Trong bối cảnh chuỗi cung ứng, RFID mang lạinhiều lợi ích về quản lý hàng hóa, giảm thiểu thất thoát và tối ưu hóa quy trình vận hành.Tuy nhiên, việc triển khai RFID cũng đi kèm với các
Trang 1NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
MÔN HỌC
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
BÁO CÁO ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
Trang 2Tháng/Năm: 11/2024
Trang 3KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TINNGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
MÔN HỌC
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
BÁO CÁO ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
Trang 4Tháng/Năm: 11/2024
TRÍCH YẾU
Báo cáo này tập trung phân tích lợi ích và rủi ro tài chính khi triển khai công nghệ RFID trong chuỗi cung ứng Bằng cách nghiên cứu các ứng dụng RFID trong quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, và quản trị chuỗi cung ứng, nhóm đã đánh giá hiệu quả về việc tối
ưu hóa hoạt động, tăng cường độ chính xác dữ liệu và cải thiện năng suất Các phương pháp phân tích bao gồm sử dụng các mô hình kinh tế lượng, đánh giá độ nhạy, và phân tích ROI để làm nổi bật tác động tài chính của RFID đối với các doanh nghiệp ở quy mô khác nhau.
Báo cáo cũng trình bày chi tiết các lợi ích nổi bật như giảm chi phí lao động, tăng cường kiểm soát hàng tồn kho theo thời gian thực, và cải thiện khả năng cạnh tranh Đồng thời, rủi ro như chi phí đầu tư cao, bảo mật dữ liệu và tích hợp hệ thống cũng được cân nhắc Dựa trên những kết quả này, nhóm đưa ra các đề xuất chiến lược triển khai RFID hiệu quả và lộ trình giảm thiểu rủi ro, nhằm tối đa hóa lợi ích cho các tổ chức trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.
Trang 5MỤC LỤC
TRÍCH YẾU iii
MỤC LỤC iv
LỜI CẢM ƠN vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề án 1
1.3 Phân công công việc 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2
3.1 Giới thiệu 2
3.2 Nguyên lý hoạt động của RFID 2
3.3 Ứng dụng RFID trong trong Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng 3
3.3.1 Ứng dụng trong quản lý kho hàng: 3
3.3.2 Ứng dụng trong vận chuyển và phân phối hàng hóa: 3
3.3.3 Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng: 3
3.4 Lợi ích của công nghệ RFID 4
3.5 Rủi ro khi sử dụng RFID 4
3.5.1 Vấn Đề Bảo Mật 4
3.5.2 Chi Phí Đầu Tư Cao 4
3.5.3 Vấn Đề Về Quy Định Và Tuân Thủ 5
3.5.4 Khả Năng Tương Thích Và Tích Hợp 5
3.5.5 Vấn Đề Về Kỹ Thuật 5
CHƯƠNG 3 RFID FINANCIAL RETURNS ANALYSIS 6
3.1 Chi phí và lợi ích của RFID 6
3.2 Lợi ích tài chính khi triển khai RFID 6
3.3 Phân Tích Lợi Tức Đầu Tư 7
3.4 Phân Loại Quy Mô Doanh Nghiệp và Sản Phẩm 7
Trang 63.4.1 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI từ RFID (Quantifying ROI of
3.4.2 Các yếu tố đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ RFID (Quantifying Risk of RFID) 8
CHƯƠNG 4 ECONOMETRIC MODEL FOR RETURN ANALYSIS 9
4.1 So sánh quan điểm giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng 9 4.2 Mô hình kinh tế lượng 9
4.3 Phân tích từ hai góc nhìn 10
CHƯƠNG 5 SENSITIVITY ANALYSIS 12
5.1 Phân tích độ nhạy 12
5.2 Phân tích độ nhạy trong các trường hợp đa sản phẩm 13
6.2.1 Sản phẩm và thông tin cơ bản: 13
6.2.2 Kết quả so sánh 14
6.2.3 Đánh giá độ nhạy 14
6.2.4 Đề xuất: 14
5.3 Áp dụng các yếu tố phân tích độ nhạy 14
6.3.1 Đánh giá Đa Dạng Sản Phẩm: 14
6.3.2 Chi phí và lợi ích: 15
6.3.3 Phân Tích Lợi Nhuận: 15
6.3.4 Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất và Phân Phối: 15
6.3.5 Ra Quyết Định Chiến Lược: 15
CHƯƠNG 6 BREAK-EVEN ANALYSIS AND PROFIT MARGIN BENEFITS 16
6.1 Phân tích điểm hòa vốn 16
7.1.1 Các Yếu Tố Chính trong Phân Tích Điểm Hòa Vốn: 16
6.2 Biên lợi nhuận 17
7.3.1 Lợi ích về biên lợi nhuận: 17
CHƯƠNG 7 SIMULATION AND RISK ANALYSIS 19
7.1 Thiết lập kịch bản mô phỏng 19
7.2 Các thông số được đánh giá 19
7.3 Kết quả mô phỏng 19
7.4 Phân tích độ nhạy 19
Trang 77.5 Kết luận 20
CHƯƠNG 8 CASE STUDY TRONG VIỆC ỨNG DỤNG RFID 21
8.1 Amazon – Công Nghệ "Just Walk Out" 21
8.2 Tesla – Thẻ Chìa Khóa Thông Minh 22
8.3 Disney – Vòng Tay Ma Thuật 23
8.4 Pfizer – Chống Hàng Giả Trong Ngành Dược 23
8.5 BJC HealthCare - Cách mạng hóa quản lý y tế với RFID 24
KẾT LUẬN 26
Q&A: CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 36
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Thị Thanh Tâm vì
đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình thực hiện đềtài "Analysis of Financial Returns and Risks of Implementing RFID for SupplyChains."
Những góp ý và định hướng quý báu của cô không chỉ giúp chúng em hiểu sâuhơn về vấn đề phân tích tài chính và rủi ro trong việc triển khai công nghệ RFID, màcòn hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu và làm việc nhóm
Bài thuyết trình này là thành quả của sự cố gắng và hợp tác giữa các thành viên,cùng với sự chỉ dẫn tận tâm từ cô Nhóm chúng em hy vọng rằng bài báo cáo sẽmang đến góc nhìn thú vị và có giá trị
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bảng 1 Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt
8 NFC RFID Nhận dạng Tần số Radio Giao tiếp Tầm gần
Management System Hệ thống Quản lý Kho hàng
10 ERP/WMS Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh
nghiệp/Quản lý Kho hàng
11 SaaS - Software as a Service Phần mềm như một Dịch vụ
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 RFID trong chuỗi cung ứng 2
Hình 2 Cách thức hoạt động của RFID 3
Hình 3 So sánh quan điểm giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng 9
Hình 4 Mô hình kinh tế lượng 10
Hình 5 Phân tích độ nhạy trong các trường hợp đa sản phẩm 13
Hình 6 Phân tích điểm hòa vốn 16
Hình 7 Biên lợi nhuận 17
Hình 8 Công thức tính biên lợi nhuận 17
Hình 9 Quy trình “Just Walk Out” 21
Hình 10 Amazon ứng dụng RFID trong cửa hàng “Just Walk Out” 22
Hình 11 Tesla ứng dụng RFID trong thẻ chìa khoá thông minh 22
Hình 12 Disney ứng dụng RFID trong Magic Band 23
Hình 13 Pfizer ứng dụng RFID chống hàng giả trong ngành dược 24
Hình 14 BJC HealthCare ứng dụng RFID trong cách mạng hóa quản lý y tế 25
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Bảng các ký hiệu, chữ viết tắt viii
Bảng 2 Bảng Phân công công việc 1
Bảng 3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI từ RFID 7
Bảng 4 Các yếu tố đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ RFID 8
Bảng 5 Bảng Phân tích từ hai góc nhìn 10
Bảng 6 Bảng kết quả so sánh 14
Bảng 7 So sánh hiệu suất tài chính khi ứng dụng RFID trong một số lĩnh vực 33
Trang 12CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP
1.1 Giới thiệu
RFID (Radio Frequency Identification) là một công nghệ sử dụng sóng radio để tựđộng nhận diện và theo dõi các đối tượng Trong bối cảnh chuỗi cung ứng, RFID mang lạinhiều lợi ích về quản lý hàng hóa, giảm thiểu thất thoát và tối ưu hóa quy trình vận hành.Tuy nhiên, việc triển khai RFID cũng đi kèm với các chi phí và rủi ro đáng kể mà doanhnghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng
1.3 Phân công công việc
Bảng 2 Bảng Phân công công việc
STT MSSV Họ tên SV Công việc thực hiện Đánh giá công việc
1 Lê Quý Phát 22101407 Chương 3, Chương 4, Q&A, tổng hợp
2 Nguyễn Thị Ngọc Em 22014746 Chương 7, Kết Luận, Powerpoint 100%
3 Phạm Phương Trinh 22103243 Chương 2, Chương 8, Q&A, tổng hợp
4 Châu Mỹ Phương 22108821 Chương 1, Chương
5, Chương 6, tổng 100%
Trang 13hợp word
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
1.4 Giới thiệu
RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification, là công nghệ nhận dạng đốitượng bằng sóng vô tuyến Công nghệ RFID cho phép người dùng nhận dạng đối tượngqua hệ thống thu và phát sóng radio, hỗ trợ quản lý nhanh chóng, hiệu quả và chính xácnhất Không chỉ trong lĩnh vực Logistics, hiện nay, công nghệ RFID được ứng dụng phổbiến trong hầu hết các lĩnh vực, từ quản lý thư viện, trồng trọt, chăn nuôi đến y tế, trườnghọc và nhiều ứng dụng khác
Hình 1 RFID trong chuỗi cung ứng
1.5 Nguyên lý hoạt động của RFID
Nguyên tắc hoạt động của công nghệ RFID dựa trên sự tương tác giữa thẻ RFID vàđầu đọc Khi thẻ RFID nhận sóng radio từ đầu đọc, nó kích hoạt chip điện tử và truyền lạithông tin lưu trữ trong thẻ thông qua sóng radio Đầu đọc sau đó thu nhận tín hiệu này
và truyền thông tin đến hệ thống phần mềm để xử lý Lúc này hệ thống phần mềm cóthể lưu trữ, phân tích và thể hiện thông tin từ các thẻ RFID, từ đó quyết định cung cấpquyền truy cập vào hệ thống hay không
Ví dụ: Trong một thư viện hiện đại Mỗi cuốn sách đều được gắn một thẻ RFID chứa thông tin như mã số, tên sách, và trạng thái mượn/trả Ở cổng ra vào, có một đầu đọc RFID được lắp đặt.
- Khi mang một cuốn sách qua cổng, đầu đọc sẽ phát sóng radio để kích hoạt thẻ RFID trên sách.
- Thẻ RFID sau đó sẽ phản hồi bằng cách gửi dữ liệu được lưu trữ về cuốn sách đó,
như mã số sách và thông tin mượn
- Dữ liệu này được truyền tới phần mềm quản lý thư viện, phần mềm sẽ kiểm tra
trạng thái của cuốn sách (đã được mượn hợp lệ hay chưa)
- Nếu chưa quét mượn sách qua hệ thống, cổng sẽ phát cảnh báo Nếu mượn đúngquy trình, hệ thống sẽ cho phép đi qua mà không gặp trở ngại nào
Tương tự, trong các kho hàng hoặc nhà máy, quy trình này giúp theo dõi và kiểmsoát hàng hóa tự động, nhanh chóng, và chính xác hơn
Trang 15Hình 2 Cách thức hoạt động của RFID
1.6 Ứng dụng RFID trong trong Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng
1.6.1 Ứng dụng trong quản lý kho hàng:
RFID cho phép cập nhật thông tin chi tiết về số lượng, vị trí hàng hóa trong kho.Bên cạnh đó, công nghệ RFID có khả năng đọc được thông tin từ khoảng cách xa lên đếnhàng chục, hàng trăm mét Điều này cho phép các doanh nghiệp có thể kiểm soát đượclượng hàng tồn kho, từ đó đưa ra quyết định kịp thời về nhập, xuất hàng, điều phốinguồn lực
Ví dụ: Một công ty bán lẻ lớn như Walmart sử dụng công nghệ RFID để quản lý
kho hàng Khi sản phẩm được nhập vào kho, các thẻ RFID sẽ được gắn lên từng thùnghàng Nhờ hệ thống đầu đọc RFID, quản lý có thể kiểm tra chính xác số lượng và vị trí củatừng mặt hàng chỉ trong vài giây, thay vì mất hàng giờ để kiểm kê thủ công
1.6.2 Ứng dụng trong vận chuyển và phân phối hàng hóa:
Các thẻ RFID được gắn trên kiện hàng hoặc xe vận chuyển cho phép theo dõi lộtrình di chuyển, thời gian, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm,… đảm bảo sự an toàn và chấtlượng cho sản phẩm
Ví dụ: Công ty logistics như DHL gắn thẻ RFID trên các container và kiện hàng để
theo dõi lộ trình vận chuyển Ngoài việc biết được vị trí của kiện hàng, các cảm biến tíchhợp có thể đo nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian thực, đảm bảo các mặt hàng nhạy cảmnhư thực phẩm đông lạnh hoặc dược phẩm được bảo quản đúng điều kiện
1.6.3 Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng:
Bằng cách ứng dụng công nghệ RFID, các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi toàn bộ
“vòng đời” của sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra Từ đó, doanh
Trang 16nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng, truy xuất được nguồn gốc cũng như có thể xácđịnh được trạng thái lô hàng một cách đơn giản và tiện lợi hơn.
Ví dụ: Zara, thương hiệu thời trang lớn, sử dụng RFID để theo dõi toàn bộ chuỗi
cung ứng Từ khi sản phẩm còn trong giai đoạn sản xuất, thẻ RFID gắn trên từng sảnphẩm cho phép họ biết chính xác thời gian hoàn thành, tình trạng vận chuyển, và thờiđiểm hàng có mặt tại các cửa hàng Điều này giúp Zara nhanh chóng đáp ứng nhu cầuthời trang mới của thị trường
1.7 Lợi ích của công nghệ RFID
Theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực: Bằng cách ứng dụng RFID trong
Logistics, doanh nghiệp có thể thống kế chính xác số lượng sản phẩm hiện có, qua đó cóthể đánh giá được tình trạng vượt mức tồn kho, đảm bảo lượng hàng hóa có sẵn trên kệ
sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường
Theo dõi quy trình làm việc chuỗi cung ứng: Với công nghệ RFID, doanh nghiệp dễ
dàng theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng, thu thập dữ liệu cần thiết liênquan đến thiết bị, hàng tồn kho, tài sản,… giúp tự động hóa, đơn giản hóa trong toàn bộquá trình
Hạn chế thất thoát, hư hỏng hàng hóa: Các hàng hóa được gắn thẻ RFID sẽ giúp
các đơn vị Logistics kiểm soát được hàng tồn kho thông qua hệ thống định vị sản phẩmtheo thời gian thực
Phát hiện, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng: Mỗi thẻ RFID
được gắn mã định danh duy nhất, không thể sao chép Mỗi mã định danh có thể đượcliên kết với thông tin chi tiết về sản phẩm như ngày sản xuất, số lô, nhà sản xuất,… tạonên hồ sơ được lưu trên nền tảng đám mây không thể giả mạo
Tự động hóa việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối sản phẩm: Giải pháp RFID giúp
thúc đẩy tự động hóa kho hàng, từ việc nhận hàng, lưu trữ, đến phân phối sản phẩm
Tăng tốc độ kiểm hàng tồn kho: Theo đó, đầu đọc thẻ RFID thường được lắp đặt ở
vị trí thuận lợi nhất trong kho, giúp quét và nhận dạng nhiều mặt hàng cùng lúc, giúp tăngtốc độ kiểm hàng, đồng thời cung cấp thông tin cập nhật hàng tồn kho theo thời gianthực, giảm tình trạng hết hàng hoặc tồn kho quá mức
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Hiện nay, khách hàng mong muốn mọi hàng
hóa đều có sẵn mọi lúc mọi nơi Do đó, việc ứng dụng giải pháp RFID trong lĩnh vựcLogistics và chuỗi cung ứng sẽ cho phép nhà cung cấp theo dõi sản phẩm từ nhập đếnxuất, đảm bảo rằng sản phẩm luôn có sẵn theo yêu cầu từ khách hàng
1.8 Rủi ro khi sử dụng RFID
1.8.1 Vấn Đề Bảo Mật
Rủi Ro Về Xâm Nhập: Dữ liệu trên thẻ RFID có thể bị truy cập trái phép nếu không
được mã hóa đúng cách Điều này có thể dẫn đến việc rò rỉ thông tin nhạy cảm
Trang 17Nguy Cơ Gian Lận: Công nghệ RFID có thể bị giả mạo hoặc sao chép nếu các biện
pháp bảo mật không được thực hiện nghiêm ngặt
1.8.2 Chi Phí Đầu Tư Cao
Chi Phí Triển Khai: Việc triển khai hệ thống RFID đòi hỏi đầu tư lớn vào phần cứng
(đầu đọc, thẻ RFID) và phần mềm Đặc biệt là trong các tổ chức quy mô lớn, chi phí này cóthể khá cao
Chi Phí Bảo Trì: Bảo trì và nâng cấp hệ thống RFID cũng đòi hỏi chi phí đáng kể để
duy trì hoạt động hiệu quả và bảo mật
1.8.3 Vấn Đề Về Quy Định Và Tuân Thủ
Quy Định Pháp Lý: Việc sử dụng RFID có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định pháp lý
và quy chuẩn liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
Tuân Thủ Quy Trình: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hệ thống RFID của họ tuân
thủ các quy định và tiêu chuẩn về bảo mật và quyền riêng tư
1.8.4 Khả Năng Tương Thích Và Tích Hợp
Tính Tương Thích: Công nghệ RFID có thể gặp phải vấn đề tương thích với các hệ
thống và phần mềm hiện có Điều này có thể làm tăng thời gian và chi phí triển khai
Tích Hợp Phức Tạp: Tích hợp RFID vào các quy trình và hệ thống hiện tại có thể
gặp khó khăn, yêu cầu sự thay đổi và đào tạo
1.8.5 Vấn Đề Về Kỹ Thuật
Tín Hiệu Sóng Radio: RFID phụ thuộc vào sóng radio, và các yếu tố môi trường
như kim loại hoặc các vật cản có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và độ chính xác của hệthống
Vấn Đề Kỹ Thuật: Các vấn đề về phần cứng hoặc phần mềm có thể làm gián đoạn
hoạt động của hệ thống RFID và yêu cầu sửa chữa kịp thời
Việc triển khai RFID có thể mang lại lợi nhuận tài chính đáng kể cho doanh nghiệpthông qua việc giảm chi phí và tăng hiệu suất Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng các chiphí đầu tư và rủi ro liên quan để đảm bảo hiệu quả tối đa
Trang 18CHƯƠNG 3 RFID FINANCIAL RETURNS ANALYSIS
1.1.Chi phí và lợi ích của RFID
Khi một doanh nghiệp họ đưa ra quyết định áp dụng công nghệ RFID vào doanhnghiệp thì sẽ phải cân nhắc về các chi phí sau
- Chi phí thiết bị và cơ sở hạ tầng
Đây là các khoản chi phí ban đầu, bao gồm chi phí mua thẻ RFID, đầu đọc, và cácphần cứng hỗ trợ như máy tính và hệ thống máy chủ Những chi phí này phụ thuộc vàoquy mô và yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp
- Chi phí phần mềm và tích hợp hệ thống
Doanh nghiệp cần phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu từ các thẻ RFID Chiphí này có thể bao gồm giấy phép phần mềm, phát triển tùy chỉnh, và tích hợp với các hệthống quản lý hàng tồn kho (ERP, SCM)
- Chi phí vận hành và bảo trì
Sau khi triển khai, hệ thống cần được bảo trì định kỳ và nâng cấp để hoạt độnghiệu quả Các chi phí này bao gồm bảo trì phần mềm, cập nhật hệ thống, và hỗ trợ kỹthuật
- Chi phí nhân sự và đào tạo
Doanh nghiệp phải đào tạo nhân viên về việc sử dụng và quản lý hệ thống RFID.Các chi phí này bao gồm lương nhân viên, chi phí đào tạo và thời gian dành cho việc họctập
1.2.Lợi ích tài chính khi triển khai RFID
- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả
RFID cho phép theo dõi hàng hóa tự động và cập nhật dữ liệu thời gian thực về vịtrí và trạng thái hàng hóa Điều này giúp giảm thời gian kiểm kê, tăng tốc độ xử lý đơnhàng, và giảm lượng tồn kho dư thừa, từ đó tiết kiệm chi phí lưu kho
- Tăng cường độ chính xác và giảm sai sót
RFID giúp giảm thiểu lỗi con người khi kiểm kê thủ công Nhờ vào công nghệ tựđộng hóa, các giao dịch và quy trình vận hành trở nên chính xác hơn, giảm thiểu mất mát
và thiếu hụt hàng hóa
- Tăng khả năng cạnh tranh
Với việc cải thiện khả năng phục vụ khách hàng, doanh nghiệp có thể đáp ứngnhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, tăng sự hài lòng và lòng trung thành của họ
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Dữ liệu do RFID cung cấp có thể giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách giảmthời gian vận chuyển, tăng hiệu quả vận hành, và giảm chi phí vận chuyển không cầnthiết
Trang 19- Lợi nhuận tăng nhờ cải thiện doanh thu
Những lợi ích kể trên kết hợp với nhau giúp tăng doanh thu và giảm chi phí, từ đógia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng ROI của RFID, áp dụng cho các quy mô doanh nghiệp và sảnphẩm khác nhau
1.3.Phân Tích Lợi Tức Đầu Tư
ROI là cụm từ được viết tắt Return on Invesment, để xác định ROI từ việc triển khaiRFID, doanh nghiệp cần xác định chính xác các chi phí liên quan và ước tính lợi ích tàichính mà RFID mang lại Roi được tính dựa trên công thức
ROI=(Tổng lợi ích tài chính−Tổng chi phí )
Tổng chi phí
Công thức này giúp doanh nghiệp xác định tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư ban đầu,
từ đó đánh giá tính khả thi của dự án RFID Mô hình phân tích giúp xác định ROI cho cácloại doanh nghiệp và quy mô sản phẩm khác nhau Mô hình này sử dụng dữ liệu lịch sử vàgiả định về nhu cầu thị trường, doanh số kỳ vọng, và chi phí vận hành để dự đoán lợi ích
mà RFID mang lại
1.4.Phân Loại Quy Mô Doanh Nghiệp và Sản Phẩm
ROI của RFID sẽ thay đổi tùy theo loại hình doanh nghiệp và quy mô sản phẩm Cácdoanh nghiệp lớn với khối lượng hàng hóa lớn và chuỗi cung ứng phức tạp có thể nhậnthấy lợi ích rõ ràng từ RFID
Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ có thể cần cân nhắc kỹ hơn vì chi phí triển khai cóthể cao hơn lợi ích tài chính đạt được
Đối với các loại sản phẩm khác nhau, như sản phẩm có vòng đời ngắn (như hàngtiêu dùng nhanh) hoặc có giá trị cao, việc triển khai RFID có thể đem lại hiệu quả rõ ràng
về quản lý hàng tồn kho và theo dõi sản phẩm
1.4.1 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI từ RFID (Quantifying ROI of RFID)
Bảng 3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI từ RFID
Giá của Thẻ RFID Giá cả của thẻ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư ban đầu Nếugiá thẻ RFID giảm, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt ROI dương hơn
do chi phí tổng thể của hệ thống giảm
Lợi nhuận trên mỗi
đơn vị sản phẩm
Đối với các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, RFID có thể tạo raROI tốt hơn do tiết kiệm chi phí vận hành và tăng khả năng bánhàng nhanh chóng hơn
Phân tích độ nhạy Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như chi phí thẻ RFID,
nhu cầu sản phẩm, và lợi nhuận đơn vị trong các kịch bản lạc
Trang 20quan và bi quan Điều này giúp doanh nghiệp thấy được khảnăng biến động của ROI và đưa ra kế hoạch ứng phó phù hợp.
1.4.2 Các yếu tố đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ RFID (Quantifying Risk of RFID)
Bảng 4 Các yếu tố đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ RFID
Rủi ro về chi phí triển
khai
Chi phí đầu tư ban đầu cao là một trong những rào cản lớn
Do đó, doanh nghiệp cần dự trù nguồn vốn, có thể tìmkiếm các nhà cung cấp thẻ RFID với mức giá hợp lý và lên
kế hoạch triển khai từng giai đoạn
Vấn đề bảo mật dữ liệu
RFID có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật, cho phép đối thủ cạnhtranh hoặc kẻ xấu tiếp cận thông tin sản phẩm và hoạtđộng Do đó, doanh nghiệp cần triển khai các biện phápbảo mật và mã hóa thông tin phù hợp
Quản lý sự thay đổi
trong quy trình làm việc
Việc triển khai RFID yêu cầu điều chỉnh quy trình vận hành,nên có thể gặp phải kháng cự từ nhân viên Doanh nghiệpcần có kế hoạch đào tạo và hỗ trợ để giúp nhân viên làmquen với công nghệ mới
Trang 21CHƯƠNG 4 ECONOMETRIC MODEL FOR RETURN ANALYSIS
1.5.So sánh quan điểm giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng
Việc triển khai RFID mang lại các lợi ích tài chính khác nhau đối với nhà sản xuất
và nhà bán lẻ Nhà bán lẻ thường thấy lợi tức trên đầu tư (ROI) cao hơn do họ hưởng lợitrực tiếp từ việc cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu tình trạng hết hàng
và giảm chi phí lao động
Ngược lại, nhà sản xuất chịu trách nhiệm gánh chi phí ban đầu của hệ thống, baogồm cả chi phí thẻ RFID và cơ sở hạ tầng, khiến họ thận trọng hơn khi quyết định triểnkhai
Hình 3 So sánh quan điểm giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng
1.6.Mô hình kinh tế lượng
Mô hình kinh tế lượng sử dụng các yếu tố như khối lượng bán hòa vốn, lợi nhuậnđơn vị, và chi phí thẻ RFID để đánh giá khả năng tài chính của việc triển khai RFID Môhình này giúp xác định khối lượng bán tối thiểu cần thiết để tạo ra lợi nhuận và đánh giákhả năng sinh lời cho từng thành viên trong chuỗi cung ứng
Trong phân tích này, các trường hợp lạc quan, dự kiến, và bi quan được xem xét
để đánh giá tác động của các yếu tố này đối với ROI từ quan điểm của cả nhà sản xuất vànhà bán lẻ
Trang 22Hình 4 Mô hình kinh tế lượng
1.7.Phân tích từ hai góc nhìn
Từ quan điểm của nhà sản xuất, điểm hòa vốn về khối lượng bán và lợi nhuận đơn
vị là cao hơn so với nhà bán lẻ do chi phí cố định và đầu tư vào cơ sở hạ tầng Nhà bán lẻ,ngược lại, có thể đạt lợi nhuận sớm hơn với cùng một khối lượng bán do họ không phảichịu chi phí cho thẻ RFID
Bảng 5 Bảng Phân tích từ hai góc nhìn
Chi phí cố định Cao (Chi phí cho thẻ RFID, đầuđọc, cơ sở hạ tầng) Thấp hơn (phụ thuộc vàochi phí duy trì)
Lợi ích trực tiếp Tăng tính hiệu quả trong sảnxuất và quản lý hàng hóa Cải thiện khả năng quản lýtồn kho, giảm tình trạng
hết hàng
Khối lượng bán hòa
vốn Thấp hơn khi lợi nhuận đơn vịcao Dễ đạt hơn, phụ thuộc vàoquy mô bán hàng
Rủi ro đầu tư Cao do chi phí ban đầu lớn Thấp hơn, ROI nhanh hơnnhờ lợi ích trực tiếp
Lợi nhuận đơn vị Cần cao để bù đắp chi phí đầu tư Tỷ lệ thuận với số lượnghàng bán được
Tỷ lệ hoàn vốn Chậm hơn nếu khối lượng bánthấp Nhanh hơn, hiệu quả hơnkhi tối ưu tồn kho
Trang 23Fixed Costs: Đánh giá chi phí cố định khi triển khai RFID
Chi phí cố định bao gồm chi phí cho đầu đọc RFID, máy in/encoder, phần mềmtrung gian, và chi phí tư vấn triển khai Chi phí ban đầu này có thể dao động từ $500,000đến $750,000 cho một hệ thống RFID quy mô nhỏ Chi phí duy trì hàng năm chiếmkhoảng 10-15% chi phí dịch vụ bên ngoài, khoảng $50,000, tùy thuộc vào mức độ hoạtđộng của hệ thống Khi hệ thống RFID không được sử dụng hết công suất, chi phí cố định
có thể trở nên khó khăn hơn để bù đắp và có thể khiến quyết định đầu tư trở nên kémkhả thi
Sales Volume and Unit Profit: Phân tích khối lượng bán hàng và lợi nhuận đơn vị.
Các phân tích cho thấy khối lượng bán và lợi nhuận đơn vị có ảnh hưởng trực tiếpđến điểm hòa vốn của các bên Cụ thể, để hệ thống RFID đạt lợi nhuận với khối lượng bánthấp, sản phẩm cần có lợi nhuận đơn vị cao Khi khối lượng bán tăng, điểm hòa vốn củanhà sản xuất và nhà bán lẻ có xu hướng xa nhau do chi phí cố định của hệ thống RFID trởnên ít quan trọng hơn so với lợi ích của việc triển khai RFID Điều này giải thích vì sao cácsản phẩm có lợi nhuận đơn vị cao có thể bù đắp chi phí RFID nhanh hơn và giúp các công
ty đạt ROI nhanh hơn
Trang 24CHƯƠNG 5 SENSITIVITY ANALYSIS
1.8.Phân tích độ nhạy
Trang 25Trong phân tích độ nhạy được thực hiện cho RFID trong chuỗi cung ứng, tài liệuđánh giá các yếu tố có thể tác động đến lợi nhuận tài chính của việc triển khai RFID theocác kịch bản bi quan và lạc quan Quá trình này xem xét các thay đổi về chi phí và lợi íchRFID, đồng thời phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định triển khai Cácyếu tố chính được điều chỉnh trong phân tích độ nhạy bao gồm:
- Giá RFID Tag
Giá của các thẻ RFID được xem xét dựa trên các kịch bản biến đổi giá từ thấp đếncao để đánh giá độ nhạy của ROI (tỷ suất hoàn vốn) và thời gian đạt điểm hòa vốn Cụ thể,giá thẻ có thể thay đổi trong khoảng từ 1 cent đến 10 cent tùy thuộc vào quy mô muahàng và tiến bộ công nghệ
Trong các trường hợp có mức giá thẻ cao hơn (bi quan), các công ty cần phải có lợinhuận trên mỗi đơn vị cao hơn hoặc đạt mức doanh số bán hàng lớn để đảm bảo lợinhuận từ RFID Trong khi đó, giá thấp hơn (lạc quan) có thể làm tăng khả năng sinh lợi chocác công ty có doanh số vừa hoặc nhỏ
- Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm (Unit Profit)
Phân tích đánh giá rằng mức lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm có ảnh hưởngđáng kể đến quyết định triển khai RFID Với các sản phẩm có lợi nhuận thấp, RFID chỉmang lại lợi ích trong các tình huống doanh số cực lớn hoặc chi phí triển khai thấp
Ngược lại, với các sản phẩm có lợi nhuận cao, ROI tích cực có thể đạt được ngay cảvới doanh số bán hàng trung bình hoặc thấp, tùy thuộc vào giá thẻ RFID và chi phí cốđịnh
- Doanh số bán hàng
Số lượng sản phẩm bán ra cũng là một yếu tố quan trọng Các doanh nghiệp cókhối lượng bán hàng lớn hơn dễ dàng đạt được ROI tích cực hơn trong các kịch bản triểnkhai RFID Đặc biệt, phân tích chỉ ra rằng nếu doanh số bán hàng không đủ lớn, chi phí cốđịnh ban đầu của RFID có thể làm mất đi lợi nhuận tiềm năng
Kịch bản bi quan thể hiện rằng các công ty cần doanh số bán hàng rất lớn để bùđắp chi phí RFID nếu các điều kiện khác không thuận lợi, trong khi ở kịch bản lạc quan,mức doanh số hòa vốn có thể thấp hơn do chi phí RFID thấp hơn và lợi nhuận biên caohơn
- Chi phí cố định
Phân tích cũng bao gồm các chi phí cố định cho hệ thống RFID như chi phí thiết bịđọc, hệ thống trung gian, và phần mềm quản lý Những chi phí này ảnh hưởng lớn đếnkhả năng đạt hòa vốn, đặc biệt là với doanh nghiệp có quy mô bán hàng thấp
Theo các kịch bản bi quan, chi phí cố định cao làm tăng ngưỡng hòa vốn về doanh
số và lợi nhuận đơn vị Trong kịch bản lạc quan, nếu chi phí cố định giảm nhờ cải tiến côngnghệ hoặc khấu hao, các công ty có thể dễ dàng đạt được ROI tích cực ngay cả ở mức lợinhuận đơn vị hoặc doanh số trung bình
- Lợi ích từ tăng doanh số và cải thiện biên lợi nhuận