1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát các Điển tích Điển cố nói về sự Đoàn kết của dân tộc việt nam và sự căm thù quân giặc trong bình ngô Đại cáo của nguyễn trãi

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Các Điển Tích Điển Cố Nói Về Sự Đoàn Kết Của Dân Tộc Việt Nam Và Sự Căm Thù Quân Giặc Trong Bình Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi
Tác giả Võ Sỹ Đồng, Dương Nguyễn Minh Thiện, Phạm Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Xuân Hưng, Đào Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Phúc Duy An
Người hướng dẫn Trần Thị Bảo Phượng
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Bảo Lộc
Thể loại báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bảo Lộc
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 67,53 KB

Nội dung

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẢO LỘC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM KHẢO SÁT CÁC ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ NÓI VỀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ CĂM THÙ QUÂN GIẶC TR

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẢO LỘC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

KHẢO SÁT CÁC ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ NÓI VỀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ CĂM THÙ QUÂN GIẶC TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO CỦA

NGUYỄN TRÃI

Trang 2

Học sinh thực hiện: Võ Sỹ Đồng, Dương Nguyễn Minh Thiện, Phạm Nguyễn Hải Đăng,

Nguyễn Xuân Hưng, Đào Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Phúc Duy An.

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Bảo Phượng

Trang 3

- Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc - một nhà văn hóa lớn, hiếm có của Việt Nam dưới thời đại phong kiến, ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới Sau hơn 600 năm, những gì ông để lại cho nền văn học nước nhà đến nay vẫn còn nhiều giá trị.

- Bình Ngô đại cáo là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông Bài thơ đã đi vào

lịch sử như là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” sau khi chiến thắng giặc Minh nhằm tuyên bố thắng lợi và hoà bình của nước ta, khẳng định một dân tộc tự chủ, đồng thời ca ngợi các vị anh hùng và lên án sự tàn bạo của giặc Minh

● Vai trò của điển tích, điển cố trong việc tăng giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:

-Việc Nguyễn Trãi sử dụng các điển tích, điển cố vô bài cáo của mình nhằm tạo sự phong phú, đa dạng trong cách diễn đạt, giúp câu thơ cô đúc, hàm súc, uyên bác và giữ được sự trang nhã, sang trọng của lời văn

-Các điển tích, điển cố có một sự liên kết chặt chẽ, tạo ra một hệ thống ý nghĩa Từ đó góp phần làm sáng tỏ tư tưởng, cảm xúc của tác giả

-Tạo liên kết giữa hiện tại và quá khứ, giúp người đọc nhìn sâu về lịch sử văn hoá, dân tộc

=> Việc tìm hiểu, phân tích các điển tích, điển cố trong tác phẩm sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về văn

Trang 4

học Đại Việt thời phong kiến Từ đó, chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về các tác phẩm văn

chương cổ nói chung và Bình Ngô đại cáo nói riêng.

II Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

● Mục tiêu: Làm sáng tỏ nội ý nghĩa, nội dung của các điển tích, điển cố Nắm bắt được nghệ

thuật vận dụng, biến đổi linh hoạt và sự liên kết, hệ thống ý nghĩa của các điển tích, điển cố

Từ đó, hiểu được điều tác giả muốn nhấn mạnh khi sử dụng chúng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

● Đối tượng: Các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo nhằm nói

lên sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam và sự căm thù giặc Minh của chủ tướng Lê Lợi nói riêng và người dân Đại Việt nói chung

● Phạm vi nghiên cứu: Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10

Trang 5

tập II.

III Phương pháp nghiên cứu:

-Phối hợp các phương pháp: nghiên cứu văn học sử, khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp để thực hiện bài luận Đồng thời sẽ khảo sát, tham khảo và phân loại, từ các nguồn tài liệu khác nhau

NỘI DUNG

Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH VÀ TỔNG QUAN VỀ

TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO CỦA NGUYỄN TRÃI

1.1 Khái niệm điển cố

- Theo từ điển Hán-Việt, Điển cố là những chuyện chép trong sách vở xưa[1;276].

- Tác giả Teresa Yee-Wah Yu đã nói “Điển cố văn học là một phương thức biểu nghĩa, trong

đó một số dấu hiệu biểu hiện không chỉ về mặt phi ám chỉ, trong phạm vi thế giới có thể được tưởng tượng ra của văn bản dụng điển, mà thông qua vay mượn còn dẫn chiếu đến văn bản nguồn, chỉ rõ một số đặc tính cụ thể, có thể hồi dẫn mà văn bản nguồn này tác động mạnh; các đặc tính khơi gợi này bổ trợ cho văn bản dụng điển và có thể kích hoạt rộng rãi hơn các

Trang 6

mô thức liên văn bản và nội văn bản của các đặc tính, đưa đến sự bổ sung hơn cho văn bản dụng điển”[2].

- Cụ thể hơn, Điển cố là những sự việc, câu chuyện, câu chữ được lấy từ sách vở, binh thư của thế hệ trước và đưa vào tác phẩm nhằm phục vụ ý đồ sáng tạo của người sáng tác Điển cố bao

gồm những câu văn, câu thơ hoặc sự việc trong kinh sách mà người đọc có thể nhận ra nhờ vốn tri thức và hiểu biết của mình

1.2 Khái niệm điển tích

- Theo Mai Thục và Đỗ Đức Hiểu, “Điển tích lấy trong văn hoá cổ kim của Trung Quốc,

phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình tượng văn học trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử đầy tính thơ ca và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa” Tác giả Phạm Minh Thảo cho rằng, “Điển tích được khai thác trong kho tàng thần thoại, cổ tích, trong sách vở khởi nguyên, trong ngôn ngữ sáng tạo của nhà văn có danh tiếng, trong cuộc sống hằng ngày được đúc kết thành hiện tượng và trong thành tựu của văn học nhân loại”.[3;5].

➔ Có thể nói, điển tích và điển cố gần như giống nhau về nghĩa nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định Điển cố nhấn mạnh đến các câu chuyện, câu thơ, câu văn cổ điển mẫu mực nhằm biểu

Trang 7

đạt ý tưởng của người sáng tác, mang ý nghĩa rộng hơn Trong khi đó, điển tích là việc người

sáng tác mượn những câu chuyện, hình ảnh, hoặc chi tiết trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, văn hóa, lịch sử, hoặc kinh điển của đời trước để sử dụng trong tác phẩm của mình Tóm

lại, điển cố là sự mẫu mực từ quá khứ, bao gồm cả các câu chuyện, sự việc, và cách diễn đạt

được coi là chuẩn mực trong sáng tác

1.3 Tổng quan về Bình Ngô đại cáo

● Tác giả, hoàn cảnh sáng tác:

- Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội) Thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan Trần Nguyên Đán.[4;6]

- Hoàn cảnh sáng tác: Cuối năm 1427, cuộc kháng chiến chống giặc Minh của

nhân dân ta kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428

dương lịch) Có thể xem đây là văn kiện chính trị tổng kết đầy đủ nhất về quá

Trang 8

trình kháng chiến oanh liệt chống giặc Minh và toàn bộ tư tưởng về chủ quyền đất nước, về nền độc lập dân tộc Vì thế, tác phẩm mang tính chất của một bản tuyên ngôn mở đầu cho một triều đại mới, một kỉ nguyên mới của đất nước.[4;20]

● Giá trị tư tưởng và nghệ thuật:

- Giá trị tư tưởng: Là bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, khát vọng tương lai tương sáng và hòa bình dân tộc

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gây ấn tượng mạnh

+ Câu văn ngắn dài, biến hóa linh hoạt Lúc thì đanh thép luận tội, lúc lại hàohùng ngợi ca

+ Sử dụng thủ pháp phóng đại, liệt kê, đối lập

Trang 9

Chương 2: CÁC ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ NÓI VỀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA DÂN TỘC

VIỆT NAM VÀ SỰ CĂM THÙ QUÂN GIẶC TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO,

Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ.

2.1 Danh sách các điển tích, điển cố trong tác phẩm

a Điển tích, điển cố nói về sự đoàn kết của dân tộc.

- Dựng cần trúc

Câu thành ngữ "Dựng cần trúc (yết can vi kì)" mô tả một sự kiện trong lịch sử khi Hoàng Sào, một thủ lĩnh nổi dậy chống lại triều đại nhà Ngô ở Trung Quốc, không kịp chuẩn bị cờ xí khi dấy binh khởi nghĩa Vì vậy, ông phải dùng cây trúc (hay cần trúc) thay thế cờ để làm biểu tượng cho đội quân của mình Đây là hình ảnh đầy ẩn dụ, vừa thể hiện sự gian nan của cuộc khởi nghĩa, vừa làm nổi bật tính chất khó khăn, thử thách mà những người chiến sĩ nghĩa quân phải đối mặt ngay từ những bước đầu tiên Ý nghĩa của câu thành ngữ này trong bối cảnh kháng chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn rất sâu sắc Cũng giống như trong trường hợp của Hoàng Sào, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn ngay từ

Trang 10

những ngày đầu Bắt đầu từ một đội quân nhỏ bé, thiếu thốn vũ khí và trang bị, họ phải chiến đấu không chỉ với kẻ thù mà còn với những thử thách về nguồn lực, chiến lược, và sự đoàn kết trong nội

bộ Câu thành ngữ "Dựng cần trúc" như một lời nhắc nhở rằng trong những hoàn cảnh khó khăn, sự sáng tạo và quyết tâm của con người sẽ giúp họ vượt qua Những người chiến sĩ Lam Sơn, mặc dù thiếu thốn về vật chất, nhưng vẫn thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, lấy lý tưởng, lòng yêu nước và sự đoàn kết làm sức mạnh Chính trong bối cảnh gian khổ đó, việc "dựng cần trúc" như một

cờ hiệu là biểu tượng của sự kiên trì và sáng tạo trong lúc gian nan Điều này cũng cho thấy tính chấtcủa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, không phải là một cuộc nổi dậy được chuẩn bị đầy đủ với sự hậu thuẫn mạnh mẽ, mà là một cuộc khởi nghĩa của nhân dân, những người sẵn sàng hy sinh, đứng lên vì

lý tưởng, vì nghĩa lớn Từ đó, nó phản ánh tinh thần quyết tâm, ý chí không khuất phục và lòng yêu nước mạnh mẽ của người dân Việt Nam, dù gặp phải muôn vàn khó khăn, vẫn quyết tâm đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược Hơn nữa, hình ảnh "dựng cần trúc" còn mang đến một thông điệp về việcmỗi bước đi trong cuộc kháng chiến đều không dễ dàng, nhưng cũng chính từ những thử thách, gian nan ấy, sức mạnh của dân tộc được bồi đắp, và các chiến thắng vĩ đại đã được tạo dựng

- Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Hình ảnh "hòa nước sông chén rượu ngọt ngào" bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử xưa Câu chuyện

Trang 11

kể về cuộc chiến giữa nước Tấn và nước Sở, khi vua Sở nhận được một bình rượu ngon trước trận đánh Thay vì giữ lại cho riêng mình, vua Sở đã ra lệnh đổ rượu xuống sông, để dòng rượu hòa vào nước, cho toàn quân cùng được thưởng thức Hành động này thể hiện tinh thần chia sẻ, đoàn kết giữa vua và binh sĩ, góp phần khích lệ quân đội và dẫn đến chiến thắng vang dội của nước Sở Trongbối cảnh lịch sử Việt Nam, hình ảnh này được sử dụng để mô tả tinh thần đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh Nó không chỉ tượng trưng cho sự chia sẻ vật chất

mà còn khắc họa mối gắn kết tinh thần giữa các chiến sĩ, từ Lê Lợi đến tướng lĩnh và binh sĩ Giữa muôn vàn khó khăn, từ thiếu thốn lương thực, vũ khí đến những thử thách về chiến lược, chính sự đồng lòng, chia ngọt sẻ bùi đã giúp nghĩa quân vượt qua mọi trở ngại Hình ảnh "chén rượu ngọt ngào" ở đây không chỉ là biểu tượng của sự san sẻ mà còn là minh chứng cho tình đồng đội sâu sắc,

sự hy sinh và thấu hiểu lẫn nhau trong những giờ phút gian nguy Từng chén rượu ấy như gắn kết tất

cả lại, từ người lãnh đạo đến từng binh sĩ, làm nên sức mạnh tập thể Những chiến thắng không chỉ

là công lao của người cầm quân mà còn là kết quả của sự nỗ lực, đóng góp và hy sinh của cả đội ngũ Chính nhờ sự đoàn kết này, nghĩa quân Lam Sơn đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất

để giành độc lập cho dân tộc

Trang 12

- Ta lấy toàn quân là hơn

Ta lấy toàn quân là hơn (toàn quân vi thượng) được Nguyễn Trãi tiếp thu từ tư tưởng quân sự trong

"Binh pháp Tôn Tử" Tôn Tử viết rằng: "Phàm dụng binh, lấy toàn thắng mà không phá hủy làm

hơn."-(Binh pháp Tôn Tử - Thiên 3: Mưu công) Tư tưởng này nhấn mạnh việc giành chiến thắng

trọn vẹn, không chỉ thắng trên chiến trường mà còn giữ được lòng dân, cơ sở kinh tế, xã hội và nhân tâm, để sau chiến thắng, quốc gia nhanh chóng được phục hồi Nguyễn Trãi dùng điển tích này trong

Bình Ngô Đại Cáo để nhấn mạnh cách đánh giặc đầy nhân nghĩa của Nghĩa quân Lam Sơn Thay vì

chỉ biết chém giết, hủy diệt để giành chiến thắng, nghĩa quân của Lê Lợi hướng đến việc bảo toàn lực lượng và giảm thiểu đau thương cho nhân dân, ngay cả với kẻ thù Khi nói "lấy toàn quân là hơn", nghĩa quân không chủ trương hủy diệt quân địch bằng cách giết chóc triệt để, mà luôn tìm cách khoan dung, thuyết phục đầu hàng để giảm tổn thất không cần thiết Tư tưởng này khác xa với

sự tàn bạo của quân Minh, vốn gieo rắc chết chóc và hủy diệt tại Việt Nam Ngoài ra, nhân nghĩa còn củng cố sự đoàn kết: Khi nhân dân đồng lòng ủng hộ, nghĩa quân không chỉ có lực lượng vật chất mà còn củng cố tinh thần nhân nghĩa Chính tư tưởng "lấy dân làm gốc" giúp nghĩa quân gắn bóchặt chẽ với nhân dân và chiến đấu vì lý tưởng cao cả Khi nhân dân đồng lòng ủng hộ, nghĩa quân

Trang 13

không chỉ có lực lượng vật chất mà còn củng cố tinh thần nhân nghĩa.

b Điển tích, điển cố nói về sự căm thù quân giặc

- Đau lòng nhức óc

Đau lòng nhức óc (nguyên văn: thống tâm tật thủ) là chữ mượn từ sách Tả truyện của tác giả Tả Khẩu Minh, thể hiện tâm trạng đau khổ, trăn trở của chủ tướng Lê Lợi trước cảnh nước mất nhà tan.Điển tích này không đơn thuần là nói lên nỗi đau của cá nhân mà còn là nỗi đau của một người con yêu nước với lòng căm thù quân giặc sâu sắc Cả câu thơ:

“Đau lòng nhức óc, chốc đà đã mấy năm trời”

-“Đã mấy năm trời” nhấn mạnh sự bền bỉ, kiên trì của chủ tướng Lê Lợi trong cuộc kháng chiến giankhổ, không kể thời gian đã trôi qua bao lâu nhưng lòng căm thù vẫn còn cháy bỏng, khát khao một ngày đứng lên dấy binh khởi nghĩa để đánh đuổi quân thù Nó còn là một thước đo cho những hy sinh, mất mát của nghĩa quân lam Sơn nói riêng và toàn thể dân tộc, đất nước nói chung Nhưng điểntích này còn nói lên một ý chí quyết tâm, dù đau lòng, nhức óc nhưng Lê Lợi quyết không từ bỏ ý chí đấu tranh, quyết không để quân thù giành được thắng lợi, quyết không để nhân dân chịu cảnh lầm than Qua đó thể hiện một tinh thần bất khuất, ý chí sắt đá của người anh hùng dân tộc nhưng

Trang 14

cũng thể hiện sự căm ghét quân thù và mong muốn đánh đuổi chúng ra khỏi quê cha đất tổ.

là kẻ hàng giữ dạ trung thành, cả ba được phóng thích về nước nhưng Câu Tiễn không quên nỗi nhục Ông sống tiết kiệm, làm việc nặng nhọc suốt ngày đêm, cùng chia sẻ gian khó với nhân dân đểnhanh chóng báo thù Ông luôn treo một quả mật đắng ở chỗ ngồi, thi thoảng lại nếm để nhắc nhở mình về nỗi tủi nhục mà mình đã phải cam chịu Khi nhà Ngô suy yếu, nước Việt hưng thịnh, Câu Tiễn với sự giúp sức của Văn Chủng và Phạm Lãi đã báo thù và thôn tính nước Ngô Trong bài "Văn

tế trận vong tướng sĩ" của Nguyễn Văn Thành đời vua Gia Long, có câu: "Nằm gai nếm mật chung nỗi ân ưu; mở suối bắc cầu riêng phần lao khổ" Về cơ bản “nếm mật nằm gai có ý nghĩa là cam chịunhững việc khổ đau, nhục nhã để trả thù, thể hiện ý chí bền bỉ, không ngại gian khó để đạt được mụctiêu Với ý nghĩa như thế, điển tích này đã thể hiện được những khó khăn, gian khổ của nghĩa quân

Trang 15

Lam Sơn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung, họ đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua khókhăn để chờ đợi thời cơ đứng lên báo thù cho những người đã hy sinh và giành lại độc lập.

- Quên ăn vì giận

Quên ăn vì giận (nguyên văn: phát phẫn vong thực) mượn chữ trong sách Luận ngữ nói về việc khi

chí ham học nổi lên thì quên cả ăn Trong tác phẩm, điển tích này được hiểu là chí miệt mài nghiền

ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước, khác với trong Luận ngữ, điển tích này thể hiện

sự căm phẫn quân thù đến mức quên đi cả nhu cầu cơ bản của con người Cả câu:

“Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”

Chủ tướng Lê Lợi không chỉ "quên ăn vì giận" mà còn "sách lược thao suy xét đã tinh", tức là ông

đã dành rất nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu binh pháp, tìm ra những kế sách đánh giặc hiệuquả Điều này cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí trong tư tưởng, cho thấy ý chí báo thù quân giặc cháy bỏng, cho thấy một tâm hồn yêu nước nồng nàn của một ý chí thép quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm Việc, mượn điển tích này còn thể hiện rõ trách nhiệm lịch sử mà chủ tướng Lê Lợi đang phải gánh vác với đây không chỉ là một cuộc chiến quân sự thông thường mà còn

là cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do dân tộc Ông như sẵn sàng hy sinh tất cả, quên đi chính bản

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w