1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Pháp Luật Và Chuẩn Mực Phong Tục Tập Quán, Cho Ví Dụ Cụ Thể Trong Hoạt Động Thực Hiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta.pdf

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Pháp Luật Và Chuẩn Mực Phong Tục Tập Quán, Cho Ví Dụ Cụ Thể Trong Hoạt Động Thực Hiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Nước Ta
Tác giả Nhóm 4
Trường học Học viện Tư pháp
Chuyên ngành Xã hội học pháp luật
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 757,03 KB

Nội dung

BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÃ H I H C PHÁP LU T Ộ Ọ Ậ ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC PHONG TỤC TẬP QUÁN, CHO VÍ DỤ CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÃ H I H C PHÁP LU T Ộ Ọ Ậ

ĐỀ BÀI:

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC PHONG TỤC TẬP QUÁN, CHO VÍ DỤ CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.

NHÓM 4 LỚP : N03.TL1

Hà Nội, 2024

MỤC LỤC

1

Trang 2

ĐỀ MỤC TRANG

I MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 3

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài 4

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật 9

4 Một số giải pháp 12

III KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 3

I MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

Trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công cuộc cải cách tư pháp nhằm

xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, vấn

đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm Quan điểm chỉ đạo cho quá trình hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam được xác định trong Nghị quyết số

48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 và định hướng đến

2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 48-NQ/TW) được xác định là

phải “xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc

kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp

hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện

đại của hệ thống pháp luật” Bên cạnh hệ thống pháp luật đang tồn tại, ở

các buôn, bản, làng dân tộc ít người, phong tục tập quán hay luật tục vẫn

tồn tại và là công cụ phổ biến để điều chỉnh các quan hệ trong cộng

đồng Tuy nhiên, về mặt lý luận, mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục

vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để Việc tồn tại song song trong

thực tế hai hệ thống pháp luật Nhà nước và luật tục đặt ra vấn đề là: xác

định vị trí của các hệ thống này, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa

chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Từ đó cho thấy cần thiết

phải nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc mối quan hệ giữa pháp

luật và phong tục tập quán nhằm chỉ rõ những điểm tương đồng, điểm

khác biệt đồng thời nêu những mặt tích cực cũng như những hạn chế của

từng yếu tố trong quản lý xã hội Nhận thấy được tầm quan trọng của

vấn đề trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Mối liên hệ giữa pháp

luật và chuẩn mực phong tục tập quán” đồng thời cho ví dụ cụ thể trong

hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta để đưa ra

một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phong tục tập quán và

Trang 4

pháp luật Việt Nam hiện nay.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài :

- Phân tích được mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong

tục, tập quán

- Hiểu và lấy được ví dụ trong hoạt động thực hiện pháp luật về bảo

vệ môi trường ở nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :

- Làm rõ được mối quan hệ hữu cơ giữa pháp luật và chuẩn mực

phong tục, tập quán thông qua tác động qua lại của hai đối tượng

- Đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường ở nước ta hiện nay

- Tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để việc thực hiện pháp luật

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trở nên có hiệu quả hơn

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề cương nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp luận, phương

pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng

kết

Bằng việc vận dụng một cách linh hoạt và đan xen các phương pháp kể

trên, tạo ra kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn

mực phong tục tập quán, từ đó áp dụng các kiến thức để nhận xét về

hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta

I NỘI DUNG:

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài:

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt

2

Trang 5

ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định

chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí

của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm

bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

Phong tục là những thói quen, nền nếp đã xuất hiện từ lâu đời

trong mọi hoạt động sinh hoạt, đời sống thường nhật của người

dân, lặp đi lặp lại để rồi trở thành một thói quen tốt được lan

truyền rộng rãi, phổ biến sâu rộng từ thời xa xưa cho đến nay

về mặt thời gian và được truyền bá rộng rãi từ một địa phương

lên tới phạm vi toàn quốc rồi mở rộng sang thế giới theo chiều

không gian

Tập quán là những tập tục sinh ra từ những phương thức ứng

xử giữa con người với con người, được ấn định và tạo dấu ấn,

được coi như một điểm nhấn và lâu dần cũng trở thành một nề

nếp, một lối sống của cá nhân trong cộng đồng dân cư Khác

với phong tục thì tập quán lại có sự bất biến và bền vững hơn

nhiều, rất khó để thay đổi

Chuẩn mực phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu

cầu, đỏi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao

tiếp, ứng xử trong các cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạt

công cộng lâu đời của con người, được hình thành qua quá

trình lịch sử lặp đi, lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong

lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng

xã hội

Hoạt động thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm

hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi

vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của

các chủ thể pháp luật

Trang 6

là hoạt động giữ gìn, phòng

Hoạt động bảo vệ môi trường

ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố

môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi

môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

nhằm giữ môi trường trong lành Căn cứ pháp lý tại Điều 3

Luật Bảo vệ môi trường 2014

1.2: Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài:

1.2.1 Tập quán điều chỉnh một số quan hệ nhân thân:

- Đối với quyền có họ, tên:

Trong số những quyền nhân thân được BLDS năm 2015 ghi

nhận, bảo vệ thì quyền xác định dân tộc là quyền có sự tham

gia điều chỉnh của tập quán pháp Theo khoản 2 Điều 26

BLDS 2015: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ

hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có

thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán Trường

hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định

theo họ của mẹ đẻ.” Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết

tranh chấp liên quan đến việc xác định họ cho cá nhân khi có

yêu cầu, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền dân sự của cá

nhân cụ thể trong trường hợp này – quyền họ, tên

- Quyền xác định, xác định lại dân tộc:

Khoản 1 Điều 28 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra

được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ Trường

hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của

con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo

thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận

thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp

4

Trang 7

tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập

quán của dân tộc ít người hơn”

Quy định này không chỉ rõ thứ tự ưu tiên xác định dân tộc theo

tập quan trước hay theo thỏa thuận trước dẫn đến có những

trường hợp tranh chấp xảy ra rất khó giải quyết

1.2.2 Áp dụng tập quán trong một số vấn đề liên quan đến giao

dịch dân sự:

Giải thích giao dịch dân sự (bao gồm cả hợp đồng dân sự) theo

Điều 121:

“Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được

hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại

khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được

thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập”

Như vậy, tập quán nơi giao dịch được xác lập nếu được lựa

chọn để giải thích giao dịch dân sự thì đó chính là tập quán

pháp

Tập quán còn được sử dụng để xác định nghĩa vụ bảo đảm giá

trị sử dụng tài sản thuê trong giao dịch thuê tài sản “Bên cho

thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa

thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho

thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê,

trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa”

1.2.3 Tập quán trong việc xác định quyền sở hữu, quyền định

Trang 8

đoạt tài sản:

Tập quán pháp còn được sử dụng để xác định quyền sở hữu

chung, hình thành quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung

của cộng đồng Việc xác lập quyền sở hữu chung có thể được

thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định

của pháp luật và cũng có thể được hình thành theo tập quán

(Điều 208 BLDS năm 2015)

Việc quy định về áp dụng tập quán trong việc xác định nghĩa

vụ của người hưởng dụng tài sản là quy định mới phù hợp và

tương thích với việc ghi nhận thêm một quyền khác đối với tài

sản đó là quyền hưởng dụng tài sản

1.2.4 Áp dụng tập quán trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng và thừa kế:

Quy định về áp dụng tập quán trong trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng và trong việc thanh toán và phân chia

di sản thừa kế vấn được BLDS 2015 Theo đó, khoản 4 Điều

603 quy định về bồi thường do súc vật gây ra có quy định:

“Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại

thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng

không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” Liên quan đến vấn

đề thừa kế, Điều 658 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa

vụ và các khoản chi phí, tại khoản 1 quy định chi phí đầu tiên

được ưu tiên thanh toán chính là chi phí hơp lý theo tập quán

cho việc mai táng

1.1.5 Áp dụng tập quán quốc tế:

Tương tự với phần tập quán trong nước, phần áp dụng tập quán

quốc tế trong BLDS 2015 đã được tách biệt khỏi phần áp dụng

pháp luật nước ngoài trở thành một quy định độc lập và nội

6

Trang 9

dung của quy định này được điều chỉnh cho phù hợp với luật

quốc tế Điều 666 BLDS 2015 quy định các bên được lựa chọn

tập quán quốc tế để áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế

hoặc luật Việt Nam có quy định cho lựa chọn tập quán quốc tế

Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán đó trái với nguyên tắc

cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp

dụng

Thay đổi này của BLDS 2015 đã thể hiện sự tôn trọng của

pháp luật đối với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự Kể cả

trong trường hợp có luật để áp dụng nhưng các bên lựa chọn

tập quán quốc tế để áp dụng thì lựa chọn của các bên vẫn được

tôn trọng và tập quán quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Mối quan hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán

thường được xem là một phần quan trọng trong việc duy trì trật

tự xã hội và công bằng Pháp luật là hệ thống quy định và quy

tắc được xác định bởi nhà lập pháp và được thực thi bởi hệ

thống tư pháp Đây là cơ sở pháp lý mà mọi người phải tuân

thủ và thực hiện

Trong khi đó, chuẩn mực phong tục tập quán là các quy tắc,

hành vi và giá trị mà một cộng đồng xác định và tuân thủ trong

cuộc sống hàng ngày Những chuẩn mực này có thể được

truyền bá qua thế hệ và thường phản ánh những giá trị cốt lõi

của xã hội

Mối quan hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán

thường đồng nhất nhau trong một số trường hợp, các phong tục

tập quán phù hợp với chuẩn mực của xã hội sẽ là một trong

những nguồn cần thiết hình thành nên pháp luật, cùng với đó

Trang 10

pháp luật thể hiện và bảo vệ những giá trị và chuẩn mực của xã

hội được thể hiện ở trong phong tục tập quán

Tuy nhiên, đôi khi có thể xảy ra xung đột giữa hai khái niệm

này, khi những phong tục tập quán trở nên lạc hậu, lỗi thời, đã

trở thành hủ tục, thậm chí mang màu sắc mê tín dị đoan thì

chúng ta không thể đưa các phong tục tập quán đấy làm cơ sở

để hình thành nên pháp luật (đồi phong bại tục), bên cạnh việc

tích cực vận động, tuyên truyền để nhân dân nhận thức được

và tự giác loại bỏ; trong những trường hợp cần thiết, nhà nước,

chính quyền các cấp phải dùng tới sức mạnh cưỡng chế của

pháp luật nhằm loại trừ chúng ra khỏi đời sống của cộng đồng;

góp phần xây dựng lối sống văn minh, phù hợp với tiến bộ xã

hội Nhìn về khía cạnh khác có những phong tục tập quán

xứng đáng trở thành những quy tắc xử xự chung cho con người

thì lại không được nhà làm luật chú ý đến, đôi khi pháp luật

còn được xây dựng một cách duy ý chí, không đi sâu vào đời

sống thực tiễn Trong những trường hợp xung đột, có thể cần

sự điều chỉnh và cập nhật pháp luật để phản ánh đúng những

chuẩn mực phong tục tập quán của xã hội Đồng thời, cần có

sự nhất quán và sự hòa hợp giữa pháp luật và chuẩn mực

phong tục tập quán để duy trì trật tự xã hội và công bằng

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật:

3.1 Mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán:

Chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật có mối quan hệ hữu

cơ với nhau Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen, nếp sống

của các cộng đồng xã hội nên chuẩn mực phong tục, tập quán

được coi là các quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các quan hệ xã

hội ngay từ khi trong xã hội còn chưa xuất hiện nhà nước và pháp

luật Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ

8

Trang 11

rất bền chặt trong nhân dân và có sức mạnh hơn cả những đạo

luật Nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết chó đạo lý làm

người, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội Khi nhà nước xuất hiện,

nhà nước đã tìm cách vận dụng các phong tục, tập quán để phục

vụ cho lợi ích của mình, thay đổi nội dung của chúng cho phù

hợp, thừa nhận và nâng cấp chúng thành các quy phạm pháp luật

hoặc coi chúng là tập quán pháp Như vậy, chuẩn mực phong tục,

tập quán là một nguồn quan trọng để hình thành pháp luật

Ví dụ:

“Điều 26 Quyền có họ, tên

2 Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ

đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ

của con được xác định theo tập quán Trường hợp chưa xác định

được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ

…”

(khoản 2, điều 26 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015)

Chuẩn mực phong tục, tập quán là sự thể hiện ý chí chung của

cộng đồng xã hội, được các thành viên của nó thừa nhận, tuân thủ

và thực hiện một cách tự nguyện Nó là một trong những nhân tố

tạo nên sự đồng thuận xã hội Với ý nghĩa đó, chuẩn mực phong

tục, tập quán góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào

đời sống cộng đồng xã hội một cách thuận lợi

Pháp luật cũng có tác động quan trọng đối với chuẩn mực phong

tục, tập quán Pháp luật có thể góp phần củng cố, khẳng định, phát

huy các phong tục, tập quán; hoặc ngược lại, có thể can thiệp,

cưỡng bức để loại bỏ chúng ra khỏi đời sống cộng đồng Trong

mối liên hệ này, cần lưu ý hai khía cạnh sau:

Một là, đối với những phong tục, tập quán có giá trị truyền thống,

mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành thuần phong mỹ tục, có

Trang 12

tác dụng tích cực đối với cộng đồng xã hội thì pháp luật cần thừa

nhận, củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò của chúng trong đời

sống xã hội; vận dụng chúng vào trong nếp sống, suy nghĩ, hành

vi pháp luật của mỗi người

Hai là, đối với những phong tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời, đã

trở thành hủ tục, thậm chí mang màu sắc mê tín dị đoan (đồi

phong bại tục), thì bên cạnh việc tích cực vận động, tuyên truyền

để nhân dân nhận thức được và tự giác loại bỏ; trong những

trường hợp cần thiết, nhà nước, chính quyền các cấp phải dùng tới

sức mạnh cưỡng chế của pháp luật nhằm loại- chúng ra khỏi đời

sống của cộng đồng; góp phần xây dựng lối sống văn minh, phù

hợp với tiến bộ xã hội

Ví dụ về phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp hàng năm:

Đây là một trong những phong tục có từ lâu đời của cha ông ta

Theo quan niệm dân gian, thả cá chép còn sống trong chậu nước

với mong muốn là cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng

Thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo tượng trưng cho tín

ngưỡng phồn thực, mong cầu sự sinh sôi, phát triển của người

Việt từ xưa đến nay

Sau lễ cúng ông Công ông Táo, cá chép sẽ được "phóng sinh"

bằng cách thả ra ao hồ, sông suối quanh khu vực gia đình sinh

sống

(Nguồn: Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày ông Công ông Táo

(2024, February 2) VTV.vn Retrieved April 4, 2024, from

https://vtv.vn/doi-song/y-nghia-tuc-le-tha-ca-chep-ngay-ong-cong-ong-tao-20240202060652414.htm )

Tuy nhiên phong tục này cũng có mối liên hệ hữu cơ với hoạt

động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường Cụ thể:

* Tích cực:

- Để giảm thiểu hành vi xả rác thải ra môi trường nước, nhà nước

10

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w