1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp hoàn thiện quy Định của pháp luật về chính quyền Địa phương Ở Đô thị

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Về Chính Quyền Địa Phương Ở Đô Thị
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Pháp luật về chính quyền địa phương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 242,48 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.... Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, đưa ra

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 1

“GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ ”

HÀ NỘI - Năm 2024 LỜI CAM ĐOAN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Pháp luật về chính quyền địa phương

Mã phách: ………

Trang 2

Em xin cam đoan bài Tiểu luận với đề tài “Giải pháp hoàn thiện quy định của

pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị ” là đề tài nghiên cứu của em trong quá

trình học tập Học viện Hành chính Quốc gia dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ mônPháp luật về chính quyền địa phương

Bài nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, các nội dung và kết quả nghiên cứu đềutrung thực dựa trên các tài liệu với nội dung có giá trị, chính xác và chưa được công bốtrong các công trình khác Nếu không đúng, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bàinghiên cứu của mình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và tích luỹ liến thức ở học phần phương pháp nghiên cứukhoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia, em đã hoàn thành tiểu luận của mình Emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chấtvới hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm,nghiên cứu thông tin

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiếnthứcvà vận dụng vào bài tiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được

sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy (cô) để bài tiểu luận được hoàn thiệnhơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội , ngày 24 tháng 9 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 8

5 Kết cấu của tiểu luận 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ 9

1.1 Một số khái niệm về chính quyền địa phương ở đô thị 9

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương 9

1.1.2 Khái niệm chính quyền địa phương ở đô thị 10

1.2 Tính chất của chính quyền địa phương ở đô thị 10

1.3 Chức năng của chính quyền địa phương ở đô thị 10

1.4 Khái quát cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở đô thị 12

Tiểu kết chương 1 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 13

2.1 Thực trạng 13

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương 13

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận 14

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của hính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương 15

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường, thị trấn 16

2.2 Đánh giá chung thực trạng pháp luật về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền địa phương ở đô thị của nước ta hiện nay 17

Trang 5

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được 172.2.2 Những hạn chế, bất cập còn tồn tại 18

Tiểu kết chương 2 20 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ 21 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị 21 3.2 Những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị 21

3.2.1 Luật hoá mô hình chính quyền đô thị 213.2.2 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy chính quyền 233.2.3 Hoàn thiện pháp luật về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương

và chính quyền địa phương 233.2.4 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở các đô thị 253.2.5 Tăng cường và đổi mới vai trò của người đứng đầu chính quyền ở địa

phương 253.2.6 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại các địa phương 26

Tiểu kết chương 3 27 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mới được thành lập, Chủ tịch HồChí Minh rất quan tâm tới việc xây dựng chính quyền các cấp, nhất là chính quyền ở cácđịa phương Người cho rằng, chính quyền địa phương nằm trong hệ thống chính quyềnnhà nước được tổ chức chặt chẽ và thống nhất từ trung ương cho đến cơ sở, chính quyền

từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Chính quyền địa phương ở đô thị có vị trí,vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung, trong bộ máy nhà nước nóiriêng, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân; là nơi trực tiếp triểnkhai, thực hiện chính sách, và pháp luật của Đảng và Nhà nước, chăm lo mọi mặt đờisống cho nhân dân ở địa phương ở đô thị Để tổ chức bộ máy và hoạt động của chínhquyền địa phương ở đô thị được xây dựng một cách tinh gọn, bảo đảm tính khoa học vàhoạt động hiệu lực, hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với sự tham giacủa nhiều cơ quan, tổ chức, huy động và phát huy ý kiến, sáng kiến, trí tuệ của người dân,doanh nghiệp

Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, đưa ra các giải pháphoàn thiện quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị để nâng cao nănglực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và “xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì

Nhân dân” Hiểu được tầm quan trọng em xin chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quy

định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị ” Thông qua việc nghiên cứu

tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đô thị phát hiện ra hạn chế, tồn tại,bất cập để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp đổi mới, hoàn thiện tổ chức vàhoạt động chính quyền địa phương nói chung và chính quyền ở đô thị nói riêng

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt độngcủa chính quyền địa phương đô thị cũng như thực tiễn hiện nay, từ đó kiến nghị đưa ranhững phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện quy định của pháp luật vềchính quyền địa phương ở đô thị

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tiểu luận đã đề ra những nhiệm vụ cụthể như sau:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của chính quyềnđịa phương ở đô thị

Trang 8

- Đánh giá những kết quả thành tựu đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế đó trong tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đô thị.

- Đề xuất những giải pháp chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng, đưa ra một

số kiến nghị, giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện quy định của pháp luật về chínhquyền địa phương ở đô thị trong tình hình hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoạt động của về chính quyền địaphương ở đô thị hiện nay

Phạm vi nghiên cứu mà đề tài đặt ra chỉ giới hạn ở những vấn đề lý luận và thực tiễnliên quan tới về chính quyền địa phương ở đô thị

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chính

quyền địa phương ở đô thị” đã giúp em có nhận thức rõ hơn về hệ thống về tổ chức và

hoạt động của chính quyền địa phương ở đô thị Trên cơ sở lý luận về tổ chức chínhquyền địa phương, phân tích một cách có hệ thống thực trạng, tổ chức và hoạt động,những khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế này Đưa ra những phương hướng,giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở

đô thị

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung của bài tiểuluận gồm 3 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính quyền địa phương ở đô thị

Chương 2: Thực trạng pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương ở đô thị hiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chính quyền địa phương

ở đô thị

Trang 9

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ 1.1 Một số khái niệm về chính quyền địa phương ở đô thị

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "chính quyền địa phương", xuất phát từcách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau của các nhà khoa học và nhà quản lý.Tuy vậy, xét ở bình diện chung, quan niệm chính quyền địa phương theo nghĩa hẹp, tức

là một cấu trúc tổ chức nhà nước, bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (Ủyban hành chính) được tổ chức và hoạt động theo các quy định của Hiến pháp và Luật Tổchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ứng với mỗi cấp hành chính - lãnh thổ xácđịnh được tán đồng phổ biến và đang được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay.Khác với nhiều nước, bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta là một hệ thống thốngnhất các cơ quan nhà nước và được thành lập hầu như giống nhau ở tất cả các đơn vị hànhchính

Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhànước Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nướcvào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nàođịnh nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ

và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành

Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân

và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứngđối với các đơn vị hành chính sau đây:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh);

- Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã (cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (cấp xã)

Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1 Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111)

Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, chính quyềnđịa phương được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính - lãnh thổ, bao gồm: chính

Trang 10

quyền cấp tỉnh; chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã Hiện nay, tính đến01/10/2007, nước ta có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có: 59 tỉnh và

5 thành phố trực thuộc Trung ương; 681 đơn vị cấp huyện, trong đó có: 549 huyện (có 5huyện đảo), 45 quận, 40 thành phố thuộc tỉnh, 47 thị xã; 10.974 đơn vị cấp xã, trong đó

có 9.101 xã, 1.263 phường, 610 thị trấn

1.1.2 Khái niệm chính quyền địa phương ở đô thị

Chính quyền đô thị là một dạng cụ thể của chính quyền địa phương, được tổ chứcphù hợp với các đặc điểm của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các điều kiện

tự nhiên của đô thị, nhằm quản lý đô thị và mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của chínhquyền địa phương Chính quyền đô thị vừa thể hiện các vấn đề chung của chính quyềnđịa phương về bản chất, vị trí, vai trò, chức năng đại diện của Nhân dân và các mối quan

hệ giữa chính quyền các cấp theo quy định của pháp luật, vừa thể hiện các yêu cầu đặcthù riêng của phương thức tổ chức, quản lý và phát triển đô thị

1.2 Tính chất của chính quyền địa phương ở đô thị

Thứ nhất, chính quyền đô thị là bộ phận không thể thiếu của bộ máy nhà nước đểthực hiện chức năng của nhà nước trong một phạm vi lãnh thổ;

Thứ hai, chính quyền đô thị là thiết chế quyền lực, là cơ quan nhà nước đại diện chonhân dân địa phương và phục vụ nhân dân trên một địa bàn nhất định

Chính quyền đô thị không thể tách biệt độc lập và có mối quan hệ trực thuộc vớichính quyền trung ương Chính quyền đô thị chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả khi cómột cơ chế đủ linh hoạt cho sự chủ động và sáng tạo, phù hợp với đặc thù của đô thị Vìthế, cần đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền đô thị, tăng tính chủ động trong hoạt độngquản lý của chính quyền đô thị, tăng cường quyền lực cho người đứng đầu Ở môi trườngchính quyền đô thị sẽ giúp cho người đứng đầu đô thị đó thích ứng và mạnh dạn đưa raquyết định nhanh, xử lý nhanh và chịu trách nhiệm nhiều vấn đề quan trọng của đô thị.Đồng thời, giới hạn sự can thiệp từ chính quyền trung ương đến chính quyền đô thị Xâydựng chính quyền đô thị phải bảo đảm được tính chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhândân Mở rộng sự tham gia của các chủ thể khác nhau vào công việc quản lý đô thị Do đó,xây dựng mô hình chính quyền đô thị phải bao quát và toàn diện trong mối tương quanvới nhân dân địa phuơng, với chính quyền trung ương và các tổ chức khác trong hệthống chính trị

1.3 Chức năng của chính quyền địa phương ở đô thị

Đô thị có những dấu hiệu đặc thù, là trung tâm ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống

xã hội như về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch Đôthị càng lớn càng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, ở cụm địa phương hoặc trên toàn lãnh thổ quốc gia Do đó, chính quyền

đô thị được thành lập không thể tác rời với những đặc thù của đô thị Muốn quản lý đô thị

Trang 11

có hiệu quả, chính quyền đô thị phải phù hợp với mục đích của công tác quản lý, trong đócần xây dựng cho người dân có lối sống văn minh đô thị, tuân thủ pháp luật, pháp quyền Một số chức năng của chính quyền đô thị:

- Chức năng bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân, cung ứng dịch vụ côngbảo đảm tốt nhu cầu của người dân: Trước hết, chính quyền đô thị phải đặt lợi ích củanhân dân lên trên lợi ích của chính quyền Chính quyền đô thị được thành lập ra để ngườidân được hưởng lợi nhiều hơn từ những dịch vụ do chính quyền đô thị cung ứng Vì thế,chính quyền đô thị phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ để người dân có cơ hội tiếp cậnquyền tham gia vào quản lý đô thị và giám sát việc quản lý đô thị Phát huy và bảo đảmdân chủ vừa là mục tiêu, là động lực và đặc trưng cơ bản nhất tạo nên mô hình chínhquyền đô thị Ở chính quyền đô thị, cơ quan công quyền nên thực hiện tốt chức năngquản lý bằng khung chính sách và đòi hỏi chính sách phải phù hợp; người dân được chủđộng tham gia xây dựng và phát triển đô thị

- Chức năng quản lý kinh tế đô thị phát triển bền vững: kinh tế đô thị có điểm khácbiệt rất lớn so với kinh tế nông thôn, hải đảo ở sự sôi động, nhộn nhịp và đa dạng loạihình nhưng có xu hướng phức tạp, khó kiểm soát Muốn các đô thị ở Việt Nam phát triểnbền vững, chính quyền đô thị phải quản lý và phát triển đô thị một cách khoa học Kinh tế

đô thị chỉ phát triển bền vững khi chính quyền đô thị giải quyết dứt điểm được các vấn đềnhư việc làm, tắc đường, ngập lụt, hệ thống cống rãnh Bên cạnh đó, giao thông côngcộng cần được ưu tiên và có nhiều biện pháp để người dân tham gia; mạng lưới giaothông cần quy hoạch và phát triển một cách đồng bộ, kết cấu tổng thể Chính quyền đô thịphải chủ động, sáng tạo và linh hoạt và kịp thời trong việc tháo gỡ những khó khăn chongười dân, doanh nghiệp

- Chức năng lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị: Đảng ta nhấn mạnh “Đổimới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và

kế hoạch” Chính quyền đô thị lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị được coi là nềntảng phát triển bền vững kinh tế đô thị Theo đó, chính quyền đô thị phải lập được quyhoạch chung như xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, tổng diện tíchđất đô thị, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật; mô hình phát triển, định hướng phát triểntrung tâm kinh tế, chính trị - hành chính, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế; quyhoạch cơ sở hạ tầng khác như công viên cây xanh, trung tâm thể dục, thể thao, nhà thiđấu cấp đô thị; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ở mặt đất, lòng đất và trêncao và ngầm dưới đất Chính quyền đô thị không làm tốt những việc này sẽ tụt hậu và phávỡ kết cấu đô thị trước sự đô thị hóa diễn ra nhanh như hiện nay Đội ngũ cán bộ côngchức phải đủ năng lực thực thi nhiệm vụ về lập quy hoạch, kế hoạch mới có thể pháttriển đô thị, nhất là các khu đô thị mới phát triển

- Chức năng bảo đảm quyền về an sinh xã hội của người dân đô thị: Thực tế ở tất cả

đô thị, nhất là đô thị lớn hiện nay có số lượng “công dân đô thị” đông đúc và hàng ngày

Trang 12

lượng dân nhập cư tìm kiếm việc làm cũng không ngừng tăng Đây là bài toán khó chochính quyền đô thị vì kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tội phạm và kể

cả phân hoá xã hội, đói nghèo ở đô thị gia tăng Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáodục, khoa học công nghệ nên chính quyền đô thị phải chăm lo cho đời sống của ngườidân ngày càng tốt hơn, các quyền về an sinh xã hội phải bảo đảm ở mức tốt nhất chongười dân

1.4 Khái quát cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở đô thị

Chính quyền địa phương ở đô thị theo Khoản 3, Điều 4 Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương 2015 quy định, gồm:

- Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương;

- Chính quyền địa phương ở quận;

- Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương;

- Chính quyền địa phương ở phường, thị trấn

Theo quy định của pháp luật, tất cả các đơn vị hành chính nêu trên đều có Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của đề tài đã đưa ra các khái niệm, tính chất, chức năng của chínhquyền địa phương ở đô thị Đồng thời trình bày khái quát tổ chức của của chính quyềnđịa phương ở đô thị

Có thể nói, chương 1 là những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài

“Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chính quyền địa phương ở đô thị”

Đây là cơ sở để tìm hiểu về thực trạng tổ chức và hoạt động UBND của chính quyền địaphương ở đô thị nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐÔ THỊ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương

* Hội đồng nhân dân

Căn cứ, Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởikhoản 13 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửađổi 2019) quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trungương như sau:

- Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồngnhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra

- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hộiđồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

- Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Bankinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị

Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban,Phó Trưởng ban và các Ủy viên, số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân doHội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định

- Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở mộthoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Số lượng Tổ đại biểuHội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thườngtrực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ và quyềnhạn:

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hộiđồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dâncùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

- Thông qua kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc Trung ương theo quyđịnh của Luật Đất đai 2013 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phânquyền

Trang 14

- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớntrong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định củapháp luật;

- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư

đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhândân

* Uỷ ban nhân dân

Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là chính quyền địa phương thuộccấp tỉnh Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có từ 9 đến 11 thành viên,gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là Chủ tịch Ủyban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, do Hội đồng nhân dân thành phố trựcthuộc trung ương quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu

Về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thành phố Hà Nội và thành phố HồChí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trựcthuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên làngười đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trungương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an Số lượng và các chức danh

cụ thể của Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn do Ủy bannhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định

Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có 17 cơ quan chuyên môn,bao gồm: Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở CôngThương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng;

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáodục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân

Ở một số địa phương, có thể được tổ chức các sở đặc thù như: Sở Ngoại vụ, BanDân tộc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận

* Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận Chủtịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
4. Quốc hội (2005), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2005
6. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật cán bộ, công chức
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
7. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2013
8. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức chính quyền địa phương
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2015
9. Nguyễn Cửu Việt (2009), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cửu Việt
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2009
10. “Một số nét về chính quyền đô thị của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đề xuất cải cách của giới học giả. http://isos. gov.vn, truy cập ngày 11/09/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét về chính quyền đô thị của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đề xuất cảicách của giới học giả. http://isos. gov.vn
11. Viện Khoa học Tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ. Báo cáo kết quả thực hiện Dự án“Điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị”, năm 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chínhquyền đô thị”
12. Kinh nghiệm tổ chức chính quyền đô thị một số thành phố lớn trên thế giới.http://isos. gov.vn, truy cập ngày 10/09/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tổ chức chính quyền đô thị một số thành phố lớn trên thế giới."http://isos. gov.vn
3. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Khác
5. Quốc hội (2008), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w