Việc dé ra các giải pháp cho giao thông đô thị là cần thiết, đặc biệt đối với quận Hà Đông — 1 trong những quận trọng điểm đang thi công rất nhiều công trình cơ sở hạ tầngquan trọng cho
Trang 1TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA MOI TRUONG DO THI
CHUYEN DE THUC TAP
Dé tai:
THUC TRANG VA GIẢI PHAP TANG CƯỜNG
QUAN LY GIAO THONG DO THI TREN DIA BAN
QUAN HA DONG - TP HA NOI
Sinh vién : HA KHANH LY
Lớp : KINH TE VA QUAN LÝ ĐÔ THỊ K55
Giảng viên hướng dẫn =: NGUYÊN HỮU DOAN
HÀ NỘI - 2017
Trang 2MỤC LỤC
9062700555 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIAO THONG ĐÔ THỊ VA QUAN LY GIAO THONG ĐÔ THỊ - 2-2 s< 2s se ss+ss£ssezssessessessecse 3 1.1 Một số khái niệm về giao thông đô thị -s s s-sssesses«e 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị 3
1.1.2 Vai trò của hệ thống giao thông đô thị - 2-2 2+ss+secsze: 6 1.2 Những nhân t6 ảnh hưởng tới giao thông đô thị . 8
1.2.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên - 2 + x+Ex+E£EE£EE+EeEE+Eerkererrerxeree 8 1.2.2 Nhóm các nhân tô kinh tế - xã hội 2-2: 5¿2s£x+zx++zx+zxd 8 1.3 Nội dung quan lý giao thông đô tị so 5 5< 55s S555 10 1.3.1 Khái niệm quản lý giao thông đô thỊ - -«+ss «<< ++<+2 10 1.3.2 Sự cần thiết của việc quản lý giao thông đô thị 11
1.3.3 Nguyên tắc quan lý hệ thống giao thông đô thị - 11
1.3.4 Nội dung quan lý hệ thống giao thông đô thi 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN LÝ GIAO THONG ĐÔ THỊ Ở QUAN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHO HÀ NỘII . °-s- s52 15 2.1 Tổng quan về quận Hà Đông -s- 5° ssssssssessessessee 15 2.1.1 Điều kiện tự nhiên -¿ 2¿- 2c ©2+2S£+EE2EEtEEEeEEerxrrrxerkrerkrrrkrrred 15 2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã WOb eeeccecseessesssesssessesssecssesseesseeeseeaes l6 2.2 Thực trạng quản lý giao thông đô thị trên địa bàn quận Hà Đông 19
2.2.1 Về quản lý cơ sở hạ tang giao thông 2-22 ©5¿+cs+c+>xzzszred 19 2.2.1.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ . - 19
2.2.1.2 Quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt - 26
2.2.1.3 Quy hoạch phát triển mạng lưới đường sông 29
2.2.2 Tình hình thực thi các chính sách quản lý HTGT.ĐT - 30
Trang 32.2.2.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý HTGTDT 30
2.2.2.2 Tình hình thực hiện các công tác quản lý HTGTĐT 30
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị quận Hà TU TY ¿¿4.441354159419955944939331939194939431954391354381993924391331933391390495613401349%93913403944136+353946333 36 2.3.1 Những thành tựu đạt được - - -Ă + + skseersrrrsrkrerke 36 2.3.2 Khó khăn, hạn chế -c++22++++ttttEEEkkrrrEErrrriirriee 38 2.3.3 Nguyên nhân - . «<1 s11 ng HH HH rớt 39 CHUONG 3: GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG QUAN LY GIAO THONG ĐÔ THI TREN DIA BAN QUAN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHO HA NOI 40 3.1 Xu hướng cải tạo và phát trién giao thông đô thi quận 40
3.1.1 Cơ hội và thách thứỨcC - + +x* St kg gh nnnrkể 40 3.1.2 Dự báo xu hướng phát triển giao thông đô thị quận đến năm 2030 41
3.1.2.1 Quan điểm phát triển và tầm nhìn đến năm 2030 - 41
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển hệ thống giao thông đến năm 2030 42
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý giao thông đô thị trên địa bàn quận 44 3.2.1 Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 44 3.2.2 Giải pháp, chính sách phát triển giao thông vận tải 44
3.2.3 Các giải pháp về đảm bảo an toàn giao thông - 2z: 45 3.2.4 Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giao thông c0 45
3.2.5 Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới 46
3.2.6 Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực - - 46
3.2.7 Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của người dân 47
KET LUAN 077 48
TÀI LIEU THAM KHAO -. 5< c2 s<©s£Ss£Sse£se£ssexsexsesssesses 50
Trang 4DANH MỤC SƠ DO BANG BIEU
Bảng 1 Ty trọng các ngành kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn 2010-2015 17Bảng 2 Hiện trạng một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Hà Đông 19Bảng 3 Hiện trạng lưu thông của các phương tiện giao thông trên một số
tuyến đường chính ở quận Hà Đông - 2 2 + +2 ++££+£z+Ezxzxerxez 22Bang 4 Một số tuyến xe khách chủ yếu tại bến xe Yên Nghĩa — quận Ha
9000107 23
Bang 5 Lộ trình một số tuyến bus trên địa bàn quận Hà Đông 24Bảng 6 Thống kê dự án cải tạo và nâng cấp 1 số tuyến đường trên địa ban
quận Hà Đông giai đoạn 201-220 HÓ, - -.- 56+ **+xE+vEEEsEEseeeseeseerseers 33
Bang 7 Công tác cấp giấy phép sử dụng via hè giai đoạn 2010 - 2016 34
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế văn hóa chính trị của đất nước đang ngàycàng phát triển, vai trò của hệ thống giao thông đô thị đặc biệt quantrọng Hệ thống giao thông được coi như xương sống, huyết mạch của cảnền kinh tế - xã hội Muốn đất nước ngày càng tiễn gần hơn với mục tiêucông nghiệp hóa — hiện đại hóa thì việc phát triển, nâng cao và đồng bộhóa hệ thống cơ sở kỹ thuật nói chung và hệ thống giao thông nói riêng
là tiền đề quan trọng và cấp thiết
Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 - tầm nhìn đến
năm 2030, quan điểm phát triển của Dang đã chỉ rõ rằng “Giao thông vận tai
là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiênđầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền
đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.”
Sau khi sát nhập vào thành phố Hà Nội, quận Hà Đông cũng là Itrong những quận có mật độ giao thông và số lượng phương tiện giaothông lớn Tình trạng tắc nghẽn, ùn tắc hay ý thức kém của người thamgia giao thông ngày càng trở nên phổ biến Việc dé ra các giải pháp cho
giao thông đô thị là cần thiết, đặc biệt đối với quận Hà Đông — 1 trong
những quận trọng điểm đang thi công rất nhiều công trình cơ sở hạ tầngquan trọng cho việc phát triển chung của toàn thành phố
Với thực trạng đã nêu trên, kết hợp với nhiệm vụ được giao khi thực
tập, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lýgiao thông đô thị ở quận Hà Đông” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề
của mình với mong muốn đem đến cái nhìn tổng quan hơn về công tác
quản lý hệ thống giao thông, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả của công tác trên
Trang 62 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tập trung làm rõ cơ sở lý luận của công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị
- Tìm hiểu thực trạng hệ thống giao thông và thực trạng công tác quan lý
hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hà Đông Đồng thời, tập trung phân
tích nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại
- Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượngquản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống giao thông đô thị trên địa ban quận
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Dia ban quận Hà Đông
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý
hệ thống giao thông chủ yếu là các tuyến đường, các công trình giao thông
trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2010-2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp quan sát thực tế
- Phương pháp thu thập số liệu
- Một số phương pháp duy vật biện chứng khác
5 Cấu trúc của đề tài
- Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý giao thông
đô thị ở quận Hà Đông — thành phố Hà Nội”
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương sau:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về giao thông đô thị và quản lý giao thông đô thị
+ Chương 2: Thực trạng quản lý giao thông đô thị ở quận Hà Đông
+ Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý giao thông đô
thị trên địa bàn quận Hà Đông
Trang 7CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIAO THONG ĐÔ THỊ VA QUAN
LY GIAO THONG ĐÔ THỊ
1.1 Một số khái niệm về giao thông đô thi
1.1.1 Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị
a Khái niệm hệ thống giao thông đô thị
Hệ thống giao thông đô thị (HTGTDT) là tập hợp của mạng lưới đường,
các công trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử
dụng trong đô thị Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận
chuyên và liên hệ thuận tiện, nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản
của đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, khu nghỉ ngơi, giải trí và các trung tâm
của đô thị với nhau, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu vận chuyên và liên hệ
giữa đô thi với các diém dân cư khác ở xung quanh.
Có thé nói giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trongthiết kế quy hoạch đô thị Mạng lưới giao thông quyết định hình thái tổ chứckhông gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu t6 chức sử dụng đất dai và
môi quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
b Phân loại hệ thống giao thông đô thị
e Phân loại HTGTĐT theo mối quan hệ giữa giao thông với đô thị
Khi xem xét mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, HTGTĐT đượcphân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội
(hay còn gọi là giao thông nội thỊ).
- _ Giao thông doi ngoại
Bao gồm các tuyến đường, các công trình đầu mối và những phươngtiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và từbên ngoài vào trong đô thị Tùy vào điều kiện địa hình, địa lý cũng như
quy mô của thành phố mà có thể dùng các loại hình vận tải khác nhau để
phục vụ giao thông đối ngoại sau:
+ Đường sat: được dùng phô biên vì có sức chở lớn, vận chuyên được
Trang 8đường dài, an toàn, tốc độ ở mức trung bình, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí
hậu; tuy nhiên đầu tư ban đầu lớn, chiếm nhiều diện tích, dé gâyy trở ngại
hoạt động của đô thị
+ Đường thủy (đường sông, đường biển): có thé vận chuyển được khối
lượng lớn hàng hóa cồng kénh, đi được đường xa, giá thành hạ, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng không cao; tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,điều kiện thời tiết và tốc độ chậm
+ Đường hàng không: ngày nay trở thành phương tiện giao thông quan
trọng Vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, phạm vi hoạt động rộng, thíchhợp vận tải đường dài hoặc có thé vận tải đến những nơi mà thực hiện bang
các loại hình vận tải khác gặp khó khăn.
+ Đường bộ: được sử dụng phổ biến nhất vì rất cơ động, có thé thực hiện
từ cửa đến cửa, không phải qua trung chuyền, thiết bị vận tải đơn giản, dễthích ứng với mọi trường hợp, cự ly di chuyến ngắn và có xu hướng gia
tăng nhờ vào sự phát triển của phương tiện vận tải và mạng lưới đường bộ
cả vê chât lượng và sô lượng
- Giao thông đổi nội
Bao gồm các công trình, các tuyến đường và các phương tiện nhằm đápứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi của đô thị, đảm bảo nhu cầu liên hệ
giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với nhau Giao thông đối nội bao gồm
việc vận tải hàng hóa, hành khách với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Vậnchuyền nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận tai hàng hóa phục vu đời sốngnhân dân trong vùng, vận tải hành khách là phục vụ nhu cầu của người laođộng từ nhà tới nơi làm việc, học sinh sinh viên từ nhà đến trường, phục vụ nhu
cầu của khách tham quan, khách vãng lai quá cánh và các nhu cầu đi lại khác.
Tuy nhiên, với giao thông đối nội thì quan trọng nhất vẫn là vận tải hànhkhách vì nhu cầu nảy rất lớn, số lượt đi của người dân không ngừng tăng cao,
và đây cũng là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông trên các tuyến
đường Các phương tiện giao thông đối nội có thé kể đến như sau:
Trang 9+ Đường bộ: xe bus, xe con, ô tô khách, xe tải, mô tô, xe đạp, bộ hành.
+ Đường sắt: tàu điện, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao
+ Đường thủy: tàu thủy, cano, thuyén
+ Đường hàng không: máy bay thương mại loại nhỏ, máy bay lên thăng
- Quan hệ giữa giao thông đối nội và giao thông đối ngoại
+ Giao thông đôi nội và giao thông đôi ngoại có môi quan hệ mật thiệt với nhau, nó ảnh hưởng đên việc quy hoạch và câu trúc của cả mạng lưới đường phô Sự găn kêt giữa hai chức năng được thực hiện thông qua các
đường hướng tâm và đường vành đai thành phô
+ Giao thông đối nội và giao thông đối ngoại có liên hệ chặt chẽ
thông qua các đầu mối giao thông: ga xe lửa, bến cảng, bến ô tô, sân
bay Nếu quy hoạch tốt các đầu mối sẽ giảm chỉ phí và thời gian trung
chuyên cho hành khách
e Phân loại HTGTĐT dựa vào vai trò của các yếu tố cấu thành
- Hệ thong giao thông động
Có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khuvực Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trênđường và các công trình khác Hệ thống đường giao thông được phân loại
theo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, đắt đồng thời
được tổng hợp theo địa bàn phường, quận
Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau:
+ Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ.
+ Via hè dành cho người đi bộ, dé bồ trí các công trình cơ sở hạ tang kỹ
thuật như: chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,
vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an toàn giao thông
- Hệ thong giao thong tinh
Có chức năng phục vụ phương tiện va hành khách (hoặc hàng hóa)
trong thời gian không di chuyển Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao
Trang 10thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến
cảng, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ ), các bãi đỗ xe, các điểmđầu - cuối, các điểm trung chuyên, các điểm dừng dọc tuyến Hệ thống giaothông tinh là yếu tố không kém phan quan trong trong giao thông đô thị hiện
đại Tuy nhiên vân đê này vân chưa được quan tâm đúng mức.
- Phương tiện giao thông được chia làm 2 nhóm là:
+ Phương tiện giao thông công cộng: ô tô bus, taxi, tàu điện cao tốc,
+ Phương tiện giao thông cá nhân: xe ô tô cá nhân, xe đạp, xe máy
1.1.2 Vai trò của hệ thống giao thông đô thị
e© HTGTDT cho phép mở rộng phạm vi cung cấp nhân lực
Trong phạm vi đô thi, nếu không tô chức được một mạng lưới giaothông đô thị hợp lý, đảm bảo nhu cầu liên hệ nhanh chóng và thuận tiệnthì tốc độ di chuyên chậm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhân
lực cho các trung tâm công nghiệp, các khu vực hành chính, dịch vụ Kích thước của đô thị càng mở rộng thì vai trò của GTDT cảng trở
nên quan trọng bởi chính GTĐT là cơ sở để tăng khoảng cách đi lại từnguồn đến đích Điều này cũng đồng nghĩa với việc phạm vi cung cấp
nhân lực, phạm vi phục vụ sẽ được mở rộng.
e Liên hệ và điều hòa giao thông
HTGTĐT có vai trò đảm bảo việc vận chuyên hành khách và hàng hóa,
bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân nhanh chóng, bảo đảm
mối liên hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi, đồng thời
điều hòa được các phương tiện giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt.
© HTŒTĐT mang lại hiệu quả do tiết kiệm thời gian đi lại
Chi phí thời gian trong việc đi lại trong các đô thị rất khác nhau tùy
thuộc vào tốc độ của các phương tiện giao thông mà đô thị có thé sử dụng Đô
thị càng lớn thì nhu cầu đi lại càng cao, chiều dai của chuyến đi càng lớn, nếu
đô thị có được HTGTĐT hợp lý, sử dụng được các phương tiện phù hợp thì
tong thời gian tiết kiệm do đi lại là đáng kể, góp phan tạo ra tong sản phẩm xã
Trang 11hội và tăng thời gian nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động cho người dân
e HTGTDT dam bảo và nâng cao an toàn cho người dân
An toàn giao thông gắn liền với hệ thống phương tiện và mạng lưới hạtang kỹ thuật giao thông Hàng năm trên thé giới có chừng 800000 người thiệt
mạng do tai nạn giao thông Xây dựng HTGTĐT hợp lý sẽ góp phần quan
trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người đilại Những điều kiện tiện nghỉ tối thiểu của phương tiện vận chuyên luôn có
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của hành khách.
© Vấn đề giá thành chi phí cho vận chuyển và di lại trong đô thị
Giá thành có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân vì nhu cầu
và số lần đi lại trong ngày của người dân là rất lớn Việc đi lại băng phươngtiện cá nhân như: ô tô cá nhân, xe máy, xe đạp hay bằng các phương tiện côngcộng có anh hưởng đáng kể đến chi phí của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vận chuyền và đi lại của người dân,
HTGTDT còn phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả thông qua việc giảm chi
phí đầu tư và giảm giá thành chi phí cho vận chuyên và đi lại trong đô thị
e HIGTDT dong vai trò làm trục bố cục đô thị và tổ chức không gian thành phố
Thông thường việc bố cục quy hoạch chung đô thị đều xoay quanh hệ
thống giao thông Đặc biệt những tuyến đường phố chính, quan trọng đóng
vai trò quyết định trong việc xác định vi trí các công trình trọng điểm, xác
định các trục bố cục kiến trúc chính và phụ của đô thị Hơn nữa các tuyến
chức năng trên đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh làmột tong thé mang tính nghệ thuật cao, làm cho cảnh quan và môi trường trênđường phố thêm phong phú, bộ mặt kiến trúc đường phố thêm sinh động
© Đđm bảo trật tự, ôn định xã hội
Hiệu quả của HTGTDT trong lĩnh vực xã hội là hết sức to lớn và không
thể tính hết được GTĐT với chức năng đảm bảo nhu cầu đi lại thường xuyên
của người dân đô thị như: đi làm, đi mua sắm, đi thăm viéng Néu công tác
vận chuyên của GTĐT bị ách tắc thì ngoài thiệt hại về mặt kinh tế còn ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm lý, trật tự, an toàn xã hdi
Trang 12e Bao vệ môi trường đô thị
Quy hoạch, tổ chức GTĐT phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi
trường Khi đô thị sử dụng các loại phương tiện giao thông hiện đại, không
chiếm diện tích đường hoặc phương tiện sử dụng năng lượng sạch sẽ giúp hạn
chế mật độ xe lưu thông trên đường, hạn chế được khối lượng lớn khí thảichứa nhiều chất độc hại có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái đô thị
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới giao thông đô thị
1.2.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên
Điêu kiện tự nhiên có ảnh hưởng rât khác nhau tới sự phân bô và hoạt
động của các loại hình giao thông vận tải:
- Khí hậu và thời tiệt có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông Vi dụ vào mùa mưa lũ hoạt đông của các ngành vận
tải gặp nhiều trở ngại, thậm chí còn phải ngừng hoạt động hoàn toan
- Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hìnhvận tải Ví dụ, ở miền núi có địa hình cao, sông ngòi dốc và ngắn nênkhông thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông; còn ở nhữngnước nằm trên các đảo như nước Anh, Nhật Bản thì ngành vận tải đường
biên lại có vi trí vô cùng quan trọng.
- Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai tháccác công trình giao thông vận tai Không những thé dé khắc phục điều kiện tựnhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn rất nhiều
1.2.2 Nhóm các nhân tổ kinh tế - xã hội
© Mật độ dân cư và sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân
Dân số đô thị ngày càng tăng là hậu quả tất yéu của quá trình đô thị hóa
Mật độ dân cư không ngừng tăng kéo theo nhu cau di lại, vận chuyển của
người dân cũng tăng lên nhiều, kéo theo nhu cầu phát triển HTGTĐT Bêncạnh đó, sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân cũng đòi hỏi sự pháttriển của HTGHĐT nhằm đây mạnh lưu thông trong quá trình sản xuất, day
mạnh quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ
Trang 13sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thịt trường tiêu thụ Phát triển giao thông
vận tải nhằm phát triển giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và quốc tế
Mật độ dân cư quá cao cùng với sự phát triển không ngừng của các
ngành kinh tế tạo thành sức ép cho HTGTĐT Nếu HTGHĐT không đáp
ứng kịp sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển của nền kinh tế và làm giảm
chât lượng sông của người dân.
e Sự phân bỗ các ngành kinh té quốc dân
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao
thông vận tải Nơi nào tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của đấtnước thì nơi đó sẽ được chú trọng đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuậtgiao thông Ngược lại nơi nào có HTGT phát triển, thuận tiện đi lại và vậnchuyền thì nơi đó sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và kéo theo đó là sựphát triển của các ngành kinh tế khác
© Cơ sở hạ tang giao thông đô thị
Cơ sở hạ tầng giao thông là hệ thống xương sống giúp HTGTĐT hoạt
động thông suốt và hiệu quả Sự di chuyên nhanh chóng, thuận tiện, sự khaithác và vận hành tốt các phương tiện giao thông chỉ có thé có được dựa trênnên tảng cơ sở hạ tầng giao thông phát triển một cách khoa học Dù cho côngtác tô chức giao thông cũng như phương tiện giao thông được đầu tư, pháttriển tốt thì nó cũng không thé phát huy hiệu quả tối đa trên nền tang cơ sở hạtầng yếu kém Nếu không được đầu tư thích đáng, không đáp ứng kịp tốc độphát triển của các yếu tố khác như phương tiện giao thông, nhu cầu đi lại của
người dân thì cơ sở hạ tầng giao thông sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển
của đô thị Và đây cũng là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông đô thị
® Phương tiện giao thông đô thị
Loại hình và mật độ phương tiện giao thông có ảnh hưởng rất lớn đếnHTGTDT Số lượng phương tiện giao thông quá lớn, vượt quá sức chịu đựngcủa đường đô thị tất sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông Vì thế cần phảiphát triển loại hình phương tiện giao thông công cộng dé có thé giảm được
Trang 14một lượng đáng ké phương tiện cá nhân lưu thông trên đường Tuy nhiêncũng cần có những biện pháp về mặt tổ chức, quản lý để khắc phục những
nhược điêm của loại hình vận tải này.
e Trình độ quan lý và ý thức của người tham gia giao thông
Thực tế cho thấy ở nhiều nước trên thế giới dù mật độ dân số đô thị rất lớn(như ở Tokyo — Nhật Bản có mật độ dân số là 5748 người/km2) nhưng cũnghiểm khi xảy ra ùn tắc giao thông do ý thức của người tham gia giao thông rấttốt Ngược lại, khi ý thức của người tham gia giao thông kém, không chấp hànhđúng luật lệ giao thông, không nhường nhịn nhau, cứ chen lấn xô đây thì sẽ
càng làm cho tính trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trong hơn.
Để HTGT hoạt động đạt hiệu quả cao, ngoài việc nâng cao ý thứcngười tham gia giao thông còn cần nâng cao trình độ quản lý Trình độquản lý yếu kém, không phủ hợp với yêu cầu phát triển sẽ gây lãng phí,can trở sự phát trién của HTGTDT
1.3 Nội dung quản lý giao thông đô thị
1.3.1 Khái niệm quản lý giao thông đô thị
Quản lý hệ thống giao thông đô thị là tổng thể các biện pháp, các chínhsách, các công cụ mà chủ thé quản lý tác động vào các nhân tô của hệ thốnggiao thông đô thị nhằm đảm bảo cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả
Có thể nói giao thông đô thị là một hệ thống chặt chẽ, các yếu tố cấuthành có sự ràng buộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Đề hệ thống hoạt độngthông suốt, cần thiết phải đảm bảo các bộ phận được liên kết và phối hợp nhipnhàng HTGT mà chủ yếu là mạng lưới các tuyến đường chính là huyết mạchcủa hệ thống này Muốn cho HTGTĐT hoạt động tốt cần thiết phải quản lý vàphát triển một mạng lưới giao thông phù hợp với từng loại đô thị, phù hợp vớiđịa hình và tình hình kinh tế xã hội, mật độ dân cư
Một hệ thống giao thông đô thị hiệu quả là một hệ thống đảm bảo cho
dòng di chuyền được thông suốt, nhịp nhàng, không có điểm ùn tắc, tiết kiệm
chi phí, thời gian di lại, đem lại tâm lý thoải mái khi tham gia giao thông, va
10
Trang 15hình thành nên văn minh đô thị hiện đại.
1.3.2 Sự can thiết của việc quan lý giao thông đô thị
Hệ thống giao thông đô thị có vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của đô thị nói riêng Việc tô chứcquản lý HTGT tốt đảm bảo cho HTGT hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm chỉ
phí và đảm bảo cho các hệ thống khác vận hành thông suốt Vì vậy, công tác
quản lý HTGTĐT là một nhu cầu tất yếu, khách quan đảm bảo cho sự pháttriển bền vững trong tương lai
Kết cấu hạ tầng đô thị mà đặc biệt là HTGTĐT là hàng hóa công cộng,
có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, khó thu được tiền hoặc lợi nhuận thấp,
thời gian hoàn von dai, có nhiêu rủi ro nên thường do Nhà nước đảm nhận.
Đô thị hóa ngày càng nhanh là xu thế chung của toàn thế giới Những lợiích mà quá trình đô thị hóa mang lại là không thể phủi nhận Đó là sự hìnhthành những đô thị mới, hình thành lối sống văn minh đô thị, kinh tế pháttriển ngày càng nhanh Tuy nhiên, đô thị hóa là quá trình mang tính hai mặt
Bên cạnh những lợi ích là những tiêu cực mà nếu quá trình quản lý không tốt,
sẽ tác động trở lại, cản trở sự phát triển kinh tế Đô thị phát triển đồng nghĩa
với việc gia tăng quy mô dân số, gây áp lực rất lớn đối với HTGTĐT hiện tại.Việc phát triển HTGTĐT là một quá trình lâu dài và cần thiết phải có sự quản
ly của các cơ quan chức năng dé đảm bảo cho hệ thống đó phát triển theo
đúng quy hoạch, đáp ứng được nhu cầu của xã hội
1.3.3 Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị
e Tập trung dân chủ và phân cấp quản lý
Tập trung là giao quyên lực và nghĩa vụ cho người đứng dau Đại điện lànhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Nhà nước thống nhất quản lý mọi mặtcủa nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong việc quan lý và phát triển KCHTĐT
Dân chủ nghĩa là mọi chủ trương, đường lối, chính sách phải được bàn bạc,trao đôi, thống nhất và đại điện cho đông đảo quan chúng được biết Do đóChính phủ cũng tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho khu vực kinh té tư
11
Trang 16nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý, thực hiện
nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêm hiệu qua quản lý vàphát trién KCHTĐT của quốc gia
Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô, vị
trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, của vùng hay địa phương dé từ đó xác định các chính sách quản lý,
đầu tư thích hợp Ở nước ta, trên cơ sở phân loại, đô thị được phân cấp
quản lý hành chính như sau:
- Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Trung ương quản lý
- Đô thị loại 3 và loại 4 chủ yếu do tỉnh quản lý
- Đô thị loại 5 chủ yếu do huyện quản lý
Giữa phân loại và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ Nguyên tắc
chung là dựa vào phân loại dé phân cấp quản lý Day là một trong những giải
pháp mang tính nguyên tắc nhằm phân định chức năng và quyền hạn quản lýcủa chính quyền các cấp cho thích hợp, tránh sự trùng chéo hoặc bỏ sót
e Tiết kiệm và hiệu quả
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn sự tăng trưởng kinh tế phát sinh
nhu cầu phát triển kết câu HTĐT với một quy mô lớn — nhất là trong xu thé
bùng nổ đô thị hóa toàn cầu với tốc độ choáng ngợp Thực tiễn này đã gây ra
hệ quả phat sinh ngày càng gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dai là toàn
bộ HTGT trong và xuyên các trung tâm kinh tế đô thị hóa, hệ thống điện,nước sạch, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống bến bãi, kho tang đều
bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cấp và mở rộng thỏa đángđáp ứng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Ở Việt Nam, điều này càng trở nên gay gắt và cấp bách hơn do nhu cầu
phát triển sau đổi mới Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế còn nghéo thì việcđầu tư cho KCHTĐT cần phải có chính sách và đường lối cụ thể, phù hợp Tiết
kiệm và hiệu quả là nguyên tắc và phương châm quản lý phù hợp với điều kiện
nước ta Bên cạnh việc đầu tư xây mới, chúng ta cần tận dụng những thành quả
12
Trang 17đạt được trong quá khứ, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường.
1.3.4 Nội dung quan lý hệ thống giao thông đô thị
a Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cải tạo và phát triển giao thông đô thị
- Vai trò của quy hoạch phát triển giao thông vân tải đô thịQuy hoạch phát triển giao thông là một nội dung quan trọng của công tácquản lý Nhà nước về giao thông đô thị, có ảnh hưởng quyết định tới các mặt
đời sống Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông hợp lý, ngoài việc thỏa
mãn nhu cầu vận chuyền và lưu thông, còn góp phần cho sự phát triển bền
vững của các ngành kinh tế - xã hội, góp phần thúc day phát triển sản xuất,
nâng cao đời sông văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh quôc phòng.
Quy hoạch phát triển giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch
tông thé phát triển đô thị, đặc biệt là quy hoạch không gian (phân bố và
sử dụng đất), quy hoạch phát triển và phân bố dân cư, quy hoạch phát
triển công nghiệp, năng lượng
- Các bước cần thiết khi lập quy hoạch cải tạo và phát tiên giao thông đô thị
+ Đánh giá lại tình hình kinh tế xã hội và tình hình giao thông đô thị hiệntại Từ các điều kiện tiềm năng sẵn có đề ra các chiến lược phát triển quy
hoạch giao thông phù hợp về mật độ dân cư, quỹ đất, nguồn vốn
+ Quan điểm phát triển và dự báo nhu cầu vận tải năm quy hoạch
phải phù hợp với quy hoạch tổng thé phát triển đô thị và chiến lược phát
triên chung về kinh tê xã hội.
+ Xác lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải trong đô thị Việc quy
hoạch các công trình phải được tiễn hành đồng bộ; thực hiện quy hoạch từng
bước, từng giai đoạn; quá trình xây dựng cải tạo, khai thác phải tuân thủ theo quy hoạch chung đã được duyệt.
+ Chính sách tạo vốn và kiến nghị nguồn vốn Sử dụng nguồn vốn tiềm
năng của đô thị và huy động các các nguồn vốn khác phù hợp, đảm bảo
cho việc quy hoạch phát triển giao thông diễn ra đúng tiến độ với mục
tiêu quy hoạch đã đề xuất
13
Trang 18b Xây dựng chính sách quản lý giao thông đô thị
- _ Chính sách tạo vốn phát triển giao thông đô thị
- _ Chính sách phát triển cơ sở hạ tang giao thông vận tải đô thị
- _ Chính sách phát triển giao thông công cộng đô thị
- _ Chính sách phát triển giao thông tinh trong đô thị
- _ Chính sách phát triên các loại hình phương tiện trong đô thị
c Tổ chức khai thác giao thông đô thị
- Trên góc độ xã hội: TỔ chức giao thông đô thị là hoạt động mang tính xã hội cao
Hiệu quả của HTGTĐT có tác động trực tiếp lên lĩnh vực xã hội GTDTvới chức năng đảm bảo nhu cầu đi lại thường xuyên của người dân đô thị, đảmbảo an toàn, an ninh trật tự cho các phương tiện tham gia giao thông Phát triển hệthống giao thông phải đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, bảo vệ môi
trường đô thi và đóng góp chung vào xây dựng văn minh đô thị xanh
- _ Trên góc độ kinh té
Tổ chức giao thông đô thị nhằm khai thác một cách hiệu quả các công trìnhgiao thông đô thị, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, giảm thiểu tai nạn giaothông, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh trạnh đô thị
14
Trang 19CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LY GIAO THONG ĐÔ THỊ Ở
QUAN HA DONG - THANH PHO HA NOI
2.1 Tổng quan về quận Hà Đông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa ly: Quận Hà Đông có toa độ địa lý 20°59 vĩ độ Bắc, 105945kinh Đông, năm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc
lộ 70A Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội
với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình Trên địa
bàn quận có sông Nhuệ, sông Day, kênh La Khê chảy qua.
Địa giới hành chính: Ranh giới quận tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ
+ Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
+ Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc OaiCác đơn vị hành chính bao gồm 17 phường là: Biên Giang, ĐồngMai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi,
Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn
Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu
Địa hình: Quận Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng bằngphang, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao dao động trong khoảng3.5m-6.8m Với địa hình bằng phang, quận có điều kiện thuận lợi trongthực hiện đa dạng hóa các ngành trồng trọt, chăn nudi Dia hình quận
được chia làm 3 khu vực chính sau
+ Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ
+ Khu vực Bắc kênh La Khê
+ Khu vực Nam kênh La Khê
15
Trang 20Điện tích và mật độ dân số: Quận Hà Đông có diện tích 47,92 km” với
dân số 265.136 người và mật độ dân cư là 5.520 người/km? (năm 2015)
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008,
từ ngày | tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tinh Hà Tây, huyện Mê Linh
của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình, Hà
Đông được sát nhập về thủ đô Hà Nội.
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về
việc thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toan
bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông, bao gồm 17 đơn
vị hành chính phường Ha Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ hai
của thành phố Hà Nội (sau quận Long Biên).
2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội
- Về kinh tế
Năm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông
quan trọng, Hà Đông có vi trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự
Quận Hà Đông có cơ cau kinh tế chuyển dịch, với ty trọng công nghiệp xây
dựng chiếm 53,5%, thương mai-dich vu-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ
còn 1,0% (năm 2015) Sản xuất công nghiép-tiéu thủ công nghiệp đã tiến những
bước dai về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2010-2013) đạt 15,7% Đặc biệt là thời điểm sau khi sát nhập vào thành phố Hà
Nội, từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Ha Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng
thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng
16
Trang 21Bảng 1 Tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn quận giai đoạn
(Nguôn: Báo cáo kinh tế - Phòng thống kê quận Hà Đông)
- _ Về dau tư xây dựng
Quận đã tập trung xây dựng và quản lý quy hoạch theo hướng nâng
cao chất lượng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả, đảm bảo thống nhất giữaquy hoạch tông thé phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng pháttriển đô thị Nhiều dự án hạ tầng xã hội, dự án nhà ở, công trình côngcộng đã và đang được hình thành làm thay đổi cơ bản diện mạo không
gian kiến trúc, cảnh quan đô thi
Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: VănQuán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc , các trườngđại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản có bước phát triển rõ rệt, môi trườngđầu tư được cải thiện, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn Giai đoạn từnăm 2010-2015, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình dang thi công, 39 công
trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục
chuẩn bị đầu tư dé trình duyệt
- Về giáo dục
Sự nghiệp giáo dục — đào tạo có bước phát triển mạnh cả về quy mô và
chất lượng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa đáp ứng ngày càngtốt nhu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
17
Trang 22nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộquan lý giáo duc được nâng cao Quận đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậctrung học Hiện quận Hà Đông có 65 trường mam non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao dang, dai hoc, trung hoc chuyén
nghiép dong trén dia ban quan.
- Vévan hóa xã hội
Từ những năm 2000, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây vềphong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn
hóa Năm 2015, có 82% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 27 làng,
khu phó, §2 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa Các lĩnh vực an sinh xã hội được
tập trung giải quyết có hiệu quả: Công tác tạo việc làm được chú trọng, hàngnăm đã tạo việc làm cho hon 5000 lao động Công tác dao tao nghề có bướcphát triển cả về quy mô, ngành nghề và hình thức đào tạo, góp phần quan
trọng tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung.
Chất lượng khám, chữa bệnh được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết
bị y tế được quan tâm đầu tư từng bước hiện đại, công tác xã hội hóa lĩnh vực
y tế được đây mạnh, mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của người dân từngbước được cải thiện Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả, đã chủđộng phòng ngừa, không để phát sinh các dịch bệnh trên địa bàn 100% các
đơn vị phường đều có trạm y tế và có bác sỹ.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai sâu rộng, cóhiệu quả từ Quận tới cơ sở Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhândân trên địa bàn thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, ồn định tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên, thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệphát triển dân số tự nhiên 1%/năm
Trên địa bản quận Hà Đông có các di tích lịch sử như chùa Văn Quán,
chùa Bia Bà La Khê, chùa Trắng Mậu Lương, đình La Khê, đình Cau Do
Hà Đông còn là nơi có nghê dệt lụa nôi tiêng từ lâu với làng lua Van
18
Trang 23Phúc nổi tiếng Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kếthợp với tham quan các làng nghề của vùng Ngoài ra còn có the La Khê,
làng rèn Da Sỹ
2.2 Thực trạng quản lý giao thông đô thị trên địa bàn quận Hà Đông
2.2.1 Về quản lý cơ sở hạ tang giao thông
2.2.1.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ
được quy hoạch theo 6 bàn cờ, chủ yếu là các tuyến đường quốc lộ lớn xuyên suốt cùng các con đường then chốt chạy qua địa bàn các phường thuộc quận.
Bảng 2 Hiện trạng một số tuyến đường chính trên địa bàn quận Hà Đông
¬ chiều dài hơn 512km và đi qua 4
2 ' Bat dau từ ‹ ` Loe NA xua
QL6-AHI3 | Tông chiêu Na cà tình thành phô (Hà Nội, Hòa
` X dau câu sông | en
(Đường dai: 512km ¬ Bình, Sơn La và Điện Biên).
kaa CÀ gay Nhuệ, quận ¬
.-quôc lộó6- | Chiêu dai oo _ | Điêm gay un tac là nút giao với
lên `
quan trọng và nhiêu phương tiện
lưu thông, tuy có sự nâng cấp vàcải tạo nhưng chất lượng không
19
Trang 24còn được như cũ.
Tông chiêu
Điêm đâu tại nút giao Ba
Là tuyến đường bộ cap quốc gia
của Việt Nam Là tuyến quốc lộ
21B) qua địa bàn điêm cuôi là | Long
quận nút giao với | Điểm gây un tac là nút giao với
quốc lộ 1 đường QL6-AHI3
Đường vành đai 3.5 Hà Nội năm
Đường Lê ngoài đường vành đai 3 và nằm
Trọng Tan trong đường vành đai 4 so với vị
` ˆ A ga: va đường trí trung tâm thành phố
Duong Lê | Chiêu dai ae oo ` `
F QLS kéo dài | Được hoàn thành xây dựng trên
, _ | Nhăm giảm tải sức ép lên tuyên
nut Ø1aO VỚI ` * °.
` x đường Nguyên Trãi (Thanh đường Mô ` h `
Xuân), tuyên đường Tô Hữu hay
Lao, chạy ` ¬ 5
còn được gọi là đường Lê Van
` F CÀ HẠT song song , HAI se Duong Tô | Chiêu dai ` Lương kéo dài, được đưa vào sử
nhiên mật độ các nút giao với
tuyên đường ngày càng gia tang, khiên việc ùn tắc trở nên nghiêm
trọng.
20
Trang 25Bắt đầu từ
ngã tư Lê Là 1 nhánh đường nhỏ hơn so với
Trọng Tắn— | các trục đường chính, chạy songĐường Yên | Chiều đài Tố Hữu, song với đường QL6, it phương
Lộ 2km chạy dọc tiện lưu thông và là điểm thông
theo hướng | thoáng giao thông trên địa bàn
đê Yên quận Nghĩa.
Hiện trạng đường còn mới, không
Chạy qua và h ` , ny
` ˆ rare ˆ ˆ phải tuyên đường chính nên ít
Đường Tô | Chiêu dai sông Nhuệ, " ` "
" An phương tiện lưu thông, đặc biệt
Hiệu 2.6km kết thúc ở x ` ¬
„ đoạn nôi qua sông Nhuệ là |
Văn Quán a,
diém nut quan trong.
¬ _ | La một trong những đoạn đường
Nut giao với ak ane CA GA CÀ og
` x oa ` có chiêu dài và độ rộng nhỏ, sô Đường Mô_ | Chiêu dài đường QL6 ¬ `
a , | lượng phương tiện giao thông
Lao 2.1km và đường Tô 4 ,
- tham gia chủ yêu là xe máy, xe
Hữu.
đạp.
Bắt đầu từ | Là con đường đã được xây dựng
oo ae truc duong lâu năm, chat lượng đường sá
Đê Yên Chiêu dài ; " ‹
- chính QL6 xuông câp nghiêm trọng mà chưa Nghĩa 2.4km
và kết thúc ở
Đông La.
có biện pháp xử lý để cải tạo
đường đi cho người dân
( Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Phòng Quán lý đô thị quận Hà Đông)Bên cạnh hệ thống tuyến đường bộ khá dày đặc và phong phú, hệ thống
câu vượt cũng được chú trọng dau tư xây dựng nham giảm thiêu 4c tac và tai
nạn giao thông, đặc biệt là ở các nút giao thông lớn, hay un tắc như
QL6/AHI3, Lê Trọng Tấn QLó, Lê Trọng Tấn Tố Hữu, QL21B QL6/AHI3 Tuy nhiên hệ thống cầu và ham dành cho người đi bộ chưa đượcchú trọng phát triển trên địa bàn quận
-21
Trang 26Bảng 3 Hiện trạng lưu thông của các phương tiện giao thông trên một số
tuyến đường chính ở quận Hà Đông
TT | Tên đường điều tra Trung bình xe/ ng đêm Ghi chú
> Bến xe Yên Nghĩa
Bến xe Yên Nghĩa được khởi công xây dựng từ năm 2006, hoạt độngchính thức từ năm 2010 với diện tích rộng gần 7 ha Theo thiết kế, bến xe này
có cả bến động và bến tĩnh Trong đó, bến tĩnh rộng 14.195 m2, bến động
15.288 m2, hệ thống nhà điều hành 4.050 m2 và sân đỗ xe lưu bến là 13.800
m2, kết hợp với các công trình phụ trợ như dịch vụ ăn uống, giải khát và các
dịch vụ khác phục vụ lái phụ xe và hành khách đi xe
22
Trang 27Bảng 4 Một số tuyến xe khách chủ yếu tại bến xe Yên Nghĩa —
quận Hà Đông
STT Tuyến đường Số tuyến/ngày | Giá vé (nghìn đông)
1_ | Yên Nghĩa — Hải Phòng 85 70.000
2 | Yên Nghĩa - Sài Gòn 15 850.000
3 | Yên Nghĩa - Qué Võ 45 40.000
4_ | Yên Nghĩa - Điện Biên Phủ 20 290.000
5_ | Yên Nghĩa - Hà Tĩnh 20 230.000
6_ | Yên Nghĩa — Ninh Giang 50 65.000
7 | Yên Nghia - Hải Dương 40 50.000
8 | Yên Nghia — Tân Lac 35 100.000
9_ | Yên Nghĩa — Vinh 20 230.000
10 | Yên Nghĩa - Móng Cái 30 250.000
11 | Yên Nghĩa - Đông Triều 40 100.000
12 | Yên Nghĩa - Hạ Long 30 120.000
13 | Yên Nghĩa - Cam Pha 30 120.000
14_ | Yên Nghĩa - Vân Đồn 20 110.000
I5 | Yên Nghĩa - Mộc Chau 30 180.000
16 | Yên Nghĩa - Sơn La 40 220.000
17 | Yên Nghĩa - Yên Châu 25 180.000
18 | Yên Nghĩa - Quynh Phụng 50 S0.000
19_ | Yên Nghĩa - Mường La 20 270.000
20_ | Yên Nghĩa - Vân Hồ 15 120.000
21 | Yên Nghĩa - Uông Bí 30 100.000
(Nguồn: Tổng hợp phòng thong kê)
> Bến xe Hà Đông
Trước đây, bến xe khách Hà Đông là 1 trong những bến xe có lưu lượngvận chuyền hành khách và hàng hóa lớn Tuy nhiên, sau khi có quyết định quyhoạch lại khu đất thành khu dân cư, bến xe Hà Đông (hay còn gọi là bến xe Hà
Đông cũ) nay trở thành nơi trông giữ xe của dân cư lân cận Hầu hết các chuyến
xe và tuyến đường đều được nhà xe chuyền về bến xe Yên Nghĩa Tính đến thời
điểm này thì bến xe khách Hà Đông đã hoàn toàn dừng hoạt động
c) Hệ thống giao thông công cộng
Giao thông công cộng trên địa bàn quận chủ yếu là mạng lưới xe bus
23