1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn quản lý nguồn nhân lực “kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trường Đại học văn lang giai Đoạn 2024 – 2025, tầm nhìn Đến năm 2030”

12 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trường Đại Học Văn Lang Giai Đoạn 2024 – 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
Tác giả Tạ Thanh Tùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đặng An Long
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 877,66 KB

Nội dung

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.. Thực hiện các chính sách khuyến khích và tôn vinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VIỆN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

“KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG GIAI ĐOẠN 2024 – 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Họ và tên học viên: Tạ Thanh Tùng

Mã số học viên: 911723037 Mã lớp: CHQGD.ML2312

GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN ĐẶNG AN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG 2

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển trường Đại học Văn Lang 2

1.2 Nhiệm vụ của trường Đại học Văn Lang 3

1.2.1 Đào tạo 3

1.2.2 Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 3

1.2.3 Xuất bản, thông tin khoa học – công nghệ 3

1.2.4 Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học 4

1.2.5 Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên chuyên trách của Trường đạt chuẩn về trình độ và đủ về số lượng 4

1.2.6 Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội 4

1.2.7 Xây dựng cơ sở vật chất của Trường đảm bảo điều kiện dạy và học 4

2 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5

2.1 Thuận lợi 5

2.2 Khó khăn 5

2.3 Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Trường Đại Học Văn Lang 5

2.3.1 Hiện trạng đội ngũ giảng viên của trường tính đến 31/12/2023: 5

2.3.2 Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường 7

3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 9

3.1 Hoàn thiện cơ cấu giảng viên của trường 9

3.2 Giải pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực 9

3.3 Thực hiện các chính sách khuyến khích và tôn vinh tinh thần cống hiến và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên 10

3.4 Đổi mới chính sách tuyển dụng, thu hút, trọng dụng và sử dụng nguồn nhân lực 10

3.5 Đổi mới cơ chế nghiên cứu khoa học, tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học 10

VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 11

Trang 3

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển trường Đại học Văn Lang

Trường Đại học Dân lập Văn Lang được thành lập theo Quyết định số 71/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, được chính thức hoạt động theo Quyết định số 1216/GD-ĐT ngày 05/4/1995 của Bộ GD&ĐT Khi thành lập, vốn chủ sở hữu của Trường

là hơn 2 tỷ đồng được huy động từ 253 nhà đầu tư Năm học 1995-1996, Trường có 7 khoa đào tạo, 6 phòng chức năng và là năm đầu tiên trường thực hiện đào tạo 12 ngành với 4.700 sinh viên Cho đến nay, Trường được phép đào tạo 66 ngành bậc đại học và 13 ngành bậc cao học Quy mô đào tạo của Trường nhiều năm nay ổn định ở mức trên 10 nghìn sinh viên/học viên theo hệ chính quy tập trung Trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 39.273 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và 77 thạc sĩ

Ngày 05/02/2009, Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT

đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận trường ĐHDL Văn Lang đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và gửi thông báo (số 115/TB-BGDĐT ngày 25/02/2009)

Khi mới thành lập, Trường Đại học Văn Lang phải đi thuê địa điểm để tổ chức đào tạo Sau nhiều nỗ lực, năm 1999 trường mua tòa nhà số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1 (cơ sở 1) vừa làm trụ sở chính, vừa làm cơ sở đào tạo Năm 2000 tiếp tục mua cơ sở 233A Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh (cơ sở 2) Năm 2002, Nhà trường đã xây nhà học 7 tầng theo đúng tiêu chuẩn giảng đường đại học Đến năm 2010 - 2011, Trường sở hữu thêm 2 cơ sở (108C, Thống Nhất, P.11, Quận Gò Vấp) và Ký túc xá sinh viên (160/63A-B Phan Huy Ích, P.12, Quận Gò Vấp)

Từ năm 1998, Trường được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định giao 5,2 ha đất tại P.5, Quận Gò Vấp, nhưng Trường phải tự đền bù giải tỏa Năm 2013, Trường đã hoàn thành việc đền bù, giải tỏa, thu hồi toàn bộ 5,2 ha đất này Hiện nay, Trường đã hoàn thành thiết

kế tổng thể mặt bằng, đã khởi công xây dựng và dự kiến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào sử dụng Đến nay, Trường Đại học Văn Lang đã sở hữu 4 cơ sở và 1 ký túc

xá, đủ chỗ học cho toàn bộ sinh viên và học viên của trường, hoàn toàn không phải thuê mặt bằng

Trang 4

Đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý giáo dục: ban đầu từ chỗ chỉ có 61 cán bộ, giảng viên, nhân viên (CB-GV-NV) khi mới thành lập, sau nhiều năm xây dựng đội ngũ CB-GV-NV cơ hữu của Trường đã không ngừng lớn mạnh đủ để đảm nhiệm tốt mục tiêu

sứ mạng của trường Tính đến nay, Trường Đại học Văn Lang có 541 giảng viên (trong đó

1 GS TSKH, 2 GS.TS, 23 PGS.TS, 2 PGS, 55 TS, 276 ThS, 182 ĐH), tỷ lệ giảng viên cơ hữu từ thạc sĩ trở lên đạt trên 66%, đội ngũ này đang đảm nhận 82% khối lượng giảng dạy của toàn trường Trường có 177 cán bộ, chuyên viên cơ hữu làm công tác quản lý, nghiệp

vụ (41 người kiêm nhiệm giảng dạy) và phục vụ đào tạo, đáp ứng về cơ bản nhu cầu quản

lý của trường

Năm 2015, Nhà trường thực hiện chuyển đổi trường sang tư thục theo Thông tư số 45/2014/TT-BGDĐT Ngày 14/10/2015 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1755/QĐ-TTg về việc chuyển đổi loại hình của trường Đại học Văn Lang sang tư thục, với tổng vốn chủ sở hữu hiện tại gần 233,3 tỷ đồng, vốn điều lệ 135,6 tỷ đồng và 865 nhà đầu tư Ngày 30/12/2015, UBND Tp HCM ra Quyết định số 7087/QĐ-UBND công nhận Hội đồng quản trị Trường Đại học Văn Lang

1.2 Nhiệm vụ của trường Đại học Văn Lang

1.2.1 Đào tạo

Đào tạo bậc đại học và cao học, hệ chính quy các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, kỹ thuật và công nghệ, xã hội và nhân văn, nghệ thuật Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Văn bằng của Trưởng thuộc hệ thống văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

1.2.2 Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Các khoa đào tạo thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đảo tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo quy định pháp luật hiện hành 1.2.3 Xuất bản, thông tin khoa học – công nghệ

Trang 5

Trường tổ chức biên soạn, xuất bản giáo trình, sách, tạp chí khoa học, bản tin và trao đổi thông tin trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo các quy định của pháp luật

1.2.4 Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trường tổ chức hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, triển khai chuyển giao công nghệ, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các quy định của pháp luật

1.2.5 Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên chuyên trách của Trường đạt chuẩn về trình độ và đủ về số lượng

1.2.6 Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội

1.2.7 Xây dựng cơ sở vật chất của Trường đảm bảo điều kiện dạy và học

Trang 6

2 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1 Thuận lợi

- Ban lãnh đạo có tư duy mở, sẵn sàng áp dụng những chính sách, chiến lược mới nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động

- Thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao

- Thuận lợi trong giao lưu, hợp tác quốc tế giúp chuyển giao kiến thức công nghệ, góp phàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhu cầu học tập tại cá trường đại học tư thục

2.2 Khó khăn

- Khả năng tổ chức quản lý của Lãnh đạo nhà trường

- Nhận thưc về phát triển nguồn nhân lực của trường còn chưa cao

- Chưa chủ động dự báo về số lượng nhân lực, chất lượng nhân lực còn hạn chế, cơ cấu chuyên ngành chưa phù hợp với quy mô đào tạo

- Chậm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn

2.3 Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Trường Đại Học Văn Lang

2.3.1 Hiện trạng đội ngũ giảng viên của trường tính đến 31/12/2023:

Đơn vị

Chức danh, trình độ

Đại học

Cao đẳng

Trung

Trang 7

Hội đồng cố vấn 2 2

Trang 8

Phòng QLKH & CN 1 1 1 3

2.3.2 Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo nhà trường đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng như thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được tiến hành hàng năm Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực của trường:

- Số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chưa đạt 25% theo yêu cầu của Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT

- Đội ngũ giảng viên làm tổ trưởng tổ bộ môn, lãnh đạo một số Khoa và Phòng của Trường chưa đủ chuẩn Việc đảm bảo giảng viên đúng chuẩn theo từng ngành đào tạo cần được xem xét và hoàn thiện trong tương lai

Trang 9

- Chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành, chuyên sâu trong từng lĩnh vực

- Tổng số giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học của cả Trường, cao nhất chỉ đạt 45 giảng viên

- Tổng số lượng sách do giảng viên Trường xuất bản trong năm năm gần đây (đã tính quy đổi) là 32, trong đó sách là giáo trình chỉ có 4 và chỉ có 14 giảng viên tham gia viết sách Tính quy đổi tỷ số sách đã được xuất bản trên giảng viên cơ hữu chỉ đạt 0,06 sách xuất bản/giảng viên

- Số giảng viên có các bài báo quốc tế và trong nước còn ít (Trong 5 năm, có 11 giảng viên viết bài đăng trên Tạp chí quốc tế, 15 giảng viên viết bài đăng trên Tạp chí trong nước)

- Số giảng viên được các trường đại học đẳng cấp khu vực và quốc tế biết đến và mời tham gia giảng dạy, nghiên cứu còn ít

- Số lượng giảng viên có thể tham gia giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài chưa thực

sự đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài

- Công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chủ yếu vẫn bị động, mang tính ngắn hạn, chưa mang tính dài hạn chiến lược

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn chưa có kế hoạch tổ chức thực hiện chu đáo, bài bản và chưa được chú trọng đầu tư đúng mức

- Chưa có các cơ chế, chính sách đột phá, đồng bộ và mang tính dài hạn trong tuyển dụng, khuyến khích, thu hút, trọng dụng và sử dụng nhân tài

Trang 10

3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Hoàn thiện cơ cấu giảng viên của trường

- Trường cần có kế hoạch nâng cao tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ tối thiểu đạt 25% tổng số giảng viên cơ hữu Phấn đấu đến năm 2030 có 30% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của trường phải đảm bảo quy mô hợp lý

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên với cơ cấu hợp lý về ngành/chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, độ tuổi, giới tính bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Cần khắc phục tình trạng thiếu hụt giảng viên trình độ cao, đầu ngành

- Xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn làm căn cứ để chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của nhà trường

- Mỗi ngành đào tạo ít nhất 1 PGS/GS làm chuyên gia đầu ngành

3.2 Giải pháp phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp trình độ cao, đáp ứng mục tiêu và các yêu cầu phát triển nhà trường đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Xây dựng cơ chế, chính sách cử giảng viên đi học tập, nghiên cứu thực tế hàng năm ở trong và ngoài nước

- Xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện có của Trường và có chính sách hỗ trợ giảng viên học tập nâng cao trình độ

- Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút giảng viên giỏi, được đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước

- Tranh thủ hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để đào tạo đội ngũ

- Liên kết với các trường đại học, viện đào tạo trong nước để đào tạo tại chỗ đội ngũ giảng

Trang 11

3.3 Thực hiện các chính sách khuyến khích và tôn vinh tinh thần cống hiến và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Xây dựng các chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ quản lý, giảng viên giỏi thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng Nghiên cứu và ban hành các chính sách khuyến khích

và tôn vinh tinh thần cống hiến và sáng tạo của giảng viên, nhân viên trong trường

- Xây dựng các quy định quản lý việc chấp hành kỷ luật lao động của cán bộ, giảng viên và

hệ thống các tiêu chí đánh giá và xếp loại lao động để trả lương và thu nhập tăng thêm ngoài lương; thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu suất lao động, duy trì tinh thần kỷ luật và đồng tâm trong toàn trường

3.4 Đổi mới chính sách tuyển dụng, thu hút, trọng dụng và sử dụng nguồn nhân lực

- Đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng theo hướng tăng cường sự chủ động trong tìm kiếm, thu hút các ứng viên có chất lượng, có đạo đức, phẩm chất và tố chất của giảng viên, quản lý giỏi

- Đa dạng hóa các nguồn nhân lực, trong đó tập trung nguồn là các sinh viên giỏi, xuất sắc của trường và các sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học từ các trường đại học tiên tiến

ở nước ngoài

- Công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bố trí, đánh giá, trọng dụng và sử dụng nguồn nhân lực theo phẩm chất, năng lực, sở trường, yêu cầu công việc nhằm phát huy hiệu quả hoạt động

3.5 Đổi mới cơ chế nghiên cứu khoa học, tạo động lực cho cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học

- Phát triển các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm

- Đầu tư chọn lọc các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế

- Chú trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong đào tạo

Trang 12

VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ban Lãnh đạo cần chỉ đạo thực hiện tốt những việc sau đây:

Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nhà trường

Thông báo Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến 2030 đến toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên và sinh viên của Trường

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, thành viên toàn Trường trong việc thực hiện Kế hoạch này

Tổ chức, phân công nhiệm vụ thực hiện đối với từng đơn vị và thành viên toàn Trường

Cụ thể hóa Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Trường Đại học Văn Lang giai đoạn 2024- 2025 trong Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch hoạt động hàng năm)

Ngày đăng: 27/12/2024, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w