1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Cương ôn tập - môn - Nhà Nước Và Pháp Luật ( full đáp án 11 câu )

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập - Môn - Nhà Nước Và Pháp Luật (Full Đáp Án 11 Câu)
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Đề Cương Ôn Tập
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 89,2 KB

Nội dung

- Chăm lo nâng cao trình độ dân trí, nhất là trình độ văn hóa pháp lý, văn hóa dân chủ,văn hóa chính trị, nhằm làm cho nhân dân lao động hiểu biết và sử dụng quyền dânchủ, thực hành dân

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Câu hỏi Câu 1 Nội dung đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta

Câu 2.Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 3 Vai trò của pháp luật XHCN

Câu 4 Phân tích Giá trị pháp lý của Hiến pháp

Câu 5: Nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở?

Câu 6: Các phương hướng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Câu 7: Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong bộ máy chính quyền cơ sở

Câu 8 : Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền cơ sở?

Câu 9 Nhiệm vụ công tác văn hóa ở cơ sở

Câu 10 Các nhiệm vụ cải cách hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2020

Câu 11 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp dân

Trang 2

ĐÁP ÁN Câu 1 Nội dung đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng

tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạođức, có trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao, đó là mục tiêu đổimới hệ thống chính trị nước ta mà Đảng đã xác định

Thực tế gần 30 năm qua cho thấy, đổi mới hệ thống chính trị nước ta là mộtđòi hỏi khách quan và đây là một chủ trương đúng của Đảng Các nghị quyết củaĐảng về đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thịtrấn”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X “Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộmáy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013, củaHội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệthống chính trị từ trung ương đến cơ sở” đã được triển khai thực hiện nghiêm túc vàthu được những kết quả quan trọng bước đầu

Để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, trước hết chúng ta cần quántriệt sâu sắc các nghị quyết và kết luận của Trung ương Đảng về đổi mới, hoàn thiện

hệ thống chính trị, nhất là Kết luận số 64-KL/TW, trong đó tập trung vào những nộidung chính sau:

- Phải tiếp tục xây dựng Đảng trở thành một “đảng đạo đức, văn minh”, cách mạng vàkhoa học, trong sạch và vững mạnh, thật sự vì lợi ích của mỗi người dân và lợi íchcủa cả dân tộc, phấn đấu cho một xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; từngcán bộ, đảng viên của Đảng phải là những người trung thành, tận tụy, “lo trước thiên

hạ, vui sau thiên hạ”, “khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ”, xứng đáng vừa làngười lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân “Mỗi cán bộ, đảng viên không

Trang 3

ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩmchất đạo đức, lối sống Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảngviên và nhân dân… Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổquốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Các tổ chức đảng tạo điều kiện để đảng viên công tác, lao động có năng suất, chấtlượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Đẩy mạnh tự phêbình và phê bình trong sinh hoạt Đảng”(1).

- Với tư cách là thủ lĩnh chính trị, được nhân dân ủy thác, Đảng phải đưa ra đượcnhững quyết sách chính trị đúng đắn, khoa học, khách quan, phù hợp, hướng vào mụctiêu vì hạnh phúc của nhân dân Vì vậy, phải “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trìnhđổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối và chủ trương đáp ứng yêucầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiêncứu lý luận”(2)

- Chăm lo xây dựng, củng cố, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng “như giữgìn con ngươi của mắt mình” Giữ vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trungdân chủ Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng; kiện toàn tổ chức cơ

sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên

- Chăm lo thật tốt “công việc gốc của Đảng” - công tác cán bộ, ở tất cả các khâu, côngđoạn, bảo đảm đúng quy trình, dân chủ, khách quan, để chọn được những người xứngđáng, đúng là tinh hoa của tập thể, được tập thể suy tôn Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán

bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và pháttriển”(3)

- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị theo hướng dân chủ, hiệu quả Tập trung lãnh đạoxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân đủ mạnh, với hệ thống luật pháp mang đặc trưng đó ngày càng hoàn chỉnh, đồngbộ

- Đảng thật sự tôn trọng dân chủ, phát huy có hiệu quả trong thực tế vai trò của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên mọi phương diện thuộc chức năngcủa các tổ chức này, đồng thời đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chúng;khắc phục tình trạng hành chính hóa “Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh, banhành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác đểtiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chínhtrị Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơquan quản lý nhà nước… Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnhđạo của Đảng từ trung ương đến địa phương, cơ sở… Đổi mới cách ra nghị quyết, tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiệnnghị quyết của Đảng Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phụctình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp; sâu sát thực tế, cơsở; nói đi đôi với làm”(4)

Trang 4

- Chăm lo nâng cao trình độ dân trí, nhất là trình độ văn hóa pháp lý, văn hóa dân chủ,văn hóa chính trị, nhằm làm cho nhân dân lao động hiểu biết và sử dụng quyền dânchủ, thực hành dân chủ một cách đúng đắn, hiệu quả.

Đối với Nhà nước

1- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện với hiệu quả cao chức năng quản lý kinh tế,quản lý xã hội; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong

hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường Tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa và kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước, chăm lo, phục vụ nhândân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân

2- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Trước hết, đốivới Quốc hội, phải thực sự bảo đảm đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất Hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội, hội đồng nhândân các Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp Cải tiến,nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội,chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội Thực hiện tốthơn nhiệm vụ của Quốc hội trong quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng củađất nước, nhất là các công trình trọng điểm của quốc gia, việc phân bổ và thực hiệnngân sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí

- Hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp và pháp luật nhằm xác định rõ

và cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệgiữa Chủ tịch nước với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Nghiên cứu làm

rõ quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Chủ tịch nước theotinh thần Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI

- Tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chínhtrong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợp lý; nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, khắc phục tình trạng buônglỏng trên một số lĩnh vực

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể Chính phủ, đồng thời đề cao trách nhiệm cánhân của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ Điều chỉnh, bổ sung,hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành tập trung vào quản lý nhà nướctrên các lĩnh vực, khắc phục những chồng chéo hoặc bỏ trống về chức năng, nhiệm

vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, cơ quanngang bộ; bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện vàchịu trách nhiệm chính Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ, tựchịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lý thốngnhất của Trung ương

Trang 5

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ côngthuộc các thành phần ngoài Nhà nước trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn, các quyđịnh của pháp luật và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ cácloại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Nâng cao năng lực,chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách Đẩy mạnh xã hộihóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa

- Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệthống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền conngười Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và

về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tínhđộc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp Sắpxếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối;xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranhphòng, chống tội phạm Tiếp tục đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp.Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ

tư pháp và bổ trợ tư pháp Tăng cường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giámsát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp

- Đối với chính quyền địa phương, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh,cấp huyện theo hướng quy định khung các cơ quan chuyên môn giúp việc cho ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung củaChính phủ, địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơ quan, tổ chức đặc thù Thựchiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; bí thưcấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã, cấp huyện đối với những nơi

có đủ điều kiện Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt khôngphải là người địa phương

- Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng côngtác; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn Thựchiện thi tuyển các chức danh quản lý ở Trung ương (đến cấp vụ trưởng) và ở địaphương (đến cấp giám đốc sở) và tương đương Sửa đổi các quy định về tiêu chuẩnbằng cấp đối với cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, tránh hình thức và phù hợpvới thực tế

Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo.Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cơ chế tài chínhđối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn tronghoạt động, không bị “hành chính hóa”, để gần dân, sát dân hơn

Trang 6

- Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy định về giám sát, phản biện xã hội củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để nhân dân tham gia góp

ý xây dựng Đảng, chính quyền

- Quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện,

tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật Sửa đổi, bổ sung cácquy định của Nhà nước về tổ chức quản lý, và hoạt động hội phù hợp với tình hìnhmới./

Câu 2.Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa (Điều 2 Hiến pháp năm 2013) Điều 2 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhândân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Hiện nay chưa có sự giải thích chính thức Hiến phápthế nào là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” Tuy nhiên có thể hiểu khái quát,nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những biểu hiện cơ bản là:

Một là, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Khi nói Nhà nước của dân, ý muốn nói nhân dân là người chủ quyền lực Nhà nước nguyên lý ấy là nền tảng, là cái bất biến của Nhà nước ta trong suốt gần 70 năm xâydựng và trưởng thành Quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân “Chế độ ta là chế

-độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ; nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất làdân, vì dân là chủ” Nhân dân, người chủ của Nhà nước, bắt nguồn từ thực tế nhândân là người sáng tạo chân chính của lịch sử và làm ra mọi của cải vật chất, tinh thầncho xã hội

Sự tồn tại, hoạt động của Nhà nước cũng phải “do dân” Bằng kết quả đấu tranh cáchmạng lâu dài của nhân dân mà Nhà nước được thành lập Các cơ quan, nhân viên Nhànước là do dân lựa chọn cử, bầu ra

Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công chức phải quán triệt quanđiểm vì dân Một Nhà nước vì dân coi việc đem lại quyền lợi chính đáng cho dân làmục tiêu hoạt động của mình Sứ mệnh “vì dân” hàm chứa một nội dung cực kỳ súctích thể hiện đầy đủ vai trò, bản chất, chức năng của một Nhà nước dân chủ

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2011) đã xác định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mànền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” Liên minh công - nông - trí thức bao

Trang 7

hàm những nội dung chính là: liên minh về chính trị, liên minh về kinh tế và liênminh về xã hội.

Hai là, Hiến pháp, pháp luật giữ vị trí cao nhất và có hiệu lực nhất trong hệ thống các công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước và quản lý xã hội (Điều

cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộhoạt động của Nhà nước

Chính phủ, cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính Nhà nước caonhất của đất nước, có quyền ra các văn bản pháp quy (Nghị định, Nghị quyết…) gọitắt là quyền lập quy tức quyền ra các văn bản có giá trị dưới luật Chính phủ thốngnhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước

Trên lĩnh vực hoạt động tư pháp, tòa án là cơ quan xét xử độc lập, các thẩm phấn khixét xử chỉ tuân theo pháp luật

Quyền lực Nhà nước là thống nhất Quan điểm có tính nguyên tắc này thể hiện quyềnlực Nhà nước thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lựcNhà nước Đó là một Nhà nước mà mọi quyền hạn và hiệu lực đều ở nơi dân Đại hội

XI của Đảng đã bổ sung, phát triển quan điểm: “Nhân dân thực hiện quyền làm chủthông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủtrực tiếp và dân chủ đại diện”

Quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng phải có sự phân công và phối hợp hiệu quảgiữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Điều đó có nghĩa là phải coi trọng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền để hạn chế đếnmức thấp nhất sự lạm quyền, lộng quyền, xâm hại lợi ích hợp pháp của công dân từphía Nhà nước, hoặc chồng chéo, cản trở công việc chung

Bốn là, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương (Điều 2 Hiến pháp 2013).

Trang 8

Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đều bao hàm hai thành tố: tập trung và dânchủ Hai thành tố đó không hề đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứng với nhau

và cùng phát triển theo tỷ lệ thuận Tập trung càng cao thì dân chủ càng được mởrộng, và ngược lại Tập trung ở đây không phải là tập trung quan liêu, tập trung độcđoán Dân chủ ở đây là dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ mang tính hình thức,hay dân chủ “không giới hạn”, dân chủ cực đoan, muốn làm gì thì làm Tập trung trên

cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ thúc đẩy dân chủ rộng rãi và có chất lượng cao hơn Tậptrung là đòi hỏi của chính bản thân dân chủ Ngược lại, dân chủ trên cơ sở tập trung sẽ

dễ dàng đạt tới sự thống nhất cao Lúc đó, dân chủ trở thành đòi hỏi của chính bảnthân tập trung Dân chủ mà không tập trung, về thực chất, là xóa bỏ dân chủ Tậptrung mà không dân chủ, về thực chất, cũng là xóa bỏ tập trung

Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, bộmáy Nhà nước sẽ kém hiệu lực và sức mạnh Quan điểm này được biểu hiện cơ bảnnhất ở cách thức tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước, ở sựphân cấp giữa chính quyền Trung ương và địa phương, ở chế độ giao quyền và tự chịutrách nhiệm giữa cá nhân và tập thể Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủthường được thể hiện ở mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, giữa

cá nhân phụ trách với tập thể lãnh đạo

Tăng cường sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương, đồng thờiphát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, khắc phục khuynh hướng phân táncục bộ và tập trung quan liêu

Năm là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

Trên cơ sở đó, giữ vững được bản chất giai cấp, quyền lực Nhà nước sẽ thống nhất vàtập trung nơi nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ có điều kiện để trở thành hiệnthực Đây là một quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là biện pháp cần thiết để bảo đảm dân chủ, thểhiện ở việc thể chế hóa đầy đủ bằng pháp luật quyền làm chủ của nhân dân trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội và quyết tâm đưa pháp luật vào cuộc sống, thực thi phápluật; đặt Hiến pháp và các đạo luật ở vị trí cao nhất trong việc điều chỉnh các quan hệthuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội

Hệ thống pháp luật luôn luôn được đổi mới theo yêu cầu toàn diện của nhiệm vụ quản

lý xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và côngnghệ… Đồng thời phải coi trọng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao đạo đức

Nhà nước bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi tổ chứcđảng, mọi cơ quan Nhà nước, đoàn thể…đều phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp

Trang 9

luật Không một tổ chức, cá nhân dù ở cương vị nào được đứng trên pháp luật Tấtnhiên, đối với các hoạt động phá hoại, gây rối, thù địch thì pháp luật phải nghiêm trị Giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của haibên và cả nhà nước và công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau khi xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhau (Điều 3, Điều 8 Hiến pháp 2013);

Các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo

vệ và bảo đảm (Điều 3 Hiến pháp 2013);

Sáu là, Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là trọng trách củaĐảng cầm quyền, là một tất yếu khách quan, yêu cầu cần thiết mà thực tiễn đấu tranhcách mạng của Đảng và nhân dân ta đặt ra

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước, pháp luật là bộ máy và phương tiệnchuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống Đảng lãnh đạo nhân dânlàm cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, và Đảng tiếp tục lãnh đạo xâydựng Nhà nước, lãnh đạo hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội là

Nhà nước còn chịu sự giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Bảy là, nhà nước tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia (Điều 12 Hiến pháp 2013).

Câu 3. Vai trò của pháp luật XHCN

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hộichủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nướctrên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện

Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ XH thì PL có vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của XH Tuy nhiên, trên thực tế đã có quan

Trang 10

niệm khơng đúng về vai trị của PL: hoặc hạ thấp hay quá đề cao vai trị của nĩ Đĩ

là quan niệm sai lầm, phi  lịch sử  về khoa học

Ở Việt Nam, vai trị của PL được ghi nhận tại Điều 2 của Hiến Pháp : “Nhà nướcquản lý XH bằng pháp luật khơng ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.  Hiến Pháp

là đạo luật cĩ giá trị cao nhất điều chỉnh tất cả những vấn đề liên quan đến chính trị,

KT, VH, XH là cơ sở để các đạo luật và VB dưới luật tuân theo

Ví dụ: HP quy định các vấn đề chung, mang tính định hướng, trong đĩ riêng từnglĩnh vực đều cĩ các ngành luật, hướng dẫn thi hành luật thực hiện cụ thể

Vai trị của pháp luật XHCN được hiểu theo những điểm sau đây:

1- Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hồn thiện bộ máy Nhà nước XHCN.

- Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước Bộ máy Nhà nước

là một thiết chế phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan nhà nước) Để

bộ máy đĩ hoạt động cĩ hiệu quả địi hỏi phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng đắngiữa chúng; phải cĩ những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một

cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước Tất cảnhững điều đĩ chỉ cĩ thể thực hiện trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc vàquy định cụ thể của pháp luật

- Nội dung của việc PL là cơ sở để xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước:

* trên lĩnh vực xây dựng Nhà nước:

+ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cơ

quan NN và bộ máy nhà nước.

HP là đạo luật cơ bản của NN thể hiện trong đĩ bản chất NN và cách thức tổ chức

và hoạt động của BMNN Ở VN, HP thể hiện bản chất của NN là NN của dân, dodân và vì dân, quyền lực NN thuộc về NN Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo

NN và XH Ngồi ra, Hiến pháp nước ta cịn quy định bộ máy nhà nước và chứcnăng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,VKSNDTC, TANDTC…

+ Pháp luật quy định phương pháp tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà

* Trên lĩnh vực hồn thiện Bộ máy NN:

Pháp luật bảo đảm sự hồn thiện về viên chức và cơ quan Nhà nước. Trên cơ sở

thực tế hiệu quả của các cơ quan NN và yêu cầu của tình hình trong nước và thếgiới Các quy định của PL được sửa đổi và bổ sung để các cơ quan NN ngày cànghồn thiện hơn, hoạt động cĩ hiệu quả hơn Ngồi ra PL cũng quy định cụ thể về yêucầu và quy định về chính sách đối với cán bộ NN như: Luật thi đua khen thưởng…

Trang 11

Thực tiễn Việt Nam những năm qua cho thấy khi chưa có một hệ thống các quyphạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc củng

cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo,thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước, bộ máy

để sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII trên cơ sở tổng kết về tình hình bộ máy nhà

nước đã khẳng định phải “tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước thực hiện thống nhất

quyền lực trên cơ sở phân công, phân cấp rành mạch, bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng”.

Tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII và sau đó là Nghị quyết hội nghị lần thứ baban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh phải

chú trọng phát huy vai trò của PL “ưu tiên xây dựng các luật về điều chỉnh công

cuộc cải cách BMNN”.

2 Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

- Cơ sở phát sinh vai trò

+ Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế có phạm vi rộng và phức tạp bao gồmnhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề mà nhà nước cần xác lập và giải quyết do đó đòihỏi sự hoạt động tích cực của các cơ quan nhà nước để tạo ra cơ chế đồng bộ, thúcđẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực.+ Nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉthực hiện việc quản lý hành chính – kinh tế Do đó, không có pháp luật thì nhà nướckhông thể quản lý nền kinh tế được

- Pháp luật bảo đảm như thế nào việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội?

Đối với kinh tế, pháp luật đóng vai trò hàng đầu xác định địa vị pháp lý bình đẳng

đối với các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế tạo lập các khung hay còn gọi là cáchành lang pháp lý để các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế hoạt động

Mặt khác với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước đưa vào các chuẩn mực pháp lý

để điều khiển các hoạt động sản xuất - kinh doanh Thông qua pháp luật Nhà nướctạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanhthực hiện có hiệu quả Pháp luật là phương tiện làm cho các quan hệ kinh tế trởthành quan hệ pháp luật

Pháp luật xác định rõ các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, quyền và nghĩa vụ

của bên tham hoạt động kinh tế Đồng thời pháp luật củng cố và bảo vệ nhữngnguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường như: tính qui định của lợi ích, nhu cầucủa người tiêu dùng đối với sản xuất - kinh doanh Ngoài ra pháp luật còn là phươngtiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt nhất đối với các bên tham gia hoạt động kinh tế tránhtrường hợp xảy ra tranh chấp kinh tế vi phạm hợp đồng kinh tế, như:

Trang 12

- Hoạch định chính sách kinh tế trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng cộngsản và Nhà nước XHCN.

- Hoạch định chỉ tiêu kinh tế

- Hoạch định chế độ tài chính, tiền tệ, giá cả

- Thực hiện sự quản lý bằng pháp luật để bảo đảm sự phát triển theo định hướngXHCN trong phát triển kinh tế

Thực tiễn: Quá trình tổ chức và quản lý kinh tế ở Việt Nam những năm vừa qua đã

là một thực tiễn sinh động khẳng định vai trò của pháp luật Tình trạng thiếu hệthống quy phạm pháp luật kinh tế, cũng như sự tồn tại quá lâu những văn bản,những quy phạm pháp luật kinh tế của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã làmgiảm hiệu lực quản lý của nhà nước, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế ViệtNam và làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhiều văn bản pháp luật kinh tế được ban hành kịpthời phù hợp với tình hình mới đã có tác dụng thiết thực tăng cường hiệu lực của nhànước, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế mang lại những thành tựu bước đầu quantrọng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định nền kinh tế của nước ta hiện nạy

là:"Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước

bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế  hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân"

Đại hội cũng khẳng định phải tiếp tục "đổi mới và tiếp tục hoàn thiện khung pháp

lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối

đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định.

3 Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.

- Tại sao pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lực nhân

dân, bảo đảm công bằng xã hội? Tại vì:

+ Việc thiết lập và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trước hết

ở sự củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị Nhà nước XHCN là nhà nước củadân, do dân và vì dân, thể hiện bản chất dân chủ, Cho nên, PLXHCN cũng thể hiệnbản chất dân chủ và bảo đảm việc thực hiện dân chủ trong xã hội

+ Để củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cần thiết phải xác định rõ cơ cấu tổchức (mỗi bộ phận hợp thành) trong hệ thống chính trị; xác định đúng đắn mối quan

hệ qua lại của tất cả các bộ phận của toàn bộ hệ thống, từ đó xác định các nguyên tắc

và những quy định phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống,điều đó chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc

Trang 13

+ Mặc khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa với bản chất dân chủ, thể hiện ý chí vànhững lợi ích cơ bản của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động sẽ là điều kiện quantrọng để phát huy dân chủ, củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị.

+ Để tăng cường sự bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN phát huy quyền lựcnhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xét về mặt pháp luật, cần phải có sự hoàn thiện

của nhân dân lao động và phát huy quyền lực của nhân dân.

+ Pháp luật XHCN quy định quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thờiquy định việc xử lý nghiêm khắc hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích đó

+ Pháp luật XHCN quy định những nguyên tắc cơ bản như pháp chế, dân chủ, bìnhdẳng, nhân đạo để quán triệt nhằm đảm bảo thực hiện nền dân chủ, đảm bảo côngbằng xã hội

+ PLXHCN xác lập mối quan hệ hữu cơ, mối quan hệ trách nhiệm giữa nhà nước

và công dân, để thực hiện dân chủ bảo đảm công bằng xã hội

Những quyền tự do dân chủ của công dân phải được quy định cụ thể trong phápluật; nhà nước phải bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền đó trong khuôn khổluật định Đồng thời, pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ tương ứng mà côngdân phải thực hiện để bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội

- Theo tinh thần Đại hội X, những việc cần làm để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Đại hội X khẳng định, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bógiữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Để phát huy dân chủ, cần tập trung vào các giảipháp sau:

+ Một là, mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.

+ Hai là, xây dụng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân.

+ Ba là, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

+ Bốn là, đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước với nhân dân.

+ Năm là, bộ máy nhà nước, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị không chỉ

có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, mà còn đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách vì dân.

4 Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Trang 14

+ An ninh chính trị: Sự ổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính trị củaquốc gia.

+ Trật tự an toàn xã hội: Trạng thái xã hội có trật tự kỷ cương trong đó mọi ngườiđược sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lýxác định

=> Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được hiểu là bảo đảm cho chế

độ chính trị, trạng thái xã hội được phát triển vững chắc, tự thân, không bị lệch lạcbởi những hành vi trái pháp luật

- Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì:

+ Hệ thống quy phạm pháp luật được đặc ra để điều chỉnh, hướng dẫn hành vi xử

sựcủa các chủ thể, thiết lập một trật tự quan hệ pháp luật, thúc đẩy quá trình phát

triển và những tiến bộ xã hội

+ Pháp luật còn chứa đựng những quy phạm cấm mọi hành vi gây mất ổn định

chính trị, trật tự an toàn xã hội

+ Những biện pháp sử dụng pháp luật quy định để áp dụng trong những trường hợp

có vi phạm pháp luật thể hiện sức mạnh của nhà nước có ý nghĩa rất lớn để ren đe,phòng ngừa và trừng trị những người có hành vi xâm phạm đến an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội

- Nội dung vai trò:

+ Pháp luật đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện theo đúngnhững quy định đề quyền hạn, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh chống tội phạm,giúp cho công tác này thực hiện đúng đắn

PL trao cho các cơ quan NN và quy định chức năng nhiệm vụ cho các cơ quantrong BMNN để thực hiện

Ví dụ: PL quy định và trao quyền cho điều tra viên để điều tra vụ án Thẩm quyềnVKS, TA, CQĐT quy định chức năng nhiệm vụ đảm bảo cơ quan này thực hiệnđúng, không thực hiện oan sai, không thực hiện truy tố sai người, phải bảo vệ lợi íchnhân dân, muốn thế phải thực hiện đúng quy định PL

Trong quá trình thực hiện nếu có gì bất cập thì PL sẽ sửa đổi, bổ sung tạo hànhlang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan NN

Ví dụ: Trước đây quy định VKS kiểm sát việc tuân theo PL nói chung Nhưng hiệnnay quy định VKS kiểm sát việc tuân theo PL trong lĩnh vực tư pháp

+ Pháp luật là công cụ, là vũ khí đảm bảo công tác đấu tranh chống tội phạm củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu quả và tác dụng giữ vững an ninhchính trị trật tự an toàn xã hội

Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật trước hết là một trongnhững yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự của xã hội Một mặt pháp luật ghinhận và thể chế hoá quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lýcho các quyền đó được thực hiện Mặt khác pháp luật trở thành phương tiện để cácthành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra cácvấn đề như phúc lợi, xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm… đều

Trang 15

gắn liên vơi sự điều chỉnh của pháp luật Vì vậy pháp luật là phương tiện không thểthiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội Đồng thời xã hội cũng là cơ sở cho sự tồn

tại của pháp luật .

- Vai trò của Pháp luật đối với công tác đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CSND:

Xuất phát từ nhiệm vụ của lực lượng CSND trong đấu tranh chống tội phạm là pháthiện, xử lý, đấu tranh chống tội phạm Pháp luật có vai trò như sau:

+ Pháp luật đảm bảo cho lực lượng CSND có được những quy định về quyền hạnnhiệm vụ phục vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm

+ Pháp luật đảm bảo cho lực lượng CSND cơ sở để xác định sự việc xảy ra là sựviệc phạm tội và cơ sở pháp lý để mở cuộc điều tra sự việc phạm tội đó

+ Pháp luật là cơ sở để kết luận 1 người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội   làtội phạm

+ Pháp luật là cơ sở để xử lý kẻ phạm tội được đúng đắn

+ Pháp luật là công cụ là vũ khí đảm bảo công tác đấu tranh chống tội phạm củalực lượng CSND có hiệu quả

5 Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.

  PL giúp cho con người có được cách xử sự phù hợp với lợi ích chung của Nhànước và xã hội Đồng thời pháp luật là khuôn mẫu là cơ sở để xử lý những hành vi

vi phạm lợi ích xã hội, cho nên pháp luật có giáo dục sâu sắc

Vì:

- Những quy phạm pháp luật được đặc ra luôn xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể, là những khuôn mẫu cho hành vi xử sự của chủ thể trong những trườnghợp cụ thể:

+ PL định hướng được các giá trị, những chuẩn mực mà các chủ thể phải chấphành, tuân theo

+ Những khuôn mẫu, chuẩn mực hành vi là phù hợp với lợi ích chung của NN,cộng đồng, của từng cá nhân Trong XH TB tồn tại PL tự nhiên, cho rằng PL điềuchỉnh những gì con người muốn yêu cầu, con ngưới muốn làm hay muốn nghĩ làquyền của họ Rõ ràng điều đó là không hợp lý, PL phải điều chỉnh lao động

+ Ở NN CHXHCNVN, các lợi ích của NN phù hợp với lợi ích của XH, cơ bản vớicộng đồng, nhóm dân cư

- Pháp luật tạo cho chủ thể khả năng sử dụng những quyền đã được quy định đểphục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng

để tôn trong quyền và nghĩa vụ của những chủ thể khác

- Pháp luật còn tác động tới nhận thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội,giáo dục ý thức một người vì mọi người, mọi người vì một người, tôn trọng cácnguyên tắc xã hội chủ nghĩa

- Ý nghĩa giáo dục còn thể hiện ở việc Pháp luật quy định các hình thức khenthưởng, khuyến khích đối với những thành viên có nhiều cống hiến cho xã hội và

Trang 16

trừng trị nghiêm khắc đối với những người cĩ hành vi vi phạm pháp luật xâm hạiđến lợi ích của cá nhân, nhà nước, xã hội…

+ PL quy định những điều được làm, những điều khơng được làm (điều cấm) vàbuộc phải làm (nghĩa vụ), khi các chủ thể của PL vi phạm điều cấm hay điều bắtbuộc thì phải chịu trách nhiệm trước NN, trước bên bị vi phạm

+ PL cĩ hệ thơng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc, tùy thuộc vào tính chất củahành vi vi phạm, các chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng một trong các hình thức cưỡngchế đĩ

+ PL vừa cĩ những hình thức cưỡng chế nghiêm khắc nhất (như tước đoạt quyềnsống của cong người) đồng thời cũng cĩ những biện pháp mang tính giáo dục (cảnhcáo….)

g Pháp luật xã hội chủ nghĩa gĩp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới, vì:(Đề cương Không có)

- Pháp luật cĩ khả năng “đi trước”, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ

xã hội, vì vậy nĩ cĩ vai trị to lớn trong việc tạo dựng ra nhiều quan hệ xã hội mới+ Đời sống xã hội thay đổi theo những quy luật nhất định mà con người cĩ thểnhận biết được

+ Đối với những thay đổi mà cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật sẽ đượcđặt ra để tạo cơ sở cho việc xác lập những quan hệ mới và thiết kế những mơ hình tổchức tương ứng, chủ động và kịp thời tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triểncủa xã hội

Ví dụ: Nêu một hành vi bị coi là tội phạm mới được bổ sung để chứng minh

- Tuy nhiên, pháp luật luơn mang tính ổn định Sự hình thành mới hoặc sự thay đổithường chỉ diễn ra với từng bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật chứ ít cĩ thểđột biến tồn phần trong thời gian ngắn Do đĩ, các quy phạm định hướng chỉ là một

bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia

h Pháp luật tạo ra mơi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển Vì:

sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ cĩ thể pphat triển trong mơi trường chính trị,kinh tế, xã hội ổn định và cĩ đủ sự tin cậy lẫn nhau pháp luật là

phương tiện cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập mơi trường ổn định đĩ Bởi vì chính nhờ những đặc điểm đặc thù củ mình,pháp luật cĩ khả năng thiết lập một trật tự mà ở đĩ mọi chủ theerkhi tham gia vào các mối quan hệ phải tơn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về nhữn hậu quả cĩ thể xảy ra pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện quyền lực nhân dân phản ánh nhữn lợi ích cơ bản lâu dài của dân tộc của quốc gia,của tập thể và cá nhân luơn luơn là cơ sở vững chắc cho việc củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác

và phát triển với quốc gia và các tổ chức quốc tế.

thực tiễn càng cho thấy rõ muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước ,đẩy nhanh sự phát triển của xã hội mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai

Trang 17

trò của pháp luật nhanh chóng xấy dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điề kiện và hoàn cảnh trong nước đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực

6 Đối với sự lãnh đạo của Đảng:

- Thứ nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên qui môtoàn xã hội

- Thứ hai, pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong

thực tiễn

- Thứ ba, pháp luật còn là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã

hội Phương thức này phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng bằng đường lốichính trị với chức năng tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động xã hội của Nhànước

Vì vai trò quan trọng như vậy cho nên một mặt đòi hỏi chất lượng cao của đườnglối và mặt khác đòi hỏi chất lượng cao của việc thể chế hóa đường lối Do đó, mọisai lầm về đường lối và sai lầm trong việc thể chế hoá đường lối đều dẫn đến hậuquả xấu mà cả xã hội phải gánh chịu

7 Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội Để quản lý toàn bộ

xã hội, Nhà nước dùng nhiều phương tiện, biện Pháp, nhưng pháp luật là phươngtiện quan trọng nhất

- Với những đặc điểm riêng có của mình, pháp luật có khả năng triển khai nhữngchủ trương chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, nhà nước cũng dựa vàopháp luật để phát huy quyền lực của pháp luật và kiểm tra kiểm soát các hoạt độngcủa các tổ chức, các cơ quan, các nhân viên nhà nước và mọi công dân

* Vai trò của pháp luật đối với nhà nước; với các tổ chức chính trị –xã hội; đạo đức; tư tưởng:

- Đối với nhà nước pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế,xã hội:

+ Pháp luật là phương tiện để ghi nhận  về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nướcđối với xã hội, công dân và cá nhân CON NGUOI

+ Pháp luật các nguyên tắc tổ chức  và hoạt động,quyền hạn và nghĩa vụ  các chế

độ thể lệ,qui chế của các cơ quan quản lý nhà nước,quy chế viên chức nhà nước,tổchức bộ máy nhà nước

+ Vai trò của pháp luật  đối với các tổ chức chính trị –xã hội

- Đối với các tổ chức chính trị xã hội, pháp luật là phương tiện bảo đảm cho quần

chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội   thông quacác tổ chức chính trị –xã hội của mình

Trang 18

Đồng thời, pháp luật còn là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ,bảo đảm tất

cả quyền lực thuộc về nhân dân Nhân dân dựa vào pháp luật  để chống lại các hành

vi lộng quyền ,

- Vai trò của pháp luật đối với đạo đức:

Pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,bổ sung và hỗ trợ lẫnnhau trong việc điêu chỉnh các quan hệ  xã hội Dưới chủ nghĩa xã hội,các nguyêntắc cơ bản của đạo đức mới được nhà nước xã hội chủ nghĩa thể chế hoá thành cácquy phạm pháp luật.Do vậy,pháp luật xã hội chủ nghĩa một mặt là phương tiện bảo

vệ  và phát triển đạo đức XHCN, bảo vệ tính công bằng, nhân đạo, cái thiện của conngười;mặc khác  là phương tiện củng cố các nghĩa vụ đạo đức  trong xã hội,chốnglại mọi biểu hiện chống  đối  xã hội; bảo vệ hạnh phúc gia đình, giáo dục thế hệtrẻ,xây dựng và phát triển mối quan hệ đồng chí, đồng đội, tính lương thiện thậtthà…

- Vai trò của pháp luật đối với tư tưởng

Ngoài chức năng  là công cụ và phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội,điềuchỉnh hành vi của con người pháp luật còn là phương tiện ghi nhận  và đăng tải thếgiới quan khoa học,các tư tưởng và các giá trị của loài người tiến bộ và có khả năngtác động lên sự hình thành,phát triển và biến đổi tư tưởng Điều đó được thể hiện:pháp luật ghi nhận thừa nhận và khuyến khích sự phát triển của một hoặc nhiều hệ

tư tuởng nào đó

Mặt khác pháp luật phủ nhận, không ghi nhận hoặc cấm sự tồn tại hoặc hạn chế sựphát triển của những hệ tư tưởng không phù hợp  với hệ tư tưởng giữ  địa vị thốngtrị

Câu 4 Phân tích Giá trị pháp lý của Hiến pháp

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật, tác độngsâu sắc đến  cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của mộtquốc gia Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – banhành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt

Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:

“Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Trang 19

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thểhiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhànước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnhđạo, ở từng giai đoạn phát triển Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tưtưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý

Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh cácquan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hônnhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điềuchỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng,bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp lànhững quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợiích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh

tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât,văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước

Giá trị pháp lý, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống

pháp luật Việt Nam Tính chất luật có hiệu lực tối cao của Hiến pháp thể hiện ở cácphương diện sau đây:

Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành

luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam Các quy định của Hiến pháp mang tínhtuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung Dựa trên nền tảng đó, các Luật, Pháp lệnh,Nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh cácquan hệ xã hội cụ thể

Trang 20

Hai là, các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến

pháp mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, được banhành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp Mọi văn bản pháp luật có nội dungtrái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ

Ba là, các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp Khi có sự mẫuthuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩnhoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt

Bốn là, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo

quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ màhiến pháp đã quy định Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quyđịnh đều là vi hiến

Năm là, tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

được hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận và cónghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp

Sáu là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp

luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hànhHiến pháp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toànthể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp

Bảy là, do vị trí vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua, ban

hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt Chủ trương xâydựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội; việc xâydựng Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc hội lập ra; dự thảoHiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân; việc thông qua Hiến

Trang 21

pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và chỉ được thôngqua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ý cao đặc biệt; việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thựchiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại Hiến pháp; quá trình xây dựng, sửa đổiHiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5: Nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở?

Các văn bản quy định thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

1 Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998  của Bộ Chính Trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành

2 Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

3 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường

Vụ Quốc Hội Khóa 11 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

4 Kết luận 65-KL/TW ngày 04/02/2010 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ

cơ sở do Ban Bí thư ban hành

5 Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về việc hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

6 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (30-CT/TW ngày 18/02/1998  của

Bộ Chính Trị):

+ Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí

+ Có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên

Trang 22

môn, công tác cán bộ của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý kiến đóng góp phải được xem xét, cân nhắc khi chính quyền hoặc thủ trưởng ra quyết định.

+ Có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn (như chủ trương huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi, các khoản đóng góp và lập các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật ); chính quyền, thủ trưởng

cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân

+ Hoàn thiện cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân phải được tiếp thu nghiêm túc

+ Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật những công việc mang tính

xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị (như việc xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, xây dựng tổ hoà giải, tổ an ninh, phong trào vệ sinh - môi trường, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, v.v.)

+ Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và trả lời thắc mắc của nhân dân, công nhân, công chức ở cơ sở, chính quyền, cơ quan, đơn vị mình, nghiêm cấm mọi hành vi trù dập người khiếu nại, tố cáo

+ Xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ

sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quychế dân chủ cơ sở, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các các cấp đã có nhiềubiện pháp chỉ đạo, triển khai sâu rộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quanđiểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng và thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở Ban Bí thư Trung ương Đảng kết luận:

Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số số 30-CT/TW của BộChính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

1 Tiếp tục quán triệt, không ngừng nâng cao nhận thức; xác định rõ tráchnhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội; củacán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về những quanđiểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ, mởrộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở

Trang 23

2 Tăng cường việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về dânchủ xã hội chủ nghĩa trong các quy định của pháp luật, chính sách cụ thể Tổng kết, ràsoát, bổ sung các văn bản đã ban hành; sớm nghiên cứu, ban hành pháp lệnh về xâydựng và thực hiện dân chủ cho các loại hình doanh nghiệp Các cơ sở, các loại hìnhcần rà soát, bổ sung, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ (xây dựng thành quy định,nguyên tắc, quy trình thực hiện dân chủ) trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của địaphương, đơn vị mình, nhất là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi íchcủa nhân dân

3 Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụchính trị; cải cách hành chính; cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh"; các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, anninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

4 Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính tri, phát huy caovai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các

tệ nạn, tiêu cực ở cơ sở; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn củacác thế lực thù địch kích động, chống đối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gâymất ổn định chính trị, trật tự xã hội

5 Phát huy vai trò của ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ

sở, các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn, đôn đốc, tham mưu cho cấp ủy kiểm tra,chỉ đạo thường xuyên; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức về ýthức, trách nhiệm, phong cách, năng lực thực hiện dân chủ ở cơ sở và dân chủ vớinhân dân

6 Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; trách nhiệm của chínhquyền, của người đứng đầu về thực hiện quy chế dân chủ; tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóaphương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở cơ sở Phát huy vai trò củamặt trận, các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện;vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cơ sở

Liên hệ:

Sau khi có Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của BCH TW Đảng về “xâydựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày08/9/1998 của Chính phủ và kế hoạch (nay là Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày09/01/2015 của Chính phủ), hướng dẫn của Tỉnh, UBND huyện đã thành lập Ban chỉđạo thực hiện quy chế dân chủ các cơ quan, đơn vị; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ

sở thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Qua đó công tác quán

Trang 24

triệt, triển khai chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản

về thực hiện quy chế dân chủ đã kịp thời, hiệu quả Hàng năm UBND huyện tổ chứccác cuộc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị

30 của Bộ chính trị và Nghị định của Chính phủ Công tác phối hợp giữa cấp ủy cơ sở

và thủ trưởng cơ quan, đơn vị được hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện thườngxuyên Trên quan điểm chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ gắn với việc thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; cấp ủy cơ sở và thủ trưởng cơquan, đơn vị đã xây dựng và bổ sung các quy định, quy chế thực hiện nguyên tắc này.Hầu hết cán bộ, đảng viên, công chức viên chức trong khối đã nâng cao nhận thức vềviệc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị 100% cán

bộ, đảng viên, công chức viên chức trong cơ quan, đơn vị được tham dự, đóng góp ýkiến trong các hội nghị giao ban hàng tháng, hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan,đơn vị Qua đó phát huy quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức viên chứctrong cơ quan, đơn vị, góp phần thúc đẩy việc thực hiện quy chế dân chủ trong toànhuyện

Tuy nhiên trong những năm gần đây, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Việcthực hiện quy chế dân chủ ở một số đơn vị vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quảchưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đề ra, việc tổ chức quán triệt, phổbiến các Chỉ thị, Nghị định chưa thật sự sâu rộng, nhiều nơi làm còn hình thức Một

số cấp ủy đảng cơ sở có biểu hiện “khoán trắng” cho ban chỉ đạo, việc xây dựng kếhoạch kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, vai trò của từng thành viên trongban chỉ đạo chưa được phát huy tích cực nên kết quả đạt được còn hạn chế Hoạt độngcủa Ban Thanh tra nhân dân một số cơ quan, đơn vị chưa mạnh, còn hình thức, chưaxây dựng được quy chế làm việc của Ban thanh tra nhân dân, hiệu quả hoạt động cònthấp Công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy chế dân chủ và cải cách hành chính ởmột số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt, chế độ báo cáo thực hiện chưa kịp thời

Để nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quy chế dân chủ ở các cơquan, đơn vị huyện trong thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cáccấp ủy Đảng về công tác tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Đặc biệt,tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức viênchức về vai trò của dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở Các hình thức tuyên truyền, giáo dục phải đa dạng hóa và thường xuyên đổimới; chú trọng đến trình độ, phong tục, tập quán của từng đối tượng để lựa chọnnhững hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp Đổi mới nội dung và phương thứclãnh đạo của các cấp ủy trong khối đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị.Cấp ủy cơ sở cần đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo

Trang 25

của cơ quan, đơn vị mình; đổi mới việc ra nghị quyết theo hướng dân chủ hóa, thực tếhóa và có tính khả thi cao Phải thay đổi phương thức lãnh đạo từ một chiều sanghai chiều, có giao lưu, đối thoại, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, công chứcviên chức trong cơ quan, đơn vị Tạo ra không khí và môi trường làm việc thật sự dânchủ, tránh dân chủ hình thức Kiện toàn và phát huy vai trò của ban chỉ đạo thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thốngchính trị; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vềthực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế hoạtđộng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa cấp ủycác cấp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong khối, phát huy vai trò giám sátcủa các đoàn thể với tổ chức đảng, đảng viên Tăng cường công tác kiểm tra, giámsát, sơ, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết, các Nghị định về thực hiện quy chế dân chủ

cơ sở Đồng thời, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi, đảng bộ cơ sở trong khối

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn huyện,trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của nhiều cơ quan, banngành và các đoàn thể chính trị xã hội trong huyện; phải tiến hành đồng bộ hệ thốngcác giải pháp Thực hiện tốt điều đó sẽ tạo ra những yếu tố vật chất, tinh thần quantrọng đảm bảo cho sự thành công của quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở; từ đó phát huy tối đa quyền làm chủ, sức mạnh của mỗi cán bộ, đảng viên,công chức viên chức trong khối để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng,năng lực quản lý, điều hành của chính quyền và các đoàn thể

Câu 6: Các phương hướng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Tăng cường pháp chế XHCN trong cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là nhằmthực hiện những mục tiêu của công cuộc đổi mới về phát triển kinh tế, dân chủ hóađời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, bảo đảmxây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Cho nênviệc tăng cường nền pháp chế trong công cuộc đổi mới ở đất nước ta hiện nay lànhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài Tăng cường pháp chế XHCN là vấn đề mang ýnghĩa quan trọng về nhiều mặt

- Đối với nhân dân : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện, biệnpháp bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bởi vì các quyền dân chủ của công dânchỉ có thể được pháp luật quy định và được pháp luật bảo vệ

- Đối với nhà nước : nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, hiệu lực quản lýnhà nước được thể hiện ở chổ pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhấttrong toàn xã hội

Trang 26

- Đối với Đảng : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là biện pháp đảm bảo sựlãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, nhà nước thể chế hóa đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng bằng pháp luật, pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh

và thống nhất, cũng chính là đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thựchiện trong thực tế

Phương hướng :

Tăng cường pháp chế XHCN là một trong những yêu cầu khách quan và cấpthiết của công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực đời sống XHhiện nay Thông qua tăng cường pháp chế XHCN, các quyền và tự do, lợi ích hợppháp của công dân cũng như những thể chế dân chủ khác mới trở thành thực tế đờisống Tăng cường pháp chế cũng sẽ tác động trực tiếp đếm công cuộc cải cách vànâng cao hiệu quả quản lý nhà nươc Nó cũng ngăn chặn và loại trừ những vị phạmpháp luật đặc biệt là tệ tham nhũng đang phổ biến Nó thúc đẩy nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phát triển năng động và hiệu quảhơn Trong giai đoạn hiện nay để tăng cường pháp chế XHCN, chúng ta phải thựchiện tốt một số biện pháp đồng bộ theo phương hướng như sau:

1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Pháp luật XHCN là cơ sở tiền đề của pháp chế XHCN, vì vậy muốn tăng cườngpháp chế XHCN phải xây dựng pháp luật đầy đủ và thành hệ thống, bảo đảm cho tất

cả hoạt động nhà nước đều dựa trên cơ cấu thích hợp và cơ chế chặt chẽ, bảo đảm chotất cả các hoạt động của công dân điều có pháp luật làm cơ sở Hiện nay hệ thốngpháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, có những nhóm quan hệ xã hội quan trọng nhưngchưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ Trong số các văn bản hiện hành có nhiều vănbản chồng chéo với nhau hoặc đã lỗi thời Công tác tập hợp hoá và pháp điểm hoápháp luật tiến hành còn chậm Thời gian qua báo cáo Quốc hội khoá IX chỉ xây dựngđược khoảng 60% văn bản quy phạm pháp luận cần ban hành Từ đó nghị quyết Đạihội IX đã nhấn mạnh rằng: tăng cường công tác lập pháp, xây dựng cương trình dàihạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá trình ban hành và hướngdẫn thi hành luật

Để tạo tiền đề cho pháp chế XHCN, phải đẩy mạnh công tác xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật bao gồm:

+ Một là thể chế hoá kịp thời đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật;+ Hai là quá trình xây dựng pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu khách quan củacác điều kiện kinh tế xã hội ở thời điểm tồn tại của nó và công tác xây dựng pháp luậtphải nhạy bén và khoa học;

Trang 27

+ Ba là phải có kế hoạch xây dựng phù hợp với mỗi giai đọan và mang tính khảthi cao, trong từng giai đọan cần có trọng tâm, trọng điểm để ban hành các văn bảnkịp thời đối với sự phát triển của các quan hệ XH Đồng thời cần tránh khuynh hướngchủ quan nóng vội muốn có ngay hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, từ đó dẫn đến tìnhtrạng pháp luật xa lạ với nhu cầu của XH; hoặc khuynh hướng bảo thủ trì trệ khôngthấy hết những nhân tốt mới điều kiện mới, không nhận thức đúng vai trò của phápluật dẫn đến chờ đợi hoặc dùng những biện pháp khác để dẫn đến quan hệ XH Đểthực hiện tốt các vấn đề này, Quốc hội phải đổi mới tiêu chuẩn đai biểu Quốc hội (amhiểu Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết và thực tiễn cuộc sống), tăng cường đại biểuhoạt động chuyên trách của Quốc hội, bảo đảm đổi mới điều kiện làm việc của đạibiểu Quốc hội trong hoat động lập pháp, có chiến lược xây dựng pháp luật lâu dài,toàn diện, bảo đảm cơ chế giám sát, kiểm tra trước, sau của việc ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật, tăng cường chất lượng của cán bộ hoạt động lập pháp và lập quy,bảo đảm tính dân chủ rộng rãi, thủ tục dễ dàng hơn trong hoạt động lập pháp, lập quy.

2 Hai là tổ chức thực hiện pháp luật:

Tổ chức thực hiện pháp luật là biện pháp đặc biệt quan trọng để tăng cườngpháp chế XHCN ở nước ta hiện nay Biện pháp này gồm nhiều hoạt động nhằm bảođảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, cụ thể là:

+ Tăng cường công tác cụ thể hoá luật, pháp lệnh để triển khai thực hiện nhanhchóng, có hiệu quả khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc cụ thể hoá luật, pháp lệnh: hiện nay tình trạng thường xuyên ở nước ta trong quá trình triển khai thi hành Luật

là : mặc dù Luật đã có hiệu lực thi hành nhưng do nội dung quy định của Luật phầnlớn là những quy định “khung”, do đó không thể triển khai áp dụng ngay mà phải chờcác văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ (Nghị định), các Bộ (Thông tư, Thông

tư liên tịch ), thậm chí có nơi còn phải chờ hướng dẫn của UBND tỉnh, thành phố vàcác Sở, ngành Điều này tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội vàcũng là nguyên nhân làm tính thống nhất và tính kỷ cương của pháp luật chưa cao

+ Tăng cường công tác giải thích pháp luật, làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa củacác quy định pháp luật để mọi chủ thể hiểu và thực hiện đúng

+ Tăng cường khả năng thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luậtbằng mọi biện pháp, hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnhpháp luật trong cán bộ, quần chúng nhân dân

+ Nâng cao ý thức pháp luật, năng lực pháp luật cho công viên chức nhà nước

để áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý XH Kết hợp giáo dụcpháp luật với giáo dục pháp luật XHCN Chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nănglực pháp lý

Trang 28

đề bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử Mặt khác để nâng cao hiệu quả giám sát, xử lýkịp thời các vi phạm hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhànước trong thời gian Quốc hội không họp, cần phải có chương trình, kế hoạch giámsát hàng năm của Quốc hội, tăng thẩm quyền cho UB thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc và các Uỷ ban của Quốc Hội trong lĩnh vực giám sát Về lâu dài cần thành lậpHội đồng giám sát Hiến pháp với chức năng và quyền hạn giống như Tòa án Hiếnpháp ở một nước, có nhiệm vụ xem xét và trình UB thường vụ Quốc hội khi Quốc hộikhông họp, Quyết định về tính hợp Hiến của các văn bản pháp quy do Chính phủ,Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hànhtrong thời gian Quốc hội không họp.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước.+ Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật, bảo đảmmọi vi phạm pháp luật không thoát khỏi bị xử lý Bảo đảm nguyên tắc mọi người đềubình đẳng trước pháp luật Xử lý đúng người đúng tội trước pháp luật, không thể xảy

ra trường hợp bao che Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong cơquan nhà nước, tổ chức Đảng, xã hội

+ Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp : về công tác này, Nghịquyết ĐH IX đã xác định rõ một số giải pháp, đổi mới cụ thể như : một là cải cách,kiện toàn và nâng cao hoạt động của các cơ quan tư pháp theo nguyên tắc : nâng caotinh thần trách nhiệm, làm tốt các công tác điều tra, bắt giam, giữ, truy tố, xét xử,không để xảy ra những trường hợp oan sai Hai là Viện kiểm sát nhân dân không thựchiện chức năng kiểm sát chung mà tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp Ba là sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định thẩm quyềnmột cách hợp lý Bốn là tổ chức lại các cơ quan điều tra theo nguyên tắc gọn đầumối, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất; Kiện toàn cơ quan thi hành án và thành lậpcảnh sát tư pháp; cải cách và kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan quản lýhành chính tư pháp

Trang 29

+ Giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo của công dân.

4 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế:

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác pháp chế là nhân tố quyết địnhviệc tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta Đảng lãnh đạo công tác pháp chế nhưngkhông bao biện, làm thay cho cơ nhà nước mà sự lãnh đạo ấy thể hiện thông qua:

+ Đảng đề ra chủ trương, phương hướng xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiệnpháp luật và bảo vệ pháp luật trong từng thời kỳ của sự nghiệp đổi mới

+ Đảng chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ là công tác pháp chế, giáo dục năngcao ý thức pháp luật cho đảng viên

+ Đảng kiểm tra các tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành đường lối chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nước; kết hợp chặt chẽ sự kiểm tra của Đảng vớicông tác thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân nhằm phát huy ưu điểm, khắc phụckhuyết điểm, kịp thời xử lý đảng viên vi phạm pháp luật \

Câu 7: Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong bộ máy chính quyền cơ sở

     Trong hệ thống chính quyền ở nước ta thì chính quyền cấp cơ sở có một vị trí rấtquan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân thôngqua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ, công chức cấp xã là những người gầndân nhất, sát dân nhất, mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cóđến được với nhân dân hay không, đến đúng, đến đủ và có được nhân dân tiếp thu đúngđắn hay không đều thông qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Hiệu lực, hiệu quả của

bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùngđược quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã

     Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chứcdanh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung làcấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

     Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, ngườiđứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyểndụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 30

     Cán bộ chuyên trách là những người được bầu cử để đảm nhận các chức vụ theonhiệm kỳ Đó là: Bí thư, phó bí thư đảng ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân;Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam(áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có

tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

     Cán bộ không chuyên trách là nhóm người làm việc giống như những nhóm ngườiđược bầu để giữ các vị trí đứng đầu các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội Nhưng họđảm nhiệm các vị trí “cấp phó” Đồng thời, họ cũng là những người làm công việcchuyên môn nhưng không thường xuyên và không được gọi là công chức

     Trong pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 và Nghị định 144/2003/NĐ-CP, không cóđiều khoản nào quy định nhóm người này, nhưng Nghị định 121/2003/NĐ-CP quyđịnh khá chi tiết về cán bộ không chuyên trách Đó là: Trưởng ban tổ chức đảng, chủnhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảngủy; Phó trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó chỉ huytrưởng quân sự; Cán bộ kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;Cán bộ lao động - thương binh và xã hội; Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Thủ quỹ -văn thư - lưu trữ; Cán bộ phụ trách đài truyền thanh; Cán bộ quản lý nhà văn hóa; Phóchủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; Chủ tịchHội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Ngoài ra còn có cán bộ không chuyên trách ở thôn, ấp và tổ tự quản thôn, ấp Họ là: Bíthư chi bộ thôn, ấp; Trưởng thôn, ấp; Công an viên ở thôn, ấp; Bí thư chi bộ tổ tự quảnthôn, ấp; Tổ trưởng tổ tự quản ở phường, thị trấn

     Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -

xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhândân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong

cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảođảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

     Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách Nhà nước

     Công chức cấp xã đảm nhận các chức danh chuyên môn sau: Trưởng công an; Chỉhuy trưởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp công dân
2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị, phản ánh
3. Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nơi tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị Khác
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân Khác
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân Khác
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:a) Chính phủ;b) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;c) Ủy ban nhân dân các cấp;d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;đ) Các cơ quan của Quốc hội;e) Hội đồng nhân dân các cấp;g) Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước Khác
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên Khác
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân.Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Khác
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh Khác
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp Khác
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng Khác
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w