1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUY .... L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ BÁ NAM
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN THEO HƯỚNG
XÂY DỰNG CHÍNH QUY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ BÁ NAM
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN THEO HƯỚNG
XÂY DỰNG CHÍNH QUY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHƯƠNG HUYỀN
TS TÔN QUANG CƯỜNG
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cán
bộ hướng dẫn là các Thầy/Cô: TS Nguyễn Phương Huyền và TS Tôn Quang Cường đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
Các quý thầy, cô trong trường Đại học Giáo dục đã truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi có nền tảng vững chắc để thực hiện luận văn này
Xin cảm ơn Phòng Chính trị, Phòng Đào tạo và Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Sĩ quan Thông tin đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2024
Tác giả
Đỗ Bá Nam
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các từ viết tắt ii
Danh mục các bảng, hình viii
danh mục biểu đồ, hình x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUY 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển kỹ năng ICT, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet……… ……7
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý phát triển kỹ năng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội 14
1.2 Lý luận về kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet 14
1.2.1 Khái niệm kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet 14
1.2.2 Vai trò của kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet đối với học viên ở các trường sĩ quan quân đội 17
1.2.3 Cấu trúc của kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet 19
1.3 Lý luận về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 22
1.3.1 Khái niệm phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 22
1.3.2 Yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy 24
1.3.3 Đặc điểm của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 28
1.3.4 Mục tiêu phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 31 1.3.5 Nội dung phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên
Trang 6mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây
dựng chính quy 33
1.3.6 Phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 35
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 38
1.4 Lý luận về quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 40
1.4.1 Khái niệm quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 40
1.4.2 Phân cấp quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 42
1.4.3 Quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 43
1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy 48
1.5.1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 48
1.5.2 Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 49
1.5.3 Các yếu tố thuộc về môi trường 50
Kết luận Chương 1 52
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN THEO HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUY 53
2.1 Khái quát về Trường Sĩ quan Thông tin 53
Trang 72.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Sĩ quan Thông tin 53
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Sĩ quan Thông tin 54
2.1.3 Những kết quả nổi bật của Trường Sĩ quan Thông tin 57
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 59
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 59
2.2.2 Nội dung khảo sát thực trạng 59
2.2.3 Đối tượng khảo sát thực trạng 59
2.2.4 Phương pháp khảo sát thực trạng 59
2.3 Thực trạng về kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 61
2.4 Thực trạng về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 63
2.5 Thực trạng về quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 76
2.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 86
2.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 89
2.7.1 Ưu điểm 89
2.7.2 Hạn chế 90
2.7.3 Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế 90
Kết luận Chương 2 92
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN THEO HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUY 93 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý phát triển kỹ năng khai thác
Trang 8và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ
quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 93
3.1.1 Nguyên tắc về mặt pháp lý 93
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc 93
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 94
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 94
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 94
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 95
3.2 Các biện pháp quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy 95
3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, học viên trong nhà trường về vai trò, tầm quan trọng của phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên 95
3.2.2 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên trong nhà trường tuân thủ yêu cầu xây dựng quân đội chính quy 98
3.2.3 Tổ chức thực hiện đổi mới việc kiểm tra, đánh giá phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên theo yêu cầu xây dựng chính quy 101
3.2.4 Chỉ đạo tăng cường phát huy vai trò tích cực, tự giác của học viên trong tự rèn luyện và phát triển kỹ năng 103
3.2.5 Huy động các điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất để quản lý hiệu quả hoạt động phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên theo yêu cầu chính quy 105
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 108
3.3.1 Khái quát về khảo nghiệm 108
3.3.2 Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 109
3.3.3 Khảo sát tính khả thi của các biện pháp 111
Trang 9Kết luận Chương 3 116 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Internet của HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 61
năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho
HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 64
sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 65
sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 67
thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 69
sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 71Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá phát triển kỹ năng
khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 74
dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 76Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung phát triển kỹ năng khai thác và
sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 79Bảng 2.10 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng
khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 82
Trang 11Bảng 2.11 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá phát triển kỹ năng khai
thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 84Bảng 2.12 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kỹ
năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho
HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy 86Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 109Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 112
khả thi của các biện pháp 114
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1 Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 111Biểu đồ 3.2 Khảo sát tính khả thi của các biện pháp 113 Hình 1.1: Nội dung xây dựng quân đội chính quy 28
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Internet xuất hiện đã mang lại một sự thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo Đây là kho tri thức khổng lồ, kênh chuyển tải thông tin nhanh chóng, với những tin tức cập nhật, phong phú, đa chiều, giúp người đọc, người xem có nhiều cơ hội tiếp cận, khai thác và trao đổi thông tin thuận lợi Đối với nền giáo dục, Internet thực sự là công cụ, phương tiện trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Tuy nhiên, với tính chất đa dạng, đa chiều và thường xuyên thay đổi, đòi hỏi người khai thác phải có kỹ năng khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các thông tin trên Internet để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân
Trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển của Internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, thế giới ảo… thông tin trên Internet càng trở nên đa dạng, biến đổi liên tục và cũng phức tạp hơn Những tác động này đã đem đến cơ hội cho các cơ sở giáo dục, đào tạo khi được tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin phong phú, hiện đại đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mạnh
mẽ về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học Với các trường đào tạo thuộc lực lượng vũ trang trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên không gian mạng và định hướng xây dựng Nhà trường theo mô hình nhà trường thông minh, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo đòi hỏi mỗi học viên (HV) phải không ngừng nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HV, đồng thời bảo đảm đúng định hướng chính trị trong học tập, rèn luyện của mỗi HV
Theo Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 quy định chi tiết các vấn đề về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Trong đó, Điều
42 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng:
1 Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng
2 Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ
Trang 14đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng
3 Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ
an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Hiện nay, HV ở TSQTT đều đã có kiến thức cơ bản về máy tính, công nghệ thông tin và Internet, đa số HV đã có một số kỹ năng tìm kiếm, sử dụng và chọn lọc các thông tin cơ bản theo nhu cầu cá nhân từ mạng Internet; biết sử dụng mạng xã hội như một công cụ, phương tiện hữu ích để giao tiếp, trao đổi vấn đề học tập Đó vừa là kết quả của quá trình vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, phương thức hành động vào thực tiễn tìm kiếm, sử dụng, chọn lọc thông tin một cách hiệu quả và
an toàn của mỗi HV, đồng thời là kết quả của công tác bồi dưỡng phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV được cơ quan, đơn vị, khoa đào tạo và mỗi giảng viên quan tâm đúng mức Hoạt động này được tiến hành với nhiều hình thức đa dạng, nội dung mang tính thực tiễn cao và bước đầu phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng HV Tuy nhiên, trước tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng sự phức tạp của mạng xã hội, công tác phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV của một số còn hạn chế như: nhiều giảng viên nhận thức chưa đúng vị trí, vai trò; tổ chức các hoạt động thực tế phát triển kỹ năng còn ít; nội dung, hình thức và phương pháp chưa thực sự đa dạng, phong phú, chưa bám sát đặc điểm từng đối tượng HV Vì vậy, một bộ phận không nhỏ HV vẫn còn khá lúng túng trong lựa chọn cách thức tiếp cận, phương pháp thu thập, tập hợp thông tin trên Internet; nhiều HV vẫn còn gặp khó khăn trong khâu xử lý thông tin Cá biệt còn có HV ngại tự phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ học tập, rèn luyện; tiếp cận Internet chỉ vì mục đích giải trí đơn thuần Thực tế đó đặt ra cho nhà trường một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là cần trang bị cho HV ở TSQTT kỹ năng khai thác
và sử dụng thông tin trên mạng Internet để HV nhà trường có thể phát huy đầy đủ thế mạnh của công nghệ nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về an ninh mạng và yêu cầu xây dựng nhà trường chính quy hiện nay Trong thời
Trang 15gian qua, nhà trường luôn chú ý thực hiện nghiêm túc yêu cầu này, tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của bối cảnh chuyển đối số và những nhiệm vụ mang tính thường trực về an ninh quốc phòng cần có những biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả hơn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và điều kiện cho phép của nền kinh tế, tiềm lực quân sự của đất nước
Từ những lý do trên, tôi lựa chon đề tài “Quản lý phát triển kỹ năng khai
thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên tại Trường Sĩ quan Thông tin theo hướng xây dựng chính quy” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
trong ngành Quản lý giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy, đề tài đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm phát triển
kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV tại TSQTT hướng tới xây dựng nhà trường chính quy, hiện đại
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đề xuất biện Quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy
- Nếu có biện pháp quản lý phù hợp sẽ phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT góp phần xây dựng chính
quy, hiện đại
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV
tại trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy
Trang 165 Giả thuyết khoa học
Với việc phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV tại TSQTT luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng của Nhà trường quan tâm, chỉ đạo, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế khiến hoạt động này chưa hiệu quả như mong muốn Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng được đề xuất trong suốt quá trình đào tạo HV thì sẽ góp phần nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV, từ đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của Nhà trường
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào ba nhiệm vụ trọng tâm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ học tập và rèn luyện của HV các trường sĩ quan quân đội
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ học tập và rèn luyện của HV của TSQTT, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
- Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ học tập và rèn luyện của HV TSQTT; khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Về nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV tại TSQTT
7.2 Đối tượng khảo sát
Trang 177.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thống kê từ năm 2019 đến năm 2023
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục, trong đó trực tiếp là các quan điểm, chủ trương giáo dục toàn diện
8.2 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, gồm các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các nguồn tài liệu về giáo dục - đào tạo, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
mà đề tài đã xác định
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình hoạt động khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV; các hoạt động phát triển kỹ năng khai thác và
sử dụng thông tin trên mạng Internet của giáo viên, của CBQL cấp đại đội, tiểu đoàn ở TSQTT
Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện trò chuyện, trao đổi tọa đàm với cán bộ Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ phòng, khoa giáo viên, CBQL các cấp và HV Nội dung hướng vào phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra bằng các mẫu phiếu câu hỏi in sẵn với HV các khóa 27, 28, 29, 30 và cán bộ từ cấp trung đội đến thủ trưởng các phòng, khoa giáo viên Nội dung tìm hiểu thực trạng kỹ năng khai thác
và sử dụng thông tin trên mạng Internet của HV tại TSQTT; khẳng định tính khách quan của một số nhận định trong luận văn
Xin ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của các cán bộ, GV Khoa Khoa học xã hội
và nhân văn, Khoa Công nghệ thông tin và tác chiến không gian mạng về nội dung,
Trang 18biện pháp phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho
HV nhà trường
- Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được Sử dụng các phần mềm tin học
ứng dụng để trình bày, biểu đạt kết quả nghiên cứu
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng
thông tin trên mạng Internet cho HV ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông
tin trên mạng Internet cho học viên tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông
tin trên mạng Internet cho học viên tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
THEO HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH QUY
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển kỹ năng ICT, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
* Các nghiên cứu về phát triển kỹ năng ICT
Các tác giả N D Levitov (1962) [32], V A Crucheski (1981) [57] cho rằng: Để có kỹ năng, con người phải luyện tập; kỹ năng chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện tập, đặc biệt là sự
nỗ lực của cá nhân
Theo tác giả X I Kixegof (1977), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư
phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học [59], quá trình hình
thành, phát triển kỹ năng trải qua 5 giai đoạn, tương ứng với 5 mức độ là: nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động độc lập Đồng thời, tác giả nhấn
mạnh: Kỹ năng được hình thành thông qua luyện tập trong nhà trường Giai đoạn 1:
sinh viên cần hình thành các kỹ năng: kỹ năng thiết kế, kỹ năng kiến thiết, kỹ năng
nhận thức, kỹ năng tổ chức Giai đoạn 2: Ông cho rằng điều cốt lõi của sinh viên là
tiếp thu các kỹ năng đó để tiến hành giờ lên lớp có hiệu quả
Nghiên cứu về vai trò của kỹ năng sư phạm trong hoạt động giáo dục,
Bônđưrep (1980), Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ
thông [33] Theo tác giả, người thầy không chỉ cần kiến thức phong phú về chuyên
môn mà còn phải có những kỹ năng cần thiết để tổ chức thực hành công tác giáo dục Muốn làm công tác giáo dục tốt cần phải có những kỹ năng giáo dục tốt, vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cần phải được làm thường xuyên Với góc độ nghiên cứu về chuẩn bị kiến thức và các kỹ năng giáo dục chung nhất
Trang 20cho lực lượng sư phạm, nhưng đó là cuốn sách rất bổ ích giúp cho nhà quản lý giáo dục nghiên cứu trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Tác giả A V Petrovxki (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm [1],
cho rằng: Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, nó tạo ra khả năng hành động cho con người không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi Theo tác giả, muốn có kỹ năng con người phải có tri thức về kỹ năng
và nhất thiết phải trải qua quá trình rèn luyện trong điều kiện môi trường nhất định Mức độ thành thạo của kỹ năng phụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức và mức độ
sử dụng tri thức đó trong hoạt động thực tiễn
Các tác giả A.J.A.M Van Deursen & J.A.G.M Van Dijk (2009), Improving
digital skills for the use of online public information and services [61], cho rằng:
Với lượng thông tin lớn hơn được tạo ra và sự khác biệt của chúng, khoảng cách giữa những cá nhân có được thông tin tốt hơn và thấp hơn cũng đồng thời với kỹ năng ICT ngày càng gia tăng Điều này tạo ra vấn đề và sự cấp bách để phát triển kỹ năng ICT để được tham gia và phát triển bình đẳng Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra các định nghĩa về kỹ năng vận hành, chính thức, thông tin và chiến lược được sử dụng để đo lường kỹ năng Internet của dân số Hà Lan Do vậy, theo các tác giả, việc phát triển kỹ năng ICT nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả cũng cần thiết như việc nâng cấp chất lượng hạ tầng cho công nghệ thông tin
Tác giả F H Allyson và H W Philip (2012), Thúc đẩy các kỹ năng học tập
ở sinh viên đại học [62], đã đưa ra mô hình phát triển kỹ năng học tập cho sinh viên
đại học gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xác định chính xác và đầy đủ nhiệm vụ học tập; giai đoạn 2: lập kế hoạch, đặt ra các mục tiêu, yêu cầu; giai đoạn 3: thực hiện
kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu; giai đoạn 4: đánh giá và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập Trong mỗi giai đoạn, sinh viên đều phải tự đánh giá,
tự điều chỉnh, tự quản lý hoạt động học tập
Theo UNESCO (2018), Digital skills critical for jobs and social inclusion, cho
rằng: “Kỹ năng số” (Digital skills) là một loạt các khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các ứng dụng về truyền thông và mạng để truy cập và quản lý thông tin, cho phép mọi người tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số, giao tiếp, cộng tác và giải quyết các vấn đề để tự hoàn thành một cách hiệu quả và sáng tạo trong cuộc sống, học tập,
Trang 21công việc và các hoạt động xã hội nói chung Cụ thể gồm các nhóm kỹ năng số cơ bản (Basic digital skills) và nhóm kỹ năng số nâng cao (Advanced digital skills)
Tác giả Lê Văn Xem (2010), Tâm lý học Thể dục thể thao [60, tr.76 - 80],
cho rằng: Kỹ năng được hình thành, phát triển thông qua con đường luyện tập có hệ thống liên tục, kéo dài Công việc này được phân chia thành từng phần nhỏ, phụ thuộc vào nhiệm vụ hành động cụ thể Tính chất, nhiệm vụ hành động chi phối việc xác định các giai đoạn hình thành kỹ năng
Nguyễn Công Khanh (2014), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống [27, tr.160], xác định: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt
động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm,
kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế
đã cho” Theo tác giả để có kỹ năng trong một hoạt động nào đó, trước hết cá nhân phải có tri thức về hoạt động đó; biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả và biết hành động có kết quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc
Tác giả Hoàng Anh (2016), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách [3], khẳng
định: Kỹ năng không phải bẩm sinh, nó được hình thành thông qua con đường luyện tập, kỹ năng tạo điều kiện cho con người thực hiện hành động có hiệu quả không chỉ trong những môi trường, điều kiện quen thuộc mà cả trong những môi trường, điều kiện mới, đã thay đổi Từ việc coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, các tác giả cho rằng khi nắm vững được những kỹ thuật của hành động, có hành động đúng với các yêu cầu kỹ thuật của nó thì sẽ đạt kết quả Để nắm vững được kỹ thuật hành động và thực hiện hành động theo đúng kỹ thuật của nó thì phải thông qua quá trình học tập, bồi dưỡng và rèn luyện của chủ thể
Lương Thị Bích (2016), Phát triển kỹ năng giao tiếp cho HV Trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang [4, tr.27], đã cho rằng: “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho HV
Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang là một quá trình làm tăng khả năng, trình độ vận dụng những kiến thức, kỹ xảo, kinh nghiệm để giải quyết các nhiệm vụ, nội dung giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp” Đồng thời, tác giả khẳng định: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho HV được diễn ra trong thời gian đào tạo, có kế hoạch, chương trình và nội dung xác định nhằm hoàn thiện năng lực lãnh
Trang 22đạo quản lý giáo dục cho họ
Trần Hương Liên (2017), Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
ở các học viện, trường Đại học Công an nhân dân [29, tr.61], khẳng định: “Kỹ năng
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân là khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm học tập của sinh viên Công an nhân dân vào thực hiện có hiệu quả các hành động lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ; thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ; điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghiệp vụ công an và tích lũy đủ số lượng tín chỉ tối thiểu theo quy định của chuyên ngành đào tạo Công an nhân dân”
Nguyễn Tuấn Khanh (2017), Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong
đào tạo theo tín chỉ [28] đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng học tập theo học
chế tín chỉ cho sinh viên thông qua ba con đường là dạy học chuyên đề “Rèn luyện
kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ”; qua dạy học bộ môn và thông qua công tác cố vấn học tập Cả ba quy trình đều hướng đến việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm
Các tác giả Trần Minh Nhớ, Bùi Vũ Bảo Khuyên (2021), trong nghiên cứu
“Những kỹ năng số cần thiết giúp người sử dụng tương tác hiệu quả trong môi trường số” [35], cho rằng: Kỹ năng số cần có thành hai nhóm cấp độ, đó là: Nhóm
kỹ năng số cơ bản (Nhóm kỹ năng này liên quan trực tiếp đến các kiến thức về tin học, khả năng sử dụng máy tính, các tiện ích/ứng dụng trực tuyến, trên cơ sở đảm bảo an toàn và bảo mật cho thiết bị sử dụng, quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân) và nhóm kỹ năng số nâng cao (Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về thiết kế đồ họa số, tiếp thị và truyền thông số, tạo và chỉnh sửa nội dung số, quản lý và khai thác dữ liệu lớn)
* Các nghiên cứu về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Nguyễn Thị Thơ (2012), Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên
Internet cho học sinh trong học tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn) [50] Tác giả
Trang 23khẳng định: “Kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet là khả năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin, tư liệu từ các trang web và thực hiện các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu đề ra” [50, tr.18] Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra các kỹ năng cần hình thành như: Kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm; kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học; kỹ năng sử dụng tài liệu để trao đổi, thảo luận trong nhóm; kỹ năng sử dụng tài liệu trên internet kết hợp với sách giáo khoa và các tài liệu khác
Tác giả Lê Thị Dung (2013), Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn
Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu [15], đã
cho rằng: Để sử dụng Internet vào học tập môn Tâm lý học được hiệu quả thì cần có
kỹ năng sử dụng Internet cụ thể: Kỹ năng tìm kiếm thông tin; kỹ năng lưu giữ, xử
lý thông tin; kỹ năng sử dụng thông tin Tác giả cũng đã đề xuất 6 biện pháp nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
Các tác giả Võ Thị Thảo, Nguyễn Thị Mộng (2013), trong bài báo “Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet phục vụ học tập của sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế [47], đã khẳng định: Sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và sinh viên sử dụng rất ít trang công cụ tìm kiếm thông tin nên độ tin cậy của thông tin không cao, nguồn thông tin chưa phong phú Đại đa số sinh viên đều nhận thức được vai trò của mạng Internet trong học tập nhưng các bạn đều chưa có cách thức tìm kiếm đúng, chưa biết cách sử dụng các chức năng công cụ tìm kiếm nâng cao, các trang mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết và các bạn thường ít quan
tâm đến độ tin cậy hay hình thức làm, mục đích làm của các bài trên mạng
Tác giả Nguyễn Hồng Quân (2020), trong bài báo “Nâng cao kỹ năng khai thác Công nghệ thông tin, mạng Internet cho HV, sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” [41], chỉ ra rằng: Nâng cao kỹ năng thực hành, khai thác Công nghệ thông tin, mạng Internet của HV, sinh viên hiện nay là một tất yếu khách quan Vì vây, từng HV, sinh viên cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong
tự học, tự nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành, sử dụng Công nghệ thông tin,
Trang 24mạng Internet trước hết phục vụ cho học tập, đáp ứng mục tiêu đào tạo; tiếp đó là
bổ sung, mở rộng kiến thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ cho công tác và cuộc sống trong điều kiện phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư hiện nay
Các tác giả Tống Minh Lương, Vũ Minh Thành (2023), trong bài báo “Bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin phục vụ học tập cho HV các nhà trường quân đội trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0” [30] Các tác giả cho rằng: Để bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin phục vụ học tập cho HV các nhà trường quân đội trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, cần tập trung vào những nội dung sau: (1) Phát huy vai trò của đội ngũ GV và cán bó quản lý trong bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin phục vụ học tập cho HV; (2) Tích cực bồi dưỡng các kỹ năng
“mềm” cần thiết để HV khai thác thông tin phục vụ học tập đạt hiệu quả cao; (3) Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho HV; (4) Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện điện tử, phòng đọc và các nguồn thông tin phục vụ học tập trong nhà trường
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý phát triển kỹ năng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Hiện nay, trong nước chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý phát triển kỹ năng cho HV ở các trường sĩ quan quân đội Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu về một số nội dung có liên quan đến vấn đề trên Có thể kể đến một số ít nghiên cứu tiêu biểu như:
Nguyễn Văn Tuân (2014) với đề tài Phát triển kỹ năng dạy học cho HV đào
tạo GV khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị [44], đã làm rõ hệ thống
khái niệm như kỹ năng dạy học của HV, phát triển kỹ năng dạy học Trong đó, các tác giả đã quan niệm: “Kỹ năng dạy học của HV đào tạo GV khoa học xã hội và
nhân văn là sự vận dụng các kiến thức, kỹ xảo, kinh nghiệm đã có của mỗi HV vào
giải quyết các nhiệm vụ, nội dung giảng tập ở Học viện Chính trị và thực tập ở các nhà trường quân đội” [44, tr.19] Đề tài cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến
kỹ năng dạy học, đánh giá thực trạng kỹ năng dạy học và phát triển kỹ năng dạy học của HV đào tạo GV ở Học viện Chính trị, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng dạy học cho HV đào tạo GV khoa học xã hội và nhân văn ở Học
Trang 25viện Chính trị hiện nay
Tác giả Trần Đình Tuấn (Chủ biên, 2018), Sư phạm quân sự thực hành [45, tr.151],
tác giả nhấn mạnh: Để quản lý và tổ chức có hiệu quả các hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm trong tổ chức thực hành, thực tập cho HV cần: Mô hình hóa chức trách, nhiệm vụ của người GV một cách cụ thể, từ đó xây dựng nội dung thực hành, thực tập phù hợp Trong đó tăng thời gian, nội dung thực hành, thực tập sư phạm của HV, “tổ chức cho HV dự giờ huấn luyện mẫu, xem các động tác mẫu, bài thực hành mẫu Tổ chức phong phú đa dạng các hoạt động trong thực hành, thực tập” Tuy chưa đề cập trực tiếp góc độ quản lý, nhưng cuốn sách là tài liệu quan trọng cho tác giả tiếp thu nghiên cứu đề tài luận án
Tác giả Ngô Giang Thái (2020), Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học
cho HV sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa [46] Tác
giả đã đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho HV sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo hướng chuẩn hóa: (1) Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV và HV sư phạm về hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học; (2) Kế hoạch hóa hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho HV sư phạm theo hướng chuẩn hóa; (3) Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho HV sư phạm theo hướng chuẩn hóa; (4) Thường xuyên chỉ đạo hoạt động tự rèn luyện kỹ năng dạy học của HV sư phạm theo hướng chuẩn hóa; (5) Bảo đảm các điều kiện, phương tiện cho hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học theo hướng chuẩn hóa; (6) Tổ chức đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho HV sư phạm
Nghiên cứu về quản lý phát triển kỹ năng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội tập trung vào hai khía cạnh chính: kế thừa các kỹ năng và kiến thức đã có
và tạo ra khoảng trống cho sự sáng tạo và phát triển mới Các nghiên cứu này thường hướng đến việc tìm ra các phương pháp và chiến lược hiệu quả nhất để đào tạo và phát triển sĩ quan tương lai Nghiên cứu tập trung vào cách các kỹ năng và kiến thức truyền thống được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác Các phương pháp như giảng dạy trực tiếp, huấn luyện thực địa, và các bài giảng lịch sử quân sự
Trang 26là các công cụ quan trọng
Nghiên cứu về quản lý phát triển kỹ năng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội là một lĩnh vực phong phú và phức tạp, yêu cầu sự cân bằng giữa việc kế thừa những giá trị truyền thống và mở ra không gian cho sự đổi mới Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu này vào thực tiễn đào tạo sẽ giúp các trường sĩ quan quân đội tạo ra những sĩ quan có kỹ năng, kiến thức và khả năng thích ứng cao trong bối cảnh hiện đại
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về quản lý phát triển kỹ năng
khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây dựng chính quy Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài là một hướng đi
có giá trị
1.2 Lý luận về kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
1.2.1 Khái niệm kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
* Khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Theo Từ điển Tiếng Việt (2003), thì:
- “Khai thác” có nghĩa là: “1 Tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi có sẵn trong thiên nhiên; 2 Phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng; 3 Tra hỏi để biết được những bí mật của đối phương” [36, tr.490]
- “Sử dụng” có nghĩa là: “Đem dùng vào mục đích nào đó” [36, tr.876] Cũng theo Từ điển Tiếng Việt (2003), thì:
- “Thông tin” được hiểu: “1 Truyền tin cho nhau để biết; 2 Điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi” [36, tr.953] Thông tin thường được biểu hiện bằng các hình thức như: con số, ký tự, chữ viết, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh… Xã hội càng phát triển, số lượng, chủng loại thông tin và hình thức biểu hiện của nó càng phong phú, đa dạng Thông tin trở thành một nguồn lực, là yếu tố đầu vào quan trọng của hầu hết các hoạt động xã hội, trực tiếp là lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- “Internet” có nghĩa là: “Hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin thư tin điện tử và các nhóm thông
Trang 27tin” [36, tr.479] Internet ra đời đã làm thay đổi lớn lao đời sống xã hội, đặc biệt là hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học Với Internet, con người có thể tiếp cận hệ thống thông tin toàn cầu vô cùng lớn, phong phú và đa dạng Khai thác thông tin từ nguồn này rất tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức, tuy nhiên, để khai thác thông tin này đòi hỏi người sử dụng cần có kỹ năng, phương pháp và trải nghiệm xã hội nhất định
- Như vậy, có thể hiểu: Thông tin trên mạng Internet là tất cả những sự việc,
sự kiện, ý tưởng, phán đoán, tri thức của nhân loại làm tăng sự hiểu biết của con người được tìm thấy trên hệ thống mạng Internet
Từ việc phân tích các khái niệm công cụ, có thể hiểu: Khai thác và sử dụng
thông tin trên mạng Internet là hoạt động tìm kiếm, chọn lọc, quản lý, vận dụng, sử dụng thông tin từ mạng Internet để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục đích đề ra
Với sự phát triển của công nghệ số, ngày nay, con người tạo ra các kho dữ liệu số khổng lồ có thể lưu trữ được toàn bộ tri thức của nhân loại trong suốt lịch sử nền văn minh loài người Mạng Internet đã giúp con người kết nối các kho dữ liệu thông qua các thiết bị thông minh, do vậy bất kỳ ai, ở đâu, ở bất cứ lúc nào cũng có thể khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet Điều đó đã làm cho tiềm năng
và sức sáng tạo của con người là không giới hạn Internet chính là trụ cột xuyên suốt
để thực hiện “vạn vật kết nối”
Ngày nay mạng Internet đã kết nối với các trung tâm máy tính khổng lồ và hàng trăm triệu máy tính cá nhân, hàng tỷ thiết bị thông minh kết nối với nhau thông qua hệ thống cáp quang, đã làm cho tốc độ truyền tin nhanh và có thể lưu trữ được thông tin dưới nhiều dạng khác nhau Tất cả tri thức đó đã được số hóa và được lưu trữ làm cơ sở dữ liệu ở các trung tâm hoặc ở các địa chỉ IP; nên khu vực lưu trữ nhỏ gọn và chứa đựng nhiều loại tri thức trên tất cả lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục, y tế, tôn giáo… Từ khoa học xã hội và nhân văn đến khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật… Điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của các loại tài liệu trên mạng internet Không chỉ có vậy, tri thức trên mạng Internet được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, như: biểu diễn bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng âm thanh, bằng sơ đồ hay kết hợp cả hình ảnh và lời nói, nhất là
Trang 28những video có dung lượng dài ngắn khác nhau được biên tập theo các chủ đề nhất định, được tái hiện lại thông qua trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia, hội thảo khoa học, bài viết, bình luận…
Mặt khác, với các dịch vụ trên mạng như thư điện tử - gmail; dịch vụ nhóm thảo luận theo các chuyên đề - Mailing List; dịch vụ mạng thông tin toàn cầu - World Wide Web (WWW); dịch vụ truyền file kết nối với máy tính ở xa - File Transfer Protocol (FPT); dịch vụ tra cứu thông tin trên mạng có chủ đề - Gopher, nhất là sự xuất hiện cuả google, các mạng xã hội… đã giúp cho con người sau khi được kết nối mạng Internet chỉ với từ khóa liên quan đến nội dung mình nghiên cứu khi gõ vào công cụ tìm kiến trên mạng Internet thì chỉ sau chưa đầy một giây sẽ có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tài liệu sẽ xuất hiện để họ khai thác và sử dụng cho phù hợp lĩnh vực hoạt động của cá nhân
* Kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Kỹ năng (Tiếng Anh: Skill) là từ dùng để chỉ khả năng vận dụng các kiến
thức và hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ… Về khái niệm kỹ năng, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau Dưới đây là một số quan điểm tiêu biểu:
Tác giả Hà Nhật Thăng (1998) quan niệm: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, thể hiện ra các thao tác của hành động” [48, tr.16] Tác giả Vũ Dũng (Chủ biên, 2008), xác định: “Kỹ năng là khả năng thực hiện những hành động mà không cần đến sự kiểm soát của ý thức và được hình thành bằng con đường luyện tập” [15, tr.401] Tác giả Nguyễn Văn Công (2018), cho rằng: “Kỹ năng là sự vận dụng hệ thống kiến thức, kỹ xảo, kinh nghiệm hành động - hoạt động đã có của cá nhân nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ nhất định” [10, tr.35] Tác giả Hoàng Phê (Chủ biên, 2021), cho rằng: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [36, tr.520]
Như vậy, có thể hiểu: Kỹ năng là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm
và phương thức hành động vào thực tiễn để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra
Kỹ năng vừa mang tính kỹ thuật, thao tác, vừa là biểu hiện của khả năng, năng lực của con người nên kỹ năng mang tính thuần thục, tính linh hoạt, tính hiệu
Trang 29quả… Đó cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của kỹ năng
Kỹ năng không bẩm sinh, di truyền mà được hình thành, phát triển trong cuộc sống
và hoạt động, kỹ năng là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn của cá nhân Kỹ năng bao gồm nhiều yếu tố tham gia như: Kiến thức, kinh nghiệm, phương thức hành động được vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
Từ các khái niệm kỹ năng, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet,
có thể định nghĩa: Kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet là sự
vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, phương thức hành động vào thực tiễn tìm kiếm, chọn lọc, quản lý, vận dụng, sử dụng thông tin một cách hiệu quả và an toàn trên môi trường trực tuyến để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra
1.2.2 Vai trò của kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet đối với học viên ở các trường sĩ quan quân đội
* Giúp HV ở các trường sĩ quan quân đội khai thác và sử dụng có hiệu quả thông tin trên mạng Internet
Đối với HV ở các trường sĩ quan quân đội, nguồn thông tin phục vụ học tập của HV khá đa dạng, không chỉ được mang đến từ các hoạt động dạy học của đội ngũ
GV, hệ thống sách báo, tài liệu, các phương tiện truyền thông, mà còn bao hàm cả các quá trình, các sự kiện xã hội, các hoạt động thực tiễn và các phương tiện có kết nối mạng Internet Thông qua đó, HV có thể phát hiện, đúc rút được những thông tin có ý nghĩa đối với quá trình học tập của họ Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay, mạng Internet được xác định là một trong những nguồn thông tin quan trọng đối với quá trình học tập của HV bởi tính đa dạng, linh hoạt và tiện dụng của nó Đây là nơi chứa đựng, phổ biến, chuyển tải những thông tin có ý nghĩa cho hoạt động học tập của HV ở các trường sĩ quan quân đội Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ học tập, đòi hỏi HV ở các trường sĩ quan quân đội phải
có kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Thực hiện phương châm: “Chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” [40, tr.8] Các trường sĩ quan quân đội đã quán
triệt sâu sắc Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về Đổi mới công tác giáo dục và
Trang 30đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới: “Đào tạo
cán bộ cấp phân đội trình độ đại học có kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, chuyên môn, chuyên ngành, quản lý Nhà nước, kinh tế, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ
và tin học; có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành trong lãnh đạo, tổ chức quản lý, chỉ huy, huấn luyện chiến đấu, xây dựng đơn vị và thực hiện chức trách, nhiệm vụ; có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh và phát triển” [40, tr.3] Mục tiêu, yêu cầu đào tạo chính là cơ sở để các trường sĩ quan quân đội đầu tư xây dựng, phát triển các nguồn thông tin nói chung, nguồn thông tin từ Internet nói riêng, tổ chức hoạt động thông tin phục vụ giáo dục, đào tạo, đồng thời cũng là cơ
sở để HV khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ cho hoạt động học tập Vì vậy, mọi hoạt động khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phục vụ học tập của HV ở các trường sĩ quan quân đội đều phải lấy mục tiêu, yêu cầu đào tạo làm hướng đích Khi kết nối Internet, HV có điều kiện gia tăng các tương tác sư phạm với đội ngũ GV, với HV, sinh viên trong và ngoài trường Với cùng một môn học, HV có thể tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác nhau; có thể
mở rộng, đa dạng hóa các tương tác sư phạm với các đối tượng khác nhau để tìm kiếm thông tin, giải quyết những vấn đề có liên quan đến học tập
* Giúp HV ở các trường sĩ quan quân đội tránh được những tác động tiêu cực từ thông tin trên mạng Internet
Trên mạng Internet có hàng trăm nghìn trang web, hàng triệu blog cá nhân Nhiều trang mạng chính thống có uy tín cao nên nội dung đăng tải được kiểm duyệt chặt chẽ, khoa học và thật sự cần thiết cho HV ở các trường sĩ quan quân đội khai thác và sử dụng Tuy nhiên, cũng có không ít các trang mạng, blog cá nhân do các
cá nhân, tổ chức phản động lập ra có nội dung chống đối lại Đảng và Nhà nước Việt Nam, nên nội dung đăng tải thường xuyên tạc tình hình Việt Nam Nguy hiểm hơn, nội dung chúng xuyên tạc có thể chỉ sai một phần ở nội dung quan trọng nhất của bài đăng tải nên khó nhận diện Mặt khác, cũng có một bộ phận người sử dụng mạng Internet do trình độ có hạn nhưng chạy theo xu hướng công nghệ nên cũng thường xuyên đăng tải lên mạng, viết lời bình theo cảm tính chủ quan, không có hàm lượng khoa học… Điều đó nếu không kiểm chứng nguồn xác thực sẽ gây ra
Trang 31hiện tượng mơ hồ, không biết thực hư thế nào, dẫn tới HV truy cập, khai thác và sử dụng thông tin bị nhiễu loạn thông tin và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
Ngoài ra, đa số HV đều chưa có đủ trình độ công nghệ thông tin để kiểm tra
và xử lý các tình huống khi bị các đối tượng xấu lợi dụng mạng Internet để lấy thông tin của các cá nhân và tập thể Nên khi sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng (gọi chung là thiết bị đầu cuối) trong các phần cứng có thể đã bị cài đặt các thiết bị gián điệp để đánh cắp thông tin Ở một góc độ khác, ngoài nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân trên các thiết bị, HV cũng có thể bị lộ thông tin từ các mạng xã hội nếu như không có các kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet Với các phần mềm gián điệp hiện nay cùng với việc sơ
hở của người dùng các hacker và các thế lực thù địch dễ dàng có thể xâm nhập vào tài khoản giải trí cá nhân, như: mạng xã hội, email thậm chí các tiện ích có bảo mật cao như dịch vụ trực tuyến các ngân hàng, hệ thống nội bộ của các nhà trường Từ đây lợi dụng các thông tin này các hacker “đội lốt” các thân chủ mình giao tiếp với người thân, bạn bè của HV để lừa đảo, thâm chí giao dịch qua các tài khoản ngân hàng Chính vì vậy, nếu các HV ở các trường sĩ quan quân đội không có kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet; hoặc khai thác và sử dụng không đúng quy trình bảo mật rất dễ bị các hacker và thế lực thù địch truy nhập vào các thiết bị đầu cuối để lấy các thông tin bí mật quân sự và bí mật quốc gia
1.2.3 Cấu trúc của kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet là một phần quan trọng của kỹ năng quan trọng trong thời đại số hiện nay Kỹ năng này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức mà còn giúp nâng cao hiệu quả làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày Theo OECD (2018) kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng xã hội gồm các kỹ năng thành phần như khai thác, xủ lý, đánh giá, chọn lọc thông tin…Chúng tôi đã sử dụng những quan điểm đó kết hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của ngành để đề xuất các kỹ năng thành phần như sau:
Thứ
tự
Kỹ năng
Trang 32kiếm thông tin
Khả năng tìm kiếm thông tin cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau một cách nhanh chóng, chính xác theo những tiêu chí, mục đích cụ thể Đây là kỹ năng đầu tiên, cần thiết đối với mỗi HV khi sử dụng Internet Với kỹ năng này, mỗi HV phải giải đáp được các câu hỏi: Thông tin này cần lấy ở đâu? Thông tin này đúng hay sai, chính thống hay không chính thống? Tìm kiếm thông tin để làm gì, phục vụ cho công việc
gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề? Từ khóa của thông tin là gì? Để trả lời các câu hỏi này, HV phải có kiến thức cơ bản về vấn đề cần tìm kiếm; có tư duy khoa học nhất định; có kiến thức cơ bản về máy tính, công nghệ thông tin, Internet, nhất là nắm được các công cụ tìm kiếm trên mạng Internet; cách thức, phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng Internet nhưng vẫn bảo đảm an toàn thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành Sử dụng công cụ tìm kiếm: Biết cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các từ khóa chính xác, sử dụng dấu ngoặc kép cho cụm từ cố định, sử dụng dấu trừ (-) để loại trừ kết quả không mong muốn, và sử dụng các công cụ lọc tìm kiếm
Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy: Biết cách xác định và truy cập các nguồn thông tin đáng tin cậy như các trang web học thuật, trang web của chính phủ, và các nguồn thông tin có uy tín khác
lọc thông tin
Khả năng phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định; khả năng đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin thu thập được theo mục đích, yêu 3cầu đã xác định Thực chất, đây là quy trình biến đổi các dòng dữ liệu đầu vào từ Internet thành các dòng thông tin kết quả của cá nhân Đây là kỹ năng then chốt, phản ánh nội dung trọng tâm hoặc kết quả cần đạt tới
Trang 33Xác định tính xác thực của thông tin: Kiểm tra tính chính xác của thông tin bằng cách so sánh với các nguồn khác, kiểm tra tác giả, và xác minh nguồn gốc của thông tin Đánh giá độ tin cậy của nguồn: Xem xét uy tín của trang web hoặc tác giả, kiểm tra ngày tháng cập nhật thông tin,
và đọc các bài đánh giá hoặc phản hồi từ người dùng khác
Lưu trữ và sắp xếp thông tin: Sử dụng các công cụ như bookmark, thư mục trên trình duyệt, hoặc các ứng dụng lưu trữ thông tin như Evernote, OneNote để quản lý thông tin đã tìm kiếm được
Trang 34thông tin
Bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức: Hiểu biết về các mối
đe dọa bảo mật trên mạng, biết cách bảo vệ thông tin cá nhân, và sử dụng các công cụ bảo mật như phần mềm chống virus, VPN
Nhận biết thông tin giả mạo và lừa đảo: Nhận biết và tránh các trang web lừa đảo, email giả mạo, và các chiêu trò lừa đảo trên mạng
Tham gia vào cộng đồng trực tuyến: Biết cách tham gia và đóng góp vào các diễn đàn, nhóm học tập, và cộng đồng trực tuyến một cách hiệu quả và có trách nhiệm
Học tập liên tục: Tận dụng các khóa học trực tuyến, tài liệu học tập miễn phí và các nguồn học liệu mở để nâng cao kỹ năng và kiến thức
(Nguồn: OECD) [64]
1.3 Lý luận về phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy
1.3.1 Khái niệm phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng
Trang 35Internet cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy
* Phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: "Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện” [25, tr.227] Có thể coi phát triển là một dạng đặc biệt của sự vận động, quá trình phát triển sẽ xuất hiện những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy mà tăng tính phức tạp của sự vật và của
sự liên hệ, làm cho cơ cấu tổ chức; phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [58, tr.759]
Như vậy, tất cả các sự vật, hiện tượng (bao gồm cả con người và xã hội) khi biến đổi tăng lên về số lượng và chất lượng do vận động tự thân hoặc do tác động
bên ngoài đều được coi là phát triển Có thể hiểu: Phát triển là sự tăng lên về số
lượng và chất lượng, là sự thay đổi tiến bộ cả về nội dung và hình thức
* Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet
Từ các khái niệm: Phát triển, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên
mạng Internet, có thể hiểu: Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên
mạng Internet là hoạt động làm gia tăng về chất lượng và số lượng các kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc, vận dụng thông tin từ mạng Internet đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nhất định nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đã đặt ra
Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet là quá trình nâng cao và cải thiện các khả năng cần thiết để tìm kiếm, đánh giá, quản lý, và
sử dụng thông tin một cách hiệu quả và an toàn trên môi trường trực tuyến Quá trình này bao gồm việc học tập, rèn luyện và áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau để tối ưu hóa việc sử dụng Internet
Chủ thể thực hiện phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV các trường sĩ quan quan đội là GV, CBQL và bản thân HV với vai trò tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng Phát triển kỹ năng khai thác và sử
Trang 36dụng thông tin trên mạng Internet là một quá trình liên tục từ thấp lên cao Vì vậy, mức độ gia tăng số lượng, chất lượng các kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chứ không riêng gì thuộc về chủ thể Điều đó cho thấy, để phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cần phải có sự tham gia của các lực lượng quản
lý, với những bước đi, giải pháp và cách làm phù hợp, khoa học
Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet thực chất là sự thay đổi về số lượng và chất lượng các kỹ năng của họ theo hướng tăng lên trong điều kiện nhất định Sự phát triển đó có thể đo được thông qua biểu hiện các kỹ năng thành phần như: Kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng chọn lọc thông tin, kỹ năng quản lý thông tin và kỹ năng vận dụng thông tin Tóm lại phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet là một quá trình liên tục và không ngừng học hỏi Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực, và sự cam kết để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin và đảm bảo an toàn trong môi trường trực tuyến Điều này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày
* Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho
HV ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy
Từ sự phân tích các khái niệm công cụ nêu trên, có thể hiểu: Phát triển kỹ năng
khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV ở trường sĩ quan quân đội theo hướng xây dựng chính quy là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng làm gia tăng về chất lượng và số lượng các kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc, quản lý, vận dụng thông tin từ mạng Internet cho HV ở trường sĩ quan quân đội đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội chính quy, góp phần giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ đã đặt ra
1.3.2 Yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy
Trong đường lối, quan điểm quốc phòng, quân sự của Đảng, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, Quân đội nhân dân nói riêng luôn là chủ trương chiến lược, đồng thời cũng là một trong ba khâu đột phá được Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI tiếp tục khẳng định, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Trong đó, xây dựng Quân đội chính quy là nội dung trọng
Trang 37tâm, xuyên suốt, góp phần to lớn vào quá trình trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân trong từng giai đoạn cách mạng Nếu thực hiện tốt sẽ tạo nền tảng, sức mạnh để xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, tiến lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống Nhận thức rõ vai trò đó, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chính quy và đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, nặng nề hơn; trong đó, xuất hiện nhiều nhân tố mới tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, trọng tâm là âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “phi chính trị hóa quân đội”, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước và quân đội, làm cho quân đội mất phương hướng, lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Tình hình đó đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trong đó, xây dựng quân đội chính quy là nội dung quan trọng, thường xuyên, đã được triển khai thực hiện với các nội dung cơ bản sau:
* Một là, tập trung giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy trong tình hình mới
Xây dựng quân đội chính quy là quá trình nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng; về tổ chức biên chế, trang bị; về huấn luyện, giáo dục - đào tạo và thực hiện các chế độ, nền nếp… làm cho quân đội có tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tập trung thống nhất cao hơn, khoa học hơn Điều đó đòi hỏi trước hết đối với từng cá nhân và tập thể quân nhân phải có chiều sâu nhận thức, sự hiểu biết toàn diện và thái
độ, hành động mẫu mực đối với nhiệm vụ này Để làm được điều đó, lãnh đạo, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về xây dựng quân đội chính quy, trọng tâm là Chỉ thị 37/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung
Trang 38ương) và Chỉ thị 85/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quy Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm tới Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 103/CT-BQP, ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về
“Tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Thông tư số 16/2020/TT-BQP, ngày 21/02/2020 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng”…
* Hai là, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện điều lệnh trong toàn quân
Phải khẳng định rằng, hệ thống điều lệnh, điều lệ của Quân đội ta thực chất
là sự phản ánh sâu sắc đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng; quy định về nhiệm vụ, chức trách chủ yếu của quân nhân cũng như các mối quan hệ cơ bản trong nội bộ Quân đội và mối quan hệ giữa quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm cho Quân đội thống nhất cao cả về ý chí và hành động, thực hiện “triệu người như một”, tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Vì vậy, nâng cao chất lượng huấn luyện điều lệnh là nội dung quan trọng trong xây dựng quân đội chính quy thời kỳ mới Trong đó, phải tập trung đổi mới toàn diện và thống nhất về chương trình, nội dung, phương pháp cũng như bảo đảm cơ sở vật chất và công tác chỉ đạo điều hành huấn luyện, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc về lễ tiết tác phong quân nhân để thực hiện thống nhất trong toàn quân Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW ngày 20/12/2012 của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo”
* Ba là, đẩy mạnh việc thực hiện đúng chức trách, nền nếp chế độ quy định trong các đơn vị
Đây là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong xây dựng quân đội chính quy và là nhân tố chủ yếu để nâng cao hiệu lực chỉ huy, quản lý đơn vị, thực hiện tốt kế hoạch công tác và duy trì nghiêm việc chấp hành pháp luật, điều lệnh, điều lệ của đơn vị Để thực hiện đúng chức trách, nền nếp chế độ quy định, lãnh đạo, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các đơn vị cần phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giải quyết công việc, nhằm tạo cơ chế điều hành thông suốt,
Trang 39có hiệu quả cao trong mọi hoạt động Mọi quân nhân phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành nền nếp, chế độ quy định, thực hiện giờ nào việc nấy theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao Trong tình hình hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 79/CT-BQP, ngày 22/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng đơn
vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 17/01/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 230-NQ/QUTW, ngày 02/4/2022 của Quân ủy Trung ương về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo
* Bốn là, coi trọng việc bảo đảm cơ sở vật chất cho nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy
Trên cơ sở yêu cầu, nội dung và tiêu chí xây dựng Quân đội nhân dân chính quy thời kỳ mới, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng cần quan tâm ưu tiên việc bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật để xây dựng quân đội chính quy ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ Yêu cầu của công tác bảo đảm phải toàn diện, đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng chính quy ở từng cơ quan, đơn vị và nhà trường quân đội Mặt khác, các đơn vị trong toàn quân, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm, phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, tích cực tạo nguồn ngân sách, tài chính, cơ sở vật chất để bảo đảm cho xây dựng đơn vị chính quy theo lộ trình, bước đi đã được xác định Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW, ngày 29/10/2012 của Quân ủy trung ương về lãnh đạo công tác hậu cần Quân đội trong tình hình mới và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 382-NQ/ĐUQSTW, ngày 29/11/2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), các cơ quan, đơn vị, nhà trường khắc phục triệt để những hạn chế đã chỉ ra; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo
Như vậy, từ yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy đã đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải xây dựng TSQTT theo hướng chính quy Đối với nhà trường, để thực hiện tốt các nội dung xây dựng chính quy nêu trên, cần phải có đầy đủ các điều kiện kể cả về con người, môi trường và cơ sở vật chất Trong đó, việc quản lý phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet cho HV tại TSQTT theo hướng xây
Trang 40dựng chính quy là một nội dung quan trọng, cần thiết để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi xây dựng nhà trường theo hướng chính quy Đồng thời, đây cũng chính là một trong yếu
tố quan trọng góp phần xây dựng nhà trường thông minh, Binh chủng Thông tin tiến thẳng lên hiện đại, Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Hình 1.1: Nội dung xây dựng quân đội chính quy 1.3.3 Đặc điểm của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
Khoản 1, điều 49, Điều lệ Công tác Nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam (2016), quy định: “HV quân sự là quân nhân tại ngũ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ và các đối tượng khác đào tạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng đang học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quân sự quốc phòng,
an ninh” [6, tr.24]
Tác giả Vương Trí Quang (2021), quan niệm: “HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội là những quân nhân có độ tuổi từ 18 - 25, có sức khỏe, lý lịch chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhận thức tốt được học tập, rèn luyện theo mục tiêu yêu cầu đào tạo trở thành sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [39, tr.41]
Các trường sĩ quan quân đội là những trung tâm đào tạo các quân nhân và nam thanh niên có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng trở thành sĩ quan chỉ huy tham mưu, sĩ quan chính trị, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật của các quân binh chủng cấp phân đội, trình độ đại học, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; có