Các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam - 8 di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam: Các di sản văn hóa vật thể Năm được UNESCO công nhận - 15 di sản văn hóa phi vật thể thế giới t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
BÀI TẬP LỚN MÔN: KỸ NĂNG MỀM
ĐỀ TÀI: CÁC DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Hoàng Giang
Nhóm thực hiện: NHÓM 10
Lớp: 23A4801
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2024
1
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU Trang 3
II NỘI DUNG Trang
1 Các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam Trang
2 Một số di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam tiêu biểu Trang 2.1 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Trang 2.2 Thành Nhà Hồ Trang 2.3 Thánh Địa Mỹ Sơn Trang 2.4 Đô thị cổ Hội An Trang 2.5 Quần thể danh thắng Tràng An Trang 2.6 Động Phong Nha – Kẻ Bàng Trang 2.7 Vịnh Hạ Long Trang 2.8 Nhã nhạc Cung đình Huế Trang III TỔNG KẾT Trang
2
Trang 3I MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG
1 Các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam
- 8 di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam:
Các di sản văn hóa vật thể Năm được UNESCO công nhận
- 15 di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam:
Các di sản văn hóa phi vật thể Năm được UNESCO công nhận
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ
của người Việt
2016
- 3 di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam:
Trang 4Châu bản triều Nguyễn 2017
2 Một số di sản văn hóa tiêu biểu
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phivật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6 tháng 12 năm 2012 Đây chính là đề cao sựthống nhất trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
* Giá trị
- Giá trị giáo dục đạo lý truyền thống dân tộc
- Giá trị giáo dục lòng yêu nước
- Giá trị giáo dục tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc
- Giá trị văn hóa tâm linh
- Giá trị lịch sử
b) Nội dung chính
* Địa điểm diễn ra
Phú Thọ là tâm điểm của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những hoạt động lễ,hội diễn ra trang nghiêm, thành kính tại các ngôi đền trên núi Hùng và các di tích thờ
4
Trang 5Hùng Vương, thu hút hàng triệu đồng bào cả nước và kiều bào tham gia trong dịp giỗ
Tổ hàng năm Cùng với tỉnh Phú Thọ, để tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng, các địaphương có điểm thờ Hùng Vương như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh,Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, KhánhHòa, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang… đều tổ chức lễ dânghương tưởng niệm các vua Hùng theo hướng dẫn chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Vì vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã thực sự trở thành ngày hội của đồng bào
từ Bắc chí Nam với nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống,hoạt động văn hóa dân gian của các vùng miền dân tộc
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
* Thời gian diễn ra và hoạt động tiêu biểu
- Lễ hội Đền Hùng được xem là lễ hội đặc biệt quan trọng của tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung Hàng năm, cứ vào dịp Giỗ TổHùng Vương, tại Phú Thọ, lễ hội Đền Hùng lại được tổ chức, kéo dài từ mùng 8 đến
11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là ngày chính hội
- Phần lễ của lễ hội này được tổ chức rất trang trọng, hoành tráng, có sự tham dự củacác chính khách ở Trung ương và những vị chức sắc, vai vế lớn trong làng Mở đầubuổi lễ, khi tiếng nhạc phường bát âm bắt đầu phát ra, chủ tế sẽ đọc lời cầu nguyệntrước ngai thờ của vua Hùng Kết thúc mỗi lần đọc sẽ kèm theo một hồi trống vàchiêng hiệu, sau đó đoàn tế tiến lên phía trước tiền đường, thực hiện nghi thức quỳ lạyrồi lùi về sau
Những nghi thức quan trọng trong phần lễ:
+ 1/3 - 5/3 âm lịch: lễ dâng hương của các đại diện đến từ huyện, thành thị ở khu
vực gần đền thờ
+ 6/3 âm lịch: Lễ Giỗ Đức quốc tổ Lạc Long Quân và Lễ Dâng hương tưởng
niệm Tổ Mẫu Âu Cơ
+ 7/3 âm lịch: các địa phương tiến hành lễ Rước Kiệu về Đền Hùng
Trang 6+ Chiêm ngưỡng các tác phẩm, ấn phẩm, tư liệu về Hùng Vương: có thể đến Bảo
tàng, khu di tích Đền Hùng để ngắm nhìn những tác phẩm, tư liệu liên quan đếnHùng Vương cũng như phong tục, tín ngưỡng thờ cúng của người dân
+ Thưởng thức những tiết mục biểu diễn văn hóa dân gian đặc sắc: Vào ngày 6/3
- 7/3 âm lịch, tại khu vực Đền Hùng sẽ tổ chức chương trình biểu diễn văn hóanghệ thuật truyền thống như: đánh trống đồng, hát xoan, đâm đuống, trình diễn múarối nước,
+ Tham gia các hội thi thú vị mang đậm văn hóa cội nguồn: Những hội thi diễn ra
vào ngày 8/3 - 9/3 âm lịch như hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày siêu thú vị,thi bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang, sẽ tạo nên bầu không khí náo nhiệt đặcbiệt hấp dẫn du khách
2.2 Thành Nhà Hồ
a) Giới thiệu Thành Nhà Hồ
Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh hùngdân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ vang Trướcbiến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến ngày nay nhiều ditích vẫn còn sừng sững với thời gian Nổi bật trong số đó là thành nhà Hồ với nhữngnét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dântộc Việt Nam
* Thành Nhà Hồ ở đâu?
Thành nhà Hồ ở tỉnh nào? Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnhThanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km Thành nhà HồVĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành cảnh đẹp ThanhHoá, được nhiều du khách ghé thăm
* Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận vào năm nào?
Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tíchcấp Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962
Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới Đến ngày 27 tháng
6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ là di sản vănhoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí:
Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốcgia hay khu vực trên thế giới Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ,điêu khắc, và quy hoạch thành phố
6
Trang 7Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị củamột hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
b) Tìm hiểu lịch sử Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ xây dựng năm nào? Thành nhà Hồ khi ấy có tên là thành Tây Đô, đượcvua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 HồQuý Ly cũng chính là người lập ra triều đại nhà Hồ vào năm 1400
Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu Mục đích của việc xâythành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về ThanhHóa, nhằm lật đổ triều Trần Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu làĐại Ngu Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới
c) Kiến trúc thành nhà Hồ - công trình thành lũy có 1-0-2
Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiệncho đến năm 1402 Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nướcbao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưuthế giao thông đường thuỷ
* Thành nội
Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc Nam và 883,5m chiều Đông Tây Bốn cổng thành Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là tiền - hậu - tả - hữu Các cổngcủa thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặcbiệt lớn Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao Các phiến đá nặnghàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còntồn tại sau 600 năm
* Đàn tế Nam Giao
7
Trang 8Đàn tế Nam Giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của Lathành với diện tích là 155,5 ha Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàntrung tâm cao 21.7m Chân đàn cao khoảng 10.5m Phần đàn tế trung tâm bao gồm bavòng tường bao bọc lẫn nhau.
d) Giá vé tham quan thành nhà Hồ
Giá vé tham quan thành nhà Hồ tham khảo:
Giá vé đối với người lớn: 40.000 VNĐ/người
Giá vé đối với trẻ em từ 7 - 12 tuổi: 20.000 VNĐ/người
Với trẻ em dưới 8 tuổi: Miễn phí vé tham quan
Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc độc đáo, địa điểm du lịch hấp dẫn không thể
bỏ qua khi đến Thanh Hóa bên cạnh những địa danh du lịch ấn tượng khác như: dulịch Pù Luông Thanh Hóa, du lịch suối cá thần Thanh Hoá, khu du lịch Bến En ThanhHoá, biển Hải Tiến Thanh Hóa
2.3 Thánh địa Mĩ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là 1 trong 10 ngôi đền đẹp nhất khu vực Đông Nam Á , là nơi giaothoa văn hóa hội tụ văn hóa của người Chăm Pa qua rất nhiều Vương Triều và đờivua tọa lạc tại tỉnh Quảng Nam Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóathế giới vào năm 1999
Thánh địa Mỹ Sơn có hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch và đá, được xây dựng từthế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 13 Các nhà khảo cổ học đã chia Thánh địa Mỹ Sơn thànhcác khu vực riêng biệt khu A và A’ - khu tháp chùa: 19 di tích, khu B C D - khu thápchợ:12 di tích, cuối cùng là khu E F - Khu tháp bàn cờ: 4 di tích
tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện
Chúng được xếp khít với nhau và đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứunào xác định được chất kết dính giữa chúng Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam không
8
Trang 9chỉ cho thấy kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Champa mà còn của cả nền vănhóa khu vực Đông Nam Á.
b) Các di tích nổi bật tại Thánh Địa Mỹ Sơn
Đền Kalan: khi bước vào nơi đây, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được chốn linh
thiêng, tĩnh lặng của đền Kalan khác biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài
Tháp Cổng: bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp của khoảng trời
ửng hồng một cách rõ nét
Tháp Mandapa: Những tượng hình được khắc trên đó gắn với những nếp sống sinh
hoạt của người Chăm Pa cổ, du khách như được hòa mình vào những hoạt động củangười xưa
c) Giá vé tham quan
Nước ngoài: 150.000 VNĐ (bao gồm phí tham quan và dịch vụ)
Việt Nam: 100.000 VNĐ (bao gồm phí tham quan và dịch vụ)
Trẻ em dưới 15 tuổi, được miễn phí vé tham quan
d) Lễ hội nổi bật tại thánh địa Mỹ Sơn
Lễ hội Katê: được chứng kiến mở đầu lễ hội là những chức sắc tôn giáo người Chăm
thực hiện những nghi lễ cúng cầu an ngay tại tháp Nhiều nghi thức truyền thống khácđược lần lượt diễn ra như lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê
Điệu múa Apsara : với hình ảnh các cô gái trong trang phục rực rỡ, lấp lánh, trong
tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Sarainai
2.4 Đô thị cổ Hội An
a) Giới thiệu về phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằngven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phíaNam
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế
kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay Trong các tài liệu cổ củaphương Tây, Hội An được gọi Faifo Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thếgiới UNESCO từ năm 1999 Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch ĐàNẵng – Hội An
b) Kiến trúc truyền thống
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bứctường và cả những con đường Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ
9
Trang 10Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viêngạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chấtcủa người dân địa phương.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng vớichiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và
độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây Hai bên có tường gạch ngăn cách
và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa Mỗi ngôi nhà ở Hội Anđều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên Mỗi ngôi nhà đều cóphần sân trời của được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nétđẹp tổng thể
Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phốngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà Dạo bước chân qua từng con phố nhỏxinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon màcòn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, mộtcuộc sống yên bình, giản dị
c) Di tích tiêu biểu
- Chùa Cầu – Một trong những di tích lịch sử của Phố Cổ Hội An
Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” –Chùa Cầu Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đườngNguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu
ở Hội An Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xâydựng vào khoảng giữa thế kỷ 16
- Nhà cổ Tấn Ký
Là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp cácNguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước Nhà cổ kết hợp giữa lối kiếntrúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị
cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân
và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội
- Nhà cổ Quân Thắng
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, vàtrên những con đường nhỏ Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong
10
Trang 11từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân Thậm chí để cả cây cỏ,không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách.
- Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những địa điểm du lịch Hội An bạn nhất định phảiđến, nơi đây sở hữu hệ thống đền cổ Chăm Pa có niên đại lâu đời nằm len lỏi bêntrong một thung lũng có đường kính 2km Toàn bộ khu di tích thánh địa từng là khuvực quan trọng diễn ra các nghi thức cúng tế của hoàng tộc Chăm Pa trong thời giantrị vì
- Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm là một quần thể đảo gồm 1 hòn đảo chính và 8 hòn đảo nhỏ bao quanh,tổng diện tích khoảng 15km ở gần phố cổ Hội An Sở hữu nét đẹp hoang sơ cùng hệsinh thái thực vật đa dạng, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinhquyển lớn của thế giới và cần được khai thác một cách an toàn
2.5 Quần thể danh thắng Tràng An
Danh thắng Tràng An là khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giớiTràng An, là một điểm du lịch nổi bật không những ở Việt Nam mà còn ở khuvực Đông Nam Á và thế giới Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng ditích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từnăm 2014 Nơi đây cũng được ví von như “ Vịnh Hạ Long trên cạn”
Khác biệt với sự nhộn nhịp của chốn thị thành hay sự đông vui nơi miền biển,Tràng An nép mình lại trong vẻ đẹp nhẹ nhàng cùng núi non xanh biếc Vẻ đẹpthiên nhiên tĩnh lặng, trầm mặc cùng thời gian đã khiến nhiều người đến Tràng
An, một lần đến sẽ muốn đến thêm một lần
sự ví von Tràng An như một vịnh Hạ Long trên cạn Ngoài ra, khu du lịch này
11
Trang 12còn rất gần các địa điểm hút khách du lịch khác như Chùa Bái Đính, Hang Múa,đầm Vân Long…
b) Tài nguyên du lịch
- Quần thể danh thắng Tràng An còn bao bọc khu rừng nguyên sinh đặc dụngHoa Lư với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, trong đó có những loài động vậtquý hiếm như phượng hoàng đất, sáo, khướu, khỉ, trăn, đặc biệt là loài vượnyếm trắng, một loài có tên trong sách đỏ thế giới
- Bên cạnh những giá trị nổi bật về cảnh quan và địa chất, quần thể danh thắngTràng An còn có những di chỉ khảo cổ học như hang Búi, hang Trống, núi hangChợ…, minh chứng cho quá trình sinh tồn của người cổ đại tại mảnh đất này từhàng vạn năm trước Là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh đô Hoa Lư xưa,nơi đây còn có sự hiện hữu của những di tích gắn liền với ba triều đại Đinh -Tiền Lê - Lý, kết nối với quần thể di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, trong đó nổi bật
là đền thờ và lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ và lăng mộ vua Lê ĐạiHành, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ, trung tâm văn hóa tâm linh chùaBái Đính - quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á và hội tụ nhiều kỷ lục ở ViệtNam và châu Á Chính vì vậy, tìm hiểu và khám phá những di tích và giá trịvăn hóa cũng chính là một trong những trải nghiệm không thể bở lỡ trongchuyến hành trình khám phá danh thắng Tràng An
- Từ góc độ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã hội đủnhững điều kiện cho phép xây dựng một khu du lịch quốc gia độc đáo và danhtiếng Khu du lịch sinh thái Tràng An gồm 4 khu chức năng:
₊ Khu du lịch hang động
₊ Khu núi chùa Bái Đính
₊ Khu công viên văn hoá
₊ Khu trung tâm
c) Thời điểm du lịch Tràng An
- Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm lí tưởng nhất để du lịch Tràng An vìlúc này Tràng An đã vào xuân, thời tiết mát mẻ, cây cối xanh tươi, thíchhợp để ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây Thời điểm này cũng là lúcTràng An có nhiều lễ hội, được chú ý nhiều nhất là lễ hội cầu bình an ởchùa Bái Đính
12