Theo đó hai hệ phái lớn của Phật giáo là Nam truyền và Bắc truyền cũng là hai hệ phái phổ biến nhất, có số lượng tín đồ vô cùng đông đảo.. Khi du nhập vào Việt Nam, hai hệ phái Phật giáo
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
DẪN NHẬP 2
NỘI DUNG 3
I KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO 3
1 GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO 4
2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM 5
3 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 6
4 SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ PHÁI LỚN: PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN 8
5 SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN 9
5.1 Sự giống nhau 9
5.2 Sự khác nhau 9
II VỀ CHÙA BỬU QUANG THUỘC PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN 12
1 LỊCH SỬ CỦA CHÙA BỬU QUANG 12
2 KIẾN TRÚC CHÙA BỬU QUANG 15
3 NHỮNG NGÀY LỄ QUAN TRỌNG CỦA CHÙA BỬU QUANG 18
III VỀ CHÙA TÂY PHƯƠNG THUỘC PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN 19
1 LỊCH SỬ CHÙA TÂY PHƯƠNG 19
2 KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG 20
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 3DẪN NHẬP
Ngày nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới và ở Việt Nam Theo đó hai hệ phái lớn của Phật giáo là Nam truyền và Bắc truyền cũng là hai hệ phái phổ biến nhất, có số lượng tín đồ vô cùng đông đảo Khi du nhập vào Việt Nam, hai hệ phái Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền đã mang tới những nét đặc trưng của riêng mình thâm nhập vào trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, không chỉ vậy, hai hệ phái còn mang theo sự đặc trưng đó thể hiện qua kiến trúc và thế giới thiêng của cơ sở thờ tự tạo nên sự riêng biệt không thể nhầm lẫn giữa Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền tại Việt Nam Điều này có thể thấy rõ thông qua hai ngôi chùa thuộc hai hệ phái khác nhau đó là chùa Bửu Quang thuộc Phật giáo Nam truyền và chùa Tây Phương thuộc Phật giáo Bắc truyền
Trang 4NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya) Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái
tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại Phật giáo không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng Phật giáo còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn” Ngoài ra, Phật giáo cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của Phật giáo
là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu
và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật
Trang 5Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời)
Một đặc điểm nổi bật của Phật giáo là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến Tính đến năm 2008, Phật giáo có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.1
1 GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO
Giáo lý của Phật giáo có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tế cuộc sống, không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt để dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật
đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, ấm no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội
Giáo lý cơ bản của Phật giáo có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên
Trang 6- Kinh tạng: sách ghi chép lời Đức Phật giảng dạy về giáo lý hay còn được
gọi là Khế kinh
- Luật tạng: sách ghi chép những giới luật của Phật dành cho 2 chúng xuất
gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia
- Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật
Giáo luật bao gồm những điều quy định hướng mọi người tới chân – thiện –
mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác
ngộ và giải thoát Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là Ngũ giới và Thập thiện
Ngũ giới (5 giới cấm):
- Không sát sinh;
- Không nói sai sự thật;
- Không tà dâm; - Không trộm cắp;
- Không uống rượu
Thập thiện (10 điều thiện nên làm):
- Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
- Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều
ác, không nói thêu dệt;
Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến 3
2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM
Theo sử sách Phật giáo Việt Nam còn ghi lại, Phật giáo du nhập vào Việt Nam cả 2 hệ phái: Phật giáo Bắc truyền (từ phía Nam truyền xuống) và Phật giáo Bắc truyền (từ phía Bắc truyền sang) qua 2 con đường:
3 Ban Tôn giáo Chính phủ, “Đôi nét về đạo Phật và Phật giáo Việt Nam”, truy cập tại:
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html
Trang 7- Đường bộ: năm 198 Phật giáo chính thức được truyền vào Việt Nam qua đường bộ từ Trung Quốc xuống với tên tuổi của các danh Tăng nổi tiếng như: Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La
- Đường thuỷ: Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ 2 hướng:
Thế kỷ XIII, Phật giáo được truyền từ Srilanca vào “Thuỷ Chân Lạp”, nay là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Khoảng giữa thế kỷ XVI, vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc, khi đời sống
xã hội bất ổn, một số thiền sư thuộc Thiền phái Lâm Tế đã đi theo các tàu buôn sang lánh nạn ở Việt Nam và địa phương nơi tiếp nhận phái thiền này đầu tiên là khu vực tỉnh Bình Định ngày nay
Có một số nhà nghiên cứu cho rằng có dấu hiệu Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ III (trước công nguyên) tại khu vực Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) do một số Tăng sĩ Ấn Độ đi cùng các thương nhân đến buôn bán ở Việt Nam Như vậy, có thể nói dù Phật giáo truyền vào Việt Nam thời gian nào thì cũng phải khẳng định Phật giáo là một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm
so với các tôn giáo khác và có sự gắn bó, hoà đồng với truyền thống, văn hoá, bản sắc của dân tộc Việt, được người Việt chấp nhận để có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay
Phật giáo khi truyền vào Việt Nam lúc đầu phát triển theo đơn vị gia cư, mỗi
cơ sở Phật giáo như là một gia đình, gọi là “Trụ xứ tòng lâm”, từ đó lại phát triển
ra nhiều chùa theo một sư tổ, thành một dòng họ và được gọi thành tên khác nhau
ở mỗi miền: ở miền Bắc gọi là “Sơn môn”, ở miền Trung gọi là “Môn phái” và miền Nam gọi là “Môn phong”.4
3 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
4Ban Tôn giáo Chính phủ, “Đôi nét về đạo Phật và Phật giáo Việt Nam”, truy cập tại:
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html
Trang 8Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo tồn tại và phát triển theo truyền thống sơn môn Ban đầu Phật giáo chỉ có những nhóm người cùng nhau đi truyền giáo, gọi là Tăng già hoặc Tăng đoàn hay Giáo đoàn Tăng già có từ 4 người trở lên Thành phần của đoàn thể Tăng già có thể bao gồm cả 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia
Đứng đầu đoàn thể Tăng già là một vị Trưởng lão đạo cao đức trọng nhất trong đoàn thể được tập thể các sư suy tôn để quản lý, điều hành Tăng đoàn Ngoài
ra còn một số vị trong hàng Trưởng lão có đạo hạnh và tài năng đứng ra giúp việc.5
Tới đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật
tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái:
- Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc);
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang);
- Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam
- Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam
- Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer)
- Giáo phái Khất sĩ Việt Nam
- Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông
- Hội Phật học Nam Việt.6
Trang 9Tháng 11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa Quán
Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của Phật giáo cả nước lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đã khẳng định: “Mục đích của GHPGVN là điều hoà, hợp nhất các tổ chức, hệ
phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”.7
4 SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ PHÁI LỚN: PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN
VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
Phật giáo là một tôn giáo có nhiều tông phái Sự phân chia thành các tông phái trong Phật giáo không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay tranh giành về quyền lợi, địa vị trong tăng chúng mà do sự khác nhau ít nhiều về kinh điển, giáo thuyết Giai đoạn mới ra đời, Phật giáo còn có sự hiểu khác nhau về giáo pháp Mặt khác, sau này trong quá trình phát triển của Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc truyền đã chủ trương tùy duyên của chúng sinh mà hành hóa nên càng có cơ sở để hình thành các pháp môn tu hành Lúc đầu Phật giáo có 02 hệ phái lớn Phật giáo Nam truyền (phái Tiểu thừa) và Phật giáo Bắc truyền (phái Đại thừa)
Ngay từ thời kỳ tập kết kinh điển (được thực hiện vào mùa Hạ sau khi tổ chức lễ hỏa tang cho Phật Thích ca Mâu ni), trong Phật giáo đã manh nha hình thành 02 phái lớn là Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại chúng bộ
Tại Đại hội tập kết kinh điển lần thứ II (thế kỷ IV TCN), phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo thủ Kinh – Luật - Luận trong hành đạo, song phái
7 Ban Tôn giáo Chính phủ, “Đôi nét về đạo Phật và Phật giáo Việt Nam”, truy cập tại:
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html
Trang 10Đại chúng bộ lại chủ trương canh tân trong việc sử dụng Kinh – Luật - Luận để hành đạo cho phù hợp với điều kiện, trình độ của chúng sinh
Đến Đại hội tập kết kinh điển lần thứ IV, chính thức hình thành hai phái nhưng chưa có danh xưng Đại thừa và Tiểu thừa Sau khi phái Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh thì Phật giáo mới dùng tên gọi Tiểu thừa (nguyên gốc là phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ) và Đại thừa (nguyên gốc là phái Đại chúng bộ) Theo nghĩa bóng Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ, chở được ít người còn Đại thừa là cỗ xe to, chở được nhiều người
Phái Đại thừa đa số truyền đến các nước phía Bắc nên gọi là Phật giáo Bắc truyền; Phật giáo Tiểu thừa chủ yếu truyền đến phía Nam nên gọi là Phật giáo Nam truyền
5 SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
Phật giáo Nam truyền khác Phật giáo Bắc truyền chủ yếu ở thuyết Hữu và
Vô (hay còn gọi có và không) Phật giáo Bắc truyền chủ trương: hữu luận hay chấp hữu, vạn pháp vô thường, tức là luôn chuyển động, biến đổi nhưng vẫn có (hữu)
Trang 11http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-MOT-SO-NET-một cách tương đối mà không thể nói là vô (không) Song về việc này, Phật giáo Bắc truyền lại chủ trương không luận hay chấp không, cho rằng vạn pháp tuy có (hữu) nhưng thực ra lại là không (vô) vì vạn pháp chỉ là hư giả, không có thực tướng.9
5.2.2 Về sự giải thoát
Phật giáo Nam truyền quan niệm sinh tử luân hồi và Niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau; có nghĩa chỉ khi nào thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thì mới chứng ngộ được Niết bàn một cách tuyệt đối
Phật giáo Bắc truyền khi nói về quan niệm sinh tử luân hồi và Niết bàn lại cho rằng đây không phải là hai phạm trù khác biệt nhau vì ngay trong quá trình tồn tại, nếu tu dưỡng tốt thì sẽ cảnh giới được Niết bàn vì sinh tử tức Niết bàn, phiền não tức Bồ Đề.10
5.2.3 Về văn hóa
Phật giáo Nam truyền từ Ấn độ truyền đến các nước phía Nam Mặt khác trước khi Phật giáo Nam truyền du nhập, các nước này đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và đạo Bà la môn nên Phật giáo Nam truyền ở các nước như Srilanca, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào… có sự tiếp thu của văn hóa Ấn Độ Các nước theo Phật giáo Nam truyền thường tạo ra được lực lượng tín đồ đông đảo và
ổn định nên nhiều nước Phật giáo đã trở thành quốc đạo, đặc biệt có quốc gia Phật
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-MOT-SO-NET-10 Trang thông tin điện tử Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Kontum, “TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TÔNG (PHÁI TIỂU THỪA) VỚI BẮC TÔNG (PHÁI ĐẠI THỪA)
VÀ MỘT SỐ TÔNG PHÁI LỚN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA”, truy cập tại:
KHAC-NHAU-GIUA PHAT-GIAO NAM-TONG-PHAI-TIEU-THUA-VOI-BAC-TONG-PHAI-DAI- THUA-VA-MOT-SO-TONG-PHAI-LON-CUA-PHAT-GIAO-DAI-THUA-1405
Trang 12http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-MOT-SO-NET-giáo Nam truyền trở thành gốc của văn hóa Chính vì điều này, ở các nước theo Phật giáo Nam truyền sẽ ít có sự xâm nhập của các tôn giáo khác
Phật giáo Bắc truyền khi truyền đến các nước phía Bắc thường qua con đường từ Trung Quốc sang nên những nước có Phật giáo Bắc truyền như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Trung Quốc, nhất là Nho giáo và Lão giáo Các nước theo Phật giáo Bắc truyền hình thành lực lượng Phật tử thuần thành song lực lượng Phật tử này lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở nhiều mức độ khác nhau nên rất khó xác định.11
5.2.4 Về vấn đề thờ phụng
Phật giáo Nam truyền thì chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca và các
vị A La Hán có mẫu tượng giống người Ấn Độ, bởi lẽ, Phật là người Ấn Độ đi tu thành Phật Đó là một quan niệm dứt khoát thực tiễn của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy, xuất phát từ bốn bộ kinh Nikaya Song Phật giáo Bắc truyền, ngoài việc thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ Tát khác nữa.12
Trong chùa thuộc hệ phái Bắc truyền, ngoài thờ Phật tại vị trí trung tâm trên chính điện, còn thờ các vị Bồ tát, La Hán, các thần linh, các vị thuộc Khổng giáo
và Lão giáo Bộ tượng thờ phổ biến tại các chùa ở Bắc, Trung và Nam là bộ Tam Thế Phật Gồm có ba vị A Di Đà tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời quá khứ,
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-MOT-SO-NET-12 Trang thông tin điện tử Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Kontum, “TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TÔNG (PHÁI TIỂU THỪA) VỚI BẮC TÔNG (PHÁI ĐẠI THỪA)
VÀ MỘT SỐ TÔNG PHÁI LỚN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA”, truy cập tại:
KHAC-NHAU-GIUA PHAT-GIAO NAM-TONG-PHAI-TIEU-THUA-VOI-BAC-TONG-PHAI-DAI- THUA-VA-MOT-SO-TONG-PHAI-LON-CUA-PHAT-GIAO-DAI-THUA-1405
Trang 13http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-MOT-SO-NET-Thích Ca Mâu Ni Phật tượng trưng cho vị Phật của thời hiện tại và Di Lặc Tôn vương Phật tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời tương lai
Trong ngôi chùa Nam truyền (của người Việt và người Khmer) chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca với nhiều kiểu loại khác nhau Có thể thấy tượng được thờ tự mang phong cách của tượng Phật Thích Ca sơ sinh, còn gọi tượng Cửu Long, tượng ngồi đất chứng giám, tượng đi bát khất thực, tượng ngồi thiền định, tượng đang thuyết pháp, tượng Tuyết Sơn, tượng niết bàn, tượng ngồi trên mình rắn Naga…
5.2.5 Về phương thức tu hành
Phật giáo Nam truyền nhấn mạnh việc tự giải phóng thông qua nỗ lực của cá nhân Phương tiện chính để đạt được giác ngộ là thông qua Thiền và coi trọng tầm quan trọng của tu viện; hầu hết nhà sư của Phật giáo Nam truyền thường giành hết thời gian cho tu viện Sắc phục thường là màu vàng và đi khất thực để sinh sống Song với Phật giáo Bắc truyền thì phải tự do lao động để sinh sống và sắc phục thường mặc là áo màu nâu, khi hành lễ mới mặc đạo phục màu vàng.13
II VỀ CHÙA BỬU QUANG THUỘC PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN
1 LỊCH SỬ CỦA CHÙA BỬU QUANG
Chùa Bửu Quang còn được gọi là Tổ đình Bửu Quang tọa lạc tại số 171/10 quốc Lộ 1A, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, đây là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển Phật giáo Theravāda tại Việt Nam Ngôi chùa được hình thành do lời hẹn ước của đôi bạn
13 Trang thông tin điện tử Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Kontum, “TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO NAM TÔNG (PHÁI TIỂU THỪA) VỚI BẮC TÔNG (PHÁI ĐẠI THỪA)
VÀ MỘT SỐ TÔNG PHÁI LỚN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA”, truy cập tại:
KHAC-NHAU-GIUA PHAT-GIAO NAM-TONG-PHAI-TIEU-THUA-VOI-BAC-TONG-PHAI-DAI- THUA-VA-MOT-SO-TONG-PHAI-LON-CUA-PHAT-GIAO-DAI-THUA-1405