cấu doanh thu thu cung cấp dịch vụ trong tương lai sẽ áp đảo doanh thu bán hàng (vốn đang chiếm tỷ trọng gần như ngang bằng nhau) khi Viettel Post đặt mục tiêu tỷ
trọng doanh thu mảng bưu chính, chuyển phát và logistics tiếp tục tăng trưởng trong
các năm tới Kế hoạch phát triển trong tương lai được công bố trong Báo cáo thường niên 2023 của Viettel Post: “Viettel Post phấn đấu sẽ trở thành Công ty chuyển phát số 1 tại Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao, định vị hình ảnh là
đơn vị chuyển phát “Nhanh nhất - Tin cậy nhất" trên thị trường.” Ông Vũ Ngọc
Quảng - Giám đốc Chỉ nhánh Bưu chính Viettel Hà
đang nỗ lực bám sát và đây nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch của Tổng công ty đã
cũng đã xác nhận công ty
đặt ra Có thể thấy, mặc dù Viettel Post đã mở rộng sang nhiều ngành nghề khác
nhau, nhưng dịch vụ chuyển phát vẫn luôn là lĩnh vực cốt lõi và trung tâm của
doanh nghiệp Việc nghiên cứu SBU chuyển phát của Viettel Post là cần thiết và
hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong tương lai Do đó, đề
án tốt nghiệp này sẽ tập trung phân tích và đề xuất công tác hoạch định chiến lược
cho SBU chuyển phát tại thị trường Việt Nam của Viettel Post
2.2.2 Thực trạng nhận diện tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược kinh doanh
Viettel Post đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ với những thay đổi
đáng kế trong tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược
Trước đây, Viettel Post sử dụng slogan cũ "Mạng chuyển phát nhanh rộng
khắp" với tầm nhìn chiến lược chủ yếu tập trung vào việc mở rộng mạng lưới và tăng trưởng doanh thu, giúp công ty đạt được vị thế nhất định trên thị trường nhưng
chưa tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong lòng khách hàng Hiện nay, với tầm nhìn mới, Viettel Post không chỉ hướng tới tăng trưởng mà còn nhắn mạnh vào việc nâng cao
Tin
cậy nhất” đã tạo ra một thông điệp rõ ràng hơn về cam kết của Viettel Post đối với
trải nghiệm khách hàng và tạo ra giá trị bền vững, slogan mới “Nhanh nhất
khách hàng, không chỉ nâng cao giá trị thương hiệu mả còn tạo ra sự khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh Triết lý “Cộng hưởng tạo sự khác biệt” đã giúp công ty
phát triển các dịch vụ đột phá và cải thiện quy trình phục vụ, mang lại sự khác biệt
và giá trị bền vững cho khách hàng Theo kết quả phỏng vấn, Ông Vũ Ngọc Quảng
- Giám đốc Chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Nội và Ông Nguyễn Đình Dũng - Phó
Giám đốc Chỉ nhánh cho biết việc thay đổi tầm nhìn là phù hợp với nhu cầu của thị
trường và đang có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty
"Mục tiêu chiến lược:
Trang 34+ Mục tiêu doanh thu:
Vé tam nhìn 2024 - 2030, ông Hoàng Trung Thành, Tổng giám đốc Viettel Post cho biết trong 5 năm tới, khát vọng đạt tới tổng doanh thu gấp 10 lần năm
thiện lĩnh vực logistics trong các khâu quy hoạch, thiết kế và đầu tư, làm chủ công nghệ, xây dựng hạ tầng, tập trung vào 5 mũi nhọn chính: hệ thống chuỗi cung ứng
(supply chain), céng vién logistics, cita khau théng minh, éng ha ting logistics xanh - thông minh xuyên biên giới, đường sắt liên vận quốc tế
Như vậy, mục tiêu chiến lược tông thể của Viettel Post rất tham vọng, có tiềm
năng, và cạnh tranh trong dài hạn, thể hiện bản lĩnh của đơn vị tiên phong - chủ lực
hiện tham vọng và định hướng phát triển mạnh mẽ
- Dẫn đầu xu thế: “dựa trên nền tảng công nghệ cao” giúp công ty bất kịp xu
hướng thị trường và nâng cao trải nghiệm khách hàng
~ Định vị hình ảnh là đơn vị chuyển phát “Nhanh nhất - Tin cậy nhất”: Định vị
rõ rằng giúp khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn Sự nhấn mạnh vào
những giá trị mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng là tốc độ và độ tin
cây phủ hợp với đặc điểm ngành chuyển phát và tâm lý khách hàng
Nhược điểm:
- Không có khung thời gian xác định: Việc không đề cập đến thời gian đạt được được mục tiêu trở thành "Công ty chuyển phát số 1" tạo ra sự không chắc chắn cho các bên liên quan Các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng có thể cảm thấy không
Trang 35chắc chắn về khả năng đạt được mục tiêu của công ty, ảnh hưởng đến niềm tin và mối quan hệ hợp tác
2.2.3 Thực trạng về phân tích tình thế thị trường chiến lược kinh doanh
2.2.3.1 Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
a) Môi trường vĩ mô
-_ Yếu tố kinh tế
Giai đoạn 2021-2023 là một khoảng thời gian đầy thách thức nhưng cũng tràn đầy cơ hội cho Viettel Post Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế toàn cầu, tạo ra những biến động lớn trong hoạt động kinh
doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển phát Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng
cũng xuất hiện những cơ hội mới cho các doanh nghiệp thích ứng và đổi mới
Do đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều mặt Kể từ năm 2022 đến nay, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập
kỷ buộc các quốc gia phải thất chặt chính sách tiền tệ Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IME) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố 10/2023, lam
phát trung bình toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 8,8% Điều này buộc các quốc gia như Mỹ và châu Âu phải thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn đến tăng lãi suất và ảnh
hưởng đến chỉ phí vay mượn Xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm gián đoạn
hậu, mưa bão, hạn hán đã làm gia tăng rủi ro đối với các lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực Bưu chính, Chuyển phát Năm 2022 - 2023, thị trường xăng dầu có nhiều biến động Giá xăng đã tăng 16 lần, giảm 16 lần, giữ nguyên một lần, có thời điểm
vượt mốc 30.000 đồng/lít, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của
Viettel Post Riêng tại Viettel Post, chỉ phí xăng dầu/doanh thu tăng 56,7%, làm
giảm lợi nhuận 33,2 tỷ đồng; chỉ phí thuê xe nguyên chuyến/doanh thu tăng 23,3%, giảm lợi nhuận 28,3 tỷ đồng Giá xăng tăng cũng đây giá các chỉ phí đầu vào khác
của Công ty tăng mạnh
Nhìn về phía trước, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn 2025 - 2030, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng
GDP khoảng 6% vào năm 2024 và 6,4% trong giai đoạn này Sự hội nhập sâu rộng.
Trang 36vào nên kinh tế toàn cầu thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) véi 60 nền
kinh tế lớn, cùng quan hệ đối tác chiến lược với 30 quốc gia, sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khâu Thị
trường logistics và chuyển phát tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với dự báo tăng trưởng 10-15% hàng năm, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử tăng trưởng 20-25% Các doanh nghiệp như Viettel Post có cơ hội lớn để tận dụng sự
phát triển này, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển phát đầu tư vào công nghệ và tối ưu
hóa quy trình vận chuyểi
Nhận diện cơ hội và đe dọa cho yếu tố kinh tế đối với lĩnh vực chuyển phát
của Viettel Post:
giai đoạn 2025 - 2030, tạo thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực chuyên phát
2 Thị trường logisties và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ: Viettel Post
3 Hội nhập kinh tế: Sự hội nhập sâu rộng thông qua 16 hiệp định thương mại
tự do (FTA) sẽ tạo điều kiện cho Viettel Post thu hút đầu tư và mở rộng thị trường
Đe dọa
1 Biến động kinh tế toàn cầu: Tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến
đông, có thể ảnh hưởng đến chỉ phí và khả năng cung ứng của Viettel Post
2 Tăng chỉ phí vận chuyển: Giá xăng dầu biến động mạnh đã làm tăng chỉ phí,
ảnh hưởng đến lợi nhuận của Viettel Post gây áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh
3 Rủi ro từ thiên tai và dịch bệnh: có thể gây ra rủi ro cho hoạt động kinh
doanh, gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến nhu cầu dịch vụ chuyên phát
Viettel Post đang đứng trước nhiều cơ hội lớn trong lĩnh vực chuyển phát,
nhưng cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ từ môi trường kinh tế toàn cầu
và nội địa Việc nhận diện và tận dụng các cơ hội, đồng thời ứng phó với các đe dọa
quyết định cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai
-_ Yếu tố công nghệ
Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một
công cụ quan trọng trong việc phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tắt cả các quốc gia trên thế giới
Trang 37Trên thế giới, lĩnh vực chuyền phát đang chứng kiến sự đổi mới và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ Các công ty chuyên phát lớn như UPS, FedEx, DHL đã đầu tư
mạnh mẽ vào các hệ thống theo dõi hàng hóa thông minh, quản lý kho bãi tự động,
và ứng dụng di động để cung cấp dịch vụ theo dõi và thông tin cho khách hàng
Liên minh Bưu chính Quốc tế thống kê rằng 73% doanh nghiệp khẳng định đang tích cực đầu tư cho chuyên đồi số Tại Việt Nam, sự gia tăng mạnh mẽ về công nghệ và số hóa đã tạo ra những cơ hội tăng trưởng đột phá cho ngành chuyên
phát Các công ty chuyển phát cũng đang ngày càng chú trọng vào việc áp dung công nghệ để cải thiện dịch vụ Các ứng dụng di động, website theo dõi đơn hàng,
hệ thống quản lý kho bãi thông minh và các giải pháp phân loại tự động đều đang được áp dụng đề nâng cao hiệu quả vận chuyền và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho
khách hàng Việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực chuyển phát tại Việt Nam đang ngày cảng trở nên phổ biến và quan trọng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh
Đơn cử như J&T Express đã đây mạnh quá trình chuyên đồi số, phát triển những
công nghệ hiện đại như internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, blockchain góp phần giúp thương hiệu mở rộng quy mô, nâng cao dịch vụ và tối ưu hoá chỉ phí
Viettel Post đã chú trọng phát triển từ lâu và coi công nghệ là yếu tố chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường Chính vì vậy, cho đến nay Viettel Post đang là 1 trong những doanh nghiệp đứng đầu về ứng dụng công nghệ
vào hoạt động kinh doanh cũng như làm chủ công nghệ Những công nghệ mới
được đã không ngừng nghiên cứu phát triển và đầu tư hạ tầng mới, Viettel Post đã
hợp tác với KCN Quang Minh để triển khai các giải pháp công nghệ tích hợp như Robot AGV, Matrix va Crossbelt, tương đương với các céng ty logistics hing dau thế giới như Amazon và Alibaba Giải pháp này giúp tự động hóa 100% các loại hàng hóa từ tài kiện, giảm thời gian xử lý từ 8-10 giờ và tăng công suất lên 3,5 lần,
đồng thời giảm chỉ phí nhân sự Những nỗ lực về công nghệ này không chi nang
cao hiệu quả hoạt động mà còn đáp ứng nhu cầu ngảy càng cao của thị trường
Xu hướng trong 5 năm tới, lĩnh vực chuyển phát sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
từ nhiều xu hướng công nghệ tiên tiến Tự động hóa và robot hóa sẽ tối ưu hóa quy
trình xử lý đơn hàng, trong khi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp cải thiện lộ trình giao hàng và dự đoán nhu cầu khách hàng Internet of Things (IoT) sẽ cho phép theo dõi hàng hóa trong thời gian thực, và công nghệ blockchain sẽ tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng Giao hàng bằng drone sẽ mở rộng khả năng phục vụ,
Trang 38đặc biệt ở khu vực khó tiếp cận Phân tích dữ liệu lớn, chuyển đồi số sẽ nâng cao
hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm người dùng qua ứng dụng trực tuyến
Cơ hội
1 Tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật: Viettel Post tận dụng cơ hội đề nghiên
cứu và phát triên phù hợp với tình hình doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh
2 Thu hút nhiều tệp khách hàng mới: phân tích dữ liệu (Big Data Analytics)
giúp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, sử dụng các kênh kỹ thuật
số đề tiếp cận, tương tác nhiều khách hàng tiềm năng hơn
3 Tối ưu hóa chỉ phí: áp dụng công nghệ như tự động hóa quy trình giúp giảm thiểu phụ thuộc vào lao động thủ công, tỷ lệ rủi ro, hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đe dọa
1 Cạnh tranh gay gi sự gia nhập của nhiều công ty chuyển phát mới và các
gã khổng lỗ công nghệ vào lĩnh vực nảy tạo áp lực cạnh tranh lớn cho Viettel Post
2 Thay đổi nhanh chóng trong công nghệ: việc không theo kịp các xu hướng
ói thủ
ến Viettel Post tụt lại phía sau so với các
áp dụng công nghệ số và dữ liệu lớn cũng đồng nghĩa với
việc phải đối mặt với các mối đe dọa về bảo mật thông tin và dữ liệu khách hàng
4 Chỉ phí đầu tư cao: Đầu tư vào công nghệ hiện đại yêu cầu nguồn vốn lớn,
và nếu không được quản lý tốt, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình hoạt
động chung của doanh nghiệp
khí qua dịch vụ bưu chính Theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội, chỉ trong thời gian ngắn năm 2021, đã phát hiện 7.270 bưu phẩm chứa
Trang 39cũng làm gia tăng những rủi ro nảy Hệ lụy là các doanh nghiệp chân chính trong ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi uy tín và hình ảnh của họ bị tổn hại do hành
vi vi phạm của những doanh nghiệp khác Điều này không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh của họ mà còn gây ra sự mắt niềm tin từ phía khách hàng
Một trong những vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực chuyển phát tại Việt
Nam đó là chưa có hệ thống quy phạm pháp luật quản lý đồng bộ, toàn diện hoạt động chuyền phát, vận chuyển hàng hoá Các quy phạm pháp luật về bưu chính rải
Trong viễn thông, hàng năm cơ quan quản lý đều có đo kiểm chất lượng dịch
vụ, các chỉ số của các nhà mạng và công bố Nhưng lĩnh vực này thì không có, chưa
có cơ quan để quản lý một cách bài bản chặt chẽ về giá, về cạnh tranh, cũng như quản lý về chất lượng dịch vụ, nên xảy ra tình trạng doanh nghiệp phá giá, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như những bắt ôn trong việc phát triển thị trường Được biết, trong kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, giai đoạn 2024 -
2025, Dự án Luật Bưu chính (sửa đổi) là một trong 4 dự luật mà Bộ sẽ đề xuất,
tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua
Nhận định về các quy định của Chính phủ, Tổng giám đốc Viettel Post ông Hoàng Trung Thành cho rằng sự cạnh tranh sẽ tiếp tục do ít trở ngại để tham gia vào ngành đối với các doanh nghiệp mới và thiếu các quy định chặt chẽ về giá bưu
chính tại Việt Nam Ngoài ra, việc áp dụng giá sản cho dịch vụ chuyển phát cũng đã
được Viettel Post đề xuất và đang được thảo luận Theo ông Hoàng Trung Thành,
các quy định của Chính phủ sẽ giúp cô đặc ngành dịch vụ chuyển phát trong dài
hạn Có thê sẽ có 3 đến 4 công ty lớn với cơ sở hạ tầng tốt thống trị ngành, trong khi
những công ty nhỏ có thé trở thành nhà cung cấp cho những công ty lớn này
Quyết định số 654/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt
Chiến lược Phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã xác
định: “Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc
biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian
hoạt động mới; thúc đầy phát triển Chính phủ số, xã hội số
Các quy định pháp luật và chính sách chính trị có tác động lớn đến ngành
chuyển phát, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, cạnh tranh và phát triển của các
doanh nghiệp như Viettel Post Vì vậy, cần một hành lang pháp lý mới theo kịp sự
Trang 40phát triển của thị trường, cũng như để thực hiện nhiệm vụ đưa bưu chính trở thành
hạ tầng thiết yếu của quốc gia, khắc phục những hạn chế của Luật Bưu chính hiện
au phat triên của lĩnh vực bưu chính và các lĩnh vực
1 Phát triển hạ tầng bưu chính: Dự án Luật Bưu chính sửa đổi sẽ tạo ra hành
lang pháp lý mới, giúp ngành chuyên phát phát triển bền vững và đồng bộ hơn
2 Cạnh tranh và đổi mới: Việc áp dụng giá sản và các quy định chặt chẽ có
thể thúc đây cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ
3 Hỗ trợ từ Chính phủ: Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và
2030 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành
De doa:
1 Rủi ro an ninh: Tình trạng vận chuyển hàng cắm và vũ khí qua dich vụ bưu
chính gây ra nguy cơ lớn cho các doanh nghiệp chuyển phát
2 Thiếu quy định pháp lý: Các quy định hiện hành chưa theo kịp sự phát triển
của ngành chuyên phát cũng TMĐT và logistics, dẫn đến nhiều lỗ hồng pháp lý
3 Mất niềm tin từ khách hàng: Các vụ vi phạm của một số doanh nghiệp có thể làm tồn hại đến uy tín của toàn ngành, khiến khách hàng mắt niềm tin vào dịch
vụ chuyền phát
- _ Yếu tố văn hóa xã hội
Theo kết quả khảo sát về tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam do tô chức 'WeAreSocial báo cáo về thực hiện vào năm 2022, số người dùng Internet hiện nay vào khoảng 73,2% tông dân số, 61% người dùng Internet từng thực hiện mua sim qua mạng và 90% trong số đó cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng cách mua bán nay
trong tương lai Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy hình thức mua sắm trực tuyến
đang ngày cảng phổ biến và phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là với thể hệ Gen Z, cho
thấy tiềm năng mạnh mẽ của thị trường Việt Nam đối với TMĐT và chuyền phát
Viettel Post đã thực hiện nhiều biện pháp thích ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng
vận chuyển thông qua nâng cấp hoàn toàn ứng dụng di động Viettel Post, tích hợp
tư vào công nghệ số hóa quy trình quản lý đơn hàng và theo dõi
nhiều tính năng mới nổi trội, mang lại sự tiện lợi cho người dùng và phù với đặc
điểm khách hàng Việt Nam Viettel Post đã áp dụng tính năng phân loại hàng hóa ngay tại thời điểm tạo đơn đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trong khi việc đăng nhập.