1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CTQP&AN - Phòng, chống một số loại tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác những năm gần đây – Trách nhiệm của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

18 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng, Chống Một Số Loại Tội Phạm Xâm Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác Những Năm Gần Đây – Trách Nhiệm Của Sinh Viên Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Công Tác Quốc Phòng & An Ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 181,7 KB

Nội dung

Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn có thể diễn ra ngay tại gia đình người bị hại.Người phạm các tội này thuộc nhi

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm hại đển sự phát triền bình thường, lành mạnh của con người mà còn làm tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình

họ Những hành vi này còn có tác động xấu đến xã hội, nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây búc xúc, nhức nhối trong dư luận Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn có thể diễn ra ngay tại gia đình người bị hại.Người phạm các tội này thuộc nhiều thành phần, lứa tổi khác nhau, không chỉ là người lạ mà những hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự này còn có thể được thực hiện bởi chính người quen của người bị hại hay chính những người thân trong gia đình của người bị hại

Trong thời gian qua, tính chất và mức độ của các hành vi xâm phạm danh

dự, nhân phẩm con người ngày càng nghiêm trọng, báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự văn hóa – xã hội trong cộng đồng Con người vì những cuộc tranh giành tiền bạc, hưởng thụ

mà đôi khi sẵn sàng mưu tính mọi thủ đoạn, thậm chí hạ thấp nhân phẩm danh

dự của người khác để đạt được mục đích của mình như: bôi nhọ thanh danh, nói xấu, vu khống tội ác, lợi dụng và lừa gạt chính người thân , lan truyền những thông tin bịa đặt trên mạng xã hội nhằm hạ thấp uy tín người khác, sẵn sàng làm nhục người khác giữa những nơi đông người như đánh đập, xé đồ rồi kéo lê ra ngoài đường,… để thỏa mãn sự ghen tuông, lòng đố kỵ trong con người mình

Vì vậy, có thể thấy tình hình các vụ tội phạm nhân phẩm, danh dự của con người đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng Do đó, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017) đã quy định rõ về hình phạt đối với các tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác, đồng thời, các cơ quan Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản tăng cường phòng ngừa, phòng chống tội phạm

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, thực tiễn áp dụng các quy định về nhóm tội này trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020; đề xuất các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong thời gian tới

 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của con người

- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- Đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tìm hiểu sâu về dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người; các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh

dự của con người; thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn cả nước trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020 để nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài

 Phạm vi nghiên cứu

– Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến năm 2015

– Về địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi cả nước

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 3

 Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các nghị quyết số 08-NQTW Ngày 02/01/2002

 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp diễn dịch,…

5 Kết cấu của đề tài:

Phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương, 6 mục) phần kết luận, danh mục tài liệu

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I NHẬN THỨC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

1 Khái niệm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

Quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi chính sách

xã hội và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta Đấu tranh bảo vệ quyền con người

là trách nhiệm của Nàh nước và mọi cá nhân trong xã hội, tại Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “1 Mọi người

có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

2 Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định…”

Để đảm bảo và thực hiện các quyền con người, quyền công dân cơ bản được Hiến pháp năm 2013 thừa nhận, Bộ luật hình sự năm 2015 đã dành một chương riêng – Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) quy định về các tội phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và quy định trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện các hành vi phạm tội này Đây là cơ sở quan trọng để các

Trang 5

cơ quan nhà nước và toàn xã hội bảo vệ tốt các quyền con người, quyền cơ bản của công dân

Theo đó, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng

và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ

2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người

- Về khách thể: hành vi đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính

mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác

- Về chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, do đó, tất cả

những người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có nhận thức bình thường đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mình thực hiện

- Về mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

Trang 6

- Về mặt khách quan: người phạm tội phải là người có hành vi bằng lời

nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó

3 Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm

3.1 Các tội xâm phạm tình dục

 Tội hiếp dâm (Điều 111 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng vũ lực, đe

dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.Chủ thể trong xét

xử thực tiễn là nam giới, nữ giới chỉ tham gia với vai trò là người đồng phạm như người tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức

 Tội cưỡng dâm (Điều 113 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng mọi thủ

đoạn khiến người lệ thuộc mình (lệ thuộc có thể về kinh tế, về công tác,…) hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.Trường hợp một người dùng thủ đoạn dụ dỗ, hứa hẹn khiến người phụ nữ lệ thuộc hoặc trong tình trạng quẫn bách thuận tình giao cấu thì hành vi không cấu thành tội này

Trang 7

 Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng vũ

lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi

 Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng

mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

 Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 – Bộ luật hình sự): là hành vi của

người đã thành niên giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.Đây là trường hợp hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân mặc dù người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc khống chế Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi lấy việc giao cấu thuận tình với nạn nhân thì không cấu thành tội này

 Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 – Bộ luật hình sự): là những hành vi có

tính chất kích thích tình dục chứ không có mục đích giao cấu nạn nhân Chủ thể của tội phạm trong tội này là người đã thành niên

Trang 8

3.2 Các tội mua bán người:

 Tội mua bán người (Điều 119 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng tài

sản để trao đổi con người như một thứ hàng hóa Hành vi này có thể được thực hiện khi có hoặc không có sự đồng ý của người bị mua bán Đối tượng tác động của tội phạm là con người từ đủ 16 tuổi trở lên

 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 – Bộ luật hình sự ): Đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em dưới 16 tuổi.

– Hành vi mua bán trẻ em được hiểu tương tự như hành vi mua bán người

Trang 9

– Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ thủ đoạn nào

– Hành vi chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng bất kỳ thủ đoạn nào tách đứa trẻ ra khỏi sự quản lý của cha mẹ hoặc người quản lý hợp pháp để bản thân chủ thể hoặc người khác thực hiện được quyền quản lý với đứa trẻ

3.3 Các tội làm nhục người khác

 Tội làm nhục người khác (Điều 121 – Bộ luật hình sự): là hành vi xúc

phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác Việc đánh giá mức độ xúc phạm có nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội, dư luận xã hội

 Tội vu khống (Điều 122 – Bộ luật hình sự): là hành vi bịa đặt, loan

truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại

Trang 10

đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội

và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

3.4 Nhóm tội khác như:

- Tội lây truyền HIV cho người khác

- Tội cố ý truyền HIV cho người khác

- Tội chống người thi hành công vụ.

4 Nguyên nhân, điều kiện phát triển của tội phạm trên

Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm:

 Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó là:

- Hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc của một bộ phận người trong xã hội

- Đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc

Trang 11

- Đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động bởí những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội

 Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại:

- Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỉ, sa đoạ truy lạc trong một bộ phận nhân dân

- Tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ; những tác động tiêu cực, tàn dư của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó có tội phạm

 Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác

 Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lí của Nhà nước, các cấp, các ngành bao gồm: Sơ hở thiếu sót trong quản lí con người, quản lí văn hoá, quản lí nghề nghiệp kinh doanh

 Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá của người dân

 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội

và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội

Trang 12

 Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót; thể hiện trên các mặt:

- Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm

- Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân

- Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm

ẩn còn nhiều

- Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lí chưa nghiêm minh

- Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa cao

 Công tác quản lí Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở Công tác giáo dục cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở lại còn nhiều

 Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội

II QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG VI PHẠM XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ HÌNH

SỰ 2015

Trang 13

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ

về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý theo các hình thức sau:

 Về chế tài hành chính:

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Hoặc Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định

15/2020/NĐ-CP)

 Về chế tài dân sự:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự).

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra

Ngày đăng: 22/12/2024, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w