1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực trạng và giải pháp

84 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Đỗ Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PGS.TS Tạ Kim Ngọc
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 76,66 MB

Nội dung

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang nổi lên là một xu thế của nền kinh tế toàn cầu, đó là một quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau củ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LUC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Những van đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế

I.I.1 Khai niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2 Nội dung, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

15, Những nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan

1.2.2 Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày

càng mạnh mẽ va đẩy mạnh nền kinh tế tri thức 1.2.3 Hoà bình,ổn định, đối thoại và hợp tác vì sự phát triển là dòng

chảy chính thế giới trong thiên niên kỷ mới 1.2.4 Sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

1.3 Kinh nghiệm hội nhập của một số nước trong khu vực

1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Ban

1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

1.3.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

1.3.5 Bai hoc kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam

@ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA

VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

2.1.1 Quan điểm của Đảng về HNKTQT

2.1.2 _ Tổng quan về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Dede Thực trang hội nhập kinh tế quôc tế trên một số lĩnh vực

Trang 3

2.2.1 | Hội nhập quốc tế về thương mai 56 2.2.2 Hội nhập quốc tế về đầu tư 62 2.2.3 Hội nhập quốc tế về tài chính - tiền tệ 66 2.2.4 Hội nhập quốc tế về du lich 74 2.3 Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam 79

2.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 80

2.3.2 Tăng thu hút đầu tư vốn nước ngoài 82

2.3.3 Tiếp thu khoa học công nghệ va quan lý tiên tiến 87

2.3.4 Chuyén dich cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh 88

3.2 Triển vọng HNKTQT của Việt Nam 104

3.3 Giải pháp tăng cường HNKTQT 106 3.3.1 Cac giải pháp về phía Nhà nước 107

3.3.2 _ Các giải pháp cho các doanh nghiệp 116

@ KET LUẬN CHƯƠNG 3 119

KET LUAN 130

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ies

Trang 4

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

Ngan hang phat trién chau A

Khu vuc mau dich tu do ASEAN

Khu vuc dau tu ASEAN

Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

Cộng đồng kinh tế châu Âu

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu Liên minh châu Âu

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiệp định khung về thuế quan và thương mại

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá

Quỹ tiền tệ quốc tế

(Quy chế) Tối huệ quốc

Trang 5

WB Ngân hàng thế giới

CNH-HDH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNTB Chủ nghĩa tư bản

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

HNKTQT_ Hội nhập kinh tế quốc tế

KH- CN Khoa hoc cong nghé

XHCN Xã hội chu nghĩa

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang nổi lên là một xu thế của

nền kinh tế toàn cầu, đó là một quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,

sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất các các nước, các khu vực Toàn cầu

hoá ngày nay là sản phẩm của nền văn minh nhân loại và đó là cơ hội để mọi

quốc gia đón nhận, tự nguyện hội nhập và góp sức mình thúc đẩy sự phát triển

chung của nhân loại.Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển

nhanh chóng với sự gia tăng mạnh mẽ quy mô về phạm vi giao dịch hàng hoá,

dịch vụ xuyên quốc gia, dòng vốn đầu tư lan toả khắp toàn cầu, khoa học công

nghệ kỹ thuật truyền bá nhanh chóng và rộng rãi Do vậy, mỗi quốc gia, mỗi

dân tộc không thể đứng ngoài cuộc vì như vậy sẽ bỏ lỡ thời cơ, các nguồn lực

sử dụng kém hiệu quả, tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ tụt hậu ngày càng

cao Tuy nhiên việc tận dụng cơ hội do quá trình toàn cầu hóa kinh tế đem lại

để phát triển kinh tế của mỗi nước là rất khác nhau, trong đó thời cơ xen lẫn

thách thức Nhưng qua kinh nghiệm thực tế của nhiều Quốc gia đều cho thấy chỉ có tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước, đặc biệt các nước

nghèo mới có cơ hội để phát triển

Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời trong nên kinh

tế thế giới, chúng ta phải hoà nhập với xu thế của thời đại, tận dụng những cơ hội do chúng đem lại đồng thời ứng phó với những thách thức do chúng đặt ra.

Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa,

hội nhập kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa

dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng

quản lý từ bên ngoài để phát triển kinh tế.

Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt nam xác định rõ đường lối của nước

ta là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tỉnh thần phát huy

Trang 7

tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và

định hướng xã hội chủ nghĩa, bao vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gin

bản sắc van hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”[29] Hội nhập đã trở thành một

nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong

giai đoạn mới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay

gat hiện nay, Việt Nam đã có được những thành quả nhất định Song còn tiềm

ẩn nhiều khó khăn thách thức, một mặt chúng ta phải kế thừa học hỏi từ các

nước đi trước, mặt khác phải tìm ra cho mình những bước đi thích hợp để nâng

cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hợp tác quốc tế, tăng cường vai trò ảnh hưởng của nước

ta với khu vực và trên thế giới.

Xuất phat từ thực tế đó, tôi đã chon đề tài: “Quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp” cho luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu.

Hiện nay, vấn dé hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu như: “Các khối kinh tế và Thương mại trên thế giới” của tác giả Võ Đại Lược - Kim Ngọc, NXB Chính trị Quốc gia, H.1996; “Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ Ngoại giao —

NXB Chính trị Quốc gia.H.1999; “Những xu hướng phát triển chủ yếu hiện

nay của nền kinh tế thế giới”- của PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng, NXB Khoa

học xã hội.H.2001; “Kinh tế Thế giới những thập kỷ cuối cùng của thé ky 20

và triển vọng những thập kỷ đầu thế kỷ 21”- PGS.TS Kim Ngọc, NXB chính trị Quốc gia.H 2002; “Những vẫn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập phát triển của nước ta”, Ban tư tưởng Văn hoá TW - NXB Chinh trị quốc gia.H.2004; “Thuong mại Việt Nam trong tiến tình HNKTQT”, Bộ thương

mại - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 2004; “Việt Nam hội nhập kinh tếquốc tế trong xu thế toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp”, Bộ ngoại giao, vụ hợp

Trang 8

tác đa phương, NXB Chính trị quốc gia H 2002; “Hội nhập kinh tế, áp lực

cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW- NXB giao thông vận tai.H.2003.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp

chí nghiên cứu chuyên ngành của nhiều tác giả như: “Quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế của Việt Nam và những vấn đề đặt ra” của TS Trần Minh Châu,Tạp chí Kinh tế Châu A Thái Bình Dương, số 16,17/2004; “Toàn câu hoá kinh

tế và cơ may của công nghiệp hóa rút ngắn” của Bùi Tất Thang, Tạp chí

nghiên cứu kinh tế, số 3/14/2004; “Một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, TS Lê Kim Sa,Tap chí Kinh tế Châu

Á Thái Bình Dương số (1/2005); “Kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển

của kinh tế khu vực và thế giới”, TS Trần Nguyễn Tuyên, Tạp chí Kinh tế

Châu Á Thái Bình Dương số 16-2005; “Thực trạng và triển vọng phát triển

kinh tế có vốn đầu tut nước ngoài ở Việt nam”, Tạp chí Kinh tế Chau A Thái

Bình Dương số 20-2005; “Việt Nam trên lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Tô Huy Rứa Tap chí Cộng sản số 13.T7-2004.

Các công trình trên tiếp cận với những góc độ khác nhau cả về mặt lý

luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động HNKTQT của Việt Nam Tuy vậy,

chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn vẹn về HNKTQT của

Việt Nam Do đó, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện xuyên

suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Phân tích thực trạng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,

từ đó thấy được những thành công, những hạn chế và những tác động của quá

trình này đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

* Dua ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam, bao gồm: hội nhập song phương, đa phương trên các

lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, tài chính tiền tệ.

* Phạm vi nghiên cứu: Luận van phân tích quá trình HNKTQT của Việt

Nam từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại năm

1986 đến nay.

5 Phuong pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy

vật biện chứng và duy vật iịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê học để xử lý số liệu Các nghiên cứu đánh giá trên cơ sở bám sát những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh

về hội nhập kinh tế quốc tế.

6 Những đóng góp của Luận văn

* Phân tích làm rõ cơ sở khoa học của HNKTQT của Việt nam

* Phân tích rõ thực trạng HNKTQT, dua ra những đánh giá về những tác động của HNKTQT đến kinh tế Việt Nam.

* Đề xuất giải pháp mang tính khả thi giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn

nữa quá trình HNKTQT.

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của HNKTQT của Việt nam

Chương 2: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chương 3: Những giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trang 10

PHƯƠNG 1: CO SỬ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA HỘI NHẬP KINH

TẾ QUOC TẾ Ứ VIỆT NAM

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

1.1.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế.

Nền kinh tế thế giới từ sau thế chiến thứ hai đã, đang trải qua những

biến động mạnh mẽ và hội nhập kinh tế trở thành công cụ hữu ích cho việc

phân bổ các nguồn lực và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu Việc tham

gia nền kinh tế toàn cầu của mỗi quốc gia ngày nay được quyết định bởi trình

độ phát triển, đặc điểm của từng nền kinh tế cũng như đường lối phát triển kinh tế do chính phủ của mỗi quốc gia đưa ra thực hiện Trong điều kiện như thế, vận hành một nền kinh tế đóng cửa sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia

đó Do vậy, việc tìm kiếm các hình thức hợp tác kinh tế mới, hữu hiệu ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa thiết thực.

Thuật ngữ “Hội nhập kinh tế (economic integration)”, dich từ tiếng La

-Tỉnh có nghĩa là kết hợp những phần nhỏ trong một tổng thể lớn, lần đầu tiên được để cập tới trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu người Đức và Thuy Điển vào những năm 30 của thế kỷ 20 [35] Hiện nay, xung quanh vấn đề này,

có rất nhiều công trình nghiên cứu các nhà kinh tế học vĩ đại như armak, A.Predol, J Viner v.v Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế có chung

A.Muller-nguồn gốc tiếng Anh với thuật ngữ liên kết quốc tế, nhất thể hoá kinh tế Cácthuật ngữ này được dùng với hàm ý chính trị, lịch sử khác nhau “Nhất thể hoá

kinh tế” là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các

nước XHCN, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

trước đây Còn “liên kết kinh tế” là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều khi nói

về hiện tượng phát triển các tổ chức kinh tế trên cơ sở tự do hoá mậu dịch giữa

các nước không phải là XHCN, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức

Trang 11

thương mai khu vực như Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC), Hiệp hội mậu dịch

tự do châu Âu (AFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) v.v trong

những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai [21].

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là khái niệm mở, nó phản ánh quá

trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân

thủ các cam kết song phương, đa phương (khu vực và toàn cầu) ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế.

Trong quá trình nghiên cứu, ở các góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu

đưa ra những khái niệm khác nhau về vấn đề này:

HNKTOQT là tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở rộng không

gian và môi trường nhằm tạo dựng những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhằm chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ

kinh tế quốc tế Nó vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của sự

phát triển kinh tế mỗi nước.

HNKTQT làm tăng sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, đan xen nhau với nhiều tang nấc giữa nhiều nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới Bởi

vậy, hội nhập kinh tế không chỉ là sự hợp tác mà còn là một cuộc đấu tranh

phức tạp để góp phần phát triển kinh tế và củng cố an ninh chính trị, độc lập

kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.

Trong hội nhập kinh tế, các định chế kinh tế - xã hội của quốc gia tất yếu sẽ có những đặc trưng thích hợp với những định chế kinh tế quốc tế và

chịu sự chi phối của các định chế đó.

Xét ở góc độ quốc gia có quan niệm cho rằng HNKTQT “thực hiện việc

mở của nền kinh tế quốc gia, gắn sự phát triển kinh tế quốc gia với kinh tế khu

vực và thế giới bảng việc tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động

KTQT’ [25] Cũng ở góc độ quốc gia Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng “Hội

nhập là sự gắn kết nền kinh tế nước mình với nền kinh tế khu vực và thế giới,

Trang 12

tham gia vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế đa phương, chấp nhận, tuân thủ những quy định chung được hình thành trong quá

trình hợp tác và đấu tranh giữa các nước thành viên trong tổ chức ấy mà nhiều

người gọi là “luật choi chung”[7].

Có quan niệm rộng hơn nữa: “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen,

gan bó phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia với nhau”[25].

Trước kia khái niệm HNKTQT thường chỉ hiểu đơn thuần là những hành động giảm thuế mở cửa thị trường Ví dụ: Hiệp định chung về thuế quan

và thương mại (GATT) HNKTOQT ngày nay được hiểu là việc một quốc gia

thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế tài chính quốc tế, thực

hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại đầu tư.

Qua trình HNKTQT cùng với quá trình tự do hoá kinh tế là hai quá trình song song và hợp thành của một quá trình rộng lớn hơn đó là quá trình

toàn cầu hoá Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về HNKTQT, song mỗi cách tiếp cận trên đã phản ảnh được từng mặt của một quá trình, nhưng điều chúng

ta cần nhấn mạnh và nhận thức day đủ là: Mọi vấn đề kinh tế luôn gắn chặt với hệ thống chính trị - đó là nền tang tư tưởng của các vấn đề kinh tế Các quốc gia chỉ chấp nhận hội nhập khi lợi ích quốc gia được đảm bảo và ngày

càng được tăng cường.

Thực chất HNKTQT là sự định hình và phát triển nên kinh tế toàn cầu với tư cách một chính thể chung thống nhất, không còn biên giới quốc gia về

kinh tế “Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều

kiện nào đó mà họ thống nhất được với nhau kể cả giành cho nhau những ưu

đãi, tạo ra những điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với

nhau nhằm khai thác khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế

của minh”[3].

Nếu như Liên minh Châu Âu là mô hình hội nhập kinh tế thành công

nhất trên thế giới của các Quốc gia phát triển thì ở một chừng mực nhất định,

Trang 13

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), là một minh chứng cho sự phát

triển xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước đang phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác kinh tế quốc tế là hai quá trình

thường đan xen nhau HNKTQT phải trên cơ sở hợp tác kinh tế va là sự phát triển của hợp tác kinh tế quốc tế, còn hợp tác kinh tế quốc tế phải luôn hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay, các định chế kinh tế đa

phương nhất là đa phương toàn cầu sẽ định hướng, thậm chí khống chế các quan hệ song phương, hợp tác song phương nhìn chung phải dựa vào các quy

định của hợp tác đa phương các quan hệ đa phương không chỉ giới hạn ở quan

hệ lợi ích kinh tế, thương mại trực tiếp, cụ thể mà còn ở việc đấu tranh bảo vệ

các lợi ích chung, chống những áp đặt không bình đẳng, không công bằng ởcác thế lực mạnh trên thế giới; ở việc nâng cao vị thế của các định chế, tổ chức

đa phương đó trên các diễn đàn quốc tế [21]

1.1.2 Nội dung, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Nội dung HNKTQT

HNKTOT là sự chủ động tham gia tích cực của các quốc gia vào quá

trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nhằm thiết lập, thực thi các định chế, tổ chức

kinh tế toàn cầu và khu vực nhờ rỡ bỏ những rào can ngăn cách giữa các quốc

gia, đã làm gia tăng khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế, tạo ra những

điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi cho con người.

Một là, ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế,

trong đó các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện

các quy định, cam kết đối với từng thành viên của các định chế, tổ chức đó

Hai là, tiến hành những cải cách ở trong nước để có thể thực hiện

những quy định, cam kết quốc tế về hội nhập như mở cửa thị trường, giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình mở cửa và tự do hoá kinh tế, cải cách hệ thống doanh

Trang 14

nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng, đào tạo nguồn nhân lực

nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập xây dựng các thể chế tương

thich[36].

HNKTQT có những nội dung chủ yếu như: tự do hoá thương mai, đầu

tư, dịch vụ, tự do lưu chuyển các nguồn hàng hoá, vốn, công nghệ, lao độngv.v Những biểu hiện cụ thể của hội nhập kinh tế; giá trị xuất khẩu của quốc

gia; mức độ tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của công

ty quốc tế vào tăng trưởng kinh tế quốc gia v.v

1.1.2.2 Hình thức hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện ở các phạm vi rộng hẹp khác

nhau Ở mức độ đơn phương các nước có thể chủ động thực hiện những biện

pháp tự do hoá, mở cửa trong mỗi lĩnh vực nhất định do nhận thấy cần thiết

thực hiện các mục đích phát triển kinh tế của nước mình Với hội nhập kinh tế

song phương, các nước có quan hệ kinh tế với nhau ký kết các hiệp định song phương trên cơ sở các nguyên tắc của một khu vực mậu dịch tự do Với hội nhập kinh tế đa phương, nhiều nước cùng nhau thành lập hoặc tham gia vào

những định chế tổ chức kinh tế khu vực (hội nhập khu vực)

Hội nhập kinh tế khu vực là một quá trình đi liên với khu vực hoá kinh

tế Đó là sự thống nhất về lợi ích kinh tế của một nhóm các quốc gia gần nhau

về địa lý, cùng thống nhất hành động theo một quy tắc chung nhằm tạo điều

kiện cho các hàng hoá, dịch vụ, vốn tiền tệ, lao động và các yếu tố kinh tế

khác được tự do di chuyển giữa các quốc gia đó Theo những quy định chung

này, chủ quyền các quốc gia còn được thực hiện mang tính pháp lý qua việc

ký kết các hiệp định, các công ước quốc tế, các cơ chế kiểm tra, giám sát thực

hiên mang tính quốc tế.

Hội nhập kinh tế khu vực vừa thuận chiều vừa ngược chiều với hội nhập

Trang 15

kinh tế toàn cầu Hội nhập kinh tế toàn cầu là định hướng, là triển vọng tương

lai của sự phát triển kinh tế khu vực khi tính chất xã hội hoá của quá trình sản

xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia và khu vực, khi những điều kiện kinh

doanh của khu vực đã mạnh lên Hội nhập kinh tế khu vực đã thúc đẩy hội

nhập kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, trong khi toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

quốc tế gắn kết nền kinh tế thế giới thành một khối, xoá đi sự khác biệt về lợi

ích quốc gia, lợi ích khu vực, thì liên minh kinh tế khu vực chia nền kinh tế toàn cầu thành những mảnh, mảng với lợi ích khác biệt nhau.

Hội nhập kinh tế khu vực trước hết là gia nhập vào các tổ chức kinh tế

kinh tế khu vực từ mức độ thấp đến cao: Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh

thuế quan, Thị trường chung, Liên minh tiền tệ, Liên minh kinh tế Tuy nhiên

hội nhập kinh tế khu vực không chỉ là gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực,

mà còn là thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư khoa học - công nghệ với các nước trong khu vực Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, biên giới các khu

vực kinh tế không còn cố định mà được mở rộng thêm làm cho các quan hệ lơi

ích của các nước, các khu vực càng đan xen chang chit, phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau

Ngoài hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, hiện nay đang phát triểnmột hình thức hội nhập kinh tế kiểu mới, đó là hội nhập kinh tế vừa thông qua

việc hình thành các tam giác, tứ giác phát triển mà các thành viên tham gia là các vùng lãnh thổ của các nước cùng chung biên giới Các tam giác tứ giác

phát triển này vận hành trên cơ sở một số nguyên tắc cơ bản của tự do hoá

mậu dịch và khai thác các thế mạnh nguồn lực có tính bổ sung cho nhau giữa các vùng của một số nước để phát triển kinh tế.

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là những quá trình mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Tính chủ quan của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sẽ cho biết hội nhập như thế nào, với tiến trình nhanh hay

chậm và được thực hiện ở việc chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá,

khu vực hoá kinh tế của các quốc gia

Trang 16

1.1.2.3 Mức độ HNKTQT.

Quá trình HNKTQT diễn ra ở các cấp độ khác nhau:

xe) cấp độ don phương: Mỗi nước chủ động thực thi những chính sách,

biện pháp tự do hoá, mở cửa ở một số lĩnh vực nhất dịnh vì mục tiêu phát triển kinh tế của nước mình không nhất thiết phải tuân theo quy định của các định

chế tổ chức kinh tế quốc tế mà họ tham gia

$ O cấp độ song phương: Các nước có thể đàm phán để ký kết với nhau

các hiệp định song phương, trên cơ sở các nguyên tắc của một khu vược mậu

dịch tự do.

® Ở cấp độ đa phương: Các nước cùng nhau thành lập hoặc tham gia

vào các định chế, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.

Từ hình thức và mức độ HNKTQT cho thấy quá trình HNKTQT diễn ra trong lịch sử rất đa dạng, phong phú và mỗi hình thức, mức độ như vậy đòi hỏi

những nước thành viên tham gia phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên những điều kiện chung mà các nước tham gia hội nhập chuẩn bị là:

* Về kinh tế: Các nước thành viên tham gia vào cùng một mô hình hội

nhập phải là những nền kinh tế theo cùng một “mô típ” vận động có thực lực, tiềm lực kinh tế đủ mạnh mức độ hội nhập kinh tế càng mạnh thì trình độ phát

triển kinh tế của các nước tham gia phải càng cao

* Về chính trị: Nếu trước đây sự khác biệt về bản chất của hệ thống

kinh tế- chính trị- xã hội là yếu tố không thể chấp nhận đối với các nước thành viên trong cùng một định chế hoặc một tổ chức kinh tế quốc tế, thì ngày nay giữa các nước thành viên trong cùng một định chế hay một tổ chức kinh tế

quốc tế tuy khác nhau về bản chất hệ thống chính trị vẫn tìm được “tiếng nói

chung”thống nhất được chính sách chung không chỉ trong kinh tế mà cả trong

lĩnh vực chính trị xã hội Ví dụ các nước tham gia AFTA hay APEC

Tiến trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia phát triển trên thế giới được

Trang 17

thúc đẩy bởi trình độ phát triển cao, sự gần gũi về mặt địa lý, văn hoá, tính bổ

trợ lan nhau cả các nền kinh tế v.v Trong khi đó, tại các quốc gia đang phát

triển, tiến trình này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ phát triển kinh tế thấp,

nên kinh tế manh mún, đặc điểm cơ cấu kinh tế tương đồng của các quốc gia

thành viên.

1.2 NHUNG NHÂN TO ANH HUONG ĐẾN HNKTQT

1.2.1 Toan cau hoa kinh té la xu thé khach quan

Toàn cầu hoá va HNKTQT đã trở thành xu thế thời dai, lôi cuốn ngày

càng nhiều nền kinh tế tham gia Trong đó toàn cầu hoá kinh tế nổi lên như

một xu hướng định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển của thế giới, nó bắt

nguồn từ sự phát triển của KH - CN với tư cách là lực lượng chủ yếu, từ tính

chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên quy mô quốc tế Toàn cầu hoá xét

về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lân nhau, phụ thuộc lẫn nhau, của tất cả các khu vực, các quốc gia các dân tộc trên toàn thế giới làm tăng mức độ khốc liệt của cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai

mặt, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối

với tất cả các quốc gia, trong đó các nước đang phát triển, chậm phát triển

chịu nhiều thách thức gay gắt hơn với các biểu hiện cụ thể:

% Toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế thông qua

việc tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao KH - CN, nâng cao

năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cầu kinh tế, thúc đẩy chuyển nên kinh tế sang kinh tế thị trường mở rộng thị

trường đa dạng hoá và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Toàn cầu hoá kinh tế tạo

điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin trí thức mới một cách nhanh chóng,

tạo động lực mỗi quốc gia cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, lành mạnh

Trang 18

hoá nên tài chính của mình, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả và năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Một biểu hiện nữa của xu thế toàn cầu hoá kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ của các công ty độc quyền xuyên quốc gia mà trong đó tuyệt đại bộ

phận là các công ty tư bản - lực lượng chi phối quá trình toàn cầu hoá hiện

nay Khoảng gần 70.000 công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 nền

thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết

quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới Quá trình tổ chức lại nền

kinh tế toàn cầu, phân chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng của các công

ty xuyên quốc gia tạo ra sự phân công quốc tế mới về lao động và sản xuất.

+ Cùng với toàn cầu hoá và bổ xung cho toàn cầu hoá là xu thế khu vựchoá Xu thế khu vực hoá vừa là sự thể hiên, vừa là sự phản ứng đối với xu thế

toàn cầu hoá Nó phản ánh sự khác biệt, mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác và liên kết quốc

tế ngày càng tăng lên, những cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, khu vực cũng rất gay gắt và quyết liệt.

+ Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá dẫn đến sự ra đời các tổ chức

quốc tế và khu vực về chính trị, thương mại, tài chính Trước hết phải kể đến

Liên hợp quốc (UN) với 191 nước thành viên, tức là chiếm đại bộ phận trên

thế giới Liên hợp quốc cùng các tổ chức trực thuộc của mình như UNDP,

UNESCO, UNENA, FAO đang tác động đến tất cả các nước trên phạm vi toàn cầu.

Đồng thời các tổ chức khác như tổ chức thương mại thế giới (WTO),

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị chung của thế giới

và khu vực, như giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua ở Thái

Lan, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Bra-xin Các tổ chức này đến lượt mình lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.

Trang 19

Những xu hướng trên đây phát triển sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ

đời sống chính trị, kinh tế xã hội văn hoá toàn cầu cũng như từng quốc gia

1.2.2 Sự phát triển của cách mạng Khoa học - Công nghệ diễn ra ngày

càng mạnh mẽ và đẩy mạnh nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn thế giới

Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, lực lượng sản xuất phát triển cao độ, trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò to lớn đối với nền sản xuất Với những thành tựu thần kỳ của khoa học và công nghệ, như công nghệ sinh học,

công nghệ thông tin và những ứng dụng rộng rãi và hiệu quả cao của chúng,

đã, dang và có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến những hoạt động kinh tế — xã

hội Trong bối cảnh đó, xét trên góc độ trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, nhân loại đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ,

chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức

Dưới tác động của xu hướng hình thành và phát triển kinh tế tri thức,

chiến lược phát triển của các quốc gia sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn

thích hợp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri

thức Để tiến đến nền kinh tế tri thức thì trong chiến lược quốc gia, điểm trước

hết và chủ yếu là phát triển một cách toàn diện nhân tố con người, khuyến

khích và bồi dưỡng nhân tài.

Ngày nay, không chỉ các nước phát triển mà cả các nước công nghiệp

mới, thậm trí các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, đều đưa ngay những

yếu tố mở đường của nền kinh tế tri thức vận dụng vào nước mình, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan vạch kế hoạch gấp 3 lần kinh nghạch xuất

khẩu phần mềm của mình trong thời kỳ 2000 — 2005

Cơ hội lớn nhất của các nước đang phát triển là tiếp thu công nghệ cao

để phát triển nền kinh tế quốc dân Các công nghệ tri thức khoa học hiện đại

mang đặc điểm là tác động nhanh chóng, xuyên suốt các lĩnh vực của đời sống

Trang 20

phát triển phải đối mặt trước những thách thức nghiệt ngã trong việc giải quyết

mối quan hệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế tăng

trưởng và hiện đại hoá xã hội [36].

1.2.3 Hoà bình, ổn định, đối thoại và hợp tác vì sự phát triển là dòng

chảy chính thế giới trong thiên niên kỷ mới.

Trước xu thế chung của toàn thế giới là hợp tác cạnh tranh lành mạnh,

và xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế là trọng tâm của các tiến trình quốc

tế, các nước lớn không có lý do và cũng không thể tùy tiện tăng cường thêmnăng lực quân sự Để cho bầu không khí hoà bình, hợp tác và phát triển được

coi là điều kiện cho sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế quốc tế, các

nước đã lần lượt điều chỉnh chiến lược của mình theo các quan hệ bạn bè đối

tác Các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tăng cường hiểu biết, đối thoại, thỏa

hiệp thương lượng tránh đối đầu, đều được các nước quán triệt sâu sắc trong

khi xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như xây dựng chính

sách hữu nghị với các nước láng giéng Trong hoàn cảnh phát triển mới, mở

cửa và HNKTQT đã trở thành nhu cầu từ bên trong đối với các nền kinh tế của

hau hết các quốc gia dang phát triển Mặt khác, khi thương mại hang hoá dịch

vụ toàn cầu đã kết nối thành một mạng thương mại điện tử rộng khắp, khi các

dòng vốn quốc tế bện xoăn chặt chế với nhau với mức lưu chuyển chóng mặt, thì sự liên kết về chính sách phát triển ngày càng chặt chế hơn bao giờ

hết Sự đổ vỡ của một mắt xích trong hệ thống dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ

Trang 21

thống Do đó, một xu thé hoa bình, ổn định, hợp tác và phát triển sé là dong

chảy chủ yếu của thế giới khi bước vào thiên liên kỷ thứ ba.

1.2.4 Sự can thiết HNKTQT của Việt Nam:

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối

cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về chính trị và kinh tế Xu thế

hoà bình, hợp tác và phát triển trở thành đòi hỏi bức súc của mọi dân tộc và

quốc gia trên thế giới Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế xây

dựng môi trường hoà bình và ổn định để thực hiên mục tiêu này Cùng với xu

thế hoà bình dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ thương mại và đầu tư, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo nên thế tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia

dù lớn hay nhỏ, phát triển hay chưa phát triển Hợp tác để phát triển kinh tế đãtrở thành yêu cầu khách quan không thể thiếu được HNKTQT là cần thiết vàtất yếu đối với mọi quốc gia nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển

Việt Nam HNKTQT là một đòi hỏi khách quan của quá trinh phát triểnđất nước trong thế giới ngày nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định

mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý đểđẩy mạnh CNH — HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giầu nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi

những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lước phát triển kinh tế xã hội năm 2001

-2010 và kế hoạch 5 năm 2001- 2005 Nghị quyết Đại hội IX cũng khang định:

“Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh than phát huy tối da nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định

hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản

sắc dan tộc, bảo vệ môi trường”[29]

Trang 22

1.3 KINH NGHIEM HNKTQT CUA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VUC.

1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản:

Cho đến nay Nhật Bản đã và đang trải qua 3 lần mở cửa HNKTQT

Lân thứ nhất là năm 1868: Chuyển từ nên kinh tế nông nghiệp

phong kiến lạc hậu và khép kín của hàng ngàn năm, sang một nền kinh tế thị

trường TBCN.

Lần thứ hai là sau năm 1945 Sau khi Nhật Ban bị bại trận trong

cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, và phải đầu hàng quân Đồng minh vô điều

kiện Nhật đã chuyển từ nên kinh tế quân sự hoá sang nền kinh tế thị trường và

mở cửa dần với bên ngoài.

Hiện nay (từ những năm 1980), Nhật Bản tiến hành một cách đầy khó khăn lần mở cửa thứ 3 theo hướng quốc tế hoá nền kinh tế Mỗi lần mở

cửa và hội nhập Nhật Bản đều có những ý đồ, mục đích cũng như những bước

đi riêng theo hoàn cảnh trong nước cũng như quốc tế Nhật Bản có những

bước đi khôn khéo và đúng đắn để mở cửa và thành công để tăng trưởng kinh

tế trong giai doạn ngày nay.

*Kinh nghiệm nổi bat và đáng giá nhất trong HNKTQT của Nhật,

là sự lựa chọn phát triển các ngành; ngành công nghiệp chế biến sâu, hướng vềxuất khẩu, thích hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh của

Nhật Bản Trước tiên là chọn các ngành sợi tổng hợp, hoá đầu, luyện thép và

điện tử rồi phát triển sang các ngành công nghiệp nặng, như cơ khí chế tạo

ô tô, máy móc, thiết bị điện tử, rôbôt

Chính phủ Nhật Bản đã giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành vĩ

mô trong việc khơi thông thị trường quốc tế bằng các hiệp định liên chính phủ

và cấp các khoản ODA cho các nước có thị trường tiềm năng, tăng cường cungcấp thông tin thị trường, giảm dân sự kiếm soát, can thiệp trực tiếp của Chính

phủ.

LEC 155 V-L0/ 540

Trang 23

Nhật Ban đã tạo ra được “Sự nhất trí quốc gia” không chỉ chiến lược

phát triển kinh tế nói chung mà cả chiến lược HNKTQT nói riêng Sự nhất trí

là “tất cả cho sản xuất”, “kinh tế là trên hết”, “xuất khẩu hay là chết” Nhờ có được sự nhất trí quốc gia như vậy mà Nhật Bản đã huy động được mọi nguồn

lực cho phát triển, tạo được sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ với giới kinh

doanh, người lao động với mục tiêu vực dậy nền kinh tế Nhật bị tàn phá trong

chiến tranh, đưa nước Nhật trở thành siêu cường kinh tế trên thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm xuất

khẩu là ưu tiên số I của Nhật với mục tiêu này Chính phủ tích cực chỉ đạo các

ngân hàng ưu đãi thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, nhưng sớm giảm ưu đãi để

sớm đặt các doanh nghiệp Nhật Bản trong sự cạnh tranh thị trường day đủ, lành mạnh Ngoài việc cung cấp những ưu đãi trên, Chính phủ khuyến khích

doanh nghiệp nhập khẩu “nội địa hoá” công nghệ nước ngoài Mặt khác chính

phủ tích cực dàn sếp “dỡ bỏ” những doanh nghiệp yếu kém, kết nối các xí

nghiệp thành các công ty lớn hơn và các tập đoàn doanh nghiệp để đủ sức đối

phó với các công ty đa quốc gia ở thị trường trong nước và nước ngoài.

*Kinh nghiệm thứ hai là HNKTQT phải gắn liền với việc xây dựng

một xã hội dân chủ dưới sự lãnh đạo của một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường ở trong nước Ngay sau chiến tranh, Nhật Bản đã buộc phải

có những cải cách căn bản nhằm dân chủ hoá đời sống xã hội và chuyển từ

nền kinh tế mang nặng tính thời chiến, bế quan toả cảng sang nền kinh tế thị trường phù hợp với xu thế chung của thời đại.

*Kinh nghiệm thứ ba là Nhật đưa ra một chiến lược hội nhập từ từ,

không hội nhập ngay lập tức vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Nhật đã khéo

léo chủ nghĩa bảo hộ với cạnh tranh đối ngoại ở mức độ thích hợp Điều này

được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, nên kinh tế thị trường Nhật Bản

vẫn bị điều tiết chặt chẽ của chính phủ thông qua các công cụ trực tiếp lẫngián tiếp như các trương trình chiến lược và kế hoạch khác nhau cũng như các

Trang 24

thủ tục cấp phép kinh doanh Thit hai, nên kinh tế va ca xã hội Nhật Bản mới

mở cửa một chiều bên ngoài chứ rất hạn chế hoặc mở cửa từ bên trong Điều này được thể hiện các hàng hoá, vốn cũng như công ty và con người Nhật Bản

có thể được tự do di chuyển ra ngoài Nhật Bản, song các nguồn vốn, lao động,

nông phẩm và các công ty nước ngoài rất khó thâm nhập và tồn tại được ở

Nhat Bản Thit ba Nếu mở cửa cho chiều ngược lại, thì Nhật Bản thường đi

theo chiến thuật trì hoãn, kéo dài để có thời gian chuẩn bị tiềm lực cho cácdoanh nghiệp và hàng hoá Nhật Bản Chẳng hạn thị trường công nghiệp được

coi là thị trường mở cửa nhất của Nhat Bản, thì Nhật cũng chi cho phép các công ty nước ngoài đầu tư và đưa vào Nhật những công nghệ sản phẩm nào

mà Nhật không thể làm giả được, còn nếu thấy các công ty Nhật có thể tiếp

thu và cải tiến được các công nghệ và sản phẩm đó, thì chính phủ Nhật sẽ trì

hoãn cấp giấy phép để tạo thời gian và điều kiên để tạo cho các công ty Nhật

cải tiến và sản xuất bằng được Thứ tu, chỉ mở cửa thị trường Nhật Bản trước

hết bằng các hàng rào thuế quan trong khi vẫn duy trì càng lâu càng tốt các

hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình Chẳng hạn, cho đến đầu những

năm 1980, hàng rào thuế quan của Nhật thuộc loại thấp nhất trong số các nước

công nghiệp phát triển, nhưng trong thực tế hàng hoá, lao động và cả các công

ty nước ngoài đều rất khó có thể thâm nhập và tồn tại được ở Nhật do sự tồn

tai dai dang của các hàng rào phi quan thuế hữu hình và vô hình độc đáo, như

chế độ quản lý lao động, hệ thống phân phối chế độ nhập cư và cả hệ thống

chữ viết rất khó học

*Kinh nghiệm thứ tư của HNKTQT của Nhật Bản là vừa theo hướng

đa phương hoá vừa theo hướng đa dạng hoá, vừa có tính chất chọn lọc cao.

Trước hết, là Nhật đã khai thác thị trường theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá nghĩa là bất cứ mối quan hệ nào có lợi cho Nhật Bản đều được khai thác

triệt để Thứ hai, là cùng với việc đa dạng hoá sản phẩm, Nhật còn tiến hành

lựa chọn phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực ngày càng được chế biến sâu,

Trang 25

hướng về xuất khẩu, thích hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so

sánh của Nhật Bản 7hứ ba, Nhật luôn tim cách chiếm lĩnh thị trường trên một quy mô lớn song cũng rất quan tâm đến thị trường trọng điểm Đó là thị

trường các nước đang phát triển Đông Nam Á và các nước phát triển Âu Mỹ.

Thứ tw, là mỗi thị trường, Nhật Bản đều có những chính sách thâm nhập khác nhau, nhằm lấn dần từng bước, trụ vững và mở rộng không ngừng Đối với các

nước đang phát triển, Nhật Bản tiến hành nhập khẩu nguyên liệu và bán rẻ

sang đó những thành phẩm công nghiệp có chất lượng thấp và vừa phải, còncác nước công nghiệp phát triển, thì nhập công nghệ và sản phẩm mẫu rồi bắtchước và cải tiến thành những sản phẩm có chất lượng cao hơn nhưng với giá

rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm bản địa

*Kinh nghiệp thứ năm: Chính phủ Nhật đã giữ vai trò quan trọng

trong việc khai thông thị trường quốc tế bằng các hiệp định chính trị và kinh tế

liên chính phủ và cấp các khoản ODA cho các thị trường tiềm năng nhằm duy

trì một môi trường quốc tế hoà bình đối với Nhật Bản, tăng cường cung cấp thông tin thị trường, kết hop mạnh mẽ giữa các công cụ bành trướng đối ngoại

như FDI, ODA và xuất nhập khẩu Chính phủ Nhật đã chủ động lợi dụng tình thế chính trị mà họ cho là thuận lợi để khai thác những thị trường quan trọng.

Họ sử dụng “cơ may chính trị” trong đời sống chính trị quốc tế, sự đối đầu hai

phe, lợi dụng Mỹ đang bận rộn với cuộc chiến tranh và rất muốn tranh thủ

Nhật, nên phần nào làm ngơ cho Nhật làm ăn về kinh tế, để khai thác thị

trường Mỹ, một nước chiếm 40% thị trường thế giới, cũng như thị trường các

nước Đông Nam Á, sân sau của Nhật.

Tuy nhiên, xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu mới thực

sự là trọng tâm ưu tiên và là chìa khoá quan trọng cho sự thành công của Nhật trong suốt quá trình HNKTQT Từ những năm 1950, cùng với việc nhà nước

bãi bỏ độc quyền ngoại thương, cơ sở pháp lý cho các hoạt động xúc tiến

thương mại, nhất là xúc tiến xuất khẩu, đã được hoàn chỉnh cùng với việc liên

Trang 26

tiếp thong qua các Luật kiểm soát ngoại thương (1949), Luật bảo hiểm tin

dụng xuất khẩu (1950), Luật thuế đặc biệt (1953), Luật mẫu mã hàng nhập

khẩu (1958) Đồng thời một loạt các tổ chức xúc tiến xuất khẩu được thànhlập cho các mục tiêu này như: Ngân hàng xuất khẩu Nhật Bản (1950), Viện

nghiên cứu ngoại thương (1951), và Hội chợ triển lãm quốc tế (1952) Về sau,

các cơ quan này được tổ chức lại thành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản

- JETRO (1958) Cơ quan này ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đồng

bộ và tự chủ hơn Điều đó không chỉ cho thấy vai trò tích cực của bàn tay tổ

chức chính phủ, mà còn nói lên tính chất gần gũi và quan hệ chặt chẽ giữa các

hoạt động nghiên cứu - triển khai ở Nhật trong khoa học - công nghệ, và cả

trong nghiên cứu tiếp thị - xúc tiến thương mại.

Chức năng xúc tiến thương mại còn được đặt ra và kết hợp nhuần

nhuyễn trong thực tiễn hoạt động của bộ ngoại giao và nhiều bộ, ngành của

chính phủ khác như; JICA, JAIDO, OCSIDI tất cả các cơ quan xúc tiến thương mại cua Nhat là cơ quan phi lợi nhuận, được xếp vào nhóm các cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, trực thuộc Chính phủ Chúng có mạng lưới toả rộng khắp trong và ngoài nước để làm nhiệm vụ theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng, sức cạnh tranh, thăm giò tìm

kiếm đối tác tiềm năng ở nước ngoài, rồi chuyển về nước phục vụ các doanhnghiệp có nhu cầu, cũng như thành lập các phòng trưng bây, triển lãm ở nước

ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản.

Để tăng cường sức cạnh tranh trong HNKTQT cho khu vực doanh

nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến việc thành lập các hiệp hội và tổ chức hỗ

trợ toàn diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là về tín dụng và bảo lãnh tín

dụng,các tổ chức hỗ trợ như: Quỹ cải tiến cơ cấu công nghiệp; Quỹ bảo lãnh

tối đa, tư vấn; tạo “thi trường ngách” cho doanh nghiệp vv , tăng cường viện trợ và ký kết các hiệp định kinh tế - thương mại với các chính phủ nước ngoài

để cho các doanh nghiệp Nhật thâm nhập thị trường thế giới ), đổi mới giáo

Trang 27

dục nhận thức và đào tạo dạy nghề cho công nhân, tạo cơ hội phát triển những

ngành công nghệ mới; linh hoạt hoá thị trường lao động.

Tóm lại, HNKTQT của Nhật Bản trong thời kỳ từ sau chiến tranh thế

giới thứ hai đến nay đã đi theo hướng chuyển dịch từ định hướng phát triểnsản xuất thay thế nhập khẩu, sang tích cực hướng về xuất khẩu và kết hợp thaythế nhập khẩu tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển và thị trường trên cơ sở định

hướng của Nhà nước nhằm tích cực đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế

khu vực và quốc tế, chủ động từng bước mở cửa thực hiện tự do hoá thưong

mại, đầu tư kinh doanh, tuân thủ các cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế

trong các lĩnh vực và hoạt động quản lý và kinh doanh, hỗ trợ tăng sức cạnh

tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước theo cả hai hướng khuyến khích

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tích cực hỗ trợ phát triển các tập đoàn

kinh tế lớn, định hướng hoạt động xuyên quốc gia, xúc tiến các hoạt động thương mại, ODA và vận động đầu tư ra nước ngoài.

1.3.2 Kinh nghiệp của Trung Quốc

Ngay từ cuối những năm 1970 các nhà lãnh đạo mà tiêu biểu là Lãnh tụ

Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đã cho rằng mối quan hệ giữa các quốc gia là

tất yếu trong nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, của phân công lao

động quy mô lớn và ngược lại, việc mở cửa ra thị trường thế giới ngày càng

thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu dùng quốc gia Ông đưa ra chiến

lược mở cửa “kép”: mở cửa để đón nhận nguồn vốn và chuyên gia nước ngoài

vào thị trường Trung Quốc, vừa để khuyến khích và hổ trợ các cá nhân, doanh

nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Mục tiêu HNKTQT của Trung Quốc nhấn mạnh đến yêu cầu mở cửa

để tăng cường tự lực cánh sinh, phục hồi nên kinh tế quốc nội và tạo dựng thị

trường nước ngoài của Trung Quốc, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tuyên bố

trong Đại hội XV “Trung Quốc cần có một vi thế tích cực hơn trên thế giới

Trang 28

bằng cách hoàn thiện mọi mặt mô hình mở của, để phát triển kinh tế mở nâng

cao khả năng cạnh tranh quốc tế, tối ưu hoá cấu trúc kinh tế cải thiện chất

lượng nền kinh tế quốc dân” Quá trình mở cửa HNKTQT của Trung Quốc có thể chia thành 2 giải đoạn:

® Giai đoạn hội nhập theo chiều rộng (1979-1990), với nội dung chủ

yếu là mở của từng bước từ xây dựng 4 “đặc khu kinh tế mở” (một khâu đột

phá khởi đầu cho sự hội nhập KTQT), tiếp đó mở cửa đến các thành phố ven biển, ven sông, các thành phố biên giới rồi lan rộng bao trùm toàn quốc, nhằm

tăng cường thu hút FDI và sản xuất hướng vẽ xuất khẩu các sản phẩm có hàm

lượng lao động và có nguyên liệu cao phù hợp lợi thế so sánh hiện tại của Trung Quốc.

Giai đoạn hội nhập theo chiều sâu (Từ năm 1990 đến nay): Kết hợp giữa mở cửa theo khu vực địa lý với mở cửa theo lĩnh vực (đặc biệt là lĩnh

vực dịch vụ tài chính), đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thương lượng, điều

chỉnh thể chế để tham gia WTO

Trong giai đoạn đầu,Trung Quốc điều chỉnh chính sách mở cửa (nhất là

thuế) theo hướng hỗ trợ gia công xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, song

sẵn sàng nhượng bộ lợi ích trước mắt, miễm giảm thuế và đưa ra nhiều chínhsách ưu đãi khác hấp dẫn để thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài, đồng thời

tích cực khai thác nguồn vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi

thu hút FDI, phát triển kinh tế đất nước.Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài được đặc biệt coi trọng ở Trung Quốc, Ngày 11/10/1986

“quy định về khuyến khích các nha đầu tư nước ngoài" đã quyết định giảm thuế thu nhập từ 30% còn 15% và cho các doanh nghiệp mới thành lập ở đặc

khu; miễn thuế tới 5 năm đầu cho các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế; miễn

thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài (trước đó nộp 10%) và hoàn trả

thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư (trước đó chỉ hoàn trả 40%).

Trung Quốc từng bước xoá bỏ độc quyền kinh doanh và can thiệp trực

Trang 29

tiếp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, góp phần gia tăng thêm mức độ mở

cửa, HNKTQT Cho đến đầu thập kỷ 1980, Chính phủ chi còn độc quyền kinh

doanh 7 mặt hàng nhập khẩu và 16 mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất, liên quan đến sự phát triển kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, an ninh quốc phòng Ngay từ năm 1983 Trung Quốc đã đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu như:

thực hiện hoàn thuế công thương ở khâu sản xuất cuối cùng, áp dụng VAT đối

với 17 mat hàng xuất khẩu cơ điện; năm 1985 mở rộng phạm vi hoàn trả thuế

tất cả các mặt hàng trừ đầu thô và dầu thành phần Năm 1986, hoàn trả thuế

trung gian và VAT đối với 10 sản phẩm như may mặc, thuốc lá cuộn , năm

1988 hoàn trả toàn bộ thuế gián tiếp luỹ tiến ở các khâu, từ sản xuất đến lưu

thông đối với các sản phẩm xuất khẩu theo nguyên tắc “nộp bao nhiêu, hoàn

lại bấy nhiêu, không nộp không hoàn trả”.

Trung Quốc cũng coi trọng việc lập các quỹ tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ

trợ sản xuất chuyên ngành (cấp nhà nước và địa phương) nhằm cấp tín dụng

xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm

gia công xuất khẩu và thường xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực,phát triển những hình thức gia công lắp đặt với các đối tác nước ngoài; sử

dụng linh hoạt các hình thức mậu dịch bồi hoàn, thu mua tài chính

Từ 1979-1990, Trung Quốc đã 6 lần điều chỉnh tỷ giá (riêng năm 1994

Trung Quốc đã phá giá tới trên 30% đồng nhân dân tệ của mình) nhằm

khuyến khích xuất khẩu và bước đầu mở cửa thị trường vốn cho các nhà đầu

tư nước ngoài (một số ít ngân hàng nước ngoài đã được thành lập chi nhánh tại

Thượng Hải và kinh doanh trong phạm vi nhỏ hẹp)

Ở giai đoạn HNKTQT theo chiều sâu, từ năm 1990 đến nay, Trung Quốc đã

chuyển mạnh sang vừa mở cửa toàn diện, vừa xúc tiến điều chỉnh môi trường

đầu tư và nâng cao năng lực thể chế phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ưu tiên điều chỉnh môi trường đầu tư của Trung Quốc thời kỳ này được

tập trung vào việc thống nhất và tạo môi trường thuế bình đẳng giữa các doanh

Trang 30

nghiệp trong và ngoài nước, từng bước hạ thấp thuế quan theo yêu cầu hội

nhập và duy trì bảo hộ ở mức có thể đối với các ngành, sản phấm sản xuất

trong nước có triển vọng thị trường và ý nghĩa quan trọng trong đời sống KT

- XH, mức thuế quan trung bình của Trung Quốc đã giảm từ 43,2% năm 1992

xuống còn 17% năm 1997 và xuống dưới 15% năm 2000 tức là giảm 3 lần trong vòng 8 năm qua) Việc giảm thuế quan đã giúp cải thiện sức hấp dẫn của

môi trường đầu tư và chống buôn lậu tham những Để “bù trừ” việc thu

NSNN giảm do hạ thuế quan, Trung Quốc tiến hành tăng thuế tiêu thụ song

song với giảm thuế quan, vì thuế tiêu thụ không nằm trong sự kiểm soát của

WTO, tức không bị buộc hạ xuống

Để cải thiện căn bản môi trường kinh doanh, những năm gần đây Trung

Quốc không chỉ phát triển hạ tầng, mà còn từng bước áp dụng mức giá dịch vụ

thống nhất cho các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài theo giá giành cho doanh nghiệp và thương nhân trong nước, và đơn giản hoá các thủ tục phê

duyệt dự án, những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài được giảm tối

thiểu Đồng nhân dân tệ đã được chuyển đổi trong tài khoản vãng lai từ

1/12/1996; điều này giúp các doanh nghiệp có vốn DTNN loại trừ được những

hạn chế trong thanh toán quốc tế - chỉ trả các đối tác nước ngoài và chuyển lợi

nhuận về nước Tất cả nhưng điều đó đã dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh thu hút

FDI không chỉ giữa Trung Quốc vốn các nước, mà còn xẩy ra giữa các tinh

của Trung Quốc với nhau.

Cơ chế quản lý ngoai thương của Trung Quốc không ngừng được cải cách theo hướng cởi mở hơn, Tình trạng độc quyền của nhà nước ngày càng

thu hẹp Các công ty tư nhân được phép xuất khẩu trực tiếp, chính sách hoàn

thuế và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá được sử dụng thích hợp tích cực như một

công cụ trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu.

Nâng cao sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước, hàng

loạt cải cách doanh nghiệp nhà nước được đưa ra: Cổ phần hoá, cho thuê, bán,

Trang 31

khoán, giải thể, cho phép tư nhân mua lại hoặc tham gia cổ phần của các

doanh nghiệp Các doanh nghiệp tư nhân được phép vay vốn ưu đãi của các

nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng

khoán Đặc biệt Trung Quốc rất quan tâm xây dựng và xúc tiến kế hoạch hình

thành những tập đoàn doanh nghiệp lớn, hiện đại để đầu tư giữ vững thị phần

trong nước, từng bước chủ động vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kính nể trong quá trình

HNKTOQT, với những chiến lược, muc tiêu và bước đi thân trọng vào quá trình

mở cửa nền kinh tế, cùng với sự nhất trí cao độ từ Trung Ương đến địa phương

thực hiện đường lối chính sách hội nhập kinh tế để đạt mục tiêu với kết quả

cao, mỗi giai đoạn phát triển họ đã có những đối sách phù hợp với tình hình

thị trường trên cơ sở tích cực đàm phán tham gia các tổ chức kinh tế khu vực

và quốc tế, chủ động mở cửa thực hiện tự do hoá thương mại theo cam kết,

tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đưa Trung Quốc lên một vị thế cao trên trường

quốc tế va trở thành một đối trọng lớn về tiềm lực kinh tế cũng như chính tri trong khu vực cũng như trên thế giới.

1.3.3.Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước sáng lập ra hiệp hội các nước Đông

Nam Á (ASEAN) đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt hai

thập kỷ qua Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 đã

để lại những tổn thất kinh tế nặng nề, song người ta vẫn cho rằng Thái Lan

sớm trở thành một nước công nghiệp hóa mới (NIC) Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công của Thái Lan trong những năm qua là

do họ đã khôn khéo thực hiện một đường lối ngoại giao ôn hoà nhằm bảo vệ

chủ quyền dân tộc và chủ trương chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế từ

thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu, chủ động mở cửa hội nhập với

nền kinh tế thế giới

Trang 32

Thái Lan hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới chỉ bat đầu thể hiện

rõ nét vào cuối những năm 1980 khi nền kinh tế Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng Vào thời kỳ này, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai cuộc

cai cách quan trọng Thi nhất, khu kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận

là động lực phát triển của nên kinh tế quốc dân, khu vực kinh tế này di đầu

trong lĩnh vực đầu tư vì khu vực kinh tế quốc doanh gặp nhiều khó khăn về tài

chính Kinh doanh được tự do triệt để, do vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã phát

huy được những lợi thế của kinh tế thị trường Thứ hai, Chính phủ thực hiện

chính sách ưu đãi đặc biết đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp sảnxuất hàng xuất khẩu Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành từng bước

hoàn thiện hệ thống các công cụ hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu và tạo

thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối mgoai Thái Lan đã đưa ra một chiến lược HNKTOT phù hợp với tình hình mới Chiến lược này bao gồm 4 nội dung chủ yếu:

+ Đào tao nguồn nhân lực.

Trong tình hình hiện nay, khi Thái Lan đang nỗ lực thay đổi cơ cấu

hàng hoá xuất khẩu theo hướng sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng kỹ thuận

cao, từng bước thay chỗ cho những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng laođộng thấp, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự giảm sút khả năngcạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan, nhu cầu đào tạo nguồn

nhân lực đã trở nên thực sự cần thiết Do đó, Thái Lan đã khẳng định rằng,

nguồn nhân lực có học vấn cao thực sự là một nhân tố thiết yếu cho sự phát

triển đất nước trong giai đoạn mới Đồng thời, phát triển hệ thống đào tạo

công nhân kỹ thuật nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ thanh niên hiện

nay Đây là nhân tố quan trọng nhất để biến mục tiêu đạt mức GDP trên đầu

người khoảng 12000 USD vào năm 2020 trở thành hiện thực.

« Tăng cường thu hút dau tư trực tiếp từ nước ngoài

Trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm thu hút ĐTNN trong khu vực

Đông Nam Á, ngay sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, Thái Lan đã

Trang 33

thay đổi những chinh sách của mình để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn

hơn so với các nước trong khu vực.

Hiện nay, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực đang

tiếp tục được thúc đẩy và để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất

khẩu, Đòi hỏi Thái Lan phải thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao.

Thái Lan đang tiến hành xây dựng cơ cấu công nghiệp đa dạng (gồm 14 ngành) mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các công ty đến từ Nhật Bản và Mỹ Trong nước, Chính phủ

cố gắng bảo đảm sự ổn định về chính trị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương

thích, hạn chế tăng tiền lương, đảm bảo về đội ngũ công nhân tay nghề kỹ

thuật cao cũng như các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp Theo họ,

mot cơ cấu công nghiệp hỗ trợ đa dạng được phát triển tốt sé là yếu tố tốt nhất

để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

«« Nang cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Hiện nay một số sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động của Thái

Lan đã mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đó là những sản

phẩm xuất khẩu truyền thống của Thái Lan Mặt khác, phần giá trị gia tăngtrong các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan còn rất thấp Để khắc phục thực

trạng đó, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình nâng cao khả năng cạnh

tranh của hàng xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và phát triển những lợi thế sosánh của mình: (1) Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ sử dụng

hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao; (2) khuyến

khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm làm tăng giá trị gia

tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng lao động cao.

Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình nâng cao khả năng cạnh tranhcủa hàng xuất khẩu, Cơ quan quản lý đầu tư Thái Lan (BOI) đã đặt ra 4 nhiệm

vụ cho giai đoạn trước mắt:

Trang 34

+) Khuyến khích đầu tư công nghệ nhằm làm tang giá trị hàng hoá trong các ngành công nghiệp truyền thống (như dệt may, đồ chơi, giầy dép va

một số công nghiệp nhẹ).

+) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)

+) Đầu tư để nâng cao năng xuất lao động tăng cường khả năng cạnh

tranh của các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng

+) Giảm chi phí sản xuất trong nước trong các ngành công nghiệp non

trẻ (như hoá chất, luyện kim) để tăng khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường

trong nước và cả trên thị trường thế giới.

+ Tăng cường thâm nhập vào các nền kinh tế mới mở cửa.

Một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của

Thái Lan là tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là thâm nhập vào các nền kinh tế mới mở cửa, gần gũi với Thái Lan như Campuchia, Lào, Trung Quốc, Việt Nam Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo cho Thái Lan những lợi thế

nhất định so với các chủ đầu tư khác Thái Lan đã ký kết hợp tác kinh tế đối

với tất cả các nước láng giéng, chẳng hạn như: tam giác kinh tế phía Nam, tứ

giác kinh tế phía Bắc, lục giác kinh tế sông Mêkông.

Sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan đã một thời được coi là “sự thần

kỳ kinh tế châu Á” là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các chính sách

đúng đắn cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn ngoại giao, trong đó có chiến lược hội

nhập Sự thành công của chiến lược hội nhập Thái Lan phải kể đến những

nhân tố sau đây:

Thứ nhát, Thái Lan luôn duy trì được một tỷ lệ tăng trưởng GDP thực

tế khoảng 9% trong suốt thời kỳ từ năm 1984 đến 1994 Giai đoạn tiếp theo,

mặc dù xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á mà Thái Lan là

một trong 5 nước phải chịu hậu qủa nặng nề nhất, nhưng tỷ lệ đó vẫn còn

khoảng 5%.

Trang 35

Thứ hai, Thai Lan đã thiết lập được những quan hệ kinh tế chặt chẽ, tin

cậy với nhiều nền kinh tế của các nước và khu vực trên thế giới Kim ngạch

xuất nhập khẩu liên tục tăng trong vài thập kỷ vừa qua (từ 38,5% GDP vào

năm 1976 lên 43,0% và 72,5% tương ứng vào các năm 1986 va 1996).

Thứ ba, Thái Lan là một nước thành công nhất trong khối ASEAN về

việc thu hút FDI đã làm cho các nước ngoài đổ vào đây Sau khi khủng hoảng

tài chính - tiền tệ Châu Á, xắc suất rủi ro tăng đã làm nản lòng các chủ đầu tư

nước ngoài, song bình quân hàng năm Thái Lan thu hút được trên 6,5 tỷ USD

vốn FDI để góp phần vào việc khắc phục hậu quả của khủng hoảng

Thứ tư, sự khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ

Châu Á vừa qua đã cho thấy bằng việc đẩy mạnh quá trình hội nhập Thái Lan

đã nhận được sự hỗ trợ quý báu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Đồng thời, là

thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Thái Lan có nghĩa vụ phải

thức đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại, nghĩa vụ này đồng thời là một

nội dung quan trọng trong tiến trình HNKTQT của Thái Lan.

Tuy nhiên quá trình hội nhập cũng đặt Thái Lan trước những thách thức mới Nền kinh tế Thái Lan ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành

công nghiệp xuất khẩu Do đó, Thái Lan khó tránh khỏi hậu quả mỗi khi có

những biến động của thị trường các yếu tố đầu vào cho công nghiệp Điều này

có thể làm xấu thêm tình trạng nhập siêu của Thái Lan trong nhiều năm qua

Ngoài ra, Thái Lan phải thực hiện theo những yêu cầu của IMF sẽ khiến

hệ thống kinh tế nước này tự do hoá nhanh hơn tiến trình tự do thương mại của

WTO, làm cho Thái Lan khó có thể kiểm soát, quản lý được các doanh nghiệp

và các ngành công nghiệp trong nước, dù là biện pháp thuế, sự trợ giúp hay

các biện pháp khác Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại được ngay tại thị

trường trong nước, họ nhất thiết phải sử dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trang 36

làm vũ khí cạnh tranh Điều này thách thức hoạt động R&D và quá trình

chuyển giao công nghệ của Thái Lan

1.3.4.Kinh nghiệm của Hàn Quốc.

Hàn Quốc là quốc gia và lãnh thổ nằm ở khu vực Đông Á, có vị trí

tương đối đặc biệt, là một bán đảo được biển bao bọc và chỉ có biên giới duy

nhất với Cộng hoà Dân chủ nhân Dân Triều Tiên từ năm 1953 Hàn Quốc dưới

sự trợ giúp của Mỹ đã tìm cách cải cách cơ cấu kinh tế của mình- một nền kinh tế nghèo tài nguyên, nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phá kiệt quệ bởi chiến tranh Nhưng chỉ sau 10 nam,,t6c độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã tăng trung bình 9,5% Từ năm 1970- 1982, tốc độ tăng trưởng GDP tuy có thăng trầm nhưng vẫn giữ được ở mức độ 9%.

¢ Hàn Quốc chuyển từ chính sách ưu tiên thay thế nhập khẩu sang

hướng vào xuất khẩu, mở cửa HNKTQT từ những năm đầu 1960 Nhiều biện

pháp được áp dụng đồng bộ như hoàn thiện môi trường pháp lý tự do hoá thị

trường hối đoái, khuyến khích cho phép các nhà xuất khẩu tự do nhâp khẩu, trợ cấp cho xuất khẩu, miễn thuế đối với các nhập khẩu máy móc thiết bị, thiết

lập các khu công nghiệp chế biến xuất khẩu, ưu tiên các khoản vay lớn trong

nước và nước ngoài

¢ Kinh tế Hàn Quốc từ mấy thập ky qua chủ yếu tăng trưởng thong qua

chính sách xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như: bán dẫn vi mạch, hoá chất,

luyén kim, 6 tô, hàng may mặc và đóng tau cho tới năm 1990, nền kinh tếHàn Quốc chủ yếu do 30 Chaebol (các tập đoàn doanh nghiệp lớn) chi phối

như Samsung, Hyundai, LG, Daewoo, Sangkyyong trong đó có 10 tập đoàn

nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất nằm ngoài nước Mỹ Chúng kiểm

soát cả hệ thống sản xuất trong các ngành công nghiệp theo hình thức độc

quyền ở mức độ đa dạng hoá cao Các nhóm độc quyền này được nhà nước

bảo hộ trong chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, được hưởng các

Trang 37

quyền ưu đãi về vay vốn, lãi xuất thấp với điều kiện là họ phải đáp ứng được

các mục tiêu xuất khẩu mà Chính phủ đã nêu ra.Do vậy, đã tạo ra một mối

liên minh tay ba trong nền kinh tế Hàn Quốc, đó là Chính phủ- Doanh nghiệp

Ngân hàng Ở giai đoạn đầu, cơ cấu này đã thành công các Chaebol 6 at tiến

ra thị trường thế giới với những nhãn hiệu quảng cáo đầy ấn tượng Hàn Quốc

tạo nên nhiều thương hiệu danh tiếng mamg tính nổi trội hơn hẳn các nước

trong khu vực như Đài Loan, Malaixia Khi nền kinh tế phát triển bình

thường thì kha năng chi trả nợ của các doanh nghiệp khá dễ dàng, nhưng khi

nền kinh tế suy giảm, thi kha năng chi trả nợ nan chồng chất, tỷ lệ nợ/vốn cổ

phần của các Chaebol Hàn Quốc là rất cao, gấp 2 lần so với tỷ lệ ở Mỹ và gấp

4 lần ở Đài Loan Đây là một điểm yếu nổi bật của nền kinh tế Hàn Quốc so với

các nước trong khu vực.

* Mac dù Hàn Quốc có mức tăng trưởng cao trong vài thập kỷ nhưng sự can thiệp quá sâu của chính phủ làm cho hệ thống tài chính kém hiệu quả, khu vực doanh nghiệp vay vốn lớn và thiếu tính kỷ luật của thị trường, mặt khác các Chaebol đã đầu tư quá mức vào một số ngành như sắt thép, ô- tô, điện tử là những ngành thị trường thế giới đang dư thừa và lợi nhuận thấp, vì thế

tính chất phụ thuộc vào thị trường nước ngoài còn phổ biến Vào giữa thập kỷ

1990, cơ cấu này đã không có khả năng thích ứng với giai đoạn phát triển mới.

Mot co cấu với chi phí sản xuất cao, giá thuế đất cao và công nghệ phụ thuộc vào nước ngoài đã giảm lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc trên thị trường thế

giới so với một số nước đang phát triển mới nổi lên như Thái Lan, Malaixia,

Trung Quốc

¢ Để hướng tới hội nhập, Hàn Quốc bat buộc phải điều chỉnh cơ cấu

này, cấu trúc lại bộ máy nhà nước, xoá bỏ kinh doanh độc quyền của các

Chaebol Sau khi Tổng thống Kim Dae Chung đắc cử đã đưa ra các quan điểm

cấp tiến hơn, nhằm thực hiện cuộc cải cách kinh tế xã hội toàn diện theo đuổi

Trang 38

cơ chế thị trường cùng với phát triển dân chủ Chính phủ đã đưa ra chính sách cải cách kinh tế nhằm thực hiện chiến lược hội nhập thành công:

> Cải cách tài chính ngân hàng

Thực tế đã chỉ ra những yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng ở

Hàn Quốc khi có sự thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô cũng như những tác

động bất lợi của các hệ thống ngân hàng thiếu lành mạnh đến nền kinh tế vĩ

mô Mục tiêu của cuộc cải cách tài chính của Hàn Quốc là nhằm đưa ngành

tài chính đạt tiêu chuẩn thế giới, xây dựng một hệ thống tài chính ổn định,

lành mạnh và hiệu quả hơn Các biện pháp cụ thể là tiến hành sát nhập, giải

thể, mua bán hoặc chuyển hoá nợ của các ngân hàng Đến tháng 12/2000 HànQuốc đã cơ cấu lại khu vực tài chính và cấp vốn bổ sung cho các ngân hàng,

đã đóng cửa 487 ngân hang và công ty tài chính, hỗ trợ để đưa 17 ngân hang

quốc gia lên tầm quốc tế và củng cố luật pháp nhằm làm cho các hoạt động ngân hàng minh bạch hơn.

> Cải cách doanh nghiệp

Để đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ Hàn Quốc tiếp tục

theo đuổi chiến lược tạo ra các tập đoàn doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh

quốc tế Năm Chaebol (tập đoàn) lớn nhất là Samsung, Daewoo, Huyndai, LG

và SK đã nằm trong trọng tâm của trương trình này, Chính phủ Hàn Quốc đã gây sức ép buộc 5 tập đoàn mạnh nhất nói trên phải thực hiện cuộc cải cách xoá bỏ các khoản nợ chéo công ty lên đến 12,7 nghìn ty Won vào cuối nam

1999 (10,5 tỷ USD) và cam kết giảm tổng số đơn vị kinh doanh từ 271 đơn vị

xuống còn 136 đơn vị vào cuối năm 2000, đồng thời giảm tỷ xuất nợ/vốn cổ

phần cũng xuống dưới 200% Mục đích của các cuộc tỉnh giảm trên là nhằm

tạo ra các hãng có chuyên môn hoá và hợp lý hoá cao Kết quả Samsung đã

thống lĩnh thị trường hàng điện tử tiêu dùng của Hàn Quốc với thị phàn 60%,

Daewoo và Hyundai trở thành hai hãng xe hơi duy nhất của Hàn Quốc so với

5 hãng trước đây Chính phủ cũng đã dàn xếp cuộc sát nhập giữa các công ty

Trang 39

sản xuất vi mạch bộ nhớ của tập đoàn Hyundai vào tập đoàn LƠ, lập ra một hãng sản xuất lớn thứ hai trên thế giới trong lĩnh vực này Hàn Quốc đã có hai hãng sản xuất vi mạch bộ nhớ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40% thị trường toàn cầu là Samsung và LG.

> Thúc đẩy tự do hoá thương mại đầu tư

Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra một lĩnh vực hội nhập phù hợp với

những cam kết của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về xoá bỏ các khoản

trợ cấp liên quan tới thương mại, xoá bỏ hạn chế nhập khẩu và đề ra chương

trình đa dạng hoá nhập khẩu, thực hiên các biện pháp giảm thuế được áp dụng

tối đa, 90% các loại thuế đều dưới mức 10% Hang rào phi quan thuế cũng được từng bước rỡ bỏ Chính phủ đưa ra chương trình tự do hoá tài khoản vốn,

và nới lỏng các hạn chế đối với người nước ngoài trong việc sử dụng các công

cụ của thị trường tiền tệ trong nước và tham gia vào thị trường cổ phiếu công

ty, đơn giản hoá các thủ tục đối với đầu tư nước ngoài.

Từ giữa năm 1999, ngoại thương của Hàn Quốc đã bắt đầu khởi sắc nhờ

cải cách cơ cấu bên trong cũng như do sự gia tăng đáng kể của nhu cầu thị

trường thế giới vào đó, các ngành công nghiệp Hàn Quốc đã có sự lựa chọn

nhờ mở rộng thương mại trong khu vực, không chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản

mà còn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Hàn Quốc với hàng Nhật Bản

trên thị trường thế giới Tỷ trọng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ chiếm tỷ

trọng lớn Gần 1/3 tổng doanh số xuất khẩu là các sản phẩm công nghệ thông

tin, một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế đưa sang Mỹ

Sau khi gia nhập OECD năm 1996, Hàn Quốc đã đơn giản hoá những

luật lệ nghiêm ngặt trước đây đối với ĐTNN Sau khủng hoảng năm 1997,

Hàn Quốc đã đẩy nhanh ĐTNN ngoài một phần nhờ “luật về kinh doanh đầu

tư nước ngoài” có hiệu lực từ năm 1998 và được bổ sung sửa đổi vào năm

1999 Các nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp cận thị trường trong nước với một

môi trường đầu tư thuận lợi, Hàn Quốc đã trở thành nước tiếp nhận DTNN lớn

Trang 40

thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc, Các nước đầu tư chủ yếu vào Hàn Quốc là

Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản Tỷ lệ vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đã

chiếm tới 33,5% trong tổng số vốn của10 doanh nghiệp hàng đầu ở Hàn Quốc

HNKTQT là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế của

Hàn Quốc Sự năng động của Hàn Quốc là luôn tìm ra những lợi thế so sánh của mình, tăng khả năng hội nhập và chớp thời cơ quốc tế Tuy nhiên, do hội nhập mạnh mẽ như vậy, Hàn Quốc phải chấp nhận một cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu và cũng phải gánh chịu những rủi ro, áp lực từ bên ngoài nên

luôn luôn phải cải cánh nên kinh tế bên trong để thích ứng Những thành quả

của Hàn Quốc đạt được tạo tiền đề cho việc giải phóng lực lượng sản xuất, cho

phép họ thực hiện chiến lược lâu dài trong việc thu hút đầu tư va day mạnh

xuất khẩu hàng hoá chiếm lĩnh thị trường thế giới

1.3.5 Bai học kinh nghiệp HNKTQT.

Từ kinh nghiệm hội nhập của các nước nêu trên, có thể rút ra một số bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam ở một số điểm rất đáng chú ý sau đây:

-s Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế dù là phát triển,hay đang phát triển, chuyển đổi đều dứt khoát chuyển sang kinh tế thị trường

mở cửa, tích cực hội nhập khu vực và toàn cầu ở các mức độ khác nhau tuỳ

từng hoàn cảnh điều kiện của một số nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia

5s Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan, những không phải vìthế mà hội nhập bằng mọi giá Mục tiêu của hội nhập không chỉ là hiện đại

hoá đất nước mà còn là bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc Vì vậy, xem hội nhập với tính chất là một quá trình, các nước không hội nhập một cách quá

nóng vội mà ngược lại, họ tích cực khẩn chương chuẩn bị những điều kiện thuận lợi để hội nhập, phải tạo lập những điều kiện để sớm hội nhập và giảm

thiểu được những rủi ro không đáng có khi hội nhập chứ không phải chờ đợi

Ngày đăng: 01/12/2024, 01:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w