1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Trước Tác Động Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Trong Tình Hình Mới
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG TÌNH HÌNH MỚI * Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1: Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 với sự thay đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí “Cơ khí hóa” do phát minh khoa học t

Trang 1

MỞ ĐẦU

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữvững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh conngười; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Như vậy, mục tiêu, yêu cầu và nhiệm

vụ của quốc phòng, an ninh tiếp tục được Đảng ta khẳng định nhất quán, xuyênsuốt, nhưng có sự bổ sung rõ hơn, toàn diện hơn cả về nội hàm và phạm vi bảo

vệ Điểm nhấn ở đây được văn kiện lần này chỉ rõ: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốckhông đơn thuần là để ứng phó với chiến tranh; mà vấn đề quan trọng và thiếtyếu hơn là, tạo ra sức mạnh để giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòabình, nhằm xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, là sự vận dụng nhuần nhuyễn lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ phải gắn với xâydựng, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nổ ra và lan rộng trên toànthế giới Nhiều nhà khoa học nhận định đây chính là bước ngoặt vĩ đại củalịch sử nhân loại Biến những điều viễn tưởng thành sự thật Mở ra một thờiđại mới, thời đại của internet kết nối vạn vật, công nghệ số hóa thông minh,thời đại của robot với trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo…Bản chất củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ làm cho thế giới thực và thế giới ảoxích lại gần nhau, tạo ra một thế giới tương tác hoàn toàn mới Điều này sẽlàm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng Đối với nước ta cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động tới mọi lĩnh vực, ngành nghề, thành phần,tầng lớp trong xã hội và lĩnh vực Quân sự cũng không nằm ngoài sự tác động

đó Đòi hỏi phải có tư duy và sự đổi mới trong nghệ thuật quân sự; chủ độngchuẩn bị và xây dựng kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tránh để bị độngbất ngờ; thay đổi phương thức tác chiến bảo đảm phù hợp với chiến tranhcông nghệ hiện đại; cách thức đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng nguồnnhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên sâu về khoa học công nghệ

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, mang tính thời sự đồng thời là vấn

đề còn mới với nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra Với lý do đó, tôi chọn

chủ đề:“Quân đội nhân dân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 trong tình hình mới” làm nội dung tiểu luận.

Trang 2

NỘI DUNG

I MỘT SỐ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH

SỬ NHÂN LOẠI VÀ BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

1 Một số cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại

Cách mạng công nghiệp là những nấc thang phát triển mang tính độtbiến, triệt để trong tiến trình phát triển công nghiệp, làm thay đổi sâu sắc các

hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội của nhân loại, sự thay thế lao động thủcông bằng máy móc và sự phát triển của các nhà máy sản xuất công nghiệpquy mô lớn Trong lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, loài người đã trải quabốn cuộc cách mạng công nghiệp

* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1: Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ

18 đến nửa đầu thế kỷ 19 với sự thay đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất

cơ khí “Cơ khí hóa” do phát minh khoa học trong các lĩnh vực, như: động cơhơi nước, máy kéo sợi, máy dệt, công nghệ luyện gang thành thép, tàu thủy,tàu hỏa chạy bằng hơi nước, máy điện báo,v.v đã làm biến đổi ngành dệtmay, luyện kim, chế tạo máy, giao thông, thông tin liên lạc, từ đó tạo nêncuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí

và phát triển giao thương.v.v động cơ hơn nước lên ngôi, đóng vai tròquyết định phát triển lực lượng sản xuất

* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2: Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ

19, sự ra đời của những phát minh, tiến bộ khoa học, như: động cơ đốttrong, động cơ diesel, máy phát điện một chiều dynamo, máy phát điện xoaychiều, máy điện thoại, cùng với những thành tựu khác tạo nên một hệ thống

kỹ thuật mới dựa vào điện, dầu mỏ và hợp kim thay thế cho hệ thống kỹthuật máy hơi nước, than đá và sắt thép, đồng thời làm xuất hiện thêm nhiềuloại máy công cụ và phương tiện, vật liệu, hóa chất.v.v Từ đó tạo nên cuộccách mạng công nghiệp lần thứ hai “Điện khí hóa”

* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3: Bắt đầu từ những năm 60 của

thế kỷ XX, có rất nhiều phát minh quan trọng trong các lĩnh vực, như: Vật liệumới (polymer, các loại vật liệu siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn,v.v ) máy vi tính,

hệ thống máy tự động, robot, nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, nănglượng gió, năng lượng nguyên tử,v.v ) vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, thông tin liênlạc và giao thông vận tải (cáp quang, máy bay siêu âm, tàu hỏa cao tốc,v.v )công nghệ sinh học (công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ visinh,v.v ) đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông (lưu trữ số hóa, mạng

Trang 3

Internet, điện thoại di động,v.v ) đưa thế giới bước vào giai đoạn bùng nổ thôngtin và hình thành xu hướng toàn cầu hóa

* Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Là sự phát triển về cấu trúc khoa học

và công nghệ, các hệ thống thông minh chiếm vai trò chủ đạo, giao tiếp giữa cácnền tảng thông minh, sự “cộng sinh” giữa trí tuệ sáng tạo của con người vànhững sản phẩm trí tuệ nhân tạo trên phạm vi rộng lớn, có tính phổ quát, tạo nên

sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trong xã hội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhận diện lần đầu tiên trongbản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thôngqua vào năm 2012 Đầu năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới đã khai mạc vớichủ đề “Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Tại đây, cách mạngcông nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0 hay FIR) được cắt nghĩa rõ ràng, đó là

sự tiếp nối của cuộc cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XX kếthợp với một loạt công nghệ mới giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật

lý, số hóa và sinh học (Thực chất là tên gọi làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn

ra tại Đức Ở các nước khác, nó được gọi là “công nghiệp IP”, “sản xuất thôngminh” hay “sản xuất số” Dù tên gọi có khác biệt, ý tưởng là một: sản xuất tươnglai mang thế giới ảo mạng và thực máy móc xích lại gần nhau)

Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trêndiện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lầntrước Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chưa đến được với 17% dân

số của thế giới, tức ước tính khoảng gần 1,3 tỷ người vẫn chưa tiếp cận vớiđiện Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vẫn chưa đến được với hơnnửa dân số thế giới, 4 tỷ người, phần lớn đang sống trong các nước đangphát triển, thiếu tiếp cận Internet Theo GS Klaus Schwab, chủ tịch Diễnđàn Kinh tế Thế giới được tổ chức đầu năm 2017 tại Thụy Sĩ, Industry 4.0hay Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 (FIR), là một thuật ngữ bao gồmmột loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo FIRđược định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của

tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian

ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ

2 Bối cảnh ra đời và đặc trưng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

* Bối cảnh ra đời

Một là, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009

đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triểntheo hướng cân bằng, hiệu quả và bền vững hơn Các nguy cơ về an ninh

Trang 4

năng lượng, an ninh môi trường đòi hỏi các nước đẩy mạnh đầu tư nghiên cứuđổi mới, sáng tạo, tìm ra các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sảnxuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Hai là, sự cạnh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi nhờ lợi thế

chi phí lao động thấp, các nước công nghiệp phát triển đứng trước sức ép rấtlớn phải tái cơ cấu kinh tế để tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt nền kinh tế thếgiới, nhất là trong các ngành công nghệ cao

Ba là, xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động giảm không những

làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của cácnước công nghiệp phát triển và một số nền kinh tế mới nổi, đòi hỏi các nướcnày đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học - công nghệ nhằm bù đắp thiếuhụt lao động

Bốn là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trên lĩnh vực

trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn,công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, lưu trữnăng lượng,v.v vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợicho việc tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

* Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khác về bản chất sovới các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó là: Internet kết nối vạn vật, trítuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ in 3D,công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu.v.v

Một là, thế giới được số hóa, tự động hóa ngày càng trở nên hiệu quả

và thông minh hơn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên ba lĩnh vực chính Đó

là lĩnh vực kỹ thuật, vạn vật kết nối Internet, trí tuệ nhân tạo; lĩnh vực côngnghệ sinh học (ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thựcphẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu); lĩnh vựcvật lý (Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới: graphene,skyrmions…, công nghệ nano)

Hai là, tính năng xử lý thông tin được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển với tốc độ nhanh,phạm vi rộng và chiều sâu, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọiquốc gia Tốc độ phát minh những công nghệ đột phá hiện nay chưa từng cótrong lịch sử Hơn nữa, nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công

Trang 5

nghiệp ở mọi quốc gia Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên

sự biến đổi trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị Hàng tỷngười đang được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động, qua mạng xãhội Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng cóvới dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể cho phép con người dễ dàng truy cậpvào kho kiến thức không giới hạn Những khả năng này được nhân lên nhờnhững công nghệ đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot,Internet vạn vật, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoahọc vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư là sự kết hợp các công nghệ, làm mờ đi đường ranh giớigiữa vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học

Ba là, sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật

lý, kỹ thuật số và sinh học

Cuộc cách mạng này tạo ra nền sản xuất và dịch vụ linh hoạt, tạo ra kỷnguyên mới trong công nghệ robot Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưtác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệnhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội, tạo ra nền sản xuất và dịch vụlinh hoạt, làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dântoàn cầu Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khảnăng ghi nhớ vô tận, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi,chúng làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm,v.v robotcũng đang đe dọa đến việc sử dụng lao động hiện nay

Bốn là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển càng tạo ra bất bình đẳng xã hội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể mang lại sự bất bình đẳnglớn hơn, đặc biệt là nó có thể phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thaythế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiềulĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất

là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tàichính, vận tải Nhưng mặt khác, việc thay thế người công nhân bằng máy móc

có thể đem lại sự an toàn và tạo ra những năng suất và giá trị mới Tuy nhiên,theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong tương lai tài năng sẽ thay thế cho vốn để trởthành yếu tố quan trọng bậc nhất của sản xuất Điều này sẽ khiến cho thị trườngviệc làm chia tách thành các phân khúc “kỹ năng thấp, giá rẻ” và “kỹ năng cao,lương cao”, từ đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng xã hội

Trang 6

Bên cạnh sự mất cân bằng trong kinh tế, nhiều người cũng quan ngại về

sự bất bình đẳng trong xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽđem lại Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này làcác công ty công nghệ cao, vốn hóa lớn, cổ đông và các nhà đầu tư Sẽ có lợicho tầng lớp giàu có hơn là người nghèo, đặc biệt là lao động trình độ thấp

II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI

1 Cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quân đội

Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến việc đẩy mạnh xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần trong quân đội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến việc nâng cao trithức và phẩm chất, năng lực toàn diện, đặc biệt là bản lĩnh chính trị vữngvàng và năng lực làm chủ vũ khí, trang bị, làm chủ nghệ thuật quân sự củacán bộ, chiến sỹ trong quân đội Cách mạng công nghiệp và kinh tế tri thứctác động sâu sắc đến ngành công nghiệp quốc phòng, đảm bảo vũ khí, trang bị

kỹ thuật của Quân đội cũng như kỹ chiến thuật trong tác chiến khi có chiếntranh xảy ra Con người sử dụng nó phải vươn lên đạt đến trình độ làm chủthực sự, linh hoạt, chủ động giải quyết những tình huống phức tạp xảy ra

Vận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vũ khí,trang bị kỹ thuật quân sự của Quân đội ngày càng hiện đại Quân đội sẵn sàngđối phó với chiến tranh xâm lược sử dụng vũ khí công nghệ cao của các thếlực thù địch Tình hình đó cần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnhchính trị vững vàng, ý chí, tinh thần và quyết tâm chiến đấu cao có trình độ

kỹ chiến thuật, biết sử dụng thành thạo và phát huy uy lực của các loại vũ khí,trang bị trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Đây là yêu cầu, đòi hỏi mới về nângcao chất lượng người quân nhân cách mạng trước sự tác động mạnh mẽ củathành tựu khoa học mà cuộc cách nghiệp công nghiệp lần thứ tư tạo ra Cán

bộ, chiến sỹ quân đội phải được tuyên truyền, giáo dục sâu sắc nhiệm vụ,huấn luyện bài bản, sát với thực tế chiến đấu; phải có năng lực nghiên cứu vàứng dụng khoa học nghệ thuật quân sự; phải có năng lực tự học để khôngngừng bổ sung tri thức, công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển vũ khítrang bị và nghệ thuật quân sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội hiện đại hóa vũ khí, trang bị và phương tiện kỹ thuật quân sự

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy xây dựng nền côngnghiệp quốc phòng đủ mạnh để sản xuất ra các loại vũ khí công nghệ cao và tìm

Trang 7

ra các hình thức, phương thức chống lại các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khínguyên lý mới của đối phương; tạo điều kiện cho Quân đội đi tắt đón đầu trongcải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí trang bị quân sự Những thành tựu khoa họctiên tiến của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như: Kỹ thuật số, Internet vạnvật, mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu,v.v được khaithác triệt để vào việc hiện đại hoá vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sựcủa quân đội và gia tăng khả năng kết nối, trở nên “thông minh” hơn, đẩy nhanh

và nâng cao hiệu quả chiến đấu của quân đội

Hiện nay, các loại vũ khí, trang bị và phương tiện kỹ thuật quân sự củaQuân đội ta đang có sự chuyển dịch, phát triến về số lượng, cơ cấu và chấtlượng Các loại vũ khi hiện đại như: Tàu ngầm, các tàu chiến đấu, tàu sănngầm, các loại vũ khí, trang bị chiến đấu trên biển, tên lửa bờ biển của Quânchủng Hải quân, các loại máy bay cứu hộ, cứu nạn, trinh sát, tàu tuần tra,v.v của Cảnh sát biển; các loại máy bay tiêm kích, cường kích, trực thăng chiếnđấu, tên lửa phòng không, pháo phòng không, máy bay vận tải quân sự,v.v của Quân chủng Phòng không - Không quân; các loại xe tăng, xe thiết giáp,pháo mặt đất, tên lửa đất đối đất, các trang thiết bị quân sự của các đơn vịthuộc các binh chủng thông tin, công binh, hóa học,v.v đã và đang được cảitiến, nâng cấp, sản xuất, mua sắm mới, nên chất lượng một số loại vũ khítrang bị được nâng lên, góp phần nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sứcmạnh chiến đấu của quân đội ta

Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển mới của nền khoa học - công nghệ quân sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong điều kiện mới

Để ứng dụng được những thành tựu khoa học - công nghệ mới củaCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực quân sự, đòi hỏi khoahọc - công nghệ quân sự Việt Nam phải vươn lên làm chủ những thành tựukhoa học - công nghệ mới; phải đổi mới về tổ chức nghiên cứu; đẩy nhanh sựphát triển để rút ngắn khoảng cách so với trình độ các nước tiên tiến trên thếgiới, nhất là, khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, khoa học hậu cần và y

- dược học quân sự; qua đó trực tiếp chi phối mối quan hệ giữa con người và

kỹ thuật, làm cho sự liên kết ngày càng chặt chẽ và sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa khoa học, công nghệ - hoạt động quân sự - con người ngày càng tăng

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra điều kiện thuận lợi đểkhoa học - công nghệ quân sự Việt Nam tiếp thu thành tựu khoa học - côngnghệ quân sự của các nước tiên tiến trên thế giới; mặt khác, ngoài việc giúp

Trang 8

cho khoa học công nghệ quân sự Việt Nam kịp thời tiếp thu những thành tựukhoa học và công nghệ quân sự của các nước tiên tiến, hiện đại trên thế giới,còn giúp cho Việt Nam tuyên truyền, quảng bá các thành tựu nghiên cứu khoahọc - công nghệ quân sự Việt Nam ra quốc tế một cách nhanh chóng, kịp thời.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội cho sự phát triểnnhanh và bền vững của khoa học - công nghệ quân sự Việt Nam; đảm bảo cả

số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; trong đó tỷ lệ vũkhí, trang bị hiện đại được nâng lên, có nhiều hơn vũ khí công nghệ cao, vũkhí tinh khôn; nhất là các quân, binh chủng, lực lượng ưu tiên tiến thẳng lênhiện đại của quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điềukiện mới Trình độ phát triển của khoa học - công nghệ quân sự thể hiện ởnhững thành tựu phát triển của khoa học quân sự Việt Nam, bao gồm: Khoahọc kỹ thuật quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhânvăn quân sự, khoa học hậu cần quân sự, khoa học y, dược quân sự Trongnhững năm qua khoa học quân sự Việt Nam đã được đầu tư nghiên cứu, pháttriển đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng tiềm lực quân

sự, tiềm lực quốc phòng Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Với những thành tựu khoa học - công nghệ của Cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, cuộc chiến tranh trong tương lai (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiếntranh công nghệ cao Sự xuất hiện các loại vũ khí công nghệ cao, tất yếu dẫn đến

sự thay đổi về phương thức tiến hành chiến tranh, không gian và thời gian tácchiến, ranh giới giữa tiến công và phòng ngự, nghệ thuật tác chiến.v.v

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi,nghệ thuật quân sự Việt Nam phải tập trung nghiên cứu để xây dựng chiếnlược, chiến thuật tác chiến trong chiến tranh công nghệ cao; đổi mới phươngthức huấn luyện, tác chiến, trang bị, cách đánh và sẵn sàng chiến đấu củaquân đội; có biện pháp tổ chức giáo dục, huấn luyện nâng cao trình độ, khảnăng tác chiến của quân đội trong tình hình mới

Những vấn đề về chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến dịch, chiếnthuật, cách đánh; vấn đề xây dựng và tổ chức lực lượng vũ trang, quân đội tatheo tư duy truyền thống và cả tư duy hiện tại, sẽ có sự phát triển mới trênnền tảng tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Cần phải tổ chức Quân đội theo hướng gọn, mạnh (giảm

Trang 9

quân số, tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại) để sẵnsàng đối phó với cuộc chiến tranh công nghệ cao, cường độ lớn, thời gianngắn; phù hợp với phương thức tác chiến dựa trên tinh thần vừa làm chủ vũkhí công nghệ cao, vừa được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại, với cách đánhmới, hiệu quả nâng cao khả năng hiệp đồng quân binh chủng, đặc biệt theovùng, khu vực phòng thủ; tăng khả năng cơ động của các lực lượng; tổ chứclực lượng bảo đảm công nghệ thông tin, an toàn thông tin và tác chiến mạng.

Thứ năm, cách mạng công nghệ lần thứ tư làm biến đổi tính chất của

vũ khí và phương thức tác chiến trong chiến tranh

Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại vũ khí “thông minh”được chế tạo và sử dụng phổ biến trong tác chiến Đó là các loại vũ khí đượctrang bị hệ thống điều khiển từ xa, có tầm hoạt động xuyên quốc gia, có khảnăng tự tìm mục tiêu với độ chính xác cao, có thể hoạt động trong mọi điềukiện thời tiết, được phóng đi từ ngoài vùng hỏa lực đánh trả của đối phương

Sự phát triển nhanh chóng của vũ khí công nghệ cao đã tác động làm thay đổihẳn phương thức tác chiến Trong tác chiến phi tiếp xúc bằng các loại vũ khícông nghệ cao, được điều khiển từ không phận, lãnh thổ của bên tiến côngnhưng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương

Có thể thấy, ưu điểm nổi bật của tác chiến phi tiếp xúc là tổn thất sinhlực thấp, nhờ tiến công đối phương từ xa Mặt khác bằng tác chiến phi tiếpxúc, bên tiến công có thể chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm đánh phá, vìthế hiệu quả tác chiến cao, có thể đánh bất cứ lúc nào để tạo yếu tố bất ngờ vàtrong mọi điều kiện thời tiết Mặt khác, nhờ phát triển của khoa học côngnghệ mà uy lực và khả năng đánh trúng mục tiêu rất cao, nếu trong tác chiếntruyền thống, muốn tiêu diệt một mục tiêu phải dội hàng tấn bom đạn, thì với

vũ khí công nghệ cao, chỉ cần một quả tên lửa hoặc một quả đạn pháo đượcđiều khiển từ xa là có thể tiêu diệt gọn Qua các cuộc chiến tranh gần đây, tácchiến phi tiếp xúc đã thực sự trở thành biện pháp tác chiến chiến lược quantrọng, phổ biến và được vận dụng trong tất cả các giai đoạn chiến tranh

Tuy nhiên, việc đánh trúng tất cả các mục tiêu là một lợi thế của vũ khícông nghệ cao, nhưng phương thức tác chiến này cũng bộc lộ những hạn chế.Đáng chú ý là, tác chiến phi tiếp xúc khó đạt hiệu quả cao ở địa hình rừng núi;khó phân biệt mục tiêu thật giả nếu không có một hệ thống truyền tin, tình báo,trinh sát tốt, hệ thống định vị và tác chiến điện tử mạnh; các vũ khí, phương tiệntiến công phi tiếp xúc phải bay một quãng đường xa đến hàng nghìn km, tốc độkhông lớn và quỹ đạo bay khá ổn định nên có thể bị đánh chặn; công tác bảo

Trang 10

đảm chiến đấu phức tạp; việc chế tạo sản xuất vũ khí công nghệ cao đòi hỏi phảitrên nền tảng khoa học công nghệ cao và nguồn ngân sách lớn.

Những hạn chế trên được đối phương phân tích và tìm giải pháp đốiphó đặc biệt là kinh nghiệm phòng tránh, đánh trả bằng tăng cường khả năng

cơ động, thực hiện ngụy trang, nghi binh và gây nhiễu Do vậy, mặc dù chiếntranh sử dụng vũ khí công nghệ cao nhưng hiệu quả tác chiến của bên tiếncông cũng như việc phòng tránh, đánh trả của bên bị tiến công vẫn phụ thuộcrất lớn vào vai trò của người cầm súng trên chiến trường Do đó, cần phảinâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ về những tác động củacách mạng công nghệp lần thứ tư, tiếp thu những thành tựu tiên tiến vào ứngdụng, phát triển và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương thức tác chiếnkhi có chiến tranh sảy ra

Thứ sáu, cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi hành vi tác chiến khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ

Trong quá khứ, chiến tranh thường gắn với hình ảnh hàng ngàn cán bộ,chiến sỹ tràn lên tấn công, cùng với nhiều đợt pháo kích dữ dội Ngày nay,với sự góp mặt của nhiều loại vũ khí chính xác và các loại máy bay khôngngười lái, các thiết bị chiến đấu được lập trình, điều khiển từ xa tiến hành,còn binh sĩ trở thành những người điều khiển bằng thiết bị công nghệ ở xakhu vực tác chiến Đó là cuộc chiến tranh của các nhà khai thác và các loạimáy móc chứ không phải cuộc giao tranh của những người lính trên chiếntrường Chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao được phát triển theo hướng sửdụng các hệ thống tự động - đa chức năng và có thể hành động trong bất kỳmôi trường, điều kiện nào Trên chiến trường, các loại vũ khí được sử dụng lànhững đơn vị robot mạnh chiến đấu cả trên mặt đất, trên không, trên mặtnước và ngầm dưới nước, trên không gian vũ trụ, tất cả sẽ được tích hợp vàomột hệ thống trinh sát - tấn công duy nhất

Quá trình tự động hóa chiếm vị trí áp đảo trong các công việc từngđược thực hiện bởi con người trong nhiều nhiệm vụ quân sự trong tác chiếntruyền thống Các hệ thống tự động hóa tạo ra các chuyển đổi ở nhiều vị tríkhác nhau trong quân đội, làm thay đổi cách thức thực hiện nhiệm vụ tronghoạt động của cán bộ, chiến sỹ Và do vậy, vấn đề năng lực thể chất cho một

số nhiệm vụ, như: Lái máy bay, lái xe chiến đấu, hoặc bắn súng sẽ trở nên ítquan trọng hơn khi máy bay và các loại xe chiến đấu có thể tự hoạt động, còncác loại súng thông minh có thể tự điều chỉnh theo hướng gió, độ cao vàchuyển động của người bắn

Trang 11

Tuy nhiên, những hệ thống tự động hóa cũng không thể thay thế vai tròcủa cán bộ, chiến sỹ trong hoạt động quân sự, mà chỉ thay đổi cách thức chiếnđấu Với tính chất hoạt động quân sự, những đòi hỏi về tinh thần, ý chí quyếttâm, năng lực của cán bộ, chiến sỹ trong thực hiện nhiệm vụ không hề thayđổi, mặt thay đổi là cách thức cụ thể mà các quân nhân ngày nay sử dụng đểhoàn thành nhiệm vụ chiến đấu Hơn nữa từ việc sản xuất các vũ khí, thiết bịchiến tranh đến tổ chức hoạt động tác chiến đều là quyết định của con người.Bởi các hệ thống robot không thể tự lăn khỏi dây chuyền sản xuất và báo cáosẵn sàng tác chiến được Cán bộ, chiến sỹ vẫn tham dự vào chiến trận và vẫnnắm quyền điều khiển, nhưng nằm ở mức độ điều khiển nhiệm vụ hơn là tựtay trực tiếp thực hiện tất cả mọi công việc trên chiến trường Do đó, tronggiáo dục, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cần làm cho cán bộ, chiến sỹ thayđổi hành vi trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đápứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới

Thứ bảy, cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi hành vi tác chiến của cán bộ, chiến sỹ nhưng không làm thay đổi bản chất của chiến tranh

Sự xuất hiện của các hệ thống có khả năng tự hành và không chứa người điềukhiển trên chiến trường sẽ không dẫn đến các cuộc chiến “không đổ máu”.Nhưng ngược lại đối phương cũng thực hiện phương thức như vậy để đánhtrả Do vậy, sự tàn phá và hy sinh vẫn là một phần không thể mất đi của chiếntranh, con người chắc chắn sẽ vẫn phải trả giá đắt để các cuộc chiến kết thúc.Con người thậm chí cũng sẽ không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chiến trường,

mà vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với hoạt động chiến đấu từ khoảng cách xachiến trường hàng ngàn dặm Ngay cả khi hệ thống tự hành đóng vai trò ngàycàng lớn trên chiến trường, con người sẽ vẫn tham gia chiến đấu, chỉ có vũkhí là khác đi Cán bộ, chiến sỹ là con người, không phải những cỗ máy họvẫn có cảm xúc và tình cảm Công nghệ sẽ hỗ trợ con người trong chiến đấunhưng mặt chính trị, tinh thần vẫn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp cầmquyền Do vậy, chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao vẫn là sự xungđột giữa ý chí con người với nhau Những thế lực tiên phong làm chủ mộtcông nghệ mới và các lý thuyết hoạt động của nó có thể giành được lợi thếthay đổi cục diện trên chiến trường, mở đường cho chiến thắng quyết địnhtrước những kẻ “tụt hậu” Tuy nhiên, sự đổi mới công nghệ trong chiến tranh

có thể làm giảm sút tinh thần cảnh giác của một quốc gia khi bị tác động bởinhững ảo tưởng rằng những lợi thế này có khả năng giúp các cuộc chiến kết

Trang 12

thúc nhanh chóng và dễ dàng Nhưng trên thực tế cuộc chiến tranh nào cũngđầy sự tàn bạo, khốc liệt và đẫm máu.

Việc tăng cường vũ khí tự động hóa giúp mở rộng tiềm năng đẩy nhanhtốc độ chiến tranh, và như vậy sự nghiệp vì hòa bình luôn bị đe dọa Thậm chí

sự phát triển các loại vũ khí công nghệ cao với nhịp độ nhanh sẽ là nguy cơlàm cho các cuộc chiến trở nên hỗn loạn và khó kiểm soát hơn Những cuộcchiến tranh có thể sẽ không kết thúc nhanh chóng như cách mà chúng nổ ra

mà những hệ lụy về chính trị xã hội, thảm họa nhân đạo vẫn là vấn đề khógiải quyết của chiến tranh hiện đại Sự xuất hiện của hệ thống người máy trênchiến trường đặt ra các vấn đề đầy thách thức về chiến lược và chính sáchphát triển đối với mỗi quốc gia Ảnh hưởng của công nghệ trí thông minhnhân tạo và các thiết bị tự động và diễn biến trên chiến trường có thể sẽ khiếnngười lính phải chịu sức ép về mặt tinh thần, đạo đức rất lớn khi hành vi của

họ có thể tiêu diệt và phá hủy rất nghiêm trọng Mặt khác, với xu thế và tốc

độ phát triển của các cỗ máy công nghệ cao buộc con người phải đáp ứngtrong khi khả năng của con người chưa theo kịp

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động, biến đổi nhân tố con ngườitrong hoạt động quân sự và chiến tranh là rất lớn Tuy nhiên, những tác động

đó không làm thay đổi bản chất của chiến tranh và vai trò quyết định củanhân tố con người trên chiến trường mặc dù khoa học công nghệ phát triển,trình độ tự động hóa cao song không thể hoàn toàn thay thế được con người

Như vậy, sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừatạo ra những điều kiện phát triển vũ khí, trang bị, vừa đòi hỏi hoạt động côngtác đảng, công tác chính trị của Quân đội phải có những đổi mới mạnh mẽ cảnội dung và hình thức để xây dựng nhân tố con người và xây dựng nhân tốchính trị tinh thần, rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu của mỗi quânnhân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong những điều kiện và hoàncảnh mới

2 Những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với quân đội

Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động ảnh hưởng

và đặt ra những thách thức đối với nhân tố chính trị, tinh thần của quân đội

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinhnhững nghịch lý đặt ra những thách thức mới trong công tác giáo dục, xâydựng người quân nhân cách mạng về nhân tố chính trị, tinh thần Nguồnthông tin từ các trang mạng xã hội trên internet vô cùng đa dạng và phong

Trang 13

phú, phức tạp, nhiều chiều, không được kiểm chứng và những bình luận, quanđiểm cá nhân do các thành viên của mạng xã hội chia sẻ, cung cấp, hàngngày, hàng giờ trực tiếp tác động mạnh mẽ đến nhận thức chính trị tư tưởng,đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, chiến

sĩ, nhất là những quân nhân thường xuyên sử dụng máy tính, ipad, điện thoạithông minh và tiếp xúc với các trang mạng xã hội trên internet Lợi dụng vàonhu cầu tìm hiểu thông tin của cán bộ, chiến sỹ, các phần tử phản động đã sửdụng chiêu trò tạo ra các website giả mạo với thiết kế giao diện, các chuyênmục thông tin, đăng ký tên miền gần như website thật, thậm chí lấy thẳng tênmiền, tên website như một tờ báo điện từ thật để đăng tin tức, thu quảng cáonhư một tờ báo chính thống Ngoài ra, các đối tượng còn lập và sử dụng hàngngàn website, bloger, mạng xã hội, diền đàn trực tuyến như các trang: “Quanlàm báo”, “Dân làm báo”, “Châu Xuân Nguyên”, “Anh Ba Sàm”, “Tin tứchàng ngày”, “Tạp chí sự thật”, “Người buôn gió”.v.v Từ đó, bằng các chiêutrò tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thànhkhông, không thành có, thật giả lẫn lộn, để lôi kéo, hướng lái dư luận ngảtheo quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động Với thủ đoạn chủyếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo sai sự thật; sử dụngthông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời

sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng

để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế độ Tận dụng tối đa sơ

hở trong quản lý truyền thông thế hệ mới của mạng 3G, 4G, 5G khai thác triệt

để ưu thế của các ứng dụng, cung cấp nội dung cho người sử dụng Internet đểtán phát tin bài, tác phẩm, tài liệu có nội dung chống phá sự nghiệp cáchmạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; chống phá sự nghiệp xây dựng vàchiến đấu của Quân đội ta

Cuộc cách mạng công nghiệp này đã mang lại cho quân đội nhữngphương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng cũng làm phát sinh những hiểm hoạ

đe doạ cuộc sống loài người Đó là việc sản xuất ra các loại vũ khí công nghệcao, sự khủng hoảng môi trường sinh thái, coi nhẹ những giá trị văn hoátruyền thống Đặt ra cho quân đội ta nhiều vấn đề mới trong xây dựng ngườiquân nhân cách mạng sử dụng, phòng chống các loại vũ khí công nghệ cao vàkhoa học nghệ thuật quân sự hiện đại Đồng thời yếu tố con người, nhân tốchính trị tinh thần, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, bản chất giai cấp công nhântính giai cấp, tính nhân dân của quân đội cũng sẽ bị thách thức mạnh mẽ Vũkhí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại thì càng cần phải nâng cao sức mạnh

Trang 14

của nhân tố chính trị, tinh thần của quân đội Chiến tranh công nghệ cao đòihỏi cao về ý chí, tinh thần và quyết tâm chiến đấu cao Nhân tố chính trị, tinhthần chính là nhân tố liên kết, tích hợp, phát huy hiệu lực của các loại trang bị

vũ khí kỹ thuật, khoa học nghệ thuật quân sự để giành thắng lợi trong chiếntranh Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp đang phát triển như

vũ bão hiện nay, để không bị lạc hậu trong cuộc sống cán bộ, chiến sĩ, côngnhân viên chức quốc phòng không chỉ có trình độ hiểu biết về khoa học kỹthuật quân sự mà còn phải có trình độ hiểu biết toàn diện và phải khôngngừng tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củaquân đội trong tình hình mới Để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của ngườiquân nhân đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quânđội, họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kỹ chiến thuật, biết

sử dụng thành thạo và phát huy uy lực của các loại vũ khí trang bị trong chiếnđấu bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, mọi sự coi nhẹ về nhân tố chính trị tinh thần củangười quân nhân cách mạng, đều làm giảm sút sức mạnh chiến đấu của quânđội trước yêu cầu đòi hỏi của cách mạng và sự tác động của cuộc cách mạngcông nghiệp hiện nay

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động ảnh hưởng, tạo ra những khó khăn thách thức đối với cán bộ, chiến sỹ trong việc sử dụng phương tiện vũ khí, trang bị kỹ thuật ở trình độ khoa học công nghệ quân sự phát triển cao

Các loại vũ khí công nghệ cao, các hệ thống tự hành có thể hỗ trợ hoạtđộng của con người trong chiến tranh nhưng chúng không thể thay thế hoàntoàn con người mà đó là một sự kết hợp giữa con người với phương tiện máymóc ở trình độ công nghệ khoa học quân sự phát triển cao Mặc dù máy móc

có thể vượt trội hơn con người ở một vài lĩnh vực, nhưng chúng không có tríthông minh tổng quan đủ mạnh để có thể linh hoạt trong nhiều trường hợp mà

nó chưa được lập trình Do vậy, với các tình huống thay đổi chưa được lậptrình thì chúng sẽ bị thất bại Trong khi đó, trí thông minh của con người lạiluôn linh hoạt với sự thay đổi của tình huống môi trường tác chiến, có khảnăng thích ứng và ứng phó với những yếu tố chưa rõ ràng cần có sự phánđoán, sự tham gia của kinh nghiệm và trực giác của con người Vì thế, hiệuquả hoạt động quân sự tốt nhất sẽ không chỉ thuần túy là máy móc hay thuầntúy là con người, mà là sự hợp tác giữa trí tuệ con người với phương tiện máymóc ở trình độ khoa học công nghệ quân sự phát triển cao

Ngày đăng: 26/12/2024, 07:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mạc Thanh Chi, “Thuật dùng binh của cha ông trong lịch sử nước nhà”, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thuật dùng binh của cha ông trong lịch sử nướcnhà”
Nhà XB: Nxb Dân trí
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Nhà XB: Nxb CTQG
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII
Nhà XB: Nxb CTQGST
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 2, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII
Nhà XB: Nxb CTQGST
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 vềmột số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0
6. Dương Xuân Đống, “Tư tưởng quân sự Việt Nam trong chiến tranh giữ nước”, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tư tưởng quân sự Việt Nam trong chiến tranh giữnước”
Nhà XB: Nxb CTQGST
7. PGS. TS Nguyễn Đức Hải, “Một số vấn đề về chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về chiến lược quốc phòng,chiến lược quân sự Việt Nam trong tình hình mới”
Nhà XB: Nxb QĐND
8. PGS. TS Cao Thượng Lương, “Một số vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về nghệ thuật quân sự ViệtNam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”
Nhà XB: Nxb QĐND
9. Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Tư tưởng quốc phòng Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng quốc phòng ViệtNam
Nhà XB: Nxb QĐND

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w