MỤC TIÊU DỰ ÁN - Xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của việc dùng mạng xã hội đến quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành.. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc dù
Trang 1DỰ ÁN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 12A1 - TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH
Báo cáo thực hiện bởi: Nhóm 1.1
Thành viên tham gia báo cáo:
- Nguyễn Thanh Thảo
- Phạm Phương Vy
- Phạm Nguyễn Yến Trang
- Trần Thị Hiếu Hạnh
- Nguyễn Thảo Anh
- Trần Nguyễn Ngọc Anh
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3
1 MỤC TIÊU DỰ ÁN 3
2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
4.1 Phương pháp điều tra 4
4.2 Phương pháp thống kê và phân tích số liệu 4
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu 5
5 ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN 5
6 ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN 5
PHẦN 2: NỘI DUNG 5
1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn 6
2 TRÌNH BÀY NỘI DUNG CHÍNH 6
3 GIẢI PHÁP 9
3.1 Giải pháp tác động đến nhận thức, thái độ của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành 9
3.2 Giải pháp tác động đến hành vi của học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành 9
3.3 Giải pháp tác động đến xã hội cụ thể 10
PHẦN 3: KẾT LUẬN 10
1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ 10
2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 MỤC TIÊU DỰ ÁN
- Xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của việc dùng mạng xã hội đến quan
hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc dùng mạng xã hội đến quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành
- Đề xuất và thực hiện một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội đến mối quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành
2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Chuẩn bị:
+ Thành lập nhóm và nhóm trưởng phân công việc cho các thành viên + Lựa chọn đối tượng và số lượng học sinh để khảo sát
- Tiến hành thực hiện, báo cáo dự án:
STT Bố cục bài viết Tên người làm
I Mở đầu
1 Mục tiêu dự án Nguyễn Thảo Anh
2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm Nguyễn Yến Trang
3 Câu hỏi nghiên cứu Nguyễn Thanh Thảo
4 Phương pháp nghiên
5 Điểm mới của dự án Phạm Phương Vy
6 Đóng góp của dự án Phạm Nguyễn Yến Trang
II Nội dung
1 Cơ sở nghiên cứu Phạm Phương Vy
Trang 42
Trình bày nội dung
chính (thực trạng diễn
ra)
Nguyễn Thanh Thảo Trần Nguyễn Ngọc Anh
III Kết luận Nguyễn Thảo Anh
● Các công việc khác
1 Tài liệu tham khảo Phạm Phương Vy
3
Tạo link Google form
và thu thập số liệu khảo
sát
Trần Nguyễn Ngọc Anh
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Việc sử dụng Mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành?
- Những biện pháp hiệu quả giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội đến quan hệ
xã hội của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành là gì?
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng google form để khảo sát mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng
xã hội lên các mối quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành Thời điểm khảo sát ngày 25/11/2024
4.2 Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Tổng hợp kết quả của việc khảo sát hiện tượng thực trạng của học sinh 12A1 THPT châu thành; phân tích các số liệu và trình bày dưới hình thức biểu đồ
về mức độ hiểu biết, xu hướng chung, ý kiến từ nhiều góc độ của của nhóm nghiên cứu đối với sự ảnh hưởng của việc dùng mạng xã hội
Trang 54.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh kết quả đạt được với kết quả khảo sát chung
Trong đó, phương pháp chủ đạo là phương pháp tìm hiểu và điều tra; phương pháp thống kê
5 ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc dùng Mạng xã hội lên mối quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1, Trường THPT Châu Thành trên địa bàn thành phố Bà Rịa, góp phần cung cấp, bổ sung những số liệu thực trạng, gợi ý các giải pháp cải thiện hiện tượng ở học sinh, làm tiền đề cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn
6 ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN
- Tìm hiểu rõ thực trạng và mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội lên các mối quan hệ của học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành, thành phố Bà Rịa
- Góp phần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp giúp một số học sinh 12A1 THPT Châu Thành thành phố Bà Rịa cải thiện và vượt qua được tác động ảnh hưởng tiêu cực đồng thời nâng cao nhận thức phát huy được điểm tích cực mà mạng xã hội mang lại Từ đó định hướng các bạn học sinh nhìn nhận một cách đúng đắn rõ ràng hơn về vai trò của mạng xã hội
PHẦN 2: NỘI DUNG
1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm
- Khái niệm mạng xã hội: Theo khoản 22 Điều 3 Nghị định
72/2013/NĐ-CP, Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác [1]
- Khái niệm quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội (tiếng Anh là Social Relation)
là quan hệ giữa con người với nhau hình thành trong quá trình con người hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng và đạo đức, văn hóa… Bao gồm quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần [2]
Trang 6Vậy vấn đề khái quát cần làm rõ là tác động của mạng xã hội lên quan hệ xã hội của giới trẻ, ngày nay mạng xã hội ngày càng phát triển chính vì vậy nó có thể lôi cuốn người trẻ vào làm biến chất họ trên nhiều vấn đề trong đó có quan hệ
xã hội
1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn
2.3.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice theory)
Lý thuyết này được áp dụng để giải thích vì sao học sinh lựa chọn mạng xã hội để sử dụng trong hầu hết mọi việc Từ đó, dẫn đến sự thay đổi của học sinh
về nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề liên quan đến mối quan hệ xã hội của họ
2.3.2 Lý thuyết xã hội hóa
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, cùng với sự hội nhập và giao thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Đây là phương tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu Truyền thông đại chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn
Sự ra đời của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn
Chính vì vậy, các giải pháp chúng em đưa ra thể hiện vai trò thiết yếu của nhà trường trong công tác giáo dục và gắn liền với các hoạt động thực tiễn Từ đó tiến hành các hoạt động thực tiễn trong quá trình giáo dục tại trường học bằng cách kết hợp nhiều phương tiện, cách thức nhằm tạo môi trường phù hợp tránh tác động tiêu cực mà mạng xã hội mang lại, hay phát triển điều tích cực của nó lên mối quan hệ xã hội giữa các học sinh
2 TRÌNH BÀY NỘI DUNG CHÍNH
- Hình thức khảo sát: Trực tuyến qua nền tảng Google form (Link truy cập: Khảo sát nhóm 1.1)
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 12A1 Trường THPT Châu Thành Tổng
số học sinh tham gia khảo sát là 45 học sinh Việc lựa chọn các đối tượng khảo sát nhằm mục đích thu thập thông tin đầy đủ chính xác thực trạng, mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến quan hệ xã hội của người tham gia
- Thống kê kết quả khảo sát và tổng hợp đánh giá:
Trang 7Bảng 1 Biểu đồ thể hiện thời gian sử dụng Mạng xã hội của học sinh
Đánh giá khảo sát: Thông qua biểu đồ, ta thấy đa số học sinh dùng từ 1-3 tiếng (44,4%) để sử dụng mạng xã hội Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh dùng mạng xã hội trên 6 tiếng/ 1 ngày đạt tỷ lệ tới 40%, cho thấy việc sử dụng mạng xã hội quá lâu trong một ngày không phải là hiện tượng hiếm gặp Qua đó, ta thấy việc học sinh sử dụng mạng xã hội quá nhiều trong một ngày là thực trạng đáng lưu tâm trong xã hội hiện nay
Bảng 2 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng Mạng xã hội của học sinh
Trang 8Đánh giá khảo sát: Qua khảo sát về mục đích của việc sử dụng mạng xã hội, ta thấy đa số các bạn học sinh dùng Mạng xã hội với mục đích phục vụ nhu cầu giao lưu, kết bạn, giải trí (chiếm tỷ lệ lớn lên tới 80%) Ngoài ra, một số bạn học sinh dùng mạng xã hội nhằm tìm kiếm tài liệu hoặc học online trực tiếp trên mạng xã hội (chiếm 60%) Đáng chú ý, xu hướng dùng mạng xã hội để giảm bớt
sự cô đơn, lo lắng, buồn tẻ trong cuộc sống của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao (33,3%)
Bảng 3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của Mạng xã hội với quan hệ xã hội của
học sinh
Đánh giá khảo sát: Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy số học sinh có câu trả lời rằng Mạng xã hội ảnh hưởng nhiều đến quan hệ xã hội của họ chiếm số lượng cao nhất (32 học sinh) Trong khi đó, số lượng học sinh cảm thấy ít bị ảnh hưởng
là 10 học sinh Ngoài ra, có 3 học sinh, chiếm số lượng nhỏ nhất, trả lời rằng Mạng xã hội không ảnh hưởng đến quan hệ xã hội của họ
Tổng kết đánh giá:
Từ những biểu đồ trên, ta thấy được rằng đa số các bạn học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành hiện nay đều dùng mạng xã hội rất nhiều tiếng trong một ngày Họ sử dụng mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau, song đều có điểm chung việc dùng mạng xã hội ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ xã hội của các bạn Chính vì điều này, học sinh thường có xu hướng khép mình lại, ít giao
Trang 9tiếp xã hội dẫn tới việc dùng mạng xã hội để giải trí, giảm bớt sự cô đơn ở đời sống thực
3 GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp tác động đến nhận thức, thái độ của học sinh lớp 12A1, trường THPT Châu Thành
- Giáo dục và truyền thông: Các tổ chức xã hội, trường học, và các cơ quan truyền thông có thể tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến các mối quan hệ xã hội
Ví dụ
+ Video truyền thông, câu chuyện ngắn về sự thay đổi thói quen dùng mạng
xã hội đối với các mối quan hệ xã hội
+ Thử thách “30 ngày thay đổi bản thân”; thử thách “kết thân với hàng xóm”;
- Khuyến khích suy nghĩ phản biện: Dạy cho học sinh cách nhìn nhận và đánh giá thông tin trên mạng xã hội một cách tỉnh táo, tránh sự ảnh hưởng
từ các nội dung tiêu cực hoặc sai lệch
3.2 Giải pháp tác động đến hành vi của học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành
- Thúc đẩy hành động cụ thể trong việc tương tác online:
Ví dụ
+ Khuyến khích hành vi chia sẻ tích cực: tạo ra các chiến dịch như
#ChiaSePositivity, khuyến khích học sinh chia sẻ các câu chuyện truyền cảm hứng, thông tin bổ ích, hoặc các hoạt động tích cực thay vì các nội dung gây tranh cãi, chỉ trích, hoặc tiêu cực
+ Tạo cơ hội cho sự hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các sự kiện trên mạng xã hội như các cuộc thi hoặc thử thách hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoặc quyên góp cho các tổ chức từ thiện + Khuyến khích chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cá nhân: Trào lưu flex, thể hiện bản thân một cách chân thực và tạo sự kết nối sâu sắc với bạn bè và cộng đồng
- Cài đặt giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội trên điện thoại: Việc này tạo cơ hội cho học sinh tăng cường các tương tác ngoài đời thực và cải thiện mối quan hệ xã hội
- Khuyến khích thời gian offline, tổ chức các hoạt động trực tiếp
Trang 10Ví dụ: Chiến dịch “Ngày không mạng xã hội” hoặc “Giờ vàng kết nối thực tế”
- Thúc đẩy tham gia vào các hoạt động trực tuyến mang tính toàn cầu:
Ví dụ:
+ Chuyển hướng sang học tập online trên mạng xã hội giúp giảm bớt chi phí
và thuận tiện khi có thể học ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào
+ Tạo ra cơ hội để thúc đẩy quá trình trở thành công dân toàn cầu hóa, tham gia vào các buổi hội thảo, hội nghị online trên mạng xã hội để tăng cường
sự kết nối, quan hệ xã hội với nhiều người trên toàn thế giới
3.3 Giải pháp tác động đến xã hội cụ thể
- Xây dựng các quy tắc đạo đức trong sử dụng mạng xã hội: khuyến khích học sinh đề cao sự tôn trọng và thiện chí trong giao tiếp trên mạng xã hội, hướng dẫn rõ ràng về việc bảo vệ quyền riêng tư của bản thân và người khác
- Hoàn thiện chính sách quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, phòng chống và xử lý hành vi lợi dụng mạng xã hội; nâng cao nguồn nhân lực quản lý nội dung trên mạng xã hội; giải pháp kỹ thuật; giải pháp với doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến quan hệ xã hội của học sinh lớp 12A1 trường THPT Châu Thành, chúng
ta có thể rút ra kết luận rằng việc sử dụng mạng xã hội đang có tác động mạnh
mẽ đến mối quan hệ xã hội của học sinh Đặc biệt, nhiều học sinh dành thời gian
sử dụng mạng xã hội quá lâu trong ngày (40% học sinh sử dụng trên 6 tiếng/ngày), dẫn đến việc giảm bớt sự giao tiếp trực tiếp và tác động đến các mối quan hệ thực
tế trong cuộc sống Mặc dù việc sử dụng mạng xã hội mang lại một số lợi ích như giao lưu, kết bạn, và học tập, những ảnh hưởng tiêu cực từ nó lại không thể xem nhẹ, nhất là khi nó trở thành một công cụ để giải tỏa cô đơn hay giảm bớt cảm giác buồn tẻ
Đề tài này không chỉ làm rõ thực trạng mà còn đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Các giải pháp như nâng cao nhận thức cho học sinh về cách sử dụng mạng
xã hội một cách tỉnh táo, khuyến khích chia sẻ thông tin tích cực, tổ chức các hoạt
Trang 11động offline để cải thiện giao tiếp thực tế giữa các học sinh sẽ giúp định hướng lại hành vi và thói quen sử dụng mạng xã hội của học sinh, qua đó cải thiện mối quan hệ xã hội trong cộng đồng học sinh
2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Các tổ chức xã hội, trường học, và các cơ quan truyền thông có thể tăng cường giáo dục về tác động của mạng xã hội, khuyến khích học sinh suy nghĩ phản biện
và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, tránh lạm dụng
Học sinh nên tham gia vào các hành động tích cực trên mạng như chia sẻ thông tin hữu ích và tham gia hoạt động cộng đồng Đồng thời, cần giới hạn thời gian
sử dụng mạng để có nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khóa và giao lưu thực
tế
Cơ quan chức năng có thể xây dựng quy tắc đạo đức trong sử dụng mạng xã hội, bảo vệ quyền riêng tư và hoàn thiện chính sách quản lý nội dung mạng để đảm bảo một môi trường mạng xã hội an toàn cho học sinh
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Theo Nghị Định số 72/2023/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”
2 Theo “Khái niệm quan hệ xã hội là gì? Ví dụ về quan hệ xã hội? Xây dựng quan hệ lao động như thế nào”, 28/09/2024
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/khai-niem-quan-he-xa-hoi-la-gi-vi-du-ve-quan-he-xa-hoi-xay-dung-quan-he-lao-dong-nhu-the-nao-30773.html
3 Theo “Giải pháp phát triển văn hoá hành vi ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam”, 17/12/2022
https://nhandan.vn/giai-phap-phat-trien-van-hoa-hanh-vi-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-tai-viet-nam-post730324.html