1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề theo xếp hạng pháp quyền của wjp, yếu tố giới hạn quyền lực của việt nam bị xếp hạng rất thấp hãy viết một bài luận Để trình bày quan Điểm của mình về nhận Định này

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Theo Xếp Hạng Pháp Quyền Của WJP, Yếu Tố Giới Hạn Quyền Lực Của Việt Nam Bị Xếp Hạng Rất Thấp
Tác giả Hà Tú Mỹ, Lương Hoàng Khuyên, Nguyễn Thị Minh Thúy
Người hướng dẫn Đặng Minh Tuấn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 428,43 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Vị trí pháp lý của Chính phủ được xác định dựa theo nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN LUẬT HIẾN PHÁP Giảng viên: Đặng Minh Tuấn Chủ đề: Theo xếp hạng pháp quyền của WJP, yếu tố giới hạn quyền lực của Việt Nam bị xếp hạng rất thấp Hãy viết một bài luận để

trình bày quan điểm của mình về nhận định này

Sinh viên:

1- Hà Tú Mỹ - 18032707

2- Lương Hoàng Khuyên - 22062076

3- Nguyễn Thị Minh Thúy - 22062138

Trang 2

MỞ ĐẦU

Vị trí pháp lý của Chính phủ được xác định dựa theo nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Trên cơ sở đó, Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việc thực hiện hành pháp của Chính phủ được thể hiện trực tiếp qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ

Thẩm quyền của Chính phủ được xác lập bởi pháp luật, do đó pháp luật là căn cứ pháp lý

để xác định thẩm quyền của Chính phủ Thẩm quyền của Chính phủ là tổng thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc xem xét, đánh giá, phán quyết, quyết định những vụ việc, vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ quốc gia Chính phủ thực hiện thẩm quyền theo trình tự, thủ tục

do pháp luật quy định nhằm bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước và

xã hội Nói cách khác thẩm quyền của Chính phủ là giới hạn quyền lực của Chính phủ trong cơ cấu quyền lực nhà nước được thể hiện thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được nêu trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và nhiều văn bản khác Tuy nhiên, theo xếp hạng pháp quyền (rule of law) của WJP, yếu tố giới hạn quyền lực (Constraints on Government Powers) của Việt Nam bị xếp hạng rất thấp để tìm hiểu được

rõ vấn đề trên trong bài tiểu luận này, bằng khả năng, sự hiểu biết và tìm hiểu các nguồn tài liệu nhóm em xin phép được trình bày những quan điểm của nhóm về nhận định trên

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ

1 World Justice Project ( WJP)

World Justice Project ( WJP) hay còn gọi là Dự án Công lý Thế giới là một tổ chức độc lập, đa ngành hoạt động nhằm kiến tạo kiến thức, nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động nhằm thúc đẩy pháp quyền trên toàn thế giới

Nhà nước pháp quyền hiệu quả làm giảm tham nhũng, chống đói nghèo và bệnh tật, đồng thời bảo vệ người dân khỏi những bất công lớn và nhỏ Đó là nền tảng cho các cộng đồng công lý, cơ hội và hòa bình - Làm nền tảng cho sự phát triển, chính phủ có trách nhiệm giải trình và tôn trọng các quyền cơ bản

Theo truyền thống, pháp quyền được coi là lĩnh vực của luật sư và thẩm phán Nhưng các vấn đề hàng ngày về an toàn, quyền, công lý và quản trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta; mọi người đều là một bên liên quan trong nhà nước pháp quyền Dựa trên điều này, WJP theo đuổi cách tiếp cận đa ngành để thúc đẩy pháp quyền

Theo WJP bốn nguyên tắc phổ quát tạo thành một định nghĩa chức năng của pháp quyền Pháp quyền là một trạng thái chính trị và trật tự pháp lý, ở đó không có tổ chức, cá nhân nào đứng trên pháp luật; quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị được tổ chức và thực hiện dựa trên pháp luật, ràng buộc và bị kiểm soát bởi pháp luật đã được ban hành và công bố công khai, có nội dung rõ ràng, ổn định, áp dụng chung cho mọi chủ thể, phản ánh các giá trị tiến bộ được pháp luật quốc tế thừa nhận như ghi nhận các quyền cơ bản của con người, tự do, công bằng, bình đẳng; pháp luật được bảo vệ bởi cơ quan tư pháp làm việc công tâm, khách quan, độc lập với các cơ quan khác và xét xử theo thủ tục công bằng, chặt

chẽ do luật định

Với tính chất là một nguyên tắc của quản trị tốt, pháp quyền là một nguyên tắc, theo

đó tất cả mọi thành viên của xã hội (bao gồm cả nhà nước) đều phải tuân theo các quy định

Trang 4

của pháp luật Pháp quyền được coi là nguyên tắc pháp luật, vì đó là phương châm hoặc quy tắc cho sự quyết định, ngay cả trong những trường hợp còn hoài nghi hoặc không dự liệu trước được

Như vậy, với nghĩa là một nguyên tắc, nguyên tắc pháp quyền được hiểu là nguyên

lý, tư tưởng chỉ đạo nhất thiết phải tuân theo với nội dung cốt lõi là quyền lực nhà nước được kiểm soát, ràng buộc với pháp luật, chỉ được và phải được thực hiện trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật Xét về mặt phạm vi, nguyên tắc pháp quyền không chỉ là một

nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội, với ý nghĩa xã hội đó được tổ chức

và vận hành, hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật

2 Yếu tố giới hạn quyền lực (Constraints on Government Powers)

Giới hạn quyền lực của chính phủ ( Yếu tố 1 của Chỉ số Pháp quyền của WJP) đo

lường mức độ mà những người cai trị bị ràng buộc bởi pháp luật Nó bao gồm các phương tiện, cả về hiến pháp và thể chế, theo đó quyền lực của chính phủ, các quan chức và đại lý của chính phủ bị hạn chế và chịu trách nhiệm trước pháp luật Nó cũng bao gồm các kiểm tra phi chính phủ đối với quyền lực của chính phủ, chẳng hạn như báo chí tự do và độc lập Kiểm tra của chính phủ có nhiều hình thức; chúng không chỉ hoạt động trong các hệ thống được đánh dấu bằng sự phân chia quyền lực chính thức, chúng cũng không nhất thiết phải được hệ thống hóa thành luật Tuy nhiên, điều cần thiết là quyền lực được phân bổ,

dù theo quy tắc chính thức hay theo quy ước, theo cách đảm bảo rằng không một cơ quan chính phủ đơn lẻ nào có khả năng thực tế để thực thi quyền lực không bị kiểm soát Yếu tố này đề cập đến tính hiệu quả của các cơ quan lập pháp (1.1), cơ quan tư pháp (1.1) kiểm tra thể chế đối với quyền lực của chính phủ 2), và các cơ quan kiểm toán và đánh giá độc lập (1.3), yếu tố này cũng đo lường mức độ mà các quan chức chính phủ phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của chính phủ (1.4) Cũng như hiệu quả giám sát phi chính phủ của giới truyền thông và xã hội dân sự (1.5), đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các hành động của chính phủ và quy trách nhiệm cho các quan chức Mức độ chuyển đổi quyền lực xảy ra theo quy định của pháp luật cũng được xem xét (1.6)

Trang 5

Yếu tố 1 đo lường mức độ mà những người cai trị bị ràng buộc bởi luật pháp Nó bao gồm các phương tiện, cả về hiến pháp và thể chế, theo đó quyền lực của chính phủ, các quan chức và đại lý của chính phủ bị hạn chế và chịu trách nhiệm trước pháp luật Nó cũng bao gồm các kiểm tra phi chính phủ đối với quyền lực của chính phủ, chẳng hạn như báo chí tự do và độc lập

Quyền hạn của chính phủ bị cơ quan lập pháp hạn chế một cách hiệu quả : Đo lường

liệu các cơ quan lập pháp có khả năng trong thực tế để thực hiện kiểm tra và giám sát hiệu

quả đối với chính phủ hay không

Quyền lực của chính phủ bị giới hạn bởi cơ quan tư pháp : Đo lường liệu tòa án có

độc lập và khả năng trong thực tế để thực hiện kiểm tra hiệu quả đối với chính phủ hay

không

Quyền lực của chính phủ bị hạn chế một cách hiệu quả bởi hoạt động kiểm toán và

soát xét độc lập: Các biện pháp cho dù là kiểm soát viên hay kiểm toán viên, cũng như các

cơ quan thanh tra nhân quyền quốc gia, đều có đủ sự độc lập và khả năng thực hiện kiểm

tra và giám sát hiệu quả đối với chính phủ

Cán bộ nhà nước bị xử phạt khi có hành vi sai trái: Các biện pháp liệu các quan

chức chính phủ trong cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp và cảnh sát có bị điều tra, truy

tố và trừng phạt vì hành vi sai trái của chính quyền và các vi phạm khác hay không

Quyền hạn của chính phủ phải chịu sự kiểm tra của các tổ chức phi chính phủ: Các

biện pháp liệu một phương tiện truyền thông độc lập, các tổ chức xã hội dân sự, các đảng phái chính trị và các cá nhân có được tự do báo cáo và bình luận về các chính sách của

chính phủ mà không sợ bị trả thù hay không

Chuyển giao quyền lực phải tuân theo pháp luật: Đo lường xem các quan chức chính

phủ có được bầu hoặc bổ nhiệm theo các quy tắc và thủ tục quy định trong hiến pháp hay không Tại nơi diễn ra các cuộc bầu cử, nó cũng đo lường tính toàn vẹn của quy trình bầu

cử, bao gồm quyền tiếp cận lá phiếu, không có hành vi đe dọa và giám sát công khai kết

quả bầu cử

Trang 6

3 Pháp quyền (Thượng tôn pháp luật)

“Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật” “Thượng tôn pháp luật” trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong

xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một

ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả

Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để

từ đó họ mới có thể chấp hành tốt

Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một khoảng thời gian đủ dài để tất

cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được biết và hiểu rõ

Đồng thời, để tạo điều kiện cho người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau Có biết và hiểu rõ về luật pháp được ban hành, thì người dân mới có thể tôn trọng và chấp hành tốt theo nó Đây là tính “thượng tôn pháp luật” dưới góc nhìn của “phó thường dân”

Dưới góc độ “các quan”, tính “thượng tôn pháp luật” thể hiện ở việc ban hành và thi thực thi (áp dụng) pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, mà kết quả mong muốn là tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội (xin tham khảo thêm bài viết “Phải hiểu như thế nào là công lý (justice)” mình đã chia sẻ trước đây)

Trang 7

Dưới góc độ này, việc thực thi pháp luật (áp dụng) vào đời sống xã hội có lẽ là khâu quan trọng nhất, mà trong đó, yếu tố con người (người thực thi pháp luật) đóng vai trò đặc biệt quan trọng

Luật pháp được ban hành, nếu không được áp dụng vào đời sống xã hội, thì nó ban hành cũng là chỉ để cho vui, để ngắm, và là luật pháp “chết” Sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu việc áp dụng của nó bị biến tướng, bị lợi dụng để trục lợi, vì lợi ích nhóm, hay do người ban hành và người thực thi pháp luật không đủ trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và do vậy, luật pháp sẽ trở thành một thức vũ khí giết người, nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn tính “thượng tôn pháp luật” của trong một hệ thống pháp luật, xã hội Chính vì vậy, những người áp dụng (thực thi) luật pháp vào đời sống xã hội sẽ đóng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng để tính “thượng tôn pháp luật” được phát huy tối đa vai trò của nó

“Thượng tôn pháp luật” còn phải được theo hiện trong mối tương quan giữa người chấp hành pháp luật (người dân) và người thực thi pháp luật (các “quan”) Mối tương quan này phải bình đẳng, công bằng, theo đó, các “quan” chỉ công tâm thực thi quyền hạn theo chức trách, nhiệm vụ được pháp luật trao cho, mà không bị bất cứ thế lực nào khác chi phối Bên cạnh đó, người chấp hành pháp luật (người dân) cũng phải được đảm bảo các quyền dân chủ,và chỉ làm đúng theo những gì pháp luật quy định Người thực thi pháp luật phải có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn người chấp hành pháp luật làm theo đúng thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ do pháp luật quy định Có như vậy, thì mới đảm bảo được “tính thượng tôn pháp luật” trong một hệ thống pháp luật, xã hội của quốc gia, lãnh thổ

Tóm lại, có thể thấy tính “thượng tôn pháp luật” là một giá trị được tạo ra bởi sự vận hành đúng chức năng của hệ thống các “mắt xích” ban hành pháp luật - thực thi (áp dụng) pháp luật - chấp hành pháp luật, dựa trên nền tảng các quyền cơ bản về dân chủ và nhân quyền Nếu một trong các “mắt xích” hoạt động sai, bị lỗi, thì tính “thượng tôn pháp luật” sẽ không được đảm bảo và duy trì, đó gọi là “thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn”

4 Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền

về thượng tôn pháp luật

Trang 8

“Thượng tôn pháp luật” hay “pháp quyền” chỉ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, theo đó tuy pháp luật do các cơ quan nhà nước đặt ra song nó phải giữ vai trò thượng tôn đối với nhà nước và các cơ quan nhà nước Đây là nội dung mang tính cốt lõi của khái niệm pháp quyền và NNPQ trong lý luận và thực tiễn Trong nhà nước không có sự thượng tôn pháp luật thì tất yếu không có NNPQ Các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện khá rõ nét sự phát triển trong nhận thức và tư tưởng chung về thượng tôn pháp luật, thể hiện qua một số khía cạnh sau

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đề cập tới mối quan hệ giữa Nhà nước – Pháp luật –

Xã hội với cách tiếp cận có sự đổi mới cơ bản Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Nhà nước vẫn quản

lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật song quy định này không còn nhấn mạnh tới sự tuyệt đối tuân thủ pháp luật từ phía xã hội Không phải vì điều này là không cần thiết mà có lẽ bởi vì đó là điều đương nhiên Điểm mới quan trọng ở đây chính là vế đầu của quy định nhấn mạnh tới việc Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Theo đó, pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đã trở thành công cụ để kiểm soát lại chính Nhà nước Cái khuôn khổ pháp lý mà Nhà nước đặt ra cũng chính là khuôn khổ pháp lý mà bản thân Nhà nước phải tuân thủ Các Hiến pháp trước đó không có quy định tương tự Có thể hiểu, “Nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa là

sự hình thành cũng như mọi thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đều phải được quy định trong Hiến pháp và pháp luật “Nhà nước hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa

là Hiến pháp và pháp luật phải tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của các cơ quan nhà nước Mọi quyết định, hoạt động, hành động của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành đều phải căn cứ vào quy định của Hiến pháp, pháp luật; nếu không có căn cứ pháp lý cụ thể thì cơ quan nhà nước không được tiến hành hoạt động hoặc hoạt động sẽ bị coi là vi hiến hoặc trái pháp luật Bên cạnh quy định tại khoản 2 Điều 8, các điều khoản còn lại của Hiến pháp năm 2013 đã không còn nhắc tới pháp chế xã hội chủ nghĩa Như vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước – Pháp luật – Xã hội không còn được nhìn một cách đơn

Trang 9

thuần qua lăng kính pháp chế XHCN Nói cách khác, tư tưởng pháp chế XHCN đã được nâng lên ở tầm mức cao hơn – pháp quyền XHCN

Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 có cái nhìn toàn diện trong cách tiếp cận “pháp quyền”

về mối quan hệ giữa pháp luật và các thiết chế quyền lực Hệ thống chính trị của Việt Nam

có đặc thù là nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Nguyên tắc này đã được xác lập trên thực tế từ những năm đầu của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa và được chính thức hiến định kể từ Hiến pháp năm 1980 Theo đó, trong hệ thống chính trị tồn tại hai hệ thống thiết chế trực tiếp chi phối quyền lực: hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản và hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước Hệ thống tổ chức Đảng giữ vai trò trực tiếp lãnh đạo

hệ thống các cơ quan nhà nước Trên thực tế, trong mỗi cơ quan nhà nước, hệ thống cơ quan nhà nước đều có tổ chức Đảng tương ứng để lãnh đạo, ví dụ ở Quốc hội có Đảng đoàn, ở Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có Ban cán sự Đảng Ngoài ra, còn có các tổ chức Đảng độc lập với các cơ quan nhà nước song có thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các cơ quan nhà nước ví dụ Bộ Chính trị, Ban bí thư, các ban Đảng

ở trung ương và địa phương Đứng đầu các tổ chức Đảng này là các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo có khi độc lập, có khi kết hợp cả chức vụ lãnh đạo chính quyền Vai trò lãnh đạo của Đảng viên và vai trò lãnh đạo của người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước khó có được sự phân định rõ ràng Ngay cả khi các tổ chức Đảng độc lập với các cơ quan nhà nước thì khi nào đảng viên lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước hành động độc lập với tư cách nhà nước và khi nào hành động dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng cấp trên tương ứng cũng không được phân định rõ ràng Chính vì vậy, nếu ở các quốc gia khác, khi nói tới NNPQ chỉ cần nhấn mạnh tới vai trò tối thượng của Hiến pháp, thượng tôn pháp luật, thì ở Việt Nam như vậy vẫn chưa trọn vẹn Bởi vì, nếu chỉ chú trọng tới yếu tố này thì chưa bao gồm được cả hệ thống tổ chức Đảng và các đảng viên vốn là các chủ thể trực tiếp chi phối quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước Nếu như vậy, một phần quan trọng của quá trình thực hiện quyền lực nhà nước sẽ không chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật

Trang 10

5 Các chỉ số đánh giá việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong quản trị quốc gia

Dự án Tư pháp thế giới (The World Justice Project - WJP) đã liệt kê bốn nội dung mang tính nguyên tắc sau đây của nguyên tắc pháp quyền:

“(1) Chính phủ, các quan chức, các cơ quan đại diện, cá nhân và các tổ chức tư nhân đều phải tuân thủ pháp luật;

(2) Luật pháp rõ ràng, công khai, ổn định và đúng đắn; được áp dụng đồng đều và bảo vệ các quyền cơ bản, bao gồm cả an toàn của người và tài sản và các quyền con người đã được xác định;

(3) Quy trình pháp luật, theo đó luật được ban hành, quản lý và thi hành có thể tiếp cận được, công bằng và hiệu quả;

(4) Hoạt động tư pháp phải được thực hiện kịp thời bởi những đại diện có thẩm quyền, có đạo đức, độc lập và trung lập, có đủ nhân lực và nguồn lực cần thiết và làm việc với tinh thần phục vụ cộng đồng”

Theo Dự án Tư pháp thế giới, bốn nguyên tắc phổ quát nêu trên tạo thành một định nghĩa chức năng của pháp quyền Pháp quyền là một trạng thái chính trị và trật tự pháp lý,

ở đó không có tổ chức, cá nhân nào đứng trên pháp luật; quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị được tổ chức và thực hiện dựa trên pháp luật, ràng buộc và bị kiểm soát bởi pháp luật đã được ban hành và công bố công khai, có nội dung rõ ràng, ổn định, áp dụng chung cho mọi chủ thể, phản ánh các giá trị tiến bộ được pháp luật quốc tế thừa nhận như ghi nhận các quyền cơ bản của con người, tự do, công bằng, bình đẳng; pháp luật được bảo vệ bởi cơ quan tư pháp làm việc công tâm, khách quan, độc lập với các cơ quan khác và xét

xử theo thủ tục công bằng, chặt chẽ do luật định

Với tính chất là một nguyên tắc của quản trị tốt, pháp quyền là một nguyên tắc, theo

đó tất cả mọi thành viên của xã hội (bao gồm cả nhà nước) đều phải tuân theo các quy định của pháp luật Pháp quyền được coi là nguyên tắc pháp luật, vì đó là phương châm hoặc

Trang 11

quy tắc cho sự quyết định, ngay cả trong những trường hợp còn hoài nghi hoặc không dự liệu trước được

Như vậy, với nghĩa là một nguyên tắc, nguyên tắc pháp quyền được hiểu là nguyên lý, tư

tưởng chỉ đạo nhất thiết phải tuân theo với nội dung cốt lõi là quyền lực nhà nước được kiểm soát, ràng buộc với pháp luật, chỉ được và phải được thực hiện trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật Xét về mặt phạm vi, nguyên tắc pháp quyền không chỉ là một nguyên

tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới,

mà còn là nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội, với ý nghĩa xã hội đó được tổ chức và vận hành, hoạt động dựa trên cơ sở pháp luật

Dự án Tư pháp thế giới (WJP) đã đưa ra Báo cáo Chỉ số pháp quyền WJP (WJP

Rule of Law Index) hàng năm Báo cáo của Dự án Tư pháp thế giới là báo cáo đáng tin cậy

hàng đầu, nguyên gốc, độc lập về thực hiện nguyên tắc pháp quyền Báo cáo này khảo sát

139 quốc gia trên thế giới, với số lượng khảo sát lớn gồm 138 hộ gia đình và 4200 chuyên gia pháp lý của tất cả các quốc gia để đo lường nguyên tắc pháp quyền được thực thi ra sao

ở từng nước trên toàn thế giới Việt Nam cũng là một quốc gia được Dự án Tư pháp thế giới tiến hành khảo sát trong số 139 quốc gia

Dựa trên các nguyên tắc phổ quát, WJP đã tiếp tục phát triển thành 09 chỉ số đánh giá sau đây của Chỉ số pháp quyền WJP hàng năm và trong mỗi Chỉ số pháp quyền WJP lại có các tiêu chí đánh giá cụ thể

Chỉ số 1 (Những hạn chế về quyền hạn của Chính phủ - Constraints on Governments

Powers): hiệu quả của việc kiểm tra thể chế về quyền lực của Chính phủ thông qua các cơ

quan: cơ quan lập pháp (Tiêu chí 1.1); cơ quan tư pháp (Tiêu chí 1.2); các cơ quan kiểm toán và đánh giá độc lập (Tiêu chí 1.3); hiệu quả của việc giám sát phi chính phủ bởi các phương tiện truyền thông và tổ chức xã hội (Tiêu chí 1.5) Cũng được xem xét là mức độ,

ở đó diễn ra quá trình chuyển giao quyền lực theo luật (Tiêu chí 1.6) Ngoài các nội dung đánh giá nêu trên, trong Tiêu chí 1 cũng đánh giá sự trừng phạt đối với các quan chức chính phủ về hành vi sai trái chính thức (Tiêu chí 1.4)

Trang 12

Chỉ số 2 (Thiếu vắng sự tham nhũng - Absence of Corruption): ba hình thức tham

nhũng: hối lộ, ảnh hưởng không chính đáng do lợi ích của công chúng hoặc tư nhân, sự chiếm dụng quỹ công hoặc các nguồn lực khác được kiểm tra đối với các nhân viên chính phủ trong ngành hành pháp (Tiêu chí 2.1); cơ quan tư pháp (Tiêu chí 2.2); quân đội và cảnh sát (Tiêu chí 2.3); cơ quan lập pháp (Tiêu chí 2.4) và bao gồm một loạt các tình huống có thể xảy ra, trong đó tham nhũng - từ hối lộ nhỏ đến các loại chính của gian lận - có thể xảy

ra

Chỉ số 3 (Chính phủ mở - Open Government): Các luật cơ bản và thông tin về các

quyền hợp pháp được công khai và đánh giá chất lượng thông tin do Chính phủ công bố (Tiêu chí 3.1) Xác định xem liệu các yêu cầu về thông tin do cơ quan chính phủ nắm giữ

có được thực hiện đúng không (Tiêu chí 3.2) Đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế tham gia của công dân, bao gồm cả việc bảo vệ tự do ý kiến và biểu đạt, hội họp, hiệp hội và quyền kiến nghị (Tiêu chí 3.3); người dân có thể đưa khiếu nại cụ thể lên Chính phủ (Tiêu chí 3.4)

Chỉ số 4 (Các quyền cơ bản - Fundamental Rights) việc tuân thủ các quyền cơ bản

sau: thực thi có hiệu quả pháp luật bảo đảm sự bảo vệ quyền bình đẳng (Tiêu chí 4.1); quyền sống và an toàn của cá nhân (Tiêu chí 4.2); theo đúng thủ tục của pháp luật và các quyền của bị can (Tiêu chí 4.3); tự do ngôn luận và biểu đạt (Tiêu chí 4.4); tự do tín ngưỡng

và tôn giáo (Tiêu chí 4.5); quyền riêng tư (Tiêu chí 4.6); tự do hội họp và lập hội (Tiêu chí 4.7); các quyền lao động cơ bản, trong đó có quyền thương lượng tập thể, cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, loại bỏ phân biệt đối xử (Tiêu chí 4.8)

Chỉ số 5 (Trật tự và an ninh - Order and Security): Tội phạm thông thường và đặc

biệt, bạo lực chính trị (Tiêu chí 5.1); khủng bố, xung đột vũ trang, tình trạng bất ổn chính trị (Tiêu chí 5,2); việc người dân không sử dụng bạo lực để khắc phục những tranh chấp cá nhân (Tiêu chí 5.3 tự xử lý)

Chỉ số 6 (Thực thi pháp luật - Regulatory Enforcement): Các quy định của Chính

phủ được thực thi có hiệu quả (Tiêu chí 6.1), và được áp dụng; thi hành mà không bị ảnh

Trang 13

hưởng bởi hành vi không chính đáng hoặc lợi ích cá nhân của công chức, viên chức (Tiêu chí 6.2) Thêm vào đó, quy phạm pháp luật đòi hỏi thủ tục hành chính được tiến hành kịp thời, không có sự chậm trễ bất hợp lý (Tiêu chí 6.3), rằng quy trình trong thủ tục hành chính được tôn trọng (Tiêu chí 6.4) và tài sản cá nhân không bị tước đoạt nếu không có đền

bù thỏa đáng (Tiêu chí 6.5)

Chỉ số 7 (Tư pháp dân sự - Civil Justice): hệ thống đó có thể tiếp cận được với chi

phí phải chăng (Tiêu chí 7.1), không bị kỳ thị (Tiêu chí 7.2), không tham nhũng (Tiêu chí 7.3), và không bị tác động không thích hợp bởi công chức (Tiêu chí 7.4) Việc cung cấp tư pháp dân sự có hiệu quả cũng đòi hỏi thủ tục tố tụng của tòa án được thực hiện một cách kịp thời và không bị trì hoãn bất hợp lý (Tiêu chí 7.5); bên cạnh đó, thừa nhận giá trị của

cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (Tiêu chí 7.6) Tiêu chí này cũng đo khả năng tiếp cận, sự không thiên vị và hiệu quả của hệ thống hòa giải và trọng tài (Tiêu chí 7.7)

Chỉ số 8 (Tư pháp hình sự - Criminal Justice): Các hệ thống tư pháp hình sự có hiệu

quả có thể điều tra và xét xử tội phạm thành công và kịp thời (Tiêu chí 8.1 và 8.2), thông qua một hệ thống vô tư và không phân biệt (Tiêu chí 8.4), không có tham nhũng và không chịu ảnh hưởng không chính đáng của Chính phủ (Tiêu chí 8.5 và Tiêu chí 8.6), đồng thời đảm bảo quyền lợi của cả nạn nhân và bị can được bảo vệ hiệu quả (Tiêu chí 8.7) Tư pháp hình sự có hiệu quả cũng đòi hỏi hệ thống cải huấn nhằm giảm bớt hành vi phạm tội (Tiêu chí 8.3) Theo đó, đánh giá việc đưa ra tư pháp hình sự nên xem xét toàn bộ hệ thống, bao gồm cảnh sát, luật sư, công tố viên, thẩm phán, và các nhân viên trại giam

Chỉ số 9 (Tư pháp phi chính thức - Informal Justice): Tiêu chí tư pháp phi chính

thức bao gồm ba khái niệm: liệu các hệ thống giải quyết tranh chấp này có hiệu quả và kịp thời (Tiêu chí 9.1), cho dù họ đang vô tư và tự do ảnh hưởng không thích hợp (Tiêu chí 9.2), và mức độ nào tổng hợp hệ thống tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản (Tiêu chí 9.3)

CHƯƠNG 2: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986), đặt ra yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải được hoàn thiện về mặt tổ chức

Trang 14

để thích ứng tốt hơn với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (ngày 29-11-1991), khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) lần đầu tiên được đề cập như một mục tiêu cần hướng tới của một xã hội văn minh Đến năm 2001, thuật ngữ Nhà nước pháp quyền XHCN chính thức được thể chế hóa trong Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25-12-2001, của Quốc hội, “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992” Kế thừa và phát triển quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011) một lần nữa khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” So với giai đoạn trước, bước phát triển mới trong tư duy về Nhà nước pháp quyền XHCN đã được mở rộng với việc bổ sung nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước

Tư tưởng này đã được Hiến pháp năm 2013 thể chế hóa thành nguyên tắc hiến định và hình thành các cơ chế kiểm soát quyền lực

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước diễn biến nhanh chóng và phức tạp, Đại hội XIII của Đảng đề ra định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong thời gian tới, đặc biệt đã “xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước” Theo định hướng đó, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính”là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian tới Như vậy, lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động” chính thức được sử dụng trong văn kiện của Đảng Đây chính

là khẳng định về sự cần thiết phải tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn bản chất Từ cơ sở

lý luận về nhà nước pháp quyền, quan điểm chỉ đạo về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Trang 15

XHCN của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam,

có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, như: 1- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; 2- Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; 3- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 4- Nhà nước tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, gắn liền với kỷ luật, kỷ cương; 5- Thực hiện đầy đủ các điều ước quốc

tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; 6- Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

1 Thực trạng thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam theo báo cáo của Dự

án Tư pháp thế giới năm 2021

Dưới đây là kết quả thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam của World Justice Project gần nhất vào năm 2021 thực hiện đối với 8/9 chỉ số, thiếu chỉ số Tư pháp phi chính thức (Informal Justice - Chỉ số 9)

Kết quả thực hiện các chỉ số của nguyên tắc pháp quyền theo đánh giá của Dự án Tư pháp thế giới mặc dù không phải là cách thức đánh giá duy nhất phản ánh chính xác, đầy đủ, toàn diện nhất về thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam, nhưng kết quả này phần nào cũng đã phản ánh được thực trạng thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Kết quả theo các chỉ số cụ thể như sau:

Ngày đăng: 19/12/2024, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – Tạp chí Cộng sản – 22/08/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” – PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn. Trường Đại học Luật, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
3. “Khái niệm thượng tôn pháp luật? Các quan điểm về thượng tôn pháp luật?” – Luật Minh Khuê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm thượng tôn pháp luật? Các quan điểm về thượng tôn pháp luật
4. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” – Hội đồng lý luận Trung ương – 05/01/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
6. Giải thích thuật ngữ “Rule of Law” trong từ điển Black, H. Black’s Law Dictionary (1990), 6 th ed., St. Paul, Minn: West Publishing Co., p. 1332 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rule of Law
Tác giả: Giải thích thuật ngữ “Rule of Law” trong từ điển Black, H. Black’s Law Dictionary
Năm: 1990
7. “ What is the Rule of Law” – World Justice Project Sách, tạp chí
Tiêu đề: What is the Rule of Law
8. “ Factors of the Rule of Law” – World Justice Project Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors of the Rule of Law
9. “ Kinh nghiệm của một số quốc gia về kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ” – Tạp chí Tổ chức Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của một số quốc gia về kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
10. “ Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
11. “ Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” – Sở Nội vụ Tỉnh Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
12. “ Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – Thiduakhenthuongvn.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr85 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w