1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm của viet thanh nguyen về chiến tranh việt nam từ góc nhìn căn tính

241 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Phẩm Của Viet Thanh Nguyen Về Chiến Tranh Việt Nam Dưới Góc Nhìn Căn Tính
Tác giả Nguyễn Hồng Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thành Thi, TS. Phan Thu Vân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Học Nước Ngoài
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 5,13 MB

Nội dung

Ký ức và căn tính cộng đồng trong tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về chiến tranh Việt Nam .... Không gian lãnh thổ và căn tính cộng đồng trong tác phẩm của Viet Thanh Nguye

Trang 1

NGUYỄN HỒNG ANH

TÁC PHẨM CỦA VIET THANH NGUYEN

VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CĂN TÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ NƯỚC NGOÀI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 2

NGUYỄN HỒNG ANH

TÁC PHẨM CỦA VIET THANH NGUYEN

VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CĂN TÍNH

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 9220121

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN THÀNH THI

2 TS PHAN THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thành Thi và TS Phan Thu Vân

Các thống kê, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

TP.HCM, ngày 5 tháng 8 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Hồng Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Mục lục ii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận án 6

6 Cấu trúc luận án 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tình hình nghiên cứu về căn tính trên thế giới và hướng tiếp cận căn tính trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về căn tính trên thế giới 9

1.1.2 Hướng tiếp cận căn tính trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 22

1.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Viet Thanh Nguyen 28

1.2.1 Những hướng nghiên cứu đối với tác phẩm của Viet Thanh Nguyen 28

1.2.2 Hướng nghiên cứu căn tính đối với tác phẩm về chiến tranh của Viet Thanh Nguyen 33

CHƯƠNG 2 CĂN TÍNH – TỪ VĂN HỌC ĐẾN VĂN HỌC DI DÂN MỸ VIỆT VIẾT BẰNG TIẾNG ANH VÀ TRƯỜNG HỢP VIET THANH NGUYEN 40

2.1 Giới thuyết về căn tính và căn tính trong văn học 40

2.1.1 Giới thuyết về căn tính 41

2.1.2 Giới thuyết về căn tính trong văn học 46

2.2 Giới thuyết về văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh nhìn từ phương diện căn tính và trường hợp Viet Thanh Nguyen 61

2.2.1 Phác họa sự vận động của văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh theo đặc trưng căn tính 61

Trang 5

2.2.2 Viet Thanh Nguyen với văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh 74

CHƯƠNG 3 CĂN TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG TÁC PHẨM CỦA VIET THANH NGUYEN VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM 87

3.1 Ký ức và căn tính cộng đồng trong tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về chiến tranh Việt Nam 87

3.1.1 Hoài niệm: sự đa dạng của căn tính cộng đồng 87

3.1.2 Mất ký ức: căn tính và quyền đại diện 97

3.1.3 Hậu ký ức: từ tái dựng đến giải hủy căn tính cộng đồng 108

3.2 Không gian lãnh thổ và căn tính cộng đồng trong tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về chiến tranh Việt Nam 112

3.2.1 Dị cảnh (Heterotopia) – không gian lãnh thổ của cộng đồng di dân 112

3.2.2 Dị cảnh của “thiểu số kiểu mẫu” và “chủ thể xấu” 115

3.2.3 Dị cảnh của người tị nạn 120

CHƯƠNG 4 CĂN TÍNH CÁ NHÂN TRONG TÁC PHẨM CỦA VIET THANH NGUYEN VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM 131

4.1 Thân thể và căn tính cá nhân trong tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về chiến tranh Việt Nam 132

4.1.1 Thân thể và tính lai: căn tính lưỡng phân 132

4.1.2 Thân thể và tính dục: căn tính phản kháng 142

4.2 Ký ức và căn tính cá nhân trong tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về chiến tranh Việt Nam 152

4.2.1 Ký ức công bằng: căn tính phi nhân 152

4.2.2 Sự lãng quên công bằng: căn tính “người đồng cảm” 162

KẾT LUẬN 172

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 176

TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

PHỤ LỤC 188

Phụ lục 1 Danh sách tác giả & tác phẩm văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh (tính đến 2023) 188

Trang 6

Phụ lục 2 Danh sách tác phẩm di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh đã dịch

& xuất bản ở Việt Nam 201

Phụ lục 3 Các bài phỏng vấn 202

Phỏng vấn 1: Nhà văn Thanhhà Lại 202

Phỏng vấn 2: Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Bá Chung 207

Phỏng vấn 3: Nhà văn Bảo Ninh 215

Phụ lục 4 Tóm tắt tác phẩm The Sympathizer và The Committed 221

Phụ lục 5 Một số hình ảnh về tác giả và tác phẩm Viet Thanh Nguyen 227

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Căn tính (identity) là một đề tài ngày càng được chú trọng trong các ngành

khoa học nhân văn Triết học, nhân học, văn học, tâm lý học và các học thuyết xã hội

từ xa xưa đã xem căn tính là đối tượng nghiên cứu ở những mức độ đậm nhạt nhất định, vì hiểu về căn tính là hiểu bản chất cốt lõi của con người, đồng thời hiểu sự biến chuyển của con người qua thời gian Đó là quá trình cần sự bóc tách từ nhiều phương diện: từ cơ thể vật lý, đến nhận thức - tâm lý, đến định kiến xã hội Từ đó, chủ thể được đặt trong bức tranh rộng lớn hơn, phản chiếu mình trong các nhóm nhỏ (như gia đình) và lớn (như dân tộc, quốc gia) Trong thời hiện đại, khi con người sống trong biển thông tin và các liên hệ sắc tộc, văn hoá, quốc gia ngày càng giao thoa phức tạp thì nghiên cứu căn tính càng trở nên cấp thiết Những khái niệm căn tính cộng đồng, căn tính cá nhân, căn tính dân tộc, v.v hoặc được đào sâu hơn, hoặc được tạo nghĩa theo bối cảnh mới, đặt vấn đề làm sao một cá nhân hay một cộng đồng vừa giữ được nét riêng của mình, vừa mở ra với thế giới

1.2 Trong lĩnh vực văn học, đề tài căn tính đặc biệt quan trọng với dòng văn

học di dân Việt Nam – là một bộ phận văn học vừa thuộc về Việt Nam vừa thuộc về thế giới, tuỳ theo tiêu chí phân loại: nguồn cội và quốc tịch của nhà văn, hệ đề tài, ngôn ngữ sáng tác Ngay ở tên gọi di dân (diaspora) đã cho thấy thế lưỡng phân không chỉ về không - thời gian bên ngoài, mà còn ở tâm thức, tư tưởng bên trong: chủ thể phải định nghĩa và định vị mình giữa hai nền văn hoá, hai đất nước, hai (hay nhiều) câu chuyện lịch sử Cùng với hình tượng nhân vật băn khoăn, trở trăn tìm kiếm căn tính của mình, những nhà văn như Linda Lê, Thuận, Nam Lê, Ocean Vuong, Thanhhà Lại, Andrew X Pham, Le Thi Diem Thuy, Viet Thanh Nguyen, v.v đã và đang đạt được thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, trở thành nhà văn quốc tế mà tiếng nói đủ sức nặng đại diện cho cộng đồng di dân

Trang 8

Những năm gần đây ở Việt Nam, việc tiếp cận với văn học di dân ngày càng

dễ dàng hơn, trong cái nhìn cởi mở và hoà hợp Một số tác phẩm của các tác giả di dân đã được dịch và giới thiệu trong nước Xu hướng mở này không chỉ làm giàu hơn văn chương Việt Nam khi đưa bộ phận văn học di dân nhập vào văn chương quốc nội, mà còn khiến các nhà văn và độc giả trong nước tiếp cận với những góc nhìn và sáng tạo nghệ thuật mới xoay quanh những đề tài quen thuộc như chiến tranh và hậu chiến Tuy nhiên, do hầu hết tác phẩm của họ, nhất là nhà văn Mỹ gốc Việt, mới được dịch gần mười năm trở lại đây (xem Phụ lục 2), nên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế

1.3 Trong số những nhà văn di dân Mỹ gốc Việt đương thời, Viet Thanh

Nguyen vụt sáng như một hiện tượng, từ sau giải thưởng Pulitzer 2016 cho tiểu thuyết

The Sympathizer Vừa tiếp nối theo truyền thống sáng tác của những người đi trước

khi tiếp tục khai thác vấn đề sắc tộc, người tị nạn, chiến tranh và hậu chiến, Viet Thanh Nguyen vẫn tạo được phong cách riêng Phong cách sáng tác xuất phát từ việc ông tự định vị đề tài và góc nhìn của mình, như trong một bài phỏng vấn, ông nói:

“Tôi là một nhà văn Mỹ gốc Việt viết về chiến tranh Việt Nam tại một nước Mỹ đến giờ vẫn còn đang mang cảm giác tội lỗi về cuộc chiến đó Một yếu tố khác nữa là người Mỹ vẫn coi tôi là người Việt Nam chứ không phải là người Mỹ gốc Việt – với người Mỹ, tôi có thể viết với tư cách đại diện cho người Việt Nam, mặc dù tôi chưa

từng nói rằng mình viết đại diện cho người Việt Nam” (Cam Ly, 2017, tr.53) Thứ

nhất, với Nguyen, mọi vấn đề của di dân Mỹ gốc Việt đều nằm trong hệ đề tài chiến tranh Việt Nam, ở đó, ông nhận ra số phận lớp người di dân dù sung sướng hay bi kịch trong đời riêng và trong gia đình, dù hoà nhập hay xung đột với cộng đồng di dân của mình và với nước sở tại, đều xuất phát từ chiến tranh Thứ hai, đề tài chiến tranh trong tác phẩm của Nguyen trở nên sâu sắc hơn khi nhà văn không cố xây dựng đại cảnh với anh hùng và nạn nhân, người thắng và kẻ bại, mà thu tất cả vào hình tượng của một – hay một vài – nhân vật khác lạ, không điển hình so với truyền thống văn học chiến tranh

Trang 9

Vì tính không điển hình đó, nên việc tiếp nhận Viet Thanh Nguyen ở trong nước chưa được mở rộng Nhưng với nỗ lực giới thiệu nhà văn gốc Việt danh tiếng

cho độc giả trong nước kịp thời với thế giới, tạp chí Người đô thị số giai phẩm Tết

2017 đã thực hiện bài phỏng vấn đầu tiên với ông; cùng năm đó những đơn vị phát

hành sách uy tín như Phương Nam và Hội Nhà văn đã đưa tập truyện ngắn The

Refugees (tựa tiếng Việt: Người tị nạn) đến với độc giả Việt Nối tiếp ngay sau đó là

rất nhiều bài phỏng vấn và tin tức cập nhật mọi hoạt động nổi bật của nhà văn trên

báo chí trong nước, và tập truyện chủ đề về di dân, Kẻ ly hương, do ông làm chủ biên cũng được xuất bản Năm 2021, truyện ngắn Năm tháng chiến tranh (War Years) được báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam dịch toàn văn với lời giới thiệu trang

trọng về tác giả trên số 30 (24/7/2021): “Nguyen Thanh Viet được mệnh danh là

“lương tâm của nền văn học Mỹ” Ngòi bút của ông được ví như một thứ “nọc độc” vẫn không ngừng chảy và thanh tẩy những hoen ố trong tâm hồn và giấc mơ của người Mỹ” (Văn nghệ, 2021, tr.8) Đó là những tín hiệu vui cho đời sống sinh hoạt văn học Việt Nam, dù chắc chắn vẫn còn hạn chế và chưa bắt kịp với tiếp nhận trên thế giới Chính vì vậy, nghiên cứu về Viet Thanh Nguyen ở Việt Nam cũng mới dừng lại chủ yếu ở những bài điểm sách và một số bài báo trên tạp chí chuyên ngành

Vì những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Tác phẩm của Viet Thanh Nguyen về

chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn căn tính với hi vọng nêu bật được phong cách

sáng tác của nhà văn trong dòng chảy văn học di dân Việt Nam tại Mỹ và cách tiếp cận mới về đề tài chiến tranh trong văn học

2 Mục đích nghiên cứu

Chọn nghiên cứu các tác phẩm của Viet Thanh Nguyen, luận án mong muốn giới thiệu kĩ lưỡng một nhà văn quốc tế thuộc dòng văn học di dân Mỹ gốc Việt đến với giới nghiên cứu và độc giả trong nước, cụ thể ở đề tài về chiến tranh và căn tính

Từ góc nhìn căn tính, chiến tranh được nhìn một cách vừa cụ thể (qua một cá nhân) vừa khái quát (qua một cộng đồng) nên vừa tiếp nối với truyền thống sáng tác trong và ngoài nước về đề tài này, vừa cho thấy được đặc điểm riêng của tác giả Từ đó,

Trang 10

luận án đi đến khẳng định những đóng góp cả về tư tưởng và nghệ thuật của Viet Thanh Nguyen cho văn học Việt Nam và văn học Mỹ

Trên tinh thần hoà hợp, hoà giải dân tộc, cùng xu hướng hội nhập của Việt Nam với quốc tế, luận án cũng mong muốn qua việc hiểu về tư tưởng và tác phẩm của Viet Thanh Nguyen, có thể góp thêm vào tiếng nói hoà giải đó Những nhà văn

di dân đương đại như Viet Thanh Nguyen là cầu nối quan trọng không chỉ giữa cộng đồng hải ngoại và trong nước mà còn giữa di dân Việt trên thế giới với những cộng đồng quốc tế khác, khiến nước ngoài hiểu hơn về chiến tranh Việt Nam và thân phận

di dân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là căn tính thể hiện trong các tác phẩm về chiến tranh của Viet Thanh Nguyen Cụ thể là:

- Căn tính cộng đồng với cộng đồng di dân người Việt tại Mỹ hình thành ngay sau cuộc chiến

- Căn tính cá nhân với nhân vật cá thể trên hành trình nhận thức căn tính của mình trải dài qua bối cảnh chiến tranh và hậu thực dân

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát chính của luận án là các tác phẩm hư cấu của Viet Thanh

Nguyen, gồm: tập truyện ngắn The Refugees, hai tiểu thuyết The Sympathizer và The

Committed Riêng The Refugees đã được dịch nên chúng tôi sử dụng bản tiếng Việt Người tị nạn, song song với bản tiếng Anh khi cần đối chiếu nguyên bản

Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng hai tác phẩm phi hư cấu của Viet Thanh

Nguyen là Race and Resistance: Literature and Politics in Asian America (Chủng tộc

và kháng cự: Văn chương và chính trị Mỹ Á) và Nothing Ever Dies: Vietnam and the

Trang 11

Memory of War1 (Không gì chết đi bao giờ: Việt Nam và ký ức chiến tranh) để khảo

sát tư tưởng của nhà văn, vì một số quan điểm thể hiện trong tác phẩm hư cấu là sự trình hiện tư tưởng nhà văn đã đề cập từ hai cuốn chuyên khảo này

Ngoài ra, luận án khảo sát thêm một số tác phẩm của các nhà văn di dân viết bằng tiếng Anh và những tác phẩm viết về chiến tranh của Mỹ và Việt Nam, để so sánh với tác phẩm Viet Thanh Nguyen

Với các tác phẩm chưa được dịch ra tiếng Việt, chúng tôi tự dịch trích dẫn từ nguyên bản tiếng Anh và để nguyên tên tác phẩm gốc

4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Hướng tiếp cận

Hướng tiếp cận tự sự học: Luận án tiếp cận các tác phẩm của Viet Thanh

Nguyen chủ yếu từ lý thuyết tự sự học, để phân tích không - thời gian, hình tượng nhân vật, đặc biệt là ngôi trần thuật, giúp thể hiện rõ căn tính nhân vật

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Thứ nhất, luận án đặt tác phẩm của Viet

Thanh Nguyen trong hệ thống dòng văn học di dân Mỹ gốc Việt viết bằng tiếng Anh

để thấy rõ vai trò của nhà văn trong sự vận động của dòng văn học Thứ hai, trong quá trình phân tích, luận án đặt các tác phẩm của nhà văn thành một hệ thống mà căn tính là xương sống tổ chức cấu trúc từng tác phẩm và nối kết các tác phẩm với nhau

Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng linh hoạt và thâm nhập lẫn nhau một

số khái niệm về triết học, tâm lý học, xã hội học, văn học để lý giải các thuật ngữ căn tính

Phương pháp lịch sử: Trong khi phác thảo diện mạo của văn học di dân và tìm

hiểu vai trò của Viet Thanh Nguyen, chúng tôi sử dụng góc nhìn lịch sử và tiểu sử học để lý giải rõ hơn về tác động của bối cảnh đến dòng văn học và tư tưởng tác giả

1 Từ đây xin viết tắt là Race and Resistance và Nothing Ever Dies

Trang 12

Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, luận án hướng đến làm rõ hơn

phong cách và nội dung sáng tác của Viet Thanh Nguyen tương đồng và khác biệt với những nhà văn di dân khác và với những nhà văn viết về đề tài chiến tranh của

Mỹ và Việt Nam, từ đó thấy rõ hơn đóng góp của nhà văn

Phương pháp thu thập tư liệu bằng phỏng vấn: Qua gặp gỡ, trao đổi với một số

nhà văn, chúng tôi thực hiện các bài phỏng vấn dựa trên đề tài nghiên cứu là chiến tranh và di dân, nhằm hiểu thêm về nhận thức của người trong cuộc – là nhà văn di dân Mỹ gốc Việt, nhà văn là cựu chiến binh viết về chiến tranh, nhà văn có mối liên hệ với văn học chiến tranh trong và ngoài nước (xem Phụ lục 3) Những ý kiến của

họ giúp củng cố và gợi mở một số ý phân tích trong luận án

Các phương pháp và hướng tiếp cận trên không tách rời mà được sử dụng đan xen nhau trong quá trình chúng tôi nghiên cứu đối tượng Ví dụ, khi dùng hướng tiếp cận tự sự học để phân tích ngôi kể, chúng tôi vận dụng phương pháp liên ngành văn học - tâm lí để làm sáng rõ căn tính nhân vật; hay khi dùng phương pháp so sánh trên một chi tiết trong tác phẩm Viet Thanh Nguyen với tác phẩm của nhà văn khác, chúng tôi cũng kết hợp thêm phương pháp cấu trúc - hệ thống để lí giải điểm giống và khác đó là đại diện hay cá biệt đối với toàn bộ nền văn học di dân, văn học chủ lưu

5 Đóng góp của luận án

Luận án xác định các cột mốc quan trọng như sự xuất hiện của thuật ngữ căn tính, những công trình đầu tiên hay mang tính bước ngoặc, những tên tuổi về nghiên cứu căn tính trong đa lĩnh vực Đây có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này

Căn tính là một vấn đề lý thuyết chưa được nói đến một cách hoàn chỉnh, vì mỗi ngành khoa học nhân văn có xu hướng chỉ giải quyết thuật ngữ trong phạm vi hẹp gắn với vấn đề đang nghiên cứu trực tiếp Luận án cũng góp thêm một góc nhìn như thế, từ lĩnh vực văn học

Tiếp nối với những công trình đi trước nghiên cứu về văn học di dân, luận án phác thảo sơ lược diện mạo của dòng văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh từ

Trang 13

đặc trưng căn tính – vừa đóng góp vào văn học sử, vừa nhận diện được đặc trưng của dòng văn học

Luận án là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam phân tích và đánh giá vai trò của Viet Thanh Nguyen đối với văn học di dân Việt Nam tại Mỹ, đặc biệt

ở đề tài chiến tranh Từ đó, luận án có thể là tài liệu bổ sung cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu tính đa dạng tư tưởng của nhà văn di dân Việt Nam qua một trường hợp tiêu biểu, trong sự so sánh với các nhà văn di dân thế hệ trước, cùng thời và sau đó

6 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Dựa trên đối tượng nghiên cứu

chính của chúng tôi là căn tính trong tác phẩm về chiến tranh của Viet Thanh Nguyen, chương này trình bày lịch sử nghiên cứu căn tính (trên thế giới và ở Việt Nam) và các hướng nghiên cứu tác phẩm về chiến tranh của Viet Thanh Nguyen (chú trọng vào hướng nghiên cứu căn tính)

Chương 2: Căn tính – từ văn học đến văn học di dân Mỹ Việt viết bằng tiếng Anh và trường hợp Viet Thanh Nguyen Từ lịch sử nghiên cứu căn tính triển khai ở

chương 1, chúng tôi rút ra kết quả nghiên cứu đạt được về căn tính ở nửa đầu chương

2, gồm định nghĩa về căn tính và biểu hiện của căn tính trong lĩnh vực đặc thù là văn học Kết quả phân tích lý thuyết xác định được hai nhánh của nghiên cứu căn tính là căn tính cá nhân và căn tính cộng đồng, quyết định cách tổ chức chương 3 (phân tích

căn tính cộng đồng) và chương 4 (phân tích căn tính cá nhân) của luận án

Vì xác định Viet Thanh Nguyen là nhà văn di dân Mỹ Việt đương đại, nên việc phác thảo diện mạo của dòng văn học này từ khi hình thành đến ngày nay là cần thiết, làm cơ sở để xem xét vị trí và đóng góp của nhà văn Tuy nhiên, để giới hạn phạm vi văn học sử theo đúng trọng tâm nghiên cứu, chúng tôi chỉ phác thảo dòng văn học dưới góc nhìn căn tính, từ đó xác định đóng góp của nhà văn cũng từ góc nhìn này

Trang 14

Chương 3: Căn tính cộng đồng trong tác phẩm về chiến tranh Việt Nam của Viet Thanh Nguyen Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết ở chương 1 và 2, chương

này khai thác căn tính cộng đồng ở hai phương diện: ký ức và không gian lãnh thổ Tập trung vào đối tượng chính trong tác phẩm của nhà văn, chúng tôi phân tích hình tượng cộng đồng di dân, và đặc thù hơn là cộng đồng tị nạn

Chương 4: Căn tính cá nhân trong tác phẩm về chiến tranh Việt Nam của Viet Thanh Nguyen Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết ở chương 1 và 2, chương này

tập trung phân tích căn tính của nhân vật, ở hai phương diện: thân thể và ký ức Để làm nổi bật căn tính cá nhân trong đối lập với căn tính cộng đồng, chúng tôi chỉ chọn phân tích một nhân vật “tôi”, là nhân vật trung tâm và xuyên suốt qua hai tiểu thuyết

tiếp nối nhau về nội dung là The Sympathizer và The Committed

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu về căn tính trên thế giới và hướng tiếp cận căn tính trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về căn tính trên thế giới

Ở phần này, chúng tôi không đi sâu vào những tranh luận về căn tính, cũng không thể trình bày hoàn chỉnh tiến trình phát triển của nghiên cứu căn tính trên thế giới, mà chỉ khảo sát dựa trên những tiêu chí sau:

o Ghi nhận, phân tích những công trình nghiên cứu về căn tính có tính khai mở hoặc có sức ảnh hưởng lớn đến cách hiểu về khái niệm

o Khảo sát theo tiến trình phát triển khái niệm căn tính, đi từ căn tính cá nhân đến căn tính cộng đồng, từ lúc bắt đầu xuất hiện khái niệm đến thời hiện đại khi khái niệm gắn với bối cảnh thời đại

o Khảo sát theo các thuộc tính hình thành căn tính, với mục đích lập ra bộ khung lý thuyết sơ nét về vấn đề căn tính mà chúng tôi sẽ ứng dụng ở phân tích trường hợp cụ thể

1.1.1.1 Về căn tính cá nhân

(a) Căn tính cá nhân và ý thức/ ký ức

Căn tính trước tiên là một vấn đề triết học mà ý niệm về nó đã có từ buổi bình minh của triết học phương Tây, song lập thành thuật ngữ và khái niệm thì phải chờ

đến John Locke (1632-1704) Locke viết riêng chương 27: “Of Identity and

Diversity” (Về căn tính và sự đa dạng), trong quyển 2, tác phẩm An Essay Concerning

Human Understanding (Một tiểu luận về sự hiểu biết con người) (in lần đầu năm

1694), để bàn về đề tài này Locke cho rằng ý thức (consciousness) là yếu tố hình thành nên tư duy con người, cũng tức là làm nên căn tính cá nhân Ở đây, Locke xem những khái niệm bản thể (self), hữu thể tư duy/ hữu thể lý trí (thinking/rational being) và căn tính cá nhân (personal identity) là một: “Vì ý thức luôn đi kèm với tư duy, và

Trang 16

đó chính là điều khiến cho mỗi người trở thành cái mà ta gọi là bản thể2; và qua đó phân biệt chính anh ta với tất cả các thực thể tư duy khác, nên chỉ có trong điều này

mới có căn tính cá nhân, tức là tính giống nhau của một Hữu thể lý trí”3 (Locke,

1975, tr.335) Ông đưa ví dụ “hoàng tử và thợ sửa giày” (prince and cobbler) cho thấy vai trò của ý thức tác động lên con người: Giả sử linh hồn của hoàng tử, mang theo toàn bộ tư duy của chàng, nhập vào cơ thể của người thợ sửa giày, thì thực thể mới đó là hoàng tử hay thợ sửa giày? Với tất cả đặc điểm tính cách, tình cảm, suy nghĩ, hành động như là hoàng tử, dù ở trong cơ thể người thợ đi nữa, cũng thật khó nói đó

là thợ sửa giày (Locke, 1975, tr.340) Thế nên, với Locke, ý thức là trọng tâm để xác định căn tính cá nhân, dù cho cá nhân đó có thay đổi về phương diện gì, nhưng

cùng một ý thức, tức là cùng một cá thể

Nhưng “ý thức” là gì thì Locke không nói rõ, từ đây nổ ra các cuộc tranh luận trong giới triết học về sau khi diễn giải tư tưởng của ông Ở đây, chúng tôi kế thừa

cách hiểu của Paul Ricoeur trong cuốn Memory, History, Forgetting (Ký ức, lịch sử,

sự lãng quên) rằng, theo quan niệm của Locke “ý thức và ký ức là một và là cùng một thứ”4 (Ricoeur, 2004, tr.105) Ricoeur giải thích: vì Locke khẳng định căn tính là ý thức về tính giống nhau (sameness) của cùng một người trong những khoảng khắc và địa điểm khác nhau, nên ký ức và ý thức là một vì ký ức lưu giữ những khoảng khắc và địa điểm khác nhau của một chủ thể qua thời gian (Ricoeur, 2004, tr.105) Phương trình mang tính bắc cầu được lập ra:

▪ căn tính = tính giống nhau của bản thể (identity equals sameness with self) (Ricoeur, 2004, tr.104)

▪ tính giống nhau (của bản thể qua không - thời gian) = ký ức (sameness equals memory) (Ricoeur, 2004, tr.105)

2 In nghiêng trong nguyên tác

3 “For since consciousness always accompanies thinking, and 'tis that, that makes every one to be,

what he calls self; and thereby distinguishes himself from all other thinking things, in this alone consists personal identity, i.e the sameness of a rational Being.”

4 “consciousness and memory are one and the same thing.”

Trang 17

Ký hiệu “=” ở đây không mang nghĩa “đồng nhất”, mà mang nghĩa “tương đương” Khẳng định này là có căn cứ khi dựa vào nhận định sau đây của Locke:

“Chừng nào ý thức này, mà cho đến nay tạo thành căn tính của cá thể đó, có thể được

mở rộng bằng cách lùi lại bất kỳ hành động hoặc suy nghĩ nào trong quá khứ, thì cái

bản thể bây giờ chính là một với cái trước đó”5 (Locke, 1975, tr.335) Tức là, điều làm cho một cá nhân tại một thời điểm nhất định (gọi là người A) được coi là cùng một người với người ở thời điểm trước đó (gọi là người A’), là anh ta (người A) nhớ lại những trải nghiệm của người ở thời điểm trước (người A’) Như vậy, từ Locke mà

ký ức được xác lập là một thuộc tính quan trọng để xác định căn tính

(b) Căn tính cá nhân và tính liên tục về tâm lý

Lý thuyết về ký ức của Locke đã vấp phải nhiều phản biện, tiêu biểu là từ

Thomas Reid (1710-1796), nhà triết học người Scotland, trong tác phẩm Essays on

the Intellectual Powers of Man (Những tiểu luận về quyền lực trí tuệ của con người)

(1785) Ông cho rằng tiêu chí ký ức là không đủ để xác định căn tính cá nhân, vì nếu

ý thức của cá nhân đó bị gián đoạn (do trí nhớ suy tàn hoặc mất trí nhớ) thì không vì thế mà người đó lại trở thành một người hoàn toàn khác (Reid, 1851, tr.248-249)

Để khắc phục lỗ hỏng lập luận này, giới triết học - tâm lý bổ sung cho thuộc tính ý thức/ ký ức của Locke bằng “tính liên tục về tâm lý” (psychological continuity)

Sydney Shoemaker (1931-2022), nhà triết học người Mỹ, trong bài viết “Personal

Identity: A Materialist’s Account” (Căn tính cá nhân: Một báo cáo của nhà duy vật

chủ nghĩa) trích từ cuốn Personal Identity (1984), ở mục 5, với tiêu đề “Personal

Identity as Psychological Continuity” (Căn tính cá nhân như là tính liên tục về tâm lý), đã diễn giải: Tính liên tục về tâm lý bao gồm sự liên tục về “sở thích, thị hiếu, tài năng, đặc điểm tính cách và cá tính”6 (Shoemaker, 1984, tr.89) – “sự tương đồng và liên tục về đặc điểm tính cách như là bằng chứng của căn tính cá nhân dường như

5 “And as far as this consciousness can be extended backwards to any past Action or Thought, so far

reaches the Identity of that Person; it is the same self now it was then.”

6 “I mean continuity with respect to the sorts of traits just mentioned: interest, tastes, talents, and traits of personality and character.”

Trang 18

không khác với sự tương đồng và liên tục về phương diện ký ức”7 (tr.90) Có thể hiểu,

thuộc tính liên tục về tâm lý là sự mở rộng của quan điểm tính liên tục về ký ức

của John Locke Ký ức cũng thuộc thành phần của tâm lý, bên cạnh tính cách, sở thích, thói quen, thị hiếu, v.v., như Shoemaker nhận định: “Tính liên tục về ký ức hiện giờ được xem như một trường hợp đặc biệt của tính liên tục về tâm lý, và nằm trong tính liên tục về tâm lý theo cách mà căn tính cá nhân được cấu tạo”8 (tr.90) Nên những người đi theo lý thuyết tâm lý này đều coi họ là hậu duệ của Locke Sau đây chúng tôi sẽ chuyển sang trường phái đối lập với Locke

(c) Căn tính cá nhân và thân thể

Judith Jarvis Thomson (1929-2020), nhà triết học người Mỹ, là một trong

những tiếng nói quan trọng phản bác tiêu chí tâm lý làm nên căn tính cá nhân Trong bài viết “People and their Bodies” (Con người và thân thể của mình) in trong cuốn

Reading Parfit (1997) (in lại trong Contemporary Debates in Metaphysics, 2008), bà

nỗ lực chứng minh rằng: “chúng ta chỉ đơn giản là thân thể của chúng ta”9 (Thomson,

2008, tr.155) bằng một loạt những giả định hoán đổi thân xác và tâm trí (bộ não) Theo quan điểm của Thomson, chúng ta tiếp tục tồn tại nếu và chỉ khi cơ thể chúng

ta tiếp tục tồn tại, và cơ thể của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi bộ não của chúng ta đã được thay thế Nghĩ một cách đơn giản thì, giả sử người A tỉnh dậy từ một cuộc phẫu thuật cấy ghép não lấy từ người B, vì mang bộ não của người B nên người A cũng muốn những gì người B muốn và có những ký ức mà người B từng trải nghiệm, nhưng người bước ra khỏi phòng mổ chẳng phải được nhìn thấy một cách trực quan là người A hay sao? Trong quan điểm của Thomson, vì mang thân thể của người A nên người sau phẫu thuật đó là người A Quan niệm này được gọi tên là tiêu chí về thân thể (bodily criterion) Nó có sự hấp dẫn riêng, nhất là khi mọi hoạt động

7 “the status of similarity and continuity of personality traits as evidence of personal identity seems

no different than that of memory continuity.”

8 “Memory continuity is now seen as just a special case of psychological continuity, and it is in psychological continuity that personal identity is now held to consist.”

9 “we just, all simply, are our bodies.”

Trang 19

của con người ở thế giới này được nhìn thấy trước tiên là ở phương diện vật chất

Căn tính cá nhân tồn tại qua thời gian vì nó ngụ trong một cơ thể duy nhất từ

khi sinh ra đến khi chết đi

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, tiêu chí thân thể vẫn không thể thay thế tiêu chí về tâm lý/ ký ức, nhất là khi nhìn nó trong vấn đề căn tính Căn tính xét cho cùng là một vấn đề tinh thần Dù xét thân thể là một tiêu chí của căn tính thì thân thể đó cũng phải được nhìn qua phương diện tinh thần, chẳng hạn thời Hy Lạp cổ đại và Phục hưng chuộng thân thể phì nhiêu, cơ bắp không phải vì bản thân lợi ích từ chính loại thân thể đó, mà vì giá trị tinh thần mà nó thể hiện: sự phong phú và khoẻ mạnh của con người vươn lên làm chủ cuộc sống Lý thuyết của Thomson nên được hiểu là căn tính không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu chí tâm lý một khi nó còn cư ngụ trong một thân thể

(d) Cá nhân và căn tính xã hội

Những phân tích về căn tính cá nhân ở điểm (a), (b), (c) cho thấy các học giả đặt cá nhân ở vị trí tách biệt chỉ mình nó Một số học thuyết xã hội hiện đại nghiêng

về hướng đặt cá nhân trong mối quan hệ với nhóm và gọi tên là căn tính xã hội (social

identity) Như Henri Tajfel (1919-1982), nhà tâm lý học xã hội người Ba Lan, đã đặt

ra lý thuyết căn tính xã hội và mô hình ba bậc của cơ chế hình thành loại căn tính này; theo đó, đó là quá trình cá nhân đi từ nhận diện nhóm xã hội mình thuộc về, đồng nhất mình với nhóm và so sánh để phân biệt nhóm của mình và các nhóm khác (Tajfel,

1974, tr.65-93)

Denys Cuche trong cuốn Khái niệm văn hóa trong khoa học xã hội (2020) định

nghĩa: “Căn tính xã hội của một cá nhân được đặc trưng bởi toàn bộ những quy thuộc của cá nhân trong hệ thống xã hội: sự quy thuộc về nhóm giới tính, nhóm tuổi, giai cấp xã hội, quốc gia, v.v Căn tính cho phép cá nhân nhận ra bản thân trong hệ thống

xã hội và được thừa nhận là chính mình xét về mặt xã hội” (Cuche, 2020, tr.233-234)

Như vậy, căn tính xã hội là căn tính cá nhân nhìn ở góc độ nhóm mà cá nhân đó

Trang 20

thuộc về; và sự thuộc về đó có thể là do cá nhân tự nhận thức, hoặc do xã hội quy

định

Tóm lại, theo chúng tôi, căn tính cá nhân được hình thành dựa trên hai cấp độ: (1) cấp độ mang tính chất cá thể, nghĩa là xét căn tính ở trạng thái riêng biệt của chủ thể, với những thuộc tính cấu thành như tính liên tục của ký ức, của tâm lý và thân thể của chủ thể đó; (2) cấp độ mang tính chất xã hội, nghĩa là xem thuộc tính của một (hay nhiều) nhóm xã hội (phân biệt bởi giới, giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, hệ phái chính trị, v.v.) là thành tố chính quyết định căn tính cá nhân Sự phân tách này trên thực tế là không thật rõ ràng, vì những gì thuộc về cá thể có khi là do xã hội quy định

Do đó, xác định căn tính cá nhân cần xem xét mối quan hệ giữa hai cấp độ Thêm nữa, nếu chỉ đề cập đến tính cá thể thì thiếu cái nhìn về một cá nhân sống động trong các quan hệ đời sống; còn nếu chỉ đề cập đến tính xã hội, thì khuôn mặt cụ thể của cá nhân trở nên nhạt nhoà, không còn cá nhân nữa mà trở thành cộng đồng

đồng) trích từ International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences (Bách

khoa toàn thư quốc tế về Khoa học xã hội và hành vi) Dấu mốc 40-50 năm mà nhận định của Snow và Corrigall-Brown nói đến ở trên muốn đề cập tới thời kỳ nở rộ của các phong trào xã hội trên khắp thế giới, vào thập niên 1960-1970 tại Mỹ và châu Âu: phong trào nữ quyền, cuộc cách mạng tình dục, cách mạng sinh thái, phong trào phản

10 “If key concepts or expressions can be identified that function to capture the animating spirit of different epochs, then certainly one candidate concept for the last 40–50 years is the concept of collective identity.”

Trang 21

chiến, phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho người nhập cư Thành viên của các cộng đồng này tự nhận thức mình thuộc về một cộng đồng thiểu số, trong sự va chạm lợi ích với cộng đồng đa số (tức cộng đồng chiếm ưu thế hơn); và sự tự nhận thức đó được gọi tên là quá trình ý thức về căn tính nhóm Là quá trình, bởi vì nó được hình thành qua sự tương tác giữa các nhóm khác nhau Hầu hết các nghiên cứu hiện đại (như Cuche, 2020, tr.240-24 và Fukuyama, 2020, tr.132-136) đều ghi nhận: căn tính cộng đồng chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc, va chạm với cái khác nó Ví dụ: Phong trào nữ quyền ở Mỹ được khơi gợi từ tư tưởng của Simone de Beauvoir trong cuốn

Le Deuxième Sexe (Giới tính thứ hai), qua đó phụ nữ so sánh mình với đàn ông trong

trách nhiệm gia đình và địa vị xã hội, họ nhận thấy mình nên có nhiều quyền lựa chọn hơn; từ đó quyền bình đẳng trong giáo dục, bầu cử, quyền quyết định phá thai trở thành mục tiêu đấu tranh để khẳng định căn tính nữ giới của phong trào Thế nên,

“căn tính luôn luôn là một mối quan hệ với cái khác” (Cuche, 2020, tr.241)

Thêm vào đó, thế kỷ 20 cũng nổi lên chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) và các cuộc

chiến tranh Dưới cái nhìn của Amartya Sen, trong cuốn Căn tính và bạo lực: Huyễn

tưởng về số mệnh, nguyên nhân sâu xa là “sự ngộ nhận về một căn tính độc nhất”

(Sen, 2013, tr.19): khi một quốc gia định nghĩa mình với một kiểu căn tính duy nhất, nó sẽ loại trừ những căn tính khác không cùng loại, đó là trường hợp của phát xít Đức với chủ nghĩa dân tộc thuần chủng Aryan, cũng là trường hợp của tổ chức Ku Klux Klan với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng Hoa Kỳ Việc nhìn nhận lại vấn đề căn tính

ở cấp độ quốc gia/ dân tộc, vì thế đặc biệt cần thiết trong mọi lĩnh vực, để giải đáp và giải quyết những bi kịch thời đại như trên Bên cạnh đó, sự chú ý không chỉ hướng đến những cộng đồng ưu thế, mà vai trò của các cộng đồng thiểu số cũng được lưu tâm nhiều hơn trong bối cảnh toàn cầu Họ không chỉ thụ động chấp nhận hoàn cảnh mà liên tục di động để bảo vệ căn tính cộng đồng mình, dẫn đến các cuộc di cư từ lục địa này sang lục địa khác, tạo thành tính xuyên văn hoá trên khắp thế giới Các cộng đồng di cư, do đó, là một gương mặt của thế giới hiện đại và toàn cầu hoá

Vì những lí do đó, luận án đặc biệt chú trọng đến hai kiểu cộng đồng dân tộc

và cộng đồng di dân Về phân loại, đây không phải hai loại cộng đồng đồng cấp: Vì

Trang 22

phụ thuộc vào lịch sử (do chiến tranh, chính trị), cộng đồng di dân có thể là một cộng đồng dân tộc, mang đầy đủ thuộc tính của một dân tộc (về truyền thống, văn hoá, v.v.), chỉ thêm tính chất chuyển dời về địa lý (rời xa quê hương) Nhưng cũng có trường hợp trải qua thời gian dài, tính dân tộc của di dân mờ nhạt dần, nên cộng đồng

di dân không còn đồng nhất với cộng đồng dân tộc Thế nên, tùy vào nội dung phân tích mà chúng tôi xem xét như hai loại cộng đồng khác nhau hay trùng nhau Trong các nghiên cứu nói về sự hình thành căn tính cộng đồng dân tộc và di dân, chúng tôi chú ý đến những nghiên cứu về ba thuộc tính điển mẫu: ký ức, ngôn ngữ và không gian lãnh thổ11

(a) Căn tính cộng đồng và ký ức

Cũng giống như căn tính cá nhân, ký ức là tiêu chí quan trọng làm nên căn tính

cộng đồng Xét về mặt thuật ngữ, nhà triết học - xã hội học người Pháp Maurice Halbwachs (1877-1945) là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ “ký ức cộng đồng”

(mémoire collective) trong cuốn Les Cadres sociaux de la memoire (Khung xã hội

của ký ức) (1925) Cộng đồng là nơi lưu giữ ký ức ở cấp độ tập thể lẫn cá nhân Chính xác hơn, ký ức luôn neo đậu vào trong tập thể, vì cá nhân luôn hình thành ký ức trong sự tương tác mang tính tập thể, nếu cá nhân cho rằng mình sở hữu ký ức như của riêng thì đó chẳng qua là một ảo tưởng (Halbwachs, 1980, tr.23-24) Chúng ta, với tư cách là thành viên của một (hay nhiều) nhóm, cùng có những trải nghiệm chung, nghĩa là cùng chia sẻ những ký ức chung Có thể trải nghiệm của mỗi người không giống nhau – cùng một sự kiện nhưng có người vui có người lại buồn chẳng hạn – hoặc độ bền bỉ/ lãng quên nơi trí nhớ của mỗi người là khác nhau, dẫn đến việc ký ức có độ sai lệch nơi mỗi người, không có ký ức nào thực sự chính xác hay trùng khớp

11 Gọi là điển mẫu vì những thuộc tính này có thể áp dụng chung cho hầu hết các cộng đồng dân tộc

và di dân Còn những thuộc tính khác, như tôn giáo, sắc tộc, chúng tôi không đề cập đến, do sự phức tạp giữa các nhóm tôn giáo và sắc tộc trong cùng một cộng đồng, dẫn đến việc xem xét căn tính cho cộng đồng này được nhưng không thể áp dụng cho cộng đồng kia Ví dụ: Tôn giáo có thể là thuộc tính của căn tính nhiều dân tộc châu Âu (Kitô giáo) hoặc Ả Rập (Hồi giáo), nhưng lại không thể xét như một thuộc tính nhận diện căn tính dân tộc Việt Nam (vốn đa dạng tín ngưỡng và không có sự ưu trội hẳn (để trở thành căn tính) dành cho một tôn giáo nào) Tương tự, chủng tộc da trắng chiếm đa

số trong cộng đồng Mỹ, nhưng không thể lấy đó làm căn tính dân tộc của nước Mỹ đa bản sắc

Trang 23

với ký ức nào; cũng có nghĩa là, mỗi người luôn nhận được sự hỗ trợ, bổ sung nơi người khác về những điều mình đã lãng quên hay nhớ nhầm Cứ thế, hình thành một quá khứ, lịch sử chung, được bảo tồn trong nhóm và nhắc nhớ từ thế hệ này qua thế hệ khác (Halbwachs, 1980, tr.47) Ví dụ, ký ức về chiến tranh làm thành căn tính của dân tộc Việt Nam, nhưng ở mỗi người, hình hài chiến tranh đều khác nhau và tác động đến sự phát triển nhân cách cũng khác nhau

Ký ức cộng đồng gắn liền với căn tính dân tộc vì dân tộc luôn được bảo tồn bằng ký ức Một cộng đồng lớn (như quốc gia) có thể tan rã, thành những cộng đồng nhỏ (như cộng đồng di dân), nhưng tính dân tộc vẫn tồn tại nơi những truyện kể lịch

sử, món ăn truyền thống, tượng đài, bảo tàng, tranh ảnh, v.v Đó là những vật biểu tượng lưu giữ ký ức cộng đồng, khiến cho hiện tại - tương lai cùng kết nối với quá khứ Nói chung, ký ức là một cái kho, mà người ta có thể bỏ vào tất cả các phạm trù văn hoá, lịch sử, tôn giáo, để khi cần viện dẫn hay minh hoạ hay gợi nhắc căn tính dân tộc, họ gán các phạm trù này vào các vật thể mang tính biểu tượng

Riêng với cộng đồng di dân do hoàn cảnh ngặt nghèo mà phải lìa xa quê hương,

ký ức trở thành “hoài niệm” (nostalgia) Svetlana Boym (1959-2015), tác giả cuốn

The Future of Nostalgia (Tương lai của hoài niệm) (2001), lí giải: “Nostalgia (nostos

nghĩa là trở về nhà và algia nghĩa là khao khát) là nỗi khao khát về một ngôi nhà

không còn tồn tại hoặc chưa bao giờ tồn tại”12 (Boym, 2001, tr.xiii) “Nhà” gắn với

ký ức di dân, và quan niệm lẫn thái độ đối với hoài niệm về “nhà” làm nên căn tính của cộng đồng này Chẳng hạn, theo Boym, một mặt, “nhà” thuộc về ký ức cộng đồng nên hoài niệm “nhà” khiến ta thuộc về cộng đồng đó; nhưng mặt khác: “vào thời điểm chúng ta cố gắng […] thuộc về, nỗi lo sợ về sự mất mát khi khám phá lại căn tính,

chúng ta thường chia rẽ và chấm dứt sự hiểu biết lẫn nhau Algia – khao khát – là những gì chúng ta chia sẻ cùng nhau, nhưng nostos – trở về nhà – là điều chia rẽ

12 “Nostalgia (from nostos – return home, and algia – longing) is a longing for a home that no longer

exists or has never existed.”

Trang 24

chúng ta”13 (tr.xv-xvi) Nghĩa là trong ký ức chung đó, cá nhân tái khám phá căn tính của mình dựa trên những ký ức riêng, dẫn đến việc hoà nhập trở thành chia rẽ, vì có thể với người này “nhà” là nơi để trở về, nhưng với người khác, “nhà” là nỗi nhớ nhưng không thể/ không muốn trở về Ngoài ra, Boym cũng cho biết, hoài niệm còn tác động đến sự hình thành căn tính ở tương lai, vì nhớ về quá khứ không chỉ là nhớ

về những gì đã xảy ra, mà còn là nhớ về những giấc mơ chưa thực hiện được, từ đó

ta đem những khả năng chưa được thực thi đó vào tương lai (tr.xv-xvi) Những giấc

mơ đó là “ngôi nhà chưa bao giờ tồn tại”, hay diễn đạt cách khác là tồn tại bằng trí tưởng tượng

Cũng nghiên cứu về ký ức của di dân, Marianne Hirsch (1949- ) trong công

trình “Past Lives: Postmemories in Exile” (Những mảnh đời quá khứ: Hậu ký ức lưu

vong) (1996) đã gọi “ký ức” chiến tranh của thế hệ 2 là “hậu ký ức” (postmemory)

– tức ký ức tách rời khỏi không gian và thời gian của cuộc chiến (vốn in đậm sâu nơi thế hệ 1 – những người trực tiếp trải nghiệm) nhưng ký ức về thời kỳ đau thương, mất mát đó vẫn sống động nơi thế hệ 2, hầu hết bằng tưởng tượng Hirsch định nghĩa:

Hậu ký ức chính xác là một dạng ký ức mạnh mẽ vì kết nối của nó với đối tượng hoặc nguồn trung gian không phải qua hồi tưởng mà qua một sự đầu tư và sáng tạo giàu tưởng tượng Điều đó không có nghĩa là bản thân ký ức là không có trung gian, mà nó được kết nối trực tiếp hơn với quá khứ Còn hậu

ký ức đặc trưng với trải nghiệm của những người lớn lên bị chi phối bởi những câu chuyện kể có từ trước khi họ sinh ra, những câu chuyện đến sau của họ

bị những câu chuyện của thế hệ trước lấn át, bị định hình từ những sự kiện chấn thương không thể hiểu hết cũng không thể tái tạo14 (Hirsch, 1996, tr.662)

13 “the moment we try […] with belonging, the apprehension of loss with a rediscovery of identity,

we often part ways and put an end to mutual understanding Algia – longing – is what we share, yet

nostos – the return home – is what divides us.”

14 “Postmemory is a powerful form of memory precisely because its connection to its object or source

is mediated not through recollection but through an imaginative investment and creation That is not

Trang 25

Trường hợp Hirsch nghiên cứu là ký ức nơi thế hệ con cháu của những người

Do Thái lưu vong sau nạn diệt chủng Holocaust Hậu ký ức được xây dựng trên nền tảng của “ký ức vắng mặt” (absent memory) do thế hệ 1 đã di dời khỏi không gian gắn với sự kiện thảm sát và không còn muốn nhắc đến quá khứ của họ Những câu chuyện được nghe kể lại, những bảo tàng, tranh ảnh liên quan đến quá khứ đều bồi đắp thêm cái cảm giác “vắng mặt” này Chẳng hạn khi nhìn vào tấm hình chụp một gia đình người Do Thái trước khi xảy ra biến cố, được trưng bày trong bảo tàng, người xem không nhìn như một gia đình cụ thể với danh tính cá nhân mà tưởng tượng thấy cả dân tộc trong đó, thấy cả quá khứ và tương lai khủng khiếp sắp xảy đến, cho gia đình ấy, cũng là dân tộc ấy Tác phẩm của hậu ký ức (một tác phẩm viết hay sắp đặt, hay một bức ảnh…), vì thế, “không hướng tới sự cụ thể mà hướng tới sự ẩn danh, không hướng tới một cá nhân mà hướng tới căn tính cộng đồng”15 (Hirsch, 1996, tr.675-676) Như vậy, cũng giống như “hoài niệm”, “hậu ký ức” kết nối cả quá khứ và tương lai; nhưng khác “hoài niệm”, “hậu ký ức” chủ yếu là phục dựng quá khứ bằng tưởng tượng của thế hệ không trực tiếp trải nghiệm quá khứ đó Càng thiếu vắng thông tin thì càng nhường chỗ cho sự tưởng tượng

(b) Căn tính cộng đồng và ngôn ngữ

Thuộc tính thứ hai để xác định căn tính cộng đồng là ngôn ngữ Trong cuốn

sách lừng danh Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of

Nationalism (Những cộng đồng tưởng tượng: Suy ngẫm về nguồn gốc và sự lan rộng

của chủ nghĩa dân tộc) (xuất bản lần đầu năm 1983), Benedict Anderson

(1936-2015) đã nhấn mạnh ngôn ngữ là nguồn gốc của ý thức dân tộc (Anderson, 2006, tr.46) Thứ nhất, vì ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và truyền thông: đặc biệt khi máy in ra đời, các diễn ngôn được đọc từ sách vở, báo chí, truyền đơn, slogan… khiến

to say that memory itself is unmediated, but that it is more directly connected to the past Postmemory characterizes the experience of those who grow up dominated by narratives that preceded their birth, whose own belated stories are displaced by the stories of the previous generation, shaped by traumatic events that can be neither fully understood nor re-created.”

15 “…works aims not toward particularitybut toward anonymity, not toward an individual but toward

a collective identity.”

Trang 26

các thành viên của cộng đồng – người đọc – có cùng mối quan tâm về những vấn đề chung; song song với đó là sự hiểu biết lẫn nhau một cách gián tiếp qua sự đọc, khiến những người chưa từng gặp nhau vẫn biết về nhau Thứ hai, khi ngôn ngữ được điển chế hoá, nó là tài sản của cộng đồng và tạo thành một điển phạm cho việc suy nghĩ, nói năng của cộng đồng dân tộc Thứ ba, ngôn ngữ vì thế trở thành một dạng quyền lực, có tính biểu trưng cho cộng đồng dân tộc đó trước cái nhìn của các cộng đồng khác; điều này cũng có nghĩa là những cộng đồng ưu thế thường nắm giữ ngôn ngữ đại diện mạnh mẽ (như trường hợp tiếng Anh), khiến các cộng đồng thiểu số phải ít nhiều quy thuộc

Ngôn ngữ (dân tộc) tác động đến cộng đồng di dân có phần khác Do tình trạng rời xa quê hương lâu ngày cùng việc tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ nước sở tại, nên ngôn ngữ dân tộc dần mất uy thế trong cộng đồng di dân, đặc biệt với các thế hệ con cháu của những người di dân đầu tiên Một hiệu ứng ngược xảy ra: Để đối phó với nguy cơ đánh mất tiếng nói của cộng đồng mình, ngôn ngữ dân tộc trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất được đề cao để khẳng định căn tính dân tộc của những người di dân Nhận định sau đây của nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai trong một bài phỏng vấn góp phần giải thích việc sử dụng ngôn ngữ để bảo vệ căn tính dân tộc mình trước sự cạnh tranh với văn hoá của nước sở tại:

Ví dụ như nhà văn Nguyễn Thanh Việt, người được giải thưởng Pulitzer vào

năm 2016 Trong tiểu thuyết Cảm tình viên, anh viết các từ như phở, tết mà

không có chú thích về nghĩa Và anh ấy nói rằng là một nhà văn da vàng sống ở

Mỹ, người ta nghĩ rằng chúng tôi là những nhà văn thiểu số, cần phải viết để

phục vụ cho đám đông Nhưng tôi viết trên tâm thế không phục vụ cho số đông,

không phục vụ cho ai cả, và nếu bạn thích tác phẩm của tôi thì bạn tự đi tìm

hiểu phở và Tết là gì (Tú Anh, 2017)

Cách thức sử dụng ngôn ngữ dân tộc có thể thay đổi, ví dụ từ ngôn ngữ chính thức trong cộng đồng dân tộc sống tại quê nhà trở thành ngôn ngữ thứ hai trong cộng

Trang 27

đồng di dân, nhưng vai trò của ngôn ngữ vẫn không thay đổi, là hướng đến tạo lập, duy trì, bảo vệ căn tính cộng đồng Như Anderson nói: “một khi người ta bắt đầu nghĩ

về tính dân tộc như một sự tiếp nối, hiếm có điều gì có vẻ có nguồn gốc sâu xa về mặt lịch sử như là ngôn ngữ”16 (Anderson, 2006, tr.196)

Thực ra, vai trò của ngôn ngữ dân tộc trong cộng đồng di dân là một vấn đề lớn và khá phức tạp, vì thực tế cho thấy vẫn có những nhà văn tuy dùng ngôn ngữ nước

sở tại nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc biểu đạt căn tính dân tộc trong tác phẩm: Trường hợp của Ocean Vuong là một ví dụ, khi anh được đánh giá là người “sửa lại ngôn ngữ Anh” (Wenger, 2016), và bằng khả năng sử dụng và sáng tạo tiếng Anh điêu luyện để miêu tả về những hình tượng di dân đặc trưng, được đón nhận ở cả độc giả Việt Nam và Mỹ

Trong phạm vi của luận án, chúng tôi ghi nhận vấn đề ở đây chứ chưa thể bàn sâu về phương diện ngôn ngữ này

(c) Căn tính cộng đồng và không gian lãnh thổ

Thuộc tính thứ ba là không gian lãnh thổ Không gian lãnh thổ xác lập căn tính cộng đồng vừa theo nghĩa trực tiếp vừa gián tiếp Trực tiếp vì một cộng đồng dân tộc/ quốc gia thường được định hình bằng ranh giới địa lý, và trong cùng không gian sống đó mà hình thành khái niệm “chúng ta”, phân biệt với những “người khác” bên ngoài

lãnh thổ Trong cuốn Địa chính trị, Klaus Dodds nhận ra: “Thời gian và không gian

được các chính phủ huy động để gìn giữ các bản sắc dân tộc” (Dodds, 2019, tr.151), trong đó không gian lãnh thổ được vẽ thành bản đồ, còn thời gian lịch sử dân tộc thì

đi vào các bảo tàng, di sản hay truyện kể Bản đồ – một biểu tượng của không gian lãnh thổ – đặc biệt gắn với vấn đề căn tính dân tộc trong thời kỳ thực dân hay trong những trường hợp tranh chấp lãnh thổ thời hiện đại: đó là trường hợp của Trung Quốc và Đài Loan (đảo Đài Loan), Trung Quốc và Việt Nam (quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa), Nga và Ukraine (bán đảo Crimea), khiến cho việc thể hiện chủ quyền lãnh thổ

16 “once one starts thinking about nationality in terms of continuity, few things seem as historically deep-rooted as languages.”

Trang 28

trên bản đồ là một nghĩa vụ công dân, một hành động định nghĩa quốc gia/ dân tộc Nói như Anderson: “Thông qua trình tự sắp xếp theo trật tự thời gian của các bản đồ như vậy, một kiểu tự sự tiểu sử - chính trị về vương quốc đã ra đời”17 (Anderson,

2006, tr.175)

Nhưng không gian lãnh thổ cũng mang tính gián tiếp khi được dùng để xác lập căn tính dân tộc, nhất là trong trường hợp các cộng đồng di dân – phải rời khỏi quê hương, mất lãnh thổ, nhưng không vì thế mà họ mất đi căn tính dân tộc mình Lãnh thổ lúc này trở thành vùng không gian tâm thức (thay vì địa lý); rõ nhất là việc lập ra các không gian cộng đồng “nhỏ” (như Little Saigon, Chinatown, Little India ở Mỹ) cho thấy tính chất lãnh thổ đã được chuyển dịch sang một ý nghĩa mới, có tính tái hiện, cùng với sự dịch chuyển thật sự về không gian

1.1.2 Hướng tiếp cận căn tính trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam

Từ thực tế quan sát của chúng tôi, có thể chia quá trình nghiên cứu căn tính ở

Việt Nam thành hai hướng, dựa trên cách tiếp cận khái niệm

1.1.2.1 Hướng tiếp cận căn tính theo truyền thống Việt Nam

Theo truyền thống Việt Nam, căn tính thường được đồng nhất với bản sắc văn hoá dân tộc

Về mặt thuật ngữ, cách dùng từ “bản sắc” của một số học giả nghiên cứu văn hoá và văn học ở Việt Nam là tương đồng với cách dùng (hay được dịch từ) “identity” của phương Tây, chẳng hạn trong công trình “Một nét bản sắc của văn hoá Việt Nam: khả năng ứng biến” của Trần Quốc Vượng (2000), khi tác giả dùng từ “bản sắc” có

mở ngoặc đơn “identité” (tr.41), hay Minh Chi trong bài viết “Khái niệm “Bản sắc

dân tộc” của văn hoá Việt Nam” (từ Lê Ngọc Trà, Văn hoá Việt Nam: đặc trưng và

cách tiếp cận) (2001) đã tự dịch từ “bản sắc” sang từ tiếng Pháp và Anh tương đương

là “identité” và “identity” (tr.15) Nên chúng tôi cho rằng, từ “bản sắc” các nhà nghiên

17 “Through chronologically arranged sequences of such maps, a sort of political-biographical narrative of the realm came into being.”

Trang 29

cứu Việt Nam sử dụng trùng khớp với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là “căn tính” – “identity” Tuy nhiên, về nội hàm và cách sử dụng thì ít nhiều khác biệt Lĩnh vực nghiên cứu căn tính phổ biến nhất ở Việt Nam trước tiên là văn hoá, có thể tìm thấy một số công trình công phu, như “Một nét bản sắc của văn hoá Việt

Nam: khả năng ứng biến” của Trần Quốc Vượng (viết năm 1987; in trong Văn hoá

Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, 2000), Bản sắc văn hoá Việt Nam (1998) của Phan

Ngọc, Văn hoá Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận (2001) do Lê Ngọc Trà tập hợp

các bài viết về đề tài này

Trong lĩnh vực văn học, theo Nguyễn Văn Hiệu (2021, tr.3), nhà phê bình Hoài Thanh là một trong những người dùng từ “bản sắc” khá sớm ở Việt Nam, căn cứ vào bài Hoài Thanh viết cho tạp chí Tri Tân năm 1941, sau thành lời tựa “Một thời đại

trong thi ca” của Thi nhân Việt Nam Trong đó có câu: “Thi văn Pháp không làm mất

bản sắc Việt Nam” (Hoài Thanh, 2004, tr.43) khi ông nói về các nhà thơ Mới chịu ảnh hưởng của Pháp nhưng đã biến chất Pháp thành chất Việt Và kết thúc lời tựa cũng là một lời khẳng định “về nguồn”: “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt bảo đảm cho ngày mai” (tr.65), mà theo Hoài Thanh, cái dễ “vin vào” để gửi gắm tinh thần dân tộc nhất là tiếng Việt Có thể thấy, tuy là tập văn phê bình về phong cách từng nhà thơ, nhưng tính cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố then chốt khi bàn về bản sắc Khuynh hướng nghiên cứu này vẫn phổ biến ở Việt Nam cho đến những năm gần đây, như một số đề tài tiêu biểu sau:

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn (Chu Thị Hồng Vân, 2014), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học (Nguyễn Bá Thành, 2018), “Một số vấn đề

về bản sắc ngôn ngữ và văn học của các quốc gia Đông Á trong “vòng văn hoá chữ Hán” thời cổ trung đại” (Phan Thu Vân, 2019)

Qua những công trình trên, có thể thấy nghiên cứu bản sắc ở Việt Nam thường nghiên về nghiên cứu đặc trưng (characteristic) tức những điểm khác biệt giữa đối tượng nghiên cứu này với các đối tượng khác, và vì vậy được nhìn thấy từ bên ngoài

Trang 30

(như các đặc điểm thiên nhiên, con người, quê hương, ngôn ngữ), mang tính cố định Như định nghĩa của Phan Ngọc:

Nói đến bản sắc văn hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá

trình phát triển của lịch sử […] Đồng thời, từng yếu tố một như Tổ quốc, Gia

đình, Thân phận, Diện mạo tất nhiên có những thay đổi nhất định về biện pháp

thể hiện do hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống, tiếp xúc văn hoá, tức là do những yếu tố bên ngoài tạo nên, trong khi các nhu cầu vẫn không thay đổi bao

nhiêu (1998, tr.32-33)

Trong khi đó, “identity” theo quan điểm phương Tây vừa khách quan, lại vừa chủ quan – tức mang tính tự nhận thức về căn tính (“self-identity” hay “self-concept”) – như định nghĩa của Patrick Colm Hogan:

kinh nghiệm và sự hiểu biết của chúng ta về căn tính thực tế cũng gắn với một

vài cảm xúc, chủ yếu liên quan đến khái niệm về bản thân […] Do đó, khái niệm

về bản thân bao gồm những ý tưởng của chúng ta về chính mình […] Mặc dù

không giống hệt với chính chúng ta và đôi khi cực kỳ không chính xác, nhưng

khái niệm về bản thân có thể có tác động đáng kể đến suy nghĩ và hành vi của

chúng ta18 (2019, tr.xiv)

Vì là quá trình tự nhận thức, nên căn tính theo quan điểm phương Tây nhấn mạnh vào tính không cố định, thay đổi qua thời gian hơn là tính ổn định “bất biến” theo các nghiên cứu bản sắc dân tộc ở Việt Nam Thêm vào đó, nghiên cứu căn tính

ở phương Tây bắt đầu từ cá nhân, trong khi ở Việt Nam, lại bắt đầu từ căn tính cộng đồng dân tộc Điều này là dễ hiểu, vì dù là văn hoá hay văn học Việt Nam, từ thời trung đại đến hiện đại, tính cộng đồng dân tộc thường đậm nét qua tác phẩm sử thi,

18 “our experience and understanding of practical identity engage some emotions as well, principally

in relation to self-concept […] Self-concept thus comprises our ideas about ourselves […] Though not identical with our self, and sometimes wildly inaccurate, self-concept can have significant effects

on our thoughts and behavior.”

Trang 31

anh hùng ca, chiến tranh và cách mạng Ngay trong thời thơ Mới với cái tôi cá nhân lên cao, lời tựa của Hoài Thanh vừa dẫn ở trên cũng cho thấy “cái tôi” cá nhân phải

đi cùng với căn tính dân tộc, giữa dòng chảy Tây hoá

1.1.2.2 Hướng tiếp cận căn tính theo truyền thống phương Tây

Từ thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đến nay, nghiên cứu về căn tính ở Việt Nam ghi nhận sự tiếp cận và ứng dụng lý thuyết phương Tây vào phân tích tác phẩm Việt Nam và nước ngoài Đây là hướng đi mới, chưa định hình thành trào lưu, nhưng cũng

đã xuất hiện nhiều công trình đáng ghi nhận, có thể kể tên:

o Về sách: Tiểu sử học – Những nguyên tắc thực hành (2017) của Phạm Văn

Quang là một công trình nghiên cứu về phương pháp tiểu sử trong hoạt động tự sự Trong đây có một phần viết riêng về căn tính: “Thay lời kết: Viễn cảnh nghiên cứu căn tính” (tr.175-195) nhằm “nhấn mạnh đến sự tái thiết của căn tính trong thực hành dòng chảy cuộc đời [tức tiểu sử nhân vật – N.H.A], thông qua các định chế như gia đình, trường học” (tr.15) Tác giả đã xét đến cả hai chiều kích của căn tính cá nhân:

“Ta có thể xem xét căn tính từ góc độ bên ngoài, nghĩa là chính hình ảnh cá nhân và điều cá nhân làm, điều xã hội mong đợi từ cá nhân… Từ góc độ bên trong, đó là cái

mà cá nhân có tâm thức về nó, điều cá nhân mong muốn làm, hình ảnh cá nhân tự tạo cho mình” (tr.178), và vận dụng quan điểm của Paul Ricoeur để phân tích căn tính thể hiện và tái thiết trong dòng tự sự: từ gia đình ra xã hội Cho đến nay, đây là công trình duy nhất ở Việt Nam chúng tôi tìm được lấy căn tính làm đối tượng nghiên cứu

chính, chứ không phải chỉ là một khái niệm công cụ

Cuốn sách thứ hai là Căn tính, thân thể và sinh thái (một vài thể nghiệm đọc

văn chương) (2019) của Đặng Thị Thái Hà Đây là công trình phân tích ứng dụng tác

phẩm văn học Việt Nam từ một số quan niệm phương Tây Tuy không xem xét “căn tính” như một thuật ngữ riêng biệt, nhưng bài viết “Lệch chuẩn về phía phi nhân và một số hiện tượng thơ đương đại” (tr.281-377) đã phân tích những khái niệm liên quan như nhân tính, chủ thể tính, phi nhân, bản sắc nhân tính của Donald E Hall,

Trang 32

Kirby Vicki, Noreen & Myra, Judith Butler để làm rõ sự lệch chuẩn (queer) trong

nghệ thuật đương đại là sự phá vỡ căn tính truyền thống, căn tính nhân văn

o Về bài báo, tham luận: Một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào trường hợp cụ thể, như: “Nhà văn Phạm Văn Ký: Kẻ đi rong nơi biên giới hay một căn tính xung đột” (Phạm Văn Quang, 2014), “Văn chương Abe Kobo và sự kiếm tìm căn cước bản ngã trong bối cảnh Nhật Bản khủng hoảng thời hậu chiến” (Trần Thị Thục, 2019), “Ký ức và căn tính trong văn học người Việt tại Đức” (Trần Tịnh Vy, 2019),

“Chủ đề “bản địa” - “ngoại lai” và sự suy ngẫm về căn tính văn hoá trong tiểu thuyết G.G Márquez và M.V Llosa” (Lê Ngọc Phương, 2019), “Chấn thương và hành trình

truy tìm căn tính Việt trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê” (Thái Phan Vàng

Anh, 2020), “Kawabata Yasunari và sự kiếm tìm căn cước dân tộc qua văn chương” (Trần Thị Thục, 2022), “Khi thành phố lên tiếng: Thiên nhiên, đô thị và căn tính trong

tiểu thuyết Phố vẫn gió của nhà văn Lê Minh Hà từ góc nhìn phê bình sinh thái” (Trần

Tịnh Vy, 2022)

o Về luận văn, luận án trong nhà trường: Những công trình liên quan chúng

tôi tìm thấy là: luận văn thạc sĩ Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân

gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây) của Đỗ

Thùy Anh (2015), luận văn thạc sĩ Sự kiến tạo căn tính dân tộc qua Việt điện u linh

và Lĩnh Nam chích quái của Lê Thị Minh Thúy (2020), luận án tiến sĩ Tiểu thuyết nữ hải ngoại Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn hoá của Lê Thị Bích Hạnh

(2021) (trong đó dành một tiểu mục phân tích về căn tính di dân: “Tiểu thuyết nữ hải ngoại Việt Nam đương đại nhìn từ phạm trù kiến tạo và khẳng định bản ngã”)

Từ những công trình trên, có thể rút ra một số nhận định về hướng nghiên cứu

này ở Việt Nam:

Một là, vấn đề “căn tính” đã dần được tiếp cận bài bản, từ tìm hiểu khái niệm đến vận dụng để nghiên cứu trường hợp, mà xuất phát điểm là các lý thuyết phương Tây, như “cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson, khái niệm căn tính của

Trang 33

Paul Ricoeur, Alex Mucchielli, Proshansky, Anthony D Smith, Donald E Hall,

Judith Butler, v.v

Hai là, căn tính đã được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, như căn tính cộng đồng dân tộc gắn với văn hoá, tôn giáo (bài viết của Trần Thị Thục, Lê Thị Minh Thúy, Lê Ngọc Phương, Đỗ Thuỳ Anh), căn tính cá nhân gắn với không gian xã hội (Trần Tịnh Vy), không gian văn hoá - sắc tộc (Thái Phan Vàng Anh), với thời gian

lịch sử và ký ức (Đỗ Thùy Anh)

Ba là, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận căn tính theo quan điểm hiện đại, cách tân khi không chỉ trình bày biểu hiện căn tính mà hướng trọng tâm vào hành trình đi tìm

căn tính của nhân vật, cho đến việc kiến tạo căn tính, giải hủy căn tính

Bốn là, trong những công trình đã dẫn, chúng tôi nhận thấy có nhiều công trình chọn đối tượng nghiên cứu căn tính là những tác giả, tác phẩm thuộc dòng văn học di dân, như công trình của Phạm Văn Quang về Phạm Văn Ký, Trần Tịnh Vy về Lê Minh Hà và những nhà văn Đức gốc Việt, Thái Phan Vàng Anh về Linda Lê, Lê Thị Bích Hạnh và Đỗ Thùy Anh về các nhà văn nữ hải ngoại nói chung Ngoài ra, tạp chí

Nghiên cứu văn học, tháng 2-2023 đã dành một số cho chuyên đề “Văn học di cư –

bản sắc và những kiến tạo” với ba bài chính của Đỗ Thị Hường (“Văn học di cư – giới thuyết về khái niệm và một vài đặc trưng cơ bản”), Phùng Ngọc Kiên (“Những

“sự hiện diện” vắng mặt trong thế giới Linda Lê”) và Phạm Phương Chi (“Ám ảnh

về sự chia cắt quốc gia trong tiểu thuyết A Suitable Boy của Vikram Seth”) Tuy

không trực tiếp nghiên cứu căn tính, nhưng khi nghiên cứu đối tượng là văn học di cư/ di dân thì bản sắc/ căn tính luôn được nhắc đến Từ đó cho thấy hướng đi này

đang bắt đầu có triển vọng tại Việt Nam

Nhìn chung, hướng tiếp cận căn tính theo lý thuyết phương Tây đáp ứng được

xu thế hội nhập quốc tế trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam và bước đầu đã ghi nhận những đóng góp giá trị của các nhà nghiên cứu trẻ tiếp cận được với lý thuyết nước ngoài Tuy nhiên, vì đây vẫn là hướng đi mới, chỉ phát triển gần mười năm trở lại đây nên các bài nghiên cứu vẫn rải rác, đối tượng nghiên cứu chưa tập trung thành

Trang 34

quy mô lớn Dù vậy, nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc văn học di dân đang cho thấy nhiều tiềm năng với hướng tiếp cận căn tính, xuất phát từ việc Việt Nam thật sự có một bộ phận lớn văn học di dân chưa được khai thác nhiều, và vấn đề căn tính luôn gắn với di dân ở cả cấp độ cộng đồng và cá nhân do những hoàn cảnh lịch sử - địa chính trị Đó cũng là hướng tiếp cận của luận án: So với các nghiên cứu đi trước, chúng tôi trình bày tương đối toàn cảnh về lý thuyết căn tính và vận dụng phân tích trường hợp Viet Thanh Nguyen sao cho bao quát được nhiều biểu hiện nhất của căn

tính trong các tác phẩm của nhà văn

1.2 Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Viet Thanh Nguyen

Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua một số bài nghiên cứu về tác phẩm của Viet Thanh Nguyen theo hai cấp độ:

(1) Khái quát những hướng nghiên cứu tác phẩm của nhà văn mà chúng tôi tiếp cận được

(2) Trình bày sâu hơn về những kết quả đạt được với hướng nghiên cứu căn tính trong các tác phẩm về chiến tranh của ông

Về dẫn liệu để tổng hợp tình hình nghiên cứu tác phẩm của Viet Thanh Nguyen, chúng tôi chỉ sử dụng các bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí học thuật

uy tín, những công trình in thành sách và luận văn, luận án; còn những bài điểm sách, phỏng vấn, phê bình trên các báo không chuyên ngành, chúng tôi xin bỏ qua

1.2.1 Những hướng nghiên cứu đối với tác phẩm của Viet Thanh Nguyen

1.2.1.1 Hướng nghiên cứu phổ biến nhất đối với tác phẩm của Viet Thanh

Nguyen là tự sự học Có thể điểm qua một số công trình sau:

Judy Tzu-Chun Wu với bài báo “Remembering One Another’s Inhumanity:

On Viet Thanh Nguyen’s Vietnam War” (Ghi nhớ tính phi nhân về nhau: Về Chiến

tranh Việt Nam của Viet Thanh Nguyen) đăng trên Journal of American Studies (2018) đã làm rõ cách kể chuyện của hai tác phẩm The Sympathizer và Nothing Ever

Dies: kể chuyện theo cơ chế ghi nhớ ký ức và tạo ra ký ức của góc nhìn từ Mỹ và góc

Trang 35

nhìn từ Việt Nam Từ đó cho thấy cách thức nhà văn kể lại những câu chuyện chiến tranh chân thật, đó là: mở rộng về địa lý và thời gian biên niên của cuộc chiến Việt Nam, mở rộng hướng tiếp cận phi nhân của các bên tham chiến

Bài bình luận “Two Readings of Two Books by Viet Thanh Nguyen” (Hai bài đọc về hai cuốn sách của Viet Thanh Nguyen) của Hai Dang-Phan và Hao Phan trên

tạp chí Journal of Vietnamese Studies (2018) chọn bàn về một điểm nổi bật của mỗi

tác phẩm Hai Dang-Phan chú ý về nghệ thuật xây dựng “cốt truyện về trại cải tạo”

(reeducation plot) trong The Sympathizer Cốt truyện về trại cải tạo chủ yếu đóng vai

trò như một phương tiện cho tiến trình phát triển tư tưởng của nhân vật kể chuyện Cốt truyện này chủ yếu được xây dựng từ các cuộc đối thoại có sự va đập tư tưởng giữa các nhân vật, từ đó nhân vật được/bị biến đổi Tuy nhiên, cái nhìn của Hao Phan có phần xã hội học dung tục khi ông so sánh đối tượng phản ánh là người Việt tị nạn

trong hai tác phẩm Nothing Ever Dies và The Sympathizer không giống với trong

thực tế, dẫn đến kết luận rằng câu chuyện được kể từ quan điểm của một người Mỹ gốc Á hơn là một người Việt tị nạn

Sarah Chihaya với bài “Slips and Slides” (Trôi và trượt) in trong Publications

of the Modern Language Association of America (2018) trình bày độ “trượt” khỏi cái

khung tự sự đơn nhất để tạo thành tính đa dạng trong kể chuyện qua The Sympathizer

và Nothing Ever Dies Đó là sự đa dạng về thể loại: The Sympathizer là tiểu thuyết

gián điệp, tiểu thuyết chiến tranh, tiểu thuyết nhập cư, tiểu thuyết chính trị thì

Nothing Ever Dies là một luận thuyết về đạo đức, một tác phẩm phê bình văn học,

một cuốn sách du lịch, sách lịch sử, một thảo luận triết học về chiến tranh; một cuốn hồi ký Đó cũng là sự đa dạng về giọng kể và người kể chuyện: người kể chuyện hư cấu và phi hư cấu trong hai tác phẩm đều là “tôi” và “không phải tôi” Tính đa dạng dẫn đến sự trượt nghĩa giữa “cuộc chiến” (the war) và “cuộc chiến của tôi” (my war), cho thấy độ phức tạp của chiến tranh và ký ức

Tiểu luận De-Americanizing Viet Nam: The Representation of the “Vietnam

War” in Viet Thanh Nguyen’s The Sympathizer (Phi Mỹ hóa Việt Nam: Đại diện cho

Trang 36

“Chiến tranh Việt Nam” trong The Sympathizer của Viet Thanh Nguyen) (2018) do

Sousa e Silva Gaspar thuộc đại học Universidade da Coruña, Tây Ban Nha thực hiện,

chọn phân tích so sánh hình thức tự sự của Mỹ tiêu biểu qua bộ phim Apocalypse

Now và hình thức tự sự của The Sympathizer Tác giả đi từ so sánh nhân vật (một bên

là nhân vật chính luôn là người Mỹ da trắng, nam giới thì bên kia nhân vật chính là người Việt Nam) đến bút pháp (trong khi tự sự Mỹ tạo ra diễn giải sai về cuộc chiến

thì bút pháp hậu hiện đại của The Sympathizer lại thích hợp hơn để miêu tả cuộc chiến

phân mảnh) Mục đích của người viết là giải huyền thoại Mỹ về chiến tranh Việt Nam Góc nhìn này không có gì mới, tuy nhiên lại ghi nhận hướng nghiên cứu chiến tranh Việt Nam nói chung và tác giả Viet Thanh Nguyen nói riêng đã vượt biên giới

Mỹ và Việt Nam để được tiếp cận tại môi trường đại học nước ngoài

1.2.1.2 Trong các hướng nghiên cứu về thi pháp, thi pháp không gian được

triển khai trong bài viết “The Politics of Space: Vietnam as a Communist Heterotopia

in Viet Thanh Nguyen’s The Refugees” (Chính trị của không gian: Việt Nam như một

dị cảnh kiểu cộng sản trong The Refugees của Viet Thanh Nguyen) của tác giả Moussa Pourya Asl đăng tại The Southeast Asian Journal of English Language Studies

(2020) Dựa trên thi pháp không gian, bài viết lí giải quyền lực chính trị và tri thức

xã hội của hai phía Việt Nam và Mỹ trong The Refugees Dựa trên sáu nguyên tắc về không gian kiểu dị cảnh (heterotopic space) của Foucault, người viết ứng dụng vào

tác phẩm, phân thành các loại không gian: không gian khủng hoảng của người Việt bản xứ; không gian kết hợp của người Việt tị nạn trên đất Mỹ; không gian nhóm cộng sản ở Mỹ; không gian kết hợp thời gian; và không gian như một hệ thống đóng-mở

để vừa ngụy trang vừa muốn được công nhận Mô hình heterotopia tạo ra tri thức và

sức mạnh bằng cách sắp xếp lại không gian Bài báo này là một gợi ý quan trọng cho chúng tôi triển khai ý không gian tác động đến sự hình thành căn tính cộng đồng, nhưng chúng tôi không dựa trên ý thức hệ chính trị như tác giả bài viết mà dựa vào tính dân tộc và căn tính

1.2.1.3 Một hướng nghiên cứu khác không xuất phát từ hình thức nghệ thuật

tác phẩm mà căn cứ vào hệ hình xã hội học, là phép biện chứng duy vật Đó là công

Trang 37

trình “The Sympathizer: A Dialectical Reading” (The Sympathizer: Một cách đọc

biện chứng) của tác giả Anjali Prabhu đăng trên Publications of the Modern

Language Association of America (2018) Ba quy luật của phép biện chứng là thống

nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chuyển hoá giữa lượng và chất, phủ định của

phủ định được vận dụng phân tích trong The Sympathizer lần lượt là: mâu thuẫn và

đối lập trong giọng kể, chuyển hoá trong cốt truyện qua các hình thức tu từ, và phủ định của phủ định nơi sự phản tỉnh của người kể chuyện

Một công trình xã hội học khác, theo hướng nghiên cứu giới, là bài báo “The Reflective Process of the Perpetrator: Representations of Rape in Novels of C.N Adichie and V.T Nguyen” (Quá trình phản ánh của thủ phạm: những trình hiện về hành vi hiếp dâm trong tiểu thuyết của C.N Adichie và V.T Nguyen) của Omri

Cohen, đăng trên tạp chí NORMA (2022) – tạp chí chuyên nghiên cứu về tính nam,

thuộc nhà xuất bản Routledge Tác giả bài báo dựa trên lý thuyết nữ quyền, nghiên cứu phê bình nam giới và phê bình văn học để phân tích hành vi hiếp dâm, qua hai

tiểu thuyết The Sympathizer của Viet Thanh Nguyen và Half of a Yellow Sun của

Chimamanda Ngozi Adichie Những tình thế, tâm lý trước, trong và sau hành vi tội ác này được xem xét dưới góc nhìn của thủ phạm Tác giả cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa của việc miêu tả hành vi này dưới hình thức truyện và khả năng tạo ra những câu chuyện chống lại bạo lực tình dục

1.2.1.4 Hướng nghiên cứu cũng thiên về nội dung là phê bình ý thức của

Yu-yen Liu trong bài báo “Gesturing Beyond the Frames: Post-apocalyptic Sentiments

in Viet Thanh Nguyen’s The Sympathizer” (Biểu hiện vượt ngoài kết cấu: Cảm giác hậu khải huyền trong The Sympathizer của Viet Thanh Nguyen) in trong Inter-Asia

Cultural Studies (2019) Người viết xem Nothing Ever Dies là sự bổ sung không thể

thiếu khi đọc The Sympathizer, tác phẩm phi hư cấu là nền tảng lý thuyết cho tác phẩm hư cấu Nothing Ever Dies đưa ra nhiều góc nhìn về chiến tranh Việt Nam, sẽ được phản ánh lại qua góc nhìn của nhân vật chính trong The Sympathizer Nổi bật

lên là quan điểm cảm thông, tiếc thương và hòa giải, kể cả với kẻ thù – mà người viết gọi là “những cảm giác hậu khải huyền” (post-apocalyptic sentiments) Hậu khải

Trang 38

huyền được khơi gợi trong bối cảnh các câu chuyện chiến tranh được sắp xếp lại và viễn cảnh kết thúc chiến tranh được chuyển sang một ánh sáng mới Hậu khải huyền là một cảm giác bù đắp và giảm thiểu những mất mát, đau đớn trong chiến tranh

1.2.1.5 Hướng khai thác sinh động nhất, theo chúng tôi, là phê bình hậu thực

dân/ thuộc địa, vì đi sát vào vấn đề hậu chiến đặt ra trong các tác phẩm, và có cơ sở

từ tiểu sử tác giả và dòng văn học di dân mà tác giả thuộc về Tuy nhiên lại không

nhiều công trình bàn về đề tài này Luận văn thạc sĩ của Hoàng Bích Ngọc, Tác phẩm

Viet Thanh Nguyen từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa (2021), làm tại Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM, chọn khai thác theo hướng này Tác giả luận văn đặt các tác phẩm của Viet Thanh Nguyen trong bối cảnh văn học di dân Mỹ gốc Việt, xem xét ở các mặt nội dung và nghệ thuật Nổi bật là những nội dung: “căn cước lưỡng dạng” và “tâm thế tị nạn” Người viết đã trình bày nguyên nhân từ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân tạo thành tính nước đôi/ lai ghép trong căn tính của những người tị nạn và cách thức Viet Thanh Nguyen dùng thể hồi ký và tự truyện để khai thác đề tài Đây cũng là một trong những công trình quy mô đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tác phẩm của Viet Thanh Nguyen Tuy nhiên vì phạm vi phân tích rộng

(cả tác phẩm hư cấu và phi hư cấu, trừ The Committed), nên người viết chưa có dịp

đi sâu vào từng tác phẩm và những chi tiết đắt, và cũng chưa thật nêu bật bút pháp mới mẻ của tác giả trong việc khai thác tính chất “nước đôi”, “lưỡng dạng” của nhân vật

Điểm qua một số công trình trên, có thể thấy hướng nghiên cứu về tác phẩm của Viet Thanh Nguyen khá đa dạng, từ hình thức đến nội dung, từ tiếp cận theo khuynh hướng xã hội, tâm lý, chính trị, văn hóa đến văn học Đối với một nhà văn có tác phẩm trình làng mới vài năm trở lại đây, số lượng bài nghiên cứu như thế là phong phú, chủ yếu do danh tiếng của ông sau khi nhận giải thưởng Pulitzer cho tác phẩm

The Sympathizer, nên cũng dễ hiểu khi tác phẩm này được chú trọng nghiên cứu

Điều này cũng đồng nghĩa với các tác phẩm khác của nhà văn chưa được khai thác

nhiều, đặc biệt là The Committed do còn khá mới với độc giả nói chung

Trang 39

1.2.2 Hướng nghiên cứu căn tính đối với tác phẩm về chiến tranh của Viet Thanh Nguyen

(a) Căn tính như một phạm trù văn học

Một cái nhìn sơ lược về nghiên cứu căn tính nhân vật hư cấu có thể đọc thấy

trong chuyên đề The Problem of Fictional Character (Vấn đề về nhân vật hư cấu)

của giáo sư Jessica Hurley (2018) tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ Kết quả của chuyên

đề là loạt 21 bài luận và thảo luận của sinh viên đăng tải trên trang web của khóa học

The Sympathizer là một trong sáu tác phẩm được chọn làm đối tượng nghiên cứu

trong chuyên đề, và có đến 19/21 bài bàn luận trực tiếp về tác phẩm của Viet Thanh Nguyen, cho thấy mức độ thu hút và sự phù hợp của tác phẩm với yêu cầu của môn học, đó là: nhân vật văn học hư cấu ảnh hưởng thế nào đến “sự hình thành chủ thể và

đại diện cho sự hình thành chủ thể ở Hoa Kỳ đương đại” (Hurley, 2018) Những khía cạnh được bàn đến trong The Sympathizer là: thể loại bản tự thú (confession), giọng

điệu, đối thoại, ngôi kể, phân nhóm xã hội (social category), sự định vị (positionality),

sự trình hiện (representation), tính dục, bản thể (the self), lịch sử và ký ức trong mối quan hệ với bản thể, căn tính và chủng tộc (identity and race), căn tính và người khác,

tính lưỡng dạng (duality) trong căn tính Tuy nhiều vấn đề chỉ được khơi lên và chưa phân tích triệt để, nhưng cũng cho thấy một số hình dung nhất định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt đề tài căn tính chiếm vị trí quan trọng Chẳng hạn, bài “Constructing Identity Against those of Others in The Sympathizer” (Xây dựng căn tính đối lại những căn tính khác trong The Sympathizer) nhận định căn tính của

nhân vật được cấu thành bởi sự vắng mặt của nó Nghĩa là thông qua tính chất nước

đôi, không nhất quán của nhân vật chính (với hai khuôn mặt và hai tâm hồn), tác

Trang 40

phẩm khẳng định căn tính không phụ thuộc nhiều vào những phẩm chất và động lực

ổn định; mà khả năng “đồng cảm” với nhiều người và nhiều cách suy nghĩ khác nhau mới giúp ta nhận ra đầy đủ căn tính của chính mình Tương tự ý kiến này là bài “The

Role of Duality and Contradiction in Identity (in The Sympathizer)” (Vai trò của tính hai mặt và sự mâu thuẫn trong căn tính (trong The Sympathizer)), cho thấy sự gắn kết

và mâu thuẫn trong cộng đồng Mỹ Việt từ hai nhân cách nhân vật Tuy nhiên tính phức tạp trong hành động của nhân vật sinh ra từ tính cách hai mặt này cũng nhấn mạnh sự tàn phá và chia cắt nghiêm trọng cộng đồng trong chiến tranh, nhất là trong bối cảnh di tản, khi mỗi người chỉ lo được cho chính mình

(b) Căn tính như một phạm trù triết học

Đi từ biểu tượng cụ thể trong tác phẩm đến khái quát về căn tính bản thể (hay

căn tính cá nhân) là hướng nghiên cứu của Sean James Bosman trong bài “Nguyen’s Ghosts in The Sympathizer: Collapsing Binaries and Signalling Just Memory” (Những bóng ma của Nguyen trong The Sympathizer: Sụp đổ các nhị phân và báo hiệu ký ức công bằng) in trong ấn bản Scrutiny2: Issues in English Studies in Southern

Africa (2019) Người viết dựa vào quan điểm giải cấu trúc của Derrida về bóng ma:

bóng ma đưa ra một logic giải cấu trúc khi chúng là dạng thức hiện diện và vắng mặt đồng thời, chúng phá vỡ ranh giới giữa sự hiện diện và sự vắng mặt, và cũng phá vỡ

tiến trình hợp lý của thời gian Từ đây, người viết soi chiếu vào The Sympathizer,

nhận thấy tính chất không xác định của những bóng ma phá vỡ thế phân biệt đơn giản giữa kẻ xâm lược và nạn nhân, giữa người sống và người chết, và giữa bản thân và người khác Chính sự không xác định đó lại xác định căn tính của người kể chuyện ngôi thứ nhất giấu tên, lúc anh ta “sống cùng” những hồn ma Theo cách gọi của người viết thì những hồn ma đó có thể được coi là “những người tị nạn về mặt bản

thể” (ontological refugees) (tr.7)

(c) Căn tính như một phạm trù tâm lý học

Nhấn mạnh vai trò của ký ức trong nghiên cứu căn tính là bài viết của S J

Kala và A J Bernita: “A Sanctuary of Memory in Viet Thank[sic] Nguyen’s

Ngày đăng: 28/11/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w