1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang hiện nay

264 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Hồi Giáo Trong Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Của Cộng Đồng Người Chăm Tỉnh An Giang Hiện Nay
Tác giả Đỗ Thị Thanh Hà
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Văn Thắng, TS. Trần Hoàng Hảo
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành CNDVBC&CNDVLS
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 264
Dung lượng 87,17 MB

Nội dung

Mặt khác, Hồi giáo là tôn giáo chỉ tồn tại trong cộng đồng người Chăm và tác động khôngnhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của họ, việc giải quyết đồng thời van dé dântộc và tôn giáo luôn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

DO THỊ THANH HA

NGUOI CHAM TINH AN GIANG HIEN NAY

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHU NGHĨA DUY VAT BIEN CHUNG

VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU’

THANH PHO HO CHi MINH - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHI MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

-CB

OW= DO THI THANH HA

Nganh: CNDVBC&CNDVLS

Mã so: 9.22.90.02

LUAN AN TIEN Si CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG

VA CHU NGHĨA DUY VAT LICH SU

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS VÕ VĂN THÁNG

TS TRAN HOÀNG HAO

Người phản biện độc lập:

1 PGS.TS Ngô Hữu Thảo

2 PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

Trang 3

Tôi xin chân thành cam ơn Ban Giám hiệu, Phong Quản lý đào tạo và tập

thể quý thầy cô Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,

Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Khoa Luật & Khoahọc chính trị Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngườithân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên về mọi mặt dé tôi hoàn thành luận

án này.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Văn Thắng và TS Trần Hoàng Hảo Kết quả

nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa ai công bó.

TP Hô Chi Minh, ngày tháng 8 năm 2024

Nghiên cứu sinh

ĐỖ THỊ THANH HA

Trang 5

II KHÁI QUAT VE HOI GIAO VAI TRO HOI GIAO TRONG DOI

SÓNG XA HỘII ¿2-5622 E1 E1211221211211211711 1112111121111 111 re 23

1.1.1 Khái quát về Hồi giáo - 2-5 ©++2++2xt2E++ExeEEerkeerxerxerkrerxees 23 1.1.2 Vai trò của Hồi giáo trong đời sống xã hội - 2-5: 28

1.2 HOI GIÁO TRONG CỘNG BONG NGƯỜI CHAM Ở TINH AN GIANG 52

1.2.1 Lich sử du nhập, phát triển của Hồi giáo vào cộng đồng người Chăm

Mawf€.ri 1 - d 52

1.2.2 Sự biến đôi của Hồi giáo với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa của

cộng đồng người Chăm trong vùng văn hóa đa tộc người, đa tôn giáo ở Nam

0 56

1.3 KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐÔNG NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG VÀĐẶC DIEM CƠ BAN CUA HOI GIÁO TRONG CONG DONG NGƯỜI0:/.9)/89)):80 0© c 1 61

1.3.1 Khái quát về cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang 61

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm

timh An Giang 11 71

KET LUAN CHUONG 1 one cssesssssssesssssseesssseessnscessnsecesnnseessneceenneeeesnnecesnneeenneess 81

Chuong 2 THUC TRANG, NGUYEN NHAN, XU HUONG BIEN DOI VA

NHUNG VAN DE DAT RA VOI VAI TRO HOI GIAO TRONG ĐỜI SÓNGVAN HOA TINH THAN CUA CONG DONG NGUOI CHAM O AN GIANG

HIEN NAY 2 83

2.1 ĐỜI SONG VAN HOA TINH THAN TRONG CONG DONG NGƯỜICHAM Ở AN GIANG wiveecesscssscsscscsesesescsesesesesesescavsessssssssasavavessssasssatavavsveseaeees 83

2.1.1 Lý luận chung về đời sống văn hóa tinh thần . 2-5: 83

2.1.2 Khái quát đời sống văn hóa tinh thần trong cộng đồng người Chăm ở

An Giang hign May 1 90

Trang 6

2.2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN TU VAI TRO CUA HOI GIÁOTRONG ĐỜI SONG VAN HOA TINH THAN CUA CONG ĐÔNG NGƯỜI

CHAM TINH AN GIANG HIEN NAY cesscssesssesssesssesssesssesscssecssecsseesseesecass 100

2.2.1 Thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh than củacộng đồng người Chăm ở An Giang - 2+ 2+ ++x+2E+EE+Exerxezrrerxee 100

2.2.2 Nguyên nhân từ thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang - 124

2.3 XU HƯỚNG BIEN ĐÔI VÀ NHỮNG VAN DE ĐẶT RA TỪ THỰCTRẠNG VAI TRÒ HOI GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG VAN HÓA TINH THANCUA CỘNG DONG NGƯỜI CHAM TINH AN GIANG HIEN NAY 128

2.3.1 Xu hướng từ thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa

tinh thần trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang - 128

2.3.2 Những vấn đề từ thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời sống vănhóa tinh than trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang 134KET LUAN CHUONG 2 1117 142

Chuong 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP NHAM PHAT HUY MAT

TICH CUC, HAN CHE MAT TIEU CUC TU THUC TRANG VAI TROHOI GIAO TRONG DOI SONG VAN HOA TINH THAN CUA CONGDONG NGƯỜI CHAM TINH AN GIANG HIỆN NAY .- 145

3.1 NHUNG PHƯƠNG HƯỚNG CHU YEU NHẰM PHAT HUY MAT GIATRI, KHAC PHUC MAT HAN CHE TỪ THUC TRANG VAI TRÒ HOI GIÁOTRONG DOI SONG VAN HOA TINH THAN CUA CONG DONG NGUOI

CHAM TINH AN GIANG HIEN NA Y 2222 ++x+x+Exerxrxeerxees 145

3.1.1 Xây dung đời sống văn hóa tinh thần phải gắn liền với việc phát triểnkinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh 2-52 2252 146

3.1.2 Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần gắn liền với việc giữ gìn, phát huynhững giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của cộng đồng người Chăm đồng thời

phải tiếp thu giá trị văn hóa của các dân tộc khác -¿-¿ + s+¿ 148

3.1.3 Phát huy vai trò của Hồi giáo trong đời sông văn hóa tinh than của ngườiChăm ở An Giang cần quan tâm đến việc phát huy mặt tích cực, hạn chế nhữngbat cập phát sinh từ tôn giáo này - 2 s¿+++++Ex+EEtEEESEEerkrrrerrrerxee 1513.1.4 Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa

tinh thần của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang - 154

Trang 7

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY MẶT GIÁ TRỊ,KHAC PHỤC MAT HAN CHE TỪ THỰC TRANG VAI TRO HOI GIÁO

TRONG DOI SONG VAN HOA TINH THAN CUA CONG DONG NGUOI

CHAM TINH AN GIANG HIEN NA Y - 2 Sk+E£EeE+EeEkeExrkerxeree 157

3.2.1 Phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vậtchat trong cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang -. - 157

3.2.2 Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, nhất là nhận thức của là

cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang về van dé tín ngưỡng, tôn giáo 1623.2.3 Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực trong cộng đồng người

PHU LLỤC ¿22 SESE2EE2EEEEEE211211171221121121111211 2111111 .11 11c 200

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ CÓ LIÊNQUAN DEN DE TÀI CUA LUẬN ÁN -©5c 5s ceEEEEtcrerrrerrree 257

Trang 8

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tai

Tôn giáo từ lâu đã nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của cácnhà khoa cả về mặt lý luận và thực tiễn Vốn được xem là nhu cầu tinh thần của

bộ phận người dân, tôn giáo có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh

tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia Tuy mỗi tôn giáo

cụ thê đều có sự hình thành và phát triển khác nhau, ảnh hưởng của các tôn giáođến các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng không giống nhau, nhưng trong sựphát triển của xã hội hiện nay, tôn giáo vẫn giữ vai trò quan trọng và cùng tồntại với nhân loại trong suốt chiều dài của lịch sử loài nguoi

Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thé giới, ra đời tai bán dao

A Rap từ thế kỷ thứ VIL, có sự phát triển nhanh chóng về số lượng tín đồ vàtầm ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia ở các châu lục trên thế giới ngày nay

Tại Việt Nam, Hồi giáo đã được bộ phận người Chăm tiếp nhận và cùng ton tại

với dân tộc Chăm trong nhiều thế kỷ qua Với triết lý đạo đức, nhân sinh mangtính nhân văn trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, Hồi giáo đã trở thànhchỗ dựa tinh thần không thẻ thiếu trong cộng đồng người Chăm tại các tỉnh

Nam bộ, trong đó có tinh An Giang.

An Giang là tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với diện

tích tự nhiên trên 3.536km', trong đó có hơn 80% diện tích đất sản xuất nông

nghiệp (tương đương 297.000 ha) và hơn 70% dân số là lao động nông thôn.Trong tỉnh An Giang, có nhiều dân tộc với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khácnhau Hiện nay, có 03 dân tộc thiểu số có dân số khá đông là Khmer, Hoa và

Chăm cùng chung sống lâu đời, ngoài ra, trong tỉnh còn có 11 tôn giáo được

Nhà nước công nhận, 297 tổ chức tôn giáo trực thuộc, có trên 1,5 triệu tín đồ

và 528 cơ sở thờ tự hợp pháp Tỉnh An Giang còn là nơi đặt trụ sở văn phòng

của một số tô chức tôn giáo lớn như: Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Giáo

Trang 9

hội Phật giáo Hòa Hảo, trụ sở Tòa Giám mục Giáo phận Long Xuyên, văn

phòng Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa, văn phòng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các

cấp ủy, chính quyền trong tỉnh về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tiếp tục tăngtrưởng, quốc phòng an ninh được giữ vững ồn định; các chính sách an sinh xãhội được triển khai có kế hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồngcác dân tộc trong toàn tỉnh được cải thiện, đáp ứng yêu cau nhiệm vụ chính trịcủa địa phương Đặc biệt, từ Đại hội VI trở đi, với nhiều chủ trương, chính sáchđổi mới toàn diện đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộngsản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã ảnh hưởng tích cực đến tỉnh An Giang,góp phần giúp kinh tế - xã hội của địa phương phát triển mạnh, mức sống người

dân được cải thiện rõ rệt Cùng với đó, đời sống chính trị, văn hoá, tôn giáo của

các cộng đồng dân tộc ở An Giang được quan tâm hơn

An Giang là tỉnh có số lượng người Chăm theo Hồi giáo lớn nhất khu vựcNam bộ Hồi giáo từ lâu đã có những tác động lớn đến đời sống văn hóa tinhthần của người Chăm tại An Giang và tôn giáo này cũng có vai trò lớn trong tư

tưởng, nhận thức, rèn luyện đạo đức và xây dựng lối sống, điều chỉnh hành vi,

nhân cách của người Chăm tại tinh An Giang Trong quá trình cộng cư lâu dai

với các dân tộc khác, đời sông văn hóa tỉnh thần của cộng đồng người Chăm cónhiều nét đặc sắc bởi các yếu tố văn hóa bản địa hòa chung với màu sắc của

Hồi giáo Vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh than của cộng đồng người Chăm ở An Giang ngày càng được thể hiện rõ nét trong sự phát triển

chung của đât nước.

Hiện nay, đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm ở An Giang đã cónhững thay đổi tích cực và trên thực tế, vai trò của Hồi giáo trong đời sống vănhóa tinh thần của người Chăm tại đây được thê hiện rất rõ nét, tôn giáo này trở

thành dấu ấn trong toàn bộ hoạt động vật chất và tỉnh thần của cộng đồng người Chăm Băng niềm tin, lối sống và những nghỉ thức tôn giáo, người Chăm ở An

Giang đã tạo nên những màu sắc mới vê một nên văn hóa mang đậm tinh chat

Trang 10

tôn giáo của cộng đồng dân tộc sống ở miền sông nước khu vực Tây Nam bộ

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, vai trò của Hồi giáo vẫn đang có những đóng góp

tích cực trong việc giữ gìn sự đoàn kết dân tộc và điều chỉnh mối quan hệ giữangười và người ngày càng tốt đẹp hơn, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức

xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, không thé phủ nhận, anh hưởng bởi xu thé quốc

tế hóa đã tác động không nhỏ đến sự biến đổi của Hồi giáo tại Việt Nam nóichung và vai trò của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở

An Giang nói riêng Hiện nay những vấn đề liên quan của Hồi giáo trên địa bàn

tỉnh An Giang luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyên, Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thê chính trị quan tâm, xem đây là nhiệm vụ chính tri quan trọng, các công tác chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến Hồi giáo luôn là việc

làm thường xuyên, đảm bảo đúng quan điểm chỉ đạo của trung ương Bởi vấn

dé tôn giáo nói chung và Hồi giáo nói riêng vốn có nhiều tác động đến đời sống

kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh An Giang Mặt khác,

Hồi giáo là tôn giáo chỉ tồn tại trong cộng đồng người Chăm và tác động khôngnhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của họ, việc giải quyết đồng thời van dé dântộc và tôn giáo luôn là mối quan tâm không nhỏ của chính quyền địa phương

nhằm vừa phát huy giá trị truyền thống của dân tộc vừa đảm bảo những tác

động tích cực từ vai trò của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người

Chăm ở An Giang.

Song song đó, hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc thực hiện âm mưu

chống pha Đảng và Nhà nước ta của các thé lực thù địch vẫn thường xuyên diễnbiến phức tạp tên địa bàn tỉnh An Giang, gây nhiều nỗi quan ngại cho chính

quyên và nhân dân đối với tôn giáo nói chung và Hồi giáo nói riêng Điều này đặt ra mối quan tâm về việc thé hiện vai trò của Hồi giáo trong các mặt của đời

sống xã hội của cộng đồng người Chăm, đặc biệt trong đời sống văn hóa tínhthần của họ Với xu hướng phát triển hiện nay, Hồi giáo trong cộng đồng người

Chăm ở An Giang đặt ra nhiêu van đê cân giải đáp như: Hôi giáo còn giữ vai

Trang 11

trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tỉnh thần của người Chăm ở An Giang haykhông? Vai trò của Hồi giáo có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thếnào trong xây dựng đời sống văn hóa tinh than của cộng đồng người Chăm tạiđây? Nhận định về vai trò của Hồi giáo đối với người Chăm ở An Giang hiện

nay và từ đó đặt ra những nhiệm vụ gì cho công tác tôn giáo, dân tộc tại địa

phương? Trước những vấn đề đặt ra, việc nghiên cứu những nội dung này có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn.

Nghiên cứu vai trò của Hồi giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng

đồng người Chăm ở An Giang hiện nay giúp hiéu rõ hơn những thay đổi và tiếp biến văn hóa của cộng đồng người Chăm hòa nhập cùng với văn hóa của các

cộng đồng người Hoa, Việt, Khmer; nhận thức được vai trò tác động của Hồi

giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nội dung này đặt ra nhiều van dé mới trong quá

trình quản lý và xây dựng đời sống tôn giáo cũng như đời sống văn hóa tinhthần của đồng bào Chăm ở An Giang theo hướng “tốt đời đẹp đạo” Trên tinhthần của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Dang ta đã xác định:

"đoàn kết, tập hợp các tô chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”,

đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Đảng Cộng sản

Việt Nam, 2021, tập 1, tr.172) Như vậy, trong điều kiện hiện nay, tôn giáo vẫnluôn là van đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đặc biệt đối với tôn giáo

của một cộng đồng dân tộc thiểu số như Hồi giáo Việc phát huy yếu tố tích cực của Hồi giáo cũng như hạn chế những bất cập nảy sinh từ tôn giáo này trong

đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang là nhiệm vụcần thiết và cấp bách trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và

công tác nói riêng ở Việt Nam Điều này đòi hỏi, sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương An Giang và sự tự vươn lên của cộng đồng người

Chăm tại đây.

Do đó, quá trình nghiên cứu của luận án góp phần xác lập cơ sở khoa học,

nhằm định hướng trong việc thực hiện chính sách và công tác tôn giáo, dân tộc

Trang 12

cho đồng bào Chăm ở An Giang, góp phan xây dựng đời sống văn hóa tinh thancho các dân tộc trong tỉnh nói chung và người Chăm nói riêng ngày càng tốtđẹp, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Với những lý do trên, tác giả chọn van đề: “Vai trò của Hồi giáo trongđời sống văn hóa tỉnh thần của cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang hiện

nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy

vật lịch sử của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt

Nam nói chung và ở An Giang nói riêng vốn đã nhận được nhiều sự quan tâm từ

chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về Hồi giáo và vai trò của nó đời sống xã hội theo các hướng sau:

Thứ nhất, các công trình, tài liệu nghiên cứu, trình bày lý luận chung

về Hồi giáo

Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, số lượng tín đồ ngày một tăng.Nghiên cứu tôn giáo này cũng như đặc điểm của nó từ lâu đã nhận được nhiềuquan tâm từ các nhà khoa học trong và ngoài nước với nhiều góc độ khác nhau

Một số công trình tiêu biểu có liên quan đến lý luận chung về Hồi giáo được

nhiều tác giả nước ngoài trình bày và được dịch sang tiếng Việt, có thể kế đếnmột số công trình tiêu biểu như: Dominique Sourdel, Hồi giáo, Nxb Thế giới,

Hà Nội, 2002; Nguyễn Đức, Nguyễn Thế Trường, Lê Yên, Islam giáo, Nxb.

Văn hóa thông tin, 2002; Th Van Baaren, Hoi gido, Nxb Tré, 2002; Bernard

Lewis, Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lai đây, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008;

Glenn E Perry, Lịch Sử Trung Đông 14 thế kỷ ra đời và phát triển của Hồigiáo, 2009; Nguyễn Binh, Pao Hồi - tri thức cơ bản, Nxb Từ dién Bách khoa,

Hà Nội, 2012; Ngô Văn Doanh, Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam A,Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013; Malise Ruthven, Dan luận về Hồi giáo, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội, 2016; Will Duran, Lich sử văn Minh A rap, Nxb Tông hợp,

Trang 13

thành phố Hồ Chí Minh, 2016.

Cuốn Hoi giáo (2002) của tác giả Th.Van Baaren được Trịnh Huy Hóa

biên dịch và Nhà xuất bản Trẻ phát hành Đây là một công trình đã trình bàykhá chi tiết về Hồi giáo từ sự ra đời, luật lệ đến các nét văn hóa của tôn giáo

này, đặc biệt, tác phẩm đề cập những đặc trưng chính trị - xã hội của đạo Hài

giáo với nội dung cơ bản là sự gan kết giữa tôn giáo và chính trị Mặc dù tác

phẩm chỉ dừng lại ở việc khái quát về thế giới Hồi giáo nhưng đã phần nàotrang bị cho người đọc những tri thức cơ bản về Hồi giáo, làm cơ sở cho việc

đi sâu nghiên cứu tôn giáo này.

Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây (2008) của tác giả Bernard

Lewis được Nguyễn Thọ Nhân dịch Trong công trình này, tác giả đã trình bày

rat chỉ tiết về lịch sử ra đời của Hồi giáo, từ khởi thủy cho đến sự phát triển ngày

nay Các dẫn chứng mà tác giả rút ra từ các tài liệu đều là những tư liệu rất quý

giá cho bạn đọc Mặt khác, tác giả cũng mô tả một cách tỉ mỉ sự thâm nhập của

nên văn minh phương Tây vào xã hội Hồi giáo trong tất cả lĩnh vực, từ cách ăn

mặc cho đến cách suy nghĩ hay các phương tiện thông tin đại chúng dẫn tới nhiềubiến đổi của Hồi giáo ngày nay Tác giả Bernard Lewis đã nhận định:

Sự du nhập và chấp nhận các phong cách Tây phương đã tiến rất xa và tồntại đưới những hình thức mà ngay những người phản đối tích cực nhất haynhững người cấp tiễn nhất cũng không hình dung được hay sẵn sàng chấp

nhận (tr 435).

Sự tác động của xã hội phương Tây vào các quốc gia Hồi giáo ngày nayđặt ra nhiều van đề cần bàn trước những thay đồi về nhận thức và hành vi của

các tín đồ Đây cũng là nguyên nhân của những mâu thuẫn trong nội bộ các

quốc gia Hồi giáo Về cơ bản, công trình đã phát họa một bức tranh toàn cảnh

về lịch sử và văn minh Hồi giáo, giúp người đọc nhìn nhận rõ hơn sự thăngtrầm của cả nền văn minh ở Trung Đông, trong đó có sự hình thành và phát

triên của xã hội Hôi giáo Tuy nhiên, tác phâm đã quá tập trung nghiên cứu

Trang 14

ngày nay Tác phẩm đã giúp người đọc tìm thấy những nội dung cơ bản, hữu ích và sâu rộng về sự hình thành, phát triển của từng dân tộc, từng quốc gia ở

Trung Đông Mặc dù, cuốn sách dành phần lớn nội dung nói về Hồi giáo trong

giai đoạn hiện đại, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1914 nhưng đây là một cứ liệu

rất bồ ích cho quá trình nghiên cứu sự ra đời của Hồi giáo bởi những nội dung

về điều kiện tự nhiên, xã hội, về cuộc sống của người dân vùng Trung Đôngtrước khi Hồi giáo xuất hiện và những tác động cơ bản cho sự ra đời Hồi giáo

đã được trình bày rat cụ thê và dễ hiểu trong hai chương đầu của cuốn sách.

Tác gid Malise Ruthven với công trình Dân luận về Hồi giáo (2016) doThái An dịch Công trình này đã tổng quan một cách súc tích về Hồi giáo, cungcấp những nội dung cốt lõi về Hồi giáo cũng như khảo sát những van đề lớn về

sự phân chia những dòng phái của Hồi giáo và thé hiện tam quan trọng của luật

Hồi giáo đối với đời sống các tín đồ Đặc biệt, trong cuốn sách này, MaliseRuthven đã có những quan điểm khá mới trong việc giải thích Thé nào là Hồigiáo? Tác giả công trình đã đưa ra ba cách hiểu về Hồi giáo khi cho rằng, Hồigiáo như một nhân dạng, Hồi giáo như một hệ tư tưởng và Hồi giáo như mộtđức tin Tác giả viết:

Định nghĩa Hồi giáo không hề là một vấn đề đơn giản Những cách phânloại của phương Tây có thê xa lạ với cảm nhận của người Hồi giáo, nhưng

chúng ta có thê khởi đâu với phát biêu răng Hôi giáo vừa là một đức tin

Trang 15

Cuốn sách Đạo Hồi những tri thức cơ bản (2012) của tác giả Nguyễn Bình

là một công trình mô tả khái quát toàn cảnh về Hồi giáo trên thế giới và ViệtNam Trong bốn chương sách, tác giả dành 3 chương trình bày về lý luận chungcủa Hồi giáo từ sự ra đời; nội dung giáo lý, giáo luật; đức tin nghi lễ và thực

hành tôn giáo Chương cuối cùng của công trình tác giả trình bày về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam với việc nhắc đến Hồi giáo ở khu vực miền Trung và Hồi

giáo ở miền Nam Việt Nam Dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hóa nhưng

công trình này vẫn cung cấp lượng kiến thức cần thiết cho người đọc muốn nghiên cứu và tìm hiểu về Hồi giáo Nói như lời nhà xuất bản Hà Nội:

Đây là cuốn sách phô biến kiến thức phổ thông, nội dung đảm bảo ngắn,gon nhưng day đủ tri thức cơ bản về mỗi tôn giáo Cách diễn đạt cần bình

dân đê sao cho ngoài tin đô của tôn giáo ay, ai đọc cũng hiéu (tr 6)

Ngoài ra, cuốn sách Tôn giáo lý luận xưa và nay của tập thê tác giả Đỗ Minh

Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh & Lê Hải Thanh được Nhà xuất bản

Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất ban năm 2005 đã nhìn nhận Hồi giáodưới góc độ lý luận và thực tiễn Trong toàn bộ chương 5 về Hồi giáo, tập thé tácgiả đã giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của H6i giáo cũng như sự phân

nhánh, phát triển của nó trong bối cảnh ngày nay Dù những van đề của Hồi giáo được gói gọn trong một chương nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung mới được

đề cập tới như: thé giới quan, nhân sinh quan, đạo đức Hồi giáo, luật Shariah, cácdòng phái chính của đạo Hồi giáo trong thế giới hiện đại Các tác giả nhận định,

sức mạnh that sự của Hỏi giáo không phải ở số lượng tín đồ ngày càng đông ma

Trang 16

chính là sự thống nhất về mặt cơ cấu, thiết chế và tư tưởng (tr 583)

Công trình Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam A của tác giả NgôVăn Doanh được Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2013 Công trình đã giúpđọc giả thấy rằng, Hồi giáo ngoài tu cách là yếu tô cau thành nền văn hóa Hồi

giáo, nó còn có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình chính trị và dân tộc ở các

quốc gia Hồi giáo trên thế giới nói chung và ở Đông Nam A nói riêng Đặc biệt,bang việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của Hồi giáo đến đời sông chính trị của một

số nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan tác giả

Ngô Văn Doanh đã cho người đọc hiểu rang tôn giáo và chính trị luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, dù hiện nay có những quốc gia Hồi giáo đã và đang

đương đầu với nhiều thử thách từ văn hóa truyền thống dân tộc và sự tác động

của tư tưởng phương Tây.

Tác giả Nguyễn Phú Lợi với công trình Hồi giáo trong thế giới hiện nayđược Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2023 là một công trìnhnghiên cứu nghiêm túc va công phu về Hồi giáo Công trình thé hiện hai nộidung quan trọng về Hồi giáo Mới là, trình bày chi tiết từ sự ra đời, phát triển,các trào lưu, khuynh hướng của tôn giáo này đến việc giới thiệu về giáo lý, giớiluật của Hồi giáo Hai là, giới thiệu về Hồi giáo ở Việt Nam: quá trình du nhập

và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam, đặc điểm Hồi giáo Việt Nam Cuốn sách của tác giả Nguyễn Phú Lợi đã cho đọc giả cái nhìn tổng quát về Hồi giáo và

Hồi giáo ở Việt Nam, là cơ sở lý luận bé ích dé tác giả luận án nghiên cứu, thamkhảo trong quá trình viết luận án

Bên cạnh đó, có một số bài viết tiêu biểu đề cập những vấn dé lý luậnchung về Hồi giáo cũng như đặc điểm của tôn giáo này, cụ thể như:

Nguyễn Văn Dũng có bài Một số vấn dé của Hồi giáo trong đời sống xãhội hiện đại đăng trong Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (5/2005) Bài viếtnày thé hiện một số nội dung cơ bản về Hồi giáo như: tên gọi, số lượng tín đồ,

đức tin, tính chính trị - xã hội, thánh chiến, quan niệm về kinh tế Trong phạm

Trang 17

vi 13 trang của bài viết, tuy chưa phân tích sâu về những tác động của Hồi giáotrong đời sống xã hội hiện đại, nhưng bài viết đã lột tả đầy đủ những nội dungquan trọng có liên quan đến Hồi giáo Đặc biệt, bài viết có trình bày một quanđiểm mới mà ít người nói tới đó là Quan niệm kinh tế Abd -al Halim Hifagi.Day là quan điểm mới được nảy sinh trong thế giới hiện đại của Hồi giáo khi ởcác nước Trung — Cận Đông xuất hiện một nhóm khá đông các nhà tư tưởng

“độc lập” kêu gọi quan tâm đến những giá trị của xã hội tư sản Chính điều này

đã làm dấy lên mâu thuẫn nội bộ trong thế giới Hồi giáo ngày nay

Lương Thị Thoa với bài viết Thử tim hiểu một vài đặc trưng của đạo Hồi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 năm 2001 đã phần nào nêu được

một số đặc điểm cơ bản của Hồi giáo như tính chất độc thần, luật Hồi giáo vàquan điểm về phụ nữ của Hồi giáo, bài viết dù chỉ dừng lại ở việc khái quát cácđặc trưng nhưng về cơ bản đã giúp cho tác giả có được nguồn tư liệu quý giá,góp phan phục vụ cho luận án này Bên cạnh đó, bài viết Một số đặc điểm củathé giới Hồi giáo hiện nay của tác giả Trần Thị Hương đăng trong Tap chíNghiên cứu Tôn giáo số 6 năm 2015 đã trình bày 9 đặc điểm của thế giới Hồigiáo ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa với nhiều biến động

Như vậy, tìm hiểu lý luận chung về Hồi giáo là nội dung thu hút nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước Các công trình kể trên dù chưa thật sự đầy đủ nhưng nó đã tổng hợp được những vấn đề có liên quan đến luận án Dù các

hướng nghiên cứu của các công trình có khác nhau, nhưng những nguồn thôngtin được thể hiện trong những tài liệu trên đều có giá trị lý luận và thực tiễn đối

với nghiên cứu sinh trong quá trình tham khảo và hồi cứu lại tư liệu.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về người Chăm và người Chăm Hoi

giáo ở Việt Nam

Hồi giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ X và đến với bộphận người Chăm ở vương quốc Champa Sau bao biến có lịch sử và điều kiện

xã hội, Hồi giáo vẫn tồn tại và phát triển trong cộng đồng dân tộc Chăm ở Việt

Trang 18

Nam Một sô nghiên cứu tiêu biêu về lich sử người Chăm va người Cham Hôi

giáo Việt Nam được thể hiện khái quát như sau:

Tác phẩm Dân tộc Chàm lược sử được xuất bản năm 1965 của hai tác giả

người Chăm là Dorohiêm và Dohamide đã khái quát những nét cơ bản về dân

tộc Chăm cô xưa như sự ra đời, hưng thịnh và suy vong của vương quốc Chăm

Song song đó, tác giả Nguyễn Khắc Ngữ với công trình Mau hệ Chàm năm

1967, tác phẩm như một bức tranh khắc họa về chế độ mẫu hệ Chăm ngảy xưa

từ việc nêu lên lịch sử người Chăm và nước Chiêm Thành đến việc phân tích

sâu rộng về nguồn gốc và nội dung căn bản của chế độ mẫu hệ Chăm Hai công trình trên giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử dân tộc Chăm cùng những thăng

trâm của vương quôc Champa.

Công trình Người Chàm Hoi giáo miễn Tây Nam phan Việt Nam năm 1974

của tác giả Nguyễn Văn Luận là một trong những công trình nghiên cứu vềngười Chăm và tôn giáo Hồi giáo một cách khá chân thật và chỉ tiết Công trìnhnày đã phác họa cụ thé về lich sử hình thành dân tộc Chăm ở miền Tây Nam

Bộ từ cội nguồn lịch sử, tín ngưỡng, tổ chức xã hội, nếp sinh hoạt, giáo dục,các phong tục, đời sống tâm linh của bộ phận người Chăm vùng đất Tây Nam.Bằng phương pháp điền dã và khảo sát thực địa, phỏng vấn và nghiên cứunghiêm túc, tác giả Nguyễn Văn Luận đã cung cấp những thông tin quý giá về

toàn bộ đời sống của người Chăm Hồi giáo khu vực Tay Nam bộ Bên cạnh đó,

tác giả công trình còn nêu những điểm khác biệt cơ bản của Hồi giáo ở Nam bộvới Hồi giáo khu vực miền Trung Việt Nam Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý

giá cho những nhà nghiên cứu sau này muốn tìm hiểu về Hồi giáo trong đời

sông văn hóa của người Chăm.

Văn hóa Chăm (1991) là công trình của các tác giả Phan Xuân Biên, Phan

Văn Dốp và Phan An Công trình đã nghiên cứu khá chỉ tiết về lịch sử du nhập

của Hồi giáo vào bộ phận người Chăm Việt Nam, từ bước đầu manh nha đếnkhi phát triển thành một tôn giáo chi phối đến hoạt động, lối sống của người

Trang 19

Chăm Dù rằng, công trình tập trung nghiên cứu nhiều về văn hóa người Chăm

(người Chăm Bàlamôn, Chăm Bani và Chăm Hồi giáo), nhưng với những lượng

tri thức đáng kể về lịch sử người Chăm cũng như lịch sử Hồi giáo của ngườiChăm đã giúp nghiên cứu sinh có thêm nhiều tư liệu cần thiết phục vụ cho quá

trình viét luận án của mình.

Tác giả Nguyễn Mạnh Cường với công trình Văn hóa lối sống của ngườitheo Hoi giáo (2010) Trong công trình nghiên cứu trên, một mặt tác giả nghiêncứu về Hồi giáo nói chung (quá trình hình thành, nội dung giáo lý), mặt khác tác

giả đi sâu tìm hiểu văn hóa, lỗi sống và tín ngưỡng của người Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu đời sống văn hóa — xã hội của người

Chăm Hồi giáo ở Việt Nam tiêu biểu là Chăm Bani (Ninh Thuận, Bình Thuận),Chăm Hồi giáo (An Giang), tác gia cho người doc biết được những điểm khác

biệt trong đời sống xã hội, tín ngưỡng của hai nhóm tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam.

Phan Văn Dép là một trong những nhà khoa học nghiên cứu nhiều về Hồi

giáo của người Chăm với nhiều công trình tiêu biểu Trong luận án phó tiến sĩ

khoa học lịch sử Tôn giáo người Chăm ở Việt Nam (1993) của minh, tác gia

Phan Văn Dốp đã tìm hiểu sự chi phối của tôn giáo đến các lĩnh vực kinh tế

-xã hội và văn hóa của người Chăm Trong đó, tac giả dành chương II nghiên

cứu về Hỏi giáo từ việc khái quát những lý luận chung về Hồi giáo đến sự du

nhập của tôn giáo nay vào người Chăm Đặc biệt trong chương nay, tác gia trình

bày những nội dung cơ bản về người Chăm Bàni ở miền Trung và người ChămHồi giáo ở Nam bộ đề nhận thấy sự khác biệt giữa hai nhóm tín đồ Hồi giáo ởViệt Nam Luận án của tác giả Phan Văn Dốp đã giúp người đọc nhìn thấy vaitrò to lớn của tôn giáo trong đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm ởViệt Nam Đặc biệt luận án đã cung cấp những thông tin về tầm quan trọng củaHồi giáo đối với người Chăm Nam bộ khi những hình thức tổ chức, hệ thống lễ

nghi đã tạo ra một hệ thống chuẩn mực về luân lý, đạo đức, cách ứng xử cho

tín đô.

Trang 20

Tác giả Phú Văn Hắn có công trình Đặc trung văn hóa người Chăm ở Nam

bộ (2019), công trình đã trình bày khái quát về văn hóa và đời sống văn hóa của người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam Dù có nhiều nội dung phong phú về văn hóa

người Chăm Hồi giáo, tuy nhiên công trình vẫn chưa đề cập đến vai trò của Hồigiáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm Hồi giáo một cách cụthé Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tư liệu bổ ích cho tác giả luận án tham khảo

và nghiên cứu.

Đứng ở góc nhìn xã hội học, bài viết Cộng đồng người Chăm Hồi giáo

Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa — hiện đại hóa trong công trình Nam Bộ

- đất & người được nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã phân tích những sinh hoạt thường nhật của người Chăm Hồi

giáo thông qua những phong tục tập quán đặc thù của họ như: tập quán kinh tế,tập quán cư trú, kiêng cữ trong ăn uống, đức tin tôn giáo Trong quá trình kháiquát những tập quán của người Chăm Hồi giáo ở Nam bộ, tác giả bài viết không

quên khẳng định sự tác động mạnh mẽ của Hài giáo đến các sinh hoạt của cộng

đồng người Chăm ở đây Sự tác động này, theo tác giả bài báo nhận định, nó có

mặt tích cực và tiêu cực Tác giả viết:

Không thể phủ nhận răng tôn giáo Hồi giáo đã tạo nên những yếu tố tích

cực trong đời sông gia đình, xã hội người Chăm Hồi giáo Đó là sự vươn tới những chuẩn mực đạo đức, các giá trị chân — thiện — mỹ trong mỗi cá

nhân và niềm tin tôn giáo thì Hồi giáo cũng đã góp phần xác lập các giá trịđạo đức bản thân mỗi tín đồ Hồi giáo và trong cộng đồng người Hồi giáo

nói chung Tuy nhiên đức tin và giới luật khắt khe của tôn giáo và những

phong tục tập quán mang ảnh hưởng của Hồi giáo đã khiến cho cộng đồngngười Chăm Hồi giáo gặp nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình pháttriển vào xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước hiện nay (tr 238 — 239).

Bài viêt trên dù chi mang tính khái quát vê vai trò của Hôi giáo trong đời

Trang 21

sông và tập tục của người Chăm ở Nam bộ nhưng các cứ liệu và kiên thức bài việt cung cap đã phan nào giúp cho người đọc hiệu hơn về tôn giáo nay cùng những tác động mạnh mẽ đên đạo đức, lôi sông cũng như niêm tin của bộ phận

tin đồ Chăm Hồi giáo ở Nam bộ ngày nay

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về thực trạng, phương hướng và giảipháp về Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh than của cộng đồng người

Chăm ở An Giang

An Giang là tỉnh có nhiêu người Chăm H6i giáo sinh sông nhât khu vực Nam

bộ, do đó, nghiên cứu Hôi giáo ở Nam bộ không thê thiêu việc tìm hiệu về đời sông vật chat và tinh thân của người Chăm H6i giáo ở An Giang Đã có nhiêu công

trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về người Chăm ở An Giang.

Tác giả Lâm Tâm với cuốn Một số tập tục người Chăm An Giang (1994)

đã trình bày khái quát những nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người Chăm An Giang và những tác động cơ bản của giáo luật Hỏi giáo đến các hoạt

động trong sinh hoạt thường ngày của người Chăm như: hôn lễ, ma chay, văn

hóa văn nghệ Điều đáng ghi nhận trong công trình này chính là tác giả đã trình

bày một vài nét về tên gọi của người Chăm từ trước đến nay như: Chàm, Chà

Và, Chà, Chà Và Ku, Chiêm Thành, Khmer.

Trong công trình Tôn giáo — tín ngưỡng của các cư dân vùng đông bằng

sông Cửu Long (2005) hai tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc

đã dành chương IV tìm hiểu về người Chăm ở đồng bằng Nam bộ Với chươngnày, ngoài việc nêu ra những nhận biết cơ bản về Hồi giáo, các tác giả còn tìmhiểu về đời sống tôn giáo của người Chăm Tây Nam bộ trong đó các tác giả đã

có những nghiên cứu về Hồi giáo trong đời sống của người Chăm ở An Giang.

Chỉ ra mối quan hệ cũng như những khác biệt trong đời sống xã hội, đức tin,

tín ngưỡng g1ữa người với người trong xã hội.

Luận án tiến sĩ Văn hóa học của tác giả Vũ Văn Hiền với tên đề tài Khaithác văn hóa Chăm Hồi giáo ở An Giang trong phát triển du lịch, năm 2020

Trang 22

Luận án đã nghiên cứu sâu về hoạt động phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng người Chăm tại An Giang nhằm khaithác sự độc đáo của văn hóa người Chăm trong nền văn hóa chung ở Việt Nam.Mặc dù luận án đứng ở góc độ văn hóa học dé nghiên cứu nhưng công trìnhtrên vẫn chứa đựng những nội dung liên quan đến người Chăm ở An Giang.Đây được xem là nội dung cần thiết dé nghiên cứu sinh tham khảo

Ngoài ra, dưới sự quan tâm của Tỉnh ủy An Giang, nhiều hội thảo về cộngđồng người Chăm được tô chức với mục đích tìm hiểu về lich sử, văn hóa, tôn

giáo của người Chăm Hai cuốn Kỷ yếu khoa học Bảo ton và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang (2014) và Văn hóa dong bào

Chăm với việc đáp ứng nhu cầu phát triển bên vững dat nước (2016) bao gồmnhiều bài viết của các tác giả trong và ngoài tỉnh với nhiều cách tiếp cận khác

nhau đã thật sự cung cấp nhiều luận cứ khoa học về nguồn gốc của người Chăm,

về những tác động của Hồi giáo đến mọi mặt trong đời sống xã hội của ngườiChăm ở Việt Nam và An Giang Đây là nguồn tư liệu giúp nghiên cứu sinh

tham khảo và phục vụ cho việc viét luận án của mình.

Công trình Đời sống văn hóa & xã hội người Chăm thành phố Hồ ChíMinh (2005) do tác giả Phú Văn Han làm chủ biên Cuốn sách này tập hợp cácbài viết khác nhau của nhiều tác giả với nội dung liên quan đến người Chăm

Hồi giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, có nhiều bài đề cập các biện

pháp nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa, dân trí cho người Chăm tại đây.Mặc dù các bài viết trong cuốn sách này không đi sâu nghiên cứu chuyên biệt

về người Chăm An Giang nhưng những tư liệu quý giá được cung cấp trong

cuốn sách thật sự giúp tác giả luận án có thể tìm ra những phương hướng phùhợp với thực tiễn của người Chăm ở An Giang trên cơ sở nghiên cứu chung vềngười Chăm ở Nam Bộ và ở Thành phó Hồ Chí Minh

Bài viết Cộng đông người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam với đời sống xã hộicủa Bá Trung Phụ đăng trong Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 2/2005; bài Người

Trang 23

Chăm Nam Bộ trong tiễn trình phát triển của xã hội trong tạp chí Khoa học xãhội số 6/2008 của Phú Văn Han; tác giả Trương Sĩ Hùng với bài Vài nét Hồigiáo Châu Á và chính sách với người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam trong tạp chíNghiên cứu Án Độ và Châu Á số 5/2015 Trong những bài viết này, các tác giảtrình bày nhiều nét cơ bản về văn hóa, lối sống của người Chăm Hồi giáo ở ViệtNam, trên cơ sở đó các tác giả đã nêu khái quát một số khuyến nghị nhằm thựchiện tốt các công tác tôn giáo và dân tộc đối với đồng bào Chăm Hồi giáo ởNam Bộ Giải pháp của các bài viết tập trung vào các hướng chủ yếu sau:

- Sự quan tâm của chính quyền đối với đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của người Chăm Nam Bộ dé nâng cao đời sống vật chat và tinh thần cho cộng

đồng dân tộc Chăm Hồi giáo

- Khuyến khích, tuyên truyền đồng bào Chăm Hồi giáo phát huy những giá

trị đạo đức, văn hóa tôt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

- Nâng cao dân trí trong cộng đồng người Chăm, chú ý việc sử dụng cán

bộ người Chăm trong hệ thống chính trị; phát triển Đảng và xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt trong đồng bào Chăm bằng những hoạt động quy hoạch, tuyểnchọn, sử dụng cán bộ Chăm hợp lý, đặc biệt chú ý đến vai trò phụ nữ Chăm Hồi

giáo trong đời sống xã hội.

- Thực hiện tốt công tác tôn giáo bằng cách vận động quần chúng, quan

tâm đến các chức sắc và sử dụng họ trong vấn đề tuyên truyền cho đồng bào

Chăm hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Như vậy, nội dung các bài viết dù chỉ dừng lại ở mức độ khái quát van đềnhưng những cứ liệu và thông tin đem lại thật sự rất bổ ích giúp nghiên cứu

sinh tham khảo đê phục vụ cho việc viét luận án này.

Một sô công trình va bài việt liên quan trực tiêp đên công tác tôn giáo, dân tộc ở An Giang và hướng nghiên cứu tìm kiêm giải pháp, đê xuât cho sự phát triên mọi mặt trong đời sông xã hội, văn hóa người Cham An Giang, có thê nêu một sô công trình tiêu biêu như:

Trang 24

và nêu ra rõ thực trạng lãnh đạo của Đảng bộ An Giang trong công tác tôn giáo.

Tác giả đã chỉ rõ thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác này

dé thực hiện công tác tôn giáo ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.Luận văn đã cung cấp những thông tin cần thiết về công tác tôn giáo tại địaphương, giúp tác giả luận án có thể tham khảo và nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu khoa học Phat triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer,

Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 — 2015 và đến 2020 của chủ nhiệm đề tài

Võ Công Nguyện đã phân tích khá sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội của

người Chăm ở An Giang thông qua quá trình khảo sát, điền dã Đề tài đã đưa

ra những số liệu minh chứng cho đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm ở

An Giang giai đoạn hiện nay Từ đó, đề tài xác định những phương hướng, giảipháp cho việc xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa — xã hội của cộng đồng người

Chăm tỉnh An Giang.

Các công trình, đề tài nghiên cứu kế trên đù hướng nghiên cứu có khác

nhau nhưng trong giải pháp đề xuất dé nâng cao đời sống vật chat, tinh than cho người Chăm đều thé hiện những quan điểm chung sau:

- Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bảo Chăm

cả về kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng;

- Nâng cao dan tri cho đồng bào Chăm tại An Giang;

- Phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo trong việc xây dựng lối sống,đạo đức tốt đẹp cho người Chăm An Giang:

- Thực hiện việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và gắn với quốc

phòng an ninh.

Trang 25

Các bài viết Quan điểm, nhận thức và thực tế về quản lý xây dựng văn hóa

— kinh tế vùng dân tộc Chăm tinh An Giang của Nguyễn Anh Vũ đăng trong Kỷyếu hội thảo khoa học Kinh tế văn hóa dân tộc Chăm năm 1992 do Viện đàotạo mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Nguyễn Hữu Tuấn với bài Sựquan tâm của chính quyên các cấp với cộng đông Hi giáo tinh An Giang trong

Tạp chí Công tác tôn giáo số 11/2009; bài viết Bảo tổn, giữ gìn và phát huy

những giá trị văn hóa truyền thong của dân tộc Chăm An Giang của Vũ DinhHưng đăng trong Tạp chí Mặt trận số 156/2016 Tat cả bài viết trên đều chứa

đựng nhiều thông tin hữu ích trong việc nhìn nhận, đánh giá những chính sách

trong việc quản lý và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa cho người

Chăm tại An Giang.

Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy, những công

trình, những bài viết liên quan đến Hồi giáo và người Chăm ở Việt Nam khá

phong phú, song tài liệu nghiên cứu chuyên biệt vai trò của Hồi giáo đối vớingười Chăm ở An Giang còn khá khiêm tốn Vấn đề này hầu như chỉ được giớithiệu trong khuôn khổ những dang bài viết biệt lập, thiếu sự tiếp cận mang tinh

liên ngành, còn thiếu những công trình được nghiên cứu một cách cụ thé Do

đó, van đề nghiên cứu về Vai tro của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thancủa cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang hiện nay là một nội dung nghiên cứu

mới, dù rằng một số khía cạnh cụ thể của nó được khá nhiều tác giả đứng ở nhiều góc độ bàn đến Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: những van dé chung về Hồi giáo, vai trò Hồi giáo và Hồi

giáo trong cộng đồng người Chăm ở An Giang: phân tích, đánh giá thực trạngvai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở An

Giang cũng như những van đề đặt ra và xu hướng biến đổi của Hồi giáo trong việc nghiên cứu thực trạng trên; cuối cùng luận án trình bày một số phương

hướng và giải pháp cơ để phát huy mặt tích cực và hạn chế những bắt cập từvai trò Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở An Giang

hiện nay.

Trang 26

Dé thực hiện mục đích nay, luận án xác định những nhiệm vụ cụ thê sau:

Thứ nhất, trình bày những van dé lý luận chung về Hồi giáo, vai trò của Hồi

giáo trong đời sống văn hóa tỉnh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang

Thứ hai, phân tích thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóatinh than của cộng đồng người Chăm ở An Giang

Thứ ba, đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy mặt giá

trị và hạn chế mặt tiêu cực từ thực trạng vai trò Hồi giáo trong đời sống văn hóa

tinh thần cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của Hồi giáo trong đời sốngvăn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang hiện nay

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu vai trò của

Hồi giáo trong một số lĩnh vực chủ yếu như: nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối

sống của cộng đồng người Chăm ở An Giang

- Về không gian nghiên cứu: người Chăm phân bồ nhiều huyện, thị ở tỉnh

An Giang, do đó, tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát số người Chăm ở các

Trang 27

địa phương: Thị trấn An Phú (xã Đa Phước, Vĩnh Trường, Khánh Bình); huyện

Châu Thành (xã Vĩnh Hanh), huyện Châu Phú (xã Khánh Bình), thị xã Tân

Châu (xã Châu Phong, Châu Giang) Đây là những nơi tập trung nhiều ngườiChăm sinh sống trong tỉnh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam vê tôn giáo, dân tộc.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng lý thuyết cấu trúc — chức năng làm cơ

sở cho việc nghiên cứu vai trò của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thancủa người Chăm An Giang Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu các van

dé tôn giáo, cụ thé là Hồi giáo dé thay được trong sự tồn tại lâu dài của Hồi giáocũng có vai trò và chức năng nhất định Chức năng, vai trò của tôn giáo có tácdụng là gắn kết các cá nhân và cộng đồng tôn giáo có cùng niềm tin giúp họ có

thêm niềm tin, có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn của cuộc sống nhiều

thách thức Nghiên cứu tôn giáo từ góc độ lý thuyết cau trúc- chức năng sẽ thay

rõ vai trò của tôn giáo chính là một thành phần của hệ thống xã hội và có quan

hệ bên chặt với các thành phan trong thiết chế xã hội đó

5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác gia đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra trực tiếp băng bảng hỏi về vai trò của H6i giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm

ở An Giang.

- Các phương pháp định tính: Phong van sâu (in-depth interview method ),

tự chuyện ( Narrative method )

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả phân tích thực trạng vai trò

Trang 28

cua Hôi giáo đên đời sông van hóa tinh thân của người Chăm ở An Giang, sau

đó tông hợp, rút lại vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu thực trạng trên

- Đồng thời luận án còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử và logic,quy nap và diễn dịch, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu

- Nguồn tư liệu: Luận án sử dụng nguồn tư liệu từ những quan điểm trongtác phâm kinh điển của chủ nghĩa Mac — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh; các Văn

kiện, Nghị quyết, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ViệtNam; các báo cáo của Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Ban đại diện

cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang; các tài liệu liên quan đến Hồi giáo của cánhân, tập thé, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu cùng các số

liệu, tài liệu do tác giả điền dã, khảo sát thực tế.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, nhất là trong quá trình gìngiữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và những giá trị văn hóa vùng Nam Bộtrong đời sống văn hóa tinh thần cho người Chăm ở An Giang hiện nay

Về mặt khoa học: luận án góp phần làm rõ những vai trò của Hồi giáo đốivới đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An Giang hiện nay

như: Vai trò hạt nhân trong hệ tư tưởng (thế giới quan, nhân sinh quan), đạo đức,

lối sống

Về mặt thực tiên: luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp

chính quyền địa phương có thêm căn cứ tìm hiểu dé đưa ra các quan điểm phùhợp trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc đối với người Chăm cũngnhư phát huy những mặt tích cực của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thầncủa cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang Bên cạnh đó, luận án có thể làmtài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm đến vai trò của Hồi giáo đối vớiđời sống văn hóa tinh than của người Chăm ở An Giang

Trang 29

7 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của Hồi giáo trong đời

sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang hiện nay

- Luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò

của Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở

tỉnh An Giang hiện nay.

8 Kêt câu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương và 8 tiết

Trang 30

PHAN NOI DUNG

Chuong 1

VAI TRO HOI GIAO VA HOI GIAO TRONG CONG DONG

NGƯỜI CHAM O TINH AN GIANG

1.1 KHAI QUAT VE HOI GIAO VA VAI TRO HOI GIAOTRONG DOI SONG XA HOI

1.1.1 Khái quát về Hồi giáo

Hồi giáo là một tôn giáo xuất hiện vào thé ky thứ VII và phát triển mạnh

mẽ ở khu vực Cận Đông, bắt nguồn từ mảnh đất được nuôi dưỡng bang những

tư tưởng trên chính những truyền thống văn hóa của Kitô giáo và Do Thái giáo Hồi giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa không chỉ đối

với người A Rap mà còn với mọi dân tộc Cận Đông, cũng như của người Iran,

An Độ, nhiều dân tộc Trung Á Sự ra đời của Hồi giáo chiu sự tác động của

những yếu tổ kinh tế, xã hội, chính trị cùng với đó là sự xuất hiện của Muhammad

có vai trò trong việc thống nhất một bán đảo đầy rẫy những mâu thuẫn và nộichiến trở thành một quốc gia thống nhất dưới ngọn cờ mang tên Hồi giáo

Trước khi Hồi giáo ra đời, cư dân trên bán đảo chủ yếu sống theo

phương thức du mục nay đây mai đó và các thị dân trong các thành thị sốngthành từng bộ tộc, bộ lạc Xã hội Ả Rập thời đó là một xã hội mông muội, lạchậu so với các vùng lân cận Nguyễn Hiến Lê (2013) cho rang: “Trong khi phía

bắc bán đảo mấy nền văn minh chiếu ra rực rỡ thì lòng bán đảo vẫn thiêm thiếp

ngủ dưới ánh nắng gay gắt của sa mạc” (tr 45) Trong đời sống sa mạc khắcnghiệt, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, người Ả Rập đã sáng tác thơ ca,như một sự giải tỏa tâm lý, hưởng thụ về mặt tinh thần Như Will Duran (2016)

đã nhận xét: “người A Rap tiền Hồi giáo thường vô học nhưng rất thích tho gần

ngang với thích ngựa, thích dan bà và rượu” (tr.18).

Trang 31

Sự thay đổi về kinh tế ở Ả Rập được diễn ra vào đầu thế kỷ thứ VI khi con

đường mau dịch Đông - Tây hình thành đã mang lai sự biến đồi to lớn cho bán dao A Rap, nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa lớn ra đời như: Mecca, Jatrip điều

này đã tạo thuận lợi cho kinh tế phía Nam có cơ hội phát triển về thương nghiệp.Kinh tế hàng hóa ở đây phát triển mạnh nhờ ưu thé về vi tri địa lý bởi dọc theoHồng Hải ở phía Tây bán đảo là vùng Hejaz nằm trên con đường buôn bán Đông

- Tây, là chiếc cầu nối thông thương giữa Địa Trung Hải với Ấn Độ và TrungQuốc Hàng hóa được vận chuyên qua đường biển và cập bến tại các cảng của Ả

Rap, sau đó được các thương nhân sử dụng lạc đà chuyên chở qua các sa mạc tới

các trung tâm kinh tế Từ các con đường giao thương này, đã hình thành nên các

làng mạc định cư xung quanh con đường huyết mạch này Một số bộ lạc du mục

tham gia vào các thương đoản, làm người dẫn đường cho các thương đoàn qua sa

mạc Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Bình (2012) phát biểu thì:

Rât nhiêu bộ lạc du mục sinh sông băng nghê cướp bóc các đoản buôn Việc cướp bóc này diễn ra thường xuyên đên mức được xem như là một

lối sống có thể chấp nhận được và có riêng một nguyên tac chi đạo (tr.17)Lúc bay giờ, xã hội A Rap truyền thống được tô chức theo thiết chế gia

đình phụ hệ Người đàn ông có vi trí quan trong trong gia đình và ngoài xã hội.

Trong gia đình, người đàn ông là trụ cột kinh tế, họ buôn bán, trồng trọt để nuôi song gia đình Vì vậy, con trai là người kế tục gia đình, họ thường phụ giúp cha

trong việc buôn bán cũng như tham gia vào những cuộc đấu tranh giữa bộ tộcmình với bộ tộc khác Người phụ nữ không được xem là bình đăng với đản ông

về bất cứ mặt nào, họ không thể có được vinh quang như các chiến binh và bị

xem là những người lao động nặng nhọc không hơn không kém (Tạ Quang Hùng,

2012; tr 460) Trước khi Hồi giáo ra đời, tổ chức chính trị trên bán dao A Rap làmột t6 chức gia tộc gồm thị tộc và bộ lạc, mỗi bộ lạc, thị tộc được thống tri và

lãnh đạo bởi một Sheik (gần giống như tộc trưởng), đây là người được cả bộ lạc chọn lựa, là người trong một gia đình nhiều đời và giàu có trong bộ lạc, có tài trí,

lòng dũng cảm và nhiêu công lao đôi với bộ lạc, thị tộc Trách nhiệm của những

Trang 32

Sheik là đại diện cho bộ lạc của mình trong quan hệ với bộ lạc khác, chỉ huy các

chiến binh trong chiến tranh, chia sẻ của cải trong bộ tộc, giải quyết những bat

đồng trong bộ lạc và quyết định địa bàn cư trú của bộ lạc Tất cả những ngườiđứng đầu thị tộc, bộ lạc cùng nhau thiết lập nên hội đồng bộ lạc, hội đồng này cónhiệm vụ điều khiển hoạt động của các bộ lạc thông qua việc thương lượng và

mọi việc sẽ được thực hiện sau khi đạt được sự thống nhất trong hội đồng Như

vậy, câu trúc chính trị trên đã phản ánh đặc trưng đời sống chính trị của những

người sống trong sa mạc và lều trại (hay còn gọi là Bedouin) Song song đó, bánđảo Ả Rập lúc bấy giờ ton tại hàng trăm bộ lạc khác nhau, mỗi bộ lạc đặc trưngbởi một phong tục tập quán riêng, vì thé thật khó có thé tìm ra một trật tự chính

trị chung, điều này dẫn tới tình trạng vô pháp luật của những người trong ở sa mạc, có thé nói cuộc sông của họ là cuộc sống trong bóng đêm của nén công lý

dựa trên sự báo thù Nguyễn Bình (2012) từng phát biéu:

Bán đảo Ả Rập thời đó không có một chính quyền hay một nhà nướctrung ương mà tôn tại tình trạng cân bang giữa một bên là các bộ lạc với

một bên là các trung tâm thương mại và trồng trọt Những người dân du

mục cùng một bộ lạc hay liên minh bộ lạc, với tư cách là thị dân, thường

thỏa thuận không tấn công vào những trung tâm thương mại và trồng trọthoặc các đoàn buôn đến và đi (tr.16-17)

Thực tế cho thấy, tình trạng rời rạc của các bộ lạc trong bán đảo kéo dài

đã không tạo lên một sức mạnh đủ lớn dé chống lại những thế lực từ bên ngoàiđang ngày đêm dom ngó đến A Rap Đã có một số tiêu vương quốc hay cácnước sơ khai nhỏ bé chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi cuối cùng cũng trởthành những thuộc địa chịu sự cai trị của hai dé quốc hùng mạnh lúc bấy giờ là

Trang 33

Ả Rập xem đây là biểu tượng của thần linh Trong giai đoạn tiền Hồi giáo đãxuất hiện khái niệm Thượng để tối cao, nhưng còn rất mơ hồ Quan điểm nàyđược tác giả Glenn E Perry (2009) khang định: “Khái niệm về một Thượng dé

đã dần quen thuộc với người A Rập Vị thần chính của người Mecca đơn giảnđược xem là Thuong dé, dịch theo nghĩa den của tiếng A Rap là Allah” (tr.31)

Chính sự mơ hồ đó nên người dân ở đây thường kết hợp ý tưởng về Thượng dé với khái niệm về những vị thần khác nhỏ hơn, hiện diện của Allah đôi khi đi

cùng với những vị thần được cho là con cái của Ngài đó là AI Lat (thần mặt

trời), Ma Nat (thần vận mệnh) và All Uzza (thần vạn năng) và họ cũng được

sùng bái, thờ phụng rộng rãi.

Cùng thời điểm này đã xuất hiện một nhân vật có vai trò quan trọng trongviệc khai mở một tôn giáo mới trong điều kiện nước Ả Rập bị bao vây của thế

lực đa thần giáo, đó là Muhammad Bằng trí tuệ của mình, Muhammad đã nhìn

nhận thấy tín ngưỡng đa thần đã không còn phù hợp với với sự phát triển của

xã hội nữa Bên cạnh đó, ông cho rằng đã đến lúc cần thiết thong nhất các bộ

lạc lại với nhau dé thành lập một nhà nước dé có đủ sức mạnh chống lại sự xâm

lấn từ các quốc gia bên ngoài Do đó, Muhammad đã có nhiều sự chuẩn bị choviệc truyền bá và rao giảng một tôn giáo mới Tại Mecca, với tài năng và trí tuệ

của mình, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo thật sự trên các mặt tôn giáo, chính

trị và quân sự Muhammad đã tập hợp quần chúng và thống nhất các bộ lạc lại

dé hình thành một nhà nước, ông lấy tôn giáo dé đoàn kết các lực lượng lại, cùng lúc đó những chiến thăng về mặt quân sự đã giúp mở rộng cộng đồng phục

vụ cho việc xây dựng nhà nước mới Các lời giảng đạo của Muhammad được

các dé đệ ghi chép day đủ và tin rằng đây là những lời truyền day của Thượng

Dé, rồi kết hợp tat cả lại, tạo thành Thiên kinh Qur’an Ngoài vai trò là sứ giả của Thượng đế, Muhammad còn là người lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo,

ông đã xây dựng luật pháp, tổ chức bộ máy nhà nước và chỉ huy các chiến binh

trong chiến tranh Chính sự kết hợp giữa tôn giáo với chính trị tại Medina đã giúp Muhammad tạo được cơ sở mạnh mẽ cho sự thống nhất A Rap Tác giả

Trang 34

Đỗ Minh Hợp (2006) đã viết:

Muhammad đã làm được điều chủ yêu mà người A Rap cần đến ở đầu

thế ky VII: ông đã hop nhat ho đã dem lại cho ho một hoc thuyét có kết

họ thành một chỉnh thé thống nhất (tr 183)

Như vậy, có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của Muhammad khiông dẫn dắt và thống nhất một bán đảo đầy rẫy những mâu thuẫn và nội chiếntrở thành một quốc gia thống nhất dưới ngọn cờ mang tên Hồi giáo Cũng chínhlúc này Hồi giáo trở thành một tôn giáo phát triển mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt vàtruyền đạo của Muhammad Vị thế độc tôn của tôn giáo này ngày càng đượckhẳng định trong các quốc gia Hồi từ trước cho tới ngày nay

Sau khi Muhammad qua đời, một số bộ lạc du mục ở Ả Rập đã cố gắngnổi dậy chống lại những trật tự mới nhưng không thành công Những người kế

thừa Muhammad đã kiên quyết ngăn chặn những cuộc nổi loạn ở bên trong và hướng nỗ lực chính vào việc mở rộng sự ảnh hưởng của Hồi giáo ra bên ngoài

băng con đường xâm lược Các đoàn quân Hồi giáo vẫn tiếp tục đánh chiếm lãnhthổ, lay lòng dân, nhiều địa phương tiếp đón các đoàn quân một các nồng nhiệt

Từ xứ sở A Rập lân cận, các đoàn quân nay đã vượt Châu Phi đến Tây Âu dé mở

rộng hơn tam anh hưởng của mình và cùng với sự phát triển đó, ngày nay Hồi

giáo ngày càng mạnh mẽ và mang tính toàn cầu hơn Chỉ trong một thế kỷ, Hồigiáo đã vượt khỏi biên giới A Rap dé đến với các vùng dat lớn hơn như Tây Ban

Nha, Maroc cùng các nước ở phương Tây và phương Đông.

Hồi giáo lay kinh Qur’an làm giáo lý, Kinh Qur’an là bộ kinh thánh do

Đức Allah khải thi cho tiên tri Muhammad, nhà tiên tri nay đã đọc các chương

của kinh Qur’an trong một thời gian dài cai trị dé thuyết giáo về một tôn giáo,

lúc đầu những lời thuyết giáo của ông còn khá giản dị và mộc mạc, do vậy cácchương thường ngắn và rõ ràng Về cấu trúc, kinh Qur’an gồm 114 Surah

(chương) với 6211 câu, trong đó có một chương riêng về phụ nữ Tiêu đề của các chương lấy từ các ayah (tiết) trong chương đó Các chương thường có độ dài

Trang 35

không tương xứng, có chương rất dài, có chương lại rất ngắn, vì chúng đượcMuhammad đọc dan dan trong quãng thời gian 20 năm Trừ chương đầu tiên,còn lại các chương được sắp xếp theo độ dài, từ chương dài nhất cho đến chươngngắn nhất Chương được xem lại quan trọng nhất với khuôn mẫu này là surahthứ nhất tức Fatiha (khai đề), đây thật ra là một bài cầu nguyện gồm bảy đoạn,được lặp đi lặp lại trong mỗi lần cầu nguyện Đối với người Hồi giáo, kinhQur’an có một vai trò vô cùng quan trọng, đó chính là bộ khung pháp lý dé góp

phân vào công cuộc xây dựng trật tự trong xã hội Hôi giáo.

Hiện nay, địa phận phân bố của Hồi giáo trên thế giới có xu hướng ngày càng mở rộng Đến đầu thế kỷ XXI, Hồi giáo trở thành một trong hai tôn giáo có

số lượng tín đồ tăng mạnh nhất Tín đồ Hồi giáo hiện có trên 200 quốc gia và

vùng lãnh thé, trong đó Châu A là quê hương của Hồi giáo với trên 1,26 tỷ tin

đồ chiếm trên 61% dân số Hồi giáo trên thé giới (Nguyễn Phú Lợi, 2023, tr 222

— 223).

1.1.2 Vai trò của Hồi giáo trong đời sống xã hộiVai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay

Hồi giáo là một tôn giáo, do vậy, dé nghiên cứu vai trò của Hồi giáo, cần

đi tìm việc tìm hiểu vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội

Tôn giáo theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2018) được hiểu theo nghĩa:

“tôn giáo là niêm tin của con người tôn tại với hệ thông quan niệm và hoạt động

bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (tr 7)

Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, tôn giáo với tư cách là thực thé xã hội, nó có những chức năng vốn có từ sự tương tác với các yếu tố trong một hệ thống xã hội Nhìn từ văn hóa - xã hội, tôn giáo có một số chức năng cơ

bản đối với xã hội bao gồm: Mot là, tôn giáo mang lại ý nghĩa và mục đích chocuộc sống tín đô; hai là, tôn giáo góp phan củng có sự liên kết cộng đồng và ôn

định xã hội; ba là, tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi, chuẩn mục đạo đức;

bon là, tôn giáo góp phân bảo tôn và giữ gin ban sac văn hóa dân tộc Theo

Trang 36

quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, vai trò tôn giáo là sự thé hiện cụ thé củachức năng tôn giáo trong một hệ thống xã hội xác định có thể xem chức năngtôn giáo là bản chất, còn vai trò tôn giáo là hiện tượng (Nguyễn Đức Sự, 1999,

tr 143).

Trong mối quan hệ bản chất và hiện tương, tôn giáo thể hiện ra nhiều vai

trò khác nhau trong xã hội, chúng chính là sự tương tac giữa tôn giáo và cộng

đồng xã hội có thể vừa mang tính tích cực vừa có tính tiêu cực Nhìn từ giá trị

và tính tích cực, chúng ta có thé thấy vai trò của tôn giáo thé hiện thông qua

chức năng của nó ở các lĩnh vực văn hóa tinh thần trong cộng đồng tín đồ, đó

là thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin bền vững, sự điều chỉnh hành vi,

chuẩn mực đạo đức và mối quan hệ liên kết, chia sẻ giữa các tín đồ trong cộngđồng tùy theo mức độ đức tin, giới luật, truyền thống nghỉ lễ và sự liên kết cộngđồng mà vai trò của tôn giáo có ảnh hưởng đáng kê và có thể là nguồn lực mạnh

mẽ cho sự phát triển cộng đồng và xã hội Tôn giáo cũng có vai trò gìn giữ các

trật tự xã hội truyền thống và các mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã

hội Theo lý thuyết chức năng tôn giáo, những thành tố như niềm tin, giáo lý,

giới luật của tôn giáo là ma trận tạo nên chức năng nội tại của một tôn giáo và

trong tương tác xã hội, chúng được xem là quyền lực mềm tiềm năng trong vai

trò của tôn giáo Chúng tôi chia sẻ quan điểm về vai trò tôn giáo của Tiến sĩ S

Radhakrishanan, khi ông cho răng tôn giáo có vô số tác dụng Tôn giáo không chỉ đảm bảo những giá trị mà còn mang lại ý nghĩa cho cuộc sống Hơn nữa, vai trò tôn giáo còn là sự tự tin, là lẽ sống và giao lưu cộng đồng dé đi tiếp

những cuộc phiêu lưu cũng được tôn giáo khắc sâu vào tâm trí chúng ta Do đó,

khang định vai trò của tôn giáo, ông nói:

Tôn giáo là những nguyên tắc chạm đến lương tâm và giúp chúng ta đấutranh với cái ác và sự ban thiu, cứu chúng ta khỏi tham lam, dục vọng va

hận thù, giải phóng sức mạnh đạo đức và truyền thêm lòng dũng cảm trong công cuộc cứu thé giới (Radhakrishnan,S, 1947, tr.132 )

Trang 37

Nhìn từ góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, chúng ta cũng cần vạch rõ mặt trái của vai trò tôn giáo trong xã hội, đó

là những mặt tiêu cực, bat cập cua tôn giáo trong xã hội hiện đại Tôn giao đã,đang hạn chế quyền tự đo suy nghĩ, sáng tạo của con người Nó tạo ra cảm xúctiêu cực và do đó khiến con người trở nên thụ động, hoài nghi trước những diễnbiến thực tế của thế giới Nó dạy mọi người sống trong thế giới của thuyết địnhmệnh, con người quên mat khả năng tự do tư duy và điều này cuối cùng khiến

họ trở nên yếu kém trong việc phân tích các hiện tượng tự nhiên một cách khoahọc Nghiên cứu vai trò Hồi giáo - với tư cách là một tôn giáo thế giới và hiệnđại, chúng ta cần nhìn nó một cách toàn diện, phô quát, nhưng theo mục đích

của luận án, cần quan tâm đặc biệt đến cái riêng, cái đặc thù của Hồi giáo trong

cộng đồng người Chăm ở tỉnh An Giang, Nam Bộ và Việt Nam hiện nay.

Vai trò của Hồi giáo trong cộng đồng tín dé và xã hội

Hồi giáo với tư cách là một thực thể xã hội, nó có một vai trò quan trọng

trong đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng tín đồ và xã hội Các nhà Hồi giáohọc đều thừa nhận một thực tế là vai trò Hồi giáo là rất mạnh mẽ và là quyềnlực mềm (Soft power) đối với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng tin

đồ và xã hội, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông Các khía cạnh

quan trọng trong vai trò của Hồi giáo chính là việc năm đức tin cốt lõi, thiên

kinh Qur'an, và luật Shariah Trong năm đức tin thì niềm tin, nghi lễ cầu nguyện

Đức Allah có vai trò quan trọng trong thế giới quan và nhân sinh quan của tín

đồ Hồi giáo Trong lich sử Hồi giáo, các nhà nghiên cứu nhận thay đức tin, nghi

lễ và sự tuân thủ các giới luật đã có vai trò hình thành những cảm xúc chung,

kiến tạo tình yêu tôn giáo và tình bạn chung giữa những tín đồ cụ thể Đôi khi,người ta thay rằng các thành viên trong tô chức, cộng đồng tin đồ Hồi giáo đoàn

kết, cùng nhau tham gia vào công việc vì lợi ích xã hội, họ thực hiện các hoạt

động nhân đạo khác nhau trong đời sống xã hội.

Từ những phân tích trên cho thấy, vai trò xã hội của Hồi giáo không chỉ

Trang 38

thể hiện trong các sinh hoạt, đời sống tôn giáo mà còn thé hiện ở nhiều lĩnh vực

hoạt động khác nhau trong xã hội Trong các cộng đồng Hồi giáo ở các quốc gia Trung Đông, đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng tin đồ luôn được

bao phủ bởi các hoạt động tôn giáo và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội của họ vẫn bi ảnh hưởng bởi các đức tin và nghi lễ tôn giáo Vai trò Hồi

giáo thé hiện trong nhiều hoạt động xã hội như sinh nở, kết hôn, âm thực, trang

phục, đám cưới hoặc ma chay, tất cả các hoạt động này đều có dấu ấn của nghi

động như một quyên lực mềm (C Stephen Evans, 1985)

Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm ở An Giang có cội nguồn từ Hồi

giáo nguyên thủy nên vẫn có chứa đựng những giá trị, đức tin, giáo lý và giới

luật cốt lõi, song lịch sử tộc người và quá trình cộng cư lâu dài trong khu vực

đa văn hóa, đa dân tộc, đa tôn giáo, đời sống văn hóa tinh than của cộng đồng

người Chăm đã có nhiều thay đổi qua quá trình tiếp biến, hội nhập văn hóa với

các dân tộc người Kinh, Hoa, Khmer và vì thế, vai trò Hồi giáo trong đời sốngvăn hóa tinh thần của cộng đồng người Chăm ở An giang cũng có những điểmkhác biệt, mới mẻ đặc biệt là trong quá trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam hiệnnay Tuy nhiên, ngoài những tiếp biến về văn hóa tinh thần, Hồi giáo trong cộngđồng người Chăm vẫn có vai trò quan trọng, quyết định đến những yếu tố cơbản trong đời sống văn hóa tinh thần của họ Dé làm rõ vai trò Hồi giáo chúngtôi cho rằng trước hết phải làm rõ đức tin, giới luật Hồi giáo - hai yếu tố cốt lõi

làm nên sức mạnh của vai trò Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần cộng

đồng người Chăm

Trang 39

Nam đức tin tru cột của Hồi giáo

Thứ nhất, bày tỏ long tin tưởng vào Đức Allah va Muhammad

Các tín đồ Hồi giáo luôn có niềm tin tuyệt đối vào Đức Allha (Thượng

dé) và tiên tri Muhammad Đối với họ Đức Allah là người có mọi quyền năng

và tồn tại vĩnh viễn Ngài tạo ra mọi sự vật hiện tượng trên cõi đời này từ bầutrời, ngọn núi các các thảm cỏ Người Hồi giáo tin răng Đức Allah có nhữngquyền năng chế ngự vũ trụ vạn vật, không ai có quyền năng to lớn ngoài ĐứcAllah Sự ton tại ở Ngài có tính cách vĩnh cửu, trước và sau, vô thủy, vô chung.Trong kinh Qur’an khang định: “không thể đánh giá Allah đúng với giá trị đích

thực của Ngài Quả thật Allah Toàn Lực, Toàn Năng” (tr 678).

Muhammad là một vĩ nhân, được Đức Allah chọn lựa, truyền dạy thánh

kinh Qur’an, được tín nhiệm trong các thiên sứ, mang giáo lý cua Allah đi hành

đạo, truyền bá khắp nơi và xây dựng thành công tôn giáo mới — Hồi giáo Ngườitheo Hồi giáo ngưỡng mộ Muhammad với sứ mạng thiêng liêng, cao cả và xemông như một tắm gương sáng mà moi người cần noi theo dé thần phục Thượng

đế Trong niềm tin của người Hồi giáo luôn phân biệt rõ Đức Allah và thiên sứ

Muhammad, không thể lẫn lộn hay đồng nhất thành một; bởi Muhammad cũng

giống như những người Hồi giáo khác là vẫn phải chịu trách nhiệm trước ĐứcAllah Tuy nhiên, ông có trách nhiệm nặng né hơn là phải chăm lo cho các tin

đồ về mọi phương diện Yêu cầu không được lẫn lộn giữa Đức Allah và thiên

sứ Muhammad cho thấy việc người Muslim muốn xây đắp vững chắc một cộng

đồng dé cao tính duy nhất của dang sáng tao là Đức Allah, thé hiện tư tưởngđộc thần của Hồi giáo

Tín điều đầu tiên này được các tin đồ Hồi giáo thé hiện qua hai câu:

Ashadu Allah, llo — ha illol — loh

Wa ashadu anna Muhammador rosu loloh

Câu thứ nhất được hiểu là sự xác nhận niềm tin duy nhất vào Thượng đế

Trang 40

cuộc sông của người Hồi giáo.

Thứ hai, cau nguyện (Salah) mỗi ngày 5 lan

Cau nguyện được xem là bốn phận bắt buộc đối với người theo Hồi giáo

và được tuân thủ theo một nguyên tắc và khuôn khổ nhất định

Một yêu cầu nghiêm khắc đối với tín điều này là tín đồ cần giữ mình sạch

sẽ cả thể chất lẫn tinh thần Yêu cầu trên đã tạo nên một tập tục đặc biệt cho

người Hồi giáo là tục cắt da quy đầu (khotanh) đối với các nam tín đồ Đây

được coi là một bổn phận thiêng liêng, tượng trưng cho tinh thần Hồi giáo của

những nam tín đồ Người Hồi giáo cho rằng, chỉ sau khi thực hiện tập tục này

thì con người mới hoàn toàn sạch sẽ dé thực hiện công việc do Thượng dé truyén

day Mat khác, sự dau đớn khi thực hiện nghi thức nay sé lam con người tang

thêm lòng can đảm và quyết tâm thần phục Thượng đề

Hồi giáo xếp sự dơ bân của thể xác con người làm hai loại: Thứ nhất, dơban trong quan hệ vợ chồng và kinh nguyệt Đây là loại do ban hệ trọng và bịcấm cầu nguyện, đọc kinh Qur’an và bước vào Thánh đường Thir hai, loại doban thứ yêu như đụng, chạm vào những vật bị cho là không sạch sẽ Dé tây rửa

các loại do ban trên, H6i giáo xác định có bảy loại nước có thé dùng dé tây rửa:

nước mưa, nước sương, nước đá, nước biên, nước sông, nước suôi và nước giêng.

Kinh Qur’an ghi rõ: “Lễ nguyện (Salah) được truyền xuống cho những

Ngày đăng: 08/12/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN