định từ các công trình nghiên cứu uy tín, ta có thể hiểu motif là một trong những đơn vị cấu thành nên cốt truyện, nó được định hình thành một dạng, loại cụ thể và có tính ổn định, được
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN THEO LOẠI HÌNH
Đề tài
PHÂN TÍCH KIỂU TRUYỆN MỤ PHÙ THỦY ĂN THỊT NGƯỜI
Giảng viên: TS La Mai Thi Gia Lớp: CNTN K21 – Khoa Văn học Sinh viên thực hiện:
Dương Thị Thanh Tú - 2156010227
Trang 21 Đặt vấn đề
Vào thế kỷ XIX, ở phương Tây có một nhà nhân loại học người Anh là William J.Thoms đã đề xuất dùng thuật ngữ “folklore” để chỉ “Những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu của nền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của cấc thời đại trước” Từ đó việc nghiên cứu Folklore bắt đầu phát triển trên thế giới, trải dài từ phương Tây (Anh, Mỹ, Nga, Tây Âu, ) đến phương Đông và đến với Việt Nam tầm đầu những năm 50 của thế kỷ XX Giới nghiên cứu Việt Nam dịch từ
“Folklore” như là văn hóa, văn nghệ, văn học dân gian
Ở bài viết này, người viết sẽ tập trung vào văn học dân gian với việc nghiên cứu theo loại hình Trước hết, loại hình học (type) được hiểu là sự tương đồng, thống nhất của các hình tượng trong các tác phẩm khác nhau về đề tài, cốt truyện, sắc thái tu từ vào nội dung và thể loại Loại hình căn học như một phương pháp nhận thức khoa học dựa vào khái niệm “kiểu” hoặc “mẫu” (motif) để có thế phân loại một cách có hệ thống về các đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu văn học dân gian theo loại hình (type và motif) là một hướng nghiên cứu xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển văn học cũng như nghiên cứu về Folklore
Trong quyển Từ điển tiêu chuẩn của folklore, thần thoại, và truyền thuyết nhà nghiên cứu
Thompson đã cho rằng type là những đơn vị tự sự tồn tại độc lập trong truyền thống Type
sẽ chứa đựng nhiều motif khác nhau Như vậy, chúng ta có thể hiểu là type là một cái khung, sườn bên ngoài bao bọc nhiều motif bên trong trong nhiều tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học dân gian Còn motif theo như nhà nghiên cứu người Nga A.N Vexelopcki
đã đưa ra khái niệm đầu tiên là “những công thức trả lời cho các vấn đề mà tự nhiên đặt ra cho con người từ thuở nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại” (tr.133-134) Về sau được rút kết ra định nghĩa đầy đủ và chi tiết hơn qua thành công của Thompson trong công trình nghiên cứu về type của mình Ông cho rằng “Trong nghệ thuật dân gian có motif của hình phác họa, là những hình mẫu thường lặp đi hoặc lặp lại kết hợp với những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó (tr.26)
Ở Việt Nam, theo giáo sư Trần Đình Sử thì “Motif là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần từ một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” (tr.134) Như vậy, qua hàng loạt những nhận
Trang 3định từ các công trình nghiên cứu uy tín, ta có thể hiểu motif là một trong những đơn vị cấu thành nên cốt truyện, nó được định hình thành một dạng, loại cụ thể và có tính ổn định, được sử dụng lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học đặc biệt là văn học dân gian để thể hiện
và nhấn mạnh một quan niệm, tư tưởng chủ đạo nào đó Có thể nói rằng, motif góp phần định hình, xây dựng nên kiểu truyện mang tính biểu tượng (type)
Về sau, nhiều nhận định có giá trị về type và motif như theo hướng cấu trúc chức năng lý thuyết của V.Ia Propp cho rằng trong tác phẩm văn học có thể có những yếu tố nhỏ hơn motif và không theo một trật tự ổn định và có thể phân chia ra nhiều dạng nhỏ khác nhau Hay như những đóng góp của Veselovsky trong những công trình nghiên cứu
so sánh type và motif thuộc truyện kể dân gian đã được nhìn sâu và rộng hơn để giải thích trọn vẹn ý nghĩa các kiểu, mẫu truyện căn cứ trên nhiều phương diện về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tất cả những nhận định, tìm hiểu hiểu mang tính chất xây dựng và đóng góp một phần to lớn trong việc nghiên cứu type và motif nói riêng, folklore nói chung từ các nhà nghiên cứu sẽ là một nguồn tư liệu dồi dào và giá trị để nâng tầm tinh hoa của nhân loại hơn nữa ở lĩnh vực văn học
Được biết folklore trên thế giới, ở nhiều quốc gia có nhiều điểm tương đồng Vậy
vì sao có điểm tương đồng đó ? Có thể nói có ba lí do cơ bản như các tộc người có nguồn gốc sinh trưởng chung, lí do này cũng không hoàn toàn vô lí nhưng cũng chưa thật sự giải thích một cách thuyết phục cho câu hỏi trên Lí do thứ hai là do có sự tiếp xúc văn hoá, văn học giữa các dân tộc khác nhau và cuối cùng là trong quá trình phát triễn văn hóa – xã hội
do tương đồng về môi trường sống, đặc điểm tộc người, hệ ngôn ngữ, số phận lịch sử, tất
cả nhiều điều đó đã làm nên nét tương đồng về type và motif truyện của các quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới
Đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu V.Ia Propp đưa ra nhận định về số lượng truyện
cổ tích phong phú nhưng toàn bộ là cùng một loại hình về cơ cấu Từ đó, ông đề xuất cấu trúc hình thái truyện cổ tích thần kỳ gồm 31 chức năng cố định Lý thuyết này của ông được áp dụng để nghiên cứu truyện cổ tích ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam Cũng từ áp dụng lý thuyết này, người ta phát hiện ra rằng không hẳn những tương đồng về type và motif truyện ở các quốc gia là mẫu số chung cho tất cả Mà dựa trên motif ta có thể nhìn thấy điểm chung được hình thành từ lâu giữa các kiểu truyện trên thế giới nhưng qua đó cũng nhìn nhận được những nét riêng biệt, đặc điểm làm nên tính dân tộc trong folklore ở nhiều quốc gia
2 Kiểu truyện “mụ phù thủy ăn thịt người”
Một trong những kiểu truyện và motif đặc sắc, hình thành từ sớm và đáng được lưu tâm có thể nhắc đến kiểu truyện về mụ phù thủy ăn thịt người Khi nhắc đến hình tượng
Trang 4mụ phù thủy, một cái tên đáng sợ sẽ hiện ngay trong suy nghĩ độc giả là Baba Yaga ở xứ Slav Đây là một hình tượng trường tồn nổi tiếng trong giới nghệ thuật, không chỉ xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích trên thế giới mà còn rất nhiều lần được tái hiện trên màn ảnh trong những siêu phẩm điện ảnh khác nhau Baba Yaga xuất thân là một nhân vật trong văn học dân gian của người Slav (Nga, Ba Lan, ) với vẻ ngoài là một bà già dị dạng, xấu
xí, man rợ và hung dữ Trong truyện cổ tích, bà ta có khả năng bay bằng chiếc cối, tay phải cầm chày, tay còn lại cầm chổi và có những ma thuật đáng sợ Bà ta sống tận nơi rừng sâu hoang vu, bí hiểm trong một ngôi nhà được miêu tả như một túp lều gỗ được dựng đứng bằng chân gà Ngôi nhà của bà ta xung quanh u tối và đáng sợ bởi sự trang trí của những
bộ xương người, đầu lâu, hộp sọ đó là những nạn nhân bị bà ta bắt và ăn thịt Baba Yaga được cho là khá giống với mụ phù thủy trong truyện cổ Andersen với chiếc mũi dài, người gầy có nhiều phép thuật ma quái và chuyên đi săn lùng, bắt cóc trẻ con về ăn thịt Trong suốt nhiều năm trôi qua, bao nhiêu truyện cổ tích của các quốc gia khác nhau trên thế giới đều có hình ảnh của mụ phù thủy Tư duy dân gian thường hình dung những mụ đó là một
bà già gầy ốm yếu, gù lưng, mắt nhỏ, mũi dài, nụ cười dị thường, giọng nói khàn khàn,
và thường là đóng vai phản diện, thuộc về phe xấu xa, gây hại đến phe thiện
Với việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu sự biến đổi lịch sử của motif trong tìm kiếm những hình thức chuyển hóa đa dạng của type mụ phù thủy ăn thịt người, ta có thể chỉ ra các dạng motif được biết đổi như motif đứa trẻ không vâng lời, motif đi vào rừng/
bỏ con, motif ngôi nhà bánh kẹo, motif bắt cóc trẻ con, motif mẹ ăn lầm thịt con
2.1 Motif đi vào rừng/ bỏ con và motif ngôi nhà bánh kẹo
Với motif đi vào rừng/ bỏ con ta bắt gặp những truyện như sau: Hansel và Gretel (truyện cổ Grimm – Đức; Johnnie and Grizzle (truyện dân gian và cổ tích châu Âu); The two children and the witch (Bồ đào nha); Mụ yêu tinh và bầy trẻ (Việt Nam) Motif đi vào
rừng/ bỏ con trong những truyện trên được thể hiện ở chi tiết hai hay nhiều đứa trẻ trong mỗi câu chuyện đều đi lạc/ bỏ rơi vào trong khu rừng sâu hoang vu và những đứa trẻ đó gặp phải mụ phù thủy/ mụ yêu tinh độc ác muốn ăn thịt chúng Motif ngôi nhà bánh kẹo cũng được xuất hiện khi hai đứa trẻ bị bỏ đi lạc trong rừng và thấy được ngôi nhà làm bằng
bánh kẹo Với truyện Hansel và Gretel, vì gia cảnh quá nghèo, năm đó lại là năm nạn đói
diễn ra khắp nơi, gia đình của Hansel và Gretel có nguy cơ chết đói vì không đủ ăn Thế là người mẹ kế tàn độc đã lên một kế hoạch bỏ rơi hai đứa trẻ vào rừng sâu để chúng chết đói thì may ra bà ta và người chồng mới có thể sống sót được Sau vài lần đề nghị, thì người chồng cũng chấp nhận, hai con người tàn nhẫn đã quyết định sẽ dẫn hai đứa trẻ vào rừng sâu Nhưng kế hoạch độc ác này đã được cậu bé Hansel nghe lén hết Với sự thông minh vốn có, cậu đã chuẩn bị sỏi đá trắng rải dọc đường để có thể tìm đường về nhà khi bị bỏ lại Thế nhưng, mụ dì ghẻ độc ác lần thứ hai đã chặn cửa cậu lại không cho cậu ra ngoài
Trang 5nhặt sỏi đá Lần hai, bị dẫn vào rừng, Hansel đã dùng những mẫu bánh mì để đánh dấu Thế nhưng không may đến tối thì bánh mì đã bị lũ chim ăn hết làm cậu và em mình không thể tìm được đường về nhà Đến đây hai đứa trẻ chính thức bị lạc trong rừng và ba mẹ của chúng đã bỏ chúng lại đó
Với bản lĩnh và sự thông minh của mình, Hansel chấn an người em Gretel đang khóc của mình, nhờ sự dẫn đường của lũ chim, thì hai anh em đi đến một ngôi nhà nằm giữa khu rừng hoang vu, hai anh em vui mừng và thích thú khi thấy ngôi nhà được làm bằng bánh kẹo “nhà xây bằng bánh mì, ngói lợp là bánh ngọt, cửa sổ bằng đường kính trắng tinh” Thế là đang trong cơn đói, hai anh em đi đã gặm nhấm từng phần của ngôi nhà Cho đến khi, mụ phù thủy đáng sợ từng trong nhà bước ra, mắt bà ta không được tốt và bà
ta đã mời hai đứa nhóc vào nhà Khi vào nhà, bà ta lập tức bắt Hansel giam vào một cái lồng với ý định ăn thịt cậu, nhưng vì cậu quá ốm, chưa đủ tiêu chuẩn ăn thịt của bà ta thế nên đành giam cậu vài ngày, cho ăn uống đầy đủ để mập mạp, béo tốt lên rồi mới ăn cậu Còn Gretel bị bà ta bắt làm các công việc trong nhà Ngày ngày, Hansel được ăn những thức ăn ngon và được chăm chút tỉ mỉ thế nên chẳng bao lâu cậu đã trở nên mập mạp hẳn, nhưng vì biết mình béo lên sẽ bị mụ già kia ăn thịt, nên khi mụ bảo cậu đưa tay cho mụ kiểm tra Hansel thông minh đã đưa ra cái xương nhỏ bên cạnh vì mắt bà ta kém nên cũng không biết là Hansel đang lừa mụ Chờ mãi, mất kiên nhẫn bà ta cũng quyết định sẽ nấu cậu trong ngày hôm nay, bà ta bảo Gretel đi gánh nước, đốt lò để chuẩn bị nấu Hansel Ngay lúc đốt lò, mụ bảo Gretel chui vào trong với ý định ăn thịt luôn cả Gretel, nhưng cô
bé thông minh ngay khoảng khắc ấy nói rằng mình không biết cách chui vào trong Mụ phù thủy bị lừa chui vào trong thử cho Gretel xem, lúc ấy Gretel đẩy mụ lọt hẳn vào trong lò
và cài cửa lại Rồi hai anh em chạy trốn Nhờ sự giúp đỡ của bầy vịt hai anh em vượt qua con suối và về đến nhà an toàn mang theo rất nhiều châu báu và của cải Cốt truyện trong
Johnnie and Grizzle (truyện dân gian và cổ tích châu Âu); The two children and the witch
(Bồ đào nha) cũng tương tự như trên, cũng không có gì thay đổi quá nhiều Motif đi vào rừng/ bỏ con được xuất hiện và chiếm vai trò chủ đạo có tính bền vững trong các kiểu truyện trên mặc dù chúng xuất phát từ những quốc gia khác nhau Cũng là motif hai đứa trẻ đáng thương vì nạn đói mà bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ vào rừng rồi gặp mụ phù thủy độc ác muốn ăn thịt họ, với bản lĩnh và sự thông minh họ đã làm cho mụ phù thủy trả giá còn bản thân hai đứa trẻ thì quay về nhà đoàn tụ với cha mẹ cùng rất nhiều của cải quý báu
Những câu chuyện độc lập ở trên nhưng cùng dựa vào một motif ổn định để hình thành cốt truyện mang một ý nghĩa nhất định, một thông điệp sâu xa mong muốn được truyền tải đến độc giả Qua hình ảnh đứa trẻ “bị bỏ rơi” mà không ai khác lại chính là cha
mẹ thể hiện một giá trị nhân sinh cho ngày hôm nay về nỗi sợ hãi của con người và thương cho những số phận bi đát Vì cái đói, cái chết đang gõ cửa từng nhà, con người sợ hãi trước
Trang 6cái chết rồi đưa ra quyết định tàn nhẫn với chính con cái của họ để được sống Những phận người bi đát, không có sự lựa chọn ngoài việc bỏ con để giữ lấy mạng sống Như vậy, thì cuộc sống của họ thật bất hạnh và đáng thương cảm Những đứa trẻ hồn nhiên và vô tội, chúng đáng được sống và thậm chí là sống một cuộc sống tốt đẹp nhưng hoàn cảnh bắt buộc chúng phải bị bỏ rơi trong rừng Mỗi con người đều là một sinh mạng đáng quý, họ
có quyền sống nhưng lại bị số phận đẩy đưa Cuối cùng, vượt lên trên tất cả hai đứa trẻ quay về nhà an toàn với nhiều của cải vật chất Một giá trị nhân văn thấm nhuần ở cái kết của bất kỳ câu chuyện nào, cho thấy được niềm tin yêu con người và sự sống trên thế giới này là to lớn và vĩnh hằng
Hình ảnh “viên sỏi trắng” và “mẩu bánh mì” được nhân vật anh trai sử dụng với mục đích đánh dấu đường trở về nhà và không bị bỏ rơi cũng nói lên được cuộc sống con người mong manh và bất ổn Dù là có sỏi trắng hay bánh mì thì đến cuối cùng hai anh em vẫn bị bỏ rơi bởi cha mẹ chúng Chi tiết “các loài chim” ban đầu cản trở việc quay lại nhà của hai anh xem, nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp hai anh em sống sót và vượt qua cửa
ải cuối cùng bơi qua dòng suối để quay trở về nhà Có thể nói rừng sâu hiểm độc và tăm tối, nhưng sự giúp đỡ của các loài chim ở đây cũng ngụ ý cho số phận, rằng hai đứa trẻ vô tội này xứng đáng được sống, được hưởng hạnh phúc khi đã vượt qua nhiều thách thức đáng sợ trong rừng sâu, cũng như đối diện trước cái chết mà mụ phù thủy định mang đến
Cũng với motif đi vào rừng nhưng trong truyện cổ tích Mụ yêu tinh và bầy trẻ (Việt
nam) lại có đôi phần khác biệt so với những truyện đã được trình bày ở trên Mụ phù thủy trong type truyện phù thủy ăn thịt người thì trong truyện cổ tích này được xem là mụ yêu tinh, với ngoại hình xấu xí và vô cùng gian ác, ngày nào cũng ở trong rừng rình rập xem
có ai vào rừng thì mụ sẽ bắt và ăn thịt Một ngày nọ, có một lũ trẻ trong làng rủ nhau vào rừng hái nấm, rồi đi lạc vào lãnh địa của mụ Mụ yêu tinh phát hiện và cho rằng chúng chính là món mồi con béo bổ dành cho mụ hôm nay Mụ ta ra sức bắt cóc lũ trẻ để ăn thịt, nhưng với sự thông minh của mình lũ trẻ đã thoát được cùng với đó lũ trẻ đã lừa mụ yêu tinh Cuối cùng, bà ta bị trôi xuống một dòng suối đã chảy xiếc nước Những đứa trẻ của truyện cổ tích Việt Nam thường được định hình là rất thông minh, gan dạ và bản lĩnh
Trong truyện cổ tích Mụ yêu tinh và bầy trẻ, motif đi lạc vào rừng được thể hiện ở chỗ lũ
trẻ đến từ một ngôi làng nghèo vào rừng hái nấm rồi bị lạc và gặp mụ yêu tinh độc ác Câu chuyện này lấy tình tiết đi lạc trong rừng và mụ yêu tinh là một motif quen thuộc và cổ xưa
để ca ngợi trí thông minh và lòng dũng cảm hiện ngay trong những đứa trẻ Việt, bản lĩnh
và gan dạ vượt qua khó khăn, sẵn sàng đương đầu với mụ yêu tinh chuyên ăn thịt người và cuối cùng là chiến thắng bà ta
2.2 Motif mẹ ăn lầm thịt con
Trang 7Hình thức biến đổi type phù thủy ăn thịt người có thể kể đến motif mẹ ăn lầm thịt con Ta biết được hình tượng mụ dì ghẻ độc ác cũng gắn liền với mụ phù thủy ăn thịt người
Mụ phù thủy thì trực tiếp giết ăn thịt người, còn mụ dì ghẻ cũng thực hiện hành động đó
và cụ thể là bà ta có thể giết con riêng, vợ cũ của người chồng hoặc các hóa thân của họ
Sự độc ác của mụ dì ghẻ sánh ngang với mụ phù thủy thế nên đây cũng thuộc kiểu truyện
mụ phù thủy ăn thịt người Một trong số những biến đổi thì motif mẹ ăn lầm thịt con xuất hiện một cách dày đặc và phổ biến trong hầu hết các truyện cổ
Với motif mẹ ăn lầm thịt con ta bắt gặp những truyện như sau: Tấm Cám (Việt Nam); The Juniper Tree (Truyện cổ Grimm – Đức); The Little Boy and The Wicked Stepmother (Romania); The Crow’s Nest (Hungary); The Girl and The Boy (Austria); Anh Roland yêu dấu (Đức)
Với truyện The Juniper Tree tạm dịch là Cây đỗ tùng kể về số phận bi đát của
người con trai con vợ cả, khi phải sống chung với một mụ dì ghẻ độc ác Mụ dì ghẻ cho rằng đứa con trai con người vợ cả sẽ cản trở bà trên con đường dành tài sản cho con gái ruột của mình nên bà ta đã gấp tâm hãm hại cậu trai Một ngày nọ, bà ta dụ cậu mở hòm lấy một quả táo, khi đứa con trai cúi đầu vào trong hòm bà ta thả nắp hòm và vô tình nó đóng sầm lại cắt lìa đầu đứa con trai Sau đó bà ta xóa bỏ mọi dấu vết và phi tang bằng cách nấu thịt của cậu con trai làm món ăn Người chồng trở về sau nhà, hỏi thăm đứa con trai thì mụ ta bao biện rằng cậu xin qua ở nhà họ hàng, thế là cả nhà cùng ăn tối Trong bữa
ăn ấy, người chồng liên tục khen nức nở của ngày hôm nay Người chồng ăn ngon lành mà không biết đó là thịt đứa con trai của mình Đột nhiên, có một con chim xuất hiện (chú chim này là hóa thân của cậu con trai quay trở về) và hót một bài hát với nội dung:
“Mẹ kế của tôi làm thịt tôi
Cha tôi đã ăn hết tôi
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng
Kywitt, kywitt – Tôi là con chim xinh đẹp!”
Rồi khi người chồng bước ra ngoài xem con chim, nó đã cho ông nhiều thứ quý báu Ông quay trở lại nhà nói với bà mẹ kế Khi bà ta bước ra, con chim đã ném một hòn
đá mài xuống đầu bà một cái “rầm” và bà ta chết ngay lúc đó Con chim hóa trở lại thành người anh và tiến vào nhà vào vui vẻ Motif ăn lầm thịt con ở đây thể hiện qua chỗ mụ dì
Trang 8ghẻ độc ác hại chết con riêng của chồng rồi nấu lên, người cha không hề hay biết và ăn thịt con mình một cách ngon lành Những tình tiết rùng rợn phải làm chúng ta cân nhắc truyện này đối tượng không dành cho trẻ em, khi mụ dì ghẻ chặt đầu con trai riêng, chặt đứa bé ra từng khúc rồi mang đi nấu súp cho chồng ăn Người cha ăn vừa ăn vừa tắm tắc khen ngon
mà không biết rằng là thịt con trai mình
Trong Tấm Cám (Việt Nam) cũng là một ví dụ điển hình cho motif mẹ ăn lầm
thịt con mà biểu hiện rõ nhất là ở đoạn kết Hành động dội nước sôi vào Cám và làm mắm
từ thịt con Cám gửi về cho mụ dì ghẻ ăn được xem là một hành động trả thù chứ không mang yếu tố trừng phạt thường thấy Người mẹ ghẻ lúc nào cũng ra sức chèn ép khi Tấm còn sống chung một nhà với bà ta, bày mưu tính kế khi Tấm đã trở thành hoàng hậu rồi thành công giết chết Tấm để Cám thay chị vào cung làm vợ vua Nhưng đến cuối cùng “ở hiền thì gặp lành”, Tấm sống dậy và quay trở về làm hoàng hậu, dội nước sôi Cám và mang
đi làm mắm biếu người mẹ ghẻ Người mẹ ghẻ phải đau đớn ngậm ngùi ăn thịt con mình cũng xem như là quả báo vì những điều độc ác bà ta đã làm
Với truyện Anh Roland yêu dấu cũng dựa trên motif mẹ ăn lầm thịt con nhưng
hơi khác một là mụ phù thủy đồng thời là mụ dì ghẻ ra tay giết chết con riêng nhưng vì người con riêng thông mình đã thoát khỏi cáu chết Còn mụ dì ghẻ lại vô tình giết chết con gái ruột của mình Rồi bà ta điên loạn ra sức trả thù cô con gái riêng nhưng bất thành và tự chuốc lại những kết cục xứng đáng cho sự độc ác, người con riêng thì sống cùng chồng hạnh phúc
Cũng là cốt truyện tương tự, những câu chuyện như :The Little Boy and The Wicked Stepmother (Romania); The Crow’s Nest (Hungary); The Girl and The Boy
(Austria) Thể hiện rõ motif mẹ ăn lầm thịt con chung quy lại là việc mụ dì ghẻ tàn độc luôn tìm cách sát hại con riêng của chồng vì nhiều lí do khác nhau vì sự ích kỷ và xấu xa của con người Những thủ đoạn nhằm xóa sổ đứa trẻ con riêng được thực hiện một cách man rợ và thiếu đi tình người, rồi chính bà lại giết hoặc ăn nhầm chính con mình rồi đến cuối cùng bà ta phải trả giá cho những hành động độc ác của mình bằng cách này hay cách khác
Qua những câu chuyện với motif rùng rợn mẹ ăn lầm thịt con, ta có thể thấy ẩn đằng sau đó là một thông điệp, câu chuyện đề cập đến những vấn đề có trong thực tại và hướng về cách giải quyết mang tính nhân văn, nhân bản sâu xa “ác giả ác báo” Vấn nạn
“bạo hành trẻ em” được thể hiện rõ ràng qua từng câu chuyện trên Nguyên nhân đến từ
lòng tham và sự ích kỷ của con người, mụ dì ghẻ trong Cây đổ tùng vì không muốn đứa
con trai dành tài sản với con bà nên đã ra tay tàn độc, sống trong một chế độ phụ quyền, con trai thường được coi trọng hơn con gái Mụ dì ghẻ lo sợ con gái của bà sẽ bị đứa con
Trang 9trai ức hiếp và tranh dành hết tài sản thế nên những ý nghĩ đó đã đôn đúc cho những hành động tội lỗi mang tính rùng rợn
Cũng có khi bắt nguồn từ mâu thuẫn con riêng và dì ghẻ, mối quan hệ mà từ lâu người đời không cho là tốt đẹp Khi đứa con riêng bị đối xử bất công và tàn nhẫn Câu chuyện lên án những việc bạo hành trẻ em, những hành động bạo lực có phần làm người độc vừa tức giận vừa ghê sợ và đặt câu hỏi vì đâu con người lại độc ác đến thế? Không những bị đối xử bất công mà nhiều lần bị hãm hại ảnh hưởng đến tính mạng, phải chết đi
và hóa thân nhiều lần mới có thể dành lấy lại hạnh phúc và công bằng cho mình Đến cuối cùng, những kẻ gây ra hành động bạo lực mang tính chất mang rợ lên người khác phải hứng chịu quả báo cho nghiệp mình tạo ra Vì hành động thiếu tình người nên phải nhận lại cái kết “máu lạnh”, ăn nhầm thịt con đẻ của mình hoặc kết thúc sinh mệnh
2.3 Motif đứa trẻ không vâng lời
Với motif đứa trẻ không vâng lời ta có thể đề cập đến câu chuyện cổ tích Nga là
Chị gái Alenushka và em trai Ivannushka Hai chị em này mồ côi cha mẹ từ sớm, sống dựa
vào nhau, ngày ngày phải đi làm ở ngoài đồng cỏ rất là vất vả Nhưng vì trong một lần khát nước nhưng chị Alenushka đã cảnh báo không được uống nước trên đồng cỏ, nó sẽ biến
em thành động vật Vì quá khát, Ivanushka đã không vâng lời chị mà uống nước thế là Ivanushka đã biến thành một dê Về sau chị Alenushka cưới một thương gia giàu có và mang con dê sống chung với mình, hết mực yêu thương Nhưng một lần do sơ xuất thì cô
bị mụ phù thủy dụ dỗ và yếm bùa phép, rồi bà ta giả dạng thành cô chiếm hết tình yêu của chồng cô Chú dê nhỏ cũng là em trai cô ra sức thương hại chị, ngày nào cũng đến nơi chị
bị giam giữ mà khóc than Một ngày nọ, mụ phù thủy độc ác kia muốn giết thịt con dê, biết không sống được chạy đến chỗ chị vĩnh biệt lần cuối, đúng lúc có người tình cờ đi ngang qua, biết được sự tình và bảo vị thương gia đến cứu vợ mình Thế là Alenushka được cứu
và con dê cũng quay lại hình dạng người như ban đầu, còn mụ phù thủy thì bị buộc vào đuôi ngựa và kéo lê trên cả một cánh đồng
Kiểu truyện mụ phù thủy ăn thịt người ở đây thể hiện rõ qua chi tiết mụ phù thủy
cố gắng dìm chết Alenushka để hóa thân thành nàng và chiếm lấy hạnh phúc của nàng, song song đó biết chú dê trắng là em trai nàng nên mụ ta lại càng muốn giết thịt chú dê tội nghiệp Motif đứa trẻ không vâng lời ở đây thể hiện ngay ở chi tiết mặc dù đã được chị mình nhắc nhở nước chứa lời nguyền, nếu uống sẽ bị biến thành con vật nhưng Ivanushka
đã không vâng lời chị mà uống nước, và kết quả đúng thật cậu ta bị biến thành một con dê
Có thể nói, với motif đứa trẻ không vâng lời được sử dụng trong nhiều câu chuyện khác nhau trong đó có câu chuyện chúng ta đang đề cập, một phần nào đó trong thông điệp được gửi gắm một lời cảnh cáo cho con người Nếu biết trước kết quả tồi tệ của việc dự
Trang 10định làm thì tốt hơn hết con người đừng làm để tránh những sự việc không mong muốn xảy ra Bên cạnh đó, việc biến thành “con dê” của cậu bé trong câu chuyện trên cũng là một hình phạt thích đáng dành cho những đứa trẻ đã không vâng lời Hình ảnh mụ phù thủy già xấu xa trong câu truyện này cũng là một nhân vật phản diện, đóng vai trò là chướng ngại vật trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của nhân vật chính diện, chi tiết bà ta bị trừng phạt cũng đồng thời gỡ nút thắt cho nhân vật Nhân vật bị hóa thành con vật chính thức trở lại hình người và có cuộc sống hạnh phúc
3 Kết luận
Như vậy qua việc tìm hiểu, phân tích kiểu truyện mụ phù thủy ăn thịt người với những motif biến thể như: motif đi vào rừng/ bỏ con, motif ngôi nhà bánh kẹo, motif đứa trẻ không vâng lời, motif mẹ ăn lầm thịt con thuộc phạm vi khảo sát đa dạng những truyện
cổ tích của các quốc gia với nền văn hóa có giống có khác Nhìn chung, các motif trên đều phán ánh lên một vấn đề có thực, vừa có ý nghĩa phê phán giai cấp bóc lột, thực trạng đời sống thối nát dồn con người đến chân tường, vừa phản ánh những hình thức đặt ra thử thách, cửa ải để nhân vật phải vượt qua và tìm kiếm hạnh phúc của mình
Chúng ta thấy rằng, giữa các truyện thuộc các quốc gia khác nhau có những motif giống nhau, những chi tiết truyện gần như tương đồng và có tính ổn định, bền vững trong xuyên suốt cả kiểu truyện Có thể lí giải điểm tương đồng đó bằng nhiều lí do trong đó có quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, có nét tương đồng về văn hóa và nguồn cội ở những quốc gia phương Tây (Đức, Pháp, Hungary, ) và phương Đông (Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, ) Bên cạnh đó, ta vẫn thấy trong những motif truyện không hẳn có nét tương đồng hoàn toàn, có những kiểu truyện cũng với motif đó nhưng những chi tiết sẽ được chia tách nhỏ hơn thể hiện được đặc trưng văn hóa, tính dân tộc riêng thuộc một quốc gia Và điều đó sẽ làm nên điểm khác biệt, tính thương hiệu của bất kỳ dân tộc, quốc gia nào trong quá trình nghiên cứu folklore trên thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tấn Đắc (2001) Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif Hà Nội: NXB Khoa
học Xã hội
Nguyễn Thị Huế (2012) Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Lao động Vexelopxki (1938) Tuyển tập các công trình nghiên cứu Tập 16 Lêningrat xuất bản Hán, Trần Đình Sử & Nguyễn Khắc Phi (2009) Từ điển thuật ngữ Văn học Hồ Chí Minh:
NXB Giáo dục