Giới thiệu về người hoa Dân tộc Hoa là những người Hán gốc Trung Quốc định cư lâu đời ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam.. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
- oOo -
BÀI THỰC HÀNH Môn: Kỹ năng làm việc nhóm
Đề tài: Tìm hiểu về dân tộc người Hoa GVHD: Nguyễn Khánh Hoàng
Lớp: DHDD15A
TPHCM, tháng 6 năm 2020
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
Mục lục
Contents
Mục lục 3
Danh sách hình ảnh 4
I_TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM 5
1 Giới thiệu về người hoa 5
2 Nơi sinh sống 5
3.Dân số 5
4.Thành phần dân tộc 5
5.Ngôn ngữ 5
7 Ẩm thực 5
II.ĐẶC ĐIỂM 7
1.Trang phục 7
2.Công trình kiến trúc của người hoa ở Việt Nam 7
3.Hôn nhân 7
4.Văn hoá dân gian 8
III: CÁC LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI HOA 9
1 Những điều nên làm với người Hoa : 9
2 Những điều không nên làm khi giao tiếp và làm việc với người Hoa : 9
Phụ lục 10
Trang 4Danh sách hình ảnh
Hình 1 Hình ảnh người dân tộc Hoa
Hình 2 Nơi sinh sống của nguời Hoa
Hình 3 Hình thức thờ cúng tổ tiên
Hình 4 Vịt quay Bắc Kinh
Hình 5 Món ăn hoành thánh
Hình 6 Món ăn cơm chiên dương châu
Hình 7 Trang phục
Hình 8 Công trình kiến trúc đình Minh Hương
Hình 9.Tết Nguyên Tiêu
Hình 10 Múa lân
Hình 11 Diễu hành tết Nguyên Tiêu
Trang 5I_TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM
1 Giới thiệu về người hoa
Dân tộc Hoa là những người Hán gốc Trung Quốc định cư lâu đời ở Việt Nam và đa
số có quốc tịch Việt Nam Các tên gọi khác: người Tàu, Ba Tàu Tại Trung Quốc được gọi dân tộc Hán, là dân tộc đông nhất trong 56 dân tộc của Trung Quốc Đây
là 1 trong 54 dân tộc tại Việt Nam Sinh sống ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, ở cả nông thôn và thành thị
2 Nơi sinh sống
Ở phía Nam có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố
Hồ Chí Minh Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, Quận 11 với khoảng45% dân số của mỗi quận; ngoài ra còn có một số người sống ở tại các Quận 6, Quận 8, Quận 10
Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh miền Tây Việt Nam:Bình Thuận, Đồng Nai Cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu phần lớn là người Tiều, đến từ Triều Sán Cộng đồng người Hoa tại miền Bắc Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh
3.Dân số
Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 nghìn người chiếm 1,13% dân số ở Việt Nam Năm2009 theo Tổng cục thống kê Việt Nam: 823.071 nghìn người ,Năm2005 theo Tổng cục thống kê Việt Nam là : 1.200.000 nghìn người
4.Thành phần dân tộc
Tên gọi các nhóm thuộc dân tộc Hoa: Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xa Phang, Hác, Ngái, Minh Hương Những tên nhóm này gắn với tên địa phương nơi họ xuất phát từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam, đồng thời giữa các nhóm còn có sự khác nhau về tiếng nói, phong tục tập quán và thời điểm di cư vào nước ta.Người ngái Người Sán Dìu
5.Ngôn ngữ
gồm nhiều thứ tiếng :tiếng Quảng Đông , tiếng Triều Châu, tiếng Khánh Gia, tiếng Phúc Kiến nhưng phần lớn sinh hoạt bằng tiếng Việt
6.Tôn giáo: Tôn giáo Chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo và Khổng giáo, thờ cúng tổ tiên Một lượng nhỏ theo Công giáo và đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài
7 Ẩm thực
Tiêu biểu phải kể tới Sài Gòn với không ít khu phố Tàu cùng rất nhiều món ăn hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa như: hủ tiếu, há cảo, sủi cảo, chè hột gà, heo quay, bánh hỏi, mì vịt tiềm, thịt khìa, vịt quay Bắc Kinh… Các món chiên, xào chảo, chưng, hầm, tiềm… Sủi cảo Hủ tiếu hồ Vịt quay Bắc Kinh Cơm chiên Dương Châu Ẩm thực của người Hoa ở Việt Nam phần nào đã thể hiện sâu sắc nhiều đặc trưng nổi
Trang 6bật của nền ẩm thực Trung Hoa, không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của một lượng đông đảo thực khách người Hoa mà còn cả người Việt và du khách quốc tế
Trang 7
II.ĐẶC ĐIỂM
1.Trang phục
Trang phục nam : là những chiếc áo ngắn gọi là “ xá xẩu”, áo có hai vạt như áo cánh, tay lửng, nút áo bằng vải, cài ở giữa Còn quần của nam gọi là “quần tiều” dài qua đầu gối một chút, ống rộng, thắc lưng bằng dải rút bỏ lòng thòng Người phụ
nữ cũng mặc áo ngắn, nút áo bên sườn phải kéo từ cổ xuống, cổ áo hơi cao Trong
lễ hội người phụ nữ thường mặc đồ gọi là “chuyền chỉ” loại áo thường đi với các đồ trang sức
2.Công trình kiến trúc của người hoa ở Việt Nam
Bên cạnh đó, ta cũng không thể không kể đến kiến trúc xây dựng của người Hoa ở TPHCM, đặc biệt là ở khu Chợ Lớn Tuy nhiên, nổi bật và cụ thể hơn hết thì em xin trình bày về kiến trúc chùa, miếu của người Hoa Kiến trúc chùa Hoa thường dùng nhiều màu đỏ hay màu hồng trong mọi hình thể trang trí; đây là màu của sức sống vươn lên, niềm tin, may mắn Bố cục của quần thể chùa thường theo dạng chữ “Tam” hay “Nội công ngoại quốc” Mái và cổng Tam quan của chùa Hoa có dạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao Mái cổng dựng hai lớp trở lên, một dạng “trùng thiềm điệp ốc” để mở rộng diện tích Cũng là mái cong nhưng những viên ngói trong kiến trúc Phật giáo của người Hoa thường hình trụ và màu xám Cách bài trí bên trong cũng không hề giống với các ngôi chùa của người Việt xây dựng: trần cao hơn, cột trụ to hơn và sàn và tường được lát bằng đá Những mẫu hình trang trí của chùa Hoa khá phức tạp: hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất Hai bên sân chùa có xây la thành, điểm thêm cặp lân trong tư thế chầu chực Và nếu như đến khu vực quận 5, quận 6 và quận 11, bạn rất dễ dàng bắt gặp nét kiến trúc này bởi nơi đây chính là nơi người Hoa tập trung rất đông
3.Hôn nhân
-Hôn nhân của người hoa có rất nhiều nét khác với hôn nhân của chúng ta Tuy họ sống ở Việt Nam lâu nhưng họ vẫn giữ được nét riêng cho mình Phong tục cuới hỏi của họ rất coi trọng lễ nghĩa và trong hôn nhân truyền thống phải môn đăng hộ đối
và thực hiện đầy đủ các nghi thức trong lễ cưới Cần phải trải qua các bước chính: xem tuổi, lễ ăn hỏi, và lễ cưới
-Chàng trai muốn thưa hỏi xin cưới cô gái phải có người mai mối đi cùng và phải đem theo xứng lễ
+Xứng lễ phải đem theo là :
*1 cặp gà trống, mái còn sống
*1 con heo quay
*bánh cưới
Trang 8-Và nhà gái mời nhà trai ăn cơm như 1 lời ưng thuận Lễ cưới thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới Về y phục thì cô dâu sẽ măc áo màu hồng bằng gấm thêu, còn chú rể sẽ mặc xiêm áo thêu hình rồng Và các hình thức đưa rước dâu về nhà trai để chính thức thành đôi vợ chồng y hệt với nguời Việt Nam chúng ta
4.Văn hoá dân gian
Nghệ thuật múa lân-sư-rồng, một loại hình nghệ thuật đường phố rất phổ biến, có từ lâu đời, gắn liền với phong tục, tập quán và các lễ hội truyền thống, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, bởi đối với người Hoa, đây là ba linh vật tượng trưng cho sự may mắn, phát đạt, thịnh vượng, hanh thông, hạnh phúc Múa-lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật đòi hỏi người biểu diễn phải có thể lực và trải qua quá trình luyện tập võ thuật rất công phu, với mỗi đoàn lại có những môn phái võ khác nhau, nhưng đều là những môn phái võ có nguồn gốc Trung Hoa truyền thống -Múa lân được chia làm hai loại là Nam sư và Bắc sư, khi biểu diễn được chia thành hai trường phái là Phật Sơn và Hạt Sơn Trong đó Nam sư có 5 loại lân được sử dụng hình ảnh và màu sắc khác nhau, tượng trưng cho 5 vị danh tướng nổi tiếng trong Tam Quốc, đó là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Triệu Vân + Phật Sơn: (Hổ báo hình) mô phỏng theo điệu bộ của loài hổ, báo với những động tác rất oai phong mạnh mẽ, thích hợp múa dưới đất
+Hạt Sơn: (long hình) mô phỏng theo hình dáng, động tác của loài mèo rất nhanh nhẹn, uyển chuyển, nhẹ nhàng, thích hợp múa trên cao
-Việc thờ cúng các nhân thần và nhiên thần, đã trở thành hai hệ thống thần linh trong đức tin, tín ngưỡng ăn sâu vào tâm thức bao đời nay.Các thánh nhân (nhân thần) như: Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát cùng các nhiên thần như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thổ Công, Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc đều được họ truyền tụng tôn thờ một cách thiêng liêng, tại gia và tại các công trình kiến trúc tâm linh chùa, miếu vào dịp Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Thượng
Trang 9III: CÁC LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI HOA
1 Những điều nên làm với người Hoa :
+ Bỏ qua lịch sử tàn khốc , sống theo tương lai
+ Người Hoa có truyền thống kinh doanh rất tốt Từ những nằm 1965-1973 thì thị trường kinh doanh ở miền Nam và đường biển hầu hết do người Việt gốc Hoa quản
lý Thế nên hãy tôn trọng và học hỏi họ
+ Những người Việt gốc Hoa giờ đây hầu hết đều đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam Họ muốn sống nên hãy ngưng phân biệt, kì thị người Hoa bởi vì lịch sử là lịch
sử, hiện tại là hiện tại,đừng vì quá khứ mà đánh mất hiện tại, họ hay chúng ta đều không đáng bị đối xử như vậy,chiến tranh đã kết thúc rất lâu rồi
+ Hãy sống cảm thông , thông cảm cho nhau Những điều không nên làm với người Hoa: + Phân biệt đối xử,xa lánh,cấm người Hoa vào quán ăn này nọ,
+ Đè nặng lịch sử lên đầu họ và đối xử với họ không tốt,kì thị chỉ vì quá khứ hay hiện tại những gì đất nước Trung Quốc đang và đã làm với ta
+ Đem họ ra làm bia, giữ suy nghĩ là dân Trung Hoa luôn cố hãm hại mình,thị trường kinh doanh,đất nước Việt Nam
+ Đừng nghĩ người Hoa ai cũng như ai, họ cũng giống ta Có người tốt người xấu, đừng nghĩ mang dòng máu Hoa là “cá mè một lứa’’
2 Những điều không nên làm khi giao tiếp và làm việc với người Hoa :
+ Người dân tộc Hoa có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá giống với người Hoa ( Trung Hoa) , tuy nhiên khi giao tiếp với người dân tộc Hoa ta cũng nên chú ý một số điểm: không nên bắt tay quá chặt, khi chào hỏi nên chào người có chức quyền cao nhất trước, không dùng ngón tay trỏ chỉ về phía người mình muốn giới thiệu + Có thể hỏi về những vấn đề khá riêng tư khi bắt đầu làm quen, và bạn cũng không nên lẩn tránh trả lời những câu hỏi này, nhưng đừng đề cập các vấn đề chính trị, không nên có những lời phê phán
+ Người dân tộc Hoa kiêng số 4, bạn không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người dân tộc Hoa, nó có nghĩa là đi dự 1 đám tang Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt người tặng
Trang 10Phụ lục
Một số hình ảnh:
Hình 1
Trang 11Hình 2
Trang 12Hình 3
Trang 13Hình 4
Hình 5
Trang 14Hình 6
Trang 15Hình 7
Trang 16Hình 8
Trang 17Hình 9
Hình 10
Trang 18Hình 11