Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này vẫn còn nghiêng về hướng phân tích văn bản văn học dựa vào tiểu sử nhà văn và thị trường tiêu thụ, chưa thật sự đi sâu phân tích những chiến lược nghệ thu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN
ĐỖ NGUYỄN HOÀI THUẬN
KÍ CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TRƯỜNG VĂN HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn
TS NGUYỄN THANH TRƯỜNG
Đà Nẵng, tháng 12/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA NGỮ VĂN
ĐỖ NGUYỄN HOÀI THUẬN
KÍ CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TRƯỜNG VĂN HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn
TS NGUYỄN THANH TRƯỜNG
Đà Nẵng, tháng 12/2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, tôi đã lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là “Kí của Lan Khai nhìn từ lý thuyết trường văn học”
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Thanh Trường (giảng viên khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng)
đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu cùng quý thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã quan tâm, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2023
Tác giả
Đỗ Nguyễn Hoài Thuận
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận với đề tài “Kí của Lan Khai nhìn từ lý thuyết trường văn học” là công trình nghiên cứu trung thực của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Trường (giảng viên khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng)
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung đã cam đoan trên
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2023
Tác giả
Đỗ Nguyễn Hoài Thuận
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của khóa luận 8
6 Cấu trúc khóa luận 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1 10
TRƯỜNG VĂN HỌC VÀ KÍ CỦA LAN KHAI 10
1.1 Khái quát về trường văn học 10
1.1.1 Quan niệm về “Trường” 10
1.1.2 Sự tương tác của trường văn học 13
1.1.3 Đặc trưng và vai trò của trường văn học 20
1.2 Hành trình kí của Lan Khai trong trường văn học cách tân (1930 - 1945) 24
1.2.1 Trường cách tân trong thể loại kí (1930 - 1945) 24
1.2.2 Quan điểm nghệ thuật của Lan Khai 28
1.2.3 Kí của Lan Khai - kế thừa và sáng tạo trong trường văn học cách tân (1930 - 1945) 31
Tiểu kết chương 1 35
CHƯƠNG 2 37
ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI VĂN HỌC VÀ NHỮNG TÁC NHÂN 37
TẠO SINH TRƯỜNG LỰC TRONG KÍ LAN KHAI 37
2.1 “Cực tự chủ” và vị thế của chủ thể siêu vị 37
2.1.1 Từ cái tôi trần thuật 38
2.1.2 … đến cái tôi thẩm mỹ 43
2.1.3 …một cái tôi siêu vị hoá trong dòng chảy cuộc đời 48
2.2 “Cực quyền lực” và thẩm quyền diễn ngôn trong trường đối thoại 53
2.2.1 Từ đời sống xã hội con người 54
2.2.2 … đến vị thế xã hội con người 57
2.2.3 … một lối xác lập quyền năng nhân vị trong tinh thần hữu thể 63
CHƯƠNG 3 68
VỐN VÀ NHỮNG CHIẾN LƯỢC TẠO MÃ 68
TRONG THIẾT LẬP VỊ THẾ CHO KÍ LAN KHAI 68
3.1 Mã ngôn ngữ - hạt nhân cấu trúc cho trường văn bản kí 68
3.1.1 Từ ngôn ngữ đời sống 69
3.1.2 … đến ngôn ngữ thi ca 74
Trang 63.1.3 … tạo sinh các mã biểu tượng 79
3.2 Mã thể loại, những biến thể trong trường tương tác 82
3.2.1 Từ ảnh hưởng của tư duy trữ tình 83
3.2.2 … đến gặp gỡ trong ánh sáng kịch 88
3.2.3 … một lối dung hợp với truyện ngắn và tiểu thuyết 95
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Lý thuyết Trường không chú trọng nghiên cứu trong phạm vi văn bản hay ngoài văn bản mà tập trung quan tâm đến mối quan hệ giữa văn bản và chủ thể trong nhiều khu vực tiếp xúc thẩm mĩ Lý thuyết này ra đời nhằm dẫn giải vị thế của một nhà
văn trên văn đàn bằng cách xem xét, phân tích những tác nhân ảnh hưởng đến quá trình
kiến tạo tác phẩm Đồng thời, hướng tới kiến giải những lớp diễn ngôn mà nhà văn tạo lập trong văn bản Theo đó, lý thuyết Trường là công cụ đắc lực giúp nhận diện hành trình sáng tạo của một nghệ sĩ, xem xét mọi ảnh hưởng từ khu vực văn học trung tâm đến ngoại biên, qua đấy, phân tích sự phát triển và tồn tại của một hiện tượng, khuynh hướng văn học
1.2 Kí là thể loại có lịch sử phát triển lâu dài với nguồn cội xa xưa như bi kí, minh kí, mộ kí, tạp kí,… Một số tác phẩm thuộc thể loại kí trong văn học trung đại
phải kể đến là Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ
trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Trung Hưng thực lục (Hồ Sĩ Dương), Đến giai đoạn
văn học hiện đại đầu thế kỉ XX, thể loại này phát triển cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt, trong trào lưu cách tân văn học (1930 – 1945), kí văn học được hiện đại hoá
ở cả phương diện nội dung và hình thức, gắn với những tên tuổi như: Tam Lang, Trương Vĩnh Ký, Lan Khai, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân,
Tô Hoài,… đã đem đến một bước ngoặt cho hệ hình tư duy Mặc dù, mỗi tác giả có sự khác biệt về cách chiếm lĩnh hiện thực nhưng đều gặp gỡ ở một lối viết đề cao cá tính sáng tạo
1.3 Trong số các cây bút tài hoa trên, Lan Khai - người được gọi với danh xưng
“lão tướng” ở tiểu thuyết lịch sử hay truyện đường rừng cũng được xem là cây viết kí xuất sắc Với người nghệ sĩ, sự viết là quá trình trải hiện tiếng lòng với cuộc đời, là tri nhận những góc nhìn mới về hiện thực Tác phẩm không chỉ là những tập hợp các tư
liệu sinh động về cuộc sống, mà xa hơn, từ đối tượng phản ánh, được dẫn chiếu trên
đường biên hư cấu và khai mở nhiều trường ý nghĩa cho các lớp văn bản nghệ thuật Bởi vậy, mỗi trang kí của nhà văn Lan Khai đã riêng mình rẽ lối cho những thể nghiệm táo bạo và thực sự tạo ra nhiều khoảng trống vẫy gọi tầm đón đợi của người đọc
Trang 81.4 Tựu trung, các yếu tính khoa học đã nêu trên chính là cơ sở để chúng tôi hướng tới lựa chọn “Kí của Lan Khai nhìn từ lý thuyết trường văn học” làm đề tài nghiên cứu Soi chiếu kí của Lan Khai dưới ánh sáng trường văn học nhằm chỉ ra chiến lược nghệ thuật của nhà văn và đánh giá đúng về vị thế của Lan Khai trong dòng chảy thể loại giai đoạn 1930 - 1945
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến lý thuyết trường văn học
Pierre Bourdieu là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho lý thuyết Trường Không giống thi pháp học hay cấu trúc luận tập trung vào văn bản để phân tích Lý thuyết Trường của Bourdieu chú trọng lý giải những mối quan hệ giữa các tác nhân
trong cùng một cộng đồng Trong cuốn sách Quy tắc nghệ thuật Bourdieu đưa ra ba
khái niệm quan trọng là: vốn (capital), tập tính (habitus) và trường (field) [31] Thông qua đó đã giải quyết rất nhiều vấn đề như: ba trạng thái của trường, tìm kiếm tự chủ,
sự nổi lên của một cấu trúc đôi, thị trường tài sản tượng trưng; những nền tảng của một khoa học về tác phẩm: vấn đề phương pháp và điểm nhìn của tác giả Bourdieu cho rằng quyền lực xã hội chi phối toàn bộ hệ thống cấu trúc và mọi luật lệ trong trường Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này vẫn còn nghiêng về hướng phân tích văn bản văn học dựa vào tiểu sử nhà văn và thị trường tiêu thụ, chưa thật sự đi sâu phân tích những chiến lược nghệ thuật tạo ra trong nội tại văn bản cùng những ảnh hưởng của nó đến trường văn học
Được thúc đẩy rất mạnh mẽ bởi nghiên cứu của Bourdieu, lý thuyết trường lại tiếp tục được phát triển bởi Neil Fligstein và Doug McAdam [60] Các tác giả đã đưa
ra mô hình mới gọi là trường hành động chiến lược (strategic action fields) Trong quá trình lập thuyết, nhóm nghiên cứu tập trung dẫn giải về sự cạnh tranh giữa các thể chế
và thị trường cũng như tìm hiểu động cơ quyền lực của một trường Vấn đề trung tâm nhất là bàn về trật tự xã hội được kiến tạo từ quá trình tương tác chiến lược từ các chủ thể đang nắm giữ vị trí có lợi Trên cơ sở đó, các học giả đề xuất các khái niệm: khung định hình, cơ hội chính trị, sự đổ vỡ và sự dàn xếp, các giai đoạn của tranh chấp, người
Trang 9đương nhiệm và người thách thức Qua đó, trật tự xã hội được lý giải rất sâu về nguồn gốc ra đời, quá trình tồn tại, đấu tranh và tiếp tục phát triển trong một trường
Sau là Paul DiMaggio cùng với Walter Powell [61] đã đưa ra khái niệm trường
tổ chức (organizational field), với công trình mang tên: The Iron Cage Revisited:
Institutional Isomorphism and Collective Rationality in Organizational Fields Ở bài
nghiên cứu này, hai tác giả đi sâu khai thác, tìm hiểu tính đồng nhất giữa các trường
Họ cho rằng mọi trường lúc mới hình thành luôn tồn tại sự đa dạng đối kháng nhau nhưng sẽ dần mang tính ổn định khi đã được định hình và thống nhất Mỗi tác nhân tham gia vào trường tuy có sự đa dạng ban đầu nhưng để được công nhận thì họ buộc phải bị “đồng hoá” (homogenization) để có được sự đồng dạng (isomorphism) Tóm lại, nghiên cứu chú trọng đến quá trình các chủ thể đồng dạng để tạo nên sự thống nhất trong trường
Alain Viala tiếp tục phát triển lý thuyết Trường thành lý thuyết về định chế văn
học “Đến những năm 1970 - 1980, khái niệm định chế văn học đã thực sự chiếm một
vị trí đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu văn học ” [39, tr.99] Viala cho rằng:
“những thực hành văn học luôn diễn ra trong một phạm vi định chế” [39, tr.106] Song
phần lớn, vẫn thiên về chính trị, Viala cho thấy tính chất của mối liên kết giữa văn học
và chính trị Trong đó, văn học chịu sự chi phối của định chế nhà nước nên sự ra đời của tác phẩm theo ông phụ thuộc vào rất nhiều thể chế các bên từ nhà xuất bản, viện thẩm định và salon văn học
Việc nghiên cứu sơ lược về vấn đề lý thuyết trường trên thế giới, tổng hợp gồm
có những công trình đã nghiên cứu nổi bật như sau: Trong công trình nghiên cứu của
bài báo khoa học: “Applying Bourdieu’s Field Theory: The Case of Social Capital and
Education” [58] của Michael Grenfell Bài báo này đưa ra một cuộc thảo luận về cách
sử dụng khái niệm “xã hội”, “vốn” trong chính sách giáo dục Công trình nghiên cứu
so sánh giữa Bourdieu và Becker “Worlds, fields and Networks: Becker, Bourdieu and
the structures of Social Relations” [56] của Wendy Bottero và Nick Crossley nhằm lý
giải sự khác nhau về quan điểm của hai nhà nghiên cứu Bài báo này đưa ra khái niệm
của Bourdieu về các lĩnh vực văn hóa, khái niệm của Becker về “thế giới nghệ thuật”
và khái niệm mạng được phát triển trong phân tích mạng xã hội
Trang 10Ở Việt Nam có công trình nghiên cứu về lý thuyết trường của Phạm Văn Quang
- Xã hội học văn học Một số vấn đề cơ bản [39] Trong công trình của cuốn sách này
đã khái lược những vấn đề sau: Văn chương từ hành động cá nhân đến hiện tượng xã hội, các vấn đề của lý thuyết Trường văn học (một cách tiếp cận mới, trường tri thức
và trường văn học, vấn đề tự chủ của trường, mối quan hệ giữa trường văn học và trường quyền lực, vai trò của xã hội học về trường trong phê bình văn học), định chế văn học, v.v…
Phạm Văn Quang trong nghiên cứu Lược khảo lý thuyết trường văn học của
Bourdieu trên tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học xã hội và nhân
văn đã nhắc lại sơ lược lý thuyết trường văn học của Pierre Bourdieu, chỉ ra những khái niệm nền tảng và so sánh lý thuyết trường với lý thuyết định chế văn học của Jacques Dubois Tác giả cũng đặt vấn đề liên quan đến trường văn học là tác động diễn ngôn cá nhân lên thực tại xã hội cũng như cần giải quyết sự mâu thuẫn giữa hai lý thuyết P Bourdieu và Jacques Dubois Nếu P Bourdieu quan tâm việc giải quyết những tương tác nội tại của nhà văn ảnh hưởng đến việc sáng tác thì J Dubois cho rằng văn chương là một hệ thống sản xuất chịu sự chi phối của các tổ chức định chế Tuy vậy, sau cùng, tác giả vẫn khẳng định những đóng góp của Pierre Bourdieu trong việc mở đường, tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu sau “Từ lý thuyết trường của Bourdieu, thường bị giới hạn trong việc nghiên cứu thực địa một quốc gia, các nhà nghiên cứu sau này đã mở rộng biên độ của nó để mô tả sự vận hành của văn chương thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa.” [38;tr.1481]
Bên cạnh đó, có thể kể đến công trình nghiên cứu, dịch thuật từ cuốn Les règles
de l’art của nhóm các tác giả Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc: Pierre Bourdieu, Quy tắc của nghệ thuật Sự hình thành và cấu trúc của trường văn chương
[31] Ở cuốn sách này, hai tác giả đã dịch lại công trình nổi tiếng của Pierre Bourdieu
– tác phẩm tuyên ngôn một cách hệ thống về lý thuyết Trường và trường nghệ thuật Trong công trình này, Pierre Bourdieu đã đưa ra một loạt các khái niệm: vốn, căn tính, quán tính, chiến lược, vị thế…trong các mối quan hệ của không gian trường
Nguyễn Phương Ngọc trong bài báo Nghiên cứu văn học nghệ thuật và lý thuyết
“trường lực” của Pierre Bourdieu đã tóm tắt những nét chính trong trường văn học
Trang 11của Pierre Bourdieu và đặt vấn đề về cách nghiên cứu văn học theo lý thuyết Trường Tác giả cho rằng nghiên cứu theo cách tiếp cận này sẽ có cái nhìn toàn diện về một giai đoạn văn học, từ những nhà văn nổi tiếng đến những cây bút không tên tuổi “Có thể thấy nghiên cứu văn học theo hướng lý thuyết trường cho phép giải quyết một trong những vấn đề nan giải của lịch sử văn học "Ai là người được ghi tên?" thay vì tranh luận nhà văn này hay nhà văn kia xứng đáng được vinh danh bởi đã có "công lao" đối với lịch sử văn học và/ hoặc lịch sử tư tưởng, các nghiên cứu theo góc độ trường quan tâm đến mọi thành phần trong trường lực, từ những nhà văn hay nhóm nhà văn ở đỉnh cao danh vọng cho đến các nhà văn không hoặc chưa có tên tuổi” [45, tr.133]
Ở bài báo khác Tìm hiểu khả năng ứng dụng lý thuyết trường vào nghiên cứu
đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX [45], Nguyễn Phương Ngọc đã khái quát
lại những nghiên cứu sâu rộng về lý thuyết Trường ở nhiều tác giả và ứng dụng lý thuyết này vào phân tích đời sống văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ
XX Tác giả đã đi sâu lý giải ảnh hưởng từ mối quan hệ giữa các nhà văn và việc định hình vị trí của họ trên văn đàn Nghiên cứu này đi theo hướng xã hội học, cụ thể là tập trung thành lập danh sách các nhà văn, sưu tầm thông tin các tập thể, tìm hiểu thể chế văn học chính thống và phi chính thống, tìm hiểu vị thế trong trường văn học và tìm hiểu quá trình vận động của các nhà văn
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thúy trên tạp chí Văn nghệ
quân đội với công trình“Một số tác giả văn học thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
đầu thế kỉ XXI nhìn từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu” [46] đã giúp cho ta có
một cách nhìn nhận về văn học thị trường một cách khách quan, hạn chế được những luồng định kiến dựa trên các tác giả nổi bật trên các cuốn sách được bán chạy ở thành phố Hồ Chí Minh như: Nguyễn Nhật Ánh, Anh Khang, v.v Tuy nhiên, các công trình được kể đến ở trên đây mới chỉ tiến hành đưa ra những khái niệm, những thuật ngữ cơ bản, sơ lược ngắn gọn về vấn đề Trường chứ chưa thật sự đi sâu vào phân tích, mổ xẻ hay ứng dụng về đặc điểm, bản chất một cách sâu sắc và hài hòa ở những khía cạnh khác nhau của trường văn học
Trang 122.2 Những công trình, bài viết nghiên cứu về kí của Lan Khai
Hai tác giả có nhiều nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như mảng truyện đường rừng của Lan Khai là Nguyễn Thanh Trường và Trần Mạnh Tiến Trong công
trình Lan Khai - Ký, hai tác giả đã sưu tầm hơn 30 tác phẩm kí của Lan Khai
(1929-1943) nhằm giới thiệu những thành tựu đặc sắc của Lan Khai và tạo nguồn tư liệu giải
mã thế giới nghệ thuật cũng như căn tính nhà văn Lan Khai Trong cuốn sách này, Trần Mạnh Tiến đã nhận định “Kí của Lan Khai có lối kết cấu rất riêng Ngoài những chất liệu hiện thực dồi dào, những thống kê chính xác, nhưng cái tôi của người viết vẫn mang đậm chất trữ tình và thế sự Lời văn bình dị tự nhiên nhiều sắc điệu.” [51, tr.14] Tác giả nghiên cứu cho thấy trong kí Lan Khai có sự dung hợp nhiều thể kí, nhiều sắc giọng và mang tính dự phóng Trần Mạnh Tiến cho rằng Lan Khai có đóng góp và thành công nhất ở những trang kí viết về phong tục và danh lam thắng cảnh đất nước Ông ca ngợi tấm lòng nhiệt huyết cùng những nỗ lực của Lan Khai trong việc dấn thân
và nhập thân vào các không gian văn hóa để kiến giải cho những nét phong tục tập quán Nhà nghiên cứu đã xác quyết vị trí riêng cho Lan Khai trên văn đàn “Khác với
“chủ nghĩa xê dịch” hiếu kì của một số văn sĩ đương thời, cuộc hành trình của Lâm Tuyền Khách lại hướng tới tận cùng những kí ức dân gian của các cộng đồng dân tộc nhằm làm tăng thêm nhựa sống cho sáng tác của mình” [51;tr.12] Qua đó khẳng định đây là một cây bút luôn có ý thức vượt thoát lối mòn để xác lập chân dung riêng biệt
Trần Mạnh Tiến đã đóng góp công trình Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc
(2006) với tập hợp nhiều bài viết về cuộc đời, tài năng, văn nghiệp của Lan Khai Ông dành nhiều tâm huyết để sưu tầm các trang viết về nhà văn Lan Khai, qua đó tạo nguồn
tư liệu nghiên cứu cho các học giả Ở bài viết “Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm” (Theo Báo văn nghệ số 15), khi đề cập đến các tác phẩm kí Lan Khai, Trần Mạnh Tiến đã đánh giá cao năng lực của Lan Khai trong việc quan sát, mô
tả thế giới thiên nhiên và khả năng miêu tả căn tính của các tộc người Tác giả có những phân tích sâu sắc, qua đó chỉ ra sở trường độc đáo trong kí Lan Khai “Nhiều trang viết nhà văn như hóa thân vào cỏ cây, hoa lá, chim muông, lẫn mình trong các phong tục tập quán của đồng bào, phân thân vào chân dung và số phận mỗi con người trong truyện, do vậy đã đem đến sự đồng cảm mạnh mẽ với bạn đọc” [49, tr.150]
Trang 13Nguyễn Thị Cảnh với bài viết Tác phẩm kí của Lan Khai, đã tổng hợp những
tác phẩm của Lan Khai, khái quát nội dung trong từng thể tài kí Tác giả đã chỉ ra sự tài hoa của Lan Khai trong từng tác phẩm nhưng chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra dẫn chứng Những phân tích, bình luận sâu về từng thể tài vẫn chưa được đào sâu Ở phương diện nghệ thuật, tác giả chỉ ra hình tượng người trần thuật, giọng điệu, cảm hứng sáng tác và ngôn ngữ được sử dụng nhưng chỉ là những phát hiện mang tính khái lược Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng khẳng định tài năng của Lan Khai “Đó là một nhà văn yêu nước, một trái tim đa cảm luôn hướng tới cội nguồn, giàu khát vọng, yêu tạo vật, đau nỗi đau của con người và xen vào đó còn là những nét tâm trạng ưu thời trong một xã hội chứa đầy bóng tối.” [49, tr.137]
Nguyễn Thanh Trường trong bài báo Kí đường rừng của Lan Khai và logic
quanh co của thể loại đã đặt kí Lan Khai vào trường thể loại kí để chỉ ra những giao
thoa thể loại độc đáo của cây viết này Nhà nghiên cứu cho rằng “Kí Lan Khai là một hỗn dung sự thật được mã hóa thành những hình tượng nghệ thuật và bằng những hình tượng nghệ thuật.” [53, tr.70] Ngoài ra, tác giả đã phân tích sự hỗn dung thể loại trong các tác phẩm kí của Lan Khai khi chỉ ra cấu trúc lệch chuẩn: phóng sự - tiểu thuyết Lan Khai viết nhiều loại kí như du kí, hồi kí, nhật kí… nhưng thành công nhất vẫn là
du kí Ở mỗi tác phẩm kí là một nỗ lực của ông trong việc đổi mới thể loại Tác giả cũng nhấn mạnh tư duy liên văn bản đã tạo nên liên hệ giữa kí ức đường rừng và kí ức
vô thức của văn hoá Nguyễn Thanh Trường đã phân tích, làm rõ những tổ chức diễn ngôn được mã hóa trong trường văn bản của kí Lan Khai để chứng minh tư duy nghệ thuật tài năng của nhà văn này
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ là sự khởi đầu cho những hướng nghiên cứu sau này Tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống về kí của Lan Khai nói chung và kí của Lan Khai nhìn
từ trường văn học nói riêng một cách đầy đủ Trong nội dung công trình nghiên cứu của chúng tôi trên đây, sẽ tập trung đi sâu vào phân tích, khám phá, tiến hành đánh giá
và đưa ra những kết luận khoa học trong việc tiếp nhận thể loại kí của Lan Khai dựa trên mô hình lý thuyết trường văn học Đồng thời, qua đó cũng trình bày và khẳng định
rõ căn tính của nhà văn Lan Khai
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Kí của Lan Khai nhìn từ lý thuyết trường
văn học Cụ thể, chúng tôi tiến hành giải mã trường lực nhà văn tạo ra ở cực tự chủ,
cực quyền lực và chiến lược sử dụng vốn Từ đấy thấy được vai trò lí thuyết trường trong nghiên cứu và khám phá các hiện tượng văn học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát tuyển tập Lan Khai - Ký (NXB Hội Nhà văn,
2015) Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm kí của các tác giả khác liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Dùng để phân tích và khái quát các chiến lược nghệ thuật của Lan Khai
4.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh đối chiếu sự phát triển giữa các tác phẩm kí của Lan Khai; và so sánh đối chiếu giữa sáng tác của Lan Khai với các tác giả cùng thời khác
5 Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài Kí của Lan Khai nhìn từ lý thuyết trường văn học, chúng tôi
mong muốn đưa cái nhìn khách quan và hệ thống về chiến lược nghệ thuật của Lan Khai trong việc tạo lập căn tính cho mình trên văn đàn Việt Nam, đặc biệt ở trường đổi mới thể loại kí giai đoạn 1930 - 1945
Trang 156 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Trường văn học và kí của Lan Khai
Chương 2: Định chế xã hội văn học và các tác nhân tạo sinh trường lực trong kí Lan Khai
Chương 3: Vốn và những chiến lược tạo mã trong thiết lập vị thế cho kí Lan Khai
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TRƯỜNG VĂN HỌC VÀ KÍ CỦA LAN KHAI 1.1 Khái quát về trường văn học
Xã hội học khẳng định được vị trí của mình với những tên tuổi nổi tiếng như August Compte, Karl Marx, Hebert Spencer, Emile Durkheim, Max Weber, Anthony Giddens, Ferdinand Tönnies, Vilfredo Pareto… August Compte là người đầu tiên đưa
ra khái niệm xã hội học và hướng nghiên cứu cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều hoàn toàn có thể được lý giải bằng khoa học Compte cho rằng xã hội này chỉ có một quy luật duy nhất điều khiển con người và xã hội nên con người cần khám phá ra được quy luật chung ấy Xã hội học của Durkheim cũng có những điểm kế thừa từ A.Compte, ông cùng quan điểm rằng những vấn đề của con người trong xã hội chỉ có thể giải thích dựa vào quy luật khách quan của đời sống Khám phá cấu trúc xã hội thì sẽ hiểu được
cơ chế nào đã ảnh hưởng lên cá nhân Còn Anthony Giddens thì đi sâu hơn hướng nghiên cứu theo cấu trúc luận, rằng con người là thực thể hành động xã hội nên sẽ có
xu hướng tái cấu trúc lại các cấu trúc xã hội mà họ từng bị tác động Pierre Bourdieu
đã đi xa hơn các nhà xã hội học trước đó khi xác lập cách nhận định và đánh giá vị trí của một tác nhân bằng cách soi chiếu những tác động nội lực và tác động ngoại lực ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tác nhân đó Từ khi Pierre Bourdieu (1930 -
2002) chính thức đặt vấn đề Trường (field) thì nó mới trở thành hướng nghiên cứu
nhận được nhiều sự quan tâm trong giới khoa học Để đi sâu tìm hiểu về lý thuyết Trường và đặc biệt là trường văn học, việc nắm được khái niệm “Trường”, những đặc điểm của trường văn học trong mối tương quan với trường tri thức và trường quyền lực là điều tối quan trọng
1.1.1 Quan niệm về “Trường”
Khái niệm trường đã xuất hiện trong vật lý, trường lực là mối quan hệ giữa các phần tử trong một không gian theo quy luật hút và đẩy Khái niệm này được chuyển đổi trong tâm lý học bởi Gestalt, đặc biệt là Wolfgang Köhler, người nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong trải nghiệm cảm nhận và phát triển phương
Trang 17pháp tiếp cận địa hình (Levi Martin, 2003) Kurt Lewin đã điều chỉnh nó thành tâm lý
xã hội để xem xét các tương tác giữa một cá nhân và môi trường của họ
Sau đó, P Bourdieu đã áp dụng khái niệm trường vào xã hội học để nghiên cứu
về sự tác động lên cá nhân của cấu trúc xã hội Theo định nghĩa của Bourdieu, trường
là “không gian xã hội mà trong đó các tác nhân tham gia sản sinh ra các tác phẩm
văn hoá được xác định vị trí” [63, tr.5,6] Ông cho rằng xã hội là một thực thể phức
tạp nên muốn khám phá đối tượng cần phải xem xét những mối quan hệ xung quanh đối tượng đó Theo Bourdieu, khi tham gia vào trường, mọi cá nhân đều là chủ thể hành động có ý thức và biết tính toán Các hành động xã hội quy dẫn về một “ý nghĩa thực hành” (sens practiques) được nội tâm hoá bởi các tác nhân (agents) Từ những thực hành trong trường sẽ giúp tác nhân định vị được vị thế Tóm lại, khái niệm trường Bourdieu được hiểu là một không gian xã hội mang tính cạnh tranh giữa các tác nhân buộc chủ thể phải sử dụng vốn (capitals) của mình để xây dựng chiến lược riêng và nâng cao vị thế Với xuất phát điểm nghiên cứu lý thuyết trường từ góc nhìn của xã hội học và triết học, P Bourdieu đã nỗ lực trong việc ứng dụng lý thuyết này vào các lĩnh vực khác, trong đó có văn học Ông ra sức dung hoà việc phân tích chủ quan lẫn khách quan của văn học nhưng khi phân tích trường văn học Bourdieu vẫn chú trọng vào các mối quan hệ khách quan tác động đến chủ thể sáng tạo Những phân tích về nội tại văn bản cũng chỉ mới là sự phân tích tập trung vào cấu trúc xã hội tác động lên tâm tính cá nhân chứ chưa thật sự đi sâu khám phá nội tại văn bản và nhìn nhận những
chủ thể nội tại một cách rốt ráo Chẳng hạn, khi phân tích tác phẩm Giáo dục tình cảm
của Flaubert và đặt nó trong trường văn học Pháp, Bourdieu chỉ phân tích theo xu hướng xã hội học Ông chỉ ra những cấu trúc xã hội ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa Flaubert và trường chính trị, giữa Flaubert và những nhà văn cùng thời chứ chưa thật
sự chỉ ra những nhân tố nào tác động đến phong cách viết của Flaubert và những chiến
lược nghệ thuật trong Giáo dục tình cảm
Tiếp nối Pierre Bourdieu, Howard Becker chú trọng vào tương tác giữa các chủ thể khi phân tích về trường văn học và trường nghệ thuật Becker định nghĩa thế giới
nghệ thuật là “nơi những con người có tố chất nghệ sĩ tương hỗ lẫn nhau trong việc
lấy cảm hứng từ hiện thực đời sống” [57, tr.1] Becker cho rằng thế giới nghệ thuật
(art world) là mạng lưới liên kết hoạt động của những con người có sự cộng tác với
Trang 18nhau Thế giới nghệ thuật hình thành nhờ sự đóng góp tri thức của mỗi cá nhân và tương tác giữa các cá thể Becker đưa ra ba khái niệm: mạng lưới (networks), quy ước (convention) và tài nguyên (resources) Mạng lưới chính là sự tương tác và liên kết giữa các chủ thể khác nhau nhằm tạo nên sản phẩm nghệ thuật Quy ước là những thông lệ trong thế giới nghệ thuật buộc các cá nhân tham gia vào tuân theo để điều phối hành động của họ trong thế giới nghệ thuật đó Tài nguyên là vốn mà chủ thể sở hữu được trong quá trình tương tác ở mạng lưới nghệ thuật Như vậy khi mạng lưới nghệ thuật tan rã thì các quy ước nghệ thuật cũng bị phá huỷ theo và những chủ thể cũng mất đi nguồn tài nguyên của mình Khái niệm thế giới nghệ thuật của H.Becker
là mạng lưới liên kết các chủ thể nhờ vào tính linh hoạt xã hội và các thực hành tập thể Ông quan niệm rằng thế giới nghệ thuật và các tác nhân tham gia vào đó mang quan hệ cộng sinh Những chủ thể này cũng được Becker phân tách ra nhiều nhóm nhỏ
đa dạng như: các người nghệ sĩ cùng thời, nhà sản xuất, nhà chính trị, nhà biên tập … Qua đó có thể thấy, nếu H Becker luôn truy tìm những yếu tố tác động đến sự ra đời của tác phẩm nghệ thuật thì P.Bourdieu lại quan tâm đến việc nhà văn đã sử dụng chiến lược nghệ thuật nào để chiếm được vị thế cao trong trường văn học
Tiếp nối sự mở đường của P Bourdieu và sau là H Becker, Paul DiMaggio cùng với Walter Powell đã đưa ra khái niệm trường tổ chức (organizational field) Hai
học giả cho rằng: “Theo lĩnh vực tổ chức, có nghĩa là những tổ chức, tổng thể, tạo
thành lĩnh vực được công nhận của đời sống thể chế gồm: nhà cung cấp, người tiêu dùng tài nguyên và sản phẩm, các cơ quan quản lý và các tổ chức khác sản xuất các dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự” [61, tr.148] Có thể hiểu, trường tổ chức được định
nghĩa là một tập hợp các tổ chức ràng buộc người tham gia hoặc các nhóm tham gia phải tuân theo những cấu trúc được định sẵn Sự thống nhất của các trường tổ chức có được nhờ vào sự đồng dạng các chủ thể Ba cấp độ đồng dạng mà nhóm nghiên cứu đưa ra là: cưỡng bức đồng dạng (coercive isomorphism), bắt chước đồng dạng (mimetic isomorphism) và quy phạm đồng dạng (normative isomorphism)
Một định nghĩa khác cũng được Neil Fligstein và Doug McAdam đề xuất là
trường hành động chiến lược (strategic action field) như sau “là một xã hội cấp trung
gian có phân cấp thứ tự, là nơi các tác nhân (có thể là cá nhân hoặc tập thể) tương tác với kiến thức về nhau theo một tập hợp các hiểu biết chung về mục đích của lĩnh
Trang 19vực này, các mối quan hệ trong lĩnh vực này (bao gồm ai có quyền lực và tại sao), và những quy tắc của lĩnh vực” [60, tr.3] Như vậy, có thể hiểu, trường hành động chiến
lược là một xã hội trung gian nơi các tác nhân tương tác với nhau thông qua những tập hợp kiến thức được quy định trong chiến lược của trường để rồi tiếp tục tái sản xuất
cơ chế đó Trường chiến lược chia nhỏ vấn đề và phân tích mục đích chiến lược của trường, vai trò của các tác nhân, luật chơi và cách thức các tác nhân tương tác để học hỏi và thay đổi chiến thuật Lý thuyết trường hành động chiến lược vận dụng lý thuyết hành động tập thể (collective action theories) để lý giải cơ cấu tái sản xuất hành vi và trật tự xã hội Fligstein và McAdam vẫn giữ nguyên ý tưởng của P Bourdieu về lý thuyết trường như sự tự chủ của trường, các quy tắc trò chơi, sự bất bình đẳng về vị trí của các tác nhân và mối quan hệ giữa các vị trí của các tác nhân Tuy nhiên, trường hành động chiến lược làm mới lý thuyết trường ở chỗ đưa ra quan điểm rằng: vấn đề trung tâm của lý thuyết trường nằm ở trật tự xã hội được thiết lập Họ đi truy tìm căn nguyên của trật tự và diễn tiến của nó trong trường Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và từng hoàn cảnh mà chiến lược hành động của các tác nhân sẽ khác nhau, chi phối trực tiếp đến trật tự xã hội Mỗi lần chiến lược thay đổi sẽ gây ra những cuộc xung đột giữa những người nắm giữ những lợi thế và lợi ích trong trường
Từ những ý kiến khác nhau về trường như trên, chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về trường như sau: trường là không gian xã hội tồn tại sự cạnh tranh và tương tác giữa các tác nhân tham gia vào đó Các tác nhân muốn khẳng định vị thế của mình và lật đổ những quy luật bền vững thì phải dựa vào nguồn vốn để xây dựng những chiến lược nghệ thuật riêng Nguyên lý tranh đấu này chính là động lực tồn tại của trường
Vì thế, trong mọi trường luôn tồn tại hợp lưu của những dòng lực được tạo ra từ chính các tác nhân tham gia Các dòng lực chi phối và ảnh hưởng liên tục lên cấu trúc của trường trong một thời gian nhất định Nó còn tác động đến hành vi của các tác nhân để những hành vi ấy đi theo quy luật hiện tại của trường
1.1.2 Sự tương tác của trường văn học
1.1.2.1 Trường văn học và trường tri thức
Trường tri thức chính là tập hợp những mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào hệ thống sản xuất tri thức Hệ thống ấy gồm: nhà văn, nhà sản xuất, nhà phê bình, nhóm tác giả, giáo sư, kênh truyền hình Bàn về trường tri thức, Bourdieu cho rằng:
Trang 20“Không thể quy giản vào một tập hợp các tác nhân riêng biệt, vào một tổng thể bổ
sung lẫn nhau của các yếu tố kề cận nhau một cách đơn thuần, trường tri thức, cũng giống như sự vận động của từ trường, tạo thành một hệ thống các dòng lực: nghĩa là những tác nhân hay tác tử hoặc những hệ thống tác nhân tham gia có thể được mô tả như là những lực mà khi được đặt định, khi đối lập nhau và được cấu thành, sẽ tạo cho trường một cấu trúc đặc thù của nó ở một thời điểm cụ thể trong thời gian.” [39,
tr.75] Mỗi chủ thể đó đều có sự đồng dạng trong các thực hành xã hội nên tạo ra một cấu trúc thuộc về trường tri thức tại các thời điểm khác nhau Cấu trúc ấy làm nên tính
tự chủ và chi phối các tác nhân mới tham gia phải tuân theo qui luật hiện hành “Ngược
lại, mỗi tác nhân đều được định đoạt bằng sự phụ thuộc của nó vào trường này: nhờ vào vị trí đặc biệt nắm giữ trong trường mà nó có được sự sở hữu vị trí bất khả quy giản vào những sở hữu bên trong và đặc biệt có được một kiểu tham gia nhất định vào trường văn hóa như là hệ thống những quan hệ giữa những chủ đề và những vấn đề
và qua đó, có được một cái vô thức văn hóa nhất định, đồng thời từ bên trong, nó được phú cho cái ta gọi là một trọng lực chức năng” [39, tr.75] Có thể thấy, sự xuất hiện
của mỗi chủ thể trong trường tri thức đều mang vai trò độc lập nhưng luôn có sự gắn kết với nhau Những vị trí ấy đều tạo ra một lực riêng, dựa trên sự đóng góp vào trường tri thức Những sản phẩm hay những thực hành của các chủ thể nâng cao nguồn lực cho trường
Trường văn học nằm trong phạm vi của trường tri thức Nó là một không gian rộng lớn, có sự tồn tại của không gian sản xuất và không gian tiếp nhận Ở không gian sản xuất gồm không gian xuất bản, không gian tạp chí, không gian các nhà sản xuất và không gian tác phẩm Bourdieu không sử dụng khái niệm “nhà văn”, “tác giả” theo quan niệm là người sáng tạo nên tác phẩm Thay vào đó, ông dùng “người sản xuất”
để nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ thể và các tương tác xung quanh là cơ sở tạo nên một tác phẩm Bourdieu khẳng định chủ thể với khả năng tự nhận thức của mình sẽ có những chiến lược để tương tác với các xung lực khác; từ đó kiến tạo sản phẩm Ở không gian tiếp nhận gồm không gian độc giả, không gian các nhà phê bình, không gian nhật báo và ấn phẩm định kì Trong phạm vi bài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào không gian tác phẩm để soi chiếu những tương tác lực
Trang 21Trường văn học và trường tri thức có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua việc tương tác, hấp thu và chuyển hoá lực Trường văn học có tính tự chủ nhưng vẫn nằm trong phạm vi của trường tri thức nên không thể chối từ sự ảnh hưởng Ở nội tại tác phẩm, nhà văn không chỉ thuần sử dụng tri thức văn học để sáng tác mà luôn lĩnh hội tri thức từ nhiều nguồn để tạo nên chiều sâu cho “đứa con tinh thần” Trường văn học trở thành một tiểu trường của trường tri thức, góp phần vào việc kiến tạo khung tri
thức cho xã hội “Trong viễn cảnh đó, những đặc trưng chủ đề và hình thức thể loại
của mỗi tác phẩm được diễn giải như là một kiểu tạo lập quan điểm của tác giả ở giữa không gian văn học” [39, tr.78] Như vậy, có nghĩa trường văn học cũng tự xác lập vị
thế của mình trong trường tri thức khi đóng vai trò như một tác nhân tham gia kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức về văn học
Vì vậy, tính liên văn bản trở thành một đặc tính tạo nên sự tương tác giữa trường tri thức và trường văn bản Mỗi văn bản không bao giờ là sáng tạo thuần túy độc đáo
của nhà văn mà luôn là tập hợp của những tiền văn bản Nói như R.Barthes “mỗi văn
bản là một liên văn bản, những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó
và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh, mỗi văn bản như là tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ” [3;tr.35] Mỗi một văn bản vì vậy luôn là sự tái
cấu trúc những văn bản trong quá khứ và có tiềm năng trở thành tiền văn bản của những văn bản ra đời sau Cứ thế trường văn học và trường tri thức được chuyển hoá trong nhau và cùng nhau phát triển Mối quan hệ giữa trường tri thức và trường văn học là mối quan hệ tương hỗ Bởi, trường tri thức là nguồn mạch giúp trường văn học tạo ra nhiều mạng lưới những mã, những diễn ngôn chồng xếp trong cấu trúc một văn bản Mặt khác, trường văn học là nơi góp phần tạo nên “sự giàu có” của trường tri thức khi liên tục tái sinh kiến thức
1.1.2.2 Trường văn học và trường quyền lực
Khám phá quyền lực xã hội là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về trường của Bourdieu và trong trường tổ chức của Neil Fligstein và Doug McAdam Trường
quyền lực là “không gian các quan hệ lực giữa các tác nhân hay các thiết chế vốn có
điểm chung là sở hữu số vốn cần thiết để chiếm những vị thế ưu thắng trong các trường
Trang 22khác nhau” [31, tr.355] Những nhóm người thuộc các tiểu trường khác nhau sở hữu
những vị thế cao nhờ vào việc tích lũy lượng vốn tiếp tục tạo ra những lực riêng để xây dựng cấu trúc chung cho trường quyền lực Nguyên lý thứ bậc được tập trung vì trường quyền lực sẽ luôn tạo ra lợi thế cho những chủ thể có sức nặng về vốn kinh tế
và chính trị
Trường văn học là một tiểu trường nằm trong phạm vi của trường quyền lực –
nơi diễn ra cuộc đấu tranh giữa các cá nhân nắm quyền lực kinh tế Mặc dù “trật tự
văn chương được thiết lập dần dần sau một tiến trình dài và chậm chạp” [31, tr.355]
nhưng trường văn học vẫn không thể nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc đua lợi tức mà trường quyền lực đã thiết lập Nguyên lý cấu tạo cơ bản của trường gồm hai cực: cực thương mại và cực tự chủ Nếu cực thương mại đi theo nguyên lý lợi tức, trọng giá trị kinh tế thì cực tự chủ lại lấy nguyên tắc thẩm mỹ làm giá trị trung tâm Nói theo P.Bourdieu thì đó là sự đối lập giữa tiểu trường sản xuất lớn và tiểu trường sản xuất
hẹp“nghĩa là giữa ưu thế được tạo ra cho sản xuất và cho trường của các nhà sản xuất
và thậm chí cho cả tiểu trường của những người sản xuất vì người sản xuất, và ưu thế dành cho sự phổ biến, công chúng, tiêu thụ, sự thành công được tính trên số lượng phát hành; hoặc cũng có thể là sự đối lập giữa thành công muộn và bền vững của những “tác giả kinh điển” và sự thành công tức thời và nhất thời của các loại best- sellers; hay cuối cùng đó là sự đối lập giữa một kiểu sản xuất dựa trên sự khước từ về khía cạnh “kinh tế” và lợi nhuận (nghĩa là số lượng in ấn), không quan tâm hay bất chấp những mong đợi từ phía công chúng và không thể có sự đòi hỏi nào ngoài đòi hỏi mà nó tự tạo cho chính nó nhưng trong một tương lai bất định, và một kiểu sản xuất đảm bảo sự thành công và những lợi ích bằng cách thích ứng với một đòi hỏi tiền hữu” [39, tr.82]
Trang 23Hình 1: Trường sản xuất văn hóa trong trường quyền lực và trong không gian xã
hội [39; tr.208]
Trang 24Hình dung không gian xã hội như một nam châm, một cực là trường quyền lực
và một cực là trường văn học Ở trường quyền lực vốn kinh tế mạnh và vốn văn hóa thấp Trong khi đó, ở trường văn học thì ngược lại, vốn kinh tế thấp và vốn văn hóa mạnh Qua mô hình trên có thể thấy sự chênh lệch về vốn giữa trường văn học và trường quyền lực Nếu trường văn học giàu có về vốn văn hoá thì trường quyền lực lại mạnh về vốn kinh tế và ngược lại Mối quan hệ giữa hai cực trong trường văn học vì thế cũng đối lập nhau Hai cực này tạo nên hai cực lớn chi phối đến toàn bộ cấu trúc của trường văn học
Khước từ yếu tố kinh tế để tìm kiếm một
loại vốn tượng trưng
Phụ thuộc vào yếu tố kinh tế để tìm kiếm một loại vốn kinh tế
Từ chối mọi hình thức cổ võ ồn ào (quan
hệ công chúng, những thổ lộ tâm sự, hội
thảo)
Vận dụng các kỹ thuật cổ võ, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, in ấn, bìa sách loè loẹt…
Chu trình sản xuất kéo dài, không có thị
trường hiện tại, chấp nhận rủi ro
Chu trình sản xuất ngắn, hạn chế tối thiểu rủi ro, thu lợi nhuận nhanh chóng và sản phẩm nhanh chóng bị lỗi thời
Đối tượng nhắm tới: các nhà sản xuất/ các
nhà văn, những người cùng lãnh vực,
những bộ phận trí thức của tầng lớp ưu việt
Đối tượng nhắm tới: “công chúng”, những
bộ phận không phải là trí thức của tầng lớp
ưu việt (“công chúng học thức”) và những tầng lớp xã hội khác
Những mong đợi: sự thừa nhận từ đồng
nghiệp, thành công muộn và bền vững –
mang tính kinh điển
Những mong đợi: thành công tức thời và nhất thời – sách bán chạy
Tạo ra chính đòi hỏi của mình, phản kháng
và phá huỷ những chuẩn mực hiện hành,
tìm kiếm hình thể mới
Thích ứng vào đòi hỏi tiền hữu, tuân thủ những chuẩn mực đang thống trị: chủ đề, khuôn mẫu, lối viết; sản phẩm tầm thường
về mặt xã hội, phá bỏ đi những sự phân chia
Tìm kiếm một sự nắm giữ quyền lực của
tính chính đáng về khía cạnh văn hoá
Lệ thuộc vào các cơ quan tại chỗ; hoặc cũng có sự từ chối lệ thuộc Tự đảm bảo
Trang 25Người xuất bản thể hiện như một người
phát hiện táo bạo
Người xuất bản thể hiện như một doanh nhân
Nhà phê bình hoài nghi về sự thành công Người phê bình tạo ra từ sự thành công giá
trị của mình
Nhìn chung, dù bị trường quyền lực ảnh hưởng đến việc hình thành tiểu trường sản xuất lớn nhưng tiểu trường sản xuất hẹp trong trường văn học vẫn bền bỉ chứng minh giá trị của chính mình Trường văn học vẫn không xa rời bản chất thẩm mỹ của mình khi liên tục diễn ra sự tranh đấu vị thế giữa các nhà văn trong việc xác lập trường
lực nghệ thuật của mình Theo đấy, “nghiên cứu một trường lực có nghĩa là cần phân
tích từ nhiều góc nhìn đồng đại/ lịch đại; vĩ mô/ vi mô; bên trong/ bên ngoài để tìm hiểu quan hệ và cấu trúc của trường (các cực, các vị trí, quan hệ giữa các vị trí và tác nhân); quan hệ qua lại với các trường lực khác, và rộng hơn là quan hệ với các không gian xã hội tổng thể; tìm hiểu quy luật và hướng vận động của trường; tìm hiểu lịch
sử hình thành và phát triển của trường; tìm hiểu các tác nhân và với các đặc điểm của họ” [45, tr.120, 121]
Từ đó, có thể rút ra được rằng mối quan hệ giữa trường quyền lực và trường văn học là mối quan hệ không thể tách rời Trường quyền lực là thiết chế thống trị lên tất cả mọi lĩnh vực và trường văn học cũng không nằm ngoài vòng tròn ấy Trường văn học tham gia vào cuộc chạy đua về lợi tức do ảnh hưởng của trường quyền lực Đằng sau những sáng tác nằm trong danh sách bán chạy (best seller books) là những diễn ngôn do trường quyền lực tạo ra nhằm thu về lợi nhuận cao Thế nhưng, trường văn học vẫn luôn tự ý thức về sứ mệnh của nó: sứ mệnh Chân – Thiện – Mỹ Hệ giá trị cốt lõi này là kim chỉ nam để trường văn học thật sự tạo ra giá trị thẩm mỹ bền vững
Trang 261.1.3 Đặc trưng và vai trò của trường văn học
Trường văn học là một không gian tồn tại với nhiều sự đối kháng và tương tác lực nhưng nó không phá vỡ cấu trúc tổng thể của trường Những đặc trưng của trường vẫn được phát huy mạnh mẽ trong tương quan đối sánh với các trường khác nên trường
văn học mang tính tự chủ Trong công trình Những quy tắc của nghệ thuật, P
Bourdieu đã bàn luận về tính tự chủ của trường văn học khi đặt trong tương quan so sánh giữa nguyên lý thương mại và nguyên lý thẩm mỹ - tượng trưng Từ đây, tác giả khẳng định hai trụ cột này là nền tảng cho sự phát triển độc lập và bền vững của trường văn học Tác giả chỉ ra sự cần thiết của cả hai nguyên lý “không có tự chủ của trường
mà không có sự phát triển kinh tế và thương mại; cũng vậy, không thể có sự phát triển kinh tế và thương mại của toàn bộ lãnh vực xuất bản mà không có sự phát triển của một trường độc lập có tầm quan trọng về tính tượng trưng trong xã hội” [39; tr.81] Trong phạm vi bài nghiên cứu, chúng tôi đi sâu giải mã tính tự chủ ở nguyên lý thẩm
mỹ - tượng trưng của trường văn học Ở mỗi giai đoạn văn học đều có những quan niệm thẩm mĩ và thi pháp nghệ thuật đặc trưng Văn học là tấm gương phản chiếu những hiện thực cuộc sống và thể hiện những nhu cầu của con người trong từng khoảng thời gian Chính vì vậy, trường văn học mang đặc điểm riêng ở mỗi thời kì, buộc người đọc muốn giải mã tác phẩm giai đoạn đó phải có kiến thức nền tảng về quy luật thời điểm ấy Sự tự chủ còn đến từ tính đặc thù của trường văn học: khoa học về ngôn từ nghệ thuật Vì thế, dù cùng thuộc trường nghệ thuật nhưng trường văn học vẫn xác lập
vị trí riêng biệt so với các trường khác như trường âm nhạc, trường hội hoạ, trường điêu khắc, v.v Từ tính tự chủ, trường văn học tạo lập được nên những cấu trúc vững chắc, buộc những người mới gia nhập phải tuân theo những quy luật hiện hành Theo
đó, sự vững chắc của cấu trúc được củng cố những lần được người tham gia tái cấu trúc trong những tác phẩm nghệ thuật của mình Hệ thống thi pháp sẽ mãi như những xác chữ nếu không được mềm hoá qua những mã nghệ thuật trong tác phẩm Từ tính
tự chủ, trường văn học mang vai trò tạo dựng trường chủ thể ở phạm vi trường văn bản Nhà văn hòa mình giữa những biến thiên của cuộc đời để phản ánh hiện thực nhưng hiện thực ấy luôn được khúc xạ qua lăng kính chủ quan Tính chủ thể xuất phát
từ tư duy nghệ thuật kết hợp với phong cách sáng tạo của tác giả sẽ trở thành mạch nguồn của bản thể văn chương Chủ thể xuất hiện trong văn bản trở thành chủ thể hư
Trang 27cấu, tức “biến mất” để tái sinh trong một hình dạng khác và vươn lên thành chủ thể siêu vị
Để tính tự chủ được bền vững, buộc các nhân tố trong trường liên tục củng cố
cấu trúc của trường Vì thế, mỗi cá nhân bước vào trường đều chịu ảnh hưởng của tính
đồng dạng P Bourdieu quan niệm trường văn học cũng như những trường khác đều
“là một trường lực tác động đến tất cả những ai dấn thân vào đó, và theo cách thức khác biệt nhau tuỳ thuộc vào vị trí họ nắm giữ” [39; tr.5-6] Từ đó, có thể thấy, tính đồng dạng là đặc trưng của trường văn học nói riêng và các trường khác nói chung Đồng dạng tức là chịu sự ảnh hưởng giống nhau khi tham gia vào trường Đồng quan niệm về tính đồng dạng, Paul DiMaggio và Walter Powell đã nghiên cứu chuyên sâu
về đặc tính này Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng có ba kiểu đồng dạng là: cưỡng bức đồng dạng (coercive isomorphism), bắt chước đồng dạng (mimetic isomorphism) và quy phạm đồng dạng (normative isomorphism) Cưỡng bức đồng dạng là cưỡng ép người tham gia tuân theo những tiêu chuẩn, quy tắc mà trường đặt ra Như đã phân tích
về tính cấu trúc ở phía trên, mỗi trường đều được định hình bởi một cấu trúc nên nó tồn tại những quy luật riêng; vì thế nhằm đảm bảo hệ thống được bền vững, các tác nhân buộc phải hoạt động theo khuôn khổ Áp lực phải thay đổi này có thể xuất phát trực tiếp hoặc gián tiếp từ kì vọng văn hoá môi trường Bắt chước đồng dạng là sự thay đổi, học hỏi những tiến bộ của môi trường khác để áp dụng cho cộng đồng mà mình đang thuộc về Bởi lẽ, trường văn học là không gian rộng lớn bao gồm rất nhiều tiểu trường Haunschild và Miner (1997) đã phân loại dạng bắt chước đồng dạng thành ba loại, bao gồm: (i) bắt chước tần số (frequency imitation), (ii) bắt chước tình huống (trait imitation) và (iii) bắt chước kết quả (outcome imitation) [62] Nhờ những sự thay đổi để tiến bộ đó, cấu trúc của trường văn học ngày càng được nâng cao hơn Quy phạm đồng dạng đến từ sự chuyên nghiệp hoá trong các thực hành văn học của các tác nhân Điều này giúp phát triển tính dân chủ cho người tham gia và hoàn thiện trường văn học Nói cách khác, sự đồng dạng này là sự tự nhận thức để thay đổi, sự chủ động tích cực của bản thân người tham gia nhằm tạo sự ổn định cho trường Paul DiMaggio
và Walter Powell đưa ra hai cách tích lũy kiến thức tạo tiền đề cho quy phạm đồng dạng là: giáo dục chính quy (formal education) và sự phát triển - kết nối với các mạng lưới mối quan hệ (the growth and elaboration of professional networks) Có thể thấy, tính đồng dạng có vai trò củng cố cấu trúc của trường và gia tăng sự ổn định Tìm hiểu
Trang 28trường văn học là cách nhận diện đặc điểm và tiến trình phát triển thể loại Thể loại là
bộ khung qui định mọi tổ chức trong văn bản Vì thế, trường văn học luôn gia tăng sức nặng của thể loại như một thước đo cho những người mới tham gia và những cá nhân đang ở trong trường tiếp tục tái cấu trúc
Bourdieu quan niệm bản chất của những mối quan hệ trong trường là mối quan
hệ quyền lực Sự tranh giành quyền lực được diễn ra gián tiếp thông qua các sáng tác văn học của nhà văn nhằm vươn lên vị thế cao hơn, thiết lập lại quy luật của trường Thêm vào đó, trường “được thiết lập trên sự phân chia không đồng đều các vốn tượng trưng giữa những vị trí khác nhau, nên hiện tượng tranh đấu là cần thiết để chiếm lĩnh,
tích lũy và duy trì các vốn” [38, tr.1478] Vì thế trường là một không gian mang tính
đấu tranh Ở đó luôn tiềm tại những xung lực của mỗi nhà văn tham gia vào trường
tạo ra Nắm vững và tuân thủ các luật chơi trong trường là chưa đủ, các tác nhân cần
có những chiến lược riêng (strategy) để đảm bảo sự tồn tại của mình trong trường Ông cho rằng “Một cuộc cách mạng thành công, trong văn học hay hội hoạ [ ] là sản phẩm của cuộc gặp gỡ giữa hai tiến trình, tương đối độc lập, nổi lên trong và ngoài trường Những kẻ mới đến dị loại - từ chối bước vào vòng xoáy tái sản xuất đơn giản, vốn dựa trên sự thừa nhận lẫn nhau của “kẻ cũ” và “người mới” - đã đoạn tuyệt với những chuẩn mực sản xuất hiện hành” [31, tr.420] Chiến lược ấy vừa tạo ra những trường lực giúp những cây bút đối kháng lại những lực xung quanh vừa lật đổ những quy chuẩn đang được xác lập để tái thiết một trật tự mới Những cây bút mới gia nhập trường văn học muốn khẳng định vị thế của mình thì cần hình thành một đường dây liên đới giữa thế giới hiện thực và thế giới mĩ cảm bên trong nhà văn để xây dựng một thế giới nghệ thuật riêng Những sáng tác nghệ thuật phải mang tính mới, lệch chuẩn
và thách thức hệ thẩm mĩ truyền thống Để có thể tạo nên những chiến lược nghệ thuật
đó, người tham gia cần tích lũy một lượng vốn nhất định Nguồn vốn này là tài nguyên
có được từ những kiến thức khoa học, trải nghiệm cuộc sống và từ cả những cuộc tranh đấu trước đó của nhà văn Tính đấu tranh trong trường văn học đem lại vai trò tạo lập trường quyền lực Chiến lược nghệ thuật của nhà văn xây dựng trường lực cho văn bản thông qua các tổ chức diễn ngôn Những hoạt chất ấy hợp nhất thành một vùng tập trung để tạo nên điểm rơi của lực Trọng lực giúp khẳng định phong cách nhà văn và nâng cao vị thế trong trường văn học
Trang 29Từ những đặc trưng và vai trò của trường văn học, chúng tôi xây dựng nên phương cách tiếp cận một hiện tượng văn học từ góc nhìn lý thuyết trường văn học Bởi lý thuyết này luôn chú trọng đến các mối quan hệ nên mọi phân tích phải dựa đặt các đối tượng vào các mối liên hệ
Thứ 1, để sử dụng lý thuyết trường văn học cần dựa vào những tiểu trường sau:
trường chủ thể, trường quyền lực và trường hình thức Quá trình nhận diện hình thái trường chủ thể, cần đi vào ba đối tượng là: chủ thể nhà văn, chủ thể nhân vật và chủ thể bạn đọc để khai thác sự tự chủ Ở trường quyền lực cần hướng vào xác định những đối thoại của nhà văn với chuẩn mực xã hội Ở trường hình thức, có thể kiến giải từ rất nhiều như ngôn ngữ, thể loại, giọng điệu, nhịp điệu… để nhận diện chiến lược nghệ thuật mà tác giả sử dụng
Thứ 2, xác lập tính năng của các tiểu trường trong mối quan hệ phụ thuộc vào
hai nhân tố quan trọng: tập tính và quán tính
Thứ 3, phân tích thuộc tính, bản chất của tập tính và quán tính trong quá trình
tương tác, dịch biến và chuyển hoá thành trường lực xuyên suốt quá trình nhà văn tri nhận thế giới và phản ánh lên tác phẩm văn học Những trầm tích văn hoá được khơi dậy để ẩn mình trong tầng tầng lớp lớp kí hiệu mã Tuy nhiên, tập tính của từng nhà văn sẽ biến đổi dựa vào hoàn cảnh, tức khi tiếp xúc với trường văn học, tập tính sẽ linh hoạt ứng biến phù hợp để đồng nhất với quán tính Sự khác biệt ở tập tính vẫn chưa thể tạo dựng sự công nhận cho nhà văn nên anh ta cần chấp nhận những quy luật đang thống trị trong trường văn học Đồng dạng hoá chính mình thể hiện rõ ở sự tuân thủ khung thể loại và quan niệm thẩm mĩ của văn học trung tâm
thống nhất với quán tính về thể loại và tư tưởng Chính sự liên đới giữa tập tính và quán tính tạo lập trường lực cho văn bản Mỗi tiểu trường có sự khác nhau nhưng khi phân tích phải tựa trên trục tập tính và quán tính để khai thác sự cá biệt
Theo đó, trong phạm vi công trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích, đánh giá
kí Lan Khai theo lý thuyết trường văn học từ ba tiểu trường: trường chủ thể (ở khía cạnh chủ thể nhà văn), trường quyền lực (tham chiếu con người trong các mối quan hệ liện nhân) và trường hình thức (từ mã ngôn ngữ và mã thể loại)
Trang 301.2 Hành trình kí của Lan Khai trong trường văn học cách tân (1930 - 1945)
1.2.1 Trường cách tân trong thể loại kí (1930 - 1945)
Tìm hiểu trường cách tân trong thể loại kí 1930-1945, chúng tôi soi chiếu trường văn học giai đoạn này ở đặc trưng tính đồng dạng Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong xã hội Việt Nam từ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
đến nghệ thuật Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã khái quát đặc
điểm của con người trong thời đại đó “Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây… Nói làm sao xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta… Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm hương Tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày ta sẽ thấy nó thay đổi cả quan niệm của phương Đông Những đồ dùng kiểu mới ấy chính đã dẫn đường cho tư tưởng mới” [44;tr.16] Thế hệ sáng tác thời kì đó được tiếp cận với những văn minh phương Tây, học chữ quốc ngữ
và tiếng Pháp nên có sự thay đổi về nhận thức cũng như quan niệm về cuộc sống, con người Văn chương không còn dùng để tri âm, thưởng thức hay tải đạo mà trở thành một nghề mưu sinh Chịu ảnh hưởng từ văn hoá phương Tây, các nhà văn được tiếp xúc nhiều trào lưu văn học mới mẻ trên thế giới nên văn học nước nhà có sự đổi mới trong phương pháp sáng tác, quan niệm nghệ thuật Bên cạnh đó, cảm quan về thế giới
và thị hiếu thẩm mĩ của độc giả cũng thay đổi theo thời đại Từ đó, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trở nên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong giai đoạn 1930 - 1945
Xét về nội dung, giai đoạn văn học 1930-1945 có sự chuyển biến mạnh mẽ về quan niệm hạnh phúc cá nhân Văn học khuynh hướng lãng mạn chú trọng bày tỏ những cảm xúc cá nhân của con người trước thời đại Hai thành tựu nổi bật của khuynh hướng này là nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới Quan niệm về cái đẹp của những tác giả này là cái bi nên trong sáng tác của họ khai thác mối quan hệ cá nhân với cuộc đời, thế giới nội tâm, sự biệt ly, dang dở của những mối tình… Bên cạnh đó, văn học khuynh hướng hiện thực phê phán tập trung khai thác thực trạng bất công, bi kịch của con người từ bần cùng hoá đến lưu manh hoá và tha hoá Phương thức điển hình hoá là phương thức nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Ở trong hoàn cảnh điển hình, tính cách chính là con đẻ của hoàn cảnh, được giải thích bởi hoàn cảnh Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác đa dạng từ cảm hứng phê phán, cảm hứng trào phúng đến cảm hứng bi kịch Những cây bút hiện thực phê phán nổi
Trang 31bật của giai đoạn 1930 - 1945 là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng… Ở bộ phận văn học không công khai là bộ phận hoạt động bí mật của văn học cách mạng với mục đích đấu tranh chống thực dân và bày tỏ tình yêu quê hương đất nước Hình tượng trung tâm được xây dựng là người lính với tinh thần dũng cảm, đầy ý chí nghị lực và thể loại được dùng là văn vần Qua đó, có thể thấy được sự phát triển vượt bậc trong mười lăm năm của văn học Việt Nam về hệ hình tư duy nghệ thuật
Không chỉ có sự cách tân về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật cũng được hiện đại hoá mạnh mẽ, chủ yếu là ở thể loại văn học Trước 1930 - 1945, truyện ngắn
và tiểu thuyết không được coi trọng bởi trong quan niệm truyền thống “văn sử triết bất phân” nên đa phần những câu chuyện là sự ghi chép những sự kiện lịch sử Khái niệm
“truyện” chỉ những sáng tác tự sự mang cốt truyện như truyện cổ tích, Truyền kì mạn
lục, Lục Vân Tiên,… thì ở giai đoạn này lại phát triển rực rỡ Cùng với sự giao thoa,
tiếp xúc văn hóa, các nhà văn học hỏi tiểu thuyết phương Tây để hoàn thiện thể loại này ở nước nhà Những cây bút xuất sắc ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết là Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Nam Cao… Thơ
ca là thể loại truyền thống nên quá trình hiện đại hoá diễn ra khá chậm so với các thể loại khác Vì tiếp xúc và học hỏi văn minh phương Tây nên các nhà thơ giai đoạn này
đề cao cái tôi thay vì cái ta cộng đồng Những nỗ lực của Tản Đà, Trần Tuấn Khải vẫn chưa tạo được bước tiến lớn, mãi đến khi có sự xuất hiện của phong trào Thơ mới thì
hệ hình thơ ca mới được hiện đại hoá Thơ mới vừa là sản phẩm cách tân đến từ nhu cầu nội tại văn học vừa giao thoa giữa văn hoá phương Đông và văn minh phương Tây Xét về hệ hình tư duy, thi sĩ thời đại Thơ Mới là những người đề cao cái tôi cá nhân
và tôn thờ cái đẹp Họ không còn bàn đến bổn phận với cộng đồng mà quan tâm đến
bi kịch cá nhân, đào sâu vào những góc khuất nội tâm, khát khao sống thành thật với chính mình, tự do bày tỏ quan điểm cá nhân và khẳng định quyền sống, quyền tự do yêu đương Xét về thi pháp thể loại, thi sĩ thời đại Thơ Mới có những cách tân khi dùng thể thơ tự do và ngôn ngữ giàu tính cá nhân Báo chí thời kì này phát triển vô cùng mạnh mẽ với sự xuất hiện của các tờ báo lớn nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo văn hoá tinh thần xã hội Bên cạnh đó, giai đoạn giao thời này, các nhà văn đồng thời cũng là những nhà báo Vì vậy, trên văn đàn xuất hiện thể loại phóng sự Thể loại này ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội khi phản ảnh những biến động xã hội nhanh chóng và kịp thời
Trang 32Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng… là những tác giả nổi bật trong thể loại này Tác phẩm kí mang yếu tố tuỳ bút và bút kí đã xuất hiện khá sớm trong văn học trung đại qua … và trong giai đoạn 1930 - 1945 tiếp tục hiện đại hoá và phát triển mạnh Những tác giả thành công ở thể loại này phải kể đến Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thạch Lam… Đi kèm với đó là hoạt động phê bình văn học từng bước phát triển bởi có phương pháp phê bình đổi mới và đối tượng phê bình được mở rộng Những vấn đề lý
luận văn học được đem ra bàn luận sôi nổi phải kể đến như đánh giá Truyện Kiều, quan
niệm: văn học vị nghệ thuật và văn học vị nhân sinh, Ngoài ra, còn tồn tại sự đối kháng giữa phê bình truyền thống và phê bình mới nhưng dần dần phê bình mới chiếm
ưu trội và xác lập vị trí của mình Những nhà phê bình nổi bật giai đoạn đó là Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,… Nhìn chung, sự cách tân
về thể loại trong giai đoạn 1930-1945 đã thực sự tạo ra được bước tiến lớn trong văn học Việt Nam
Có rất nhiều quan niệm về thể loại kí nhưng chỉ mang tính tương đối khi định
nghĩa về thể loại này Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kí là một loại hình văn học
trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút, Do tính chất trung gian mà có người liệt kí vào cận văn học” [16; tr.162] Về cơ bản, kí được hiểu là một thể loại nằm giữa báo chí và văn học, phản ánh trung thực và chính xác nên mang tính sự kiện; đồng thời, thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của tác giả Kí văn học được hiểu là thể loại phản ánh
sự thật thông qua lăng kính thẩm mỹ của người viết Điểm này tạo nên sự khác biệt rõ nét so với kí báo chí với đặc trưng tôn trọng sự thật tuyệt đối chính xác, khách quan và kịp thời
Thể loại kí đã xuất hiện từ rất sớm trong văn học trung đại Giai đoạn đó, kí được khắc trên chuông khánh, bia đá để ghi chép hoặc thể hiện tín ngưỡng thờ phụng của người Việt Ở giai đoạn hậu kì đã xuất hiện một số tác phẩm kí viết bằng chữ Hán
nổi bật như Tây hành nhật ký (Phạm Phú Thứ), Vũ Trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ),
và viết bằng chữ Quốc ngữ như Chuyến đi Bắc kì năm Ất Hợi (1876) (Trương Vĩnh Ký), Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác), Những tác phẩm kí viết bằng chữ Hán của
các nhà nho mang đậm cảm hứng lịch sử; trong khi những sáng tác viết bằng chữ Quốc ngữ lại chú trọng ghi chép biến cố thời đại và mang những suy nghĩ của họ trước cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, phong tục tập quán vùng miền Những chuyến đi của các
Trang 33cây viết không phải đi du lịch mà là vì mục đích khác như đi sứ, đi thi, Bên cạnh đó, chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo nên những ghi chép trong suốt hành trình đi chủ yếu bộc lộ tư tưởng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trước thiên nhiên và cảnh ngộ cuộc đời hơn là khám phá những độc đáo của vùng đất mới Bước sang giai đoạn 1930 -
1945, trước sự phát triển của xã hội, chữ Quốc ngữ cùng sự ra đời của nhiều báo, tạp chí, thể loại kí cũng có những chuyển đổi phù hợp Trường đổi mới của văn học 1930
- 1945 có nhiều sự cách tân về thể loại, kí cũng nằm trong quy luật phát triển ấy Người đặt những viên gạch đầu tiên cho thể loại này trong trường đổi mới là Tản Đà Ghi nhận vị trí bút kí Tản Đà từ sớm phải kể đến Vũ Ngọc Phan “Nếu kể Việt văn thì trong khoảng mấy năm 1915, 1916, 1917, Nguyễn Khắc Hiếu đã viết nhiều bài phiếm luận
có tính cách bút ký, vì ông đã căn cứ vào cuộc đời để phát biểu tư tưởng của mình
Chắc nhiều người còn nhớ những bài: Luận về ăn ngon, Thằng người ngây cưỡi con
ngựa hay và nhiều bài khác nữa trong Đông Dương tạp chí của thi sĩ Tản Đà” [33;
tr.413.] Tốc độ phát triển của trường đổi mới ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch cũng đã kéo theo thể loại kí Nhiều thể tài của kí nở rộ như du kí, hồi kí, nhật
kí, tản văn, bút kí, tuỳ bút, phóng sự… Trong mạch phát triển ấy, phóng sự là thể tài
có vị thế nổi trội nhất trong trường đổi mới thể loại kí Những cây bút và tác phẩm
phóng sự nổi bật thời kì này là Tam Lang (Tôi kéo xe, Đêm sông Hương, Lọng lụt cán),
Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người; Kỹ nghệ lấy Tây; Cơm thầy, cơm cô; Lục xì), Trọng Lang (Trong làng chạy, Đời bí mật của sư, vãi, Gà chọi, Đồng bóng, Hà Nội lầm than,
Làm dân, Làm tiền), Ngô Tất Tố (Tập án cái đình, Việc làng)
Về nội dung, những phóng sự này thâm nhập sâu vào đời sống và phản ánh chân xác hiện thực nên đề tài phổ biến là trạng thái phong hóa suy đồi của xã hội, tệ nạn xã hội ở các đô thị và đời sống khổ cực của người nông dân Về thi pháp, có sự giao thoa, làm nhòe đường biên giữa các thể tài như tuỳ bút - bút kí, phóng sự - du kí, Nguyễn Tuân là cây bút tạo được thành công trong việc hỗn dung các thể văn trong sáng tác
của mình “Với Nguyễn Tuân, tác phẩm của ông có khi được gọi là du ký như Một
chuyến đi (in báo 1938, in sách 1941), có khi là phóng sự như Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941) - trong khi Vũ Ngọc Phan cho đó “chỉ là một thiên phóng sự
về thuốc phiện, chia làm hai quyển, mà đáng lý phải mang chung một nhan đề: “Ngọn
đèn dầu lạc” - hoặc tuỳ bút như Chiếc lư đồng mắt cua (1941).” [40] Bên cạnh đó, kí
còn giao thoa với những thể loại khác, từ đó tạo nên tính đối thoại của kí Thể tài tùy
Trang 34bút không chỉ ghi chép những quan sát của tác giả mà còn được phối kết thêm nhiều giọng kể, giọng điệu và có sự xuất hiện của cốt truyện Sự tương tác giữa phóng sự, tuỳ bút với chất truyện ngắn cũng tạo dựng nên những đối thoại đa chiều Bên cạnh
đó, chiếm ưu thế nhất trong trường đổi mới kí chính là tiểu thuyết phóng sự Thể loại này mang đặc điểm “già phóng sự, non tiểu thuyết”, tác giả tập trung ghi chép mô phỏng những sự kiện có thật và yếu tố tưởng tượng chỉ đóng vai trò phụ lưu Nghệ thuật trào phúng cùng sự đa dạng trong sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ miêu tả kết hợp ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ tiểu thuyết) đã xây dựng thành công tính đối thoại của kí Nhân vật kí mang tính tự thuật bởi hình tượng trần thuật chủ yếu là bản thân tác giả với góc nhìn một chiều nên tác phẩm kí thể hiện những quan sát tinh tế của bản thân người viết với hiện thực đời sống và bộc lộ chất trữ tình thông qua đánh giá, cảm nhận
Vì vậy, có thể thấy rằng tính đối thoại trong kí giai đoạn này là sự đối thoại giữa các thể loại, thể tài và giữa tác giả với độc giả, xã hội đương thời Ngoài ra, thể kí còn mang tính nội sinh bởi những thể loại khác chịu sự ảnh hưởng của phương Tây nên thi pháp và quan niệm thẩm mĩ được hiện đại hoá hoàn toàn Trong khi đó, thể kí phản ánh người thật việc thật trong bối cảnh xã hội Việt Nam nên không thể vay mượn cốt truyện của phương Tây Tóm lại, trường đổi mới trong thể kí 1930 - 1945 đã có những cách tân, những bước tiến vượt trội làm thay đổi hệ hình tư duy truyền thống và tạo tiền đề cho sự phát triển thể loại kí sau này
1.2.2 Quan điểm nghệ thuật của Lan Khai
Tựa trên hai nhân tố quan trọng là tập tính và quán tính, chúng tôi đi vào tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Lan Khai để hiểu sâu về những nguồn vốn mà tác giả xây dựng và sử dụng Nhà văn Lan Khai là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học giai đoạn 1930 - 1945 không chỉ với những tác phẩm xuất sắc mà còn bởi nhân cách cao quý “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước” (Thiếu tướng Hoàng Mai) Nhà văn này đã thật sự có những đóng góp cho Tổ quốc và nền văn học nước nhà Lan Khai được nhận xét là “chủ tướng” trong thể loại tiểu thuyết (tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết tâm lí xã hội) và truyện đường rừng Với khát khao chinh phục mọi thể loại, bên cạnh việc viết tiểu thuyết lịch sử, truyện đường rừng, truyện ngắn, phê bình, Lan Khai đã có những đóng góp đáng kể cho thể loại kí Lan Khai bắt đầu viết kí từ năm 1929 - giai đoạn văn học Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hiện đại hóa Một loạt thay đổi diễn ra ồ ạt khi nhu cầu, thị hiếu của bạn
Trang 35đọc được nâng cao, sự bùng nổ của báo chí cũng như việc văn nghệ sĩ Việt Nam tiếp cận với văn minh phương Tây đã tạo nên nhiều sự cách tân trong thể loại Kí cũng không nằm ngoài dòng chảy định hình diện mạo văn học giai đoạn ấy Với hơn ba
mươi tác phẩm kí như Cánh hoa mua (1929), Con ngựa hồng của tôi (1930), Trường
hận ca về sự chết (1933), Thầy đồ tôi (1933), Cháu tôi chết (1933), Viếng cô Hồng Yến
(1933), Sáu năm cách biệt, nay hồi cố hương (1933), Cánh bè trôi (1933), Biệt li (1934), Chiêm Hoá – Tình khứ lưu (1934), Lên thác xuống ghềnh (1933-1934), Một
buổi săn đêm (1934), Những giống người và chế độ thổ ty Châu Chiêm Hoá (1934), Nghĩ lên Miên – Đời người (1934), Tôi đi học (1934), 8023 (1935), Mán Mèo (1935), Người Thố Nâu (1935), Tự nhiên (1935), Đầu đỏ với ngày xuân (1936), Đèo heo hút gió (1937), Một tháng với Tản Đà (1939), Đau và chết (1939), Chút phảo nòn thoai
(1940), Thanh niên ở xứ xanh (1940), Thanh niên và “xứ xanh” (1941), Con đường
tranh đấu của thanh niên (1941), Thế giới phải có một lúc hồi xuân (1941), Tiếng tiêu trên núi Lịch (1942), Quần cộc chơi xuân (1942), Gõ đầu trẻ (1943) đủ chứng minh
bút lực và đóng góp của Lan Khai trong trường đổi mới thể loại kí 1930-1945 Việc để lại nhiều sáng tác kí như vậy đã chứng minh sự lao động miệt mài tích luỹ vốn của nhà văn Lan Khai cũng như khẳng định tình yêu mà ông dành cho những chuyến phiêu lưu trong hiện tại lẫn quá khứ Phải ham mê khám phá, thích chinh phục những vùng đất mới và dành tình yêu sâu nặng cho các phong tục tập quán thì Lan Khai mới dấn thân trên những chuyến đi Phải liên tục suy tư, tự nhận thức về những sự kiện trong quá vãng thì Lan Khai mới viết ra được những trang kí đầy triết lý và cảm xúc đến vậy Ông thử nghiệm trên nhiều thể tài nên kí của Lan Khai rất đa dạng từ hồi kí, tản văn, nhật kí, du kí, phóng sự tiểu thuyết đến tùy bút
Trong những trang kí của mình, Lan Khai đã thể hiện những quan niệm nghệ thuật về nghề viết văn một cách gián tiếp Bởi lẽ mỗi nghệ sĩ khi bước chân vào địa hạt văn chương đều có kim chỉ riêng, đó là quan niệm nghệ thuật Quan điểm ấy sẽ chi phối đến phong cách sáng tác của nhà văn cũng như cái nhìn của nhà văn về hiện thực đời sống Ngay từ những năm đầu sáng tác, Lan Khai đã đề cao tính dân tộc trong tác phẩm của mình Vì thế, theo ông, nhiệm vụ của nhà văn là cần có bề dày kiến thức lịch
sử và văn hoá truyền thống của dân tộc Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết trên con đường sáng tạo mà còn là ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc phát huy truyền thống dân tộc để tạo tiền đề cho tương lai Từ vốn văn hoá ấy, nhà văn chuyển
Trang 36hoá vào tác phẩm để lưu giữ những nét đẹp cổ truyền, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và
ý thức gìn giữ bảo vệ giá trị truyền thống Những tác phẩm kí của Lan Khai là những trang viết ngược dòng thời gian làm sống lại những giá trị đạo đức của con người Việt Nam (đức tính hiếu học, chịu thương chịu khó của các cậu học trò và tinh thần trách
nhiệm, sự uyên bác, đĩnh đạc của các bậc nho sĩ ngày xưa trong Thầy đồ tôi hay sự gắn
bó, đoàn kết tình thân trong Cháu tôi chết, Trường hận ca về sự chết, Viếng cô Hồng
Yến) Những giá trị tinh thần luôn nương náu làm nên phẩm cách con người Lan Khai
cũng đồng thời mang giá trị giáo dục, khuyên răn con người cần sống thiện lương, tự trọng, tự tôn và nghĩa tình
Bên cạnh đó, tôn trọng tính chân thực là quan niệm nghệ thuật bất di bất dịch của Lan Khai Ông cho rằng “Văn chương quý nhất ở sự thành thực Nhà văn cảm xúc bởi sự vật như thế nào nên viết ra như thế và như thế nhà văn đã làm tròn nhiệm vụ
của mình” (Mực mài nước mắt) Sự thành thực trong văn chương là tôn trọng sự thật
khách quan, không bóp méo hiện thực và trung thực với chính mình Ngòi bút của nhà văn không được phép xô lệch vì bất cứ lí do gì Với Lan Khai, bản lĩnh của người nghệ
sĩ được thể hiện ở khía cạnh đó, thành thực trước mọi biến thiên cuộc đời Có vậy, những trang viết mới chạm đến tâm khảm của bạn đọc, khơi dậy những nỗi niềm thầm kín khi chứng kiến sự thật cuộc đời Những gì giả dối, bịa đặt có vòng đời ngắn hạn và
dễ dàng bị lãng quên bởi độc giả và thời gian là hai “toà án” công bằng nhất Hơn nữa, tính chân thực là một trụ cột nền tảng của thể loại kí nên Lan Khai rất đề cao quan niệm này
Lan Khai còn đề cao tính sáng tạo trong nghệ thuật khi cho rằng “Nghệ thuật là một cố gắng để tạo nên, ở ngay bên cạnh thế giới thực tại, một thế giới lý tưởng, một thế giới hình tượng và những cảm tình vô tư lợi” [47, tr.66] Theo Lan Khai, sự sáng tạo nhằm để tái tạo lại hiện thực và thậm chí cao hơn hiện thực Ông đã phê phán thuyết nghệ thuật mô tả thực tại của chủ nghĩa tả thực và đề cao vai trò của hư cấu trong văn chương Với ông, người nghệ sĩ cần phải dựa vào hiện thực để tìm cảm hứng nhưng cần liên tưởng, sáng tạo để xây dựng thế giới cho riêng mình Không những thế, sáng tạo còn là liên tục đổi mới để không lặp lại chính mình và người khác Văn học là lãnh địa của cái mới nên bản thân nghệ sĩ luôn cần có ý thức làm mới mình để lãng quên mình của quá khứ Văn học còn là sự tranh đấu nên nhà văn cần ý thức rẽ một lối đi riêng trên văn đàn
Trang 37Lan Khai đã vận dụng nguồn vốn của mình để thiết lập những chiến lược trong sáng tác Nguồn vốn ấy đến từ những tri thức sách vở, quá trình giáo dục và từ những trải nghiệm thực tế Việc nâng cao nguồn vốn không chỉ là trách nhiệm của nhà văn
mà còn là yêu cầu bắt buộc trong trường văn học Nguồn vốn của nhà văn ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm và bầu lên vị thế của anh ta trong trường văn học Việc tích luỹ vốn được thực hành xuyên suốt và liên tục trong hành trình văn nghiệp của nghệ sĩ bởi trong từng giai đoạn, quy luật của trường văn học sẽ thay đổi Những cá nhân thụ động, không nỗ lực đều bị đào thải Ý thức sâu sắc điều ấy, ngòi bút Lan Khai
đã trang bị lượng vốn dồi dào để bước chân vào địa hạt kí và liên tục trau dồi để hoàn thiện từng trang viết
1.2.3 Kí của Lan Khai - kế thừa và sáng tạo trong trường văn học cách tân (1930 - 1945)
Trường đổi mới thể loại kí 1930 -1945 xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật bởi ngòi bút tài hoa của mình như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… nên khi lấn sân sang sân chơi của kí, Lan Khai đã nâng cao nguồn vốn xây dựng vị thế cho mình trên văn đàn Ý thức sáng tạo chảy trong huyết quản sâu sắc nên tác phẩm của ông luôn kế thừa những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đương thời Hơn nữa, Lan Khai nằm trong trường đổi mới thể loại kí 1930 - 1945 nên quán tính sáng tạo vẫn đi theo những quy luật hiện hành của trường Mỗi nhà văn khi tham gia vào trường văn học đều chịu sự chi phối của những quy luật cấu thành nên trường Tính đồng dạng của trường được thể hiện đậm nét thông qua sự tuân thủ luật lệ của các tác nhân Với tinh thần và nguyên tắc ấy, Lan Khai đã tái cấu trúc trường đổi mới trong sáng tác kí của mình ở hai phương diện: giao thoa thể loại và xây dựng hình tượng trần thuật một chiều
Về hình thức thể loại, Lâm Tuyền Khách dựa trên nguyên tắc của trường đổi
mới để tạo nên giao thoa thể loại, mở rộng đường biên giữa thể - thể và loại - loại Ông
hấp dẫn người đọc bằng việc mở rộng nhiều không gian hấp thụ cho thể loại kí Trong
tương tác thể - thể, những trò chơi mà Lan Khai tạo ra là tản văn - hồi kí, hồi kí - chân
dung văn học, hồi kí - phóng sự, bút kí - hồi kí, du kí - truyện ngắn và phóng sự - tiểu thuyết Hồi kí của Lan Khai đã kể lại những phần đời tươi đẹp, trong lành nhất và cả những biến cố thương đau trong đời ông Đó là kí ức êm đềm được sống trong tình yêu
thương của gia đình Những kỉ niệm ấy đã ấp iu nuôi dưỡng tâm hồn ông (Cánh hoa
Trang 38mua) hay kỉ niệm về thầy giáo Nguyễn Văn Khoan - người thầy nghiêm khắc có công
giáo dục, uốn nắn nhân cách của Lan Khai (Thầy đồ tôi) Khi thuật lại từng thăng trầm,
tác giả bộc lộ suy tư về sự sống và cái chết khi phải chứng kiến những mất mát của gia
đình (Trường hận ca về sự chết, Thầy đồ tôi, Cháu tôi chết, Viếng cô Hồng Yến) Những
hồi ức ấy đều được Lan Khai mượn tư duy tản văn để chạm đến tầng vỉa sâu kín của tâm hồn con người Lan Khai trải lòng mình không phải để than vãn cho số phận bất hạnh mà cốt bày tỏ tình yêu và niềm trân quý dành cho người thân ruột thịt Qua đó, độc giả thấy được bản lĩnh sống và ý chí nghị lực của Lan Khai khi đối diện với nỗi đau Hồi kí của ông còn viết về những ngày tháng bị bắt giam tại nhà lao và quá trình hoạt động Cách mạng cùng với bao tâm tình, nỗi niềm yêu nước sâu đậm Trong du kí
và phóng sự, Lan Khai đã đưa người đọc chu du qua những cảnh núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ, phong tục tập quán của các tộc người Với tình yêu quê hương đất nước và tấm lòng say mê khám phá, ngòi bút Lâm Tuyền Khách rất sâu sắc trong việc mô tả thiên nhiên và diễn tả những cảm xúc, cảm giác chân thực về thiên nhiên Tuy vậy, du
kí và phóng sự của ông không bó hẹp trong phạm vi thể tài mà còn tương tác với nhiều
thể loại khác như truyện ngắn và tiểu thuyết (Lên thác xuống ghềnh, Đèo heo hút gió,
Chút phảo nòn thoai, Cánh hoa trôi) Những nhân vật xuất hiện trong từng thể tài kí
đều được Lan Khai khám phá sự phức tạp trong tâm hồn Vì thế, mỗi tác phẩm kí đều cuốn hút bạn đọc tiếp nhận trong tinh thần đối thoại Trong mỗi thể tài, Lan Khai đều
ý thức tuân theo sự vận động của trường đổi mới thể loại kí nên đã khéo léo mở rộng đường biên thể loại sang địa hạt của các thể tài khác Sự lồng ghép, đan cài giữa các thể tài trong kí vừa phát huy được đặc trưng của thể tài chính vừa mở rộng biên độ phản ánh hiện thực Chất lãng mạn của tản văn, bút kí, chân dung văn học trong hồi kí góp phần tạo cảm xúc chân thành, gợi đồng cảm nơi người đọc, tránh rơi vào lối viết ghi chép lịch sử Sự xâm nhập của yếu tố hư cấu trong du kí và phóng sự cũng tăng thêm sự lôi cuốn cho tác phẩm Người đọc bị cuốn theo diễn biến câu chuyện trong lúc khám phá cảnh sắc thiên nhiên và văn hoá xã hội Việc khắc hoạ cảnh đẹp và giới thiệu văn hoá không bị khô khan, cứng nhắc mà li kì, hấp dẫn như những chuyến phiêu lưu
Về hình tượng trần thuật, Lan Khai không xa rời nguyên tắc trong trường đổi mới thể loại kí 1930 - 1945 khi tác giả vẫn soi chiếu, đánh giá sự vật con người bằng góc nhìn chủ quan một chiều Những kí ức êm đềm về gia đình, thầy cô lẫn những mất mát đớn đau trong cuộc đời đều được tái hiện chân thực và đầy cảm xúc Ở từng sự
Trang 39kiện diễn ra, Lan Khai đều đưa ra những cảm nhận và bình luận làm tăng thêm tính triết lí trong giọng kể Với đôi mắt tinh tường, khả năng quan sát nhạy bén và trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, Lan Khai đã phát hiện những cảnh thiên nhiên tươi đẹp
và những nét độc đáo trong văn hoá tộc người Thiên nhiên hiện lên với tất cả sự hoang
sơ, kì vĩ, tráng lệ dưới ngòi bút của ông Từ cảnh núi non, thác núi bạo tàn “Nước chảy dốc như mái nhà, nom đu chóng mày say mặt, xô vào cái tảng đá mốc nằm lởm chởm như một đàn quái vật, bắn tóe lên thành từng cơn lốc bọt trắng xóa như sương mù Nước chảy xiết vào đá, rẽ đôi ra, làm thành những cái vực sâu thăm thẳm, tưởng như thần sông đang há hốc miệng, chỉ đợi hớp lấy những thân cây đổ, những vật chết trôi, những thuyền bè vô phúc sa vào đấy…” [51;tr.133] đến vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
“Ngọn Sâm sơn nổi thành một vệt âm thầm trên góc trời Đông lấp lánh, rải rác mấy đám mây vàng nhè nhẹ Những rừng cây xa lờ mờ đậm nhạt sau lớp sương mai… Nước sông thành một dòng thiếc lỏng chảy từ từ Ngọn gió lạnh hơi sương, thoảng đưa tiếng chim kêu ríu rít, vẫn tròng trành chiếc thoi cô độc” [51;tr.71] đều được Lan Khai lột tả chân thực Những nét văn hoá độc đáo cũng được chính bản thân tác giả trải nghiệm
và ghi chép lại chân xác như tục hít thây ma, tục bắt vợ, ăn mắm giun, ghế cầu duyên, đánh én,… Lan Khai không chỉ trần thuật mà còn thẩm định, đánh giá những phong tục tập quán theo ý kiến chủ quan của mình Qua đó, có thể thấy, Lan Khai đã tuân theo quy luật của trường đổi mới thể loại kí khi tiếp tục tạo ra giao thoa thể loại và xây dựng hình tượng trần thuật một chiều Việc tiếp nối quy luật này nằm trong quán tính sáng tạo của nhà văn, từ đó củng cố thêm cấu trúc cho trường đổi mới
Về cảm hứng sáng tác, kí của Lan Khai rất đa dạng khi viết về: quê hương bản làng, gia đình, kỉ niệm học trò, mất mát riêng tư, thiên nhiên núi rừng và văn hoá tộc người Ở giai đoạn đầu sáng tác kí, Lan Khai tập trung viết hồi kí tỏ bày suy nghĩ, cảm xúc của mình về tuổi thơ êm đềm và những biến cố lớn trong đời ông Giai đoạn chín muồi nhất của kí Lan Khai là lúc ông viết về rừng thiêng nước độc và văn hoá xứ sở của các tộc người Bằng cách vận dụng vốn văn hoá, Lan Khai mê hoặc người đọc về đặc điểm địa lý của từng vùng cũng như vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Thiên nhiên không chỉ được mô tả đơn thuần mà còn gắn liền với cảm quan phê bình sinh thái, với
ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường Ông trân trọng những nét đẹp văn hoá và lối sống yêu thiên nhiên của người đồng bào bởi với ông, đó là lối sống tự biết răn mình và hoà hợp với tạo vật “Người ta có thể bắt chước Lamartine và ví cuộc đời như một con sông,
Trang 40thì cuộc đời của thanh niên Thổ là một con sông không có thác và cũng ít khi vẩn lên những đám đục bùn Vì họ chỉ tranh đấu với thiên nhiên mà không tranh đấu với đồng loại, cho nên, trong cuộc doanh sinh không mấy khi có những hiềm khích nhỏ nhen, không có những cạnh tranh thấp kém, ta thường thấy có trong xã hội "xứ nâu".” [51;tr.387] Quá trình đi thực địa để nghiên cứu, khảo sát đã giúp Lan Khai đưa ra cái nhìn toàn diện về những phong tục tập quán và cách thức tổ chức cộng đồng của tộc người Mường Có những nét văn hoá được ông đề cao là đáng học hỏi và trân quý như
sự tự do cá nhân trong gia đình người Thổ, óc khoa học của người Thổ, văn chương Thổ… nhưng đồng thời có những phong tục khiến ông kinh sợ dặn dò con cháu cẩn thận khi bước vào địa hạt của tộc người Sự khác biệt về văn hoá giữa người miền xuôi
và miền núi đem lại cho độc giả góc nhìn mới về cuộc đời, mở rộng vốn tri thức của bản thân Cảm quan phê bình sinh thái đã chảy trong huyết mạch Lan Khai ngay từ giai đoạn 1930 - 1945 nên ông luôn có ý thức tôn trọng, trân trọng thiên nhiên và gìn giữ nét văn hoá bản địa đặc sắc của từng vùng miền
Cái tôi trần thuật của Lan Khai luôn mang trong mình nhiều vai Nhà văn tường thuật lại những sự kiện trong cuộc đời thăng trầm qua những trang hồi kí đầy chân thực Ông còn thể hiện khả năng quan sát và óc tưởng tượng độc đáo khi mô tả về phong cảnh thiên nhiên nơi rừng thiêng nước độc và văn hoá bản địa của tộc người ở đấy Bên cạnh đó, cái tôi trần thuật trong kí được Lan Khai cơi nới thêm chức năng khi không chỉ đi theo quy luật của trường đổi mới là trần thuật một chiều mà còn nhập cuộc cùng với nhân vật để tạo dựng cốt truyện Đó là câu chuyện đi tìm cha của nhân
vật “tôi” trong du kí Đèo heo hút gió Tác giả vừa trần thuật hành trình khám phá rừng thiêng nước độc và văn hoá vùng miền vừa là nhân tố trong một loạt truyện mini: Lòng
mẹ, Sơn thần ra oai, Ống tiêu thiên cổ, Chị và em, Hiệp sĩ bị đòn, Trong rừng thiêng, Chôn Khao, Gặp nữ thần, Hổ lễ người, Thuật lạ của thầy mo, Phàng Sao, Đợi chờ, Khách một đêm, Thoát chết, Trong rừng sâu, Hít thây ma,… Những nhân vật xuất hiện
trong các du kí, phóng sự đều được nhà văn chú ý khai thác từ góc độ bên trong, khác với những quy chuẩn miêu tả bên ngoài của trường đổi mới Tuyến tâm lý nhân vật hiện lên sắc nét và phức tạp qua ngòi bút của Lan Khai Khám phá văn hoá tộc người, ông dùng tất cả tâm huyết để len lỏi vào tâm hồn của họ, từ đó soi chiếu và suy ngẫm
Vì vậy, cái tôi ấy còn thẩm định, bình luận, phân tích và đánh giá từng sự việc sự kiện