1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập chuyên môn các kỹ năng, kinh nghiệm sinh viên thực tập rút ra Được sau khi thực tập tại 1 tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật ( chuyên Đề thuộc bộ môn kỹ năng chung về tư vấn pháp luật)

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Các Kỹ Năng, Kinh Nghiệm Sinh Viên Thực Tập Rút Ra Được Sau Khi Thực Tập Tại 1 Tổ Chức Hành Nghề Tư Vấn Pháp Luật
Tác giả Lê Thanh Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Chung Về Tư Vấn Pháp Luật
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Bài báo cáo này là kết quả tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm mà sinh viên thu thập được trong quá trình thực tập, bao gồm cả những khía cạnh của pháp lý và đánh giá khách quan về tổ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THANH MAI

460233

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Các kỹ năng, kinh nghiệm sinh viên thực tập rút ra được sau

khi thực tập tại 1 tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật

( CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT)

CƠ SỞ THỰC TẬP:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./ 1

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

Chương 1: Khái quát chung về Thi hành án Dân sự 3

1.1 Khái niệm Thi hành án Dân sự 3

1.2 Vai trò của Thi hành án Dân sự 3

Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 4

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 4

2.2 Địa vị pháp lý tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 5

2.3 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 5

2.4 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 6

2.5 Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 7

Chương 3: Hoạt động thi hành án của Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông thông qua một số bản án 7

Chương 4: Quan điểm đánh giá và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tổ chức và hoạt động của chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông hiện nay 10

4.1 Điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 10

4.2 Điểm hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông: 11

4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao tổ chức và hoạt động của chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông 12

4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra: 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC 17

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại

cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin

cậy./.

Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn thực tập Tác giả báo cáo thực tập

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỞ ĐẦU

Thi hành án là một khâu quan trọng trong hệ thống tư pháp, là cầu nối đưa các bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án từ lý thuyết sang thực tiễn Nói cách khác, thi hành án là hoạt động cụ thể hóa công lý, đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền lợi liên quan được bảo trì một cách đầy đủ hiệu quả Trong đó, Thi hành án Dân sự này là một bộ phận không thể thiếu, hoạt động của thi hành án được thực hiện theo một quy trình liên kết, tiếp tục xử lý, đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án được thực thi Có cơ hội thực tập tại Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông là một trải nghiệm quý báu dành cho sinh viên, giúp họ tiếp cận thực tế, quan sát và hiểu rõ hơn

về yêu cầu nghề nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực bản Qua đó, sinh viên có cái nhìn bao quát, sâu sắc hơn về hoạt động của cơ quan thi hành án, đồng thời thu thập được những kiến thức pháp lý thiết thực liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở.  Vì thế,

em xin chọn đề tài: “Thực tiễn tổ chức Thi hành án Dân sự ở địa phương” làm đề tài báo cáo chuyên đề thực tập của mình Bài báo cáo này là kết quả tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm mà sinh viên thu thập được trong quá trình thực tập, bao gồm cả những khía cạnh của pháp lý và đánh giá khách quan về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thi hành

án Dân sự quận Hà Đông’’ Bài báo cáo dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do dân, vì dân Ngoài ra, Bài báo cáo còn sử dụng phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mác xít trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp của bộ môn khoa học khác như thống kê, so sánh…Bài viết này không chỉ là kết quả của quá trình thực tập mà còn là bằng chứng cho

sự quan tâm, tâm huyết của sinh viên đối với lĩnh vực thi hành án Tuy nhiên, với năng lực còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong các thầy cô sẽ góp ý để báo cáo được hoàn thiện hơn. 

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung về Thi hành án Dân sự.

1.1 Khái niệm Thi hành án Dân sự.

Thi hành án là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó Quá trình thi hành án nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, do đó, các trình tự, thủ tục từ việc thi hành án cũng được quy định chặt chẽ bởi pháp luật giống như những thủ tục tố tụng trước

đó vì điều liên quan đến quyền con người, quyền công dân Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với những người tiến hành các trình tự, thủ tục thi hành án, kể cả Chấp hành viên trong Thi hành án Dân sự cũng không thấp hơn những người tiến hành tố tụng trước đó là phải độc lập và tuân theo pháp luật để bảo đảm duy trì sự thật trong bản án, quyết định của Tòa

án và tiến tới đạt được sự thật trên thực tế, nếu không độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì giá trị sự thật mà bản án, quyết định của Tòa án đã xác định sẽ không còn nguyên nghĩa của nó, trừ trường hợp các đương sự có sự thỏa thuận tự nguyện khác trong quá trình thi hành án

Vì Thi hành án Dân sự là một loại hình của thi hành án, có thể hiểu Thi hành án Dân sự là hoạt động hành chính - tư pháp của Nhà nước, do cơ quan thi hành án tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm đảm bảo thi hành các bản án, quyết định về dân

sự của Tòa án hoặc quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền Do đó, phạm vi Thi hành

án dân sự phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Bản án, quyết định về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, quyết định về tái sản trong bản án, quyết định hình sự về bồi thường thiệt hại, quyết định về tải sản trong bản án, quyết định hành chính, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa

án Việt Nam công nhận và cho thi hành ở Việt Nam Việc tổ chức thi hành các bên án được thực hiện theo một thủ tục chung mà không có sự tách bạch căn bản việc Thi hành

án Dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại hay lao động

1.2 Vai trò của Thi hành án Dân sự.

Thi hành án Dân sự là công việc có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì kỷ cương phép nước Hiệu quả của việc Thi hành án Dân sự phụ thuộc rất lớn vào vai trò của cơ quan Thi hành án Dân sự, cụ thể là những vai trò sau:

Một là, đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định về mặt thực tế, để đảm

bảo tốt nhất quyền lợi cho các đương sự cũng như đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định, cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp thi hành án để tổ chức thi hành các phán quyết này

Hai là, Thi hành án Dân sự là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người

được thi hành án được xác định trong bản án, quyết định Pháp luật Thi hành án dân sự

Trang 6

quy định và bảo vệ quyền được tự nguyện, quyền được thỏa thuận trong thi hành án cho các đương sự

Ba là, góp phần nâng cao chất lượng của bản án, quyết định Thông qua kết quả thi

hành án, công tác xét xử được cũng cổ, bản án, quyết định được đảm bảo thi hành trong thực tế, đồng thời thông qua việc áp dụng các biện pháp thi hành án, nêu có sai sót trong bản án, quyết định được thi hành, cơ quan thi hành án sẽ có những kiến nghị thích hợp, giúp cho cơ quan ra bản án, quyết định có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật

Bốn là, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân Việc tự nguyện thi hành án, đặc

biệt là những trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau trong việc thực hiện nghĩa

vụ trong bản án, quyết định sẽ tác động tích cực đến quyền lợi của các bên đương sự Bên được thi hành án sớm khôi phục lại quyền lợi của mình, bên phải thi hành án có thể giảm được một phần nghĩa vụ theo bản án, quyết định, giảm được các thiệt hại so với trường hợp cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, như giảm các chi phí cưỡng chế thi hành án, lãi suất chậm thi hành án

Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông.

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông.

       Ngày 19/7/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án Có thể nói, đây là những văn bản quan trọng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về công tác thi hành án, thẩm quyền và thể thức thi hành án Tạo bước ngoặt cho công tác tổ chức, hoạt động Thi hành án Dân sự (THADS) trong Nhà nước cải cách mới nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về “Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng”, theo đó, việc THADS trước đây do Thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện nay được giao cho Thẩm phán huyện thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án Tòa án nhân dân Trên cơ sở quy định chung của Đảng, Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã bắt tay vào việc củng cố tổ chức cán bộ để đảm bảo cho các Thẩm phán cũng như Tòa án có thể hoàn thành nhiệm vụ        Như vậy, ra đời chỉ 5 tháng sau Cách mạng Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, công tác tư pháp nói chung và công tác THADS nói riêng đã nhanh chóng triển khai tổ chức, điều hành các hoạt động nhằm góp phần đảm đảm tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố, tổ chức chính quyền cách mạng còn non trẻ, phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc

       Bước vào thời kỳ đổi mới, các cơ quan THADS thành phố Hà Nội trong đó có Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông tiếp tục phấn đấu, phát huy sáng tạo, tham mưu cho ngành, quận và thành phố triển khai có hiệu quả công tác THADS trên địa bàn Chỉ

Trang 7

tính giai đoạn từ năm 1993 đến nay, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông trước đây thuộc tỉnh Hà Tây có tên gọi Đội Thi hành án Dân sự Thị xã Hà Đông, sau đó đổi tên thành Thi hành án Dân sự thành phố Hà Đông, sau khi sáp nhập đã cùng các cơ quan THADS của toàn Thành phố đã thi hành hàng ngàn việc với số tiền phải thi hành nhiều tỷ đồng Trải qua 78 năm phát triển và trưởng thành, dù trong hoàn cảnh nào thì cán bộ, công chức và người lao động của Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông vẫn đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao

2.2 Địa vị pháp lý tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông.

       Theo Điều 6 Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg quy định: Chi cục Thi hành án Dân

sự cấp huyện là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án Dân sự cấp tỉnh, thực hiện chức năng Thi hành án, đôn đốc thi hành án hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1Thêm vào đó, Chi cục Thi hành án Dân sự cấp huyện chịu

sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án Dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác Thi hành án Dân sự, công tác đôn đốc thi hành án hành chính trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác Thi hành án Dân sự, công tác đôn đốc thi hành án hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật

       Về Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông có trụ sở tại Lô 3, thửa 8, khu trung tâm hành chính mới, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội, được sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy - HĐND - UBND - Ban chỉ đạo công tác Thi hành án Dân sự quận Hà Đông, sự phối hợp của Công an quận, Viện kiểm sát nhân dân quận, Tòa án nhân dân quận Hà Đông, các cơ quan, ban, ngành và chính quyền địa phương, sự phấn đấu của tập thể cán bộ chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương        Như vậy, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông là một cơ quan thuộc hệ thống Thi hành án Dân sự của Bộ Tư pháp Việt Nam, có nhiệm vụ phối hợp các cơ quan, ban ngành liên quan để thực hiện các quy định của pháp luật về Thi hành án Dân sự, bao gồm việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án liên quan đến nghĩa vụ dân sự, đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia thi hành

2.3 Đặc điểm tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông.

       Thứ nhất, tổ chức và hoạt động cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông gắn

liền với hoạt động tố tụng Tư pháp

1 Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 61/2014

Trang 8

Thi hành án Dân sự là quá trình thực thi pháp luật đối với các Quyết định, Bản án của Tòa

án đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, Thi hành án Dân sự của cơ quan Thi hành án Dân

sự quận Hà Đông là hoạt động thực hiện bản án, quyết định đã hiệu lực của Tòa án nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định thi hành án, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự, của các tổ chức, kinh tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước Theo đó, hoạt động Thi hành án Dân sự luôn gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án, nói cách khác, tổ chức và hoạt động cơ quan Thi hành án Dân sự gắn liền với hoạt động tố tụng Tư pháp

Dân sự Thi hành án Dân sự là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp của Nhà nước do cơ quan thi hành án tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định thi hành án Hoạt động tổ chức thi hành án của cơ quan Thi hành án Dân sự được thực hiện bởi Chấp hành viên và được thực hiện một cách độc lập tương đối, không bị can thiệp làm lung lay ý chí của cơ quan Thi hành án Dân sự, ảnh hưởng tới công tác thi hành án Trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa

án đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án dựa vào thực tiễn vụ việc, chủ động lựa chọn biện pháp thích hợp nhằm thi hành bản án sao cho đạt được mục đích thi hành án, quyết định của Tòa án

nguyên tắc song trùng trực thuộc theo ngành và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương

Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng Thi hành án Dân sự, thi hành án hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội Theo đó, cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông trong hoạt động phải thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, công văn được phê duyệt, ban hành của Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội Đồng thời, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông theo quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án Dân sự

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quá trình thực thi bản án, Quyết định của Tòa án, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tình trạng thực tế của đương sự khi tham gia thi hành án, phục vụ công tác thi hành án khi cần thiết hoặc vận động người tham gia thi hành án thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo đảm Bản án có hiệu lực của Tòa án được thực thi

2.4 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông

Chi cục Thi hành án Dân sự (gọi tắt là THADS) quận Hà Đông theo Luật Thi hành

án Dân sự năm 2008 thực hiện chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

“- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này

Trang 9

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thi hành án Dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan Thi hành án Dân sự cấp tỉnh

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Thi hành án Dân sự cấp tỉnh

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ Thi hành án Dân sự

- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản

1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này

- Báo cáo công tác Thi hành án Dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.”2

2.5 Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông

Chi cục thi hành án dân sự quận Hà Đông là đơn vị trực thuộc Cục thi hành án dân

sự thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, được thành lập năm 2009 Về biên chế, tổng biên chế của Chi cục Thi hành án dân sự quận Hà Đông trước đây khi vừa thành lập chỉ có 04 đồng chí Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông hiện nay có 01 đồng chí Chi cục trưởng, 02 đồng chí Phó Chi cục trưởng, được giao biên chế 16 đồng chí, trong đó có 09 Chấp hành viên, 02 Thẩm tra viên, 02 Thư ký, 01 Chuyên viên, 02 Kế toán và 03 đồng chí Hợp đồng (1 lái xe, 01 tạp vụ, 01 bảo vệ) Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ công chức đều có trình độ Đại học trở lên, 14 đồng chí có trình độ Cử nhân Luật, trong đó 10 đồng chí có trình độ Thạc sĩ Luật, 02 đồng chí

có trình độ Đại học kế toán Về trình độ chính trị: có 02 đồng chí trình độ Cao cấp lý luận chính trị, còn lại các đồng chí khác có trình độ trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị

Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Hà Đông chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục THADS thành phố Hà Nội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Hà Đông chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách Chi cục Thi hành án Dân

sự quận Hà Đông có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân quận về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác Thi hành án Dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác Thi hành án Dân sự trước Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án

về kết quả thi hành án, quyết định khi có yêu cầu

Chương 3: Hoạt động thi hành án của Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông thông qua một số bản án.

Trên đây em đã phân tích về lịch sử hình thành phát triển cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông Tiếp theo là phần nội dung chính của báo cáo, em xin phép tập trung vào phân tích thực tiễn hoạt động dân

sự tại Chi cục Thi hành án Dân sự Quận Hà Đông qua hai quyết định thi hành án; bản án

2 Điều 16 Luật Thi hành án Dân sự 2008

Trang 10

về Hôn nhân-gia đình và Hình sự giúp chúng ta xác định rõ hơn thực tế thi hành án hiện nay Qua đó, phát hiện được những điểm mạnh và điểm chưa tốt trong quá trình thi hành

án để rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá

Dưới đây là bản quyết định thuận tình ly hôn giữa anh Trần Đình Phượng và chị Nguyễn Thị Trang Dựa trên nội dung của quyết định và bản án có thể phân tích được một

số khía cạnh sau về vai trò và chức năng của thi hành án: “Anh Phượng và chị Trang kết hôn vào năm 2016 và đã chung sống với nhau một khoảng thời gian tới nay Tuy nhiên, quá trình chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn bất đồng quan điểm sống, không hợp nhau do nên họ đề nghị ly hôn và nhận được quyết định thuận tình ly hôn của Tòa án Phía Tòa án đã căn cứ vào Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình để công nhận sự thuận tình ly hôn của anh Phượng và chị Trang, vì yêu cầu này là hoàn toàn tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật Anh Phượng và chị Trang có 2 con chung là cháu Trần Minh Khang sinh ngày 23/12/2016 và cháu Trần Minh Anh sinh ngày 17/01/2021 Anh Trần Đình Phượng sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Minh Khang, và chị Nguyễn Thị Trang sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cháu Trần Minh Anh Hai bên không phải cấp dưỡng con chung Anh Phượng và chị Trang có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung theo quy định pháp luật, không ai bị cản trở Về tài sản chung và công nợ, Anh Phượng và chị Trang đã đồng ý với nhau về các vấn đề này, không yêu cầu Tòa án giải quyết Về án phí, Anh Trần Đình Phượng tự nguyện nộp toàn bộ án phí là 300.000 đồng.’’

Trong bản án về Hôn nhân – gia đình này, phía Chi cục Thi hành án đã thực hiện nhiệm vụ một cách trọn vẹn nhằm:

Thứ nhất, đã bảo đảm quyền lợi của các bên về quyền nuôi con Quyết định rõ chị Trang và anh Phượng đều có quyền nuôi con chung và đều có quyền thăm nom, chăm sóc giáo giáo dục con cái Thi hành án sẽ đảm bảo thực hiện các nội dung trong quyết định, như việc trực tiếp nuôi con của anh Phượng chị Trang, quyền thăm nom, chăm sóc con của vợ chồng đôi bên, anh Phượng tự nguyện nộp án phí…

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp sau hôn nhân Việc thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định, đặc biệt là về việc nuôi con, sẽ giúp hai bên duy trì một mối quan hệ lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con cái Trong vụ án này, Thi hành án đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho các bên, thực hiện bản án của Tòa án, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp sau ly hôn và phòng ngừa tranh chấp. 

Để làm rõ ràng thêm hoạt động của cơ quan Thi hành án Dân sự quận Hà Đông, tiếp theo là một vụ án về các đối tượng có tên Lê Quốc Hải cùng đồng phạm là Nguyễn Xuân Tùng và Đỗ Thị Thanh Mai đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm tài sản bằng cách mua túi xách giả các nhãn hiệu “Louis Vuitton Malletier” và “Chanel” trên mạng xã hội rồi bán lại người khác bằng cách đánh lừa người mua là đây là túi xách hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng Hải, Tùng và Mai sử dụng mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) để rao bán, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua Hải giao dịch, thỏa thuận giá cả với khách hàng qua điện thoại Tùng hoặc Mai trực tiếp giao túi giả và nhận tiền từ khách hàng Về

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Phương Chi; Tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ - Luận Văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2021.PHỤ LỤC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và thực tiễntại tỉnh Phú Thọ - Luận Văn Thạc sĩ Luật học
6. Quyết định số 61/2014, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc bộ Tư pháp Khác
7. Quyết định số 415/2024/QĐST-HNGĐ ngày 24/06/2024 của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Khác
8. Quyết định Thi hành án số 1959/QĐ-CCTHADS ngày 16/07/2024 của Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông Khác
9. Quyết định thi hành án số 1985/QĐ-CCTHADS ngày 16/07/2024 của Chi cục Thi hành án Dân sự quận Hà Đông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w