Định nghĩa về pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng Pháp luật về HĐQT CTĐC là tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật, các chế định do Nhà nước ban hành, tại đó quy định đầy
Trang 1HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Bùi Xuân Nam Anh
Mã sinh viên : 23A4060001
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Bùi Hữu Toàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 2HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Bùi Xuân Nam Anh
Mã sinh viên : 23A4060001
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Bùi Hữu Toàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đạt được trong khóa luận là sản phẩm của riêng cá nhân, không sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung của khóa luận, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình
Sinh viên
Bùi Xuân Nam Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giảng viên tại Học viện Ngân hàng đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học tập tại trường Những kiến thức này sẽ là nền tảng cũng như kinh nghiệm sâu sắc mà em nhận được sau khi tốt nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Bùi Hữu Toàn – Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng đã tận tình chỉ bảo trong quá trình viết khoá luận để em có thể hoàn thành tốt khoá luận của mình
Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như thời gian nghiên cứu có hạn, khoá luận
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy, cô và các bạn sinh viên khác để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Sinh viên
Bùi Xuân Nam Anh
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Kết cấu của khoá luận 6
CHƯƠNG 1 8
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG 8
1.1 Lý luận chung về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 8
1.1.1 Khái niệm Hội đồng quản trị công ty đại chúng 8
1.1.2 Vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng 11
1.1.3 Mối quan hệ của Hội đồng quản trị công ty đại chúng với các cơ quan khác trong công ty đại chúng 12
1.2 Khái niệm pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 14
1.2.1 Định nghĩa về pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 14
1.2.2 Chủ thể trong quan hệ pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 15
1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 15
1.2.4 Các yếu tố tác động tới pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 17
1.3 Hội đồng quản trị công ty đại chúng theo các nguyên tắc và pháp luật một số quốc gia trên thế giới 18
1.3.1 Các nguyên tắc quản trị công ty của G20/OECD liên quan đến Hội đồng quản trị công ty đại chúng 18
1.3.2 Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về Hội đồng quản trị công ty đại chúng 20 1.3.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam 22
CHƯƠNG 2 24
Trang 6THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1 Thực trạng nội dung pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay 24
2.1.1 Vị trí pháp lý của Hội đồng quản trị công ty đại chúng 25
2.1.2 Quy chế thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng 28
2.1.3 Cơ cấu Hội đồng quản trị công ty đại chúng 30
2.1.4 Cuộc họp Hội đồng quản trị công ty đại chúng 39
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay 41
2.2.1 Những thành tựu đạt được 41
2.2.2 Những hạn chế tồn tại 44
CHƯƠNG 3 50
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 50
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay 50
3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay 52
3.2.1 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vị trí pháp lý của Hội đồng quản trị công ty đại chúng 52
3.2.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quy chế thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng 54
3.2.3 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về cơ cấu Hội đồng quản trị công ty đại chúng 54
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam hiện nay 58
3.3.1 Đối với cơ quan có thẩm quyền 59
3.3.2 Đối với công ty đại chúng 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 68
Trang 7Hình 3 (Tỷ lệ tuân thủ quy định pháp luật về thành viên
độc lập Hội đồng quản trị theo vốn hoá công ty đại chúng)
49
Hình 4 (Tỷ lệ thành viên độc lập Hội đồng quản trị tại các
công ty đại chúng theo ngành)
50
Hình 5 (Cơ cấu chuyên môn của các thành viên độc lập
Hội đồng quản trị công ty đại chúng)
52
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9NĐT Nhà đầu tư
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)
UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của nền kinh tế, các CTĐC tại Việt Nam ngày càng tăng về số lượng CTĐC đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế nói chung
và TTCK nói riêng ở nước ta Theo ghi nhận của UBCKNN vào đầu năm 2024, số lượng các doanh nghiệp đã niêm yết đạt gần 1.600 DN, với quy mô vốn hóa lên đến 5,6 triệu
tỷ đồng đối với cổ phiếu1
Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid-19 được cho là có những điểm sáng đáng kỳ vọng dù vẫn tồn tại nhiều khó khăn bủa vây Theo thông tin công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nước ta nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới năm 2023 (ước tính đạt 5,05%) Tuy vậy, theo ghi nhận
của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Số lượng DN rút lui khỏi thị trường trong năm 2023 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây, tăng 20,5%
so với năm 2022 Cũng trong năm 2023, cứ 10 DN gia nhập thì có 8 DN rút lui khỏi thị trường” 2 Xét trong cùng bối cảnh kinh doanh, hoạt động của các CTĐC có sự kết hợp
giữa giám sát rủi ro của TTCK và cơ cấu quản trị nội bộ, giúp kiểm soát rủi ro tốt hơn, huy động vốn dễ dàng hơn cũng như định hướng phát triển tốt hơn các loại hình DN khác Mặc dù vậy, điểm trung bình tuân thủ các quy định pháp luật về HĐQT CTĐC của các CTĐC niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX năm 2021 là 35,63/70 điểm và chỉ có 28% DN tự đánh giá bản thân đáp ứng yêu cầu về cấu trúc và tính độc lập của HĐQT QTCT3 Điều này, ít nhiều phản ánh các quy định pháp luật về HĐQT CTĐC được áp dụng chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tại của Việt Nam
Để HĐQT CTĐC hoạt động hiệu quả, yêu cầu cần đặt ra không chỉ với cách thức
tổ chức và quản lý nội bộ công ty mà còn với yếu tố pháp luật điều chỉnh HĐQT CTĐC với chức năng, vị trí pháp lý của mình, sẽ cần phải được pháp luật về đặc biệt chú trọng Pháp luật về HĐQT CTĐC tại Việt Nam có xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh do
đó vô tình thu hẹp khả năng tự điều chỉnh của các CTĐC theo biến động khách quan hay yêu cầu của thị trường Trong suốt quá trình cải cách pháp luật Việt Nam, dường như
Trang 11HĐQT CTĐC luôn gặp phải những vướng mắc, cả trong quy định của pháp luật hay thực tiễn thi hành pháp luật
Từ tất cả các lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về Hội
đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến nội dung đề tài, một số công trình nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao đã được các tác giả tiến hành công bố, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bỏ ngỏ, chưa được giải quyết triệt để, qua thời gian thậm chí đã có nhiều vấn đề mới đã phát sinh
Trên phạm vi thế giới, công trình “Các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD”
năm 2004, 2015 của OECD đóng vai trò tham chiếu khi xây dựng các quy định pháp luật
về trách nhiệm của HĐQT CTĐC tại các quốc gia
Hoặc có thể kể tới công trình “New Corporate governance - Successful Board Management Tools” (tạm dịch là “QTCT kiểu mới - công cụ điều hành HĐQT thành công”) của Martin Hilb được tái bản lần thứ năm vào năm 2016, do Springer, Verlag
Berlin Heidelberg xuất bản Trong công trình này, tác giả đưa ra một phương thức dành
cho HĐQT CTĐC mà ông gọi là “mô hình glocal” Theo đó, HĐQT CTĐC không những
hướng tới mối quan tâm của CĐ mà còn hướng tới lợi ích của các bên liên quan Tuy nhiên, công trình này chưa phân tích thấy rõ được tính hệ thống giữa HĐQT CTĐC với các cơ quan khác trong cơ cấu quản lý CTĐC
Một công trình nữa cần phải nói đến là các báo cáo nghiên cứu “Asean corporate govenance scorecard country reports and Assessments” (tạm dịch là “Báo cáo thẻ điểm QTCT khu vực Asean và đánh giá” của Diễn đàn thị trường vốn khu vực Asean và Ngân
hàng Phát triển khu vực Asean Báo cáo được xây dựng, đánh giá và cho điểm trên cơ sở xem xét khả năng đáp ứng bộ nguyên tắc QTCT của OECD Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ dựa trên kết quả khảo sát các công ty niêm yết lớn và kinh doanh hiệu quả nên không phản ánh toàn diện thực trạng đối với các vấn đề có liên quan
Trang 12Một công trình nghiên cứu khác có tên “Corporate governance: effects on firm performance and economic growth” (tạm dịch là: “Ảnh hưởng của QTCT đến hiệu quả hoạt động của DN và tăng trưởng kinh tế”) của Maria Maher và Thomas Andersson năm
1999 do OECD phát hành và giữ bản quyền Công trình mô tả mô hình quản trị hướng tới CĐ và các bên có quyền lợi liên quan, về mối liên hệ giữa quản trị DN, hiệu quả của công ty và tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở đó, các tác giả khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng một khuôn khổ quản trị tốt để vừa đảm bảo lợi ích của CĐ đồng thời lại đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của TTCK, tuy vậy, do thời điểm phát hành cho tới nay đã khá lâu nên các vấn đề được đặt ra chỉ còn phù hợp đối với nghiên cứu lý luận
Cuối cùng là Báo cáo nghiên cứu “Corporate governance: Improving Competitiveness and Access to Capital in Global Markets” (tạm dịch là “QTCT: nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường vốn toàn cầu”) của Ira M Millstein,
Michel Albert, Sir Adian Cadbury, Robert E Danham, Dieter Feddersen và Nobuo Tateusi gửi cho OECD năm 1998 Nội dung của nghiên cứu này thừa nhận tính minh bạch trong quản trị là chìa khóa tiếp cận thị trường vốn toàn cầu Đây là một nghiên cứu
có tính khái quát và đầy đủ, xứng đáng làm nền tảng cho việc hình thành các nguyên tắc QTCT sau này của OECD
Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, công trình nghiên cứu “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của nhóm tác giả Lê
Vũ Nam (chủ biên), Châu Quốc An, Lê Diễm Châu và Lưu Minh Sang, được NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 2018 Nội dung của cuốn sách trình bày các quy định về TTCK, công ty niêm yết, QTCT niêm yết, cũng như một số vướng mắc trong thực thi các quy định của pháp luật Cuốn sách tiếp cận dựa trên những khuyến nghị thực thi các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004 và một số khó khăn trong áp dụng các quy định của pháp luật DN và pháp luật chứng khoán Tuy nhiên, sách chưa làm rõ cơ sở lý thuyết liên quan đến hạn chế đó, nhiều vấn đề khác có liên quan còn chưa được khai thác triệt để
Trang 13Tác giả Châu Quốc An còn đóng góp một công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ
“Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay” năm
2022, tác giả đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTĐC tại Việt Nam tuy vậy do đề tài khá rộng nên HĐQT chưa được tác giả nghiên cứu sâu
Bài viết “Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam: Các nhân tố ảnh hưởng và phương hướng hoàn thiện pháp luật” của tác giả Đặng Hoài Dinh, công bố trên Tạp chí Công
Thương số 3 tháng 2 năm 2023 Trên cơ sở phân tích các nhân tố như pháp luật, nhân tố liên quan đến hội nhập kinh tế, nhân tố liên quan đến yếu tố xã hội, tác giả đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP tại Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết, một số kiến nghị chỉ dừng lại ở mức định hướng
Công trình “So sánh thực trạng QTCT tại Việt Nam với các nguyên tắc QTCT của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)” của Học viện Tài
chính và Công ty Tư vấn Quản lý MCG năm 2004 Trên cơ sở đối chiếu, so sánh các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 của Việt Nam và các văn hướng dẫn niêm yết và quản trị các công ty niêm yết với các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004, công ty tư vấn MCG đưa ra các khuyến nghị theo quan điểm của OECD nhằm hoàn thiện LDN năm 1999 Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu phân tích
và khuyến nghị này hiện nay đã không còn nhiều giá trị thực tiễn
Các nghiên cứu “Report on the Observance of Standards and Codes – Corporate Governance country Assessment in Vietnam” (tạm dịch là Báo cáo Tình hình Tuân thủ các Chuẩn mực và Nguyên tắc (ROSC) - Đánh giá tình hình QTCT của Việt Nam) của
Behdad Nowroozi năm 2006 và của David Robinett, Pasquale Di Benedetta cùng Nguyễn Nguyệt Anh năm 2013, do Ngân hàng Thế giới công bố cùng năm tương ứng Các báo cáo này đánh giá mức độ tuân thủ của khung chính sách QTCT ở Việt Nam theo bộ nguyên tắc QTCT của OECD Báo cáo khuyến nghị: tăng cường vai trò và năng lực của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán; thành lập HĐQT chuyên nghiệp và hiệu quả; tăng cường tính minh bạch với kiểm toán viên độc lập hơn
Trang 14Tuy nhiên, báo cáo này chưa làm rõ mô hình lý thuyết mà Việt Nam nên lựa chọn, nhiều vấn đề nghiên cứu đã không còn mang tính thời sự
Bài viết “Điều hòa lợi ích của CĐ và người quản lí trong công ty đại chúng ở Vương quốc Anh” của Hà Thị Thanh Bình công bố trên tạp chí Luật học số
12 năm 2015 Trên cơ sở phân tích pháp luật Vương quốc Anh, tác giả kiến nghị quy định nghiêm khắc chế tài về trách nhiệm của thành viên HĐQT; tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giám soát hoạt động giao dịch có nguy cơ nội gián Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết ngắn, một số kiến nghị chỉ dừng lại ở việc định
hướng chung và mất tính thời sự cùng sự ra đời của LDN năm 2020
Dựa trên các vấn đề đã chỉ ra, tác giả nhận thấy các vấn đề liên quan đến pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt vẫn chưa được nghiên cứu sâu, chủ yếu được đề cập đến trong mối quan hệ với hoạt động quản trị CTĐC nói chung Do vậy, nội dung khoá luận
sẽ phân tích tập trung vào các vấn đề liên quan đến pháp luật về HĐQT CTĐC, làm rõ những hạn chế của pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt Nam sau khi ban hành LDN 2020
và LCK 2019
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa vào kết quả luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn chế định pháp luật về HĐQT CTĐC ở nước ta, kết hợp với tham khảo các quy định tương tự tại pháp luật các nước trên thế giới để so sánh, đối chiếu Qua đó, đề tài chỉ ra được những vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về HĐQT CTĐC và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐQT CTĐC
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt Nam hiện nay, kết hợp với sự so sánh, tham khảo với pháp luật các nước trên thế giới về QTCTĐC
Trang 15Về không gian: Khoá luận tập trung chủ yếu vào pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt Nam, tuy nhiên có sự nghiên cứu, tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia thuộc hai truyền thống pháp luật lớn (Civil Law và Civil Law) như Mỹ, Đức nhằm
hỗ trợ lý giải, phân tích tính khả thi của việc tiếp nhận quy định các nước này vào Việt Nam
Về thời gian: Khoá luận nghiên cứu trong bối cảnh cải cách và hoàn thiện pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, đặc biệt là phương pháp
so sánh, đối chiếu giữa các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐQT CTĐC với quy định của pháp luật các nước trên thế giới được tác giả sử dụng khi nghiên cứu để tìm ra những điểm bất cập cũng như để đề xuất các phương hướng để hoàn thiện pháp luật về HĐQT CTĐC tại Việt Nam
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích đối với những vấn
đề lý luận chung về Hội đồng quản trị công ty đại chúng; đối với những vấn đề liên quan tới pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng thì phương pháp so sánh, đối chiếu được tác giả sử dụng chủ yếu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp, hệ thống hoá đối với các dữ liệu được dùng để phân tích
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích trong việc làm rõ các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật được đưa ra, sau đó là phương pháp tổng hợp để chỉ ra những tác động của những định hướng và giải pháp đó đối với hệ thống pháp luật Việt Nam
6 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận có kết cấu như sau:
Trang 16- Chương 1: Lý luận chung về Hội đồng quản trị công ty đại chúng và pháp luật
về hội đồng quản trị công ty đại chúng
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay
Trang 17CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
1.1 Lý luận chung về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
1.1.1 Khái niệm Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Thuật ngữ “quản trị công ty” xuất phát từ thuật ngữ “Corporate governance”
xuất hiện lần đầu vào năm 1962 trong cuốn sách “The Government of Corporations” của
tác giả Richard Eells Theo OECD: “Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập mối quan
hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác nhau Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua
đó các mục tiêu của công ty được thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát được xác định” 4 Theo Ngân hàng thế giới: “QTCT là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý công ty, nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các CĐ, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người
có lợi ích liên quan và của xã hội”5
CTĐC là tình trạng pháp lý mà một CTCP có thể đạt đến khi tiến hành một số bước chuyển về quy mô vốn và cơ cấu quản trị, một công ty cũng có thể được thành lập với tình trạng CTĐC Để đạt đến trạng thái CTĐC, các yêu cầu cần đáp ứng bao gồm: (1) Khả năng công chúng có thể sở hữu CP công ty thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng; hoặc (2) Quy mô vốn điều lệ đạt được ở một mức độ nhất định, đi kèm là quy mô về số lượng CĐ có quyền biểu quyết Chính vì vậy, loại hình CTĐC có đặc điểm là số lượng CĐ nhiều, quy mô vốn lớn, có sự tách bạch giữa các CĐ và người quản lý, sử dụng vốn
Về bản chất, CTĐC mang đầy đủ những đặc trưng của một CTCP như:
Thứ nhất, vốn điều lệ (VĐL) được chia thành nhiều phần bằng nhau;
Trang 18Thứ hai, CĐ có thể là tổ chức, cá nhân; yêu cầu về số lượng cổ đông tối thiểu và
không hạn chế số lượng tối đa;
Thứ ba, CĐ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN;
Thứ tư, CĐ có quyền tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ
trường hợp bị pháp luật hạn chế cụ thể;
Thứ năm, tương tự CTCP thông thường, CTĐC có quyền phát hành CP, trái phiếu
và các loại chứng khoán khác của công ty
Tuy nhiên, CTĐC mang một số đặc trưng nổi trội và được yêu cầu tuân thủ có phần nghiêm ngặt hơn so với CTCP thông thường:
Thứ nhất, mục đích thành lập: một trong những mục đích chính của việc thành
lập và/hoặc đăng ký CTĐC là huy động vốn từ cộng đồng đầu tư và giao dịch cổ phiếu công khai, tập trung trên TTCK Huy động vốn rộng rãi là phương thức hiệu quả để tăng nguồn lực tài chính với quy mô lớn trong thời gian ngắn, tạo nền tảng mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty hoặc giảm nợ, đồng thời tạo lợi nhuận cho chính các cổ đông góp vốn Cần nhấn mạnh, tiềm lực tài chính là một điều kiện thuận lợi đối với việc thành công từ tìm kiếm cơ hội, tham gia giao dịch, thực hiện dự án lớn và có tính chất phức tạp
Thứ hai, quy mô: như đã đề cập ở trên, CTĐC có quy mô lớn hơn so sánh với
CTCP thông thường, khi đặt ra yêu cầu tối thiểu về mức vốn điều lệ đã góp, số lượng cổ đông tối thiểu, hoặc công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Thứ ba, cơ quan cấp phép và quản lý: ngoài Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành
phố nơi DN đặt trụ sở chính, CTĐC còn có trách nhiệm đăng ký và chịu sự quản lý của
Ủy ban chứng khoán nhà nước
Trang 19Thứ tư, nghĩa vụ cần lưu ý: bên cạnh nghĩa vụ của một DN tổ chức dưới loại hình
CTCP, CTĐC để đảm bảo tính minh bạch trong tổ chức và hoạt động còn phải tuân thủ chặt chẽ những nghĩa vụ sau đây:
• Công bố thông tin theo quy định của pháp luật Chứng khoán Nội dung công bố gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình QTCT; họp ĐHĐCĐ; mua lại cổ phiếu của công ty; giao dịch xung đột lợi ích; tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài…
• Tuân thủ quy định về QTCT: Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ phải tuân thủ mẫu do pháp luật quy định; chủ tịch HĐQT không được kiêm GĐ/TGĐ;…
• Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
• Đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết và/hoặc đăng ký niêm yết đối với CTĐC hình thành do đáp ứng điều kiện về quy mô vốn tối thiểu hoặc số lượng cổ đông tối thiểu
• Đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán ra công chúng đối với CTĐC hình thành do chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Qua những nội dung đã tìm hiểu ở trên, tác giả đưa ra cách nhìn khái quát về QTCTĐC dưới góc độ pháp lý như sau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, QTCTĐC là các quy định, cơ chế tổ chức CTĐC một cách có hiệu quả vì lợi ích của chính công ty đó và của toàn xã hội, theo đó chủ yếu xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý, giám sát công ty và các cơ chế đảm bảo thực hiện
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, QTCTĐC có thể được hiểu là chế định về quản lý nội bộ CTĐC, điều chỉnh mối quan hệ giữa các CSH với nhau, giữa họ với bộ máy quản lý điều hành công ty qua đó giảm thiểu nguy cơ lạm dụng chức vụ, rủi ro không cần thiết
Trang 20Những nội dung kể trên đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về QTCT, vậy ta cũng có thể hình dung về HĐQT – là cơ quan thực hiện nhiệm vụ QTCT HĐQT CTĐC
là cơ quan của CTĐC và thực hiện nhiệm vụ QTCTĐC, có toàn quyền nhân danh CTĐC
để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của CTĐC, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và chịu sự kiểm soát của ĐHĐCĐ
HĐQT CTĐC có những đặc điểm sau: đây là cơ quan có chức năng quản lý CTĐC; là cơ quan đại diện cho CTĐC trong thực hiện một số quyết định quan trọng; có tính độc lập trong hoạt động quản trị công ty để đảm bảo môi trường hoạt động của CTĐC có tính công bằng, công khai, minh bạch
1.1.2 Vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng
Tại Việt Nam, trước khi LCK ra đời, pháp luật về chứng khoán cũng như TTCK chưa có cơ sở pháp lý hay định nghĩa về CTĐC Tuy nhiên, thực tế đã xuất hiện mô hình CTĐC dưới dạng: (1) Các công ty CTĐC niêm yết phát hành số lượng lớn chứng khoán
ra công chúng; (2) Các CTCP phát hành chứng khoán riêng lẻ nhiều lần có số lượng cổ đông lớn; (3) DN Nhà nước thực hiện CP hoá CTĐC là tình trạng pháp lý mà một CTCP
có thể đạt đến khi tiến hành một số bước chuyển về quy mô vốn và cách thức quản trị, một công ty cũng có thể tổ chức với tình trạng CTĐC ngay từ khi mới thành lập CTĐC
có đặc điểm là số lượng CĐ nhiều, quy mô vốn lớn, tại CTĐC luôn có sự tách bạch giữa
CĐ và người quản lý, sử dụng vốn
HĐQT CTĐC đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của CTĐC Về cơ bản, các vai trò của HĐQT CTĐC bao gồm vai trò quản lý và vai trò giám sát đối với CTĐC
Về vai trò quản lý, HĐQT CTĐC là cơ quan lập ra các kế hoạch kinh doanh, đưa
ra định hướng phát triển, hoạch định các chiến lược tăng trưởng cho công ty CTĐC có đặc thù hoạt động trên TTCK nên HĐQT CTĐC còn phải có trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến chứng khoán của công ty như giá bán, giá mua, đồng thời là
cơ quan thực hiện quản lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với công ty mình HĐQT
Trang 21CTĐC với vị trí của mình có thể đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến các giao dịch thuộc thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo lợi ích tối đa cho NĐT và các bên cùng chia
sẻ quyền lợi HĐQT CTĐC cũng là cơ quan quyết định các vấn đề liên quan đến cơ cấu, quy chế nội bộ, xây dựng chính sách của công ty Để đảm bảo một CTĐC có đội ngũ cán
bộ quản lý chất lượng, HĐQT CTĐC còn có thể thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý để đảm bảo chất lượng của người kế nhiệm
Về vai trò giám sát, HĐQT CTĐC thực hiện vai trò này qua quá trình giám sát hoạt động và điều phối, chỉ đạo hoạt động của bộ máy nội bộ CTĐC HĐQT CTĐC thực hiện giám sát hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn công ty của các cơ quan, cán bộ cấp dưới Ngoài ra, HĐQT CTĐC còn phải thực hiện giám sát, đảm bảo tính minh bạch đối với các dữ liệu liên quan tới tình hình hoạt động của công ty
1.1.3 Mối quan hệ của Hội đồng quản trị công ty đại chúng với các cơ quan khác
trong công ty đại chúng
(Xem hình 1 dưới đây)
Trang 22Hình 1: Sơ đồ mô hình tổ chức của một công ty đại chúng
(Nguồn: Fastdo.vn)
Mối quan hệ giữa các cổ đông và HĐQT (hay dịch sát nghĩa từ thuật ngữ tiếng
Anh mà các nước theo hệ thống thông luật thường sử dụng là ban giám đốc – board of directors) chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết đại diện (agency theory) và chế định tín thác (trust)6 Theo đó, mối quan hệ này được xem là quan hệ hợp đồng uỷ thác mà
trong đó các cổ đông (người uỷ thác – trustor) trao quyền / uỷ thác cho toàn bộ các thành viên của HĐQT (người nhận uỷ thác hay còn được gọi là người thụ uỷ – trustee) để hành động cho và vì lợi ích của công ty (người thụ hưởng – beneficiary) cũng như định đoạt
các tài sản của công ty7
Như vậy, có thể xem việc các cổ đông, thông qua ĐHĐCĐ, bổ nhiệm thành viên HĐQT là một sự kiện xác lập quan hệ uỷ thác giữa các cổ đông và các thành viên HĐQT Các quy định có liên quan của Điều lệ công ty và pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa
hai đối tượng này sẽ tạo thành một hợp đồng uỷ thác (deed of trust) Trên cơ sở đó, quyền
quản lý và điều hành công ty được cổ đông chuyển giao cho các thành viên HĐQT trong phạm vi được nêu tại Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật áp dụng
Mối quan hệ của HĐQT CTĐC với cơ quan điều hành CTĐC: Theo thông lệ của
hầu hết các nước trên thế giới, GĐ/TGĐ do HĐQT CTĐC lựa chọn, bổ nhiệm Mối quan
hệ giữa HĐQT CTĐC và GĐ/TGĐ là mối quan hệ giữa quản lý và điều hành trong CTĐC Trong khi HĐQT CTĐC chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các CĐ thì GĐ/TGĐ chịu trách nhiệm về hoạt động điều hành của mình trước HĐQT CTĐC Theo cơ cấu quản trị, HĐQT CTĐC thực hiện việc quản trị, tập trung vào việc hoạch định chiến lược và GĐ/TGĐ chịu trách nhiệm thực hiện điều hành, thực hiện chiến lược Chính vì vậy, HĐQT CTĐC có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, đánh giá hiệu quả làm việc của GĐ/TGĐ trong thực hiện nhiệm vụ của mình
Mối quan hệ của HĐQT CTĐC với cơ quan kiểm soát CTĐC: Tuỳ vào mô hình quản trị của các quốc gia trên thế giới mà cơ quan kiểm soát có sự độc lập với HĐQT CTĐC Tại một số quốc gia, để bảo vệ quyền lợi các CĐ cũng như nâng cao chất lượng
Trang 23QTCT, pháp luật quy định cơ cấu quản trị của các CTĐC có cơ quan độc lập thực hiện giám sát các hoạt động quản trị và cơ quan quản lý, điều hành CTĐC HĐQT CTĐC sẽ chịu sự giám sát bởi BKS tuy vậy, đây không phải mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới bởi BKS có chức năng độc lập với hệ thống quản trị Tuy nhiên, một số quốc gia lại có quan điểm khác khi quy định HĐQT CTĐC sẽ chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình với cơ quan giám sát, nói cách khác thì HĐQT CTĐC sẽ là cơ quan cấp dưới của
cơ quan giám sát trong cơ cấu quản trị của công ty (xem nội dung mục 1.3.2)
1.2 Khái niệm pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
1.2.1 Định nghĩa về pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Pháp luật về HĐQT CTĐC là tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật, các chế định do Nhà nước ban hành, tại đó quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến vị trí pháp lý, quy chế thành viên, cơ cấu tổ chức của HĐQT CTĐC Đồng thời, pháp luật về HĐQT CTĐC phân định rõ quyền và nghĩa vụ của HĐQT CTĐC, của các cá nhân, tổ chức trực thuộc HĐQT CTĐC, giữa những đối tượng này với nhau và với các cá nhân,
tổ chức có liên quan trong hệ thống nội bộ của CTĐC Không chỉ vậy, pháp luật về HĐQT CTĐC còn bao hàm những nội dung liên quan tới trình tự thủ tục, phương thức tiến hành đưa ra những quyết định, nghị quyết của HĐQT CTĐC
Pháp luật về HĐQT CTĐC tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung với mục tiêu đảm bảo các tiêu chuẩn hoạt động của HĐQT CTĐC, đảm bảo cho cơ quan có vị trí quan trọng này thực hiện tốt các vai trò của mình, hướng tới phát triển hoạt động các CTĐC Trong đó, các nội dung này quy định đầy đủ các biện pháp đảm bảo cho vị trí pháp lý của HĐQT CTĐC, giữ cho cơ quan này không bị các cá nhân, tổ chức có liên quan can thiệp thô bạo vào hoạt động cũng như tình hình nội bộ, không bị xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp Pháp luật về HĐQT CTĐC cũng đảm bảo các CTĐC có được sự tách bạch giữa các chủ thể sở hữu và các chủ thể điều hành công ty mà ở đây tiêu biểu là HĐQT CTĐC
Pháp luật về HĐQT CTĐC cũng nhấn mạnh và làm rõ trách nhiệm của cá nhân,
tổ chức trực thuộc HĐQT CTĐC khi tham gia vào hoạt động quản trị công ty, đảm bảo
Trang 24tinh thần hoạt động vì lợi ích cao nhất của công ty, các CĐ, các chủ thể khác cùng chia
sẻ quyền lợi, đảm bảo cho những đối tượng không lạm dụng quyền lực để thực hiện các hành vi trái với đạo đức, pháp luật nhằm mục đích tư lợi, gián tiếp làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng hoạt động của CTĐC nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung
1.2.2 Chủ thể trong quan hệ pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật về HĐQT CTĐC là các đối tượng chịu
sự điều chỉnh của pháp luật về HĐQT CTĐC, đóng vai trò trọng yếu khi tham gia vào hoạt động quản trị CTĐC, bao gồm:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các cơ quan nhà nước liên quan tới hoạt động quản trị CTĐC nói chung và hoạt động của HĐQT CTĐC nói riêng, có vai trò xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các CTĐC, tạo không gian phát triển và hoạt động cho các HĐQT CTĐC
Thứ hai, HĐQT CTĐC và các cá nhân, tổ chức trực thuộc đóng vai trò quản trị CTĐC Đây là nhóm đối tượng then chốt đối với sự phát triển của CTĐC, một mặt, pháp luật cần đảm bảo các đối tượng này có tầm ảnh hưởng cần thiết trong hoạt động của CTĐC, nhưng mặt khác, pháp luật cần đảm bảo họ không có sự lộng quyền, lấn át tới các CSH và các cơ quan khác trong nội bộ CTĐC
Thứ ba, các chủ thể khác có liên quan, đây là các CSH, CĐ, các cơ quan tham gia hoạt động giám sát đối với HĐQT CTĐC, Như đã trình bày ở trên, một HĐQT CTĐC cần đảm bảo hoạt động vì lợi ích cao nhất của các CĐ, công ty, các chủ thể chia sẻ lợi ích nên việc đảm bảo cho HĐQT CTĐC không vượt quá thẩm quyền của mình trong hoạt động, có sự khách quan trong các quyết định của mình là sự tham gia của các chủ thể này là vô cùng cần thiết
1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Pháp luật các nước trên thế giới khi thiết lập cơ chế về HĐQT CTĐC thường tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, vị trí pháp lý của HĐQT CTĐC
Trang 25Nội dung này đề cập tới các vấn đề có liên quan tới quyền hạn, những tiêu chuẩn trong trách nhiệm, hoạt động quản trị của HĐQT CTĐC, các cơ quan trong nội bộ CTĐC
mà HĐQT CTĐC có thẩm quyền thực hiện quản lý Do có tầm ảnh hưởng lớn mà cơ quan này cần phải bị giới hạn những hoạt động có thể tham gia cũng như những hoạt động, tiêu chuẩn phải đảm bảo đáp ứng
Thứ hai, quy chế thành viên HĐQT CTĐC
Nội dung này đề cập tới các vấn đề như tiêu chuẩn và điều kiện để các cá nhân trở thành thành viên HĐQT CTĐC, đi cùng với đó là quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT CTĐC Hoạt động với tư cách là thành viên của cơ quan có quyền hạn cao thứ hai tại CTĐC, dĩ nhiên các thành viên HĐQT CTĐC có thể có các hành vi lạm quyền, mang tính tư lợi mà gây hại cho công ty, các CĐ nên quy định của pháp luật cần đảm bảo giới hạn các hành vi của họ Các quy định của pháp luật hướng tới việc đảm bảo các thành viên HĐQT CTĐC thực hiện đúng chức năng và vai trò của mình, đảm bảo sự phát triển cho công ty
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của HĐQT CTĐC
Nội dung này đề cập tới các vấn đề như số lượng thành viên tối thiểu mà HĐQT CTĐC phải đảm bảo duy trì, cơ chế bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các thành viên HĐQT CTĐC Cùng với đó, nội dung này đề cập tới các nhóm thành viên trong HĐQT CTĐC
để đảm bảo tính đa dạng, khách quan, đi cùng với đó là tiêu chuẩn và điều kiện thành viên để các cá nhân có thể gia nhập HĐQT CTĐC Để đảm bảo một HĐQT CTĐC luôn tiến bộ, minh bạch, nội dung về cơ cấu tổ chức HĐQT CTĐC còn quy định các nội dung liên quan đến vấn đề về nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT CTĐC
Đối với người đứng đầu là Chủ tịch HĐQT CTĐC, đây là cá nhân đứng đầu một
cơ quan có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty, đương nhiên đây là một nội dung
mà pháp luật các nước phải đảm bảo quy định đầy đủ, rõ ràng Đây là những nội dung liên quan đến cơ chế bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, giới hạn quyền và trách nhiệm mà Chủ tịch HĐQT CTĐC cần đảm bảo phải duy trì thực hiện
Thứ tư, cuộc họp HĐQT CTĐC
Trang 26Nội dung này đề cập tới điều kiện, trình tự, thủ tục triệu tập họp, các cơ chế biểu quyết, ra quyết định của HĐQT CTĐC tại cuộc họp HĐQT CTĐC Thông thường, cơ quan này hoạt động theo cơ chế tập thể nên hầu hết các quốc gia sẽ quy định về cơ chế họp, thủ tục và điều kiện tiến hành các cuộc họp cũng như các nội dung phải được đưa
ra thảo luận, điều kiện thông qua các quyết định của HĐQT CTĐC
1.2.4 Các yếu tố tác động tới pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Pháp luật về HĐQT CTĐC nhìn chung chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Cơ chế quản lý kinh tế: Trong các cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì tính chất
của các quan hệ kinh tế cũng khác nhau và đòi hỏi những cách thức điều chỉnh pháp luật khác nhau Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều được thực hiện theo kế hoạch chi tiết và thống nhất do Nhà nước ấn định Các quy định về tổ chức quản lý nội bộ công ty vì vậy mang nặng tính mệnh lệnh hành chính và chứa đựng chủ yếu các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực luật công Trái lại, trong cơ chế thị trường, nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế chủ yếu thông qua điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô Các công ty tồn tại và hoạt động theo những quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường Vì vậy, HĐQT CTĐC dần khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình, pháp luật về HĐQT CTĐC chứa đựng chủ yếu các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực luật tư và được bỗ trợ bởi các thông lệ, tập quán và Điều lệ công
Văn hóa kinh doanh: Văn hoá kinh doanh thể hiện thông qua phong tục, tập quán,
thói quen, cách ứng xử của con người trong đời sống kinh doanh Pháp luật về HĐQT CTĐC là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội về hoạt động giám sát và kiểm soát công ty mà nó tồn tại, trong đó có văn hóa kinh doanh Còn văn hóa kinh doanh định
Trang 27hình nên các giá trị đạo đức, chuẩn mực hành vi của các cá nhân quản lý trong HĐQT CTĐC
Truyền thống pháp lý: Truyền thống pháp lý (legal tradition) được hiểu là “các quan điểm, hệ tư tưởng chủ đạo, các triết lý, nguyên tắc, chuẩn mực hành vi có nguồn gốc lịch sử lâu đời quy định bản chất và vai trò của pháp luật trong xã hội, cũng như cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống pháp luật, cách thức mà pháp luật có thể được sinh ra và thực thi”8 Truyền thống pháp lý hình thành nên những thói quen trong hoạt
động lập pháp cũng như thực thi Hội nhập và phát triển chỉ giúp chỉnh trang và mở rộng những thói quen đó, làm cho nó từng bước hiện đại hơn chứ không thể đoạn tuyệt hẳn những nền tảng tinh thần của truyền thống pháp lý
Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế: Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu của quá
trình phát triển của các quốc gia Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra cho các quốc gia những yêu cầu cải cách pháp luật để đáp ứng các cam kết quốc tế đã được ký kết, đặc biệt là các quốc gia mới chuyển đổi với các cam kết vốn chịu ảnh hưởng bởi những chuẩn mực cao hơn từ các quốc gia phát triển Điều này đòi hỏi pháp luật về HĐQT CTĐC phải quy định sao cho đảm bảo khuyến khích HĐQT CTĐC thực hiện tốt chuẩn mực quốc tế đó, đồng thời hạn chế rủi ro trong các hoạt động của mình
1.3 Hội đồng quản trị công ty đại chúng theo các nguyên tắc và pháp luật một số
quốc gia trên thế giới
1.3.1 Các nguyên tắc quản trị công ty của G20/OECD liên quan đến Hội đồng quản
trị công ty đại chúng
Bộ Nguyên tắc QTCT của G20/OECD “giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá và cải thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế của quản trị công ty Bộ Nguyên tắc cung cấp hướng dẫn cho các Sở giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên tham gia khác trong quá trình xây dựng QTCT tốt.” 9
Một điểm cần lưu ý, những nguyên tắc này không mang tính ràng buộc chung mà chỉ cung cấp các định hướng cho việc xây dựng một hệ thống quản trị tốt Bộ nguyên tắc
đề xuất các thành viên HĐQT CTĐC làm việc trên cơ sở nắm giữ thông tin đầy đủ, đảm
Trang 28bảo đáng tin cậy Thành viên HĐQT CTĐC cần đảm bảo làm việc với thái độ siêng năng
và cẩn trọng, áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, cần phải đảm bảo lợi ích cao nhất của công ty và các CĐ cũng như quan tâm tới lợi ích các bên liên quan Việc đối xử với các
CĐ của HĐQT CTĐC cần đảm bảo tính công bằng khi các quyết định được đưa ra có thể ảnh hưởng tới các nhóm CĐ khác nhau
Bộ nguyên tắc cũng gợi ý các chức năng chủ yếu của HĐQT CTĐC bao gồm10: định hướng chiến lược công ty, đưa ra các kế hoạch và mục tiêu hoạt động, theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng vốn, đặt ra quy trình xử lý rủi ro cũng như quyết định các vấn đề liên quan tới ngân sách cho các hoạt động trên HĐQT CTĐC cần phải giám sát hiệu quả thực tiễn của hoạt động quản trị, kịp thời trong việc đưa ra các thay đổi về đội ngũ cán bộ quản lý then chốt khi cần thiết cũng như giám sát việc lựa chọn người kế nhiệm HĐQT CTĐC nên gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao với lợi ích lâu dài của công ty và CĐ Khi tiến hành hoạt động đề cử và bầu các thành viên của mình, HĐQT CTĐC cần đảm bảo các CĐ thực hiện nghiêm túc, minh bạch
Để đảm bảo thực hiện tốt vai trò giám sát của HĐQT CTĐC, bộ nguyên tắc đề xuất việc giám sát và xử lý các xung đột lợi ích tiềm tàng của Ban điều hành, HĐQT và các CĐ, bao gồm việc khai thác vốn, tài sản của công ty sai mục đích, lợi dụng giao dịch giữa công ty với các bên liên quan Để khẳng định vai trò lãnh đạo trong giám sát rủi ro, HĐQT CTĐC cần đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo tài chính và tài chính của công ty, kể cả đối với kiểm toán độc lập HĐQT CTĐC cần đảm bảo các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát tài chính hoạt động theo các quy định của pháp luật Hệ thống công bố và truyền đạt thông tin trong các CTĐC cần được HĐQT giám sát chặt chẽ, bộ nguyên tắc thậm chí
đề xuất việc bổ nhiệm một cán bộ chịu trách nhiệm quan hệ đầu tư báo cáo trực tiếp với HĐQT CTĐC
HĐQT CTĐC thực hiện các vai trò hiệu quả, hợp lý thì cần phải có khả năng đánh giá khách quan, độc lập Điều này được thể hiện ở số lượng TVĐL HĐQT trong các Ban điều hành HĐQT CTĐC cần xem xét bổ nhiệm một số lượng phù hợp các thành viên
Trang 29HĐQT không điều hành có khả năng đưa ra các phán quyết độc lập khi tiềm ẩn các xung đột về lợi ích Ngoài ra, bộ nguyên tắc gợi ý HĐQT CTĐC thành lập các uỷ ban chuyên môn hỗ trợ thực hiện các chức năng quản lý điều hành liên quan đến kiểm toán, quản lý rủi ro, thù lao Quyền và nghĩa vụ của các uỷ ban này cần phải được HĐQT CTĐC quy định và công bố rõ ràng HĐQT CTĐC cũng cần đảm bảo các thành viên thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả, tự đánh giá thường xuyên để kiểm tra các thành viên liệu có phù hợp về năng lực, kiến thức, kinh nghiệm
Trong trường hợp xét thấy cần thiết có đại diện người lao động trong HĐQT CTĐC, việc này nên được xây dựng cơ chế đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin và được đào tạo bài bản của đại diện người lao động Đại diện người lao động nên có nhiệm vụ
và trách nhiệm tương tự với các thành viên khác trong HĐQT CTĐC, mục tiêu hoạt động của họ cần phải vì lợi ích cao nhất của công ty
1.3.2 Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về Hội đồng quản trị công ty đại
chúng
So với các loại hình DN khác, CTĐC có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn Hiện có hai mô hình cơ cấu tổ chức CTĐC phổ biến nhất, đó là mô hình hội đồng đơn cấp (unitary board), mô hình hội đồng hai cấp (dual board)
Mô hình hội đồng đơn cấp có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc truyền thống pháp luật Common Law như Mỹ, Anh, Úc, Cấu trúc quản trị nội bộ CTĐC của
mô hình này gồm: ĐHĐCĐ và Hội đồng GĐ (tương đương với HĐQT CTĐC tại các mô hình khác), đây là cơ quan đảm nhận quản trị, điều hành CTĐC, với các thành viên được bầu chọn bởi ĐHĐCĐ Mọi quyền lực và các vấn đề của CTĐC được pháp luật trao cho Hội đồng GĐ, trừ các vấn đề mà pháp luật hay điều lệ công ty quy định phải thuộc về ĐHĐCĐ, điều này khiến quyền lực của các GĐ trong mô hình này là rất lớn Việc quản
lý điều hành các hoạt động kinh doanh thường ngày sẽ được các thành viên Hội đồng
GĐ đảm nhiệm với cơ sở uỷ nhiệm, TGĐ là người đứng đầu bộ phận điều hành Với đặc trưng là một hội đồng đơn cấp bao gồm các thành viên điều hành, thành viên không điều hành và TVĐL, mô hình này không có cơ quan chuyên trách độc lập làm nhiệm vụ giám
Trang 30sát những người điều hành Vai trò giám sát được trao cho các TVĐL của Hội đồng GĐ thực hiện Tại mô hình này, các TVĐL của Hội đồng GĐ có vai trò bảo vệ quyền lợi của các CĐ Tuy nhiên, tính khách quan và hiệu quả có thể trở nên kém tin cậy, nhất là khi
so sánh với các mô hình khác tồn tại một cơ quan độc lập giám sát
Mô hình hai cấp có nguồn gốc từ nước Đức với một số nước châu Âu, đại diện tiêu biểu cho truyền thống pháp luật Civil Law Với cơ cấu gồm: ĐHĐCĐ, HĐGS (tương đương BKS), Ban điều hành Việc giám sát, quản lý và điều hành sẽ do HĐGS và Ban quản trị (tương đương HĐQT) đảm nhiệm như một thiết chế hai tầng với HĐGS ở tầng trên Hai bộ phận này có thẩm quyền riêng biệt, thành viên cơ quan này không được đồng thời là thành viên cơ quan còn lại HĐGS gồm các thành viên được ĐHĐCĐ bầu
ra, Ban quản trị được cử ra bởi HĐGS Ban quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp việc quản
lý, điều hành trong khi HĐGS chịu trách nhiệm cố vấn và giám sát hoạt động của Ban quản trị11 và Ban quản trị có nghĩa vụ phải báo cáo định kỳ các hoạt động cho HĐGS
Mô hình này có đặc trưng cấu trúc quản trị, điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc và
có sự tham gia của người lao động vào hội đồng phía trên Với ưu điểm là cơ chế giám sát minh bạch do có sự tách bạch giữa HĐGS và cơ quan kiểm soát nội bộ, mô hình này cũng đi kèm với nhược điểm là thiếu nhanh chóng trong quá trình ra quyết định Mô hình này phổ biến ở các quốc gia như Đức, Nhật, Hà Lan,
Trên thực tế, vẫn tồn tại các quốc gia mà tại đó mô hình tổ chức CTĐC không phải cấu trúc một tầng như Anh và Mỹ, cũng không phải cấu trúc hai tầng như Đức Mô hình hỗn hợp là sự hoà trộn của cả hai mô hình trên, theo đó, cơ cấu tổ chức gồm có ĐHĐCĐ ở vị trí cao nhất, HĐQT CTĐC đứng ngay sau với vai trò cơ quan quản lý, điều hành và cơ quan đảm nhiệm vai trò giám sát là BKS Mô hình này được áp dụng ở Pháp, Trung Quốc, Nếu so sánh giữa mô hình hỗn hợp với mô hình đơn cấp, ĐHĐCĐ vẫn sẽ
là cơ quan đứng đầu bộ máy HĐQT CTĐC tại mô hình hỗn hợp sẽ không có quyền lực lớn như Hội đồng GĐ tại mô hình đơn cấp nhưng có sự giống nhau ở việc tồn tại số lượng nhất định các TVĐL HĐQT Nếu so sánh giữa mô hình hỗn hợp và mô hình hai cấp, tại mô hình hỗn hợp, HĐQT CTĐC thực hiện quản lý còn các hoạt động điều hành
Trang 31sẽ do các Ban điều hành, GĐ/TGĐ đảm nhiệm thay vì đảm nhiệm tất cả vai trò đó như HĐQT CTĐC tại mô hình hai cấp Tuy vậy, việc không phải cơ quan cấp dưới cũng như không chịu sự can thiệp của BKS vào hoạt động của HĐQT CTĐC tại mô hình hỗn hợp khiến cho Ban quản trị tại mô hình hai cấp có phần lép vế hơn về thẩm quyền của mình tại công ty
1.3.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam
Hiện nay, xu hướng áp dụng mô hình cơ cấu quản trị đơn cấp đang trở nên phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên, không nên áp dụng một cách rập khuôn các
mô hình của nước phát triển vào Việt Nam bởi sự khác biệt về văn hoá, xã hội, thông lệ kinh doanh và mức độ phát triển kinh tế, thể chế pháp luật Việc áp dụng một cách máy móc các quy định pháp luật quốc gia đi trước có thể gây tác dụng ngược do tình hình thực tiễn điều chỉnh pháp luật không phù hợp, tình hình thực tiễn không bắt kịp với các nguyên tắc luật định Việc để cho HĐQT CTĐC có quá nhiều quyền lực, nắm cả hai vai trò quản trị và giám sát sẽ đặt ra thách thức trong việc bảo vệ quyền lợi CĐ và hạn chế xung đột lợi ích giữa HĐQT và các cơ quan khác trong CTĐC Mặc dù mô hình này vẫn tồn tại các TVĐL đảm nhiệm giám sát nhưng việc họ thuộc cơ quan quản trị đồng thời thực hiện giám sát hoạt động quản trị cũng giống như vừa đá bóng vừa thổi còi
Đối với mô hình hai tầng, Việt Nam có thể học hỏi cơ cấu này trong việc quản lý các thành viên HĐQT CTĐC Bởi tại cơ cấu này, Ban quản trị tương đương với HĐQT được HĐGS tương đương với BKS cử ra nên có vị thế thấp hơn HĐGS Điều này khiến cho hiệu quả giám sát HĐQT CTĐC cao hơn đồng thời trong hệ thống cơ cấu cũng tồn tại một cơ quan giám sát có khả năng can thiệp sâu vào hoạt động của HĐQT CTĐC
Việt Nam hoàn toàn có thể tham chiếu Bộ Nguyên tắc OECD để xây dựng khuôn khổ pháp luật về HĐQT CTĐC Trong đó cân nhắc ý tưởng đưa đại diện người lao động vào HĐQT CTĐC HĐQT CTĐC vốn trước giờ tại Việt Nam được biết đến là cơ quan hoạt động vì lợi ích của công ty và các CĐ, tuy nhiên, người lao động cũng là những đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi, bởi họ vẫn luôn là bên bị đánh giá ở thế yếu trong quan
hệ lao động với các công ty Việc đưa đại diện người lao động vào HĐQT CTĐC không
Trang 32chỉ giúp người lao động được bảo vệ, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa người lao động
và CTĐC mà còn giúp pháp luật Việt Nam có tính dân chủ hơn
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
HĐQT CTĐC là cơ quan quản lý CTĐC, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ Pháp luật về HĐQT CTĐC là tập hợp những quy tắc và quy định pháp luật nhằm quản lý, điều hành hoạt động của HĐQT trong một CTĐC Đây là tập hợp các quy định về quyền và nghĩa vụ mà cơ quan này phải đảm bảo thực hiện, cùng với đó là cơ cấu tổ chức, cơ chế thành viên HĐQT, quyền, nghĩa vụ của thành viên HĐQT, quy định
về các hoạt động của HĐQT cũng như mối quan hệ trong hoạt động giữa HĐQT với các
cá nhân, cơ quan khác thuộc CTĐC nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, nâng cao trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và CĐ
Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới cần tham khảo các quy định của pháp luật các nước đi trước về HĐQT CTĐC Tuy nhiên, quá trình tham khảo
và xây dựng các quy định pháp luật không nên diễn ra một cách máy móc mà nên có sự cân nhắc xét đến các yếu tố khác biệt thuộc về văn hoá, kinh tế giữa các quốc gia
Trang 33CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI
CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng nội dung pháp luật về Hội đồng quản trị công ty đại chúng ở
Việt Nam hiện nay
Trong nội dung của chương này cũng như toàn bộ nội dung khoá luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào nội dung các văn bản pháp luật về HĐQT CTĐC ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020, sửa đổi, bổ sung năm 2022: Luật Doanh nghiệp là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định những vấn đề liên quan tới việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty (Điều 1 LDN 2020) Do CTĐC vẫn có bản chất là một CTCP do vậy vẫn chịu sự điều chỉnh của luật này đối với những nội dung liên quan đến
cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên, quyền và nghĩa vụ của HĐQT CTĐC
- Luật Chứng khoán năm 2019 là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Do CTĐC có tính đặc trưng về nguồn vốn gắn với đại chúng, hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng nên chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán đối với những hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyền
và nghĩa vụ của HĐQT CTĐC trong lĩnh vực chứng khoán
- Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2019 Đây là một trong số các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động quản trị của CTĐC nói chung và HĐQT CTĐC nói riêng Trong đó, Nghị định này đề cập đến các vấn đề như nguyên tắc áp dụng pháp luật về quản trị CTĐC (Điều 269, 270) Các vấn đề liên quan đến HĐQT CTĐC như quy chế thành viên, quyền và nghĩa vụ
Trang 34thành viên, cuộc họp HĐQT được quy định trải dài từ Điều 274 đến Điều 281, đối với UBKT trực thuộc HĐQT CTĐC, Nghị định quy định chi tiết tại Điều 282, 283, 284 các vấn đề liên quan tới thành phần, quyền và nghĩa vụ, báo cáo hoạt động của TVĐL HĐQT trong UBKT tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên
- Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng với CTĐC tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP Thông tư này hướng dẫn một số điều về quản trị công ty tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của LCK gồm Điều lệ mẫu công ty, mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty, mẫu Quy chế hoạt động của HĐQT, và mẫu Quy chế hoạt động của UBKT của CTĐC Thông tư này đóng vai trò hoàn thiện đối với những bổ sung đối với các thiếu xót mà Thông tư số 95/2017/TT-BTC còn vướng phải Cụ thể hơn, đó là việc bổ sung một số biểu mẫu về quản trị công ty (như Mẫu Quy chế hoạt động của HĐQT, BKS, UBKT), có sự bổ sung
về Điều lệ mẫu (như quy định thêm UBKT trực thuộc HĐQT, quy định rõ quyền hạn của từng người đại diện theo pháp luật của CTĐC, quy định thêm một số quyền cho cổ đông phổ thông: được đối xử bình đẳng, được tiếp cận đầy đủ thông tin, ) Việc hoàn thiện,
bổ sung Điều lệ mẫu là cơ sở để các CTĐC thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật,
có những định hướng được đưa ra giúp các CTĐC soạn Điều lệ của mình đầy đủ, chặt chẽ hơn
2.1.1 Vị trí pháp lý của Hội đồng quản trị công ty đại chúng
HĐQT CTĐC do đóng một vai trò quan trọng nên cơ quan này phải đảm bảo chấp hành các nguyên tắc về quản trị trong pháp luật chứng khoán cũng như các nội dung quy định pháp luật cụ thể về hoạt động quản trị theo quy định của pháp luật doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 153 LDN 2020 thì “Hội đồng quản trị là cơ quan quản
lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ
của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.”
Về cơ cấu tổ chức CTĐC, LDN 2020 có quy định hai mô hình và các công ty được lựa chọn mô hình áp dụng cho công ty mình: (1) Mô hình có sự tồn tại của cơ quan kiểm soát độc lập bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ và (2) Mô hình không có
Trang 35sự tồn tại của cơ quan kiểm soát độc lập bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT (có UBKT trực thuộc), GĐ/TGĐ, tại mô hình này ít nhất 20% tổng số thành viên HĐQT CTĐC là TVĐL
(Điều 137 LDN 2020) HĐQT CTĐC là cơ quan có vị trí pháp lý cao thứ hai tại CTĐC,
chỉ sau ĐHĐCĐ, chịu trách nhiệm trước CĐ về hoạt động của công ty, hoạt động dưới
sự giám sát của ĐHĐCĐ, có trách nhiệm báo cáo lại kết quả hoạt động, giám sát hoạt
người quản lý của công ty (Điều 278 NĐ 155/2020)
Về phương thức ra các quyết định của HĐQT CTĐC, căn cứ khoản 3, 4 Điều 153 LDN 2020 thì HĐQT CTĐC phải tiến hành biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản Theo đó mỗi thành viên HĐQT CTĐC có một phiếu biểu quyết Trường hợp nghị quyết, quyết định được HĐQT CTĐC thông qua nhưng trái với các quy định của pháp luật dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên HĐQT tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty Những thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm Trường hợp này, để tránh việc quyết định của HĐQT CTĐC tồn tại các sai phạm và gây thiệt hại nặng nề đối với công ty, các CĐ của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ
thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định đó
Trang 36Trong một số trường hợp thuộc quy định của pháp luật tại Điều 140 LDN 2020, HĐQT CTĐC phải tiến hành triệu tập họp ĐHĐCĐ để giải quyết các vấn đề quan trọng của công ty (thường là trong thời hạn 30 ngày, trừ trường hợp pháp luật và Điều lệ công
ty quy định khác) Cụ thể, HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên và bất thường, HĐQT triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ khi (Khoản 1 Điều 140 LDN 2020): (1) Xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; (2) Số lượng thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn
số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật; (3) Theo yêu cầu của CĐ hoặc nhóm CĐ sở hữu từ 05% tổng số CP trở lên trong một số trường hợp; (4) Theo yêu cầu của BKS; (5) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định dẫn đến hậu quả là thiệt hại phát sinh thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho
công ty
Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vị trí pháp lý của HĐQT CTĐC tại mô hình cơ cấu tổ chức CTĐC có BKS vẫn tồn tại điểm hạn chế Cụ thể, khoản 6 Điều 170 LDN 2020 quy định BKS phải báo cáo lại kết quả kiểm tra hoạt động quản lý tới HĐQT CTĐC khi được CĐ yêu cầu Quy định này dẫn đến sự mâu thuẫn khi đã tư duy BKS như là một đơn vị cấp dưới, hay một cơ quan chuyên môn của HĐQT CTĐC
mà không phải là cơ quan giám sát HĐQT CTĐC
LDN hiện hành cũng chưa hoàn toàn đảm bảo được sự ổn định cần thiết đối với hoạt động của HĐQT CTĐC Chẳng hạn như chưa quy định rõ giới hạn thời gian, trình
tự, thủ tục chuyển giao tài liệu, con dấu từ HĐQT CTĐC cũ sang cho HĐQT CTĐC mới trúng cử Điều này có thể dẫn đến hệ quả HĐQT cũ trì hoãn chuyển giao, gây khó khăn cho HĐQT mới, dẫn đến tranh chấp kéo dài làm thiệt hại cho công ty Hay trường hợp người đại diện A theo ủy quyền của tổ chức X đối với phần vốn góp của X được cử tham gia ứng cử thành viên HĐQT CTĐC và được ĐHĐCĐ bầu làm thành viên HĐQT CTĐC thì khi X thay người khác đại diện cho phần vốn góp của mình, liệu A có đương nhiên bị bãi miễn tư cách thành viên HĐQT CTĐC và bị thay thế bởi người đại diện theo ủy quyền mới không? Để giải quyết vấn đề này, có hai quan điểm được đưa ra: Quan điểm
Trang 37thứ nhất cho rằng, thành viên HĐQT CTĐC do ĐHĐCĐ bầu ra không nhất thiết là CĐ
cá nhân hoặc đại diện CĐ tổ chức; việc bầu bổ sung, bãi nhiệm, miễn nhiệm là do ĐHĐCĐ quyết định Trong trường hợp A được ĐHĐCĐ trao niềm tin thì A vẫn tiếp tục
là thành viên HĐQT chứ không buộc phải thay thế và người đại diện mới của X không thể tự mặc nhiên được thay thế trở thành thành viên HĐQT được Quan điểm thứ hai cho rằng, CĐ tổ chức nắm một số CP nhất định được phép đề cử thành viên HĐQT, nếu họ thay thế người đại diện phần vốn góp mà không cho họ thay thế người cũ bằng người đại diện mới làm thành viên HĐQT thì đã tước đi quyền đề cử của họ Để áp dụng thống nhất pháp luật, hạn chế những tranh chấp không cần thiết gây tốn kém chi phí cho DN, các văn bản hướng dẫn sắp tới cần quy định rõ ràng cách giải quyết bất cập trên12
Một điểm quan trọng, vai trò của HĐQT CTĐC trong cơ chế kiểm soát giao dịch với người có liên quan chưa được thể hiện rõ bởi các quy định pháp luật hiện tại vẫn còn
sự chồng chéo thẩm quyền giữa các cơ quan phê duyệt Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 167 LDN 2020, điểm c khoản 4 Điều 293 NĐ 155/2020 thì ĐHĐCĐ có thẩm quyền chấp thuận giao dịch có giá trị từ 10% trở lên tổng giá trị tài sản giữa CTĐC với CĐ nắm từ 51% tổng số CP có quyền biểu quyết trở lên Tuy nhiên, khoản 5 Điều 293 NĐ 155/2020 lại quy định trao cho HĐQT CTĐC thẩm quyền chấp thuận các giao dịch trên nếu chúng có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản CTĐC Hiện tại các quy định trên có sự mâu thuẫn, chồng lấn về thẩm quyền chấp thuận các giao dịch đối với các giao dịch có giá trị trong khoảng 10% đến dưới 35% tổng giá trị tài sản CTĐC giữa HĐQT CTĐC và ĐHĐCĐ
2.1.2 Quy chế thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Quy chế thành viên HĐQT CTĐC ở Việt Nam được điều chỉnh bởi LDN và LCK Trước hết, do HĐQT CTĐC chịu sự giám sát của ĐHĐCĐ nên các thành viên HĐQT được bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm bởi ĐHĐCĐ (khoản 2 Điều 138, Điều 160 LDN 2020) hoặc được đề cử bởi CĐ hoặc nhóm CĐ sở hữu từ 10% tổng số CP phổ thông trở lên trừ khi Điều lệ quy định tỷ lệ thấp hơn (khoản 5 Điều 115 LDN 2020) Trường hợp số lượng
Trang 38ứng cử viên không đủ số lượng theo quy định tại khoản 5 Điều 115 LDN, HĐQT CTĐC thực hiện giới thiệu thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo quy định tại Điều lệ công
ty và Quy chế nội bộ của công ty (Điều 274 NĐ 155/2020)
Về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên HĐQT CTĐC, khoản 2 Điều 17 LDN
2020 không cho phép các cá nhân sau có quyền quản lý DN tại Việt Nam như là các cán
bộ, công chức, viên chức; cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành các hình phạt tù và biện pháp xử lý hành chính; các cá nhân bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề;…
Không chỉ vậy, các thành viên HĐQT CTĐC cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ công ty và các tiêu chuẩn khác được pháp luật quy định như:
có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty; thành viên HĐQT CTĐC có thể đồng thời là thành viên HĐQT của tối đa 5 CTĐC khác (Khoản 1,2 Điều 155 LDN 2020) Tuy nhiên, cần lưu ý Chủ tịch HĐQT CTĐC thì không được kiêm nhiệm chức danh TGĐ (GĐ) (Điều
- Không sở hữu ít nhất 01% tổng số CP có quyền biểu quyết của công ty;
- Không phải thành viên HĐQT, BKS của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước
đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ
Trang 39Về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Thành viên HĐQT CTĐC có đầy đủ các quyền theo quy định của LDN 2020, LCK 2019 và Điều lệ công ty như quyền được cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và các đơn vị trong công ty (Khoản 1 Điều 277
NĐ 155/2020) Các thành viên HĐQT CTĐC có nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ công
ty và các nghĩa vụ khác được pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 277 NĐ 155/2020) như:
- Thực hiện các nhiệm vụ của mình với thái độ trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của CĐ và của công ty;
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐQT CTĐC và đưa ra ý kiến về các vấn đề được thảo luận;
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ với HĐQT CTĐC về các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết;
- Báo cáo tại cuộc họp HĐQT CTĐC gần nhất các giao dịch giữa công ty, công
ty con, công ty do CTĐC nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với thành viên HĐQT CTĐC và những người có liên quan của thành viên đó; giao dịch giữa công
ty với công ty trong đó thành viên HĐQT CTĐC là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch;
- Thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật khi thực hiện giao dịch
cổ phiếu của công ty
Ngoài ra, TVĐL HĐQT của CTĐC niêm yết còn có trách nhiệm phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của HĐQT (Khoản 3 Điều 277 NĐ 155/2020)
2.1.3 Cơ cấu Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Thành phần, cơ cấu HĐQT CTĐC bao gồm chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT CTĐC, trong đó đảm bảo số lượng các TVĐL HĐQT, thành viên không điều hành, Kế toán trưởng, người phụ trách QTCT được HĐQT bổ nhiệm, UBKT trực thuộc
Trang 40(trong một số trường hợp pháp luật quy định bắt buộc HĐQT CTĐC phải có cơ quan này) (Điều 41 LCK 2019; khoản 56 Điều 3 NĐ 155/2020)
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Tương tự như HĐQT CTCP, số lượng thành viên của HĐQT CTĐC có từ 3 đến
11 thành viên, Điều lệ công ty quy định cụ thể (Điều 276 NĐ 155/2020, Điều 154 LDN 2020) Về nhiệm kỳ thành viên HĐQT CTĐC, Điều 154 LDN 2020 giới hạn ở mức không quá 5 năm cho 1 nhiệm kỳ, nhưng không giới hạn số nhiệm kỳ các thành viên HĐQT CTĐC có thể được bầu lại Một cá nhân chỉ có thể được bầu làm TVĐL HĐQT không quá 2 nhiệm kỳ liên tục
Công tác quản trị tại các CTĐC có thể trở nên khó khăn bởi quy mô của các công
ty này lớn và có sức ảnh hưởng đối với nền kinh tế thị trường Do vậy, pháp luật Việt Nam quy định HĐQT CTĐC phải bổ nhiệm ít nhất 01 người phụ trách QTCT để hỗ trợ công tác QTCT Người phụ trách QTCT có thể kiêm nhiệm làm Thư ký công ty, có trách nhiệm hỗ trợ HĐQT trong các hoạt động giữa công ty và các CĐ, hỗ trợ HĐQT trong việc thực hiện giám sát hoạt động công bố thông tin, cung cấp các thông tin cần thiết cho HĐQT (Điều 281 NĐ 155/2020)
Về thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị công ty đại chúng
Để đảm bảo tính đa dạng cũng như tính khách quan, không vụ lợi trong các quyết định được HĐQT CTĐC đưa ra, pháp luật quy định cơ cấu của HĐQT CTĐC phải đảm bảo 1/3 tổng số thành viên HĐQT CTĐC là thành viên không điều hành (khoản 2 Điều
276 NĐ 155/2020) Thành viên không điều hành theo quy định tại khoản 56 Điều 3 NĐ 155/2020 được hiểu là thành viên HĐQT CTĐC không phải là Tổng/Phó tổng GĐ,
Tổng/Phó GĐ, Kế toán trưởng và những người điều hành khác
Ta có thể hiểu sự khác nhau giữa thành viên điều hành và thành viên không điều hành trong HĐQT CTĐC nằm ở việc họ có nắm giữ vị trí quản lý trong CTĐC hay không Từ đó làm cơ sở cho sự minh bạch, khách quan trong hoạt động quản trị mà các
thành viên không điều hành mang lại “Thành viên điều hành là những người lao động