Tùy thuộc vào động cơ hay mục đích mỗi bản thân mỗi người mà phải biết chọn ra được một số sự vật hiện tượng nào đó hoặc một số thuộc tính đặc trưng để có thể khái quát hóa hiện tượng sự
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI: SỐ 4 CHÚ Ý: KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CHÚ Ý
HÀ NỘI - 2020
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2
I Chú ý 2
1.1 Khái niệm của chú ý 2
1.2 Các thuộc tính của chú ý 3
1.3 Phân loại chú ý 5
II Phương pháp rèn luyện chú ý 6
2.1 Chú ý trong thực tiễn đời sống 6
2.2 Chú ý trong hoạt động của học sinh, sinh viên 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Một vườn hoa hồng được bác nông dân chăm sóc cẩn thận với những điều kiện chăm sóc tốt nhất Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, hai bông hoa trong vườn lại khác biệt so với những bông còn lại Một bông thì to, đẹp, màu sắc tươi tắn nhất còn bông hoa kia lại héo úa Bác nông dân lý giải rằng một bông bác tỉa cảnh thường xuyên, khiến cho chất dinh dưỡng cây hút vào đều được đưa lên để nuôi dưỡng phần hoa, bông còn lại thì bác không bao cắt tỉa nên chất dinh dưỡng không chỉ để nuôi dưỡng phần hoa mà còn phải đi tới các bộ phận khác của cây Bông hồng tập trung nuôi hoa, nó sẽ dành được kết quả tốt đẹp nhất Con người cũng vậy, khi tập trung, chú ý thực hiện một việc gì đó và hoàn thành nó thật tốt thì thành quả mà chúng ta thu được sẽ hết sức rực rỡ và tốt đẹp như bông hoa kia vậy Ngược lại, nếu chúng ta không tập trung, phân tán sự chú ý của bản thân thì
sẽ khó có thể chạm được tới thành công Có thể nói rằng “tập trung là chìa khóa
của mọi thành công”, bởi vì mỗi con người đều có 24 tiếng mỗi ngày, nếu chúng
ta tập trung 20% thời gian thì sẽ tạo ra tương đươn 80% kết quả Tập trung chính
là một thuộc tính của chú ý, cụ thể hơn theo tâm lí học đó chính là tập trung chú
ý Việc ứng dụng “chú ý” vào cuộc sống một cách chính xác có ý nghĩa to lớn ,
nhất là đối với học sinh, sinh viên trong hoạt động học tập, thi cử hay thậm chí là đối với những người đang trên con đường tìm đến thành công trong sự nghiệp
Nhận thấy được “chú ý” là một vấn đề hay, thực tế và có tính ứng dụng cao trong
cuộc sống, tiểu luận xin phép được lựa chọn đề tài: “Chú ý: khái niệm, bản
chất, các thuộc tính của chú ý, Phương pháp rèn luyện chú ý” Do những hạn
chế khó tránh khỏi về tri thức cũng như kĩ năng phân tích tình huống, tiểu luận
sẽ tồn tại những hạn chế nhất định Rất mong nhận được sự đống góp để hoàn thiện thêm về phương pháp học và nghiên cứu bộ môn Tâm lí học đại cương
Trang 4NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I Chú ý
I.1 Khái niệm của chú ý
Trong cuộc sống, luôn có vô vàn những hiện tượng tác động vào chúng ta Nhưng trong một thời điểm nhất định, não bộ không cho phép mỗi cá nhân có thể cùng nhận thức được tất cả sự vật, hiện tượng đó một cách đồng bộ Tùy thuộc vào động cơ hay mục đích mỗi bản thân mỗi người mà phải biết chọn ra được một số sự vật hiện tượng nào đó hoặc một số thuộc tính đặc trưng để có thể khái quát hóa hiện tượng sự vật đó, còn sự vật, hiện tượng kia thì có thể ta không
để ý tới hoặc chỉ để ý thoáng qua, mơ hồ Sự tập trung trong hoạt động tâm lý để
phản ánh một số đối tượng hay một hiện tượng nào đó được gọi là chú ý Từ đó,
có thể đưa ra một khái niệm tổng quát rằng: “Chú ý là sự tập trung của hoạt
động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất 1”
Trong cuộc sống, chú ý giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Thật vậy, chú ý giúp con người tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức Những đối tượng nào được chú ý sẽ được phản ánh rõ ràng, ghi nhớ đầy đủ hơn Đơn cư như trong học tập, khi chúng ta tập trung thì kiến thức sẽ in sâu vào tâm trí và rất khó có thể quên còn nếu chúng ta chỉ cần lơ đãng đi một chút thì chỉ cần một vài phút sau đã không còn gì tồn đọng trong trí nhớ cả Không những vậy, trong hoạt động thực tiễn, chú ý giúp chúng ta hiểu được các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng một cách tốt nhất, thấu đáo nhất Qua đó, tùy vào từng hoàn cảnh, nhiệm vụ đề ra mà mỗi con người sẽ có những cách tổ chức, triển khai công việc sao cho hiệu quả Ví dụ như việc thi cử của sinh viên trường Đại học
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, nxb Công an nhân dân, tr.56.
Trang 5Luật Hà Nội, đối với mỗi hình thức thi, sẽ có những cách thức làm bài khác nhau Đối với hình thức thi trắc nghiệm, không cần sinh viên phải trình bày rõ ràng mà đề cao kết quả cuối cùng, bởi vậy, cần thiết phải tìm ra được cách giải
nhanh nhất để tránh được “bẫy thời gian” Mặt khác, đối hình thức thi viết tự
luận, ngoài việc phải đưa ra kết quả cuối cùng, sinh viên cần phải trình bày bài làm sao cho rõ ràng, mạch lạc kết hợp với tư duy logic Qua đó, có thể khẳng định: sự chú ý sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được các thuộc tính của từng hình thức thi, từ đó, triển khai làm bài sao cho phù hợp và dành kết quả cao nhất
I.2 Các thuộc tính của chú ý
Chú ý được đặc trưng bởi 5 thuộc tính, bao gồm: khối lượng chú ý, phân phối chú ý, tập trung chú ý, di chuyển chú ý, sự bền vững chú ý2
Khối lượng chú ý được đo số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướng tới trong một khoảng thời gian rất ngắn Hay nói cách khác, khối lượng chú ý là
khối lượng các đối tượng có thể được tri giác cùng một lúc với mức độ rõ ràng
và rành mạch như nhau tại một thời điểm nhất định Cụ thể, ở người lớn, khối lượng chú ý là 4 – 6 vật thể không liên quan đến nhau Nếu giữa các vật có mối liên hệ nhất định với nhau thì khối lượng của chủ ý có thể được tăng lên Thuộc
tính tiếp theo được nhắc đến của chú ý là sự phân phối Phân phối chú ý là khả
năng có thể chú ý đồng thời tới một số đối tượng Ví dụ như người điều khiển
phương tiện giao thông cùng lúc phải chú ý tới các thao tác điểu khiển phương tiện, sự thay đổi của đường đi, những chướng ngại vật Điều kiện để có thể phân phối chú ý là trong những hoạt động cùng tiến hành một lúc phải có những hành động quen thuộc, chú ý được dành tối thiểu cho hành động quen thuộc và dành phần lớn cho hành động mới Hai thuộc tính trên có mối liên hệ, tác động qua lại
lẫn nhau, thể hiện bề rộng của sự chú ý.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, nxb Công an nhân dân, tr.58.
Trang 6Tiếp theo đó, sự tập trung của chú ý là khả năng hướng và tập trung cao độ
hoạt động tâm lý vào một số đối tượng cần thiết của hành động Qua đó, có thể
thấy, sự tập trung của chú ý thể hiện chiều sâu của chú ý Không những vậy, sự
tập trung còn có mối liên hệ mật thiết với các thuộc tính thể hiện chiều rộng của chú ý Nếu số lượng đối tượng của chú ý càng ít, các dạng hoạt động mà giữa chúng cần có sự phân phối chú ý càng ít thì khả năng tập trung chú ý càng lớn Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng sự tập trung của chú ý chỉ có thể mang lại kết quả tốt nhất khi xuất hiện sự phối hợp một khối lượng vừa đủ các đối tượng cần thiết khác của chú ý Chẳng hạn, khi giải một bài tập vật lí, chúng ta không chỉ để ý tới các công thức vật lí mà còn phải biết vận dụng các kiến thức của môn toán để tính được ra kết quả cuối cùng vừa nhanh vừa chính xác
Để có thể kết nối được chiều sâu lẫn bề rộng, chú ý cần phải có sự linh hoạt, nhanh nhạy nhất định Tính linh hoạt của chú ý được thể hiện qua hai thuộc tính
là sự bền vững và sự di chuyển Độ bền vững của chú ý được thể hiện ở khả năng
duy trì lâu dài chú ý tới một hoặc một số đối tượng Đây là thuộc tính quan trọng
chú ý, tri thức được tiếp thu nhiều hay ít phụ thuộc phần nhiều thuộc tính này Ngược lại với sự bền vững là sự phân tán của chú ý Đây là trạng thái tâm lí của con người không thể duy trì chú ý tới một đối tượng nhất định, luôn bị các đối tượng xung quanh lôi cuốn Sự phân tán thường diễn ra theo chu kì gọi là sự dao động chú ý Chu kì này diễn ra xen kẽ giữa sự bền vững và sự phân tán Bởi vậy
sự phân tán mang đến rất nhiều tác hại trong quá trình hoạt động của mỗi cá nhân Ví dụ, khi làm bài thi tổ hợp trong kì thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh khi làm sang môn tiếp không thể tập trung, chú ý được bởi lẽ trong đầu họ đang suy nghĩ những câu chưa hoàn thành ở môn thi trước đó, điều này khiến chất lượng làm bài của các bạn bị giảm sút Do vậy, khi chú ý làm việc gì đó, cần loại bỏ sự phân tán nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất Và thuộc tính cuối cùng, thể hiện
Trang 7tính linh hoạt của chú ý chính là sự di chuyển Đây là khả năng dịch chuyển chú
ý từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có chủ định Sự di chuyển của
chú ý được thực hiện dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc vào tính chất của đối tượng mà chú ý hướng tới Di chuyển chú ý dễ dàng hơn khi đối tượng mới hấp dẫn hơn Không những vậy, việc di chuyển chú ý có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiệm vụ trước đó đã hoàn thành hay chưa, đối tượng mới có quan trọng, ý nghĩa như thế nào Thí dụ như việc giải toán, nếu như chúng ta chưa giải xong một bài tập thì sẽ rất khó có thể di chuyển sự chú ý sang một bài tập khác, vẫn cứ tiếp tục tìm ra giải pháp để giải quyết bài toán đó
Tóm lại, các thuộc tính của chú ý có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra đặc trưng cho trạng thái chú ý ở mỗi cá nhân
I.3 Phân loại chú ý
Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể
chia chú ý làm ba loại: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau chủ định
Chú ý không chủ định là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi
có sự tác động kích thích của đối tượng đó Nói cách khác, chú ý không chủ định
là trạng thái chú ý không định trước, không theo một kế hoạch và mục đích nào
cả Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc điểm sau đây của kích thích: tính chất mới mẻ, sinh động bất thường; cường độ của kích thích; độ hấp dẫn của vật kích thích; sự bắt đầu hoặc kết thúc một kích thích
Chú ý có chủ định là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên một
đối tượng nào đó nhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động Chú ý có chủ định là loại chú ý cao hơn chú ý không chủ định Chú ý không chủ định chỉ là sự bột phát ngẫu nhiên dưới tác động kích thích của các yếu tố kích thích mà thôi,
Trang 8nhưng chú ý có chủ định là loại chú ý thể hiện được ý chí, nhận thức của chủ thể chú ý
Chú ý sau chủ định là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối tượng đó
có ý nghĩa nhất định đối vói cá nhân Chú ý sau chủ định xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủ định Ở chú ý sau chủ định , đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân những hứng thú đặc biệt Do vậy, chú ý được duy trì không cần có sự tham gia của ý chí.Vì thế, nó không gây nên trạng thái căng thẳng trong tâm lý cá nhân
Căn cứ vào đối tượng mà cá nhân hướng tới, có thể chia chú ý thành hai
loại là chú ý bên trong và chú ý bên ngoài Chú ý bên ngoài là loại chú ý mà tâm
lý cá nhân hướng vào sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Loại chú ý này
đòi hỏi phải sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác,… Mặt khác, chú ý
bên trong là chú ý mà ở đó, tâm lý của cá nhân hành động, suy nghĩ, thế giới nội
tâm và ý thức bản ngã của cá nhân đó Đặc biệt, chú ý bên trong chỉ có ở con người mà không tồn tại ở động vật, do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của chúng
II Phương pháp rèn luyện chú ý
II.1 Chú ý trong thực tiễn đời sống
II.1.1 Vai trò của chú ý trong đời sống thực tiễn
Lý Tiểu Long thường nói “Không phải mỗi ngày một tăng thêm mà chính là mỗi ngày một giảm bớt bằng cách gọt đẽo những thứ vô bổ” Phương châm này
đã nói đến tầm quan tọng của khối lượng chú ý, không thể hướng sự chú ý đến quá nhiều đối tượng mà thay vào đó hãy tập trung vào một vài đối tượng cụ thể Hay nói cách khác là bản thân mỗi con người chúng ta nếu muốn đạt được kết quả cao thì phải biết phân phối chú ý một cách hợp lí Đó chính là lý do tại sao
Trang 9trong cuộc sống, con người khó có thể đạt được hiệu suất như mong muốn Bởi
lẽ, họ đâu chỉ có một mục tiêu để theo đuổi, không những vậy, trong quá trình đi tới vạch đích, con người còn phải vấp phải vô vàn cám dỗ, khiến họ bị xao nhãng, xuất hiện sự phân tán chú ý Nguyên lí Pareto đã chỉ rõ, khi chúng ta tập trung chỉ 20% thì chúng ta sẽ tạo ra kết quả tương đương với 80% Đó chính là khẳng định rõ ràng nhất sức mạnh to lớn của chú ý trong thực tiễn đời sống
II.1.2 Phương pháp rèn luyện chú ý
Chú ý không chỉ đơn thuần xuất hiện trong việc học tập nữa mà là trong cuộc đời, trong sự nghiệp của mỗi người Muốn làm được điều này, đầu tiên phải xác định một mục tiêu thật rõ ràng, hãy viết nó lên giấy để ngày ngày, giờ giờ nhìn thấy mục tiêu đó Sau đó, cần phải dồn toàn bộ tâm trí của bản thân vào việc thực hiện nó Trong quá trình thực hiện mục tiêu, chắc chắn có những lúc bạn sẽ cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ, bởi lẽ, việc duy trì sự chú ý, tập trung trong một thời gian dài thực sự là một công việc khó khăn Những lúc như vậy, mỗi người cần phải tự động viên, khích lệ chính bản thân mình Hãy thử nhắm mắt, di chuyển suy nghĩ hướng về tương lai khi cảm thấy vô định Ngoài ra, bản thân còn phải xây dựng một thời gian biểu thực sự hợp lí, đảm bảo sức khỏe là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp bạn có thể tăng khả năng tập trung Người chiến thắng và đạt được kết quả cao nhất là người biết sử dụng khả năng tập trung của mình một cách hợp lí
II.2 Chú ý trong hoạt động của học sinh, sinh viên
II.2.1 Khái niệm chú ý trong học tập
Trang 10Chú ý trong học tập được hiểu là sự tập trung chú ý của người học vào một hay một nhóm đối tượng của nội dung học tập và tương đối tách ra khỏi các đối tượng khác nhằm phản ánh tốt hơn để hành động, hoạt động có kết quả Mục đích của việc chú ý trong học tập là giúp cá nhân biết, hiểu được khái niệm rõ ràng và giữ cho tâm trí được lâu dài theo các hoạt động chế biến chúng3 Hiểu được tầm quan trọng và vai trò của chú ý trong học tập, nhà giáo dục vĩ đại
người Séc – Comenski đã từng nói: “Không bao giờ nói khi người ta chưa nghe,
không nên giảng khi người ta chưa chú ý” Sự chú ý chính là lời giải đáp cho câu
hỏi tại sao có những người mỗi ngày chỉ dành 1-2 tiếng để tự học nhưng lại hiệu quả gấp đôi, thâm chí gấp ba những người dành thời gian 3-6 tiếng để tự học mỗi ngày
II.2.2 Nguyên nhân gây mất tập trung chú ý
Nguyên nhân đầu tiền phải kể đến phải là nguyên nhân khách quan, mà cụ thể hơn là về vấn đề môi trường học tập Học tập trong một không gian yên tĩnh sẽ giúp sự tập trung được nâng cao hơn Nếu học tập trong một môi trường đầy tiếng ồn và đông người qua lại, chú ý không chủ định sẽ xuất hiện khiến việc học tập bị xao nhãng Không những vậy, nhiều học sinh than phiền rằng có những bài giảng của thầy cô không hấp dẫn và thú vị, khiến cho họ không thể duy trì sự tập trung trong một thời gian dài, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng không muốn học Việc này sẽ dẫn đến một hệ lụy vô cùng nguy hiểm là sinh viên, học sinh do không muốn học mà trốn học, ngủ gật trong lớp, lượng kiến thức tiếp thu không đảm bảo
Không những vậy, yếu tố chủ quan bên trong mỗi sinh viên cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới sự mất tập trung Đôi khi, sinh viên không thể tìm thấy hứng
3 Đinh Công Dũng (2017), Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan quân sự, luận văn thạc
sĩ, trường Đại học Sư phạm TPHCM.