1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Đánh giá phim vấn Đề xâm thực biển trong phim tài liệu cát ngược dòng của Đạo diễn trần linh trúc

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá phim: Vấn đề xâm thực biển trong phim tài liệu “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trâm, Võ Gia Tuệ, Lê Trương Ái Vy, Hồ Phương Trâm, Huỳnh Ngọc Trường Vy, Võ Thị Thuỳ Trang, Lê Huy Hoàng, Phan Võ Khánh Trang, Nguyễn Thanh Trà
Người hướng dẫn Bùi Thị Kim Phượng
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Đại cương xã hội học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024 – 2025
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 589,17 KB

Nội dung

Bộ phim tài liệu “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc đã khắc họa rõ nét những tác động của xâm thực biển, từ cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá đến những hậu quả nghiêm trọng đối

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHXH & NV

- -BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 9 MÔN: ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC

Đề tài: Đánh giá phim: Vấn đề xâm thực biển trong phim tài liệu “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Kim Phượng

Nhóm SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trâm – 29206652858

Võ Gia Tuệ - 29206655142

Lê Trương Ái Vy - 29206658289

Hồ Phương Trâm - 29206625838 Huỳnh Ngọc Trường Vy - 28208780330

Võ Thị Thuỳ Trang - 29206661540

Lê Huy Hoàng – 29216632107 Phan Võ Khánh Trang - 29206645542 Nguyễn Thanh Trà - 29206624158

Lớp: SOC 151A

Năm học 2024 – 2025

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Lý do chọn đề tài 4

II Đối tượng nghiên cứu 4

1 Vấn đề xâm thực biển trong phim tài liệu “Cát ngược dòng” 4

2 Phạm vi khảo sát: Bộ phim “Cát ngược dòng” 6

III Mục đích nghiên cứu 6

1 Nguyên nhân 6

2 Hậu quả 7

3 Giải pháp 7

4 Ngôn ngữ điện ảnh 7

a Cách kể chuyện 7

b Hình ảnh 8

c Ánh sáng 8

d Âm nhạc 8

IV Phương pháp nghiên cứu 9

1 Phương pháp nghiên cứu 9

2 Kết luận đánh giá phim 9

LỜI CẢM ƠN 10

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xâm thực bờ biển là một vấn đề môi trường nghiêm trọng đang đe dọa nhiều quốc gia, trong

đó có Việt Nam Bờ biển Cửa Đại, Hội An, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng

nặng nề từ hiện tượng này, đặc biệt là sau cơn bão Damrey năm 2017 Bộ phim tài liệu “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc đã khắc họa rõ nét những tác động của xâm thực

biển, từ cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá đến những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và sinh kế của người dân ven biển Với mục đích tìm hiểu và đánh giá tác động của

xâm thực biển qua lăng kính điện ảnh, bài tiểu luận này sẽ phân tích bộ phim “Cát ngược dòng” về những yếu tố như nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường

ven biển, đồng thời đánh giá hiệu quả thông điệp mà bộ phim truyền tải Hy vọng qua nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về sự cấp thiết trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và góp phần tạo ra những giải pháp bền vững cho tương lai

Trang 4

ĐÁNH GIÁ PHIM: VẤN ĐỀ XÂM THỰC BIỂN TRONG PHIM TÀI LIỆU

“CÁT NGƯỢC DÒNG” CỦA ĐẠO DIỄN TRẦN LINH TRÚC

I Lý do chọn đề tài: 

Xâm thực bờ biển là một vấn đề môi trường toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ gây thiệt hại về môi trường mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và văn hóa của các cộng đồng ven biển Việc nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu Phim tài liệu cung cấp thông tin một cách trực quan và chân thực, giúp người xem dễ dàng hình dung về vấn đề đang được đề cập, có nhiều thể loại khác nhau, từ phim tài liệu khoa học đến phim tài liệu xã hội Thường

có xu hướng trình bày thông tin một cách khách quan, giúp người xem có cái nhìn đa chiều

về vấn đề Phim tài liệu "Cát ngược dòng" đã thu hút sự chú ý của chúng em bởi cách khắc họa chân thực những tác động của xâm thực bờ biển đến cuộc sống của người dân ở vùng biển Qua đó, chúng em muốn phân tích những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này

và tìm hiểu xem bộ phim đã truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả như thế nào

II Đối tượng nghiên cứu:

1 Vấn đề xâm thực biển trong phim tài liệu “Cát ngược dòng”:

Trong bộ phim “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc, vấn đề xâm thực biển được thể hiện rõ nét qua hình ảnh bờ biển Cửa Đại sau bão Damrey Tháng 11 năm 2017, bão số

12 - Damrey - đã đổ bộ vào miền Trung Việt Nam, đặc biệt gây thiệt hại lớn cho Quảng Nam, nơi bờ biển Cửa Đại đã bị xâm thực nghiêm trọng từ nhiều năm trước Bộ phim ghi lại những hình ảnh đầy ám ảnh về bãi biển tan hoang, sóng biển dâng cao sau bão đã cuốn trôi hàng chục mét đất, để lại những khoảng trống đầy cát lẫn rác và những cây xanh ngã đổ, làm cho bờ biển Cửa Đại trở nên trơ trọi và sạt lở nghiêm trọng Hình ảnh bờ biển Cửa Đại tan hoang: Bão Damrey đẩy sóng lớn liên tục vào bờ, khiến tình trạng xâm thực biển ở Cửa Đại trở nên trầm trọng hơn bao giờ lại, hình ảnh bờ biển Cửa Đại tan hoang, với bãi cát rộng lớn

bị nước biển xâm chiếm Bão đã làm mất đi thêm hàng chục mét đất ven biển, khiến các dải cát hẹp lại và gần như không còn không gian cho các hoạt động du lịch như trước Cảnh tượng những công trình chắn sóng được xây dựng từ năm 2011 bị chôn vùi hoàn toàn dưới sóng biển ngập trong cát lẫn rác thải cho thấy mức độ thiệt hại lớn mà bão Damrey gây ra cho Hội An

Xâm thực biển tại Cửa Đại không chỉ là hậu quả của một trận bão, mà là một vấn đề kéo dài, trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân và chính quyền địa phương Những yếu tố như biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, cùng với tình trạng khai thác cát trái phép và thay đổi dòng chảy sông Thu Bồn đã làm mất đi lớp trầm tích tự nhiên bảo vệ bờ biển Trận bão lớn như Damrey làm cho tình trạng xâm thực thêm nghiêm trọng, phơi bày sự mong manh của

hệ sinh thái ven biển Hội An Xâm thực biển đã phá hủy rạn san hô và hệ sinh thái gần bờ

Trang 5

vốn là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh, làm suy giảm đa dạng sinh học tại vùng biển Hội An Hệ sinh thái mất cân bằng không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự bảo vệ tự nhiên của bờ biển, làm tăng nguy cơ xâm thực trong các cơn bão tiếp theo, đe dọa đến cuộc sống của hàng nghìn người dân

Trần Linh Trúc đã ghi lại câu chuyện của người dân địa phương tại Hội An đối mặt với nguy cơ mất đất và mất đi công việc do xâm thực biển Các làng chài, vốn phụ thuộc vào biển để kiếm sống, mất đi nơi neo đậu thuyền và phải di dời vào sâu trong đất liền Sau cơn bão Damrey, biển đã cuốn trôi đi những dải cát dài, khiến bãi biển Cửa Đại trở nên hoang tàn, xơ xác Không còn bãi cát thu hút khách, lượng du khách giảm hẳn, khiến các gian hàng cũng trở nên đìu hiu Người dân, từng ngày phụ thuộc vào du lịch để kiếm sống, giờ đây mất

đi nguồn thu nhập, cuộc sống của họ bị đảo lộn, và nỗi lo mất kế sinh nhai càng đè nặng hơn bao giờ hết Trong phim, Trần Linh Trúc ghi lại hình ảnh những người dân địa phương nói

về nỗi sợ bờ biển “mất dần từng ngày,” và họ lo lắng về tương lai, vì các giải pháp tạm thời như bao cát và tường chắn sóng không còn đủ để bảo vệ họ trước sức mạnh của bão và sóng biển

Một phần quan trọng được nhấn mạnh là ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi, đặc biệt là sông Thu Bồn, đến tình trạng xâm thực biển ở Hội An Hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm thường là những yếu tố rất khó kiểm soát trong việc bảo vệ bờ biển, nhưng điều đáng lưu ý

ở đây là sông Thu Bồn - dòng sông nội địa có vai trò sống còn trong việc bồi đắp trầm tích cho bờ biển Cửa Đại

Thông thường, sông Thu Bồn sẽ đưa một lượng lớn phù sa và trầm tích từ thượng nguồn đổ

ra cửa biển, tạo nên lớp bãi bồi tự nhiên giúp duy trì sự ổn định của bờ biển Hội An Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dòng chảy của sông bị thay đổi do các hoạt động xây dựng đập thủy điện và khai thác cát quá mức Các đập thủy điện nằm trên hệ thống sông này làm giảm lưu lượng nước chảy từ thượng nguồn, trong khi khai thác cát lấy đi một lượng lớn trầm tích, khiến bãi bồi không còn được tái tạo như trước

Phim Cát Ngược Dòng chỉ ra rằng việc kiểm soát và bảo vệ sông Thu Bồn là hoàn toàn trong tầm tay của Việt Nam, nhưng chính sự thiếu sót trong việc giám sát và quản lý khai thác tài nguyên sông đã góp phần làm cho xâm thực biển tại Cửa Đại trở nên nghiêm trọng hơn Trong khi các quốc gia khác phải đối mặt với hệ thống sông ngòi quốc tế hoặc nguồn nước ngầm khó kiểm soát, sông Thu Bồn là hệ thống nội địa, hoàn toàn nằm trong khả năng quản lý và bảo vệ của địa phương

Thông qua đoạn phim, Trần Linh Trúc kêu gọi sự chú ý vào vai trò của quản lý tài nguyên quốc gia và tác động lâu dài của những quyết định ngắn hạn đối với môi trường ven biển Phim là lời nhắc nhở về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn không thể thay thế, và cảnh báo về hậu quả khi tài nguyên này bị khai thác quá mức mà không có giải pháp bền vững

Trang 6

2 Phạm vi khảo sát: Bộ phim “Cát ngược dòng”:

Phim tài liệu “Cát ngược dòng” của Trần Linh Trúc tập trung vào phạm vi khảo sát tại các khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở bờ biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam. 

Khu vực bờ biển Cửa Đại, Hội An: Phim tập trung vào tình trạng xâm thực biển tại bờ biển Cửa Đại, nơi phải đối mặt với sạt lở nghiêm trọng và tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan Phạm vi khảo sát bao gồm bãi biển Cửa Đại và các khu vực ven biển xung quanh, nơi xâm thực biển gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan và cuộc sống của người dân

Hệ thống sông Thu Bồn: Vai trò của dòng sông trong việc bồi đắp phù sa, trầm tích cho vùng biển Cửa Đại Sông Thu Bồn, chảy qua nhiều khu vực thượng nguồn, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của bờ biển Hội An Việc thay đổi dòng chảy do đập thủy điện và khai thác cát quá mức cũng được đề cập trong phim, cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động này đến xâm thực biển tại Cửa Đại

Tác động của bão và biến đổi khí hậu: Phạm vi khảo sát còn mở rộng đến ảnh hưởng của các cơn bão lớn, như bão Damrey năm 2017, và các hiện tượng khí hậu cực đoan, nhằm phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình trạng xâm thực biển dưới tác động của biến đổi khí hậu Cộng đồng và cuộc sống của người dân ven biển Hội An: Trần Linh Trúc cũng tập trung khảo sát tác động xã hội, kinh tế và môi trường của xâm thực biển đối với cuộc sống người dân, các làng chài và những cơ sở kinh doanh du lịch ven biển Những thay đổi trong đời sống và công việc của người dân là trọng tâm quan trọng trong phim, phản ánh ảnh hưởng sâu sắc của xâm thực biển đến cộng đồng địa phương

III Mục đích nghiên cứu:

Xâm thực biển tại Cửa Đại, Hội An, không chỉ là câu chuyện về những lần bờ biển sạt lở,

mà còn phản ánh một hiện thực đầy thách thức khi thiên nhiên và cuộc sống người dân ven biển không ngừng chịu sự tàn phá Mỗi trận bão đi qua lại để lại những dấu tích đau thương Như sau cơn bão Damrey năm 2017, hàng trăm mét bờ biển đã biến mất, các công trình chắn sóng được đầu tư từ năm 2011 bị sóng đánh đổ, chôn vùi dưới biển Những người dân gắn bó với biển cả đời, chứng kiến từng mét cát bị cuốn trôi, từng hàng dừa ngã xuống, không khỏi lo âu về tương lai bấp bênh Những hình ảnh trắng đen, trầm lắng, những nét mặt lo âu của người dân hiện lên trong khung cảnh tàn tạ của bờ biển, phản ánh hiện thực khắc nghiệt, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt về những mất mát không thể bù đắp

1 Nguyên nhân:

Nguyên nhân xâm thực biển ở Cửa Đại, Hội An, không chỉ đến từ tự nhiên mà còn là hệ quả của các hoạt động con người Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, chuyên gia về môi trường tại Đại học Duy Tân chỉ ra rằng việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Thu

Trang 7

Bồn đã ngăn chặn dòng chảy trầm tích xuống hạ nguồn, gây thiếu hụt cát bồi đắp cho bờ biển Đặc điểm địa hình dốc và hẹp của khu vực miền Trung cùng với sự phát triển không kiểm soát các công trình nhân tạo, đã làm trầm trọng thêm tình trạng xâm thực Các cơn bão ngày càng mạnh, liên tục bào mòn bờ biển, khiến những công trình chắn sóng dẫu tốn kém vẫn bị phá hủy chỉ trong thời gian ngắn

2 Hậu quả:

Hậu quả của tình trạng này không chỉ tác động đến môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và văn hóa của người dân địa phương Ông Huỳnh Văn Lộc, một

cư dân Cửa Đại, chia sẻ rằng du lịch sa sút khiến thu nhập giảm 90%, các hàng quán ven biển vắng khách, cuộc sống của nhiều hộ gia đình bấp bênh Bãi biển không còn, du khách

ít đến hơn và những người từng kiếm sống bằng việc phục vụ khách du lịch giờ chỉ còn biết nhìn biển mà buồn bã Tình trạng xâm thực biển đã kéo theo một loạt hệ quả xấu, khiến Cửa Đại không còn là một điểm đến trù phú như trước

3 Giải pháp:

Giải pháp từ các chuyên gia cho vấn đề xâm thực biển ở Cửa Đại tập trung vào việc khôi phục và duy trì sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái ven biển Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương chỉ ra rằng việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Thu Bồn đã làm gián đoạn nguồn cung trầm tích, vốn là yếu tố quan trọng để bồi đắp bờ biển Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyến nghị cần điều chỉnh lại quy hoạch các công trình thủy điện, bảo vệ dòng chảy tự nhiên và tăng cường sự bổ sung trầm tích về hạ lưu Bên cạnh đó, các biện pháp khác như xây dựng các công trình chắn sóng mềm cần được ưu tiên thay vì những bức tường bê tông cứng nhắc Những giải pháp này không chỉ giúp bảo vệ bờ biển

mà còn duy trì sự bền vững của môi trường sống cho cộng đồng ven biển

Về phía người dân, trong bối cảnh phải đối mặt với thiên tai và biến đổi khí hậu, họ đã tìm đến những nghi lễ truyền thống như lễ cúng cát để cầu nguyện cho biển lặng sóng, đất không bị xói mòn Sau sự kiện cát về năm 2017, người dân Cửa Đại càng thêm tin tưởng vào sức mạnh tâm linh của những nghi thức này Họ tin rằng lòng thành của mình sẽ được biển cả và các thần linh đáp lại, giúp vùng đất của họ được bảo vệ Dù dưới góc nhìn khoa học, hiện tượng "cát về" chỉ là sự bồi đắp tự nhiên của biển, nhưng trong tâm thức của người dân, đó là minh chứng cho sự kết nối sâu sắc giữa con người và thiên nhiên Chính trong sự gắn kết ấy, họ tìm thấy niềm hy vọng và sức mạnh để chống chọi lại với sự tàn phá của xâm thực biển

4 Ngôn ngữ điện ảnh:

a Cách kể chuyện:

Cách kể chuyện trong phim tài liệu “Cát ngược dòng” của đạo diễn Trần Linh Trúc về xâm thực biển có thể giúp người xem cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này nhờ vào sức mạnh của ngôn ngữ điện ảnh Bộ phim sử dụng hình ảnh chân thực, ánh sáng và âm nhạc để

Trang 8

truyền tải thông tin và cảm xúc, mang đến một góc nhìn toàn diện về những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng xâm thực biển

b Hình ảnh:

Hình ảnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa sự tàn phá và thay đổi của thiên nhiên Những cảnh quay đầu tiên có thể sử dụng màu sắc tươi sáng để thể hiện vẻ đẹp của bãi biển, với sóng vỗ nhẹ nhàng và ánh nắng ấm áp chiếu xuống mặt biển Tuy nhiên, khi câu chuyện chuyển sang tình trạng xâm thực nghiêm trọng, hình ảnh dần chuyển sang đen trắng, làm nổi bật sự hoang vắng, tàn tạ của bờ biển Những công trình chắn sóng bị vùi lấp dưới nước, những cây dừa nghiêng ngả trên bờ cát trơ trọi Tất cả phản ánh sự mất mát và tuyệt vọng Việc đan xen giữa hình ảnh màu và đen trắng giúp người xem cảm nhận rõ rệt

sự thay đổi của thiên nhiên và tác động của xâm thực biển, làm tăng tính chân thực và sức mạnh của thông điệp

c Ánh sáng:

Ánh sáng trong các cảnh quay của bộ phim không chỉ thể hiện cảm giác ảm đạm và tuyệt vọng mà còn làm nổi bật vẻ đẹp đầy hùng vĩ của thiên nhiên Khi bầu trời u ám và biển động

dữ dội, ánh sáng mờ nhạt hoặc phản chiếu yếu ớt từ mặt nước tạo ra không gian tĩnh lặng nhưng nặng nề, khiến người xem cảm nhận được sự tàn phá của thiên nhiên Những cảnh quay vào buổi chiều tà, khi ánh sáng yếu dần càng làm nổi bật sự hoang vắng của bờ biển như một cái kết không thể tránh khỏi cho vùng đất này Tuy nhiên, ngay cả trong những khoảnh khắc này, ánh sáng cũng tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên – sự mạnh mẽ của sóng biển,

sự mềm mại của cát và những chi tiết tinh tế phản chiếu dưới ánh hoàng hôn Ánh sáng không chỉ thể hiện sự khắc nghiệt mà còn là lời nhắc nhở về sự quý giá và mong manh của thiên nhiên, đồng thời tạo ra một không gian đầy cảm xúc, gợi lên sự suy ngẫm về việc bảo

vệ và gìn giữ môi trường sống

d Âm nhạc:

Âm nhạc trong phim tài liệu “cát ngược dòng” đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa

sự bất an và mất mát Âm nhạc thường mang âm hưởng trầm buồn, tạo ra một không khí u uất, tăng cường cảm giác lo âu và khủng hoảng Những bản nhạc nền nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc có thể đồng hành cùng những hình ảnh của người dân, giúp người xem cảm nhận

rõ hơn về nỗi đau, sự hy vọng và lòng kiên cường trong cuộc sống của họ Đặc biệt, khi âm nhạc kết hợp với các cảnh quay của người dân đang đối mặt với biển cả, khán giả không chỉ chứng kiến sự tàn phá mà còn hiểu được cảm giác mất mát và nỗi niềm của những con người đang cố gắng vượt qua thử thách

Như vậy, qua ngôn ngữ điện ảnh, những câu chuyện về xâm thực biển không chỉ là những con số hay dữ liệu khoa học mà còn là những trải nghiệm, cảm xúc và thông điệp sâu sắc, giúp người xem hiểu rõ hơn về vấn đề này và tạo động lực cho hành động bảo vệ môi trường sống của con người

Trang 9

IV Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu

Để nghiên cứu các yếu tố trong cốt truyện, nhân vật và thông điệp mà bộ phim truyền tải, chúng ta cần phân tích các tình huống, đối thoại và biểu hiện của nhân vật, từ đó hiểu rõ hơn về chủ đề và ý nghĩa của phim Phân tích này giúp làm sáng tỏ cách các yếu tố này đóng góp vào việc thể hiện thông điệp chính mà bộ phim muốn truyền tải

Bên cạnh đó, việc phân tích các kỹ thuật quay phim, âm thanh, ánh sáng và cách sử dụng hình ảnh trong phim là một phần quan trọng để hiểu cách mà cảm xúc và thông điệp được truyền tải Các yếu tố kỹ thuật này không chỉ hỗ trợ cốt truyện mà còn góp phần tạo ra bầu không khí và cảm giác mà đạo diễn mong muốn gửi gắm đến người xem

2 Kết luận đánh giá phim:

Bộ phim tài liệu “Cát ngược dòng” tạo ấn tượng sâu sắc và giàu sức mạnh lay động, không chỉ bởi tính chân thực mà còn bằng cách thể hiện tinh tế, đầy nghệ thuật Qua lăng kính của những cảnh quay đen trắng xen kẽ với màu sắc rực rỡ của thiên nhiên, bộ phim làm nổi bật

sự thiết lập giữa vẻ đẹp nguyên sơ và những tổn thất nghiêm trọng do xâm thực Các hình ảnh u tối của bờ biển bờ rìa, cùng những lời kể đầy cảm xúc của người dân và được xác định

từ các đại gia, mang lại một góc nhìn sâu sắc về cuộc chiến khốc liệt giữa con người và thiên nhiên

Bộ phim không chỉ dừng lại ở việc ghi lại thực trạng mà còn mở ra suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng trong công việc bảo vệ môi trường biển Những giải pháp được đưa ra trong phim như một lời kêu gọi cộng đồng hành động và lưu tâm đến hệ sinh thái tự nhiên Đây không chỉ là một tác phẩm ghi dấu những khoảnh khắc khắc lịch sử của

bờ biển Việt Nam mà còn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cung cấp thiết bị bảo vệ và trân trọng thiên nhiên trước những món đồ quý giá biến mất Qua đó, bộ phim để lại trong lòng người xem một thông điệp mạnh mẽ và đầy ý nghĩa về việc chung tay bảo vệ biển khỏi vấn

đề xâm thực biển

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã tạo điều kiện để nhóm em hoàn thành bài tiểu luận này Cảm ơn bộ phim "Cát ngược dòng" của đạo diễn Trần Linh Trúc đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc và đầy cảm xúc về vấn đề xâm thực biển, từ đó mở rộng suy nghĩ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Chúng em cũng xin cảm ơn các chuyên gia, nhà nghiên cứu về môi trường và cộng đồng dân cư ven biển, đã cung cấp những thông tin quý báu, giúp nhóm em hiểu rõ hơn về các tác động của xâm thực biển và những giải pháp cần thiết để bảo vệ bờ biển Cuối cùng, xin cảm ơn sự đóng góp của tất cả thành viên cũng như

sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận này

Ngày đăng: 09/12/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w