1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ Đề tài chủ nghĩa xê dịch và sự tha hóa của văn hóa Đô thị bắc bộ những năm 1940 qua hai tác phẩm của nguyễn tuân

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Nghĩa Xê Dịch Và Sự Tha Hóa Của Văn Hóa Đô Thị Bắc Bộ Những Năm 1940 Qua Hai Tác Phẩm Của Nguyễn Tuân
Tác giả Nguyễn Trần Thảo Nguyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Phong
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam Qua Văn Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 441,46 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---O--- TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH VÀ SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-O -

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH VÀ SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM 1940

QUA HAI TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN

Giảng viên: TS Nguyễn Thanh Phong

Môn: Văn hóa Việt Nam qua văn học

Họ và tên SV: Nguyễn Trần Thảo Nguyên

Năm học: 2024 - 2025

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6

7 Bố cục 6

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Văn hóa và văn học 8

1.1.1 Văn hóa 8

1.1.2 Văn học 8

1.2 Chủ nghĩa xê dịch 9

CHƯƠNG 2: SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM 1940 9

2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1940 9

2.2 Sự tha hoá của đô thị do các tệ nạn nghiện thuốc phiện qua hai tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc 12

2.2.1 “Ngọn đèn dầu lạc” – Ánh sáng lay lắt giữa xã hội tha hóa 12

2.2.2 “Tàn đèn dầu lạc” – Khi văn hóa chìm trong bóng tối 13

2.3 “Văn hoá” hút thuốc phiện những năm 1940 14

Trang 3

3

CHƯƠNG 3: SỰ PHẢN KHÁNG VÀ THỨC TỈNH VĂN HÓA QUA CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN 17

KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

4

CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH VÀ SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM 1940 QUA HAI TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN

MỞ ĐẦU

Những năm 1940, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, văn hóa Việt Nam có nhiều biến động Các đô thị Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng trở thành trung tâm khai thác kinh

tế và nơi Pháp thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa Hệ quả là một không gian văn hóa pha trộn giữa hiện đại nửa vời và sự mai một của các giá trị truyền thống, đặc biệt là các giá trị đạo đức Không tránh được sự tha hóa về đời sống văn hóa, lối sống hưởng thụ, thói thực dụng, sự lai căng và suy đồi đạo đức dần thay thế những chuẩn mực nền tảng của văn hóa Việt Nam

Văn học với tư cách là tiếng nói phản ánh thời đại, không chỉ ghi lại hiện thực mà còn bộc lộ những trăn trở, phê phán trước sự tha hóa này Trong số các nhà văn tiêu biểu, Nguyễn Tuân nổi lên như một trí thức nhạy bén trước biến động của xã hội và văn hóa

Qua các tùy bút và ký, điển hình là Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc, ông không chỉ

phơi bày hiện thực đen tối của xã hội đô thị Bắc Bộ, mà còn thể hiện một khát vọng sâu xa

là tìm lại giá trị của văn hóa truyền thống

Dựa trên hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân để dựng lại bức tranh toàn cảnh

về văn hóa đô thị Bắc Bộ những năm 1940 và mục đích truyền tải chủ nghĩa xê dịch với mong muốn thức tỉnh ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống trong những thời đại có nhiều sự tiếp xúc, tiếp biến với các giá trị văn hóa ngoại lai

1 Lý do chọn đề tài

Những năm 1940, Pháp vào Việt Nam với lý tưởng “Khai sáng văn hóa” để phát triển đời sống văn hóa xã hội Việt Nam Tuy nhiên, Pháp mang đến nhiều tệ nạn, chính sách khắc nghiệt khiến xã hội và văn hóa truyền thống Việt Nam đứng trước bờ vực suy tàn Người dân Việt Nam bị đe dọa về cả quyền con người lẫn sự suy giảm giống nòi dân tộc Điều đó được thể hiện rõ nét qua tệ nạn nghiện thuốc phiện tại các đô thị Bắc Bộ Nhiều trí thức bất mãn, tầng lớp tiểu tư sản mất phương hướng, Nguyễn Tuân với chủ nghĩa

Trang 5

5

xê dịch trong các tác phẩm của mình mong muốn sự tự do, thoát khỏi chế độ thực dân và thức tỉnh xã hội về sự mai một của các giá trị văn hóa truyền thống

Bài học từ sự tha hóa văn hóa đô thị Bắc Bộ dưới thời Pháp thuộc không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn mang tính thời sự sâu sắc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay Toàn cầu hóa cũng mở ra nhiều cơ hội giao lưu văn hóa nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ xâm lấn của các giá trị ngoại lai, thậm chí thay thế các giá trị văn hóa dân tộc trong

ý thức của con người Việt Nam Lời cảnh tỉnh về vẻ ngoài những giá trị mang tính hiện đại hóa văn hóa, xã hội là sự đánh tráo cho những giá trị áp đặt văn hóa, tư tưởng

Vì vậy, nghiên cứu cách Nguyễn Tuân phê phán hiện thực xã hội qua chủ nghĩa xê dịch không chỉ giúp hiểu rõ sự ảnh hưởng nặng nề của chính sách thực dân đối với xã hội Việt Nam những năm 1940, đồng thời nâng cao ý thức về vai trò của văn hóa dân tộc trong việc đối mặt với những thách thức của toàn cầu hóa

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung: Nghiên cứu sâu sắc giá trị văn học và văn hóa của Nguyễn Tuân, đồng thời cung cấp góc nhìn mới về hiện tượng xã hội và văn hóa đô thị Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX

Mục tiêu cụ thể:

a Khám phá tinh thần chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của Nguyễn Tuân, từ đó giải mã khát vọng tự do, phong cách sống phóng khoáng và cái nhìn phản tư của tác giả trước xã hội thời kỳ tiền chiến

b Phân tích biểu hiện của sự tha hóa trong văn hóa đô thị Bắc Bộ, như

sự suy thoái về đạo đức, sự đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống, và tác động của lối sống thực dụng dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và chính sách thuộc địa

c Đánh giá mối quan hệ giữa chủ nghĩa xê dịch và sự tha hóa đô thị, từ

đó làm rõ tư tưởng phê phán xã hội của Nguyễn Tuân cũng như giá trị văn hóa, lịch

sử của các tác phẩm trong việc phản ánh bối cảnh đương thời

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự tha hóa của văn hóa đô thị Bắc Bộ và vai trò của chủ

nghĩa xê dịch trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1940

Trang 6

6

Phạm vi nghiên cứu: Tùy bút Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc Các sáng tác

của Nguyễn Tuân và các tư liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật có liên quan

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm khám phá, mô tả và giải thích các hiện tượng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các dữ liệu phi số Thu thập thông tin từ tài liệu, sách, công trình nghiên cứu trước, các bài báo khoa học và những thông tin từ Internet có liên quan đến đề tài Cách tiếp cận đề tài mang tính liên ngành giữa văn học, nghệ thuật, văn hóa học và lịch sử

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu: Sự tha hóa của văn hóa đô thị Việt Nam được thể hiện rõ nét

hơn nhờ vào chủ nghĩa xê dịch trong các tùy bút của Nguyễn Tuân?

Giả thuyết nghiên cứu: Qua hai tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc,

Nguyễn Tuân đã sử dụng chủ nghĩa xê dịch như một phong cách nghệ thuật và như một công cụ phản kháng xã hội, nhằm phê phán sâu sắc sự tha hóa của văn hóa đô thị Bắc Bộ trong bối cảnh chính sách “khai sáng văn hóa” của thực dân Pháp

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ chủ nghĩa xê dịch trong

sáng tác của Nguyễn Tuân Đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam thời kỳ thuộc địa Đặc biệt là giai đoạn lịch sử, chủ nghĩa thực dân tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội Phân tích mối quan hệ giữa văn học và lịch sử - xã hội, góp phần củng cố vai trò phản ánh và giải quyết các vấn đề xã hội trong các giai đoạn chuyển hóa quan trọng của đất nước

Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao ý thức về bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân

tộc Cảnh tỉnh về sự xâm lấn của các giá trị văn hóa ngoại lai trong quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hóa Đặt vấn đề tìm ra những biện pháp bảo vệ văn hóa dân tộc, đồng thời đón nhận những tinh hóa văn hóa thế giới

7 Bố cục

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Văn hóa và văn học

Trang 7

7

1.1.1 Văn hóa 1.1.2 Văn học

1.2.1 Chủ nghĩa xê dịch

CHƯƠNG 2: SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM

1940

2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1940

2.2 Sự tha hoá của đô thị do các tệ nạn nghiện thuốc phiện qua hai tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc

2.2.1 “Ngọn đèn dầu lạc” – Ánh sáng lay lắt giữa xã hội tha hóa

2.2.2 “Tàn đèn dầu lạc” – Khi văn hóa chìm trong bóng tối

2.3 “Văn hoá” hút thuốc phiện những năm 1940

CHƯƠNG 3: SỰ PHẢN KHÁNG VÀ THỨC TỈNH VĂN HÓA QUA CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN

Trang 8

8

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Văn hóa và văn học

1.1.1 Văn hóa

Theo E.B.Tylor trong công trình Văn hóa nguyên thủy năm 1871 định nghĩa văn

hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, là một chỉnh thể phức hợp gồm tri thức,tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ năng lực và thói quen nào khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội.”

Theo Franz Boas trong công trình Tâm trí của người nguyên thủy năm 1911 định

nghĩa văn hóa: “Văn hóa có thể được định nghĩa là tổng thể các phản ứng và hoạt động thể chất, tinh thần đặc trưng cho các hành vi của cá nhân hợp thành một nhóm xã hội mang tính tập thể và cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với các nhóm khác, giữa các thành viên của nhóm và của mỗi cá nhân đối với chính mình…”

1.1.2 Văn học

Có rất nhiều định nghĩa về văn học và chúng đều khác nhau về góc nhìn và mục đích Theo Aristotle định nghĩa: “Văn học là sự mô phỏng đời sống tái hiện lại hành động, cảm xúc và tư tưởng của con người thông qua ngôn từ.” Nhà thơ La Mã Horace định nghĩa:

“Văn học là sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí” Theo T.S.Eliot định nghĩa: “Văn học là

‘một phần của toàn bộ nền văn hóa’, phản ánh tâm hồn và trí tuệ của xã hội qua các thời kỳ.”

Có thể nói rằng, văn học là một sản phẩm của văn hóa con người, đồng thời văn học cũng chính là công cụ giúp lưu truyền và bảo quản các giá trị văn hóa từng thời

kỳ Văn học phản ánh xã hội thực tại, ghi lại và truyền tải cho các thế hệ sau, dù không ở cùng một thời gian nhưng người ta cũng có thể hiểu và hình dung về xã hội, con người, đời sống vật chất và tinh thần, cảm xúc, không gian văn hóa, bối cảnh lịch sử mà văn học mô

tả Trong định nghĩa của Horace, văn học còn mang chức năng giải trí và giáo dục Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với trường hợp của Nguyễn Tuân Ông dùng chủ nghĩa xê dịch trong các tác phẩm của mình vừa để giải trí, vừa để giáo dục xã hội

Trang 9

9

Tiếp cận văn học từ góc độ liên ngành sẽ đem lại góc nhìn cụ thể hơn, rõ ràng và sâu rộng hơn về các sự kiện và hiện tượng qua các thời kỳ của xã hội Tiếp cận văn hóa góc độ văn học, có thể nhận thấy được các giá trị văn hóa, mức độ và quy mô phát triển của giá trị văn hóa ấy đang ở giai đoạn nào trong toàn bộ tiến trình Sự có hay không tồn tại của một số giá trị văn hóa cũng được đề cập đến trong các tác phẩm văn học, giúp các thế hệ sau không bỏ quên những tài sản quý giá thuộc về dân tộc mình

1.2 Chủ nghĩa xê dịch

Chủ nghĩa xê dịch còn được biết đến với cái tên chủ nghĩa du mục (Nomadism) Định nghĩa của chủ nghĩa du mục là “cách sống của những người không sống liên tục ở

cùng một nơi mà di chuyển theo chu kỳ hoặc định kỳ.” (Nomadism | History, Culture &

Benefits | Britannica.) Theo nghĩa của chủ nghĩa xê dịch, nó chỉ sự dịch chuyển khoảng

cách về địa lý và dịch chuyển về suy nghĩ (VnExpress, Sai, Ông Gọi Là ‘Chủ Nghĩa Xê Dịch.’) Chỉ một quá trình trải nghiệm, đánh giá và suy xét thay đổi về thói quen, hoạt

động, hình ảnh, quan điểm nào đó đến những trạng thái khác phù hợp hơn

CHƯƠNG 2: SỰ THA HÓA CỦA VĂN HÓA ĐÔ THỊ BẮC BỘ NHỮNG NĂM 1940

2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1940

Về chính trị

Vào thập niên 1940, Việt Nam nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp, nhưng tình hình chính trị trở nên phức tạp hơn khi Nhật Bản xâm lược Đông Dương vào năm 1940

Sự hiện diện song song của hai thế lực áp bức – thực dân Pháp và phát xít Nhật đã tạo nên một chế độ thống trị hai tầng Trong khi thực dân Pháp tiếp tục khai thác tài nguyên và áp đặt những chính sách hà khắc, Nhật Bản tận dụng Đông Dương làm căn cứ chiến lược trong chiến tranh Thái Bình Dương

Hệ quả của chế độ áp bức này là tình trạng khủng hoảng chính trị và xã hội nghiêm trọng, mà đỉnh điểm là nạn đói năm 1945, khiến khoảng 2 triệu người chết Dưới những áp bức nặng nề, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc không ngừng phát triển, dẫn đầu bởi Đảng Cộng sản Đông Dương Đỉnh cao của phong trào này là Cách mạng Tháng Tám

Trang 10

10

năm 1945, đưa đến sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu bước ngoặt lịch sử to lớn

Về kinh tế

Kinh tế Việt Nam trong những năm 1940 chịu sự kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp, với trọng tâm là khai thác tài nguyên và bóc lột nhân lực Các ngành công nghiệp nặng như khai thác than đá, cao su và lúa gạo phát triển không phải để phục vụ người dân bản địa, mà chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của chính quốc Pháp

Tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn khi Nhật Bản kiểm soát Đông Dương Chính sách trưng thu lương thực phục vụ chiến tranh của Nhật đã đẩy người dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, vào tình trạng thiếu đói nghiêm trọng Nạn đói năm 1945, với hậu quả thảm khốc, không chỉ phơi bày sự tàn bạo của chế độ thực dân – phát xít mà còn làm gia tăng mâu thuẫn xã hội Trong khi đó, tại các đô thị như Hà Nội và Hải Phòng, một nền kinh

tế kiểu tư bản sơ khai bắt đầu hình thành, kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản đô thị với lối sống chịu ảnh hưởng từ phương Tây

Về xã hội

Cấu trúc xã hội Việt Nam thời kỳ này mang tính bất bình đẳng sâu sắc Giai cấp địa chủ và tầng lớp tư sản thân Pháp ngày càng giàu có, trong khi đại đa số nông dân và công nhân sống trong cảnh bần cùng, bị bóc lột tàn nhẫn Tầng lớp trí thức tiểu tư sản xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt khi họ là những người có học vấn cao nhưng không có điều kiện thăng tiến trong xã hội thuộc địa Họ vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, vừa bị giằng xé bởi những ràng buộc truyền thống của chế độ phong kiến

Tại các đô thị lớn, nhịp sống hiện đại dần hình thành dưới tác động của quá trình đô thị hóa Tuy nhiên, đời sống đô thị không chỉ mang đến sự phồn hoa mà còn kéo theo sự tha hóa, thực dụng hóa các giá trị tinh thần Lối sống hưởng thụ, chạy theo vật chất dần chiếm ưu thế, đặc biệt ở tầng lớp trung lưu mới nổi, tạo nên bức tranh xã hội đầy mâu thuẫn Thực dân Pháp mang khuyến khích sản xuất và tiêu thụ rượu và thuốc phiện, làm giàu cho thực dân Rượu vốn gắn liền với đời sống hàng ngày của con người Việt Nam, đặc biệt trong lễ nghi Còn về thuốc phiện, ban đầu bị chính quyền nhà Nguyễn cấm sản xuất và tiêu dùng từ thế kỷ XXI, nhưng vì gặp khó khăn khi quản lý, nguồn lợi nhuận

Trang 11

11

khổng lồ mà thuốc phiện mang đến, vua Tự Đức đã cho phép và giao cho Hoa Kiều ở Bắc

và Trung Kỳ từ năm 1862 theo cách mà thực dân Pháp đã làm tại Nam Kỳ

Về văn hóa

Thập niên 1940 chứng kiến sự giao thoa phức tạp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại ở Việt Nam Văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ thông qua hệ thống giáo dục, báo chí, và các hoạt động nghệ thuật Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa này không chỉ thúc đẩy sự phát triển mà còn gây ra sự đứt gãy trong các giá trị văn hóa truyền thống, dẫn đến tình trạng mất cân bằng văn hóa

Trong văn học, đây là thời kỳ rực rỡ với sự ra đời của nhiều trào lưu và phong cách

đa dạng Tự lực văn đoàn đề cao cái tôi cá nhân, khuyến khích lối sống tự do và hiện đại, trong khi văn học hiện thực phê phán (Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan) tập

trung phản ánh những bất công và mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa Nguyễn Tuân, với phong cách nghệ thuật đặc trưng, đã góp phần làm nổi bật tinh thần xê dịch và phê phán sự tha hóa trong đời sống đô thị

Về tinh thần xã hội và con người

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1940 chứng kiến sự bùng nổ của các mâu thuẫn: giữa áp bức và đấu tranh, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự gò bó và khát vọng

tự do Trong hoàn cảnh đó, tầng lớp trí thức tiểu tư sản trở thành hiện tượng nổi bật Họ không chỉ là đối tượng sáng tạo nghệ thuật, mà còn là những nhân vật chính trong các tác phẩm văn học, nơi thể hiện rõ ràng nhất sự giằng xé nội tâm giữa hai xu hướng đối nghịch bảo tồn giá trị truyền thống và tìm kiếm tự do cá nhân

Nguyễn Tuân chính là một đại diện tiêu biểu của tầng lớp này Ông đã dùng tùy bút

để thể hiện tinh thần xê dịch, vừa để thoát ly khỏi sự bức bối của đời sống đô thị, vừa để tìm kiếm những giá trị chân thực và cao đẹp hơn trong cuộc sống

Tiểu kết:

Bối cảnh Việt Nam những năm 1940 là một bức tranh phức tạp, nơi chính trị, kinh

tế, xã hội và văn hóa đan xen và tác động lẫn nhau Chính trong bối cảnh đó, tinh thần xê dịch nổi lên như một phản ứng trước những gò bó và tha hóa của xã hội, đồng thời khẳng định giá trị tự do cá nhân Đặc biệt qua tùy bút của Nguyễn Tuân, không chỉ phản ánh chân

Ngày đăng: 27/12/2024, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuân, 1941, Ngọn đèn dầu lạc, Mai Lĩnh thực hiện 1941, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngọn đèn dầu lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội Nhà văn
2. Nguyễn Tuân, 1941, Tàn đèn dầu lạc, Mai Lĩnh thực hiện 1941, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàn đèn dầu lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội Nhà văn
3. “CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH” LÀ GÌ? (2019, Tháng Chạp 19). https://leadthechange.asia/chu-nghia-xe-dich-la-gi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “CHỦ NGHĨA XÊ DỊCH” LÀ GÌ
4. Nomadism | History, Culture & Benefits | Britannica. (2024, Tháng Mười-Một 22). https://www.britannica.com/topic/nomadism Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nomadism | History, Culture & Benefits | Britannica
5. VnExpress, Mạnh Tùng VNExpress, & Mạnh Tùng. (2017). Sai, ông gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. https://vnexpress.net/nha-van-nao-duoc-menh-danh-ong-vua-tuy-but-3686270-p7.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sai, ông gọi là “chủ nghĩa xê dịch”
Tác giả: VnExpress, Mạnh Tùng VNExpress, & Mạnh Tùng
Năm: 2017
6. Tlk. (2008, Tháng Giêng 17). Thụ Nhân bắc một nhịp cầu: Phong vũ trúc. Thụ Nhân bắc một nhịp cầu. https://tneu.blogspot.com/2008/01/phong-vu-truc.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thụ Nhân bắc một nhịp cầu
w