- Cùng với việc hình thành cơ quan quản lý nhà nước địa phương, VKSND địa phương cũng được thành lập để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng là một cơ hội cũng quý báu giúp emtiếp cận được môi trường làm việc thực tế bên ngoài môi trường học đường Đểhoàn thành báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viênhướng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này lời cảm
ơn sâu sắc nhất
Tại cơ quan, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong cơ đã quan tâm vàgiúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình tôi thực tập tại Cơ quan Mặc dù đã cố gắnghoàn thành bài báo cáo tốt nhất trong khả năng của mình nhưng không thể tránhkhỏi những thiếu sót nên kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô đểbài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Bảng 2.1: Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2022
Trang 4PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH
PHÚ THỌ
I Tổng quan về Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Huyện Cẩm Khê nằm ở phía hữu ngạn sông Thao, cách thủ đô Hà Nội 80
km và thành phố Việt Trì 40 km về phía Đông Nam Phía Đông tiếp giáp huyệnThanh Ba; phía Tây tiếp giáp huyện Yên Lập; phía Nam tiếp giáp huyện TamNông; phía Bắc tiếp giáp với huyện Hạ Hòa Huyện có 31 đơn vị hành chính gồm
1 thị trấn Sông Thao và 23 xã Dân số huyện Cẩm Khê đến năm 2021 là: 144.882người Tổng diện tích tự nhiên là 234.55 km
- Cùng với việc hình thành cơ quan quản lý nhà nước địa phương, VKSND
địa phương cũng được thành lập để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.VKSND huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1977; từ1/10/1977 đến tháng 3/2002 đổi thành VKSND huyện Sông Thao trực thuộc tỉnhPhú Thọ, được thành lập theo quyết định số 142/QĐ-V9 của Viện trưởng ViệnKiểm sát nhân dân tối cao sau khi sáp nhập huyện Cẩm Khê, huyện Yên Lạp và 10
xã của huyện Hạ Hòa
- Từ tháng 8/4/2002 đến nay, VKSND huyện Cẩm Khê được tái lập theoquyết định số 10/2002/QĐTL–TCCB ngày 09/03/2002 của Viện kiểm sát nhân dântối cao và Nghị định 178 của Chính phủ trên cơ sở chia tách 10 xã của huyện HjaHòa cũ về huyện Hạ Hòa Trụ sở VKSND huyện Cẩm Khê được Ngành đầu tư xâydựng vào năm 2007, có đầy đủ các phòng chức năng sử dụng cho công tác nghiệp
Trang 5vụ chuyên môn của đơn vị, tọa lạc tại Thị trấn Sông Thao, Huyện Cẩm Khê, PhúThọ, số điện thoại 02103889154
- VKSND huyện Cẩm Khê hiện có 10 biên chế và 02 hợp đồng bảo vệ Cơcấu của đơn vị được chia ra các bộ phận như: Thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra và kiểm sát xét xử án hình sự; kiểm sát giải quyết các vụ án, vụ việc dân
sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việckhác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; kiểm sát thihành án; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; bộ phận tổng hợp, thống kêtội phạm
- Trong quá trình hoạt động từ năm 2002 đến nay, VKSND huyện Cẩm Khê
đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được VKSND tối caotặng Cờ thi đua dẫn đầu khối vào các năm 2010, 2012, 2014, 2015, 2018
2 Cơ cấu tổ chức
- Có 12 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
+ 1 Viện trưởng và 2 Phó Viện trưởng
3.1 Chức năng thực hiện quyền công tố
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chứcnăng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
Trang 6- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tốtụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, đượcthực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong suốt quá trình khởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Chức năng này còn được quy định tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự2015: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằmbảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm phápluật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, Điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.”
- Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án tráipháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; trực tiếpkhởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Hình sựquy định
+ Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạnchế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra, truy tố theo quy định của
Bộ luật Tố tụng Hình sự
+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, Điều tra của Cơquan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
Trang 7+ Khi cần thiết đề ra yêu cầu Điều tra và yêu cầu Cơ quan Điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tộiphạm, người phạm tội
+ Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiếnhành một số hoạt động Điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối vớingười phạm tội
+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về thamnhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật
+ Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn Điều tra, truy tố.+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sátnhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội
3.2 Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
Theo Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ghi nhận:
- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đểkiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhântrong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ ánhình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của phápluật
Trang 8- Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
+ Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúngquy định của pháp luật
+ Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạmgiam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của phápluật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạmgiữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôntrọng và bảo vệ
+ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hànhnghiêm chỉnh
+ Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lýkịp thời, nghiêm minh
- Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhândân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúngquy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩmquyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu đểViện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tronghoạt động tư pháp
+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp
Trang 9+ Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạmpháp luật và tội phạm.
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghịhành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyếtđịnh có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động
- Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định về vấn đề này:
“Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiệncác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảođảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.”
- Điều 25 Luật Tố tụng hành chính 2015 cũng quy định: “Viện kiểm sátkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việcgiải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.”
- Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhândân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúngquy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩmquyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để
Trang 10Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tronghoạt động tư pháp.
+ Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp
+ Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạmpháp luật và tội phạm
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghịhành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyếtđịnh có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động
tư pháp
II Lý do chọn nội dung báo cáo thực tập
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 26/07/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân trong hệ
thống bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu
để hoàn thiện các cơ chế bảo vệ pháp luật, trong đó có vấn đề thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một trongnhững nhiệm vụ cấp thiết vì nó không chỉ liên quan đến tổ chức và hoạt động củaViện kiểm sát nhân dân mà còn liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước nói chung, đặc biệt là các cơ quan tư pháp Nghị quyết 49-NQ-TW ngày
02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác
định nhiệm vụ: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như
Trang 11hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” Để tiếp tục
thực hiện chủ trương này, ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Hiến pháp 2013 Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Đồng
thời, tại khoản 1 Điều 2 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng
quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Những năm
qua, công tác thực hành quyền công tố của VKSND từng bước được nâng lên.Kiểm sát viên đã chủ động, tích cực hơn trong quá trình giải quyết các vụ án hình
sự, hạn chế được tình trạng bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội, được Đảng,Nhà nước và nhân dân ghi nhận
Bên cạnh những mặt tích cực, công tác thực hành quyền công tố vẫn cónhững hạn chế, bất cập trong lý luận và thực tiễn, chưa ngang tầm với nhu cầu vàđòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.Nguyên nhân do một số KSV chưa nhận thức đúng về quyền công tố, chủ quan,thụ động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Cùng với đó, pháp luật tố tụnghình sự hiện hành chưa quy định rõ về quyền công tố trong từng giai đoạn giảiquyết vụ án, cơ chế pháp lý cho kiểm sát viên thực hiện vai trò của mình trong việcchứng minh tội phạm và người phạm tội Đặc biệt, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự, quyền công tố của VKS chưa thể hiện rõ ràng, có sự chồng chéogiữa chức năng buộc tội của Viện Kiểm sát với chức năng xét xử của Tòa án, chưatạo điều kiện cho VKS chủ động thực hiện quyền của mình để chứng minh tộiphạm…Đối với huyện Cẩm Khê của tỉnh Phú Thọ, toàn huyện có 23 xã và 1 thịtrấn với tổng diện tích tự nhiên 234.55ha, dân số 144.882 người, đa dạng các thànhphần lao động nên tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm ngày càng gia tăng,diễn biến rất phức tạp Trong những năm qua, công tác thực hành quyền công tố
Trang 12trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nóiriêng đã đạt những kết quả tích cực, hình ảnh người KSV tại phiên tòa được xã hộighi nhận Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục kịp thời đểnâng cao chất lượng hoạt động công tố Vì thế, sau một thời gian kiến tập ở ViệnKiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ, từ những kinh nghiệm, kiếnthức thực tế tại đây nên tôi đã chọn đề tài: ”Công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyệnCẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” để làm báo cáo kiến tập của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của báo cáo là nêu lên thực tiễn công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dânhuyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, qua đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nângcao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử sơ thẩmcác vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện
- Thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử sơthẩm các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ,
rút ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử sơthẩm các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ
3 cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Trang 133.1 cơ sở khoa học:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các hồ sơ, tài liệu, báocáo tổng kết trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022 của viện kiểm sát nhân dânhuyện Cẩm Khê, nghiên cứu tài liệu khoa học,
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện bởi việc sự dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống
kê, tổng hợp số liệu, phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, nêu ví dụ
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh PhúThọ từ năm 2020 -2022
4.2 Phạm vi thời gian:
Đề tài phân tích, đánh giá khái quát công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự tại Viện Kiểm sát nhân dân huyện CẩmKhê, tỉnh Phú Thọ từ năm 2020 -2022
5 Ý nghĩa của đề tài
- Với kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài có thể áp dụng vào công tác thực hànhquyền công tố và kiểm sát việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
- Đề tài có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan thực hiện pháp luật, sinh viên chuyên ngành Luật, Chính trị - Luật
6 kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khải, báo cáo thực tập chia làm 3
chương: