Khái niệm chuẩn mực xã hội.“Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chấ
Trang 1CHUẨN MỰC XÃ HỘI
VÀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
Hs44a – nhóm 10 MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
GVHD: ThS Nguyễn Hữu Túc
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Võ Thái Hiền
2 Nguyễn Thị Thúy Hiền
3 Lê Quách Minh Hiếu
4 Nguyễn Tạ Trung Hiếu
5 Lê Thu Hoa
6 Nguyễn Thị Mỹ Huyền
1953801013063 1953801013062 1953801013064 1953801013065 1953801013066 1953801013079
Trang 3N ỘI DUN G BÀI H ỌC
I KHÁI NIỆM VỀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ LOẠI CHUẨN MỰC
XÃ HỘI
1 Khái niệm chuẩn mực xã hội.
2 Các loại chuẩn mực xã hội.
2.1 Chuẩn mực xã hội công khai và chuẩn mực xã hội ngầm ẩn.
2.2 Chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội bất thành văn 2.2.1 Chuẩn mực chính trị.
2.2.2 Chuẩn mực đạo đức.
2.2.3 Chuẩn mực tôn giáo.
2.2.4 Chuẩn mực văn hóa.
II CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT.
1 Khái niệm về chuẩn mực pháp luật.
2 Sai lệch chuẩn mực pháp luật.
2.1 Lý thuyết nhãn hiệu.
2.2 Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật.
2.3 Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật.
3 Các yếu tố xã hội tác động đến sai lệch chuẩn mực pháp luật.
4 Cơ chế hành vi của sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5 Các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật.
.
.
.
.
.
.
Trang 41 Khái niệm chuẩn mực xã hội.
“Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm
vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội”
Trang 5Nội dung khái niệm chuẩn mực xã hội đã đề cập đến những điểm cơ
* Thứ nhất, chuẩn mực xã hội là
tập hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội do chính các thành viên của xã hội (thuộc các các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội, cộng đồng người…) đặt
ra nhằm áp đặt cho hành vi xã hội của mỗi người Đối với các thành viên của xã hội thì chuẩn mực xã hội được coi là một giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo một cách phổ biến.
Trang 6Ví dụ: Từ quan hệ thân thuộc giữa những thành viên trong gia đình dần
hình thành chuẩn mực xã hội chung về đạo đức chính là sự hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, thương yêu giữa các thành viên trong gia đình dành cho nhau, thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc, kính trọng ông bà cha mẹ và người lớn trong gia đình
Trang 7Thứ hai, chuẩn mực xã hội
không phải chung chung, trừu tượng, khó nhận biết
mà nó luôn được xác định một cách cụ thể, rõ ràng ở mức độ ít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức
độ, phạm vi và giới hạn của những khía cạnh liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người bao gồm: Cái có thể, cái được phép, cái không được phép, cái bắt buộc phải thực hiện.
“
Trang 8“Cái có thể” là khái niệm dùng để
chỉ khả năng thực hiện hay không
thực hiện một hành vi xã hội của cá
nhân khi tham gia hoặc ở trong một
tình huống, sự kiện hay một quan hệ
xã hội nhất định Ví dụ như việc mẹ
yêu cầu con gái nấu một bữa cơm
cho gia đình, người con gái có thể
thực hiện được hay không phụ thuộc
vào việc cô ấy có biết nấu ăn hay
không biết nấu ăn, ngoài ra còn phụ
thuộc vào ý chí tự giác của cô gái
“Cái không được phép” là khái niệm chỉ tất cả những hành vi, hoạt động mà chuẩn mực xã hội cấm các cá nhân thực hiện, vì chúng gây ra hoặc có thể gây ra trạng thái nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội Thông thường, “cái không được phép” được nêu và quy định trong các chuẩn mực pháp luật
Ví dụ như việc nghiêm cấm sử
dụng các chất ma túy vì hành vi này không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người mà còn là nguồn cơn gây
ra những vi phạm pháp luật khác, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự xã hội
***
Trang 9“Cái được phép” dùng để chỉ tất cả những hành vi, hoạt động mà các
cá nhân đã và đang được phép thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, phù hợp với các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội khi họ tham gia vào các sự kiện, quan hệ xã hội đó.
Ví dụ: Nam nữ khi lớn lên, đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật có
thể kết hôn, xây dựng gia đình
Trang 10“Cái bắt buộc phải thực hiện” là khái niệm chỉ những hành vi, hoạt động mỗi cá nhân phải thực hiện, dù muốn hay không muốn khi tham gia hay đang ở trong một tình huống, sự kiện, quan hệ xã hội nhất định Khía cạnh này của hành vi thường được quy định trong pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự.
Ví dụ BLHS 2015 có quy định người nào thấy người
khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có đủ khả năng cứu giúp nhưng không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người sẽ cấu thành tội “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo quy định tại Điều 132.
Trang 11Thứ ba, với hệ thống các
quy tắc, yêu cầu được đưa
ra nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi xã hội của con người, chuẩn mực
xã hội hướng tới thực hiện các chức năng xã hội Chuẩn mực xã hội góp phần tạo ra sự đồng thuận, đảm bảo sự ổn định
xã hội, giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn
xã hội
Trang 122 Các loại chuẩn mực xã hội.
2.1 Chuẩn mực xã hội công khai và chuẩn mực xã hội ngầm ẩn
* Chuẩn mực xã hội công khai: là những chuẩn mực xã hội phổ biến trong xã hội,
được đa số biết đến, thừa nhận và tuân theo Ví dụ như truyền thống tôn sư trọng đạo
là một chuẩn mực xã hội phổ biến và được xã hội thừa nhận, tuân theo
* Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn: những chuẩn mực xã hội chỉ được công bố và áp
dụng trong phạm vi nhất định Ví dụ, luật omerta (im lặng hay là chết) lưu hành trong
giới maphia ở Italia là một loại chuẩn mực ngầm ẩn, điều chỉnh hành vi của những kẻ tội phạm có tổ chức trong lĩnh vực buôn lậu ma túy xuyên quốc gia, bảo kê, rửa tiền, thủ tiêu, ám sát các quan chức… Khi bị cảnh sát bắt giữ, điều tra, khai thác, các thành viên băng nhóm maphia buộc phải tuân thủ luật omerta, nghĩa là hoặc im lặng, không hợp tác, khai báo với cơ quan cảnh sát; hoặc là chết bởi bàn tay của trùm maphia do đã hợp tác và khai báo với cảnh sát
Trang 132.2 Chuẩn mực xã hội thành văn và
chuẩn mực xã hội bất thành văn.
* Chuẩn mực xã hội thành văn: là các nguyên
tắc, quy định của chúng được ghi chép lại
dưới dạng văn bản, bao gồm chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.
* Chuẩn mực xã hội bất thành văn: là các quy
tắc, yêu cầu của chúng không được ghi chép lại trong văn bản, chúng chủ yếu tồn tại, phát triển thông qua con đường truyền miệng và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, có thể kể đến như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mỹ.
Trang 142.2.1 Chuẩn mực chính trị.
Là những nguyên tắc, quy định của một chế độ xã hội đặt ra nhằm xác lập tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện.
Ví dụ như không được lái xe sau khi đã uống rượu bia; thanh niên
trong độ tuổi quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trang 152.2.1 Chuẩn mực đạo đức.
Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công,
về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định.
Ví dụ những quan niệm sống được đúc kết qua ca
dao, tục ngữ:
“Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.”
“Đời xưa quả báo còn chầy
Đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền.”
Trang 162.2.1 Chuẩn mực tôn giáo.
- Là chuẩn mực thành văn, là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa
trên những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tô giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép
và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau
- Chuẩn mực tôn giáo có những tác động tích cực và tiêu cực tới nhận thức, hành
vi của con người
+Tích cực:
Chuẩn mực của Thiên chúa giáo mang tính nhân văn sâu sắc, đề cao tình yêu
thương của con người, tôn trọng mọi giá trị của tín đồ, không phân biệt giàu
nghèo, sang hèn ; Phật giáo răn dạy con người sống chay tịnh, từ bi hỉ xả,
không sát sinh,…; Hồi giáo khuyên con người tuân giữ vị trí của mình, bố thí cho
kẻ nghèo hèn
+Tiêu cực:
Tệ nạn phân biệt chủng tộc, ru ngủ, làm tê liệt ý chí của con người trước những bất công trần thế
Trang 17Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, điều này giúp hình thành nhiều chuẩn mực tôn giáo khác nhau, tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội
Trang 182.2.1 Chuẩn mực văn hóa.
Là các nhận thức, suy nghĩ, giá trị và hành động mà phần lớn thành viên của một nền văn hóa cho là chuẩn, đặc trưng và bắt buộc đối với tất cả mọi người Và dựa trên chuẩn mực văn hóa này mà thái độ ứng xử của một cá nhân và của người khác được kiểm soát, điều chỉnh và đánh giá
Ví Dụ: Là một quốc gia đã dân tộc, Việt Nam tự hào mỗi dân tộc ở đất nước ta đều
có nét đẹp văn hóa riêng đặc trưng cho mỗi vùng miền
Trang 19II CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ SAI LỆCH
CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT.
1 Khái niệm chuẩn mực pháp luật.
“Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước xây dựng, ban
hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.” thường được biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái không được phép” và “cái bắt buộc thực
hiện”
Đặc trưng khác biệt so với các chuẩn mực xã hội khác là mang tính cưỡng chế Nhà nước Các chuẩn mực xã hội, khi được Nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật, là nền tảng của một
xã hội dân chủ, công bằng và văn minh
Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, không phải chuẩn mực pháp luật luôn luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi của những cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định của chuẩn mực pháp luật
Trang 202 Sai lệch chuẩn mực pháp luật.
“Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm
xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật”
Các dấu hiệu cơ bản của sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
Lý thuyết nhãn hiệu là “một lý thuyết xã hội học nghiên cứu
hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu”.
Lý thuyết nhãn hiệu giải thích nguyên nhân tại sao có hành vi
sai lệch và nó dựa trên hành vi của cá nhân để dán nhãn Bởi theo lý thuyết này, hành vi của một cá nhân lệch lạc hay không là do sự phản ứng của các cá nhân khác nhiều hơn là do
tự thân hành vi đó biểu hiện và là do các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn là lệch lạc
Trang 212.2 Phân loại sai lệch chuẩn mực
pháp luật.
luật bị xâm hại, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực:
Hành vi sai lệch tích cực là những hành
vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu
lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc
hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với
thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn
được Nhà nước và xã hội thừa nhận Ví
dụ hành vi biểu tình của nhóm người
Việt Nam khi Trung Quốc đưa dàn khoan
Hải dương 981 xâm phạm vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam đã rơi vào hành vi sai lệch tích cực
vì nó giúp Nhà nước nhận ra những quy
định pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu, từ đó
cho ra đời Luật Biểu tình để phù hợp với
đời sống mới
Hành vi sai lệch tiêu cực là những
hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung, tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được Nhà nước, các cộng đồng người thừa nhận rộng rãi
trong xã hội Ví dụ như hiện nay ở
các vùng miền núi phía Bắc nước
ta vẫn còn tồn tại tục tảo hôn, điều này không chỉ vi phạm pháp luật
về hôn nhân gia đình mà còn đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội
Trang 22* Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan (lỗi) của người
thực hiện hành vi sai lệch, gồm có hành vi sai lệch chủ động
và hành vi sai lệch thụ động:
Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có
ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hoặc
gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của
các chuẩn mực pháp luật, dù chuẩn mực
pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn
đang tiến bộ, phù hợp Ví dụ như hành vi
bạo lực gia đình đang xảy ra hiện nay, vì
ghen tuông mù quán, chè chén say sỉn
mà không ít trường hợp chồng cố ý ra tay
đánh vợ, đánh con để trút giận hoặc như
một thói quen Đây không chỉ là hành vi
vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi
phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội
và làm sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Trang 23là hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nhưng lại ở dạng thụ động, người shipper không hề cố ý vận chuyện trái phép ma túy, không mong muốn vi phạm pháp luật nhưng vì sự vô tình mà
đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Trang 24* Thứ ba, nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu
chí phân loại nêu trên trong một hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật thì chúng ta sẽ có thêm bốn loại
hành vi sau đây: Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động
chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời
Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm phá vỡ hiệu lực các
chuẩn mực pháp luật mang tính chất tiến bộ, phù hợp
Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động
của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời
Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của
các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp
Trang 252.3 Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Một là, có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ,
cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội.
Hai là, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như
nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực pháp luật phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội