1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo học phần kỹ thuật an toàn và môi trường ecgônômi Đối với ngành cơ Điện tử kỹ thuật an toàn Đối với máy tiện vấn Đề Ô nhiễm môi trường nước và các giải pháp công nghệ

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Học Phần Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
Tác giả Lê Minh Nhật
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Việt
Trường học Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã sử dụng nguyên tắc “Công thái học” để thiết kế các công cụ, thiết kế và tổ chức nơi làm việc và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy thuật ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất

và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả

là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân người lao động Mặc dù, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, máy móc dần thay thế con người trong sản xuất nhưng lao động cùa con người vẫn là nhân tố chính quyết định năng suất,chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất Đây là quá trình hoạt động đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phúc tạp và ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro Vì vậy, việc xuất hiện các tai nạn lao động và bệnh nghề nhiệp là rất khó tránh khỏi Để hạn chế các sự việc trên xuất hiện, khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức về công tác bảo hộ lao động, an toàn

lao động để bảo vệ cho mình và mọi người xung quanh Học phần Kỹ thuật an toàn & môi trường là một học phần quan trọng và rất cần thiết cho mỗi sinh viên

chúng ta Học phần cung cấp cho chúng ta kiến thức về công tác bảo hộ lao động; phòng, chống các bệnh nghề nghiệp và các giải pháp bảo vệ môi trường

Trong bài báo cáo trình bày 3 chuyên đề:

1 Chuyên đề 1: Ecgônômi đối với ngành cơ điện tử

2 Chuyên đề 2: Kỹ thuật an toàn đối với máy tiện

3 Chuyên đề 3: Vấn đề ô nhiễm môi trường nước và các giải pháp công nghệ

Vì nội dung chương trình học khá rộng nhưng thời gian nghiên cứu còn ít và sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo cáo Rất mong thầy thông cảm và góp ý để em

có thể cải thiện kỹ năng làm báo cáo Sau cùng, xin xin chân thành cảm ơn thầy

đã truyền đạt lại những kiến thức quan trọng và bổ ích về học phần Kỹ thuật an toàn & môi trường cũng như những kiến thức chuyên sâu về ngành em đang theo

học

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 12 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Minh Nhật

Trang 3

SVTH: Lê Minh Nhật 4 MSV: 101190297

CHUYÊN ĐỀ 1:

ECGÔNÔMI ĐỐI VỚI NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

I ECGÔNÔMI

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ecgônômi

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ecgônômi thế giới

Khái niệm Ecgônômi đã xuất hiện trong bối cảnh nền văn hoá của Hy Lạp cổ đại

Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã sử dụng nguyên tắc “Công thái học” để thiết kế các công cụ, thiết kế và tổ chức nơi làm việc và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy thuật ngữ Công thái học được sử dụng để nói về Ecgônômi

Năm 1857, tác giả Wojciech Jastrzebowski đã có bài báo đề cập đến “Ecgônômi

như là một lĩnh vực khoa học về lao động dựa trên cơ sở nguyên lý của Khoa học

tự nhiên”.

Đến thế kỷ 19, Frederick Winslow Taylor đã đưa ra lý thuyết về “Khoa học quản

lý và tổ chức lao động” Trên cơ sở nghiên cứu phân tích kỹ các thao tác trong lao

động, Taylor đã tiến hành cải tiến các thao tác, bấm giờ, định mức, cải tiến công

cụ, tổ chức lao động khoa học để tạo nên phương pháp lao động mới, có năng suất cao hơn

Sau Taylor, Lilian Gilbreth đã đưa ra lý thuyết “Thời gian và nghiên cứu chuyển

động” và đã đi sâu nghiên cứu các thao tác trong lao động, loại bỏ các thao tác

thừa, tổ chức lại chỗ làm việc Nhờ đó Gilbreth đã đưa năng suất lao động của người công nhân tăng cao nhiều lần

Từ Taylor rồi Gilbreth và tiếp theo đó là nhiều tác giả khác đã đi sâu nghiên cứu, đưa ra nhiều phương pháp tổ chức lao động khoa học dựa trên cơ sở phân tích các thao tác, nghiên cứu các chuyển động của các bộ phận cơ thể người công nhân trong lao động Từ đó đưa ra các định mức lao động để phân giao công việc,trả lương cho công nhân Một loạt phương pháp nghiên cứu chuyển động đã ra đời như :

- Phương pháp Taylor (1905)

- Phương pháp Gilbeth (1918)

- Phương pháp MTA (Motion - Time - Analyse) (1925)

- Phương pháp của Joppe (1932)

- Phương pháp W.F (Work - Factors) (1945)

- Phương pháp MTM (Methods - Time - Measurement) (1948)

Năm 1943 Trung úy phi công người Mỹ Alphonse Chapains đã phát hiện ra rằng

những “lỗi của phi công” có thể giảm đi nếu như việc thiết kế các buồng lái được

hợp lý hơn

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II và tiếp theo những năm phát triển sau đó, trong các ngành sản xuất công nghiệp như chế tạo ô tô, kỹ thuật hàng không,

Trang 4

SVTH: Lê Minh Nhật 5 MSV: 101190297

kiến trúc, xây dựng, công nghệ thông tin và nhiều ngành khác, khoa học Ecgônômi

đã được ứng dụng, có bước phát triển mới, đa dạng hơn, hướng vào cả 2 mục tiêu

cơ bản là năng suất và bảo vệ sức khỏe người lao động Cùng với sự phát triển

trong các ngành công nghiệp, khoa học Ecgônômi đã trở thành một môn khoa học được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học, là lĩnh vực được nhiều nước đào tạo bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sỹ

Về mặt tổ chức, từ năm 1949, ở Anh đã thành lập Hội nghiên cứu Ecgônômi (ERA), tiếp sau đó là sự ra đời Viện nghiên cứu Ecgônômi và yếu tố con người Năm 1954 ở Mỹ cũng đã thành lập Hội yếu tố con người và Ecgônômi Nhiều nước khác cũng lần lượt thành lập Hội Ecgônômi của mình và thành lập một số Trung tâm, Viện nghiên cứu, các Khoa nghiên cứu và giảng dạy về Ecgônômi như

ở Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển…Ở Liên Xô cũ, khoa học Ecgônômi cũng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều cơ sở như ở Viện nghiên cứu về Mỹ thuật Công nghiệp, Viện khoa học lao động, Viện bảo hộ lao động từ những năm 60 của thế kỷ trước Năm 1954, Hội Ecgônômi quốc tế (IEA) cũng đã được thành lập

1.1.2 Quá trình ứng dụng và phát triển ecgônômi ở Việt Nam

Ở Việt Nam, BS Nguyễn Khắc Viện đã gọi Ecgônômi là Công thái học và Tự điển Bách khoa Việt Nam cũng đã định nghĩa Ecgônômi là Công thái học (Trang

22, Tập 2, NXB Từ điển Bách khoa - Hà Nội 2002)

Những năm 60 ÷ 70 của thế kỷ trước, cùng với sự ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, vấn đề Ecgônômi cũng đã được bắt đầu nêu lên và được nghiên cứu ứng dụng trong quá trình phát triển của đất nước

Ban đầu khoa học Ecgônômi được đặt ra ở nước ta chủ yếu từ góc độ tổ chức lao động khoa học, cải tiến thao tác và định mức lao động trong các xí nghiệp Một số tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài và một số được dịch từ tiếng nước ngoài cũng như một vài tài liệu được tác giả Việt Nam biên soạn có liên quan đến Ecgônômi như :

- Tài liệu bằng tiếng Nga của P.M.Kéc-gen-xép, 1968

- Học tập quản lý (Tài liệu dịch từ tiếng Nga) của I.V.Pa-ra-mô-nốp, NXB Lao động 1973

- Khoa học lao động, Nguyễn Văn Lê, NXB Lao động năm 1975

- Hằng số sinh học người Việt Nam - NXB y học, Hà nội năm 1975

Và một số tài liệu, bài báo có liên quan khác

Bắt đầu vấn đề Ecgônômi được đặt thành chủ đề của một số đề tài nghiên cứu và ứng dụng của một số nhà khoa học của Khoa học Y học lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và sau này là Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường.Bước sang những năm 80 của thế kỷ trước và những năm tiếp theo, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực có liên quan đến Ecgônômi được các nhà

Trang 5

SVTH: Lê Minh Nhật 6 MSV: 101190297

khoa học nước ta, đặc biệt là ở Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ y

tế, Viện Bảo hộ lao động - TLĐLĐ Việt Nam tiến hành, trong đó có đề tài cấp nhà nước 58.01.03 thuộc chương trình tiến bộ KHKT trọng điểm của Nhà nước 58.01,

do Viện BHLĐ chủ trì tiến hành trong giai đoạn 1981-1985 về vấn đề “Ứng

dụng Ecgônômi vào BHLĐ và áp dụng các dữ kiện nhân trắc học vào quá trình lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân” Một số tài liệu, sách

được biên soạn trong đó có “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi

lao động” gồm 3 tập được biên soạn và phát hành sau 15 năm nghiên cứu vấn đề

này (1984 đến 1995) do Viện BHLĐ biên soạn Một số tài liệu giảng dạy, tổng luận phân tích, nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu được công bố trong các kỷ yếu công trình khoa học, trên các tạp chí hoặc trong các Hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia

Môn học Ecgônômi cũng được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trường Trung cấp ở nước ta

Chúng ta cũng đã đưa vào phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ - phương pháp WISE, của tổ chức lao động quốc tế ILO, ứng dụng ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước đạt kết quả bước đầu

Từ năm 2000, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng Nhà nước đã thành lập Ban Kỹ thuật TC 158 để giúp Tổng cục về Ecgônômi biên soạn, chuyển dịch các tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO về Ecgônômiđể chấp nhận thành tiêu chuẩn Việt Nam Hiện nay, từ 2010, Ban đã thành lập 5 tiểu ban (SC1 đến SC5) và đang có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cho sự ra đời các TCVN

về Ecgônômi ở Việt Nam

Tất cả những kết quả trên cho thấy khoa học Ecgônômi ngày càng được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển ở nước ta

1.2 Định nghĩa về Ecgônômi

1.2.1 Thuật ngữ Ecgônômi

Ecgônômi(Ergonomisc -theo tiếng Anh) xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp:

“ergo”- nghĩa là công việc, lao động và “Nomos”- nghĩa là qui luật Xuất xứ đó

đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của Ergonomis – mà theo cách dịch ra tiếng Việt đã được công nhận trong các tiêu chuẩn và từ điển ở nước ta là Ecgônômi - là khoa học nghiên cứu về những qui luật của lao động, hay nói 1 cách khác là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và lao động

1.2.2 Định nghĩa về Ecgônômi

Ecgônômi (Ergonomics là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích

ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẩu, tâm lý, sinh lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người

Trang 6

SVTH: Lê Minh Nhật 7 MSV: 101190297

1.2.3 Một số định nghĩa khác

Hội Ecgônômi quốc tế (IEA) đã đưa ra định nghĩa về Ecgônômi như sau:

“Ecgônômi (hay các yếu tố con người) là một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu sự tương thích giữa con người và các yếu tố khác của hệ thống và công việc bằng cách áp dụng lý thuyết, các nguyên tắc, các số liệu và các phương pháp

để thiết kế nhằm đạt được tối ưu hoá lợi ích của con người và hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống”.

Michael J Smith, trong Bộ Bách khoa toàn thư về ATVSLĐ, tập 2, do Tổ chức Lao động quốc tế ILO xuất bản lần thứ 4, Geneva 1998, đã đưa ra định

nghĩa:“Ecgônômi công nghiệp là môn khoa học về sự tương thích giữa môi trường làm việc và các hoạt động nghề nghiệp với khả năng, kích thước và các nhu cầu của con người Ecgônômi giải quyết các vấn đề về môi trường làm việc vật chất, việc thiết kế các công cụ và công nghệ, thiết kế nơi làm việc, các nhu cầu công việc và tải trọng sinh lý, cơ sinh đối với cơ thể con người Mục tiêu của Ecgônômi công nghiệp là nhằm tăng cường tính tương thích giữa những người lao động, môi trường làm việc, các công cụ và nhu cầu về nghề nghiệp của họ Khi tính tương thích kém thì các vấn đề về stress và sức khoẻ có thể xảy ra”.

Theo cuốn Từ điển Lewis về An toàn và sức khoẻ lao động và môi trường

(J.W.Viconli – USA 2000) thì: “Ecgônômi là một hoạt động gồm nhiều nguyên tắc tập trung vào sự tương thích giữa con người và toàn bộ môi trường làm việc của họ, với sự quan tâm đến những người phải chịu stress do phải làm việc trong môi trường nóng, thiếu ánh sáng, ồn, cũng như những vấn đề liên quan tới các công cụ và thiết bị tại chỗ làm việc Ecgônômi còn được coi như là các yếu tố con người và những yếu tố kỹ thuật liên quan đến con người”.

1.3 Sự tác động giữa Người – Máy – Môi trường

Sơ đồ mô tả mối quan hệ Người – Máy – Môi trường

Trang 7

SVTH: Lê Minh Nhật 8 MSV: 101190297

Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế, tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện, tập trung vào việc tối ưu hoá môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường Khả năng sinh học của con người thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi giới hạn nào đó, vì vậy thiết bị thích hợp cho một nghề thì trước hết phải thích hợp với người sử dụng nó và vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị người

ta phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với với người điều khiển nó Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng cần phải bảo đảm sự thuận tiện cho người lao động khi làm việc nhất là các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng Ngoài ra các yếu tố về tâm lý,

xã hội, thời gian và tổ chức lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động

1.4 Mục tiêu của Ecgônômi

Từ những phân tích trên ta thấy mục tiêu của Ecgônômi là:

- Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của con người;

- Hướng tới sự tiện nghi cho con người, tức là làm cho các đối tượng kỹ thuật phù hợp với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm lý, sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người;

- Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động;

- Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động)

1.5 Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc

Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp Hiện tượng bị chói loá do chiếu sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh, tạo nên tâm lý khó chịu

Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần được chú ý, khi nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hoá, xã hội,

có thể dẫn đến hậu quả xấu Chẳng hạn người Châu Á nhỏ bé phải làm việc với máy móc, phương tiện được thiết kế cho người Châu Âu to lớn

Nhân trắc học Ecgônômi với mục đích nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động với yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện nhất cho người lao động khi làm việc để có thể đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người lao động

1.6 Những nguyên tắc Ecgônômic trong thiết kế hệ thống lao động

Trang 8

+ Cơ sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động

+ Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật

- Thiết kế không gian làm việc và pương tiện lao động:

+ Thích ứng với kích thước người điều khiển

+ Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động

+ Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi

- Thiết kế môi trường lao động: Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người

- Thiết kế quá trình lao động: Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ

an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dể dàng thực hiện mục tiêu lao động Cần phải loại trừ sự quá tải, gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm lý của người lao động

II ECGÔNÔMI ĐỐI VỚI NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ

2.1 Đánh giá Ecgônômi vị trí lao động

Ưu tiên thực hiện giải pháp cải thiện Ecgônômi tại vị trí lao động (trên cơ sở có tính đến tính khả thi tại công ty) bao gồm:

- Cải tiến bố trí nơi làm việc để giảm gánh nặng cơ xương khớp Đảm bảo công nhân làm công việc ở tư thế đứng ở gần và các thao tác thực hiện ở phía trước họ

- Trang bị ghế có tựa lưng hay ghế nửa đứng nửa ngồi có điều chỉnh độ cao cho công nhân làm công việc đứng để thỉnh thoảng họ ngồi, có chỗ để chân thoải mái

- Trang bị ghế (điều chỉnh được độ cao) và có tựa lưng (phù hợp, điều chỉnh được tựa lưng) cho công nhân làm việc ngồi

- Giảm gánh nặng lao động, giảm căng thẳng thần kinh tâm lý, tạo điều kiện cho công nhân tỉnh táo khi làm việc (luân phiên công việc, có thể thay đổi tư thế, có thời gian nghỉ giải lao

2.2 Một số giải pháp cải thiện Ecgônômi

1 Đối với vị trí lao động

- Đề xuất cung cấp thảm chống mệt mỏi cho người lao động khi phải đứng trong thời gian dài Thảm chống mệt mỏi giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn và giảm mệt mỏi, gánh nặng dồn lên chi dưới và vùng thắt lưng, làm cho người

Trang 9

SVTH: Lê Minh Nhật 10 MSV: 101190297

lao động cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, giúp tăng năng suất lao động, lại đảm bảo sức khỏe cho người lao động

2 Đối với môi trường lao động

- Đảm bảo kích thước không gian di chuyển, thao tác Trao đổi không khí, cân bằng nhiệt, màu sắc, âm thanh, rung động, bức xạ… phải đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, không được nằm ở giới hạn trên hoặc giới hạn dưới

- Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và các hoạt động chức năng của con người

3 Đối với quá trình lao động

- Thiết kế quá trình lao động phù hợp, khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái mà dễ dàng thao tác với công việc của họ

- Cần phải loại trừ sự quá mức, quá tải, gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn dưới của chức năng hoạt động tâm lý của cá nhân từng người lao động

Trang 10

Máy tiện được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, các khu công nghiệp lớn, vừa

và nhỏ để gia công các chi tiết làm các sản phẩm đa dạng như: các chi tiết dạng trục, các đồ gá, chốt pin, hay dùng để đánh bóng các trục,…

Hình 1: Máy tiện cơ(Nguồn: https://upviet.com.vn/gia-cong-cat-got/may-tien-co.html)

1.2 Nguyên lý hoạt động của máy tiện

- Chuyển động của phôi: Phôi (chi tiết) được kẹp giữa hai giá đỡ cứng và chắc gọi là mũi tâm hoặc trong mâm cặp hoặc đĩa mặt quay (mâm phẳng) Thông qua xích truyền động trong ụ trục chính nhờ sự ăn khớp của các cặp bánh răng sẽ truyền chuyển động để phối quay tạo ra tốc độ cắt Tốc độ cắt được qui ước làR.P.M hoặc là vòng/phút Tùy kích cỡ phôi, vật liệu phôi và dao cắt, chế độ tưới nguội cũng như yêu cầu chất lượng bề mặt gia công để chọn tốc độ cắt tương ứng

để tối ưu sản phẩm

- Chuyển động chạy dao: Dụng cụ cắt được giữ chắc chắn và được đỡ trong đài dao được ăn khớp với công việc quay vòng Các hoạt động cắt thông thường được thực hiện với dụng cụ cắt được đưa song song hoặc vuông góc với trục của

Ngày đăng: 23/12/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w