1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thảo luận tìm hiểu nền văn minh la mã cổ Đại

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Thảo Luận Tìm Hiểu Nền Văn Minh La Mã Cổ Đại
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn TS Trần Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 700,74 KB

Nội dung

CÁC THÀNH TỰU VÀ ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI .... Vị trí địa lý - La Mã Rôma là tên của một quốc gia cổ đại nằm trên bán đảo Ý - một bán đảo dài và hẹp nằm ở phía Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

-□□🕮□□ -

Trang 3

11220749 - Phân công công việc

- Tổng hợp, đảm bảo nội dung + slide + thuyết trình

11225009 - Nội dung: Thành tựu về chữ

viết, văn học, sử học, triết học

11223427 - Nội dung: Các giai đoạn lịch sử

chính của nền văn minh La Mã

- Chỉnh sửa bản word

10/10

6 Nguyễn

Thanh Tâm

11225685 - Nội dung: Cơ sở hình thành nền

văn minh La Mã thời cổ đại + Thành tựu về nghệ thuật

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI 2

1.1 Điều kiện tự nhiên 2

1.1.1 Vị trí địa lý 2

1.1.2 Địa hình, khí hậu 2

1.1.3 Tài nguyên 2

1.2 Điều kiện dân cư - kinh tế 2

1.2.1 Dân cư 2

1.2.2 Kinh tế 3

PHẦN 2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ LA MÃ CỔ ĐẠI 4

2.1 Thời kỳ Vương chính (từ năm 753 TCN đến 510 TCN) 4

2.2 Thời kỳ cộng hoà (từ năm 510 TCN đến thế kỉ I TCN) 4

2.3 Thời kỳ quân chủ (từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ IV) 4

2.3.1 Quá trình chuyển biến từ chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ, giai đoạn thế kỉ I TCN 4

2.3.2 Sự suy vong của đế quốc La Mã, giai đoạn thế kỉ III đến năm 1453 5

PHẦN 3 CÁC THÀNH TỰU VÀ ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI 7

3.1 Chữ viết 7

3.2 Văn học 7

3.2.1 Thơ 7

3.2.2 Thần thoại 10

3.2.3 Kịch 10

3.4 Triết học 11

3.4.1 Triết học duy tâm 11

3.4.2 Triết học duy vật 12

3.5 Luật pháp 13

3.5.1 Bộ Luật 12 bảng 13

3.5.2 Những pháp lệnh khác 13

3.5.3 Cơ quan lập pháp 14

3.5.4 Về luật học 14

3.6 Khoa học tự nhiên 14

3.7 Y học 15

3.8 Nghệ thuật 15

3.8.1 Kiến trúc 15

3.8.2 Điêu khắc 17

Trang 5

3.8.3 Hội hoạ 18

3.9 Tôn giáo 18

3.9.1 Sự ra đời của Kito giáo 18

3.9.2 Giáo lý của Kito giáo 19

3.9.3 Nghi lễ 19

3.9.4 Về tổ chức của Kito giáo 20

3.9.5 Sự phát triển của Kito giáo 20

3.9.6 Sự thâm nhập và phát triển của Kitô giáo tại Việt Nam 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

“Không có cở sở văn minh Hy Lạp và La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại” Đây

là nhận định của Ph.Ăng-ghen trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh” về ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp, La Mã Hai nền văn minh này là một trong những cơ sở cho sự hình thành nền văn minh thời Phục hưng ở Tây Âu và văn minh phương Tây sau này Trong

đó, nền văn minh La Mã cổ đại với những đặc điểm và thành tựu đã đặc biệt đóng góp một vai trò quan trọng

Trang 7

PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

- La Mã (Rôma) là tên của một quốc gia cổ đại nằm trên bán đảo Ý - một bán đảo dài

và hẹp nằm ở phía Nam Châu Âu, giống như một chiếc chân người (chiếc ủng) chìa ra Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000 km2

- Phía Bắc có dãy núi Anpơ như chiếc xương sống chạy dọc theo bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được coi là biên giới tự nhiên giữa Ý và Châu Âu

- Ba phía Đông, Tây, Nam đều tiếp giáp với biển:

+ Phía Nam có đảo Xixin

+ Phía Tây có đảo Coóc - xơ và Xác - đen – hơ

1.1.2 Địa hình, khí hậu

- Bán đảo có nhiều đồng bằng màu mỡ: đồng bằng sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng sông Tibres ở miền Trung, và một số đồng bằng trên đảo Scicile…và nhiều đồng cỏ ở phía Nam thuận lợi phát triển nông nghiệp và chăn nuôi gia súc

- Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu, thuận tiện hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải

- Diện tích gấp 5 lần Hy Lạp nhưng không bị chia cắt thành những vùng biệt lập mà là một đơn vị địa lí thống nhất về lãnh thổ và chính trị Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã

đi xâm chiếm lãnh thổ châu Á, châu Âu, châu Phi thành một đế quốc bao quanh Địa Trung Hải

- Với biên giới ba mặt giáp biển, khí hậu ở Ý cũng giống khí hậu ở Hy Lạp, quanh năm

ấm áp, ôn hòa (mùa đông dao động từ 6 – 11độ C) Chính vì thế, người dân nơi đây có thể hoạt động sản xuất quanh năm, tàu thuyền đi lại thuận lợi – một điều kiện lý tưởng

Trang 8

(Ý) Trong đó, một bộ phận sống trên đồng bằng Latium được gọi là người Latinh (Latin), sau họ dựng lên thành La Mã trên bờ sông Tibro nên được gọi là người La Mã

- Khoảng thế kỷ X TCN người Etrusque từ Tiểu Á cũng thiên di đến bán đảo Ý, sống chủ yếu ở vùng giữa sông Ácnơ và sống Tibres

- Khoảng thế kỷ VIII TCN, người Hy Lạp cũng bắt đầu di cư đến Nam bán đảo Ý và đảo Scicile, thiết lập nên nhiều thành bang như Xiraquyadơ, Cuma, Tarentum… Đây đuợc gọi là vùng Đại Hy Lạp, nơi văn minh Hy Lạp dần được tryền bá sâu rộng trên toàn bán đảo Ý

- Muộn hơn là sự thiên di của người Xentơ (Gôloa) ở phía Bắc dãy An-pơ tràn xuống định cư ở vùng đồng bằng sông Pô và Bắc bán đảo Ý

1.2.2 Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nên việc phát triển trồng trọt mạnh hơn so với Hy Lạp Chính vì thế, sản phẩm trồng trọt của La Mã cũng đa dạng hơn, gồm các loại cây

ăn trái, lương thực, cây công nghiệp dài ngày

+ Chăn nuôi chủ yếu là cừu, dê, bò, ngựa,… được tiến hành theo phương thức bầy đàn không chuồng trại (khác với các quốc gia phương Đông cổ đại) Mọi sản phẩm nông nghiệp đều có thể trở thành hàng hóa đem ra thị trường trao đổi

- Thủ công nghiệp

+ Các xưởng thủ công ra đời sớm để chế biến các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là sự xuất hiện ngành khai khoáng thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời: luyện kim, chế tạo vũ khí, đóng tàu, đồ trang sức, đồ da, xương, đồ gỗ, đá, nhạc cụ, may mặc, dệt vải… Các sản phẩm thủ công vì thế cũng phong phú và ngày càng tinh xảo hơn, đáp ứng nhu cầu của cư dân và hoạt động ngoại thương với mục đích trao đổi hàng hóa

+ Hệ thống ngân hàng cũng đã xuất hiện dưới dạng những cửa hiệu đổi tiền và cho vay

Trang 9

PHẦN 2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ LA MÃ CỔ ĐẠI

Lịch sử La Mã có thể được chia thành 2 thời kì lớn là thời kì cộng hoà và thời kì dân chủ

2.1 Thời kỳ Vương chính (từ năm 753 TCN đến 510 TCN)

- Theo truyền thuyết, thành La Mã (Rôma) do vua Romulus xây dựng năm 753 TCN,

do đó tên của ông được dùng để đặt cho thành này

- Nhà nước La Mã ra đời vào giữa thế kỉ VI TCN, do cuộc cải cách của vua Xecviut Tuliut Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân

- Khoảng năm 510, người La Mã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ vua Tarquin kiêu ngạo

- Quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân do dân bầu là 2

cơ quan chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kỳ là 1 năm Chính quyền trở thành việc chung của dân Đây là kết quả đấu tranh giữa bình dân và quý tộc trong 200 năm

để đòi giải quyết các yêu cầu của họ

2.2 Thời kỳ cộng hoà (từ năm 510 TCN đến thế kỉ I TCN)

- Lúc mới thành lập, La Mã chỉ là 1 bang nhỏ ở miền Trung bán đảo Ý Từ thế kỉ IV

TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý, chủ yếu liên quan đến những bộ tộc Ý khác (thuộc dòng Ấn - Âu) như người Samnite và Sabine, nhưng cũng có cả người Etrusca Sau hơn một thế kỉ, La Mã đã chinh phục được toàn bộ bán đảo Ý

- Tiếp đến, La Mã muốn phát triển thế lực sang phía Tây Địa Trung Hải, nhưng gặp đối thủ đáng gờm là Carthage, 1 đế quốc rộng lớn bao gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền nam xứ Golo Trong nửa sau của thế kỷ thứ III TCN, La Mã xung đột với Carthage trong 2 cuộc chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicillia và Iberi Sau gần 120 năm, từ 264 - 146 TCN, Carthage trở thành một phần lãnh thổ của Lã Mã

- Vào thế kỷ thứ II TCN Vương quốc Macedonia (Hy Lạp) và Đế chế Seleucid trở thành

1 tỉnh của La Mã

- Năm 30 TCN, Ai Cập cũng trở thành một phần của La Mã cổ đại

=> Đến thế kỉ I TCN, La Mã trở thành 1 đế quốc rộng lớn bao trùm bờ Địa trung Hải

- Từ năm 73-71 TCN, sự đấu tranh của giai cấp nô lệ đã làm cho La Mã càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng về mọi mặt

2.3 Thời kỳ quân chủ (từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ IV)

2.3.1 Quá trình chuyển biến từ chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ, giai đoạn thế kỉ I TCN

- Từ thế kỉ I TCN, chế độ cộng hòa ở La Mã dần dần bị chế độ độc tài thay thế

- Xila là người giành được quyền độc tài đầu tiên Năm 82 TCN, Xila tuyên bố làm độc tài suốt đời, nhưng đến 79 TCN vì ốm nặng phải từ chức, đến năm 78 TCN thì chết

Trang 10

- Chính quyền tay ba lần thứ nhất xuất hiện tại La Mã vào năm 59 TCN bao gồm Crassus, Pompey và Caesar đã nắm quyền kiểm soát không chính thức của chính phủ cộng hoà thông qua một hiệp ước bí mật được biết đến như là Chế độ Tam hùng

- Năm 54 TCN, Crassus bị tử trận khi đánh nhau ở phương Đông Sau cái chết của Crassus và sự sụp đổ của chế độ Tam hùng, một sự tách biệt giữa Caesar và Hội đồng Nguyên lão đã dẫn tới nội chiến, Pompey khi ấy chính là người dẫn đầu lực lượng của Hội đồng Caesar chiến thắng và được phong làm nhà độc tài suốt đời sau khi từ chối tước hiệu quốc vương Tuy nhiên, ông ta đã bị ám sát vào ngày ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN

- Năm 43 TCN, La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ 2 gồm Antonius, Lepidus

và Octavius Trong nỗ lực giành chính quyền, Octavius đánh bại Antonius tại trận chiến Actium vào năm 31 TCN và thôn tính những vùng lãnh thổ của Cleopatra, người vợ phương Đông của Antonius Ông giữ lại Ai Cập như là thuộc địa không chính thức

- Khi này, Octavius không muốn bị xem như một tên bạo chúa chuyên quyền, vì vậy mà ông tìm cách hợp pháp hóa địa vị của mình thông qua Viện nguyên lão Vào năm 27 TCN, Octavius tuyên bố trao trả quyền hành của mình về tay Viện nguyên lão một cách rất có tính toán Viện nguyên lão, lúc đó gồm toàn những người ủng hộ ông và được ông dàn xếp trước, đã từ chối và khẩn cầu ông ở lại Octavius chấp thuận và trở thành Augustus Một thỏa thuận được xác lập giữa Viện nguyên lão và Augustus, thường gọi

là thoả thuận thứ nhất, trao cho ông quyền hợp pháp để cai trị mọi người Augustus nắm lấy quyền lực gần như tuyệt đối với tư cách là thống soái quân sư, người bảo vệ duy nhất của quần chúng, và quyền lực tối cao trên lãnh thổ La Mã, tuy vẫn khoác cái áo ngoài của chế độ cộng hòa nhưng thực chất đã chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế Augustus đã đạt được thứ mình cần, và từ đây mở ra thời đại thịnh trị Pax Romana (Thái bình La Mã) Ông thường được xem như vị hoàng đế vĩ đại nhất của Đế chế La

Mã và đã đặt những nền móng vững chắc cho sự phát triển qua hàng thế kỷ của nó

2.3.2 Sự suy vong của đế quốc La Mã, giai đoạn thế kỉ III đến năm 1453

- Thế kỉ III TCN, chính quyền La Mã bước vào giai đoạn suy yếu Nền công thương nghiệp phát triển 1 thời nhanh chóng bị suy sụp, thành thị trở nên điêu tàn với tỉ lệ cư dân giảm sút, quân đội bị ảnh hưởng dẫn đến sự suy yếu trầm trọng Chế độ nô lệ ở La

Mã ngày càng khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến sự ra đời của “lệ nông” - tiền thân của nông nô thời trung đại sau này

- Miền Đông La Mã nhờ có sự liên hệ với các nước phương Đông nên kinh tế có phần phát triển hơn miền Tây Năm 330, hoàng đế Constantius rời đô sang phía Đông Năm

395, hoàng đế Theodosius chia đế quốc thành 2 nước: đế quốc Đông La Mã đóng đô ở Constantinople và đế quốc Tây La Mã đóng đô ở La Mã

Trang 11

- Đến TK V, 1 số bộ tộc Giecmanh - “Man tộc” (bao gồm các tộc Tây Gốt, Đông Gốt, Văngđăn, Phrăng, Ânglô Xắcxông, Buốcgôngđơ) đã thành lập các vương quốc của mình trên đất đai của Tây La Mã Đến năm 476, kinh thành Roma của đế quốc Tây La Mã bị thủ lĩnh người Giecmanh là Odoacre đánh hạ rồi tự xưng làm hoàng đế, đồng thời chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ

- Đông đế quốc vẫn còn tồn tại và đi dần vào con đường phong kiến hoá, thường được gọi là đế quốc Bidatium Năm 1453, Đông đế quốc La Mã bị người Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính

Trang 12

PHẦN 3 CÁC THÀNH TỰU VÀ ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA NỀN VĂN

MINH LA MÃ CỔ ĐẠI 3.1 Chữ viết

- Chữ viết xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ,

người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ Đó là

cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng

- Nguồn gốc chữ La Mã được phát triển từ hệ thống chữ viết của Hy Lạp Vào khoảng

1000 TCN vào cuối thế kỷ IX – VIII TCN qua mối quan hệ buôn bán, người Hy Lạp đã học hỏi và cải tiến từ chữ viết của người Phênixi (Phoenician), một tộc người chuyên về buôn bán đường biển trên Địa Trung Hải Bảng chữ cái của người Hy Lạp ban đầu có

40 chữ cái, rồi cải tiến thành 24 chữ cái (18 phụ âm, và 6 nguyên âm)

- Ưu điểm của chữ viết La Mã: Tính khái quát hóa cao, với cách ghép linh hoạt, có thể thể hiện mọi kết quả của tư duy

- Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã

- Ngôn ngữ Slavơ được sử dụng tại những nhánh:

- Nhánh miền Đông: Tiếng Nga, tiếng Belarus, tiếng Ukraina

- Nhánh miền Nam: Tiếng Bulgaria, tiếng Macedonia, tiếng Croatia, tiếng Serbia, tiếng Slovenia

- Nhánh miền Tây: Tiếng Séc, tiếng Slovakia, tiếng Ba Lan, tiếng Kashubian, tiếng thượng Sorbi, tiếng hạ Sorbi

3.2 Văn học

- Là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ nhất của văn minh Hy Lạp, song người La Mã đã sáng tạo nên văn học riêng cho họ

- Người La Mã vốn từ sớm đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp Đặc biệt sau khi

đánh chiếm thành phố Tatento của Hy Lạp ở trên bán đảo Ý vào năm 272 TCN, La Mã

bắt đầu tiếp xúc với văn học Hy Lạp, do đó chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Hy Lạp

- Người La Mã đã sáng tạo nền văn học riêng gồm nhiều thể loại, trong đó chia ra làm

3 bộ phận chính là: Thơ, thần thoại, kịch

3.2.1 Thơ

- Thời cộng hòa, La Mã đã có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch, ví dụ, Anđrônicút đã dịch Ôđixê ra tiếng La tinh, Nơviút viết sử thi Cuộc chiến tranh Puních, Catulút đã sáng tác nhiều bài thơ trữ tình

+ Nói về tình yêu của ông với nàng Clôđia, em quan bảo dân Côđiút, nhà thơ viết:

“Anh vừa giận vừa yêu,

Có thể em sẽ hỏi vì sao anh như vậy

Trang 13

Anh chẳng biết nhưng anh cảm thấy

Đau khổ vô cùng vì vừa giận vừa yêu.”

- Thời kì thống trị của Octavius là thời kì thơ ca La Mã phát triển nhất Để phục vụ cho

chế độ chính trị của Ôctavianút nhóm tao đàn Mêxen được thành lập, Mêxen là thân cận của Ôctavianút Trong nhóm này có những nhà thơ nổi tiếng như Horace, Ovidius, Vergilius

+ Khuyến nông: Tác phẩm gồm bốn phần về nông nghiệp làm theo yêu cầu của Mêcenas,

nhằm phục hưng nông nghiệp sau nội chiến Octaviaus rất yêu thích tác phẩm này Nội dung chi tiết các phần: Phần 1, nói về nông nghiệp Phần 2, nói về nghề trồng vườn Phần 3, nói về nghề chăn nuôi ong làm theo yêu cầu của Mêcenas Tác giả đã bỏ ra 7 năm để hoàn thành tập thơ này Thế nhưng ông đã được đền đáp xứng đáng: Octavius rất thích tập Khuyến nông, đến nỗi, năm 31 TCN, sau khi đánh bại Antonius ở Hy Lạp trở về, ông đã nghe ngâm bài thơ này trong 14 ngày liền

+ Ênêit: Về chủ đề, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ của tập thơ Ênêit đều phỏng theo sử thi

Hôme Mục đích của tác phẩm là ca ngợi sự anh dũng của nhân dân La Mã và dòng họ Ôctavianút Tập thơ tự sự gồm 12 bài và sáng tác trong 10 năm

+ Nội dung của tập sử thi Ênêit như sau: Khi thành Troy (Tơroa) bị quân Hy Lạp thiêu

hủy trong cuộc chiến Trojan, Ênê – một hoàng tử của Troy – đã dẫn theo những người sống sót chạy trốn và tìm đến đất Ý để lập nên một vương quốc mới Tuy nhiên, trên đường đi, họ gặp nhiều thử thách, chủ yếu do thần Juno (Giunông), vị thần không ưa người Troa, gây ra Khi đoàn thuyền của Ênê sắp đến được bờ biển Ý, họ gặp phải một cơn giông bão lớn do Giunông tạo ra, khiến họ bị đẩy lạc đến thành Carthage (Cáctagiơ) Tại đây, Ênê được nữ hoàng Didon (Điđông) – người vừa mất chồng – nồng nhiệt đón tiếp Cuộc gặp gỡ đã làm bùng lên một tình yêu mãnh liệt trong lòng nữ hoàng Didon,

và họ nhanh chóng trở thành đôi tình nhân Tuy nhiên, số phận đã định trước rằng Ênê phải tiếp tục cuộc hành trình sang Ý để lập nên vương quốc mới Mặc cho tình cảm sâu đậm của Didon, Ênê buộc phải rời xa nàng để hoàn thành sứ mệnh Đau khổ và tuyệt vọng, nữ hoàng Didon đã tự sát bằng thanh kiếm mà Ênê đã trao tặng Tiếp tục cuộc hành trình, Ênê đến đảo Sicily (Xixin), nơi anh mai táng cha mình Sau đó, nhờ sự giúp

đỡ của một nhà tiên tri nữ, anh xuống âm phủ để gặp lại cha và được cha tiên đoán rằng một người thuộc dòng dõi của Ênê sẽ trở thành hoàng đế vĩ đại của La Mã – đó chính là Augustus, người sẽ mang lại thời đại hoàng kim cho thế giới Cuối cùng, Ênê đến Ý, nơi

Ngày đăng: 01/12/2024, 20:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. VDN (2015), “Tìm hiểu về nghệ thuật của nền văn minh La Mã cổ đại”, truy cập từ đường link: https://designs.vn/tim-hieu-ve-nghe-thuat-la-ma-co-dai/, truy cập ngày 12/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về nghệ thuật của nền văn minh La Mã cổ đại
Tác giả: VDN
Năm: 2015
4. VDN (2018), “Tìm hiểu về lịch sử phát triển của nền văn minh La Mã cổ đại”, truy cập từ đường link: https://vi.wikipedia.org/wiki/La_Mã_cổ_đại, truy cập ngày 12/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về lịch sử phát triển của nền văn minh La Mã cổ đại
Tác giả: VDN
Năm: 2018
5. VDN (2020), “Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa”, truy cập từ đường link: https://nghiencuuquocte.org/2020/05/19/claudius-galen-nguoi-tien-phong-cua-giai-phau-y-khoa/, truy cập ngày 12/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa
Tác giả: VDN
Năm: 2020
1. Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười Tôn Giáo Lớn trên thế giới, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Khác
2. Lewis M.Hopfe – Mark R.Woodward, Phạm Văn Liễn (2011), Các Tôn Giáo trên thế giới, Nhà xuất bản Thời Đại Khác
6. Vũ Dương Ninh (2012), Giáo trình Lịch sử Văn minh Thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w