1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học phần cơ sở văn hóa việt nam Đề bài những Đặc Điểm cơ bản của văn hóa việt nam từ truyền thống Đến hiện Đại

22 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Văn Hóa Việt Nam Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Minh Thoa
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 127,67 KB

Nội dung

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề bài:” Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

1.Khái niệm văn hóa Việt Nam 2

2.Phân biệt văn hóa với văn vật, văn hiến, văn minh 2

3.Văn hóa nội sinh, văn hóa ngoại sinh 4

4.Các giai đoạn văn hóa Việt Nam 6

5 Văn hóa Việt Nam khi giao lưu với các nền văn hóa khác: Trung Hoa, Ấn Độ, Phương Tây 7

6.Văn hóa Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 10

Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 3

Lời mở đầu

Nói đến truyền thống và hiện đại là nói đến sự cũ và mới trong sự phát triển, và thường cái mới chiến thắng, thậm chí xóa bỏ cái cũ Thế nhưng trong lĩnh vực văn hóa lại hoàn toàn trái ngược bởi một đất nước, một dân tộc như một ngôi nhà lớn của một cộng đồng thì văn hóa chính là diện mạo, là bản sắc để thiên hạ nhận ra mình Kinh tế dù phát triển đến mấy cũng chỉ là vật dụng trong nhà và văn hóa chính là nền móng và rường cột của ngôi nhà đó Vật dụng có thể thay cũ bằng mới, song rường cột nền móng khó có thể đổi thay và nếu nó không còn là nó đồng nghĩa với chuyện ngôi nhà cũ biến thể thành ngôi nhà khác

Trang 4

1.Khái niệm văn hóa Việt Nam.

Văn hóa là toàn bộ giá trị tinh thần và vật chất được con người tạo dựng với bề dày lịch sử dân tộc, văn hóa là khái niệm rộng, liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của mỗi người Vì thế khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến các khía cạnh như tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo… của một dân tộc Ngoài ra, văn hóa còn thể hiện qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn dân tộc

Trang 5

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác.

2.Phân biệt văn hóa với văn vật, văn hiến, văn minh

Những khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống Tuy nhiên nhiều khi ta chưa hiểu hết ý nghĩa tên gọi của các thuật ngữ này Nhiều trường hợp các thuật ngữ được sử dụng không thật sự chính xác Vì thế, chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa những phạm trù này là cần thiết cho các quá trình nhận thức và nghiên cứu Cũng như giúp xác định các nét đẹp văn hóa, áp dụng phù hợp trong thời đại mới

2.1 Văn minh

Theo quan điểm của các nước thì văn minh được biết đến như sau

Các nước Phương Đông:

Văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, chỉ các chuẩn mực mà người tôn trọng chuẩn mực, tôn trọng nét đẹp cộng đồng cần thực hiện Văn minh biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật Nhiều khía cạnh khác nhau yêu cầu con người ứng xử, hành xử văn minh Chính các yếu tố này mang đến nếp sống, trật tự chung trong cộng đồng

Các nước Phương Tây:

Trang 6

Văn minh chỉ xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết Qua đó mang đến một giai đoạn cũng như điều kiện mới trong xã hội Ở đó, con người nâng đến tầm hiểu biết và các nhận thức mới Cũng chính các kiến thức, tiếp thu hiệu quả mà mang đến văn minh cho nhân loại.

Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất Từ đó xác định phạm vi, đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại Mang đến hiệu quả thể hiện giá trị cách ứng xử, hành vi trong chuẩn mực của con người trong xã hội

Văn minh có thể so sánh cao thấp, thể hiện trong văn minh của cộng đồng, của cácquốc gia hay các nền văn minh cụ thể Trong khi văn hóa chỉ là sự khác biệt, mang đến các đặc điểm cũng như đặc trưng của các khu vực đó

Đánh giá các khác biệt giữa văn hóa và văn minh:

Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất, kĩ thuật, các nhìn nhận phân cấp Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định Sự văn minh mang đến chất lượng chung đối với không gian xã hội đạt được nền văn minh đó

Ví dụ: văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoa-Hạ, văn minh trống đồng, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu,… Mỗi văn minh lại mang đến chochúng ta các hiệu quả cải tiến, xây dựng đất nước

Văn hóa xuất hiện trước văn minh, mang đến các đặc điểm nổi bật trong văn hóa của cộng động nhỏ Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Việt Nam đã xuất

Trang 7

hiện một số nền văn hóa như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn Các văn hóa được hình thành trên yếu tố thống nhất, sống chung và có tổ chức của con người.

VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán

VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng Đây là những văn vật mang đến nét đẹp rất xưa của người Hà Thành

Các mối liên hệ giữa các thuật ngữ này:

Trang 8

Văn hiến, văn vật chỉ là 1 bộ phận của văn hóa Mỗi sự vật, hiện tượng cụ thể lại được xác định đóng góp thực tế của văn hiến, văn vật.

Xét trong mối tương quan liên hệ với nhau, có thể thấy:

Về đối tượng:

Văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần

Văn vật thiên về yếu tố vật chất hơn

Văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần

Văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kĩ thuật

Văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc, được gin giữ và phát huy qua các thế hệ Trong khi đó văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn, thể hiện trong sự phù hợp về điều kiện mới của kinh tế, xã hội

Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây nhiều hơn Họ xác định, sử dụng văn minh để đánh giá đối với nền kinh tế, xã hội của cácquốc gia Còn văn hóa ,văn hiến, văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông Từ

đó thể hiện cho các giá trị riêng, các bản sắc riêng chứa đựng trong kinh tế, xã hội

Kẻ bảng quan sát với các nét đặc trưng của từng thuật ngữ được sử dụng:

Trang 9

Thiên vềvật chất

Thiên về yếu tố vật chất khoa

Phương Đông Phương Tây

3 Văn hóa nội sinh, văn hóa ngoại sinh

Dù là ở bất kỳ hình thức giao lưu nào cũng phải có sự du nhập của yếu tố ngoại sinh vào văn hóa bản địa và luôn luôn xảy ra mối tương tác giữa yếu tố nội sinh và yếu tốngoại sinh Vấn đề đặt ra là: vậy yếu tố nội sinh và ngoại sinh quan hệ với nhau như thế nào để có thể đạt được sự biến đổi trong mô thức một nền văn hóa Hay nói cách khác, giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh mang tính quy luật như thế nào trong phát triển văn hóa Để làm rõ quy luật này, cần phân tích khả năng tương tác giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong một nền văn hóa cụ thể, chẳng hạn, văn hóa Việt

Trang 10

Xét về mặt logic, giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh có thể xảy ra các quan hệ sau đây:

Quan hệ 1: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được chấp nhận và thay thế cho yếu tố nội sinh tương đương làm cho yếu tố này bị mất đi, hoặc giảm đi đáng

kể vai trò của mình trong nền văn hóa bản địa

Quan hệ 2: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì kết hợp với yếu tố nội sinh để tạo ra các yếu tố mới, mang tính lai tạo hết sức độc đáo và lý thú Mối tương tác kiểu này có thể coi là phổ biến nhất và tạo cho nền văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều

Quan hệ 3: Các yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được chấp nhận và tồn tại song song với các yếu tố nội sinh tương đương với chúng trong nền văn hóa bản địa và tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa đó

Quan hệ 4: Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì được chấp nhận như một yếu tố văn hóa mới (bởi nó chưa hề có trong nền văn hóa bản địa) có thể ở dạng nguyên vẹn, cũng có thể ở dạng bản địa hóa, tùy thuộc vào đặc điểm tiếp biến của nền văn hóa bản địa

Từ các mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại sinh và nội sinh trên đây trong nền văn hóa Việt, ta thấy rằng, tất cả các mối tương tác của các yếu tố này đều tạo điều kiện cho văn hóa bản địa phát triển theo các khuynh hướng: đổi mới theo xu thế thời đại (quan hệ 1);

đa dạng hóa, phong phú hóa bằng các yếu tố lai tạo, kết hợp giữa yếu tố nội sinh và ngoại

Trang 11

sinh (mối quan hệ 2); đa dạng hóa, phong phú hóa bằng sự tồn tại song hành và độc lập của yếu tố nội sinh và ngoại sinh (mối quan hệ 3); và đa dạng hóa tạo những bước chuyểnbiến về chất, nâng cao vai trò của yếu tố văn hóa bản địa bằng yếu tố văn hóa ngoại sinh hoàn toàn mới so với nền văn hóa bản địa (mối quan hệ 4).

        Tóm lại, xử lý mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong giao lưu văn hóachính là quy luật phát triển của các nền văn hóa nói chung, và văn hóa Việt Nam nói riêng Sự phát triển này luôn làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nếu ta hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là một hệ thống mở, luôn phát triển và hoàn thiện cùng với lịch sử và thời gian

4 Các giai đoạn văn hóa Việt Nam

Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: Văn hóa tiền sử,Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, Văn hóa thời chống Bắc thuộc, Văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.4.1 Lớp văn hóa bản địa

Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn:

Giai đoạn văn hóa tiền sử

Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

4.2 Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á

là sự hình

Trang 12

Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam – Á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước.

Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên.Giai đoạn từ 3-2 nghìn năm trước Công nguyên cho đến vài trăm năm trước Công nguyên

đã tạo nên một đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực

4.2 Lớp giao lưu văn hóa với Trung Hoa và khu vực

Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Mộtbên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là:

Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc

Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Trang 13

Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.

4.3 Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây

Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái

ngược: Một bên là xu hướng âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn

mà đan cài trong không gian và thời gian

Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu với phương Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K Marx, V.I Lênin Từ những năm 30-40 trở lại đây, rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn hóa là khái niệm mờ, một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam) cũngphải tính bằng vài thế kỉ cho nên may chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa cho phép tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó: Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình

Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm của cuộc giao lưu mới: chữQuốc ngữ

Trang 14

5 Văn hóa Việt Nam khi giao lưu với các nền văn hóa khác: Trung Hoa, Ấn Độ, Phương Tây.

Prechinese China (Trung Hoa trước người Hoa) Đây là địa bàn của các tộc người phi Hoa, quê hương của các tộc người nói tiếng Tày - Thái, Mèo - Dao, Tạng - Miến, Môn - Khơme, nói khác đi là địa bàn của cư dân Bách Việt

Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kỉ của lịch sử Việt Nam Cho đến hiện nay, không một nhà văn hóa học nào lại phủ nhận ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa ViệtNam Quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giaolưu không cưỡng bức

5.2 Ấn Độ

Khác với Trung Hoa có biên giới đường bộ với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếpgiáp trực tiếp với Việt Nam, nhưng nền văn hóa Ấn Độ lại có ảnh hưởng sâu đậm đến

Trang 15

văn hóa Việt Nam Trên nhiều bình diện, văn hóa Ấn Độ "thẩm thấu" - chữ dùng của GS,

TS Phạm Đức Dương - bằng nhiều hình thức và liên tục

Khi xem xét mối quan hệ, giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn

Độ, cần thấy, quá trình mức độ của quan hệ giao lưu này có khác nhau qua các thời kì lịch sử và các không gian văn hóa

Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỉ đầu sau công nguyên, trên dải đất Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: Văn hóa Việt ở Bắc Bộ, Chămpa ở Trung Bộ, và Óc Eo ở Nam Bộ Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của văn hóa Ấn Độ với ba nền văn hóa này khác nhau

Trước công nguyên, nguyên nhân thúc đẩy người Ấn Độ thông thương buôn bán với cư dân Đông Nam Á, trong đó có cư dân của ba nền văn hóa trên là việc buôn bản năng, sau khi việc buôn bán với thế giới La Mã bị cấm

Thứ nhất là văn hóa Óc Eo, các nhà nghiên cứu đã khẳng định nền văn hóa Óc Eo là nền văn hóa của "một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung nguyên sông Cửu Long của cư dân Môn - Khơme kết hợp với nghề biển cổ truyền của cư dân Nam Đảo Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Balamôn từ Ấn Độ đã tổ chức một quốc gia mô phỏng theo mô hình Ấn Độ trên tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hóa, giao thông, kĩ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và các nền văn hóa kèm theo,trong đó đạo Bralamôn đóng vai trò chi phối; đạo pháp Bralamôn là tối thượng, chữ Brahmi của Sanscrit là chữ thánh hiền

Trang 16

Thứ hai là nền văn hóa Chămpa Nhận xét vẽ quan hệ giữa văn hóa Chămpa và văn hóa

Ấn Độ, TS Ngô Vân Doanh khẳng định: "một điều không thể phủ nhận được là những ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành ra vương quốc Chămpa cũng như một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc - văn hóa Chămpa Có điều ấy là kết quả của một quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa văn hóa

Ấn Độ và văn hóa Chămpa Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc xây dựng một chế độ vương quyền đến việc tạo dựng mọi thành tố của nền văn hóa Chămpa Nhưng ở đây cũng lại có một độ khúc xạ khá lớn giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa

Chămpa, chẳng hạn như ở khía cạnh tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội v.v

Thứ ba là nền văn hóa Việt ở châu thổ Bắc Bộ Trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào, văn hóa Việt đã định hình và phát triển Người Việt ở đây tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp Những thế kỉ đầu công nguyên, châu thổ Bắc Bộ là địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, nhất là tôn giáo Các nhà sư từ Ấn Độ đi qua Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) để rồi tìm đường lên phương Bắc và các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh cũng qua Luy Lâu, coi đây là trạm dừng chân Người Việt tiếp nhậnvăn hóa Ấn Độ trong hoàn cảnh rất đặc biệt Họ đối mặt với văn hóa Hán, vừa tiếp nhận văn hóa Hán, vừa lo đối phó với chính trị Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng, nhưng lại có sức phát triển rất lớn Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á Người Việt thích ứng và tiếp biến đạo Phật một cách dung dị vào cơ táng văn hóa bản địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đẳng

và bác ái, chủ trương dân chủ, không đẳng cấp Với tín ngưỡng đa thần, người Việt dễ

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w