Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện TânHưng, từ đó đề xuất hàm ý chính sách
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRR
NGUYEN THANH TOAN
CAC NHAN TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LAP DAT
HE THONG DIEN MAT TROI AP MAI TAI HUYEN
VINH HUNG VA HUYEN TAN HUNG,
TINH LONG AN
DE AN TOT NGHIEP THAC SY QUAN LY KINH TE
Thanh phố Hồ Chi Minh, thang 05/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
RRKKKRRERE
NGUYEN THANH TOAN
CAC NHAN TO ANH HUONG DEN QUYET DINH LAP DAT
HE THONG DIEN MAT TROI AP MAI TAI HUYEN
VINH HUNG VA HUYEN TAN HUNG,
TS NGUYEN BACH DANG
TS NGUYEN KHOA HUY
Thanh phố Hồ Chi MinhThang 05/2024
Trang 3CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN QUYET ĐỊNH LAP DAT
HE THONG DIEN MAT TROI AP MAI TAI HUYEN
VINH HUNG VA HUYEN TAN HUNG,
TINH LONG AN
NGUYEN THANH TOAN
Hội đồng chấm dé án tốt nghiệp:
1 Chủ tịch: TS HOÀNG HÀ ANH
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS LÊ QUANG THONG
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3 Ủy viên: TS TRAN MINH TAM
Học Viện Chính Tri Khu Vực II
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là:NGUYẼN THANH TOÀN, Sinh năm: 13/09/1978, tại: Long An.Tốt nghiệp Phổ thông trung học tại Trường Cấp 2-3 Vĩnh Hung, năm 1997.Tốt nghiệp Dai học ngành Cử nhân kinh tế, Trường Đại học Mở thành phố Hồ
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bât
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
NGUYÊN THANH TOÀN
ill
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình, bạn bẻ và đồngnghiệp; đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn, diều dắt tận tình của TS Nguyễn BạchĐăng và TS Nguyễn Khoa Huy Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
- Thầy TS Nguyễn Bach Dang và TS Nguyễn Khoa Huy, người trực tiếphướng dẫn khoa học đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tàinghiên cứu này.
- Quý thầy, cô và cán bộ quản lý Khoa kinh tế, phòng Sau Đại học Trường Đạihọc Nông Lâm TP Hồ Chi Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gianhọc tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
- Gia đình đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tổ ảnh hướng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặttrời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” được tiễnhành tại huyện Vinh Hưng và huyện Tân Hưng từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 01năm 2024 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện TânHưng, từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt hệ thống điện mặttrời áp mái đối với các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng Tác giảtiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra 125 hộ gia đình Số liệu khảosát được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 20 Các phương pháp phântích đữ liệu gồm thống kê mô tả, phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phươngpháp hồi quy
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt
hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng và được sắptheo mức độ giảm dần như sau: Yêu cầu lắp đặt (LD) có mức tác động lớn nhất với
hệ số B = 0,354; Quan điểm bảo vệ môi trường (MT) có mức tác động lớn thứ hai với
hệ số B = 0,299; Tính rủi ro (RR) có mức tác động lớn thứ ba với hệ số B= 0.294; Lợiích kinh tế (KT) có mức tác động lớn thứ tư với hệ sỐ B =0,273; Chính sách của chínhphủ (CS) có mức tác động lớn thứ năm với hệ số = 0,210; Xu hướng tiêu dùng (XH)
Trang 8The study "Factors affecting the decision to install rooftop solar power systems in Vinh Hung district and Tan Hung district, Long An province " was
conducted in Vinh Hung district and Tan Hung district from September 2023 to
January 2024 Research objectives of the project is to analyze the factors affecting
the decision to install rooftop solar power systems in Vinh Hung district and Tan Hung district, thereby proposing policy implications to increase the ability to install rooftop solar power systems for households in Vinh Hung district and Tan Hung district The researcher collected primary data by conducting survey of 125 households; the data compiled and processed using Excel and SPSS 20 software Data analysis methods include descriptive statistics, methods to evaluate the reliability of the scale using Cronbach's Alpha coefficient, EFA exploratory factor analysis method and regression method.
Research results show that there are 6 factors influencing the decision to install rooftop solar power systems in Vinh Hung district and Tan Hung district and are arranged in descending order as follows: Installation requirement (LD) has biggest impact with coefficient B = 0,354; Environmental protection perspective (MT) has the second largest impact level with coefficient B = 0,299; Risk (RR) has the third
largest impact with coefficient B = 0,294; Economic benefits (KT) has the fourth largest impact with coefficient B = 0,273; The Government Policy (CS) has the fifth
largest impact with coefficient B = 0,210; Consumer trend (social) has the weakest impact with coefficient B = 0,203.
The study proposes policy implications to increase the ability to install rooftop solar power systems for households in Vinh Hung district and Tan Hung district.
Long An Provincial Electricity Company needs to strengthen propaganda and widespread advertising solutions about the benefits of solar power so that people can know Close coordination between localities, power companies, and companies providing rooftop solar power equipment is needed to convey messages, raise
community awareness, and help people understand the practical benefits of Rooftop solar power.
VI
Trang 9MỤC LỤC
TRANGere 1
Ly Hela) 1 att senasneeiaebireoiastiis3gBISESEAGIEHENNSSEIEPTSSIỀNSUISSESV2003)3890Đ14E3SiEĐRSSSPiSiHiE4sgoyse te i
Danh mục từ viết tắt +52 S TS x T1 EE212112112122111221121 1111111110111 rree 1X
aM, SAC CAC DAIHP caunnanesnoietslbioliBSiuS.300x869080908881150g3938035/ 4d8G2068:G024E4-GHBSG4428058.3G950PNBE83G3I818 x Datih sách;các HÌnH, se sunipesinevnesnciennaspannsisevennuseoansustngnsioniensesninsiontanneendieiean XIMODAL sssaeesaesnndnnnesgdotnniotnornitnosiortd080199900000/0081004581038/04018590318600333001600238% 1
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên COU ccccece ese essesssessessesssesseessessesesessesstessesseesseess 51.1.1 Các nghiên cứu ngoài TƯỚC - - - - 5 522 * E22 131k ngư re 5 L122 Cae ne hich CU trom SNCS piocoes6064Gg166351198536g3RQAREEAEEGHSESSSEGEMEEGEEẸSidỹM8Sã080046ÓS80qi02809Ó 71.1.3 Téng hợp các nghiên cứu có liên quan cccccccecsessessessecsessessessessessesseseeeeeees 91.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2-2 22 52+2E+2E2EE2E2E2EZEZEzEezxerrves 101.2.1 Tổng quan về huyện Vĩnh Hưng 2-2 2 22222E+2E2E22EE22E222Ez2Ez+zzze 101.2.2 Tống quan về huyện Tân Hưng - 2 2¿222222+EE+2EE£EE+2E+22Ezz+zrxzex 11Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1, CƠ SỬ lý lUẬN caiassensdsiisii6i00164018040646G8383556585959EASSSĐ2GSASSVSEDSLESSASS4033881984E002048388 13
2.1.1 Khái niệm điện mặt trời mái nhà 5 2222222222 **+2E£+2EE£+zEE+zeezeezs 132.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo -2 5z 202.2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2 2¿22222++2E++2E+22EE2EE22EE2222222222222e 202.2.2 ¡{go n 4+ 22Dd: Say GUNS DANS CAW HỘI ceceeeeeeeenesioistessistiessoi0/Sg859584301605908001200209380ĐH.G001104084g68 24 2.3 Quy trình va phương pháp nghiên cứu - cee cee ceee cee ceeeeeseeeeeeeeees 25
Vii
Trang 102.3.1 Quy trình nghiÊn cỨu ©5252 22% 2221221123121 211221 211 1 1 1 re 25 2-9425: EHƯNĐ PHA TS DICH CWC se scansenasssnsesesnus sonenemasna eens nen cennasareenpanueneneveumneynsnys 25Chump 3 KẾT OUA VA THAD LUAN ncncnnmnacancncunmmmnmnmmnmmansueas 313.1 Đánh gia thực trang lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái đối
với hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hung và huyện Tan Hưng 313.1.1 Tinh hình sử dung hệ thống điện mặt trời áp mái của hộ gia đình trên địa
bài tĨHH., BE lATlssseeegeis seebe giao ghö0gi2i8000438988824C3ã44MESHGS1.039033531045.0GSMQSHGI2GS-EEMI/GG103900- 008 31
3.1.2 Tinh hình sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái của hộ gia đình trên địa
bàn huyện Vĩnh Hung và huyện Tân Hưng -c++<<+<ce~ce+ 323.2 Phân tích các nhân tố anh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt
trời áp mái tại huyện Vinh Hưng và huyện Tân Hưng 3 3
3.2.1 Phân tích đặc trưng mẫu điều tra -2- 2 22+2222++2E+2E++2E++E+zzxzzzxzrxee 333.2.2 Đánh giá của hộ gia đình được khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng
va huyén Tan Hung 11177 35
3.2.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến quyết định lắp đặt hệ thống điện
mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hung và huyện Tân Hưng 38
3.3 Đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt hệ thống điện mặt
trời áp mái đối với các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân
3.3.1 Ham ý chính sách về Yêu cau lắp đặt (LD) 2.0 ceeeeseesesseeseeseeseeseeeees 473.3.2 Hàm ý chính sách về Quan điểm bảo vệ môi trường (MT) - - 483.3.3 Hàm ý chính sách về Tính rủi ro (R.R) -22+22£2z22E+2E+zz+zzzzzzzze- 493.3.4 Hàm ý chính sách về Lợi ích kinh tế (KT) -22252z22++2+2z+zcse2 493.3.5 Hàm ý chính sách về Chính sách của chính phủ (CS) - 503.3.6 Hàm ý chính sách về Xu hướng tiêu dùng (XH) -2-2-=52¿ 51KẾT LUẬN VA WIE NGHĨ eoeaeenaesedoeniiodoniitirotoiatsotrtissioniturrsissstei 52
OA, - ——-ằằ=Ặằắằe.ằe=.eeẮeằe=e=ee= 54
380057 ) 58
Vili
Trang 11DANH MỤC TỪ VIET TAT
DN : Doanh nghiép
DMT : Điện mặt trời
ĐMTMN : Dién mat troi mai nha
ĐMTAM_ : Dién mat troi ap mai
EVN : Vietnam Electricity Tap doan Dién Luc Viét Nam
EFA ` Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
HGĐ : Hộ gia đình
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NLTT : Năng lượng tái tạo
NLMT : Nang lượng mặt trời
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANGBang 1.1 Bang tông hợp nhân tố được kế thừa từ các nghiên cứu trước 9Bang 2.1 Căn cứ xác định biến và mã hóa các biến -2- 2552252 21Bảng 2.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống
ĐMTAM của HGĐ tại huyện Vĩnh Hưng - 5 +5-<<++<<+<c=z>s 22Bang 3.1 Tình hình lắp đặt hệ thong điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Long
VANDI TỊO THỊ 2 (2) eee er ee ee ee ea eee ee er eee 31Bảng 3.2 Tình hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại Huyện Vĩnh Hung và
Huyén Tan Hung 1011577 32Bảng 3.3 Kết qua phân tích đặc trưng mẫu điều tra - -255:+ 34Bảng 3.4 Kết quả phân tích hệ số tin cậyCronbach-alpha các biến độc lập 39Bảng 3.5 Kết quả phân tích Cronbach-alpha nhân tố Quyết định lắp đặt hệ thống
ĐMTAM của HGD (QD) - 525-222 2222222E2222EEE2EEerrrrrrrrrrrrree 41
Bang 3.6 Kết qua phân tích nhân tố khám phá EEA 252552252+52552 41Bảng 3.7 Ma trận xoay các nhân tỐ 2-©222222222222EE22E+2EE2EE+2EESEErrrrerreee 42Bảng 3.8 Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình -2¿+- 43
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 1.1 Ban đồ hành chính tinh Long An 2-©222©2+222+2cS+ccscee 10Hình 2.1 Quy trình quyết định mua của người tiêu dùng - 17Hình 2.2 Thuyết hành động hợp ly (TRA) của Ajen và Fishbein 18Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (TPB) - 2-5 225222223223 *22*+zE£+zeeezeeeezeeezees 19Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 2- 2 5¿©2++2+z2z++2xze2 19Hình 2.5 Mô hình các nhân tố tác động đến quyết định lắp đặt hệ thống
ĐÀM TẠI M esssssenssnaseosuensonnssrvcauspesvarensnevsaneaensanssonsensassereanneuevnssevenemanesinenseusenanns 20 Hình 2.6 Quy trình nghiÊn CỨU 5 5-5222 2 2E E2 **2EE vn nh ng nen 25Hình 3.1 Biéu đồ tần số của phan dư chuẩn hóa -2-©2255z+25+225zz 45
XI
Trang 14MỞ DAU
Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiét Nguồn điện
từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chỉ phí tiền điện do không sử dụng điện lưới,hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phi vận hành và bảotrì thấp; suất dau tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong nhữngnăm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu Ngoài
ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh (Ngô Lan Anh, 2018).
Theo Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lựcquốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc ưu tiên và có chính sáchđột phá dé thúc day phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trìnhxây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời
tự sản, tự tiêu được Nhà nước quan tâm Bên cạnh đó, theo quyết định này đến năm
2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW Loạihình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiệngiá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp Đến năm 2030
có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự
tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)
Báo cáo số 74/BC-BCT ngày 13/6/2023 của Bộ Công Thương, đính kèm theo
Dự thảo “Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặttại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam” nêu định nghĩa mới về điệnmặt trời mái nhà là hệ thống có các tắm quang điện được lắp đặt trên mái của nhà ở,
công sở, trụ sở của doanh nghiệp Đây là căn cứ quan trong trong việc thực hiện xây
dựng hệ thống điện mặt trời áp mái sử dụng hộ gia đình
Tại Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, âm Với việc tiếp giápgiữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưngcho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng
Trang 15miền Đông, nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7°C, số giờ nắng vào khoảng2.350 - 2.500 giờ/năm, đây là điều kiện thuận lợi đề tỉnh phát triển năng lượng điệnmặt trời.
Đến năm 2022, huyện Vĩnh Hưng đã có 70 hộ; huyện Tân Hưng có 55 hộ lắpđặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái Đây là hai huyện có số lượng hộ giađình lắp đặt và sử dụng hệ thong điện mặt trời áp mái thấp nhất của tỉnh Long An.Việc lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình ngày càng phô biếntrong bối cảnh giá điện leo thang, ngày càng tăng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ giađình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng chưa quyết định lắp đặt hệ thống điệnmặt trời áp mái, do đó cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt
hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng, từ đó có hàm
ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đối với các
hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
Xuất phát thực tiễn đó, đề tài “Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định lắpđặt hệ thông điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng”.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời
áp mái tại tỉnh Long An, từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt
hệ thống điện mặt trời ap mái đối với các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyệnTân Hưng.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng lắp đặt và sử dụng hệ thong điện mặt trời áp mái đối với
hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
- Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặttrời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
- Đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt hệ thống điện mặt trời
áp mái đối với các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng
Trang 16Phạm vi nghiên cứu đề tài
và không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Vĩnh Hưng và huyện TânHưng, tỉnh Long An.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2022 Số liệu sơ cấpđược thu thập từ tháng 09/2023 đến tháng 10/2023
Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệthống điện mặt trời áp mái tại tỉnh Long An
Đối tượng khảo sát: Các hộ đã lắp đặt và sử dụng điện mặt trời áp mái tạihuyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn, là tư liệu tham khảo về các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sau này cho các nghiêncứu có liên quan, bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể vận dụng tại tỉnh Long Anđịa phương huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng, góp phần tăng khả năng lắp đặt
hệ thống điện mặt trời áp mái đối với các hộ gia đình tại tỉnh Long An
Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đốitượng, phạm vi, ý nghĩa và kết cau của đề tài
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu: Nội dung gồm hai phan
Trinh bày tông quan các tài liệu có liên quan đến Các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái; Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận, khung lý thuyết tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thuthập và phân tích số liệu
Chương 3: Kết quả và thảo luận:
Đánh giá thực trạng lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái đối với
hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng; Phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và
Trang 17huyện Tân Hưng; Đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng lắp đặt hệ thốngđiện mặt trời áp mái đối với các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng.
Kết luận và kiến nghị: Khang định các kết quả nghiên cứu và kiến nghị các cơquan chức năng.
Trang 18Chương 1
TONG QUAN
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Jacksohn và cộng sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
áp dụng công nghệ năng lượng tái tạo trong hộ gia đình ở Đức Nghiên cứu thu thập
dữ liệu các hộ gia đình thông qua ban Kinh tế Xã hội Đức (SOEP) Nghiên cứu đãchọn ra 225 hộ gia đình đã lắp đặt các công nghệ năng lượng tái tạo (điện mặt trời ápmái) Mô hình nghiên cứu bao gồm 4 yếu tố là: công nghệ của hệ thống điện mặt trờimái nhà, tính kinh tế, quan tâm đối với môi trường và đặc điểm tính cách của chủ hộ,đặc điểm xã hội học và nhà ở Qua phân tích nhân tố EFA và hồi quy, nghiên cứu chothấy, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là kinh tế, trong khi các yếu tô về sự quan tâm đốivới môi trường, đặc điểm xã hội học lại tác động không đáng kể Theo các tác giả,công nghệ của hệ thống điện mặt trời mái nhà ảnh hưởng tới quyết định của các hộgia đình Công nghệ càng đơn giản cho việc lắp đặt, mang lại hiệu quả sản xuất cao
sẽ tác động nhiều tới quyết định đầu tư
Best và cộng sự (2019) đã xây dựng mô hình các yếu tố tác động tới quyếtđịnh đầu tư của hộ gia đình vào hệ thống điện mặt trời mái nhà ở Australia Dữ liệuđược thu thập thông qua kết quả cuộc “Khảo sát Thu nhập và Nhà ở năm 2015-16”
và “Khảo sát Tiêu thụ Năng lượng Hộ gia đình năm 2012” của chính phủ Australia.Nghiên cứu sử dụng mô hình Logit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhlắp đặt các tam pin mặt trời áp mái của Kết quả cho thấy, mức thu nhập, thời hạn tàisản dài hạn, loại công trình, số nhân khẩu, số lao động có việc làm và lợi ích đề ánnăng lượng xanh có tác động tới quyết định đầu tư của hộ gia đình vào hệ thống điệnmặt trời mái nhà ở Australia.
Trang 19Nghiên cứu của Malik và Ayop (2020) được thực hiện nhằm xác định mức độhiểu biết khoa học cơ bản, nhận thức và sự chấp nhận của các hộ gia đình thu nhậpthấp về công nghệ mặt trời dé áp dung (lắp đặt) với mục tiêu tạo thêm thu nhập hàngtháng và cải thiện cuộc sống Mô hình nghiên cứu của Malik và Ayop (2020) đượcxây dựng trên nền tảng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Nghiên cứu đã thu thập
dữ liệu từ “Khảo sát thu nhập hộ gia đình (HIS)” được thực hiện bởi chính phủ
Malaysia để có được thông tin về tình trạng thu nhập và nghèo đói ở Malaysia và từ
đó khảo sát 330 hộ gia đình thu nhập thấp (Nhóm B40) Kết qua phân tích nhân tốEFA và hồi quy cho thấy, các nhân tố Nhận thức hữu ích, Nhận thức tinh dé sử dụng,Chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của các hộ gia đình thunhập thấp về công nghệ mặt trời
Poier (2021) đã phân tích ảnh hưởng của năm đặc điểm tính cách lớn đối với
việc áp dụng năng lượng mặt trời hộ gia đình ở Đức Nghiên cứu dựa trên công cụ
Big Five (Sự cởi mở, Sự tận tâm, Sự hướng ngoại, Sự dé chịu, Sự nhạy cảm), là công
cụ nổi tiếng nhất và được nghiên cứu nhiều nhất dé mô tả các mô hình hành vi củacon người, với nền trang là thuyết hành vi duu định TPB và Lý thuyết gia tri-niémtin-chuân mực (VBN) Phương pháp phân tích nhân tô khang định CFA va mô hìnhcau trúc tuyến tính SEM được sử dụng trong phân tích số liệu được điều tra từ 9281
hộ gia đình được lựa chọn từ điều tra của ban Kinh tế Xã hội Đức (SOEP) Kết quảcho thấy, bên cạnh 5 nhân tố của nhóm Big Five (Sự cởi mở, Sự tận tâm, Sự hướngngoại, Sự dễ chịu, Sự nhạy cảm) thì các nhân tố Rui ro, Mối quan tâm về môi trường(EC) và thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có ảnh hưởng đến việc áp dụngnăng lượng mặt trời hộ gia đình ở Đức.
Guta (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các hộ giađình trong việc lắp đặt công nghệ điện mặt trời mái nhà ở nông thôn Ethiopia Nghiêncứu đã sử dụng một bộ dữ liệu được thu thập từ các hộ gia đình sống trong các cộngđồng nông thôn trong khu vực lân cận của thị tran Woliso ở miền trung Ethiopia déxem xét ảnh hưởng của các yêu tô nhân khẩu học, kinh tế va thé chế đối với quyết
Trang 20định sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà Kết qua ước lượng hồi quy Logit chothấy rằng các biến số tài sản của hộ gia đình như thu nhập, tiết kiệm, quy mô đất đai
và số lượng cây trên khu rừng đặc biệt đều là những yếu tổ quyết định tích cực và có
ý nghĩa đối với quyết định sử dụng công nghệ điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình.Tương tự như vậy, nhân khẩu học của hộ gia đình như quy mô hộ gia đình và tuổicủa chủ hộ, và trình độ học vấn của cả chủ hộ và vợ / chồng được coi là một yếu tố
dự báo mạnh mẽ về việc áp dụng công nghệ điện mặt trời mái nhà Yếu tố kinh tế sẽgiúp tăng mức độ sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình ở vùngnông thôn Ethiopia.
Chaianong và Pharino (2015) đã đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tô thúcđây phát triển điện mặt trời mái nhà ở Thái Lan bao gồm: các yếu tố về kỹ thuật, kinh
tế và thé chế Các tác giả không sử dụng phương pháp định lượng dé đánh giá về cácyếu tố tác động tới đầu tư điện mặt trời mái nhà mà dùng phân tích về lợi thế và ràocản của các yếu tố trên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư điện mặt trời mái nhà Từ
đó, các giải pháp chính sách được đưa ra dé thúc đây đầu tư trong lĩnh vực điện mặttrời mái nhà Các khu vực chính phủ, nhà nước và tư nhân cần hợp tác đề thúc đâyhiệu qua dé phát triển ngành năng lượng mặt trời nhằm góp phần giải quyết van dé
an ninh năng lượng mà Thái Lan đang phải đối mặt
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Dinh Thị Trang và cộng sự (2021) đã nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến tiêu dùng sản phâm năng lượng mặt trời tại tinh Ninh Thuận Nghiêncứu đã khảo sát 250 hộ gia đình sử dụng các sản phâm năng lượng mặt trời Kết quảphân tích EFA và hồi quy đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dungcác sản phẩm năng lượng mặt trời bao gồm: nhận thức về tính hữu dụng và dé sửdụng, thuận tiện của các sản phẩm năng lượng mặt trời; sự thân thiện của sản phẩm;chế độ bảo hành và chất lượng sản phẩm; nhân khẩu học; ảnh hưởng của xã hội, vănhóa môi trường.
Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh và Dương Văn Sơn (2020) đã phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời đối với
Trang 21hộ gia đình tại thành phố Phan Rang -Tháp Cham dé làm cơ sở đề xuất chính sáchphát triển năng lượng tái tạo đối với các hộ gia đình tại địa phương này Nghiên cứu
sử dụng tiếp cận nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích EFA và hồi quy tuyếntính từ 230 hộ gia đình được điều tra tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Kết quảcho thấy các nhân tố (i) Rui ro do sử dụng thiết bị năng lượng điện mặt trời; (ii) Sựthuận tiện và niềm tin khi sử dụng thiết bị năng lượng điện mặt trời; (iii) Tinh dé sửdụng thiết bị năng lượng điện mặt trời; (iv) Tính hữu ich và chính sách của chính phủđối với năng lượng điện mặt trời; (v) Chi phí lắp đặt thiết bị năng lượng điện mặt trời
có ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ năng lượng điện mặt trời đối với hộ giađình tại thành phố Phan Rang -Tháp Chàm
Ta Văn Da (2016), trong nghiên cứu “Khả năng khai thác năng lượng mặt trời
phục vụ các hoạt động sản xuất, đời sông của người dân ở các tỉnh Miền Trung ViệtNam” đã nhận định: Miền Trung Việt Nam đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ có tiềmnăng rất lớn và có những điều kiện rất thuận lợi để đầu tư khai thác nguồn NLMT
phục vụ cho các hoạt động ở địa phương Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
nghiên cứu này chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; thống
kê mô tả như tính đặc trưng thống kê của dãy số liệu, tính tương quan giữa số giờnang và tông bức xạ mặt trời Kết quả nghiên cứu cho thay khả năng khai thác NLMT
ở một địa phương nào đó phụ thuộc vao các nhân tố chính như là (1) diéu kién tunhiên, (2) điều kiện kinh tế - xã hội, (3) điều kiện tai tài chính, (4) cơ chế chính sách.Kết quả nghiên cứu cho thay các nhân tô trên đều được các nhà đầu tư quan tâm
Lê Trần Thanh Liêm và Phạm Ngọc Nhàn (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định sử dụng mô hình năng lượng mặt trời áp mái nhà của hộ giađình tại tỉnh Cà Mau Nghiên cứu được thực hiện thông qua hoạt động tập huấn nângcao nhận thức và phỏng vấn 120 hộ gia đình Tất cả 120 hộ đều có thu nhập bình quântrên 10,5 triệu đồng/người/ tháng Kết quả nghiên cứu cho thấy điện lưới, xăng và gascông nghiệp được sử dụng nhiều nhất Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quyBinary Logistic đã khám phá 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc lắp đặt điện mặt trời ápmái gồm: Chỉ phí lắp đặt và sửa chữa, chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, sự
Trang 22thân thiện với môi trường khi sử dụng sản phẩm và sự da dạng các doanh nghiệp cung
ứng tại địa phương.
1.1.3 Tong hợp các nghiên cứu có liên quan
Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan thé hiện qua bảng 1.1:
Bang 1.1 Bảng tông hợp nhân tô được kế thừa từ các nghiên cứu trước
Nhân tô kế
TT ‹ Nguồn tham khảo
thừa
Malik và Ayop (2020); Poier (2021); Dinh Thị Trang va
1 Tinh ruiro cộng su (2021); Pham Hong Manh va Duong Van Son
Nhìn chung, các nghiên cứu trong va ngoài nước đã xác định được các nhân
tô ảnh hưởng đên việc sử dụng điện mặt trời Trong đó đã có các nghiên cứu phântích các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái Cácnghiên cứu sử dụng các phương pháp như phân tích nhân tô EFA, phân tích hồi quy
đa biến và phân tích hồi quy Binary Logistic (Logit) để đánh giá ảnh hưởng của cácnhân tố/nhân tố đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái
Trang 23Qua đó, đề tài kế thừa và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắpđặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng gồm:Tính rủi ro; Quan điểm về bảo vệ MT; Xu hướng tiêu dùng; Chính sách của chínhphủ; Yêu cầu lắp đặt và Lợi ích kinh tế Bên cạnh đó, đề tài kế thừa các nghiên cứutrước đây trong việc vận dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến dé phântích dữ liệu khảo sát.
1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về huyện Vĩnh Hưng
Vị trí địa lý
Huyện nằm về phía tây tỉnh Long An có vị trí địa lý: Phía Đông và Đông Namgiáp thị xã Kiến Tường Phía Tây Nam Vĩnh Hưng giáp với huyện Tân Hưng PhíaBắc giáp với tỉnh Svay Rieng (Mỏ Vẹt) của Campuchia
LONG AN MAP 105" 45' 106" 00 106" 18" 10830.
Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vinh Hung, 2022Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Long An
Huyện nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng
nề của lũ lụt Vĩnh Hưng có 45,62 Km đường biên giới giáp Campuchia là nơi vôcùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố an ninh quốc phòng
10
Trang 24Huyện Vinh Hung có | thị trấn thị tran Vĩnh Hưng, và 9 xã Chính phủ Việt Nam banhành Nghị định số 27-CP, ngày 24/3/1994, điều chỉnh địa giới hành chánh
Khí hậu
Khí hậu huyện Vĩnh Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nềnnhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.Nhiệt độ bình quân năm là 27,2°C, tháng 5 là tháng nóng nhất (29,3°C), tháng 1 cónhiệt độ thấp nhất 25°C Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3 °C và biên độnhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8°C đến 10°C) Số giờ nắng trung bình cả năm
là 2.708,4 giờ Vào mùa khô số giờ nắng vào khoảng 11,9 giờ/ngày, mùa mưa số giờnang vào khoảng 7,7 giờ/ngày
Lượng mưa trung bình năm (1.447,7 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt,lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.332 mm (92% lượng mưa cả năm), bắt đầu ngày
20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày) Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngậpúng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Kinh tế - Xã hội
Vĩnh Hưng nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười Kinh tế chủ yếu dựa vàonông nghiệp - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hoá Huyện giápCampuchia (có đường biên giới dài 45,62 km), có cửa khẩu Long Khốt (Thái BìnhTrung) và Bình Tứ (Hưng Điền A) nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại quabiên giới (kinh tế cửa khẩu) Vĩnh Hung hang năm chịu ảnh hưởng nặng nè của lũ lụt
do nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười Vĩnh Hưng thuộc tiêu vùng 3 (gồm TânHưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh Mộc Hóa) Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu
là Nông, Lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa
1.2.2 Tong quan về huyện Tân Hưng
Điều kiện tự nhiên
Tân Hưng nam ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, diện tích tự nhiên: 49.670,8
ha, có 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn);
- Phía Bắc giáp Campuchia (biên giới dai 15,814 km)
- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, thị xã Kiến Tường tỉnh Long An
11
Trang 25- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
Khí hậu
Khí hậu huyện Tân Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nềnnhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.Nhiệt độ bình quân năm là 27,5°C, tháng 5 là tháng nóng nhất (30,1°C), thang 1 cónhiệt độ thấp nhất 25°C Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,4 °C và biên độnhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8°C đến 11°C) Số giờ nắng trung bình cả năm
là 2.770,1 giờ Vào mùa khô số giờ nắng vào khoảng 12,1 giờ/ngày, mùa mưa số giờnang vào khoảng 7,6 giờ/ngày
Lượng mưa trung bình năm (1.514,3 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt,
lượng mua trong mùa mưa thực sự 1.381 mm (92% lượng mưa cả năm) Mùa mưatrùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triểnkinh tế - xã hội của huyện
Kinh tế - xã hội
Năm 2023, kinh tế của huyện Tân Hưng tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởngcao hơn so cùng kỳ Tổng giá trị sản xuất đạt trên 4.600 tỉ đồng, giá trị tăng thêm
5,7% Trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đạt 3.336 tỉ đồng, tăng 4,6%; lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng đạt 552 tỉ đồng, tăng 9%; lĩnh vực thương mại - dịch vụ đạt
738 ti đồng, tăng 8,4%
12
Trang 26Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm điện mặt trời mái nhà
2.1.1.1 Khái niệm năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặttrời cộng với một phần nhỏ năng lượng từ các hạt nguyên từ khác phóng ra từ Mặttrời (Twidell, 2021) Nguồn năng lượng này gần như là vô tận và rất quan trọng đốivới sự tồn tại của trái đất với tư cách là một hành tinh trong hệ mặt trời (Phạm ThịThanh Mai, 2017).
Năng lượng mặt trời là một nguồn NLTT miễn phi và cung cấp không giới han
mà không gây ô nhiễm hoặc hủy hoại môi trường, và nhiều công nghệ có thể được ápdụng trực tiếp để sử dụng trong gia đình, DN, trường học và bệnh viện (Lorenzo,1994).
2.1.1.2 Khái niệm điện mặt trời
Một trong những nguồn năng lượng dé sản xuất ra điện năng là năng lượngmặt trời hay còn gọi là điện mặt trời Có nhiều khái niệm liên quan đến điện mặt trời
Theo Markvart (2000), Điện mặt trời là thu năng lượng ánh sáng mặt trời và
chuyên đôi nó thành điện năng
Lorenzo (1994) mô tả Điện mặt trời là quá trình chuyền đổi ánh sáng mặt trời
thành điện năng thông qua hiệu ứng quang điện.
Theo cách tiếp cận kỹ thuật cụ thê hơn, Điện mặt trời là việc ứng dụng kỹ thuậtbiến đổi ánh sáng thành điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện (Nguyễn ThịThuý Hà, 2017) Như vậy, các khái niệm về điện mặt trời khá thống nhất, mô tả vềquá trình hình thành điện từ nguồn năng lượng mặt trời
13
Trang 272.1.1.3 Khái niệm điện mặt trời mái nhà
Thực tế, DMTMN là tận dụng mặt bằng trên mái nhà, sân thượng dé lắp đặt
hệ thong các tam pin năng lượng mặt trời nhằm chuyền đổi năng lượng từ bức xạ của
ánh sáng mặt trời thành điện năng (Chakraborty và Basu, 2015).
2.1.2 Đặc điểm, vai trò của điện mặt trời mái nhà
2.1.2.1 Đặc điểm điện mặt trời mái nhà
Thứ nhất, ĐMTMN được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch vô tận Vì năng
lượng mặt trời là năng lượng tái sinh và vô tận, nên điện mặt trời cũng được xem là
loại điện năng vô tận Việc sản xuất DMTMN không gây những ảnh hưởng tiêu cựctới môi trường nhưng sẽ tạo ra một dòng chất thải mới khi các mô-đun pin mặt trờitrong giai đoạn cuối của vòng đời (EoL) (Domínguez và Geyer, 2019) Nhưng nếuchủ động áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn có khả năng biến dòng chất thảingày càng tăng này thành các cơ hội tạo ra giá trị (Tsanakas và cộng sự, 2020).
Thứ hai, ĐMTMN được sản xuất bởi các HGĐ hoặc các DN, t6 chức khôngtrong lĩnh vực điện Điện mặt trời có thé được sản xuất theo hai hình thức là mô hìnhtập trung (được thực hiện bởi các DN công nghiệp điện và ở quy mô thương mại, lắpđặt trên diện tích đất lớn) và mô hình phi tập trung (được thực hiện bởi các HGĐ vàcác DN, tô chức không sản xuất điện thông qua lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên cácmái nhà mà họ sở hữu) (Timilsina và cộng sự, 2012) Chính vì vậy, khi nói đếnĐMTMN, người ta thường nói tới chủ thé sản xuất là các HGD và tư nhân — nhữngngười sở hữu các mái nhà có thê lắp đặt hệ thống sản xuất điện mặt trời
Thứ ba, ĐMTMN mắt ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất Với việc lắpđặt hệ thống ĐMTMN cho từng HGĐ, khoảng cách truyền tải điện từ nơi sản xuấttới nơi tiêu thụ được giảm đáng kể, làm tăng hiệu quả của hệ thống điện Như vậy,DMTMN sẽ phát huy được hiệu suất cao nếu nó được lắp đặt cho các HGĐ trên nền
tảng ứng dụng công nghệ hiện đại.
Thứ tư, việc lắp đặt và sản xuất DMTMN khá linh hoạt Mỗi tam pin mặt trờimái nhà được thiết kế có diện tích nhỏ Chính vì vậy, chúng được lắp đặt dé dàng và
14
Trang 28đơn giản có nghĩa là nó có thê được lắp đặt ở hầu hết mọi nơi, tận dụng được cả khônggian dọc và ngang theo mục đích sử dụng cụ thể (Energy Market Authority, 201 1).
Thứ năm, việc sản xuất ĐMTMN phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Nănglượng mặt trời là mãi mãi nhưng không phải có liên tục và ở những nơi khác nhau,việc thu nhận bức xạ ánh sáng là khác nhau Việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc
vào thời gian bức xạ ánh sáng và cường độ bức xạ ánh sáng (Azadian và Radzi, 2013).
2.1.2.2 Vai trò của điện mặt trời mái nhà
ĐMTMN mang lại lợi ích nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội, môi trường
- Về môi trường: sản xuất DMTMN không tạo ra ô nhiễm tiếng ồn Đây là mộtkhía cạnh quan trọng phù hợp với việc lắp đặt ở các khu vực đô thị (Markvart, 2000).Việc tạo ra chất thải của nó có thé được khắc phục bằng hệ thống tuần hoàn (Tsanakas
và cộng sự, 2020) Với công nghệ hiện nay, tuôi thọ của hệ thống đã có thể lên tới 30năm nên sẽ tạo ra nguồn cung khá dài Trên thực tế, các tắm pin mặt trời được thiết
kế để chống chịu tác động của môi trường trong các tình huống thời tiết khắc nghiệt
Ngoài ra, việc giảm phát thải khí nhà kính và lượng khí thải carbon từ việc áp dụng
các hệ thống ĐMTMN cũng là một lợi ích không nhỏ đối với môi trường Mặc dù cónhiều lo ngại về chất lượng các tắm pin năng lượng mặt trời có thể sản sinh ra chấtđộc hại cho môi trường nhưng việc kiểm soát chặt chẽ lắp đặt, tháo gỡ, thay thế và
xử lý những tam pin này thì đó không phải là một vấn đề ảnh hưởng tới môi trường
do ĐMTMN gây ra (Bansal và cộng sự, 2019) Sự phát triển của công nghệ và cáchtái chế các tắm pin mặt trời cùng với quản lý chặt chẽ quy trình sẽ không gây ra tác
động tiêu cực cho môi trường (Preeti và Arun, 2020) Chính vì vậy, ĐMTMN góp
phan trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Về kinh tế - xã hội: Trước hết, việc sản xuất DMTMN không phải mat chi phícho nhiên liệu (đầu vào) so với sản xuất bằng nhiên liệu hoá thạch Bởi đây là nguồnnăng lượng vô tận, không chịu sự biến động của thị trường hoặc các tác động do đầu
cơ mang lại Mặc dù nó đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu đáng kế nhưng lại có thé
bù đắp được bằng việc khấu hao nhanh chóng khoản dau tu này trong thời gian sử
dụng (Bansal và cộng sự, 2019).
15
Trang 29ĐMTMN là một ngành kinh tế mới có thé mang lại thu nhập cho nền kinh tế
và nhiều nhóm người đối tượng khác nhau Ví dụ: các công việc nghiên cứu về côngnghệ làm ra điện từ quang năng hay nhiệt năng mặt trời (hệ thống DMTMN), sản xuấtcác thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hay các HGD cũng có thé tham gia sản xuấtđiện dé bán vào điện lưới quốc gia Hiện nay đã có khoảng 2,5 triệu công ăn việc làmtrong lĩnh vực NLTT trên thế giới và con số này đang gia tăng rất nhanh chóng
(Yoomak và cộng sự, 2019).
Về an ninh lưới điện: Ngoài ra, một lợi ích gián tiếp quan trọng mà ĐMTMNmang lại đối với hiệu quả lưới điện Khi DMTMN sử dụng riêng cho từng HGD sẽgiúp cải thiện an ninh lưới điện, chống quá tải hoặc cháy trong các trạm biến áp(Markvart, 2000).
2.1.3 Khái niệm quyết định đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà
Đối với các HGĐ, khi đóng vai trò là người bỏ tiền hay người mua thì lúc đó,
họ tham gia thị trường hàng hoá, dịch vụ đề tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống,sinh hoạt Đến với hệ thống DMTMN, mục đích cuối cùng của các HGD là có đượcnguồn điện sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu của gia đình (Stevens và cộng sự, 2018).Việc bỏ tiền dé sở hữu hệ thong DMTMN của họ van là hành vi tiêu dùng Chính vìvậy, quyết định lắp đặt hệ thống ĐMTMN về bản chất là quyết định mua
Tuy nhiên, đặc thù của ĐMTMN là các HGĐ không mua điện một cách trựctiếp từ lưới điện như cách thức mua dịch vụ điện bình thường mà họ mua hệ thống đề
có thể sản xuất ra điện, lắp đặt trên mái nhà của gia đình mình Khi đó, họ lại trởthành một nhà sản xuất điện Nếu điện năng được sản xuất ra từ hệ thống DMTMN
ma cac HGD mua vuot ra ngoai nhu cau str dụng, họ thậm chi có thé bán lại cho lướiđiện quốc gia và có thêm thu nhập Lúc này, hành vi mua của họ đã trở thành hành viđầu tư (Poier, 2021)
2.1.4 Ý định mua và hành vi mua
Phân tích về hành vi tiêu dùng, người mua thường trải qua một quá trình bắtđầu từ việc phát sinh nhu cầu, lập kế hoạch mua, lựa chọn sản phẩm phù hợp và hình
16
Trang 30thành ý định mua Nhưng từ ý định mua đến quyết định mua còn chịu ảnh hưởng bởinhiều yếu tố phát sinh (Kotler va Keller, 2006).
Ý định mua là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phâm (Tirtiroglu
và Elbeck, 2008) Thông thường, ý định mua là khởi đầu của hành vi mua thực tế và
là cơ sở dé các DN dự đoán cau trong tương lai Hawkins và cộng sự (2004) đã đưa
ra quy trình mua hàng hóa và tìm hiểu kỹ hơn về hành vi mua của người tiêu dùngvới quy trình 6 bước gồm:
ma wih s xế 5 _ Quyết i cự
Nhân biêt Tìm kiêm Đánh giá đỉnh mua Phản ứng
van dé thong tin lwa chon va hanh sau mua
động mua
Nguôn: Hawkins và cộng sự (2004)Hình 2.1 Quy trình quyết định mua của người tiêu dùng
Kotler va Keller (2006) chỉ ra Hanh vi mua là những hành vi cụ thé của một
cá nhân dé hiện thực hoá ý định mua của mình
Mục tiêu của hành vi mua là lợi ích và tối đa hóa lợi ích trong điều kiện thunhập sẵn có của người mua Nghiên cứu về hành vi mua là nghiên cứu toàn bộ quátrình mua cũng như sử dụng hàng hoá của người mua (Kotler và Keller, 2006).
Như vậy, hành vi mua là một phan của hành vi tiêu dùng, thé hiện quyết địnhmua bao gồm quá trình tác động của các nhân tổ tới việc đưa ra quyết định mua của
người tiêu dùng.
Trong giới hạn nghiên cứu của mình, đề án phân tích các nhân tố tác động đểngười mua (các HGĐ) có thể hình thành ý định mua, làm thay đổi thị trường cũngnhư xu hướng tiêu dùng của thị tường ĐMTMN.
2.1.2 Lý thuyết nền liên quan
2.1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
TRA được phát triển bởi Ajzen và Fishbein vào năm 1980, là tiền đề cho thuyếthành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Ajzen vào năm 1991 TRA là một môhình dé dự báo về ý định - hành vi Lý thuyết được sinh ra trong sự thất vọng lớn củacác nghiên cứu về thái độ - hành vi truyên thông, nhiêu trong sô đó chỉ ra một môi
17
Trang 31tương quan giữa đo lường thái độ và sự thể hiện của các hành vi có chủ đích TrongTRA, ba khái niệm chính được đề cập đến là ý định hành vi (Behavioral Intention -BỊ), thái độ (Attitude - A) và chuân mực chủ quan (Subjective Norms - SN) Theo đó,
ý định hành vi được quyết định bởi thái độ và chuẩn mực chủ quan.
Tuy nhiên TRA cũng có giới hạn là trong một số trường hợp khi mà cá nhân
có một thái độ rất tích cực đối với hành vi và cũng nhận được áp lực xã hội mạnh mẽ
dé thé hiện hành vi nhưng cá nhân đó vẫn không có ý định hoặc có một ý định rất yếu
Hình 2.2 Thuyết hành động hợp ly (TRA) của Ajen va Fishbein
(Nguồn: Ajen va Fishbein, 1980)2.1.2.2 Thuyét hanh vi dy dinh (Theory of planned behaviour - TPB)
Trên cơ sở thuyết hành động hop lý của Fishbenin và Ajzen (1975), Ajzen(1991), phát triển Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) để dựbáo và làm sáng tỏ xuất hành vi con người trong một bối cảnh cụ thé Nó sẽ cho phép
dự đoán cả những hành vi không hoàn toàn dé điều khiển được với giả định một hành
vi có thê được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định dé thực hiện hành vi đó Theo
đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi và được định nghĩa như
là một mức độ nỗ lực cá nhân dé thực hiện hành vi “Khi con người có ý định hành vimạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn” (Ajzen,1991).
18
Trang 32Ý định là tiền đề gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái 46;chuân chủ quan và nhận thức kiêm soát hành vi Học thuyết TPB được mô hình hóa:
Thái độ đối với hành vi
TAM, được gọi là mô hình chấp nhận công nghệ, được Fred Davis giới thiệunăm 1989, trong đó Ông trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người
sử dụng khi họ tiếp cận một công nghệ mới, trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
thương mại điện tử
Có hai nhân tố quan trọng trong mô hình đó là: Hữu dụng cảm nhận (perceivedusefulness) và dé sử dụng cảm nhận (perceived ease-of-ues) Hữu dụng cảm nhận
(nhận thức hữu ích) được Fred Davis định nghĩa đó là “Mức độ mà một người tin
rằng bằng cách sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của
mình” Dễ sử dụng cảm nhận là “Mức độ mà một người tin rằng sử dụng công nghệ
dê sử dụng
Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
(Nguồn: Davis, 1989)
19
Trang 332.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo
2.2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây, kế thừa các mô hình lý thuyếtnền và phương pháp chuyên gia, từ đó, đề tài xác định mô hình các nhân tố tác độngtới quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM như sau:
Tính rủi ro
Quan diém bảo vệ môi trường
Quyết địnhlắp đặt hệthongĐMTAM
mô hình với mục đích xem xét sự khác biệt về quyết định lắp đặt hệ thống ĐMTAM
giữa các nhóm HGĐ Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân khúc thitrường và xây dựng thị trường mục tiêu của các DN sản xuất và cung cấp hệ thốngĐMTAM cũng như cơ chế hoà lưới điện quốc gia của các HGD lắp đặt
20
Trang 34Bảng 2.1 Căn cứ xác định biên và mã hóa các biên
Quan điểm Jacksohn và cộng sự (2019); Best và cộng sự (2019);
2 bảo vệ môi MT Poier (2021); Dinh Thị Trang và cộng sự (2021); Lê
trường Trần Thanh Liêm và Phạm Ngọc Nhàn (2020)
6 KT Pham Hong Mạnh và Duong Văn Sơn (2020); Lê
té
Tran Thanh Liém va Pham Ngoc Nhan (2020)
Giả thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tong hợp (2023)
Căn cứ vào kết quả tong quan nghiên cứu, tong hợp từ các mô hình nghiên cứu
có liên quan và phương pháp chuyên gia dé xác định các nhân té tác đến quyết địnhlắp đặt hệ thống DMTAM của HGĐ, tác gia đề xuất giả thuyết nghiên cứu bao gồmcác giả thuyết nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới quyết địnhđầu tư của HGD đối với hệ thống DMTAM Ở đây tác giả đặt ra giả thuyết về tácđộng tích cực của các nhân té này đến quyết định lắp đặt của HGĐ Việc nghiên cứu
sẽ đưa kết qua chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết Từ đó, luận văn có thé đánh giáđược về những tác động của từng nhân tố dựa trên phản ứng của đối tượng khảo sát
Cụ thể như sau:
HI: Tính rủi ro tác động cùng chiều đến quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM
của HGĐ.
21
Trang 35H2: Quan điểm bảo vệ môi trường tác động cùng chiều đến quyết định lắp đặt
2.2.2 Thiết kế thang đo
Thang do mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lap đặt hệ thốngĐMTAM của HGD tại huyện Vĩnh Hung được thể hiện qua Bảng 2.2:
Bang 2.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM
của HGD tại huyện Vĩnh Hưng
STT Mã hóa Thang đo Nguồn
1 RR_ Tính rủi ro (gồm có 4 biến quan sát)
Việc bỏ một khoản tiền lớn để lắp đặt hệ1.1 RRI thống DMTAM có thể hoàn vốn sau một
thời gian Malik và Ayop (2020);
Tư lắp đặt hệ thong DMTAM ít có nguy Poier (2021); Dinh Thị
cơ gây cháy hay giật điện Trang và cộng sự
13 nạ HỆ thong DMTAM có chất lượng phát (2021); Phạm Hồng
điện tôt và điện áp ôn định Mạnh và Dương Văn
Các tâm pin mặt trời mái nhà trong quá Sơn (2020)
14 RR4 trình sử dụng có thể hưởng chế độ bảo
hành, đổi trả, thay thé
2 MT Quan điểm bảo vệ môi trường (gồm có 3 biến quan sát)
Tôi luôn có ý thức bảo vệ môi trường khi Jacksohn và cộng sự2.1 MII đưara quyết định lắp đặt hệ thống (2019); Best và cộng sự
ĐMTAM (2019); Poier (2021);
22 MT? ĐMTAM bảo vệ môi trường tét hơn điện Dinh Thị Trang và cộng
năng từ thuỷ điện, nhiệt điện sự (2021); Lê Trân
22
Trang 36STT Mã hóa Thang đo Nguồn
ĐMTAM là nguồn NLTT vô tận Thanh Liêm và Phạm
Ngọc Nhàn (2020)
23 MI3
3 XH Xu hướng tiêu dùng (gồm có 3 biến quan sát)
Xã hội đang có xu hướng tiêu dùng các sản
31 XHI h
phâm thân thiện với môi trườngNhững người xung quanh lắp đặt hệ thông3.2 XH2 Ẹ :
DMTAM thì tôi cũng lắp đặt Poier (2021)
Xu hướng của thê giới sẽ thay thê điện sản
33 XH3 xuất từ năng lượng không tái tạo, có hại
đối với môi trường sang NLTT sạch
4 CS Chính sách của chính phủ (gồm có 4 biến quan sát)
Tôi sẵn sang lắp đặt hệ thong DMTAM
41 CSI ` k :
nêu được chính phủ ho trợ về tài chính
Tôi san sàng lắp đặt hệ thống DMTAM
42 CS2 nếu chính phủ đưa ra chính sách khuyến
khích toản dân lắp đặt điện mặt trời
Guta (2018); Tạ Văn Đa Tôi săn sàng lắp đặt hệ thông ĐMTAM (2016)
43 CS3 nếu chính phủ có chính sách hỗ trợ tôi
hoà lưới và bán điện không sử dụng hếtTôi sẵn sàng lắp đặt hệ thong DMTAM
44 CS4 _ nếu chính phủ có chính sách hỗ trợ thu
đối các tam pin cũ hỏng
nn LD Yêu cau lắp đặt (Gồm có 4 biến quan sát)
Những vật liệu, phụ kiện an toản và có Best và cộng sự (2019);
sind sẵn, có khả năng thay thé dé dang Malik va Ayop (2020);
5.2 LD2 Héthong DMTAM ôn dinh, ithu hong Dinh Thi Trang va cộng
53 LD3 Hệ thống DMTAM dễ dàng lắp đặt sự (2021); Phạm Hồng
54 LDA Hệ thông ĐMTAM dễ dàng sửa chữa, Mạnh và Dương Văn
khăc phục sự cô Sơn (2020)
6 KT Lợi ích kinh tế (Gom có 4 biến quan sát)
Giá cả của hệ thông ĐMTAM ảnh hưởng
6.1 KT “= mm x Jacksohn và cộng sự
tới quyết định đâu tư Se
Chương trình khuyên mại của các han (Anis Heat wa angst
me ee & (2019); Phạm Hồng
anh hưởng tới quyết định dau tư ` =
Chi nhĩ sửa chữa ảnh hướng tối _ Mạnh và Dương Văn
63 KT3 PB Sua C14 ani long tor quye' Son (2020); Lê Tran
dinh dau tu
23
Trang 37STT Mã hóa Thang đo Nguồn
Sự chênh lệch lợi ích giữa sử dụng Thanh Liêm và Phạm 6.4 KI4 ĐMTAM với điện lưới ảnh hưởng tới Ngọc Nhàn (2020)
quyết định đầu tư
7 QD Quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM của HGD
Tôi sẽ đầu tư thêm DMTAM đáp ứng Jacksohn vả cộng sự7.1 QDI
được yêu cau sử dung của gia đình (2019); Best và cộng sự
72 QD2 Tôi sẽ tư vẫn cho người thân lắp (2019); Phạm Hồng
: DMTAM Manh va Duong Van
Son (2020); Lé Tran
73 QD3 Tôi sẽ tư van cho hàng xóm lắp DMTAM Thanh Liêm và Phạm
Ngọc Nhàn (2020)
Nguôn: Tác giả tổng hợp (2023)
2.2.3 Xây dựng bảng câu hỏi
Bước 1: Khảo sát sơ bộ nhằm điều chỉnh, hoàn thiện bảng câu hồi
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện khảo sát sơ bộ 12 hộ lắp đặt
điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng với bảng câu hỏi soạnsẵn nhằm điều chỉnh cho hoàn thiện các câu hỏi về các nhân tố anh hưởng quyết địnhlắp đặt hệ thống DMTAM của HGD
Sau đó tiến hành thảo luận nhóm với 6 cán bộ đang làm việc tại phòng Kinh
tế và Hạ tầng huyện Vĩnh Hưng và Điện lực Vĩnh Hưng nhằm điều chỉnh, hoàn thiệnbảng câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM của
HGD tại huyện Vĩnh Hưng Trong đó, xem xét các câu hỏi có phù hợp chưa, các câu
hỏi của thang đo có rõ nghĩa, dé hiểu hay không? Trên cơ sở đó dé bé sung, chỉnhsửa dé đưa ra bảng hỏi chính thức, kết quả khảo sát sơ bộ thu được bảng câu hỏi chính
thức.
Trên cơ sở đó dé bổ sung, chỉnh sửa dé đưa ra bảng hỏi chính thức, kết quả
khảo sát sơ bộ thu được bảng câu hỏi chính thức.
Bước 2: Bảng câu hỏi chính thức
Nội dung của bảng hỏi chính thức tác giả thiết kế làm 2 phần:
Phan 1: Thông tin của người phỏng van: Giới tinh, Độ tuổi, Trình độ học van,nghề nghiệp, thu nhập
24
Trang 38Phần 2: Các câu hỏi đã xác định ở kết quả của nghiên cứu sơ bộ tại bước 1.
2.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đề tài thể hiện qua hình 2.6:
Vấn đề nghiên cứu
Vv
Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đây
Vv Nghiên cứu sơ bộ > Bảng hỏi khảo sát sơ bộ
Vv Điều tra sơ bộ
Kiém dinh mé hinh —>' Kiểm định tự tương quan, da cộng tuyến,
phương sai sai sô thay đôi
Vv
Két luan
Nguồn: Tác giả tong hợp (2023)Hình 2.6 Quy trình nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:
25
Trang 39(1) Những thông tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ liệu liên quan đến ýđịnh đầu tư trong lĩnh vực DMTAM, quyết định lắp đặt hệ thống DMTAM của HGD.Phan lớn dit liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn từ báo, tạp chí, bài nghiên cứu, luận
án, luận văn của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên Internet
(2) Các số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê, của EVN, phòngKinh tế và Hạ tầng huyện Vĩnh Hưng và Điện lực Vĩnh Hưng
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và thuận tiện, có nghĩa
là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng Vì đối
tượng chính của nghiên cứu là các hộ lap đặt và sử dụng điện mặt trời áp mái không
có đặc trưng riêng cần chọn lọc nên đề tài sẽ tiến hành khảo sát ngẫu nhiên các đối
tượng.
Dữ liệu được thu thập chéo, cùng một thời gian, nên quy mô đối tượng điềutra khảo sát được xác định theo công thức mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA:Theo Hair và cộng sự (2010) kích cỡ mẫu được xác định dựa vào mức tối thiểu và số
lượng biên đưa vào mô hình.
1
n=) kp,
ƒ=t
Ee Số biến quan sát của thang do thứ j (j=1 đến t)
k: Tỉ lệ của số quan sát so với biến quan sát (5/1 hoặc 10/1)
Thì n là: Nếu < 50, chọn n = 50 (Số quan sát tối thiểu)
Nếu n > 50, chọn qui mô mẫu là n
Chọn k =5
Dựa vào công thức tính số lượng mẫu, trong đề tài này số quan sát:
mn =5*25_= 125 (ít nhất 125 quan sát)
Vậy, cỡ mẫu tối thiêu 125 quan sát Vậy, tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp
125 hộ đã lắp đặt và sử dụng điện mặt trời áp mái tại hai huyện Vĩnh Hưng và TânHưng của tỉnh Long An Trong do, dé tài tiến hành khảo sát 70 hộ đã lắp đặt và sử
26
Trang 40dụng điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và 5Š hộ đã lắp đặt và sử dụng điện
mặt trời áp mái tại huyện Tân Hưng.
Nội dung khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân t6 đến quyếtđịnh lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại huyện Vĩnh Hưng và huyện Tân Hưng
2.3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập được nhập và xử lý, tổng hợp bằng phần mềmexcel Số liệu, dữ liệu, sơ cấp được thu thập sau đó nhập và xử lý bằng phần mềm
Gia trị khoảng cách = (Maximum — Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 — 1,80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng 1,81 — 2,60: Không đồng ý/ Không hai lòng/ Không quan trọng
2,61 - 3,40: Không ý kiến/ Trung bình
3,41 — 4,20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4,21 — 5,00: Rất đồng ý/ Rat hài lòng/ Rat quan trọng
Phương pháp đánh gia độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
Những mục hỏi đo lường một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan vớinhững cái còn lại trong nhóm đó Hệ số Alpha của Cronbach’s là một phép kiêm địnhthống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Vì
hệ số Cronbach’s Alpha chi là giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo (NguyễnĐình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha Từ0,8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: Thang đo lường
sử dụng tốt; Từ 0,6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
27