Theo như trong sách viết thì chữ viết chẳng những thắng được không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giaotiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được.. họa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
-
BÀI TIỂU LUẬN
SỰ BIẾN HÓA CỦA CÁC KIỂU CHỮ LA TINH
VÀ QUÁ TRÌNH LA TINH HÓA TIẾNG VIỆT
Hà Nội, tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
KHÁI QUÁT VỀ CHỮ LA TINH
Khái quát về chữ La Tinh 3
Khái niệm về chữ viết 3
Hệ thống biểu tượng tiền kí tự 4
Chữ La Tinh và quá trình phát triển 5
Các kiểu dáng chữ La Tinh 6
Thời kỳ nghệ thuật cổ Hy Lạp-La Mã 6
Thời kỳ nghệ thuật Tôn giáo 7
Thời kỳ văn nghệ Phục Hưng 9
Thời kỳ nghệ thuật Cận đại 10
Thời kỳ nghệ thuật Cổ điển 11
Thời kỳ nghệ thuật Hiện đại 12
Chữ La Tinh và Chữ Quốc ngữ 13
Chữ in và phương tiện viết chữ 14
QUÁ TRÌNH LA TINH HÓA TIẾNG VIỆT Nội dung 15
Trang 3NỘI DUNG
KHÁI QUÁT VỀ CHỮ LA TINH
1 Khái quát về chữ La Tinh
a Khái niệm về chữ viết
Để bắt đầu với chữ La Tinh thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu trước về khái niệm của chữ viết là gì Chữ viết là một hệ thống chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng đề ghi lại ngôn ngữ Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết Người ta có thể không biết
chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ như thường
Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người trong khi đó cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới giai đoạn cao của xã hội loài người mới có chữ viết Theo như trong sách viết thì chữ viết
chẳng những thắng được không gian
và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giaotiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được Với sức mạnh đó, chữ viết thực sự là một động lực phát triển của xã hội loài người Nó thực sự giúp cho con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhautrên tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật Trong phạm vi một ngôn ngữ
Trang 4nhất định, chữ viết còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hoá ngôn ngữ nữa Có thể nói, chữ viết chính là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu
đó không phải được đẻ ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài
b Hệ thống biểu tượng tiền kí tự
Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện Chúng bắtnguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng
Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi
là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết)
Chúng là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định Tuy vậy, chúng không có
Trang 5nội dung ngôn ngữ Những
hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN
c Chữ La Tinh và quá trình phát triển
Chữ Latin là sản phẩm của người La Mã phát triển từ bộ chữ cái
Hy Lạp cổ đại và trước đó là của người Phoenician Chữ Latin làloại chữ phiên âm và ghép âm (tức là có thể ký ra được âm
thanh của ngôn ngữ nói) Điều này khác với chữ Hán vốn dĩ là chữ tượng hình và biểu ý (mỗi từ gắn với một chữ cố định) Cần nói thêm là số lượng chữ Hán lên đến con số hàng chục nghìn trong khi chữ Latin chỉ với 24-26 chữ cái đã có thể thực hiện việc ghép để tạo ra chữ phiên âm tiếng nói của họ
Trong quá trình phát triển, nền văn minh La Mã không chỉ tạo ranhiều bước ngoặt to lớn về luật pháp, chính trị, nghệ thuật, văn chương, kiến trúc, tôn giáo, mà còn đạt được thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực ngôn ngữ
Về lịch sử, với sự bành trướng của Đế quốc La Mã, chữ Latinh cùng tiếng La Tinh cũng mở rộng từ bán đảo Ý sang các vùng lân cận bên bờ Địa Trung Hải Cho đến cuối thế kỷ XV, chữ Latinh đã phổ biến khắp Tây, Bắc và Trung Âu, chỉ
có Đông và Nam Âu vẫn tiếp tục sử dụng chữ Kirin Ở giai đoạnsau, cùng với quá trình thực dân hóa của các quốc gia châu Âu, chữ Latinh bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới, từ châu
Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và một phần châu Á, trong đó cóViệt Nam
Trang 6họa bằng tư tưởng, cho nên việc tạo dáng chữ, cấu trúc chữ và việc sử dụng đều chịu nhiều sự ảnh hưởng của nghệ thuật đươngthời.
Trong các loại hình nghệ thuật thì nghệ thuật tạo dáng chữ
thường có sự tương tự với nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, trang trí,…
Các kiểu chữ thời kỳ này có cấu trúc được khai thác từ vẻ đẹp hài hòa của những thức cột với kiểu dáng, họa tiết và tỷ lệ, phát huy tính tương đồng giữa nghệ thuật chữ và đường nét của kiến trúc trong các công trình
Tính tương đồng được mô phỏng rõ nét nhất của nghệ thuật kiếntrúc là bộ chữ ở đế cột trụ Trajan Mầm mống nghệ thuật
Romain cũng được hình thành, kiểu chữ Romain bắt đầu phát triển song song với nghệ thuật kiến trúc
Đặc điểm nổi bật của kiểu chữ thời kỳ này là dáng chữ phong nhã, vững chãi, tỉ lệ giữa nét nhỏ và to phù hợp thị giác, độ rộng
Trang 7dài của chữ khá lớn, mang tính chất đồ sộ nhưng cũng nhẹ
nhàng nhờ nét chân chữ bạnh ra một cách hài hòa Các kiểu chữ
có cấu trúc đỉnh đầu nhọn mô phỏng hình dáng mặt tiền đền Parthenon một cách rõ nét, tỉ lệ thân cột cũng được nhắc lại ở những kiểu chữ rất cân đối và vững chãi
b Thời kỳ nghệ thuật Tôn giáo
Thời kỳ Trung đại (thế kỷ 5 – 15), nghệ thuật kiến trúc châu Âu mang nặng kiểu thức của nghệ thuật tôn giáo: Byzantine, Arabe,Roman, Merovingienne, Carolingienne, Gothique
Thời kỳ này có nhiều kiểu chữ ra đời
Kiểu chữ Quadrata đại đế rất giống chữ Romain, chỉ
có nét chữ mập hơn, dáng vuông vức và nét chữ mềm mại hơn.
Kiểu chữ Rustica với hình dáng
thon dài, mình hẹp, nét chữ thanh
mảnh, xuất xứ từ kiểu chữ
Romain viết tháu, tiện lợi để viết
nhanh hơn.
Trang 8Kiểu chữ Onciale hình thành trên cơ sở kiểu chữ Quadrata và Romain, là kiểu chữ được thông dụng nhất trong sách chép tay gần 600 năm từ thế kỷ
3 – 9 ở châu Âu, dáng chữ tròn trịa, nét mập đều.
Kiểu chữ Caroline ra đời dưới
triều đại Charlemagne ở Pháp,
sau đó được phổ biến khắp châu
Âu, thay dần các kiểu chữ có
trước đó và chiếm địa vị thống
trị.
Kiểu chữ Gothique, từ kiểu chữ Romain, thân dần co hẹp lại, dài ra, ép sát nhau, có góc, có
Trang 9cạnh sắc nhọn, có nét thanh,
nét đậm, chiếm
ưu thế hoàn toàn trong sách chép tay cũng như trong sách in sau đó suốt 3 thế kỷ
c Chữ thời
kỳ văn nghệ phục hưng
Nghệ thuật cũng như hình thức kiến trúc thời kỳ Phục hưng (thế
kỷ 15-17) không những khôi phục lại nền văn hóa Hy Lạp, La
Mã mà còn phát huy giá trị văn hóa của nhân loại đã bị đêm trường Trung cổ che phủ gần mười thế kỷ
Thời kỳ này đã sản sinh ra những nghệ sĩ vĩ đại có đóng góp to lớn cho sự phát triển nghệ thuật của nhân loại Đó là nhóm tứ kiệt: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael và Titian Cả hội họa, kiến trúc và điêu khắc đều đạt được những thành tựu to lớn Nghệ thuật kiến trúc mang phong cách mới Họ chú ý đến tỉ
lệ hài hòa
với tầm vóc
con người, dùng số học và hình học để xác định tỉ lệ của công trình
Với sự thúc đẩy của sản xuất, công nghiệp phát triển, ngành in
ra đời, công nghiệp làm giấy được ứng dụng Vì vậy, dáng chữcũng phải được biến đổi để thích hợp với công nghệ Các nghệ
sĩ cố gắng tìm ra các tỉ lệ đúng và thực của dáng chữ Romainthời xưa, tạo ra nhiều kiểu chữ mới thanh nhã, duyên dáng mangtính khoa học và thẩm mỹ cao
Tác phẩm “Bữa ăn tối cuối cùng” – Leonardo da Vinci
Trang 10Ở Ý xuất hiện kiểuchữ Italique nétthanh nhã, hơinghiêng về phíaphải và trở thànhdanh từ chung chotất cả các kiểu chữnghiêng.
Các kiểu chữ inRomain được sử dụng rộng rãi và thay thế kiểu chữ Gothique
Và thời kỳ Phục hưng đã khởi đầu cho việc in chữ và đưa chữlên một buớc phát triển mới
d Chữ thời kỳ nghệ thuật Cận đại
Thời kỳ này, nghệ thuật Baroque và Rococo thịnh hành. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất là Cung điện Mùa Hè của các Nga hoàng ở Tsarkore Selo gần Léningrad
Kiểu chữ thời này xây dựng cầu kỳ, nét chữ có trang trí hình hoa
lá, cành cây, hoặc đường nét gãy cong, chỗ to chỗ nhỏ, ảnh
hưởng của chữ Baroque không rộng bằng chữ Romain, cho nên ngay tại thời kỳ này các kiểu chữ từ thời Phục hưng vẫn tồn tại
và phát triển
e Thời kỳ nghệ thuật Cổ điển
Trang 11Nghệ thuật Baroque nhường bước cho nghệ thuật cổ điển
Khuynh hướng nghệ thuật trở về với những cốt cách, dáng dấp của nền nghệ thuật cổ truyền, với đặc trưng trong sáng, thanh cao,
giản dị, hài hòa, có phong cách lộng lẫy, trang nghiêm, với kiểu mặt nhà hình tam giác, có trang trí tỉ mỉ, công phu, cột trụ thanh cao, các khải hoàn môn đồ sộ nhưng không nặng nề thô kệch.Các kiểu chữ thời kỳ này thường gọi là classique, chữ có chân, với bốn kiểu dáng mới Chữ có nét chân cỡ rất thanh của
Francois Ambroise Didot, người Pháp – 1775, có nét chân và nétđầu chữ chỉ là những nét ngang đơn giản rất thanh, đủ để rõ nét chữ, chứ không thành một tỷ lệ nào cả Chữ có nét chân thanh đậm phối hợp, của Giambatista Bodoni, năm 1818, với nét
thanh, nét đậm phối hợp nhau rất khéo, theo một tỉ lệ vừa phải (nét thanh bằng 1/5-1/6 nét đậm) Một số nét giữa các nét chữ khác nhau như: đuôi chữ C, râu chữ Q… gây ảnh hưởng thị giácmạnh với vẻ đậm đà, duyên dáng
Trang 12Kiểu chữ Baskerville, Wiliam Caston, người Anh-1782, có nét chân cạnh lòng chảo, phong cách trang nghiêm, thanh thoát Kiểu chữ Egypte có nét đầu và nét chân mập bằng nét đứng, gợi lên những kiến trúc cổ xưa của Ai Cập, với những cột trụ đồ sộ của đền Karnak, hình khối nặng nề của Kim Tự tháp và chữ có nét chân to hơn nét đứng, kiểu chữ này lúc đầu có cấu trúc sơ lược bất chấp các quy ước về cỡ và nét, dần về sau chúng được hoàn chỉnh hơn, dáng chữ đều đặn hơn, các nét ngang giữa chữ
để to hơn
f Thời kỳ nghệ thuật hiện đại
Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với lối tư duy của các xã hội châu Âu cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Nghệ thuật kiến trúc theo lối nhà hộp, mái bằng, tường kính, với
Trang 13những hình khối cao to, chắc khỏe, đơn giản, phóng khoáng Những gì rườm rà, cầu kỳ trong kiến trúc, trang trí xưa kia đều được sửa đổi hay tước bỏ.
Thời kỳ này nhiều trào lưu nghệ thuật nối tiếp nhau xuất hiện: lãng mạn, ấn tượng, tượng trưng, biểu hiện, siêu thực, hiện thực…Nghệ thuật in khắc cũng phát triển mạnh, thúc đẩy nghệ thuật sáng tạo chữ in, xuất hiện vô số kiểu chữ mới lạ mang tính trang trí
rõ nét giữa nét chữ, mình chữ, xung quanh chữ
Các kiểu chữ được sáng tạo không ngừng, mang tính trong sáng,hài hòa, cân đối, giản đơn đáp ứng những nguyên lý thị giác cao
3 Chữ La Tinh và Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La Tinh ghép thành và sử dụng ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp
Trang 14Cho đến thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trongsáng Một số giáo sĩ
phương Tây học tiếng Việt
để phổ biến Kitô giáo ở Việt Nam Họ dùng chữ cáiLatinh ghi âm tiếng Việt Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ
17 Hội An tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo Họhọc tiếng Á Đông rất
nhanh
Người biết tiếng Việt khá nhiều là Cha Francesco de Pina Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và trở thành giáo sư của những tu sĩ đến sau Bên cạnh đó là Cha Alexandre de Rhodes, ông là một trong những giáo sĩ đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá Cônggiáo tại Việt Nam và xây dựng cuốn từ điển chữ Quốc ngữ Việt
số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức
4 Chữ in và phương tiện viết chữ
Trang 15Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn Chữ viết là phương tiện ghi lại thông tin,
không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu của tổ tiên cũng không thể truyền lại
Ngày nay với sự ra đời của khoa học hiện đại, con người ta
không chỉ lưu lại thông tin qua ghi chép đơn giản bằng bút, mực,giấy Kể từ khi ngành in ấn ra đời và hội nhập toàn cầu, con người đã biết ứng dụng vào đời sống hết sức hiệu quả Từ đó nâng cao năng suất trong công việc, giảm nhẹ gánh nặng trong việc ghi chép thông tin
QUÁ TRÌNH LA TINH HÓA TIẾNG VIỆT
Chúng ta đều biết chữ Việt do những giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam truyền đạo sáng tạo vào thế kỷ 17, và người được vinhdanh nhiều nhất chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Ảnh bên trái) Nhưng theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Pháp
Trang 16Roland Jacques thì người có công đầu này chính là giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina (Ảnh bên phải).
Sáng tạo ra chữ Việt là công trình của nhiều người với mục đích ban đầu chỉ để truyền đạo Theo Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Khắc Xuyên, chữ Việt mạnh mẽ xuất hiện từ năm 1625-1626 trong một bức thư của giáo sĩ F Buzomi, người Ý Năm 1627, giáo sĩ Baldinotti đã xuất bản mộtbản Điều trần về xứ Đàng Ngoài có ghi một vài chữ quốc ngữ Năm 1631, trong quyển Điều trần về xứ Đàng Trong của giáo sĩ Cristoforo Borri người Ý, đã xuất hiện nhiều câu quốc ngữ như Scin (xin), Ciàm (chẳng), Gnoo (nhỏ), Chiam (chăng), Tlom (trong), Bua (vua)…
Trang 17Tuy nhiên, công lớn lại thuộc về các giáo sĩ Bồ Đào Nha Giáo
sĩ được đương thời coi là “thầy tiếng Việt” là Francesco de Pina.Hai “học trò” của Pina được thừa nhận có công lớn là giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa Hai giáo sĩ này là người đầu tiên viết từ điển Việt – Bồ và Bồ – Việt Hai ông sau khi rời Hội An, định cư ở Macau gần 10 năm Không may Gaspar
d’Amaral tử nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam Antonio Barbosa cũng mất một năm sau đó
Trước khi mất họ để lại trong nhà
thờ San Pauli ở Macau
những quyển từ điển Việt – Bồ –
Latin mà họ đã sáng tạo.
Trang 18Việt – Bồ – Latin mà họ đã sáng tạo Và giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người mang từ điển đó về châu Âu (Phạm Văn Hường– Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ) Đến năm 1651, quyển Từ điển Việt – Bồ – La ra đời dưới cái tên tác giả Alexandre de Rhodes Và đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên xuất hiện trênthế giới và ông Đắc Lộ (tên tiếng Việt của Alexandre de
Rhodes) được công nhận là người có công trong việc sáng tạo chữ Việt
Chữ Việt thời kỳ đầu khác xa với chữ Việt hôm nay, thậm chí hôm qua Những từ “oũ” (ông), “kẻ hằii” (kẻ hầu), “bên đoũ đa”(bên Đống Đa),… vẫn còn nhiều âm hưởng nước ngoài đối với người Việt Tới khi xuất hiện trong Từ điển Việt – Bồ – La năm
1651 cũng còn những khoảng cách xa với chữ Việt mà chúng ta đang dùng: “bao nheo” (bao nhiêu), “tôi blả bấy nheo” (tôi trả bấy nhiêu), “muấn” (muốn), “đức chúa Blời” (đức Chúa Trời),
“iêo” (yêu), “khoăn đã nao” (khoan đã nào), “nếo” (nếu)…
Trang 19Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques vì đối tượng truyền giáo là nông dân, ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi nên dĩ nhiên các tài liệu giảngđạo chữ Nôm phải dùng từ ngữ của dân thường Do đó họ đã yêu cầu gồm hai nhóm: thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy
đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão, đạo Khổng ), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn hoá dân tộc Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niêngiáo dân biết tiếng Bồ Đào Nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo
Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần sơ với các giáo sĩ Với nhận thức như vậy, các giáo sĩ-bậc thầy Dòng Tên ngôn ngữ học dĩ nhiên đã nảy ra ý tưởng dùng chữ cái La tinh đểphiên âm chữ Nôm, biến thứ chữ có yếu tố biểu âm Hán hóa ấy thành thứ chữ biểu âm La tinh hóa dễ học dễ dùng cho việc
truyền giáo của họ
Thực tế cho thấy, các giáo sĩ kể trên dù ít người và làm việc phân tán nhưng đã tạo ra chữ Quốc ngữ trong thời gian ngắn kỷ lục: từ năm 1617 đến 1649 Họ đã nhanh chóng tìm ra các chữ cái La tinh phù hợp thay cho các ký tự vuông ghi âm tiếng Việt trong chữ Nôm
Như vậy, có thể khẳng định rằng chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho đến 1625 với sự hợp tác của
nhiều người chứ không chỉ một người Và đa số "tác giả" của chữ quốc ngữ đều là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng với một
số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức