1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các đơn vị HCSN công lập - nghiên cứu tại thành phố Hà Nội

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Công Quốc Tế Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Của Các Đơn Vị HCSN Công Lập - Nghiên Cứu Tại Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Trần Thế Nữ
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 26,94 MB

Nội dung

Tuy nhiên, có thé thay mức độ áp dụng quản trị rủi ro trong đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại ViệtNam là chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE

KHOA: KE TOÁN - KIEM TOÁN

Dé tai: Anh hưởng của việc áp dung ERM trong đo lường hiệu quả

hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thế Nữ

Sinh viên: Nguyễn Thùy Dương

Mã sinh viên: 20050598

Lớp: QH-2020-E KTKT CLC 2

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

1.1 Lý do chọn dé tài ¿+ 5s S1 kEExE 1 1211211111111 1111111111111 1x cre |

1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ¿2 2 s+Sx+EE+£E+£x++EzE+rxerxerxerxerxee 2

1.2.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài . 2 cSs cteEeEEeEEEEEEEEerkerkerkrres 2

1.2.2 Tổng quan tài liệu trong HÓC 2-55 St tt cty 5

1.2.3 Khoảng trong nghién CÚ1 5-5-5 SE SEETEEEE E111 1xx, 7

1.3 /00(020(2ì)8/.40)(2:0U(ì007aiaẳ 8

D3 MuUc t@ N8 .an 8

1.3.2 Mục tiêu CU NE oeccecccccccccccscssssssessesssssssesesvessssessssvesessssesasssestsstsstsassusseaeaeeaees 8

1.4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu 2-2 s5 E2 E£+E£EeExerxererrerrered 8

1.4.1 Đối tượng nghiÊH CU oececcecceccccccsessesseesessessesseseessesesssssesesessessesusssssessessesseaees 8

1.1 Cơ sở lý thuyẾ - ¿s91 E1 E1 1511211211 111111211 2111111111111 11 1x ru 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 5c St HT 1E 21212111121 2111111012111111 0110111 1c 14

Chương 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CUU VA THIET KE NGHIÊN CỨU l6

2.1 Giả thuyết nghiên cứu va đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng

đên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp -. - 5 S25 SS++ssseseeeerxee 16

2.2 Mô hình nghiên cứu - - G E2 1321113111181 1181 1551118118111 1181111 ket 20 2.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu - - 5 22c 2321112211351 EEerrke 22

2.4 Phương pháp nghiên CỨU - -.- 6 G11 119v ng ngư 23

ii

Trang 3

Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 24

3.1 Thống kê mô tả dữ liệu 2-5-5 ©5£2S£+SE£EE£EEEEEEECEErErrxrrkrrkrrvee 24

DANH SÁCH TAI LIEU THAM KHAO 2 2+2£+2££+2E£+£EEzzxezrxeer 33

PHU LUC 2 38

ili

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Diễn giải

ERM Quản trị rủi ro doanh nghiệp

HĐQT Hội đồng quản trị

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

CEO Giám đốc điều hành

CRO Giám đốc rủi ro

ASX Sở giao dịch chứng khoán Australia

MC Chi phi bién

BCTC Báo cáo tài chính

HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

CK Chứng khoán

IV

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Bang tong hợp thang đo biến độc lập

Bang 2.2: Số lượng quan sát của bài nghiên cứu Bang 2.3: Cơ cau ngành của 100 doanh nghiệp nghiên cứu

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài 2 2 2s x+zxezxe+xzzxzzxerxees l6

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 2 2 + x+£E+£E£+E2EE+Exerxerxeee 20

Hình 3.1 Kết quả thống kê mô tả - 2-2 2 2S +E£EE£2EE+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrri 24Hình 3.2 Ma trận hệ số tương quan 2- 2 2S +E£SE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrkrrrred 26

Hình 3.3 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đồi . -2- 2 25555: 27

Hình 3.4 Kết quả kiểm định tự tương quan - 2 2 2 x+E+£E+EEezE2EEeEerxerxees 27

Hình 4.1 Kết quả hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh

VI

Trang 7

PHAN 1 MỞ DAU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, các công ty đã niêm yết đang dần trở

thành một trong những nhà đầu tư hap dẫn, thu hút những nguồn đầu tư không lồ Điều

đó khiến cho không chi lợi nhuận mà khả năng quan tri rủi ro, tối đa hoá hiệu quả hoạt

động của công ty được chú trọng hon bao giờ hết Tuy nhiên, có thé thay mức độ áp dụng

quản trị rủi ro trong đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại ViệtNam là chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư và độ tin cậy của thị trường

tài chính Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng quản tri rủi ro doanh nghiệp (ERM)

trong đo lường hiệu quả hoạt động tại các công ty niêm yết sẽ giúp cho các doanh nghiệp

cũng như các nhà dau tư có cái nhìn tổng thé, rõ ràng hơn trước khi đưa ra các quyếtđịnh kinh doanh cũng như đầu tư một cách đúng đắn

Trải qua nhiều cuộc biến động lớn trong thị trường tài chính cả trong nước cũngnhư quốc tế như vụ bê bối của Enron năm 2000, vụ phá sản của Lehman Brothers năm

2008 hay gần đây nhất là sự sụp đồ của Silicon Valley Bank, FLC bị huỷ niêm yết trên

sàn chứng khoán Quản tri rủi ro doanh nghiệp đã dần thu hút được sự chú ý của các nhà

quản tri trong việc do lường sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc áp dụng

ERM trong đo lường hiệu quả hoạt động đóng vai trò như một khuôn khổ chiến lược chophép các công ty xác định, đánh giá và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh, biến động

thị trường, tuân thủ quy định và theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng

Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) vẫn còn tương đối mới đối với các quốc gia

Trung Đông và Đông Nam Á, những khu vực được xếp vào nhóm các khu vực đang phát

triển trên thế giới (Alshatti, 2015) Hiện nay, thực trạng nghiên cứu về việc áp dụng ERM

trong đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam còn hạn chế

Trang 8

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về tác động của quan tri rủ1 ro đến hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp, tuy nhiên, đa phần tập trung phân tích các giả thuyết mang tính lý

thuyết hơn là thực nghiệm Điều này đã làm cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp trở nên hạn chế hơn Ngoài ra, các nghiên cứu hiện tại cũng chưa đưa rađược những khuyến nghị cụ thể cho nhà đầu tư khi đầu tư vào các doanh nghiệp niêmyết tại Việt Nam

Vì vậy, đề tài “Anh hướng của việc áp dung ERM trong đo lường hiệu quả hoạt

động cia các công ty niêm yết tai Việt Nam” được đưa ra nhằm mục đích đánh giá tình

hình triển khai ERM tại các công ty niêm yết ở Việt Nam cũng như tác động của việc áp

dụng ERM trong việc đo lường hiệu quả hoạt động và đánh giá sức khoẻ tài chính của

công ty Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung vào mối liên hệ giữa việc phòng ngừa rủi

ro về lợi nhuận và mức độ rủi ro, từ đó giúp doanh nghiệp én định về mặt tài chính cũngnhư làm giảm nguy cơ phá sản Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị doanh

nghiệp cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn khi đưa ra quyết định kinh doanh

cũng như dau tư vào các công ty niêm yết.

1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Nghiên cứu của Vincent Aebi, Gabriele Sabato và Markus Schmid (2012) về Risk

management, corporate governance, and bank performance in the financial crisis đã do

lường hiệu quả hoạt động của ngân hang bằng lợi nhuận mua và giữ va ROE, đồng thời

kiểm soát các biến số quản trị doanh nghiệp tiêu chuân như quyền sở hữu CEO, quy môhội đồng quản trị và tính độc lập của hội đồng quản trị Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng cácngân hàng, trong đó CRO trực tiếp báo cáo với ban giám đốc chứ không phải CEO, lợinhuận cô phiếu và ROE cao hơn đáng kê (tức là ít tiêu cực hơn); ngược lại, các biến sốquản trị doanh nghiệp tiêu chuẩn hầu hết không liên quan đáng kế hoặc thậm chí tiêu

Trang 9

cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng (Vincent Aebi,

2012)

Nghiên cứu của David L Eckles, Robert E Hoyt, Steve M Miller (2014) về

Reprint of: The impact of enterprise risk management on the marginal cost of reducing

risk: Evidence from the insurance industry đã kiém tra giả thuyết rang tác động của việc

áp dung ERM lên MC trong việc giảm thiểu rủi ro Giả thuyết này dựa trên tiền dé rangcác công ty áp dụng ERM có khả năng nhận ra lợi ích của phòng ngừa rủi ro tự nhiên tốt

hơn, ưu tiên các hoạt động phòng ngừa rủi ro đối với những rủi ro góp phần nhiều nhấtvào tông rủi ro của công ty và tối ưu hóa việc đánh giá và lựa chọn các công cụ phòngngừa rủi ro có săn Kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ phí biên của việc giảm thiểu rủi

ro thấp hơn mang lại động lực kinh tế cho các công ty tối đa hóa lợi nhuận dé giảm thiểu

rủi ro hơn nữa cho đến khi chi phí biên của việc giảm thiểu rủi ro bằng với lợi ích biên.Sau khi triển khai ERM, các công ty sẽ gặp ít rủi ro hơn, đồng thời thu được lợi nhuận

cao hơn Nghiên cứu còn chỉ ra răng các công ty áp dụng ERM sẽ giảm được độ biến

động của lợi nhuận cô phiếu và lợi nhuận trên mỗi đơn vị rủi ro (ROA/bién động lợi

nhuận) tăng lên đáng kê (David L Eckles R E., 2014)

Nghiên cứu cua Saudah Ahmada, Chew Ngb, Lisa Ann McManusc (2015) vé The

Impact of Enterprise Risk Management on Firm Performance: Evidence from Malaysia

đã xem xét việc triển khai quan lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) đối với hiệu qua hoạt độngcủa các công ty niêm yết đại chúng (PLCs) trên thị trường chính ở Bursa Malaysia dựa

trên khung tích hợp ERM COSO (2004), đồng thời điều tra vai trò của việc giám sát

HĐỌT, độ phức tạp và quy mô của công ty trong việc thực hiện ERM đối với hiệu quả

hoạt động của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện ERM có ảnh hưởng

đáng kê đến hiệu quả hoạt động của công ty Ngoài ra, việc giám sát của HĐQT, độ phức

tạp và quy mô của công ty cũng có ảnh hưởng trong việc điều chỉnh mối quan hệ về mức

độ thực hiện ERM và hiệu quả hoạt động của công ty (Teoh Ai Ping, 2015)

Trang 10

Nghiên cứu của Philipp Lechner, Nadine Gatzert (2018) về Determinants and

Value of Enterprise Risk Management:Empirical Evidence from Germany đã phân tích

thực nghiệm các đặc điểm của các công ty niêm yết tại sàn giao dich chứng khoán Đức

nhằm xác định việc triển khai hệ thống ERM và nghiên cứu tác động của ERM đến giátrị công ty Nghiên cứu cho thấy quy mô, sự đa dạng hóa quốc tế và lĩnh vực công nghiệp(ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng) tác động tích cực đến việc triển khai hệ thống ERM

và đòn bẩy tài chính có liên quan tiêu cực đến sự tham gia của ERM Ngoài ra, kết quả

của nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực đáng kề của ERM đối với giá trị cổ đông

(Philipp Lechner, 2018)

Nghiên cứu của Yu-Lun Chen, Yi-Wei Chuang, Hong-Gia Huang, Jhuan-Yu Shih

(2019) vé The value of implementing enterprise risk management: Evidence from

Taiwan’s financial industry đã kiém tra xem liệu các công ty trong ngành tài chính của

Đài Loan có được hưởng lợi từ việc áp dụng quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) hay

không và hoạt động ERM tao ra bao nhiêu giá trị Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rang một

công ty tài chính triển khai ERM được hưởng lợi bang cách tăng thêm 5,37% giá trị so

với những công ty không sử dụng, việc áp dụng ERM cũng giúp công ty cải thiện đáng

kế hiệu quả doanh thu và chi phí lần lượt là 9,22% và 16,34% Phân tích ngành tài chính

cho thấy các ngân hàng và các công ty bảo hiểm tài sản/nợ (P/L) áp dụng ERM tạo ra

nhiều lợi ich hơn trong việc tiết kiệm chi phí và hiệu quả doanh thu (Yu-Lun Chen,

2019)

Nghiên cứu của Sankalp Purushottam Naik, Dhruv Ajoy Jauhar, Ch.V.V.S.N.V.

Prasad (2023) về Value relevance of enterprise risk management: the Indian case đã

đánh giá vai trò của ERM trong việc tạo ra giá trị cho các công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán Ấn Độ Nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng tích cực của mức độ triển khai

ERM đến giá trị công ty Trong số các biến kiểm soát, quy mô doanh nghiệp có tác động

Trang 11

tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp, trong khi đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời ảnhhưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp (Naik, Jauhar, & Prasad, 2023)

1.2.2 Tổng quan tài liệu trong nước

Nghiên cứu của Doan Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014) về Tac động của quan

trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phan hoá

ở Việt Nam đã cung cấp một đánh giá về tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của 217 doanh nghiệp nhà nước sau cô phan hoá niêm yết ở

hai sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007 — 2012.Kết quả hồi quy của nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ tíchcực giữa sự độc lập của HĐQT và hiệu quả kinh doanh đo bằng ROA và ROE và phát

hiện mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu của HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp đo bằng

ROE Từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong việc lựa chọn thành viên HĐQT, mức độ

tham gia của những thành viên độc lập trong HĐQT, đồng thời khuyến khích doanhnghiệp tiếp tục cổ phan hoá sâu rộng hơn (Doan Ngọc Phúc, 2014)

Trịnh Thị Phan Lan (2015) đã nghiên cứu tác động của quản lý rủi ro doanh

nghiệp đến giá trị doanh nghiệp trong nghiên cứu Các bằng chứng thực nghiệm về tác

động cua quản lý rủi ro tới giá trị doanh nghiệp thông qua tổng quan các nghiên cứutrước đây Nghiên cứu này cho thấy quản lý rủi ro có tác động tích cực đến giá trị doanhnghiệp Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị doanh nghiệp giảm hoặckhông tăng dưới tác động của quản trị rủi ro do nhiều nguyên nhân như: sự khác biệt về

quy mô công ty, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, sử dụng đòn bay tài chính, tỷ lệ chi trả cô

tức của công ty Trong bài viết này, tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu nhằm điều

tra tác động của quản lý rủi ro đến giá trị dé đánh giá các công ty Việt Nam (Lan, 2015)

Nghiên cứu của Nguyễn Thuý Anh và Tạ Thị Thanh Thuy (2021) về Tac động

của quản trị rủi ro đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà

Nội đã thực hiện khảo sát 181 doanh nghiệp, tiến hành phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận

Trang 12

cho thấy có bốn yếu tô thuộc quản trị rủi ro có tác động tích cực đến kết quả hoạt động

của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên dia bàn thành phố Hà Nội đó là: Khẩu vị rủi

ro và mức độ chấp nhận rủi ro, Thiết lập chiến lược và mục tiêu, Quy trình quản tri rủi

ro, Báo cáo và công bố thông tin rủi ro, trong đó, mức độ ảnh hưởng của yêu tố Quy

trình quản trị rủi ro là lớn nhất Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp dé thựchiện quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trênđịa bàn thành phố Hà Nội (Nguyễn Thuy Anh, 2021)

Nghiên cứu của Bùi Vĩnh Thanh (2022) về Tac động cua cấu trúc vốn đến hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã hệthống hoá lý thuyết về cau trúc vốn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng

của cau trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc phân tích tương quan

và hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu gộp với mẫu dữ liệu bao gồm 87

công ty (loại trừ doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bat dong san) niém yét trén So

Giao dich Chứng khoán Thanh phé Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2019 Kết qua

nghiên cứu cho thấy các yêu tô cơ cấu vốn bao gồm: tổng nợ, nợ ngắn hạn có tác động

ngược chiều với hiệu quả kinh doanh Tỷ trọng nợ ngắn han trong tổng nợ có tác động

cùng chiều với hiệu quả doanh nghiệp Các yêu tố kiểm soát như quy mô, vòng quay tài

sản, tăng trưởng có tác động cùng chiều với hiệu quả doanh nghiệp (Thanh, 2022)

Nghiên cứu của Mai Thị Tuyết Nhung (2021) về Tac động của quản trị rui ro tàichính đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đã sử dụng dữ liệu

của 400 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2008 — 2018 dé tiến hành phân

tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy và tương quan dé đi tới kết luận rang quản trị rủi

ro tài chính có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa được đại diện bởi 2 biến ROA và ROE ROA có tương quan dương SIZE và AGE

Ở chiều ngược lại, biến đại diện cho vấn đề sử dụng nợ của doanh nghiệp (DEA) có

tương quan ngược chiều với quản trị rủi ro tài chính (Nhung, 2021)

Trang 13

1.2.3 Khoảng trỗng nghiên cứu

Đối với các nghiên cứu nước ngoài, ERM được phát triển và nhận được sự quan

tâm từ sớm nên các nghiên cứu khá đa dạng, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu về mốiquan hệ giữa việc áp dụng ERM với hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các biến

như ROA, ROE, quy mô doanh nghiệp nhưng đều là những nghiên cứu riêng lẻ, chưađưa ra được cái nhìn tông thé Ngoài ra, hầu hết các bài viết cho rang sự tôn tại của giámđốc rủi ro (CRO) hoặc chính sách rủi ro là những chỉ số ảnh hưởng tới việc quản lý rủi

ro của doanh nghiệp.

Đối với các nghiên cứu trong nước, ERM còn khá mới mẻ đối với các nước đang

phát triển trong đó có Việt Nam nên các nghiên cứu còn khá ít, chưa rõ ràng và thiếu các

nghiên cứu thực nghiệm Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của ERM lên cấu

trúc vốn của doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, trong xu

hướng hội nhập hiện nay, đặc biệt là tại các nước đang phát triển các doanh nghiệp niêmyết vẫn là trụ cột vững chắc hơn cả Vì thế, cần nhiều hơn những nghiên cứu có tính thực

nghiệm, đánh giá được nhiều chỉ số tài chính của các doanh nghiệp niêm yết để nhà quản

ly cũng như nhà dau tư có thé đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn trong thời kỳ

nên kinh tê phải đôi mặt với nhiêu bât ôn, rủi ro và thách thức.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và các hạn chế nghiên cứu được rút ra, bàinghiên cứu kế thừa một số thực nghiệm đã được thực hiện trước đây, từ đó xây dựng

một mô hình hoàn thiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng khi áp dụng ERM trong

đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam Bài nghiên cứu

cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các công ty niêm yết trong việc triển khai và áp

dụng ERM sao cho đồng bộ và đạt được hiệu quả tối ưu nhất

Trang 14

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Lam sáng tỏ các van dé lý luận, thực tiễn về việc áp dụng ERM của các doanh

nghiệp niêm yết tại Việt Nam, xác định được các nhân tô ảnh hưởng khi áp dụng ERM

trong đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam Từ đó đưa ra

các khuyến nghị trong việc triển khai và áp dụng ERM nhằm tối đa hoá hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, đưa ra các lý thuyết về quản trị rủi ro doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động,tìm hiểu thực trạng áp dụng ERM tại Việt Nam

Thứ hai, thông qua các nghiên cứu trước đó, xác định các nhân tô quan trọng, có

ảnh hưởng đáng kể khi áp dụng ERM dé đo lường hiệu quả hoạt động

Thứ ba, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khi áp dụng ERM trong

đo lường hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Thứ tư, các khuyến nghị, đề xuất giải pháp liên quan góp phan cải thiện việc triển

khai và áp dụng ERM tại các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của việc áp dụng ERM trong đo

lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan về tình hình áp dụng

ERM trong đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam, phântích các nhân tố ảnh hưởng trong khi áp dụng ERM Từ đó đề xuất những giải pháp trongviệc triển khai và áp dụng ERM

Trang 15

Phạm vi không gian: nghiên cứu thu thập dir liệu từ 100 doanh nghiệp hoạt động

tại các ngành khác nhau đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

(HNX, HOSE) Các doanh nghiệp được lựa chọn trên cơ sở khả năng tiếp cận day đủ

thông tin trong giai đoạn nghiên cứu.

Phạm vi thời gian: nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thông qua BCTC đã quakiểm toán của các công ty được thu thập trong giai đoạn 2020 — 2022

1.5 Câu trúc của đê tài

Ngoài phân mở đâu, nội dung, kêt luận, danh mục chữ việt tat, danh mục bang sô liệu, danh mục biêu đô và hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo, đê tài được két câu thành 3 chương như sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC ÁP DUNG ERM TRONGVIỆC ĐO LƯỜNG HIỆU QUA HOAT DONG CUA CAC CÔNG TY NIEM YET

Chuong 2: MO HINH NGHIEN CUU VA THIET KE NGHIEN CUU

Chuong 3: KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

Chuong 4: KET LUAN VA DE XUAT

PHAN 2 NOI DUNG

Chuong 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC AP DUNG ERM TRONG VIEC DO LUONG HIEU QUA HOAT DONG CUA CAC CONG TY

NIEM YET

1.1 Co sé lý thuyết

1.1.1 ERM (Enterprise risk management) là gi?

Theo Economist Intelligence Unit (SAS, 2008) that bai trong quan tri rui ro 1a

một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tai chính toàn cầu Có thé

khẳng định rằng trong quá trình kinh doanh, công ty không thể tránh được hoàn toàn

Trang 16

những rủi ro, nhưng nếu doanh nghiệp biết đánh giá rủi ro thì doanh nghiệp có thé giảmthiểu tối đa tác động của nó Sự quan tâm đến quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) đã

phát triển nhanh chóng trong gần 30 năm qua, đặc biệt là sau khi thế giới phải đối mặtvới nhiều vụ bê bối tài chính liên quan đến các tập đoàn quốc gia như Parmalat, Enrom,

Metallgesellschaft Vi vậy, quản lý rủi ro cần đứng trên góc độ toàn diện chứ không

phải theo cách đặc biệt, theo từng lĩnh vực kinh doanh hoặc theo từng loại rủi ro Quản

lý rủi ro phải duoc tiễn hành một cách có cấu trúc, thông nhất trên toàn công ty (C

Abrams, 2006)

Khung tích hợp COSO-ERM (2004) chỉ ra rằng để ban quản lý tối đa hóa giá trị

công ty, họ phải phát triển các mục tiêu và chiến lược nhăm tăng khả năng công ty đáp

ứng các tiêu chuẩn tăng trưởng và đạt được lợi nhuận thị trường thỏa đáng, trong mức

độ rủi ro có thé chấp nhận được thông qua việc triển khai hiệu quả các nguồn lực Déhoàn thành các mục tiêu của tổ chức, Khung COSO-ERM xác định sáu khả năng mà

ERM bao gồm: a) Điều chỉnh chiến lược và khẩu vị rủi ro, b) Nâng cao các quyết định

ứng phó với rủi ro, c) Giảm những bat ngờ và tốn thất trong hoạt động, d) Xác định và

quản lý nhiều doanh nghiệp và xuyên doanh nghiệp rủi ro, e) Nắm bắt cơ hội, và f) Cảithiện việc triển khai vốn Mỗi khả năng trong số sáu khả năng này có thể được ánh xạ

vào định nghĩa Khung tích hợp COSO-ERM (Commission, 2004)

Có nhiều định nghĩa về ERM, tuy nhiên, theo Ủy ban các tổ chức tài trợ của Ủy

ban Treadway (Hiles, 2012) : “ERM là một quy trình, được thực hiện bởi ban giám doc,ban quản lý và các nhân sự khác của đơn vị, được áp dụng trong việc thiết lập chiến

lược và trên toàn doanh nghiệp, được thiết kế dé xác định các sự kiện tiềm Gn có thé ảnh

hưởng đến đơn vị và quản lý rủi ro trong mức chấp nhận rủi ro của đơn vị, nhằm mang

lại sự dam bảo hop lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị ” ERM dựa trên tiền đề

rằng mọi thực thé tồn tại dé cung cấp giá trị cho các bên liên quan Các nguyên tắc kinh

doanh cơ bản cho thấy rằng rủi ro đi kèm với một quyết định càng lớn thì lợi nhuận tiềm

10

Trang 17

năng mà quyết định đó mang lại càng lớn Sự không chắc chắn thé hiện cả rủi ro và cơ

hội Rủi ro có thể làm giảm giá trị trong khi cơ hội có khả năng nâng cao giá trị ERM

cho phép ban quản lý xác định, đánh giá và quản lý những rủi ro này khi đối mặt với sự

không chắc chắn Theo ERM, ban quản lý có thể đánh giá rủi ro trên cơ sở toàn doanhnghiệp Điều này khác với cách tiếp cận rủi ro theo phương pháp truyền thống, việc quan

lý rủi ro đã bi phân mảnh thành các “silo”, trong đó công ty quản lý từng rủi ro một cách

riêng biệt, thường dọc theo ngành nghề kinh doanh của mình Quản trị rủi ro doanhnghiệp (ERM) là giải pháp giải quyết những bat cập của việc sử dụng phương pháp tiếpcận dựa trên silo để quản lý rủi ro một cách tổng thê và có hệ thống Do đó, sự ra đời và

phát triển của ERM ngụ ý một sự thay đổi trong cách quan lý rủi ro, từ cách tiếp cận rời

rạc bị giới hạn thành cách tiếp cận tích hợp, liên tục và trên phạm vi rộng Nói cách khác,ERM giúp ban quản lý đạt được các mục tiêu về hiệu suất và lợi nhuận của đơn vị cũngnhư ngăn ngừa thất thoát nguồn lực

1.1.2 Mối quan hệ giữa quan tri rủi ro và do lường hiệu quả hoạt động ?

Từ quan điểm lý thuyết, mối quan hệ tích cực đã được thiết lập giữa ERM và hiệu

quả hoạt động của công ty Việc áp dụng phương pháp quản lý toàn diện giúp các công

ty có thé chap nhận mức độ rủi ro cao hơn, hưởng lợi từ việc đa dang hóa va giảm bớt

sự kém hiệu quả vốn có trong việc phân tán rủi ro giữa các bộ phận hoặc khu vực khác

nhau Các công ty sử dụng ERM nên nâng cao kiến thức về rủi ro ở cấp độ tổng hợp délàm cho vốn đầu tư và khả năng sinh lời hiệu quả hơn (Liebenberg, 2011); (André P

Liebenberg, 2003) (MH Tripp, 2008) cho răng ERM giúp các công ty điều chỉnh khâu

vị rủi ro phù hợp với chiến lược của họ và cải thiện khả năng ứng phó với rủi ro, dẫn đếngiảm tồn thất Vì lý do này, các công ty có thé đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa rủi ro

và hiệu quả hoạt động lâu dài (Alexander Bohnert, 2019); (Philipp Lechner, 2018) Ngoài

ra, ERM còn giúp giảm chi phí phòng ngừa rủi ro bằng cách ngăn chặn việc phòng ngừa

rủi ro trùng lặp và tập trung hoàn toàn vào rủi ro còn lại (Liebenberg, 2011) lập luận

11

Trang 18

rằng ERM giúp giảm chi phí liên quan đến việc áp dụng biện pháp xử lý rủi ro riêng lẻ

và cho phép phòng ngừa rủi ro tự nhiên giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau Tương

tự, (Michael Mcshane, 2011) lập luận rằng ERM có thé làm tăng giá trị của công ty vìrủi ro của danh mục đầu tư tổng hợp có thể nhỏ hơn tổng rủi ro riêng lẻ Theo tài liệuCOSO cập nhật (COSO, 2017) , lợi ích của ERM bao gồm “tăng phạm vì cơ hội, xác

định và quản lý rủi ro trên toàn đơn vị, tăng kết quả và lợi thể tích cực đông thời giảmnhững bat ngờ tiêu cực, giảm sự biến động trong hiệu suất, cải thiện triển khai nguồn

lực và nâng cao khả năng phục hồi của doanh nghiệp ”

Từ quan điểm thực nghiệm, có nhiều bài báo khác nhau đã phân tích tác động của

hệ thống ERM đối với hiệu quả hoạt động của công ty, mang lại những kết quả khácnhau, mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng hiệu ứng tích cực được

tạo ra (Othmar Manfred Lehner, 2012) đã xem xét 25 bài viết về mối liên hệ giữa ERM

và việc tạo ra giá trị và kết luận răng có băng chứng về mối quan hệ tích cực giữa việc

thực hiện chương trình ERM và việc tạo ra giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, họ cũng chỉ

ra một số kết quả có mối liên hệ tiêu cực hoặc không đáng kể Tổng cộng, tác động của

ERM đối với 64 biện pháp tạo ra giá trị đã được kiểm tra và trong 78% trường hợp mối

tương quan là tích cực, 17% trong số đó các nhà nghiên cứu không tìm thấy bat kỳ loại

tác động nào đến việc tạo ra giá trị và 5% thậm chí đã báo cáo những trải nghiệm tiêu

Cực.

Dựa vào việc bé nhiệm các Giám đốc Rui ro (CRO) làm người đại diện cho việc

áp dụng ERM, (Lam, 2001) nhận thấy rằng các công ty có thê “giảm lỗ và biến động thunhập” và cải thiện lợi nhuận trên vốn và giá trị cô đông bằng cách triển khai ERM Cũng

sử dụng các CRO làm đại diện cho việc triển khai quy trình ERM, (Warr, 2010) nhận

thấy rằng các công ty áp dụng ERM trải qua việc giảm bớt sự biến động của thu nhập

nhưng không tìm thấy sự hỗ trợ chung cho việc ERM tạo ra giá trị qua một số biện pháp

bồ sung (Mark Beasley D P., 2008) nhận thấy rằng phản ứng của thị trường đối với việc

12

Trang 19

áp dụng ERM, được ủy quyền bởi CRO, là đặc thù của công ty Sử dụng phương pháp

Khảo sát Delphi, (Giorgino, 2013) chỉ ra rằng ERM không chi đơn thuần là bổ nhiệm

một CRO mà còn xác định một số khía cạnh quan trọng khác của quy trình ERM hiệuquả bao gồm báo cáo tính độc lập của chức năng quản lý rủi ro, mức độ nguồn lực quản

lý rủi ro, xác định các quyên sở hữu rủi ro, xác định và truyền đạt các vai trò.

Các công ty tham gia vào ERM có thé giảm khả năng phá sản hoặc gặp khó khăn

(Alexander Bohnert, 2019); (Gallagher, 2015); (Liebenberg, 2011); (Philipp Lechner,

2018) (Stulz, 1996) lập luận rang quản ly rủi ro làm giảm khả năng phá hủy giá trị trong

các cuộc khủng hoảng tài chính Các tác giả khác như (Mohsen Jafari, 2011); (Michael

Mcshane, 2011) và (Liebenberg, 2011) cũng cho rằng ERM khiến kha năng phá sản ít

hơn và cắt giảm chỉ phí vốn trung bình mà công ty có thê tiếp cận Ngoài ra, các cơ quan

xếp hạng đã bắt đầu kết hợp ERM trong quy trình xếp hạng của họ (Robert E Hoyt,2015), được cho là có liên quan đáng ké đến việc giảm chi phí vốn của một công ty

(Thomas Berry-Stölzle, 2018) thảo luận về nhiều lập luận mang tính khái niệm về lý do

tại sao việc áp dụng ERM có thé giảm chi phí nói trên cũng như cải thiện điểm số toàncầu nếu họ có xếp hạng ERM Kết quả này cũng tương tự với kết quả mà (Michael

Mcshane, 201 1) tìm thấy giữa xếp hạng Chất lượng ERM của Standard & Poor và giá trịcông ty (Tobin's Q) trong ngành bảo hiểm Cũng thông qua Tobin's Q, (Gallagher, 2015)

đã điều tra tác động của mức độ trưởng thành của chương trình ERM đối với giá trị công

ty và kết qua của họ cho thay các tổ chức đã đạt đến mức độ trưởng thành của ERM thé

hiện giá trị cao hơn (Don Pagach, 2010) đã nghiên cứu tác động của việc áp dụng ERM

đối với hiệu suất dài hạn, kiểm tra các đặc điểm tài chính và thị trường Họ nhận thấy tác

động nhỏ do việc áp dụng ERM, đặt câu hỏi liệu nó có thể đạt được mục tiêu của mình

hay không Tuy nhiên, họ nói thêm rằng nếu không tìm thấy kết quả thì điều đó không

nhất thiết có nghĩa là việc áp dụng ERM là bắt lợi, do đó có thê cần thời gian nghiên cứu

lâu hơn dé thấy được lợi ích (Martin P Loeb, 2009) chi ra mối quan hệ giữa ERM và

hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào sự hài hòa thích hợp giữa ERM và năm yếu tố ảnh

13

Trang 20

hưởng đến công ty, đó là sự không chắc chắn của môi trường, cạnh tranh ngành, quy mô

công ty, độ phức tạp và giám sát của nó được thực hiện bởi ban giám đốc Kết quả của

họ cho rằng các công ty nên xem xét việc triển khai hệ thống ERM kết hợp với các biến

sô môi trường.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng áp dung ERM trong do lường hiệu quả hoạt động tại Việt Nam

Có thê thấy việc áp dụng ERM trong đo lường hiệu quả hoạt động tại Việt Nam

hiện đang trong giai đoạn phát triển và có tiềm năng phát triển rất lớn Hầu hết các doanh

nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của ERM đối với việc quản lý rủi ro và nâng

cao hiệu quả hoạt động nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong việc triển khai và tích hợp

ERM một cách có hệ thống Trong khi hoạt động, phan lớn các công ty niêm yết không

có tuyên bố khâu vị rủi ro chính thức, chưa công khai mức độ chấp nhận rủi ro của doanhnghiệp, ngoại trừ một số ít (chủ yếu là các ngân hàng)

Một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro và nguyên nhân dẫn đến hiệu

quả quản lý rủi ro thấp và kém hiệu quả là kiểm soát nguồn nhân lực Các công ty Việt

Nam đã xây dựng các rào cản để ngăn chặn các mối đe dọa Tuy nhiên, phần lớn các

công ty đều có hệ thống kiểm soát được thiết lập với hai tuyến bảo vệ, chắng hạn như:

Hệ thống bộ phận bán hàng, giám sát bán hàng, quản lý sản xuất và nhân viên thường

đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên Chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động phứctạp Đây là lĩnh vực mà quản lý rủi ro được áp dụng trực tiếp trong công việc hỗ trợhàng ngày hoặc hoạt động thương mại Các vai trò quản lý như kế toán trưởng, giám đốc

sản xuất, giám đốc bán hàng, kiểm soát nội bộ tạo nên tuyến phòng thủ thứ hai Ngoài

việc đề xuất, thiết lập và thực hiện các chính sách, chương trình quản lý rủi ro, các vai

trò này còn sẽ đánh giá rủi ro liên quan đến các đơn vị trong vòng kiểm soát một, tổnghợp dữ liệu và trực tiếp xử lý các rủi ro trọng yếu theo yêu cầu của HĐQT Luật quy

14

Trang 21

định kiểm toán nội bộ, dưới sự quản lý của ban kiểm soát, là tuyến phòng thủ thứ ba cho

các công ty niêm yết.

Hoạt động nhận diện rủi ro cũng có rất nhiều hạn chế Hầu hết các công ty vẫn

chưa cập nhật hoặc xây dựng danh sách rủi ro cho các bộ phận của mình Những rủi ro

hiện tại trong công ty chỉ có thể được xác định bằng cách sử dụng các thủ tục hiện hành;

không thể xác định được những mối nguy hiểm mới hoặc bất thường theo cách này Détính toán tôn thất tiềm tàng khi xảy ra rủi ro, phần lớn doanh nghiệp chưa sử dụng bat kỳ

công cụ nào Một số công ty sử dụng phép do tác động tài chính dé tính toán giá trị tổngthé của tốn that tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện rủi ro và do lường tác động phitài chính dé đánh giá ton that tài chính Chưa có tiêu chí để xác định phương án ứng phó

rủi ro phù hợp nên việc lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro đôi khi chưa sát với thực tế,

làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

15

Trang 22

Chương 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU

2.1 Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau:

Nghiên cứu lý Xây dựng mô hình

thuyết, thực tiên nghiên cứu Thu thập sô liệu

Đề xuất và Tổng hợp kết quả Phân tích, xử lý số

khuyên nghị nghiên cứu liệu băng Eviews

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

2.1.1 ERM

Hau hết các nghiên cứu trên thé giới gặp khó khăn khi tinh toán ERM do mức độcông bố báo cáo rủi ro của các doanh nghiệp là chưa đồng đều (Lam, 2001); (MarkBeasley D P., 2008) hay (Liebenberg, 2011) sử dụng CRO làm đại diện cho việc triển

khai quy trình ERM cho thấy tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp Tuy nhiên (Giorgino, 2013) lại chỉ ra ERM không chỉ đơn thuần là bổ nhiệm

một CRO mà còn xác định một số khía cạnh quan trọng khác

Đề làm rõ hơn về tác động của ERM tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,tác giả quyết định đưa ra giả thuyết kiểm định đầu tiên:

HI: ERM có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoả động của doanh nghiệp

2.1.2 Quy mô doanh nghiệp

16

Trang 23

Mỗi quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và cơ cấu tô chức đã được xem xét chủ

yếu trong lý thuyết tổ chức trong một thời gian (Lawrence, 1967), công ty càng lớn thìcàng có thể sử dụng sức mạnh thị trường của mình dé thu được lợi nhuận lớn hon (James

S Ang, 1985) và chuẩn bị sẵn sang hơn trong trường hop có những thay đổi về kinh tế

(Sullivan, 1982) Các công ty nhỏ hơn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn lớn hơn trong việc tài trợ trung và dài hạn (Thomas Hellmann, 2000) và chi phí tài chính cũng cao hơn.

Ở cấp độ thực nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng nhận thay quy mô doanh nghiệp

là một yếu tố quan trọng khi xem xét việc thiết kế và sử dụng hệ thống kiểm soát quản

lý (Susan F Haka, 1985); (Mary D Myers, 1991); (Shields, 1995) Đối với hệ thốngERM, (Mark S Beasley, 2005) và (Liebenberg, 2011) nhận thấy quy mô doanh nghiệp

có mối quan hệ tích cực với việc áp dụng ERM (Mark Beasley D P., 2008) nhận thấy

rằng phản ứng của thị trường đối với việc áp dụng hệ thống ERM có liên quan tích cựcđến quy mô công ty Dựa trên các nghiên cứu trước đó, quy mô công ty được do bang

logarit tự nhiên của tông tài sản dưới dang một biến

Như vậy, giả thuyết tiếp theo của nghiên cứu này được chọn kiểm định là:

H2: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoả động của doanh

nghiệp.

2.1.3 Don bay tài chính

Về ảnh hưởng của khả năng thanh toán đến mức độ rủi ro, lý thuyết tài chính thiết

lập mối liên hệ tiêu cực gắn liền với rủi ro tài chính lớn hơn của nợ Thị trường nhận

thấy rằng một công ty càng mắc nợ nhiều thì rủi ro tài chính của công ty đó càng lớn do

không thé dap ứng mọi nghĩa vụ của mình Mối quan hệ này cũng đã được thay trong

nghiên cứu của (Jin-Soo Lee, 2007) (André P Liebenberg, 2003) nhận thấy rằng các

công ty có đòn bay tài chính lớn hơn có nhiều kha năng bố nhiệm CRO hơn Đòn bay

thay đối, được đo bang giá trị số sách của tổng nợ phải trả chia cho giá trị thị trường của

17

Trang 24

vốn chủ sở hữu, đã được sử dụng trong một số nghiên cứu đo lường tác động của ERM

đến hiệu suất, chăng hạn như (Don Pagach, 2010); (Michael Mcshane, 2011),

(Liebenberg, 2011).

Do đó, tác giả tiếp tục đưa ra giả thuyết kiểm định thứ ba như sau:

H3: Don bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến hiệu quả hod động của doanh

nghiệp.

2.1.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Theo lý thuyết tín hiệu, ban lãnh đạo luôn cô gắng tiết lộ những thông tin cá nhân

mà theo công ty, các thông tin này sẽ được các nhà đầu tư và cổ đông quan tâm, đặc biệtnếu thông tin công ty tiết lộ là tin tốt (Ketut Ita Diantari, 2019) Thông tin về tốc độ tăngtrưởng doanh số bán hàng của một công ty đã tăng lên là một tin tốt vì công ty đó có thể

đưa ra bằng chứng cho thấy công ty đó thực sự đã trải qua sự phát triển và thành công

(Hidayat, 2018) cho biết “tăng trưởng doanh số bán hàng phản ánh sự thành công của

các khoản dau tr trong quá khứ và có thể được sử dụng làm dự đoản VỀ sự tăng trưởngtrong tương lai.” Nếu tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty là dương và

ngày càng tăng thì điều đó cho thấy giá trị công ty lớn và là niềm hy vọng cho chủ sởhữu công ty Kết quả của những nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của những

nghiên cứu trước đây đưa ra (George S Allayannis, 2001); (Jin-Soo Lee, 2007);

(Liebenberg, 2011) Tuy nhiên, (Vidyanita Hestinoviana, 2013) lại cho rằng tốc độ tăng

trưởng doanh thu không có tác động tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Dé thống nhất về chiều hướng của tác động, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H4: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoá động của

doanh nghiệp.

2.1.5 Khả năng sinh lời

18

Trang 25

(Giorgio Stefano Bertinetti, 2013) đã nghiên cứu về tác động của việc triển khai

ERM đối với Giá trị Công ty của các Công ty Châu Âu Kết quả nghiên cứu của

(Liebenberg, 2011) và (Giorgio Stefano Bertinetti, 2013) đều cho thấy mối quan hệ kỳ

vọng giữa ROA và giá trị doanh nghiệp là tích cực (Putu Ayu Widiastari, 2018) cũng

tuyên bố rằng “lợi nhuận mà công ty tạo ra cao hơn sẽ cho thấy hiệu quả tài chính củacông ty dang trở nên tốt hơn và triển vọng trong tương lai của công ty trở nên day hứahen” Ngoài ra, sự tăng trưởng của ROA sẽ có thé thuyết phục các nhà dau tư rằng công

ty CÓ thể mang lại mức lợi tức đầu tư cao Đây được các nhà đầu tư coi là tín hiệu tích

cực để họ có động lực tăng cường giao dịch cầu cổ phiếu, điều này sẽ có tác động làm

tăng giá trị công ty, phản ánh hiệu quả hoạt động mà công ty đạt được.

Theo đó, giả thuyết kiểm định tiếp theo tác giả lựa chọn sẽ là:

H5: Khả năng sinh lời có tác động cùng chiều đến hiệu quả hod động của doanh

nghiệp.

2.1.6 Cổ tức

Theo lý thuyết của Modigliani và Miller (1961), giá trị doanh nghiệp phụ thuộc

vào quyết định đầu tư hơn là chính sách cô tức Lý thuyết này được xây dựng trong mộtthị trường hoàn hảo, cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên,

một thị trường hoàn hảo như vậy không thé tồn tại nên chính sách chi trả cỗ tức cao sẽlàm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Lập luận này được phát triển từ các nghiên cứu của(Lee Pinkowitz, 2007); (Eades, 2009); (Anton, 2016) Có thể thấy chính sách cổ tức cótác động tích cực và đáng kê đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc tăng tỷ lệ

chỉ trả cổ tức có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty Như vậy

có thê rút ra giả thuyết như sau:

Hồ: Chính sách cổ tức có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

19

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN