II.Tình hình nghiên cứu - Tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện, vai trò, giải pháp của trí nhớ đối với các sinh viên hay chính cá nhân mỗi người.. Trí nhớ là một quá trình nhận thức phản ánh
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ Đề 6: TRÍ NHỚ VÀ RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNThành viên nhóm 5 lớp TMK4B:
Lương Quốc Phong Nguyễn Thị Phương Linh Bùi Phúc Minh Đinh Huyền Trang Trần Vũ Lan Anh Phạm Hồng Hải Nguyễn Trung Thành
Hà Nội- 2023
Trang 2Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Nhóm 1 - Lớp TMK4B
Kính gửi: Giáo viên dạy môn Tâm lí học
I THÀNH VIÊN NHÓM
1 Lương Quốc Phong 4 Nguyễn Trung Trành 8 Phạm Hồng Hải
2 Trần Vũ Lan Anh 5 Đinh Huyền Trang
3 Bùi Phúc Minh 6 Nguyễn Thị Phương Linh
II MỤC ĐÍCH HỌP NHÓM:
1 Thảo luận, nghiên cứu và giải quyết bài tập nhóm chủ đề số 6
2 Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm và rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo
III QUÁ TRÌNH HỌP NHÓM:
1 Lần họp nhóm thứ 1:
- Thời gian thảo luận: sau tiết môn Tâm Lí học từ 11h00 đến 12h00 ngày
30/11/2023
- Địa điểm: tại Phòng 202 Tòa Thư viện
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Dựa vào chủ đề đã chọn đưa ra dàn ý chung và trình bày kháiquát các luận điểm chính của vấn đề
2 Lần họp nhóm thứ 2:
- Thời gian: từ 19h00 đến 20h00 ngày 2/12/2023
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
Trang 3- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm.
- Nội dung thảo luận: nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, cácthành viên đóng góp ý kiến trong việc thay đổi dàn ý chung cho phù hợp hơn
3 Lần họp nhóm thứ 3:
- Thời gian: từ 20h00 đến 21h00 ngày 5/12/2023
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận: Nhóm trưởng đánh giá tiến độ công việc và thành phẩm thuđược từ mỗi thành viên trong nhóm, yêu cầu bổ sung ở một số nội dung
4 Lần họp nhóm thứ 4:
Thời gian: từ 18h00 đến 19h00 ngày 8/12/2023
- Địa điểm: Online thông qua ứng dụng Messenger
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên trong nhóm
- Nội dung thảo luận:
+ Các thành viên đóng góp ý kiến về thành phẩm Chỉnh sửa bản Word vàPowerPoint lần cuối
+ Nhóm trưởng đưa ra kết luận cuối cùng và công khai đánh giá
IV PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC:
giá
Kí tênxác nhậnLương Quốc
Trang 4Nhóm trưởng nhận xét quá trình làm việc của cả nhóm: Trong quá trình họp nhóm
và làm bài tập nhóm, các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ, thái độ làm việcnghiêm túc, trách nhiệm, tích cực và sôi nổi Bài tập nhóm là kết quả nỗ lực và cố gắngcủa tất cả thành viên trong nhóm
Biên bản họp nhóm hoàn thiện lúc 19h00 ngày ngày 10/12/2023
Thư kí Nhóm trưởng
Trần Vũ Lan Anh Lương Quốc Phong
MỤC LỤC
Trang 5A.MỞ ĐẦU 7
B.NỘI DUNG 8
I KHÁI QUÁT VỀ TRÍ NHỚ 8
1 Khái niệm: 8
2 Vai trò 9
II TRÍ NHỚ TRONG LÝ LUẬN 9
1.Các loại trí nhớ 9
2.Những quá trình ghi nhớ ( Các giai đoạn trí nhớ ) 10
3 Sự quên và cách chống quên 12
4 Quy luật của trí nhớ 13
III RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ TRONG THỰC TIỄN ĐỐI VỚI SINH VIÊN 14
1.Các cách rèn luyện trí nhớ 14
1.1 Phương pháp tập trung cao độ 14
1.2 Phương pháp đặt câu hỏi 14
1.3 Phương pháp nhận thức bằng thị giác 14
1.4 Phương pháp liên tưởng 15
1.5 Phương pháp lặp đi lặp lại 15
1.6 Phương pháp bản đồ tư duy 15
1.7 Phương pháp học những thứ mới 15
1.8 Phương pháp ghi chú lại thông tin 16
1.9 Phương pháp xắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức 16
1.10 Phương pháp luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan 16
1.11 Phương pháp thường xuyên tham gia các hoạt động thực tế 16
1.12 Phương pháp đảm bảo có giấc ngủ ngon 17
2.Một số việc không nên làm để tránh ảnh hưởng đến trí nhớ 17
2.1 Làm nhiều việc một lúc 17
2.2 Ăn uống không lành mạnh 18
2.3 Sử dụng bia rượu và thuốc lá 18
2.4 Ngủ không ngon giấc, đủ giấc 18
2.5 Ít vận động 19
Trang 6IV LIÊN HỆ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CỦA CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 19 C.KẾT LUẬN 21 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
A.MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trang 7Nếu như đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên nhiệm vụ chính là việc học thì có một điều rất quan trọng đó là ghi nhớ những kiến thức mà ta được học Nhưng việc học là chuyện cả đời, trong cuộc sống chúng ta phải học rất nhiều thứ ngoài kiến thức được dạy ở trường lớp Và ngoài kiến thức thì cũng có rất nhiều thứ chúng ta cần phải nhớ Hay nói không chỉ học sinh, sinh viên cần một trí nhớ tốt mà tất cả mọi người, tất cả độtuổi đều cần Vậy trí nhớ rất quan trọng và cần thiết đối với con người Cụ thể trí nhớ
là gì, vai trò quan trọng như thế nào và liệu trí nhớ tốt có phải do bẩm sinh, do gen hay không hay là chúng ta có thể tập luyện để có một trí nhớ tốt? Trong bài tiểu luận này ta
sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết vấn đề đó
II.Tình hình nghiên cứu
- Tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện, vai trò, giải pháp của trí nhớ đối với các sinh viên hay chính cá nhân mỗi người
=> Từ đó ta sẽ thấy rõ vấn đề về tình hình nghiên cứu đề tài trên
III Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: sinh viên
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng vốn hiểu biết của bản thân và kết hợp tìm hiểu, tra cứu thông tin, tài liệu ở các nguồn đáng tin cậy để tìm hiểu và rút ra kết luận
- Tìm hiểu, phân tích tài liệu, số liệu trên các trang mạng, sách, báo, tài liệu tham khảo chất lượng, uy tín
V Mục đích và ý nghĩa đề tài
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện, vai trò, giải pháp của trí nhớ
- Làm rõ những lí luận thực tiễn để giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về trí nhớ
Trang 8Trí nhớ là một quá trình nhận thức phản ánh những kinh nghiệm đã trôi qua của con người dưới hình thức là biểu tượng.
Trí nhớ xảy ta khi ta nhận thức, nhận biết được đặc điểm của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan bằng việc sử dụng nhận thức cảm tính sau đó lưu những tài liệu
đó vào bộ nhớ để sử dụng
2 Vai trò
Vai trò của trí nhớ là cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm lý của con người Trí nhớ làđiều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người có thể tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó của mình tốt hơn trong các đời sống và sinh hoạt hàng ngày
- Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người
- Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành mạnh Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng cao những yêu cầu của cuộc sống cá nhân và xã hội
Trang 9- Đối với nhận thức trí nhớ có vai trò to lớn Nó là công cụ để lưu giữ lại các kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhớ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên với cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống Trí nhớ là điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lý tính ( tư duy và tưởng tượng ) và làm cho quá trình này đạt được kết quả lý, ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lý tính một cách trung thành và đầy đủ.
- Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua, tức nó hoạt động máy móc và thật thà, trí nhớ không làm thay đổi chút gì trong các yếu
tố đã được cá nhân trải qua Điều này làm phân biệt trí nhớ với các quá trình tâm lý khác, biểu tượng của trí nhớ( hình ảnh, dấu vết những cái đã trải qua ) ít tính khái quát
và trừu tượng hơn biểu tượng của tưởng tượng
II TRÍ NHỚ TRONG LÝ LUẬN
1 Các loại trí nhớ
Căn cứ vào nội dung phản ánh trí nhớ được chia thành
- Trí nhớ vận động: là trí nhớ về những quá trình hoạt động ít nhiều mang tính chất tổ hợp Điều kiện quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động chân tay
- Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về những cảm xúc cảm tình đã diễn ra trong hoạt động trước đó được giữ lại và tái hiện hay sống lại như một tín hiệu thúc đẩy con người
- Trí nhớ hình ảnh: là loại trí nhớ về ấn tượng của các sự vật, hiện tượng mà trước đây
đã tác động vào giác quan của con người Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào các quá trình của trí nhớ mà trí nhớ hình ảnh được chia thành: trí nhớ nghe, trí nhớ …
Ví dụ: Đối với người làm nghề nấu ăn, trí nhớ mùi vị trở nên rất quan trọng; với người nghệ sĩ, trí nhớ nghe, nhìn lại quan trọng hơn Đặc biệt là người mù thì trí nhớ xúc giác, vị giác, khứu giác rất quan trọng, nó “bù trừ cho sự khiếm thị của họ là loại trí nhớ với ấn tượng thuộc về một cơ quan cảm giác
Trang 10- Trí nhớ logic từ ngữ: là trí nhớ về mối liên hệ từ nội dung được tạo ra từ ý nghĩ, ý tưởng của con người, cơ sở của nó là hệ thống ngôn ngữ của con người, vai trò quan trọng trong việc nhận thức
Căn cứ vào tính mục đích của hoạt động
- Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ được ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước
- Trí nhớ có chủ định: là loại trí nhớ có chủ đích từ trước để việc ghi nhớ, giữ gìn và táihiện đạt hiệu quả cao hơn
Căn cứ vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động, trí nhớ
- Trí nhớ ngắn hạn là khả năng ghi nhớ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn, thường là các thông tin diễn ra ngay tức thời, chỉ trong vài giây hoặc vài phút Trí nhớ ngắn hạn giúp chúng ta ghi nhớ các thông tin cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ nào đó
- Trí nhớ dài hạn là nơi chúng ta lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí cả đời Trí nhớ dài hạn có thể chứa kiến thức, kỹ năng, kỷ niệm và nhiều loại thông tin khác
2.Những quá trình ghi nhớ ( Các giai đoạn trí nhớ )
a Ghi nhớ: là quá trình tạo dấu vết trên võ não , là quá trình đưa tài liệu vào trong ý
thức và gắn tài liệu đó với kinh nghiệm cá nhân
Các loại ghi nhớ: chủ định và không chủ định
- Ghi nhớ chủ định là quá trình ghi nhớ có mục đích, có kế hoạch trừ trước, có sử dụng biện pháp, cách thức riêng để ghi nhớ
- Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không có mục đích đặt ta từ trước, không cần
sự nỗ lực cố gắng mà vẫn ghi nhớ được tài liệu
Trang 11 Các loại ghi nhớ có chủ định: 2 loại
- Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ người ta chỉ dựa vào những mối liên hệ bề ngoài, mối liên hệ hình thức để ghi nhớ nội dung cần ghi nhớ
Ưu điểm: thích hợp với việc ghi nhớ những tài liệu rời rạc, đơn điệu
Nhược điểm: dễ quên, quên một phần dẫn đến quên toàn bộ
- Ghi nhớ ý nghĩa ( ghi nhớ logic) là loại ghi nhớ người ta dựa vào nội dung vấn đề, hiểu mối quan hệ bản chất bên trong
Ưu điểm: ghi nhớ được nhiều, nhớ lâu
Nhược điểm: hiểu rõ bản chất của đối tượng muốn ghi nhớ
b Quá trình giữ gìn
- Giữ gìn là quá trình giữ lại những dấu vết đã hình thành trên vỏ não
- Thực chất của quá trình này là giữ lại đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não
c Quá trình tái hiện
Tái hiện là quá trình trí nhớ sống lại những nội dung ghi nhớ và giữ gìn Tài liệu thường được tái hiện dưới hai hình thức là nhận lại và nhớ lại:
- Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại
- Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng Đối là quá trình làm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây Nhớ lại gồm có hailoại là nhớ lại có chủ định và nhớ lại không chủ định
Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi phải có sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại, đôi khi ta phải có sự cố gắng rất nhiều mới có thể nhớ lại những điều cần thiết
Nhớ lại không chủ định là loại nhớ lại một cách tự nhiên một điều gì đó khi gặp lại một hoàn cảnh cụ thể, không cần xác định nhiệm vụ cần nhớ lại
Trang 12 Xác định rõ mục đích yêu cầu của việc nhớ lại.
Quên hoàn toàn( không nhớ lại được, không nhận lại được )
Quên cục bộ ( không nhớ lại những nhận lại được )
Ngoài ra trong cuộc sống còn có hiện tượng quên tạm thời: đó là hiện tượng vàothời điểm cần tái hiện tài liệu thì không thể tái hiện lại được nhưng đến một lúc nào đó đột nhiên ta lại nhớ lại tài liệu đó hay người ta còn gọi là hiện tượng sực nhớ
- Nguyên nhân của sự quên
Do các quy luật tiết chế của hệ thần kinh
Không gắn được tài liệu với hoạt động hằng ngày
Tài liệu không phù hợp với nhu cầu, hứng thú của bản thân hoặc ít có ý nghĩa thực tế đối với cá nhân
- Các quy luật của sự quên
Cá nhân thường quên những gì không được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống, không liên quan đến nhiệm vụ, nhu cầu, hứng thú, tình cảm…
Quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, cái đại thể, chính yếu sau
Quên diễn ra không đồng đều: ở giai đoạn đầu lớn, sau giảm dần
Sự quên phụ thuộc vào tuổi tác
b Cách chống quên
Trang 13- Tổ chức tốt sự ghi nhớ
- Tổ chức tốt việc giữ gìn cụ thể :
Ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu
Ôn thường xuyên
Kết hợp nhiều giác quan trong quá trình ôn tập: Mắt nhìn, miệng đọc, tay viết
Nghỉ ngơi và bồi dưỡng hợp lí
4 Quy luật của trí nhớ
a Quy luật liên tưởng
Liên tưởng là sự liên hệ giữa những biểu tượng của sự vật, hiện tượng này với những biểu tượng của sự vật và hiện tượng khác có luên quan trên võ não Các loại liên tưởng:
- Liên tưởng gần nhau: là loại liên tưởng xuất hiện khi các đối tượng có sự gần nhau vềkhoảng không gian và thời gian nào đó
- Liên tưởng giống nhau: là loại liên tưởng xuất hiện trong trường hợp đối tượng này
có đặc điểm giống với đối tượng khác
- Liên tưởng trái ngược: là loại liên tưởng xuất hiện trong trường hợp giữa các đối tượng có sự trái ngược nhau về một thuộc tính nào đó
- Liên tưởng nhân quả là loại liên tưởng xuất hiện trong trường hợp đối tượng là
nguyên nhân dẫn đến đối tượng khác
- Nội dung quy luật : Khi một biểu tượng nào đó xuất hiện trên vỏ não bao giờ cũng kéo theo biểu tượng khác có liên quan đến nó cùng xuất hiện
b Quy luật ấn tượng
Trang 14Khi sự vật hiện tượng tác động đến cá nhân nhiều lần, với cường độ khác nhau, những tác động đầu tiên và những tác động gây ra những cảm xúc mạnh thường được ghi nhớ
và giữ gìn lâu bền nhất
c Quy luật về sự phụ thuộc vào hoạt động chung với đối tượng
Cá nhân chỉ nhớ chính xác, lâu bền những đối tượng mà cá nhân thường xuyên hoạt động chung với nó
III RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ TRONG THỰC TIỄN ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1.Các cách rèn luyện trí nhớ
1.1 Phương pháp tập trung cao độ
Phương pháp đầu tiên để rèn luyện trí nhớ chính là hãy giữ tập trung cao độ vào một việc hay vấn đề cụ thể nào đó Bạn có thể giữ tập trung ngay cả khi xung quanh bạn ồn
ào và gián đoạn sẽ giúp bạn rèn luyện trí nhớ rất tốt
Tuy nhiên để có được sự tập trung này, bạn cần phải thay đổi các thói quen hàng ngày của mình, tập trung vào công việc hay thông tin mà bạn muốn ghi nhớ Làm như vậy sẽgiúp bạn ghi nhớ thông tin và cảm thấy nó trở nên vô cùng quen thuộc ngay cả khi bạn không nhớ chi tiết
1.2 Phương pháp đặt câu hỏi
Phương pháp rèn luyện trí nhớ không phải lúc nào cũng chỉ có ghi nhớ Bạn cần tìm ra phương pháp sáng tạo của riêng mình, hãy đặt câu hỏi cho từng vấn đề và tìm câu trả lời cho chúng Chính việc tìm những câu trả lời này sẽ khiến bạn phải lục lại kiến thức,trí nhớ xem nó nằm ở đâu trong não của mình Sau khi tìm ra được những câu trả lời giải đáp thắc mắc của bạn, chắc chắn bạn sẽ ghi nhớ những thông tin đó rất tốt Đây là một cách rất tốt để bạn vừa có thể ôn bài lại vừa có thể rèn luyện trí nhớ