1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị doanh nghiệp thương mại 1 trả lời câu hỏi

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại 1 Trả Lời Câu Hỏi
Tác giả Nguyễn Hòa Anh Thư, Hoàng Thị Thùy Dung, Nguyễn Hải Ly, Đường Hải Sáng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Trần Huyền Trang, Nguyễn Thị Tú, Phạm Thị Ngọc Yến
Người hướng dẫn TS. Vũ Hùng Phương
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 13,11 MB

Nội dung

Thuận lợi đến từ môi trường kinh tế quốc dân a Chính trị và luật pháp Cùng với nền chính trị tương đối ổn định, Việt Nam đã ban hành nhiều luật vàchính sách nhằm khuyến khích sự phát tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

□&□ HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Lớp học phần: TMKT1112(124)_02

Giảng viên hướng dẫn: TS VŨ HÙNG PHƯƠNG

Thành viên nhóm:

Trang 2

MỤC LỤC

A CÂU 1………

I Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam……….

II Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp thương mại quốc tế………

B CÂU 2………

I Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp thương mại………

II Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp sản xuất………

III So sánh sự khác nhau về mô hình quản lý……….

C CÂU 3………

I Tìm hiểu chung về ngành sầu riêng Việt Nam và sầu riêng Tây Nguyên………

II Lợi thế so sánh của Sầu riêng Tây Nguyên trong sản xuất - kinh doanh………

D CÂU 4………

I Yếu tố tạo nên mức bán kỷ lục của Casper Việt Nam………

II Cách điều hòa Aqua chinh phục khách hàng Việt………

III So sánh AQUA và Casper………

E CÂU 5………

I Tìm hiểu kênh phân phối của các công ty và so sánh………

II Các khoản chi phí liên quan đến kinh doanh thương mại của doanh nghiệp thương mại Khoản chi nào cần giảm, khoản chi nào nên tăng? Vì sao?

F CÂU 6………

I Rủi ro trong kinh doanh thương mại hiện nay tại thị trường trong nước………

II Rủi ro trong kinh doanh thương mại hiện nay tại thị trường quốc tế………

III Ví dụ cụ thể về rủi ro trong kinh doanh thương mại………

G CÂU 7………

I Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp như thế nào?

II Câu chuyện khởi nghiệp của 3 người bạn dám bỏ vùng an toàn để startup………

III Khởi nghiệp từ “Marketing 0 đồng” tới quỹ đầu tư………

IV Chàng trai 97 khởi nghiệp với trà sữa GOKY………

H CÂU 8………

I Tìm hiểu về thủ tục đăng ký doanh nghiệp thương mại………

II AURA BEAUTY……….

I CÂU 9……….

I Phản ứng cần có của Phú Thái trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường……….

II Phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo nguồn hàng và mua hàng của doanh nghiệp

III Lưu ý khi lựa chọn địa điểm xây dựng hệ thống nhà kho và thiết lập mạng lưới kho………

J CÂU 10………

I Phản ứng của doanh nghiệp thương mại Việt Nam khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo……….

II Phân tích chiến lược nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của WinCommerce……

K CÂU 11……….

I Nhận định về việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch………

II Những yếu tố làm thay đổi hành vi ở khách hàng của các công ty du lịch……….

III Những tiêu chí có thể phân đoạn thị trường du lịch………

IV Rào cản về hành vi - thái độ của người tiêu dùng Việt Nam cho phương án kinh doanh của

Trang 3

các công ty du lịch………

A CÂU 1

“Các vấn đề thuận lợi, khó khăn đối với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam/các nước khác là gì?”

I Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

1 Thuận lợi của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam tại thị trường Việt Nam 1.1 Thuận lợi đến từ môi trường kinh tế quốc dân

a) Chính trị và luật pháp

Cùng với nền chính trị tương đối ổn định, Việt Nam đã ban hành nhiều luật vàchính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại.Dưới đây là một số văn bản pháp luật quan trọng:

- Luật Doanh nghiệp (2020): Thuận lợi hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp

- Luật Đầu tư (2020): Ưu đãi đầu tư, Chính sách khuyến khích đầu tư

- Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017): Hỗ trợ tài chính; Hỗ trợ đào tạo tưvấn; Ưu tiên tham gia đấu thầu

- Luật Thương mại (2005): Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong các giao dịchthương mại

b) Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối khả quan trong những năm gần đây,qua đó gián tiếp phản ánh sức mua của người tiêu dùng sẽ ngày càng tăng, nhất làđối với các sản phẩm phục vụ cho tầng lớp thu nhập trung bình - thu nhập cao vàcác sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, du lịch giải trí

Kinh tế số tăng trưởng nhanh tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nhữngdoanh nghiệp sớm tham gia vào thị trường

c) Xã hội

Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, khả năng tiếp thu tri thức tốt dẫn tớinhu cầu về nhà ở, thực phẩm, các thiết bị điện tử - công nghệ… ngày càng cao

d) Công nghệ

Khả năng ứng dụng và phát triển công nghệ đang ngày một tiến bộ => mở

ra cơ hội cho các công ty công nghệ

AI và thực tế ảo sẽ là công nghệ hàng đầu của kỉ nguyên số, cần sớm nắmbắt cơ hội và đưa lĩnh vực này vào kinh doanh thương mại

e) Những thuận lợi khác

Trang 4

- Tăng cường hội nhập quốc tế: Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại

tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, RCEP, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mởrộng thị trường xuất khẩu và hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan

- Hạ tầng logistics phát triển: Hạ tầng giao thông và logistics tại Việt Nam ngàycàng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và pháttriển thương mại

1.2 Thuận lợi đến từ môi trường ngành

b) Người tiêu dùng

- Thị trường nội địa lớn: Với dân số gần 100 triệu người (08/2024), Việt Nam hiệnđang là một thị trường tiêu thụ lớn Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanhnghiệp thương mại trong nước

- Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng đếnchất lượng sản phẩm và dịch vụ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp cácsản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao

1.3 Thuận lợi từ môi trường nội bộ doanh nghiệp

a) Đa phần doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

- Những doanh nghiệp này thường có vốn đầu tư thấp, quy mô hoạt động nhỏ, vàtập trung vào thị trường nội địa, tuy nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngườidân

- Có tính linh hoạt cao do quy mô nhỏ với tổ chức đơn giản, có thể điều chỉnh môhình kinh doanh, sản phẩm, và chiến lược tiếp thị một cách linh hoạt để đáp ứngnhu cầu của khách hàng

b) Nguồn nhân lực

- Thuận lợi trong tìm kiếm nhân lực cho doanh nghiệp khi Việt Nam là nước cónguồn nhân lực trẻ khoảng 51,2 triệu người trong độ tuổi lao động, với quy môlớn, số lượng tăng nhanh hàng năm

Trang 5

- Chất lượng nguồn nhân lực (năng lực của cán bộ, công nhân viên) ngày càng đượcnâng cao thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, nângcao năng lực chuyên môn

- Sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn nhân lực thông qua việc sắp xếp, phân côngcông việc nhằm phát huy tối đa năng lực nhân viên

c) Tài chính - Kế toán

- Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức huy động vốn hợp pháp, đa dạng cóthể kể đến như như vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng ngânhàng…

- Phân bổ nguồn tài nguyên ngày càng hiệu quả theo mục tiêu, chiến lược kinhdoanh; cắt giảm chi phí không cần thiết; thường xuyên điều chỉnh và theo dõi đảmbảo tài nguyên được phân bổ hiệu quả…

- Có cơ hội tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản trị tàichính doanh nghiệp, như:

● Hệ thống quản trị tài chính tự động: Giúp đơn giản hóa quá trình quản lý tàichính của doanh nghiệp và giảm thiểu sai sót do con người gây ra

● Công nghệ Cloud: Giúp cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu tài chính củadoanh nghiệp trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí cho việc mua sắmphần cứng và phần mềm

● Công nghệ Blockchain: Giúp cải thiện quản lý tài sản, giảm thiểu rủi ro,tăng tính minh bạch và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu

● Công nghệ Big data và Data analytics: Giúp phân tích dữ liệu tài chính và

dự đoán xu hướng tài chính trong tương lai, từ đó giúp doanh nghiệp đưa racác quyết định tài chính chính xác hơn và nhanh chóng hơn

● Công nghệ AI và Machine learning: Giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng

và biến động của thị trường, cải thiện quá trình lập kế hoạch tài chính vàđưa ra các quyết định tài chính chính xác hơn

d) Marketing

- Sản phẩm: việc thu mua và quản lý hàng hóa việc từ lựa chọn nhà cung cấp đếnđàm phán giá cả và kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo hàng hóa được cung cấpđúng thời gian, đúng chất lượng và số lượng được diễn ra thuận tiện hơn khi thịtrường hàng hóa đầu vào ngày càng đa dạng

- Giá cả: từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dẫn tới giá thành hàng hóađầu vào thấp, làm tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp thương mại

- Phân phối: mạng lưới phân phối đa dạng: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, đồngthời hệ thống kênh phân phối cũng trở nên đa dạng hơn

Trang 6

- Xúc tiến bán: Các doanh nghiệp thương mại đã và đang xây dựng chiến lượcmarketing hiệu quả để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, bao gồm việc sử dụngcác kênh truyền thông, quảng cáo, và các chương trình khuyến mãi phù hợp; đồngthời quản trị mối quan hệ khách hàng qua hệ thống theo dõi, phân tích dữ liệukhách hàng CRM

2 Thuận lợi của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam tại thị trường quốc tế 2.1 Thuận lợi đến từ môi trường khu vực và quốc tế

a) Chính trị và luật pháp

- Các tổ chức trong khu vực và trên thế giới: Sự ra đời của các tổ chức trong khuvực và trên thế giới củng cố thêm mối liên kết bền chặt về kinh tế, chính trị, vănhoá, của các quốc gia Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích

từ lộ trình cắt giảm thuế quan của nhiều hiệp định song phương và đa phương

- Những điều luật quốc tế của các tổ chức quốc tế đã tạo ra một sân chơi công bằngcho các doanh nghiệp Việt

* Ví dụ: Sự xuất hiện của tổ chức WCO và bảng mã HS đã giúp quá trình xuất nhập khẩudiễn ra sôi động hơn

b) Kinh tế

- Toàn cầu hoá kinh tế và mô hình kinh tế đa cực nhiều trung tâm đang là xu hướngtất yếu Điều này giúp các quốc gia có cơ hội đầu tư nguồn lực phát triển thế mạnhcủa mình, đồng thời tận dụng được thế mạnh của các quốc gia khác và khẳng địnhthương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia

- Hệ thống ngân hàng thế giới và các tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu chính là cầu nối

để các doanh nghiệp Việt huy động được nguồn tài lực để phát triển các nguồn lựcnội bộ và vươn tới các thị trường tiềm năng

* Ví dụ: Đầu tháng 7 vừa qua, Techcom Securities phá vỡ kỷ lục huy động vốn quốc tếvới hợp đồng 175 triệu, điều đó chứng tỏ, toàn cầu hoá kinh tế đã giúp các doanh nghiệpphát huy được tiềm năng rất lớn

c) Xã hội

- Với sự phát triển của mạng xã hội, hệ thống giao thông trên toàn cầu, thời gian dichuyển qua lại giữa các quốc gia ngày càng ngắn, tạo điều kiện cho việc giao lưuvăn hoá giữa các quốc gia, chính sự giao lưu và học hỏi văn hoá lẫn nhau khiếnđời sống tinh thần ngày càng phong phú và nhu cầu tìm kiếm sản phẩm mới, hiệnđại, phù hợp ngày càng phát triển

* Ví dụ: Gạo từng là nguồn lương thực mà các quốc gia châu Á thường dùng trong cácbữa ăn, nhưng nhờ có sự giao thoa văn hoá nên gạo cũng đã trở thành nguồn lương thực

Trang 7

chính của người dân nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, giúp cho nhu cầu vềnguồn lương thực này ngày một tăng lên.

Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để tối ưu được chi phí và tối đa hoá lợi nhuận

b) Người tiêu dùng

Thị trường quốc tế rất rộng lớn, vậy nên lượng người tiêu dùng và các phân khúckhách hàng rất đa dạng, các doanh nghiệp thương mại có thể tập trung phân tích và phục

vụ một thị trường hoặc một phân khúc khách hàng nhất định để đem lại lợi nhuận

3 Khó khăn của doanh nghiệp thương mại Việt Nam tại thị trường Việt Nam

Thứ nhất, chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế Chất lượng hầu hết các loại cơ sở hạ tầng nhìn chung

chậm cải thiện, với xu hướng đi ngang hoặc thậm chí giảm trong năm qua So với nhữngquốc gia, Việt Nam đứng thứ 77 về chất lượng hạ tầng tổng thể, 103 về đường bộ, 83 vềcảng, 103 về vận tải hàng không và 87 về cung ứng điện Các kết quả này nhìn chungkém cạnh tranh hơn khi nhà đầu tư đặt lên bàn cân so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ,Indonesia, Malaysia hay Thái Lan

Thứ hai, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Thực tế, các doanh nghiệp phản ánh chi phí kinh doanh tại Việt Nam

hiện nay vẫn còn cao, gồm: các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính choNhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; chi phí vận tải, logistics Rào cản về chi phí kinhdoanh cao làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế Việt Nam

so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tạoviệc làm của nền kinh tế Ngoài ra sự xuất hiện của ngày càng nhiều các doanh nghiệpthương mại đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt trong nước

Thứ ba, Doanh nghiệp thương mại gặp khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu: Theo khảo sát của PwC, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn trong

thói quen chi tiêu của mình 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặthàng không thiết yếu; trong đó, 54% người tiêu dùng dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho cácloại hàng xa xỉ, chi tiêu cho du lịch chỉ còn 42%, và điện tử chỉ ở mức 38% Điều đókhiến cho hàng loạt các “ông lớn” trong ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã

Trang 8

liên tục báo lỗ, thậm chí đóng cửa rút khỏi thị trường Việt Nam Đơn cử, thương hiệutrung tâm thương mại Parkson đã "sập" khi tập đoàn bán lẻ từ Malaysia này thông báođang làm thủ tục phá sản tại Việt Nam Hay trong quý I/2023, hai ông lớn bán lẻ trongnước là Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) và Công ty cổ phần Bán lẻ kỹthuật số FPT (FRT) đều bị sụt giảm hơn 90% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái Ghinhận mức lợi nhuận quý thấp nhất trong nhiều năm qua.

Thứ tư, chất lượng các quy định pháp luật cũng ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp và sự hấp dẫn của môi trường đầu

tư Khảo sát doanh nghiệp hàng năm PCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán

được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật vàthực thi pháp luật Thời gian qua nổi lên vấn đề lạm dụng ban hành Thông tư, ban hànhQuy chuẩn kỹ thuật

Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới Các cơ quan Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tuân

thủ triệt để nhiều quy định quản lý dịch vụ trên mạng trong khi đó, các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại không đáp ứng các quy định này Điều này gây bấtbình đẳng trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp trong nước bị đội chi phí, kéo dàithời gian, công sức khi thực hiện các hoạt động kinh doanh

Thứ sáu, doanh nghiệp thương mại Việt Nam cũng đối mặt với những khó khăn lớn do biến động về chính trị: Các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi

vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ khiến nhiều tuyến vận tải biển toàn cầu phải đổi hướng Cáctàu buộc phải đi đường vòng để tránh khu vực này, dẫn đến thời gian vận chuyển kéo dàihơn và chi phí vận tải cũng như bảo hiểm gia tăng (Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giácước vận chuyển từ Việt Nam đến Bờ Đông nước Mỹ đã tăng vọt từ 2.600 đô laMỹ/container vào tháng 12/2023 lên 4.100-4.500 đô la Mỹ/container vào tháng 1/2024(tăng 58-73%) Giá cước sang châu Âu cũng ghi nhận mức tăng mạnh, chẳng hạn cước điHamburg (Đức) tăng gần gấp ba lần từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024) Hay nhữngxung đột kéo dài giữa Nga - Ukraina, Palestine - Isreal và một loạt các cuộc ám sát, bạoloạn lật đổ ở nhiều nước… đã đưa đến những rủi ro toàn cầu về lạm phát, tồn kho lớn, tỷgiá biến động, sức mua yếu và suy thoái kinh tế

4 Khó khăn của doanh nghiệp thương mại Việt Nam tại thị trường quốc tế

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới Các cơ quan Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam tuân

thủ triệt để nhiều quy định quản lý dịch vụ trên mạng trong khi đó, các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại không đáp ứng các quy định này Điều này gây bất

Trang 9

bình đẳng trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp trong nước bị đội chi phí, kéo dàithời gian, công sức khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, doanh nghiệp thương mại Việt Nam cũng đối mặt với những khó khăn lớn do biến động về chính trị: Các cuộc tấn công gần đây của phiến quân Houthi

vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ khiến nhiều tuyến vận tải biển toàn cầu phải đổi hướng Cáctàu buộc phải đi đường vòng để tránh khu vực này, dẫn đến thời gian vận chuyển kéo dàihơn và chi phí vận tải cũng như bảo hiểm gia tăng (Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giácước vận chuyển từ Việt Nam đến Bờ Đông nước Mỹ đã tăng vọt từ 2.600 đô laMỹ/container vào tháng 12/2023 lên 4.100-4.500 đô la Mỹ/container vào tháng 1/2024(tăng 58-73%) Giá cước sang châu Âu cũng ghi nhận mức tăng mạnh, chẳng hạn cước điHamburg (Đức) tăng gần gấp ba lần từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024) Hay nhữngxung đột kéo dài giữa Nga - Ukraina, Palestine - Israel và một loạt các cuộc ám sát, bạoloạn lật đổ ở nhiều nước… đã đưa đến những rủi ro toàn cầu về lạm phát, tồn kho lớn, tỷgiá biến động, sức mua yếu và suy thoái kinh tế

- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường quốc tế có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủlớn, đặc biệt là các doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển

- Khó khăn về tài chính: Nguồn vốn hạn chế khiến doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc mở rộng sản xuất và tìm kiếm đối tác nước ngoài

- Chất lượng sản phẩm: Một số sản phẩm chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, làmgiảm khả năng cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính

- Vấn đề logistics: Hệ thống logistics và vận chuyển còn hạn chế, dẫn đến chi phícao và thời gian giao hàng không ổn định

- Rào cản ngôn ngữ và văn hóa: Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa có thể gây khókhăn trong việc giao tiếp và thương thảo với đối tác quốc tế

- Thay đổi quy định và chính sách: Sự thay đổi thường xuyên trong quy định xuấtkhẩu của các nước nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

- Thiếu thông tin thị trường: Thiếu thông tin về thị trường quốc tế và xu hướng tiêudùng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh

II Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp thương mại quốc tế

1 Thuận lợi của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

1.1 Tiềm năng thị trường lớn

Việt Nam hiện có hơn 97 triệu người, trong đó một phần lớn là dân số trẻ Độ

tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, với nhiều người đang ở độ tuổi từ 25-40, là nhóm tiêu dùng

chính với nhu cầu cao về hàng hóa và dịch vụ Điều này tạo ra một thị trường tiêu dùng mạnh mẽ và tiềm năng tăng trưởng dài hạn

Trang 10

Đồng thời, với sự gia tăng thu nhập, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan

tâm đến chất lượng và thương hiệu của sản phẩm Các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe,giáo dục, công nghệ, và giải trí cũng tăng cao Điều này không chỉ tạo ra cơ hội cho cácdoanh nghiệp sản xuất và bán lẻ, mà còn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và giảipháp công nghệ

Hơn thế nữa, chính vì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn tới việc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, dự kiến sẽ chiếm khoảng 50% dân số vào

năm 2030 Tầng lớp này có khả năng chi trả cao hơn và có xu hướng tiêu dùng các sảnphẩm và dịch vụ cao cấp hơn Sự phát triển này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp các sản phẩm như điện tử, ô tô, thờitrang cao cấp, du lịch, và dịch vụ giải trí

Cụ thể, Unilever, tập đoàn đa quốc gia chuyên về hàng tiêu dùng, đã đầu tư

mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam từ những năm 1990 Với sự phát triển của tầng lớptrung lưu và nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Unilever đã mở rộng danh mục sản phẩm củamình, từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân đến các sản phẩm gia dụng Công ty đã thànhcông trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần lớn tại Việt Nam nhờ hiểu rõ thị hiếu

và nhu cầu của người tiêu dùng địa phương

1.2 Nhận được chính sách ưu đãi từ Nhà nước

Việt Nam cung cấp nhiều ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư nước ngoài Cụ thể, doanh nghiệp thương mại nước ngoài có thể được hưởng

mức thuế suất CIT ưu đãi nếu đầu tư vào các khu vực kinh tế đặc biệt hoặc ngành nghềđược khuyến khích Ví dụ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện

tử hoặc logistics có thể được giảm thuế suất CIT từ 20% xuống còn 10% trong một sốtrường hợp, cùng với việc miễn thuế trong những năm đầu hoạt động Đối với các doanhnghiệp thương mại nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam để phân phối, có thể được miễnthuế nhập khẩu đối với các sản phẩm không thể sản xuất trong nước hoặc các thiết bị cầnthiết cho hoạt động kinh doanh

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng hoàn thành quy trình đầu tư Việc cấp giấy

phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ liên quan được đơn giản hóa,giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí Đồng thời, cơ chế "một cửa" giúp cácdoanh nghiệp thương mại thực hiện các thủ tục hành chính tại một địa điểm duy nhất,giảm bớt sự phức tạp và mất thời gian

Cụ thể như là tập đoàn AEON của Nhật Bản là một trong những doanh nghiệp

thương mại nước ngoài đã hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Việt Nam Mặc dù lựclượng lao động phần lớn là trẻ, nhưng tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn ngày càng được

Trang 11

đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, được hưởngnhiều ưu đãi về thuế và hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc xin cấp phép và xâydựng cơ sở hạ tầng AEON Mall trở thành một trong những nhà bán lẻ nước ngoài thànhcông nhất tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu mua sắm và giải trí của tầng lớp trung lưu đangphát triển.

1.3 Thị trường có lực lượng lao động trẻ và chi phí thấp

Việt Nam có dân số trẻ với tỷ lệ lớn trong độ tuổi lao động Theo số liệu của

Tổng cục Thống kê, hơn 55% dân số nằm trong độ tuổi từ 15-54, và khoảng 70% dưới 35tuổi Điều này đảm bảo nguồn cung lao động dồi dào và bền vững cho các doanh nợcnâng cao nhờ vào hệ thống giáo dục phổ cập và các chương trình đào tạo nghề Việt Nam

đã đầu tư nhiều vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giúp cải thiện kỹ năng vànăng lực của người lao động, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệpnước ngoài Mức lương trung bình tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với nhiều quốc giatrong khu vực Theo báo cáo từ JETRO (Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản), mức lươngtrung bình của công nhân Việt Nam trong ngành sản xuất thường thấp hơn từ 40% đến60% so với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Điều này tạo ra lợi thếcạnh tranh về chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam

Với lực lượng lao động trẻ, có khả năng tiếp thu công nghệ và kỹ thuật mới mộtcách nhanh chóng, các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng triển khai các quy trìnhsản xuất tiên tiến, từ đó tăng năng suất và hiệu quả sản xuất Một ví dụ điển hình là cácnhà máy của Samsung tại Việt Nam, nơi họ đã áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại

và tận dụng tối đa lực lượng lao động trẻ, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao chấtlượng sản phẩm.Với lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp, các doanh nghiệp nướcngoài có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất mà không lo ngại về việc thiếu hụt nguồnnhân lực hoặc gánh nặng chi phí nhân công tăng cao Điều này cũng khuyến khích cácdoanh nghiệp thiết lập các cơ sở sản xuất quy mô lớn, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy

mô Cụ thể, Nike đã mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam và hiện nay, Việt Namchiếm hơn 50% sản lượng giày dép của tập đoàn này Lợi thế về lao động giá rẻ và năngsuất cao đã giúp Nike duy trì được chi phí sản xuất thấp trong khi vẫn đảm bảo chấtlượng sản phẩm cao

1.4 Cơ sở hạ tầng giao thông, logistics tại Việt Nam đang dần được cải thiện

Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông với nhiều dự ánquy mô lớn Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vàonăm 2025, sẽ là một trong những sân bay lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng phục vụ lêntới 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm khi hoàn thiện toàn bộ Hệthống đường cao tốc Bắc - Nam đang được đẩy mạnh xây dựng, kết nối các khu vực kinh

Trang 12

tế trọng điểm từ Bắc vào Nam, giúp rút ngắn thời gian di chuyển và tăng cường luânchuyển hàng hóa.

Các cảng biển lớn như Cái Mép - Thị Vải đang được nâng cấp để trở thành cảngnước sâu hiện đại, có khả năng tiếp nhận các tàu container siêu lớn, từ đó nâng cao nănglực vận tải biển của Việt Nam Các khu công nghiệp và trung tâm logistics cũng đangđược phát triển, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương, vàHải Phòng, giúp tăng cường khả năng xử lý và phân phối hàng hóa

Hạ tầng giao thông đang dần hoàn thiện, kết nối Việt Nam với các quốc gia lánggiềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia qua các hành lang kinh tế Đông - Tây và Bắc -Nam Điều này không chỉ tăng cường giao thương khu vực mà còn nâng cao vị thế củaViệt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Khi cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện, thời gian và chi phí vận chuyển hànghóa trong nước và quốc tế sẽ giảm đáng kể Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chiphí logistics, tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh Ví dụ, với hệ thống cao tốc Bắc -Nam, thời gian vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội và TP.HCM được rút ngắn từ 48 giờxuống còn khoảng 30 giờ, giảm chi phí vận tải và tổn thất do hư hỏng hàng hóa

Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài Khi hệ thống cảng biển và sân bay được nâng cấp, Việt Nam sẽtrở thành điểm đến hấp dẫn hơn trong mắt các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm các địađiểm sản xuất mới trong bối cảnh chi phí ở các quốc gia khác đang tăng cao Điều nàykhông chỉ tạo việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ

và dịch vụ logistics

Các doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn khi hạ tầng giao thông và logisticsđược cải thiện Khả năng vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả giúp doanh nghiệp đápứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đặc biệt là trong các ngành cần tốc độ như dệt may,điện tử và nông sản Chẳng hạn, các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể giảmthời gian vận chuyển, từ đó giữ được độ tươi ngon của sản phẩm, nâng cao giá trị và tăngcường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Ví dụ, Tập đoàn LG đã chọn Hải Phòng làm nơi đặt nhà máy sản xuất lớn củamình nhờ vào vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng cảng biển hiện đại Cảng biển LạchHuyện, một cảng nước sâu tại Hải Phòng, giúp LG dễ dàng xuất khẩu các sản phẩm điện

tử của mình ra toàn cầu với chi phí và thời gian thấp

2 Khó khăn của DN nước ngoài tại thị trường Việt Nam

2.1 Về hệ thống luật pháp và chính trị

a) Sự phức tạp và thay đổi liên tục của luật pháp

Trang 13

- Hệ thống luật pháp đa dạng: Việt Nam có một hệ thống luật pháp khá phức tạp,bao gồm Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Lao động, v.v Việcnắm vững toàn bộ hệ thống luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải dành nhiều thờigian và công sức.

- Thay đổi thường xuyên: Luật pháp Việt Nam thường xuyên được sửa đổi, bổ sung

để phù hợp với tình hình thực tế và các cam kết quốc tế Điều này có thể gây khókhăn cho doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin và tuân thủ pháp luật

b) Sự khác biệt về văn hóa pháp lý

- Cách hiểu và áp dụng luật: Cách hiểu và áp dụng luật pháp của cơ quan nhà nước

có thể khác nhau so với cách hiểu thông thường, dẫn đến những tranh chấp và bấtđồng

- Thủ tục hành chính: Các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp,cấp phép, xin giấy phép, v.v còn khá phức tạp và mất thời gian

c) Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp

- Thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài: Các vụ kiện thường kéo dài, gây ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2 Về văn hóa

a) Văn hóa tiêu dùng

- Thị hiếu đa dạng: Thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam rất đa dạng, đặc biệt là ởcác thế hệ trẻ

- Giá cả cạnh tranh: Người tiêu dùng Việt Nam thường rất quan tâm đến giá cả, đòihỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược giá cả phù hợp

b) Sự đa dạng về mặt văn hóa

- Việt nam có 54 dân tộc, do vậy văn hóa khá đa dạng văn hóa mỗi vùng miền,⇒mỗi dân tộc khác nhau gây khó khăn cho DN nước ngoài trong việc tìm hiểu⇒

2.3 Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông vận tải

- Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ: Mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển, sânbay chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông, đặcbiệt là ở các thành phố lớn Điều này làm tăng chi phí vận chuyển và kéo dài thờigian giao hàng

- Chất lượng đường xá: Nhiều tuyến đường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vẫncòn xuống cấp, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa

có trọng tải lớn

- Hệ thống cảng biển: Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số cảng biển vẫncòn hạn chế về công suất, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến việc thông quan hàng

Trang 14

b) Hệ thống thông tin

- Hệ thống thông tin hành chính: Thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà, chậm trễ,gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.hóa chậm trễ

2.4 Một số khó khăn khác

- Cạnh tranh gay gắt: Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương và quốc tế có

thể rất khốc liệt, yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải có chiến lược cạnhtranh hiệu quả

- Biến động tỷ giá: Thay đổi về tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và

chi phí hoạt động của doanh nghiệp quốc tế

- Yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn: Doanh nghiệp quốc tế phải đáp ứng các

tiêu chuẩn chất lượng và quy định của thị trường Việt Nam, đôi khi khác với tiêuchuẩn quốc tế

B CÂU 2

I Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp thương mại

1 Doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp dịch vụ tham gia vào chuỗi cung ứnggiá trị cho khách hàng để thu lợi nhuận Đó chính là tổ chức kinh tế được Nhànước thành lập hoặc thừa nhận, đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa, chuyênhoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

2 Mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp thương mại là gì?

- Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại là sự liên kết những cá nhân, bộphận, những quá trình hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề radựa trên các chức năng quản trị đã quy định

- Mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại là sự tổng hợp các bộ phậnkhác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa

và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định bố trí theo những cấp những khâukhác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đíchchung của doanh nghiệp

- Nguyên tắc tổ chức

+ Tổ chức bộ máy kinh doanh phải phù hợp với quy luật vận động vật chấtkhách quan của hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh Quy luật vận độngchung là quãng đường ngắn nhất, thời gian nhanh nhất, với chi phí ít nhất

Trang 15

+ Tổ chức bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp thương mại phải phù hợpvới quy mô, tính chất và loại hình kinh doanh.

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại quyếtđịnh tổ chức bộ máy kinh doanh

Trang 16

+ Mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng

+ Mô hình tổ chức kinh doanh theo sản phẩm

Trang 17

+ Mô hình tổ chức kinh doanh theo khu vực địa lý

Tuy nhiên, tựu chung lại, Thương mại – Dịch vụ có thể gói gọn lại ở một số mảngchính như sau:

(+) Bộ phận Mua hàng: Chịu trách nhiệm về thu mua hàng hóa để bán(trong trường hợp phân phối sản phẩm), nguyên vật liệu (trong trường hợpdoanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm)

(+) Bộ phận Kho: Quản lý số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu về kho từ bộphận Mua hàng, đảm bảo không thất thoát hàng hóa, đồng thời có tráchnhiệm điều chuyển hàng hóa đến các kho cần sử dụng

(+) Bộ phận Bán hàng: Nhận hàng điều chuyển từ các kho, thực hiện cáchoạt động giao dịch với khách hàng, nhằm mục tiêu bán được hàng hóa sảnphẩm

(+) Bộ phận Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng trước bán hàng

và sau bán hàng, đảm bảo nhiệm vụ giữ chân khách hàng, biến lead thànhkhách hàng, biến khách hàng thành khách hàng trung thành

Trang 18

(+) Bộ phận Marketing: Có trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyềnthông để tăng mức độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng đến vớisản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

(+) Bộ phận Nhân sự: Nhiệm vụ của bộ phận Nhân sự là tuyển người vàgiữ người tài cho doanh nghiệp Để giữ chân người tài, bộ phận Nhân sự vàlãnh đạo các phòng ban cần có cơ chế tăng lương, thưởng, thăng chức hợp

lý Cơ chế này được thực hiện dựa vào việc đánh giá KPI hàng tháng vàhàng năm của CBCNV

(+) Bộ phận Kế toán: Bộ phận Kế toán trong doanh nghiệp Thương mại –Dịch vụ có nhiệm vụ kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, đảmbảo độ chính xác của các nghiệp vụ, tránh thất thoát tiền

(+) Bộ phận IT: giúp doanh nghiệp kiểm soát và lưu trữ toàn bộ thông tintrong doanh nghiệp, đảm bảo đường truyền mạng internet hoạt động ổnđịnh

(+) Ngoài các bộ phận chính kể trên, tùy theo mô hình hoạt động từngdoanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xuất hiện thêm một số bộ phận nhưPhòng Tài chính, phòng Quản lý dự án, phòng Nghiên cứu và Phát triển,…

3 Mô hình tổ chức quản lý của Shopee

Giới thiệu: Shopee là một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực

Đông Nam Á có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây làGarena), được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông Shopee được giới thiệu lầnđầu ở Singapore vào năm 2015 và được người dùng đánh giá là phù hợp với thị trườnghoạt động hiện tại Nền tảng này cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến dễ dàng, thuậntiện và nhanh chóng cho cả người bán và người mua hàng.Shopee hiện đã có mặt tại 7quốc gia khu vực Châu Á: Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philippines và đặcbiệt ngày 8/8/2016, Shopee đã chính thức ra mắt tại Việt Nam

Cơ cấu tổ chức quản lý của Shopee

Trang 19

Đứng đầu công ty là giám đốc điều hành (hay còn gọi tắt là CEO) Dưới giám đốcđiều hành còn có giám đốc vận hành, giám đốc thương mại và giám đốc tài chính Tất cảcác phòng ban đều trực thuộc sự quản lý của ban giám đốc Các phòng ban này được bốtrí chuyên môn hóa, từ đó phát huy được tối đa được năng lực hoạt động chuyên môn Cụthể:

+ Phòng tổ chức - hành chính: Thuộc bộ máy quản lý, điều hành của Shopee

Bộ phận này ko chỉ mang trọng trách tham mưu cho lãnh đạo về công tácnhân sự mà còn có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thưhành chính và quản lý tài sản cho cơ quan

+ Phòng nhân sự: Quản trị nhân sự là hoạt động chiến lược quan trọng củaShopee Shopee thường xuyên tổ chức chương trình đào tạo chuyênnghiệp, bổ ích để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ chonhân viên

+ Phòng quản trị thiết bị: Bởi công nghệ luôn được vật chất hóa dưới hìnhthức các trang thiết bị và phương pháp sản xuất, phương án tổ chức sảnxuất kinh doanh nên quản lý sử dụng trang thiết bị đồng thời cũng là cáchthức để quản lý việc khai thác, cải tiến và đổi mới, hoàn thiện công nghệ.+ Phòng Marketing: Có nhiệm vụ tiếp thị và quan hệ công chúng, xây dựng

và phát triển các dự án,…

Trang 20

+ Phòng quan hệ quốc tế: Thực hiện công tác đối ngoại, điều phối các dự án

ở các nước khác nhau… nhằm phát triển doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế.+ Phòng chăm sóc khách hàng: Shopee luôn nỗ lực tiên phong mở rộng hệsinh thái kỹ thuật số tích hợp trên nền tảng, ngoài ra còn tiếp tục hoàn thiệntrải nghiệm với hệ thống thanh toán kỹ thuật số đa dạng…

+ Phòng tài chính - kế toán: Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tàisản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quảkinh doanh theo quy định nội bộ của shopee, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạtđộng kinh doanh

Trang 21

Phân tích ưu nhược điểm

Trang 22

- Ưu điểm:

+ Công ty đã kết hợp được chuyên môn hóa và tổng hợp hóa một cách linh hoạt.Nhờ tổng hợp hoá mà ban giám đốc đã quản lý được tổng thể mọi hoạt động củacông ty

+ Mỗi bộ phận chỉ chịu trách nhiệm trong lĩnh vực mình hoạt động, đi sâu vàonghiên cứu chuyên môn do đó tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động Nhờchuyên môn hóa mà công ty có nhiều phòng ban chức năng tạo điều kiện cho nhânviên công ty có thể lựa chọn cho họ những công việc và những vị trí phù hợp vớinăng lực của họ

- Nhược điểm:

+ Thành phần ban giám đốc chỉ có 4 người nhưng phải đảm nhận khối lượng côngviệc lớn dẫn đến tình trạng quản lý không hiệu quả, một số công việc bị xao nhãngkhông được quan tâm giải quyết một cách đúng mức

+ Các nhiệm vụ bị chia cắt thành nhiều khâu nhỏ, tách rời nhau nên mỗi người ởmỗi bộ phận chỉ chịu trách nhiệm về một khâu dẫn đến việc giảm sút trong khảnăng sáng tạo của người lao động, khiến họ nhanh chóng cảm thấy công việc củamình nhàm chán

II Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp sản xuất

1 Khái niệm doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp chuyên về các hoạt động sản xuất, tạo ranhững sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng Doanhnghiệp sản xuất là mắt xích quan trọng, then chốt trong chuỗi vận hành kinh tế: sản xuất,phân phối, đàm luận và tiêu dùng

Quản lý doanh nghiệp sản xuất là một giai đoạn của hoạt động tổ chức sản xuất kinhdoanh, gắn liền với các khu vực nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp Người đảmnhận công tác quản lý sản xuất sẽ tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến

độ sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về

số lượng, tuân thủ tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch

2 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp sản xuất

Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của ngành nghề sản xuất, mỗi công ty sẽ có một môhình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt Dựa trên tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chứcquản lý sản xuất, doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:

Trang 23

○ Điều hành dây chuyền sản xuất

○ Kiểm soát chất lượng sản phẩm

○ Bảo trì máy móc thiết bị

○ Cải tiến quy trình sản xuất

○ Bảo trì và sửa chữa máy móc thiết bị

○ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Trang 24

○ Kiểm soát chi phí

○ Lập báo cáo tài chính

○ Đánh giá nhân viên

○ Quản lý lương thưởng

3 Mô hình tổ chức quản lý của Vinamilk

3.1 Các cấp trong cơ cấu tổ chức Vinamilk

Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theothứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhânviên

a) Đại hội đồng cổ đông

Trang 25

Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông –những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết.Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đại hội cổ đông

sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên cácđịnh hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết địnhsửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty Một số quyền hạn khác của hội đồng cổđông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soáthay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty

b) Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chứcVinamilk Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đềliên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đạihội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, baogồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông

Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ,tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thànhChủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê ThịBăng Tâm

c) Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là ngườiđiều hành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịutrách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người

đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và

xã hội Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu

tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồngthời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấntượng

d) Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tínhtrung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinhdoanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báocáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vịnày sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc

Từ sơ đồ trên, ta xác định được cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk thuộc kiểu cơcấu hỗn hợp, cụ thể là trực tuyến và chức năng

Trang 26

- Đối với cơ cấu trực tuyến: ở mỗi cấp trong sơ đồ chỉ có duy nhất một cấp trên trựctiếp Ví dụ Tổng giám đốc chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trướcHĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Ngoài ra, các đơn vịchức năng làm nhiệm vụ chuyên môn được chỉ đạo và giám sát bởi tổng giám đốc.

- Đối với cơ cấu chức năng: các phòng ban ở công ty Vinamilk được chia theo từngchức năng riêng biệt, chẳng hạn như phòng hoạch định chiến lược hay phòngcông nghệ thông tin

3.2 Ưu, nhược điểm cơ cấu tổ chức Vinamilk

● Ưu điểm

- Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk sẽ nhận chỉ thị trực tiếp từ mộtcấp lãnh đạo cấp trên Điều này nghĩa là công việc được tập trung về một đầu mốiduy nhất, nhân viên dễ dàng trao đổi và báo cáo

- Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn hóangành nghề theo từng chức năng, vị trí đang đảm nhiệm

- Việc phân cấp rõ ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồnnhân lực

- Cơ cấu tổ chức minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra các côngviệc hàng ngày chặt chẽ, liên tục hơn

- Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề về mục tiêu doanh số, chiến lược

III So sánh sự khác nhau về mô hình quản lý

1 Sự khác nhau về mô hình tổ chức quản lý

Nội dung Doanh nghiệp TM - DV Doanh nghiệp Sản xuất

Tập trung Tập trung vào mối quan hệ

Trang 27

- Thu thập phản hồi, cá nhân hóadịch vụ, và không ngừng nângcao trải nghiệm khách hàng.

- Các doanh nghiệp này thường

sử dụng các công cụ như CRM

để quản lý thông tin khách hàng

và triển khai các chiến lược tiếpcận dựa trên dữ liệu

trình sản xuất, nhằm giảm chiphí, tăng năng suất và đảm bảochất lượng sản phẩm

- Đầu tư mạnh vào công nghệ, tựđộng hóa, và quản lý chuỗi cungứng để tối thiểu hóa lãng phí vàtối đa hóa hiệu quả

- Chú trọng đến việc quản lýnguồn lực, từ nguyên liệu đầuvào đến nhân lực và thiết bị,nhằm đảm bảo mọi yếu tố trongquá trình sản xuất đều hoạt độngmột cách hiệu quả nhất

Năng lực tổ

chức

Tổ chức trực tuyến - chức năng hoặc theo dự án:

- Tổ chức theo các chức năng

(kế toán, tiếp thị, nhân sự, ): các

bộ phận được phân chia rõ ràng

để đảm bảo mỗi bộ phận chịutrách nhiệm một lĩnh vực cụ thể,cũng như đảm bảo mọi khíacạnh của doanh nghiệp đều đượcquản lý chuyên nghiệp và hiệuquả

- Tổ chức theo dự án (đặc biệt

trong các lĩnh vực như tư vấn,công nghệ thông tin, hoặc quảngcáo): các nhóm làm việc sẽ đượcthành lập để giải quyết các dự án

cụ thể, nhằm linh hoạt trong việcđáp ứng yêu cầu đặc thù củakhách hàng, cũng như tối ưu hóanguồn lực để đạt được kết quảtốt nhất cho mỗi dự án

Tổ chức theo sản phẩm hoặc dòng sản phẩm hoặc theo dây chuyền:

- Tổ chức theo sản phẩm hoặc dòng sản phẩm: Mỗi sản phẩm

hoặc dòng sản phẩm sẽ có mộtnhóm chuyên trách, bao gồm các

bộ phận từ thiết kế, sản xuất, đếnkiểm soát chất lượng Điều nàycho phép doanh nghiệp tập trungvào việc cải tiến kỹ thuật và nângcao hiệu suất cho từng sản phẩm

cụ thể, đồng thời dễ dàng quản lýchuỗi cung ứng và phân phối

- Tổ chức theo dây chuyền sản xuất: Cấu trúc này cho phép

doanh nghiệp tối ưu hóa từng giaiđoạn của quá trình sản xuất, từnhập nguyên liệu, lắp ráp, đếnkiểm tra cuối cùng Sự phân công

rõ ràng và chuyên môn hóa caotrong từng khâu sản xuất giúp

Trang 28

tăng năng suất và giảm thiểu rủi

ro trong quá trình sản xuất hàngloạt

Mô hình quản

Mô hình linh hoạt: Do tính chất

thường xuyên thay đổi của yêucầu khách hàng, doanh nghiệpdịch vụ thường cần một mô hìnhlinh hoạt để đáp ứng nhanhchóng

- Mô hình này thường cho phépdoanh nghiệp dễ dàng điềuchỉnh các quy trình, nguồn lực,

và chiến lược để phù hợp với cácyêu cầu mới từ thị trường hoặc

từ khách hàng

- Sự linh hoạt còn thể hiện quakhả năng thay đổi cấu trúc tổchức, phân bổ nhân sự cho các

dự án ngắn hạn, hoặc điều chỉnhdịch vụ theo phản hồi kháchhàng Điều này giúp doanhnghiệp duy trì sự cạnh tranh vàtăng cường khả năng đáp ứngnhanh chóng trước những thayđổi của thị trường

Mô hình quản lý hiệu suất: Mô

hình quản lý trong doanh nghiệpsản xuất thường tập trung vàoviệc đảm bảo hiệu suất và chấtlượng của quy trình sản xuất

- Mục tiêu chính là giảm thiểu

lãng phí, tối ưu hóa việc sử dụngnguồn lực, và duy trì chất lượngsản phẩm ở mức cao nhất có thể

- Quản lý chuỗi cung ứng là một

phần quan trọng của mô hìnhnày Điều này bao gồm việc lập

kế hoạch sản xuất, quản lý tồnkho, và phối hợp với các nhàcung cấp để đảm bảo nguyên vậtliệu và linh kiện luôn sẵn có đúngthời điểm Hệ thống quản lý nàygiúp doanh nghiệp đảm bảo sựliên tục trong sản xuất, giảmthiểu thời gian chết và đáp ứngcác tiêu chuẩn chất lượng khắtkhe

Quy trình

quản lý

Doanh nghiệp thương mại cóhoạt động quản trị với một sốđơn vị liên quan khác như : nhàcung cấp , bộ

phận mua hàng , nhập kho và đốitác phân phối …

→ Cần phải tìm hiểu hoạt độngmua hàng của doanh nghiệp vàquản trị mua hàng là điều cần

Quản lý Sản xuất đề cập đến việc

áp dụng các nguyên tắc quản lývào chức năng sản

xuất trong nhà máy Nói cáchkhác, quản lý sản xuất liên quanđến việc áp dụng kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểmsoát quá trình sản xuất

Trang 29

thiết và cần được phối hợp giữacác Bộ phận Kế hoạch - Muahàng , bộ phận Kế toán , BanLãnh đạo

2 So sánh hai doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ cụ thể

Nội dung so

sánh

Vinamilk (Doanh nghiệp sản xuất)

Shopee (Doanh nghiệp TM - DV)

Phân chia mô

Các bộ phận sản xuất, nghiêncứu phát triển (R&D), và quản lýchất lượng là trọng tâm

Tập trung vào nền tảng thương mại điện tử, vận hành

hệ thống và quản lý trải nghiệm người dùng

Các bộ phận công nghệ,marketing, chăm sóc khách hàng

và logistics đóng vai trò chủchốt

Cách thức

phân chia tổ

chức quản lý

Cấu trúc tổ chức theo chức năng với các phòng ban chuyên

môn như sản xuất, R&D, kiểmsoát chất lượng

Mô hình phân cấp với sự kiểmsoát chặt chẽ từ trung ương đếncác nhà máy sản xuất

Cấu trúc tổ chức phẳng hơn, linh

hoạt với sự phân chia theo dự

án, sản phẩm, và khu vực địa

Tổ chức theo mô hình ma trận,kết hợp giữa các bộ phận chứcnăng và đội dự án

Linh hoạt hạn chế hơn, chủ yếu

trong R&D và thích ứng với yêucầu thị trường

Tính linh hoạt cao, có khả năng

thay đổi nhanh chóng theo yêucầu thị trường và người dùng

Trang 30

lý chuỗi cung ứng và quy trìnhsản xuất từ nguyên liệu thô đếnsản phẩm hoàn thiện

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữacác bộ phận sản xuất, kiểm soátchất lượng và phân phối

cao, chủ yếu liên quan đến quản

lý nền tảng công nghệ, trảinghiệm người dùng, và logistics.Yêu cầu sự phối hợp giữa côngnghệ, marketing, logistics, vàchăm sóc khách hàng

Tập trung vào sự đổi mới, sángtạo và tốc độ Văn hóa doanhnghiệp trẻ trung, năng động vàhướng đến khách hàng

Tập đoàn Vinamilk tập trung vào sản xuất và kiểm soát chất lượng với một cấu trúc tổ chức chặt chẽ và ổn định, trong khi Shopee có mô hình quản lý linh hoạt và phân chia theo dự án để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong ngành thương mại

điện tử

Nội dung so

sánh

Vinamilk (Doanh nghiệp sản xuất)

Shopee (Doanh nghiệp TM - DV)

Đại hội đồng

cổ đông

Là công ty đại chúng niêm yếttrên sàn chứng khoán, Vinamilk

có Đại hội đồng cổ đông

(ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất ĐHĐCĐ của Vinamilk quyết định các vấn đề quan trọng như phương hướng

phát triển, phân chia lợi nhuận,

và bầu chọn các thành viên Hộiđồng quản trị (HĐQT) và Bankiểm soát (BKS)

Là một phần của Tập đoàn SeaGroup, Shopee cũng có Đại hộiđồng cổ đông, nhưng ở cấp tậpđoàn ĐHĐCĐ ở đây đóng vaitrò trong việc quyết định chiếnlược phát triển dài hạn và phân

bổ nguồn vốn giữa các công tycon, bao gồm Shopee

Ban kiểm soát Ban kiểm soát (BKS) có vai trò

giám sát hoạt động của HĐQT

Ban kiểm soát hoạt động ở cấptập đoàn, với mục tiêu đảm bảo

Trang 31

và Ban giám đốc (BGĐ) để đảmbảo sự minh bạch và tuân thủpháp luật BKS đánh giá hiệuquả hoạt động tài chính và cácbáo cáo tài chính hàng năm củacông ty.

các hoạt động của Shopee và cáccông ty con khác tuân thủ quyđịnh pháp luật và các chính sáchnội bộ, cũng như giám sát tínhminh bạch trong quản trị doanhnghiệp

Ban giám đốc Ban giám đốc bao gồm các giám

đốc điều hành chịu trách nhiệm

về hoạt động hàng ngày của công

ty, từ sản xuất, tiếp thị, đến tàichính Thực hiện chiến lược kinhdoanh đã được HĐQT phê duyệt

và báo cáo trực tiếp cho HĐQT

Ban giám đốc của Shopee chịutrách nhiệm quản lý và điềuhành tất cả các hoạt độngthương mại điện tử, bao gồmphát triển công nghệ, marketing,

và logistics

Đảm bảo nền tảng và các dịch

vụ liên quan hoạt động mượt mà

và hiệu quả, đồng thời báo cáotrực tiếp cho lãnh đạo tập đoànSea Group

Phòng kinh

doanh

Phòng kinh doanh tập trung vào

việc mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển kênh phân phối và

xây dựng mối quan hệ với cácnhà bán lẻ, đại lý Mục tiêu làtăng trưởng doanh số bán hàng

và thị phần

Phòng kinh doanh của Shopee

chủ yếu tập trung vào việc thu hút và hỗ trợ các nhà bán hàng trên nền tảng, tối ưu hóa

chiến lược bán hàng và cácchương trình khuyến mãi đểtăng cường lưu lượng truy cập

và doanh thu cho nền tảng

Trang 32

Phòng truyền

thông

Phòng truyền thông chịu tráchnhiệm xây dựng hình ảnh thươnghiệu, quản lý quan hệ côngchúng, và thực hiện các chiếndịch marketing truyền thống và

kỹ thuật số để tăng cường nhậndiện thương hiệu và thúc đẩydoanh số

Phòng kỹ

thuật

Phòng kỹ thuật tại Vinamilk liênquan đến các hoạt động sản xuất,bảo trì thiết bị, và nghiên cứu &

phát triển (R&D) sản phẩm mới

Đây là các hoạt động trọng tâm

Phòng hỗ trợ

khách hàng

Phòng hỗ trợ khách hàng củaShopee rất quan trọng, giúp giảiquyết các vấn đề mà người dùnggặp phải, từ việc xử lý đơn hàng,hoàn tiền, đến giải quyết tranhchấp Bộ phận này hoạt động24/7 để đảm bảo sự hài lòng củakhách hàng

Phòng nhân

sự

Chịu trách nhiệm về tuyển dụng,đào tạo, quản lý hiệu suất, và

Tập trung vào việc tuyển dụng

và giữ chân nhân tài, đặc biệt

Trang 33

phát triển nhân lực để đảm bảorằng công ty có đội ngũ nhânviên chất lượng cao và ổn định.

trong các lĩnh vực công nghệ vàmarketing số Họ phải liên tụcthích ứng với môi trường làmviệc thay đổi nhanh chóng trongngành thương mại điện tử

I Tìm hiểu chung về ngành sầu riêng Việt Nam và sầu riêng Tây Nguyên

1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng ở nước ta

Sầu riêng là cây ăn trái đặc sản của của vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở vùng ĐôngNam Á và được nhân giống ở nhiều nơi như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,Myanmar, Philippine, Campuchia, Lào, ngoài ra còn trồng ở Ấn Độ, Srilanca, Brunei.Sầu riêng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏelàn da, củng cố độ chắc khỏe của xương, phòng và làm dịu chứng đau đầu,

Sầu riêng được trồng nhiều ở Đông Nam Á Thái Lan là quốc gia trồng và xuấtkhẩu sầu riêng lớn nhất thế giới Nước ta hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăngbình quân 24,5% - mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực TâyNguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng hơn 50.000 ha, tiếp đến làĐồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung

Sầu riêng đang phát triển rất mạnh trong tất cả các nước trong khu vực Đông Nam

Á nhưng thị trường xuất khẩu chỉ tập trung chủ yếu vào Trung Quốc Năm 2023, ViệtNam là quốc gia đứng thứ 4 trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc với 420 triệuUSD Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, khi được xuất khẩu chính ngạch, hàng Việt đãvươn lên vị trí thứ 2 (sau Thái Lan) với kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với cả năm2022

Trang 34

2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng Tây Nguyên

Nguồn Vietnamplus

- Diện tích trồng sầu riêng:

+ Tây Nguyên hiện là khu vực có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Việt Namvới 51.400 hecta Sản lượng sầu riêng của khu vực này đạt 336.400 tấn,chiếm 40,4% diện tích và 39,6% sản lượng trên toàn quốc Trong đó, tỉnhĐắk Lắk dẫn đầu với khoảng 15.000 hecta, tiếp theo là Lâm Đồng với gần14.000 hecta, Đắk Nông 5.000 hecta và Gia Lai 4.000 hecta

+ Với diện tích trồng lớn như vậy, Tây Nguyên có khả năng sản xuất lượnglớn sầu riêng Cụ thể, Đắk Lắk hiện có sản lượng hàng năm khoảng150.000 tấn và dự kiến tăng lên 300.000 tấn vào năm 2030 Tỉnh LâmĐồng cũng đạt gần 100.000 tấn sầu riêng mỗi năm

- Giống sầu riêng phổ biến ở Tây Nguyên: Ở Tây Nguyên, hai giống sầu riêng phổbiến và được ưa chuộng là RI6 và Monthong (còn gọi là Thái hay Dona)

+ Giống RI6, có nguồn gốc từ xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, nổi bậtvới trái hình tròn, cơm vàng đậm và dẻo, có mùi thơm đặc trưng nhưng vỏmỏng Điều này làm cho việc bảo quản không lâu, thường chỉ phù hợp vớithị trường nội địa Hiện nay, giống này chủ yếu được trồng ở miền TâyViệt Nam

+ Giống Monthong, được nhập khẩu từ Thái Lan, có đặc điểm là trái xanh,hình dáng hơi dài, cơm dẻo và ráo, vị thơm vừa phải, vỏ dày giúp bảo quảnđược lâu, phù hợp với việc xuất khẩu Giống này được trồng nhiều ở Miền

Trang 35

và miền Đông, nếu giống Monthong thụ phấn với Chanee sẽ thu hoạch sau

4 tháng, trong khi ở Tây Nguyên cần 4,5 đến 5 tháng

+ Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn có một số giống sầu riêng nội địa khác nhưSữa hạt lép cơm vàng 9 Hóa, mặc dù có chất lượng ngon nhưng do chínnhanh và nhão, nên không được trồng rộng rãi

- Thời vụ thu hoạch: Thời vụ thu hoạch bắt đầu ở ĐBSCL từ tháng 4 - 6, tiếp theo

là miền Đông Nam bộ thu hoạch từ tháng 5 - 7 và Tây nguyên từ tháng 8 - 10 Tuynhiên, do lợi thế quản lý được nước và áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa, ở ĐBSCL cóthể sản xuất rải vụ quanh năm

II Lợi thế so sánh của Sầu riêng Tây Nguyên trong sản xuất - kinh doanh

1 So với các đối thủ trong nước

Ở trong nước, sầu riêng Tây Nguyên cạnh tranh với sầu riêng được trồng ở khu vựcĐBSCL, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên

● Tây Nguyên là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng (600- 800m sovới mực nước biển), địa hình dốc, từ Đông sang Tây thoải dần Có nhiều sôngchảy về các vùng lân cận, là nơi bắt nguồn của các con sông lớn như Đồng Nai,sông Ba, sông Sê San…

=> Thích hợp trồng sầu riêng vì cây sầu riêng thường sinh trưởng và phát triển tốt

ở độ cao từ 30 – 300 mét so với mực nước biển, cây sẽ phát triển ở mức bìnhthường với độ cao dưới 800 mét

● Khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa và mùa khô rõrệt Sầu riêng yêu cầu khí hậu ấm áp, với nhiệt độ trung bình từ 25-35°C Mùamưa dài và lượng mưa đủ giúp cung cấp nước cần thiết cho cây phát triển

● Đất đai: Tây Nguyên có đất đỏ bazan rất màu mỡ, giàu khoáng chất và tơi xốp, rất

lý tưởng cho việc trồng cây ăn quả như sầu riêng Đất bazan giữ nước tốt và cungcấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

● Sông ngòi: Tây Nguyên là khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên cótiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện cả nước) => nước cho tưới tiêutrồng trọt, vào mùa khô có đủ nước dự trữ cho trồng trọt

=> TN có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đỏ bazan phì nhiêu, khí hậu phùhợp, và diện tích đất rộng lớn, giúp giảm thiểu sử dụng phân bón và bảo vệ thực

Trang 36

vật Trong khi đó các vùng ở ĐBSCL đối mặt với ngập mặn, còn Đông Nam Bộthì đất hẹp hơn

- Lợi thế về giá thành:

+ Chi phí sản xuất:

● Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đỏ bazan phìnhiêu, khí hậu phù hợp, và diện tích đất rộng lớn Những yếu tố nàygiúp giảm thiểu chi phí đầu vào cho sản xuất, bao gồm việc giảmthiểu nhu cầu sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.Thêm vào đó, quy mô sản xuất lớn tại Tây Nguyên giúp tối ưu hóachi phí nhờ sản xuất hàng loạt

● Các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Tiền Giang,Bến Tre có chi phí sản xuất cao hơn do nhiều vùng phải đối mặt vớingập mặn và chi phí khắc phục thiên tai Điều này làm tăng chi phíbảo trì và bảo vệ cây trồng Miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, BìnhPhước) có diện tích đất hẹp hơn, do đó khó có thể tối ưu hóa chi phítrên diện rộng như Tây Nguyên

● Giống Ri6: Tại Tây Nguyên, vào mùa cao điểm thu hoạch (thườngvào khoảng tháng 7 đến tháng 9), giá bán sầu riêng Ri6 dao động từ50.000 - 70.000 VND/kg (tại vườn) Vào mùa thấp điểm (ngoàimùa thu hoạch chính), giá có thể tăng lên 80.000 - 100.000VND/kg

● Giống Monthong (sầu riêng Thái Lan): Giá sầu riêng Monthongtrồng tại Tây Nguyên có thể dao động từ 90.000 - 120.000 VNĐ/kgvào thời điểm cao điểm xuất khẩu

● Sầu riêng ở ĐBSCL có giá cao hơn vì phải cạnh tranh với các loạicây trồng khác và diện tích đất sản xuất sầu riêng bị giới hạn GiốngRi6: Ở các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, vào mùa thu hoạch chính,giá tại vườn dao động từ 60.000 - 80.000 VND/kg, và có thể lên tới100.000 VND/kg khi nguồn cung giảm

Trang 37

● Trong khi đó, sầu riêng từ Đông Nam Bộ thường có giá trung bìnhcao hơn do năng suất thấp hơn và chi phí canh tác cao hơn Giá sầuriêng Ri6 dao động từ 65.000 - 90.000 VNĐ/kg, và Monthong cóthể lên tới 110.000 - 130.000 VNĐ/kg.

Vùng miền Giống sầu riêng Giá bán tại vườn

(VND/kg)

Chú thích

quy mô sản xuất lớnMonthong 90.000 - 120.000 Giá thấp hơn một

chút so với ĐBSCL

trồng khác, biếnđộng

Monthong 100.000 - 130.000 Cao hơn do chi phí

canh tác tăng

năng suất thấpMonthong 110.000 - 130.000 Sản xuất hạn chế

- Lợi thế về thương hiệu:

+ Chất lượng sản phẩm:

● Tây Nguyên đang nổi lên như một khu vực sản xuất sầu riêng chấtlượng cao, đặc biệt là các giống sầu riêng nổi tiếng như Ri6 vàMonthong Sầu riêng Tây Nguyên được đánh giá cao về chất lượng,cơm dày, vị ngọt và hương thơm đặc trưng, cạnh tranh với các khuvực

● ĐBSCL, đặc biệt là Tiền Giang và Bến Tre, đã có thương hiệumạnh trong nước với truyền thống canh tác sầu riêng lâu năm Tuynhiên, chất lượng không đồng đều do ảnh hưởng của biến đổi khíhậu (hạn mặn, ngập lụt) Vùng Đông Nam Bộ chưa xây dựng được

Trang 38

danh tiếng mạnh mẽ như Tây Nguyên và ĐBSCL, do quy mô sản

xuất nhỏ và tập trung vào thị trường nội địa.

+ Thương hiệu và tiếp thị:

● Tây Nguyên đang tập trung vào xây dựng thương hiệu xuất khẩu,đặc biệt là với thị trường Trung Quốc - thị trường lớn nhất tiêu thụsầu riêng Việt Nam Nhiều nhà xuất khẩu đã đăng ký chỉ dẫn địa lý

và xây dựng thương hiệu cho sầu riêng Tây Nguyên, nhằm đáp ứngtiêu chuẩn quốc tế và tạo uy tín cho khu vực

● ĐBSCL đã có danh tiếng sẵn có nhưng chưa phát huy hết tiềm năngtrên thị trường quốc tế Các tỉnh như Tiền Giang và Bến Tre vẫnphụ thuộc vào thị trường nội địa nhiều hơn so với Tây Nguyên.Đông Nam Bộ có thương hiệu yếu hơn vì chưa đầu tư mạnh vào tiếpthị và xây dựng thương hiệu

- Chính sách chính phủ

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất:

● Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách khuyến khíchphát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Nguyên Các chínhsách hỗ trợ về vay vốn, xây dựng hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng,cũng như các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cà phê,cao su sang sầu riêng) giúp Tây Nguyên phát triển mạnh sản xuấtsầu riêng Điều này tạo ra lợi thế lớn trong việc phát triển quy môsản xuất và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình trồng trọt

● ĐBSCL cũng nhận được hỗ trợ tương tự từ chính phủ, nhưng cácvấn đề về biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn và hạn hán vẫn làthách thức lớn Chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào việc khắcphục và chống lại thiên tai hơn là phát triển mở rộng Vùng ĐôngNam Bộ lại không nhận được nhiều hỗ trợ trực tiếp cho cây sầuriêng vì khu vực này thường chú trọng vào các loại cây công nghiệpkhác

+ Chính sách xuất khẩu:

● Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sầu riêng từTây Nguyên, đặc biệt là việc ký kết các thỏa thuận thương mại vớiTrung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác Việc TâyNguyên tập trung vào sản xuất các giống sầu riêng được ưa chuộngtại thị trường quốc tế giúp khu vực này tận dụng tốt các chính sáchxuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài

Trang 39

● ĐBSCL vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế dochưa tối ưu được chất lượng sản phẩm và thiếu cơ sở hạ tầng bảoquản hiện đại Đông Nam Bộ chưa có chính sách phát triển mạnh

mẽ trong xuất khẩu sầu riêng, do đó chưa thể cạnh tranh với TâyNguyên về mặt xuất khẩu

2 So với các đối thủ nước ngoài

- Sáu nước sản xuất sầu riêng lớn nhất ở Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, ViệtNam, Malaysia, Philippines và Campuchia Trong đó, đối thủ cạnh tranh lớn vàtrực tiếp với sầu riêng Việt Nam là Thái Lan

Theo số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố, xuất khẩu sầu riêngtrong 10 tháng đã đạt gần 2,1 Tỷ USD, một mức cao kỷ lục

- Lợi thế về chính sách: 19/8/2024, Nghị định thư về sầu riêng cấp đông là tín hiệu

vui đối với người làm doanh nghiệp, tạo ra luồng đi chính thống của sản phẩm,tăng doanh thu xuất khẩu trực tiếp và làm cho việc xây dựng thương hiệu sầuriêng của Việt Nam tại Trung Quốc có cơ sở pháp luật để thực hiện thay vì đi vòng

Trang 40

vèo như trước đây.Đây cũng chính là cơ hội để những công ty, doanh nghiệp làm

ăn chuyên nghiệp, bài bản xây dựng được thương hiệu, được cạnh tranh chính quyvới sản phẩm của các quốc gia khác

- Lợi thế về giá: với mức thuế ưu đãi 0% theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam-Anh (UKVFTA), sầu riêng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh lớn về giá

so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại (đang chịu mức thuế 8%), trong bối cảnhlạm phát cao khiến giá là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà nhập khẩu, phânphối và người tiêu dùng Anh.Ngoài ra với sự tăng trưởng nhanh chóng về diệntích và sản lượng thì giá sầu riêng Việt Nam với chất lượng tương đươngMonthong của Thái Lan hay Musang King của Malaysia thấp hơn cũng tạo lợi thế

về giá khi Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác

- Lợi thế về tính thời vụ: Việt Nam có những ưu thế so với các nước xuất khẩu sầu

riêng khác như có diện tích lớn, sầu riêng ở các nước chỉ có theo mùa còn ViệtNam thu hoạch quanh năm nên lúc nào cũng có hàng xuất khẩu Chúng ta hoàntoàn có thể thấy rõ lợi thế này khi mà Thái Lan là quốc gia trồng và xuất khẩu sầuriêng lớn nhất thế giới cũng đã chi 96,9 triệu USD để mua sầu riêng Việt Namtrong tháng 11/2023 Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, vì nước ta thu hoạch sầuriêng quanh năm, trong khi Thái Lan thu hoạch theo mùa nên nước này đã phảinhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam

- Lợi thế về thời gian và chi phí vận chuyển: vị trí địa lý thuận tiện, việc vận

chuyển sầu riêng từ vùng trồng ở nước ta sang Trung Quốc gần, chỉ mất 1,5 ngàyvới chi phí vận chuyển rẻ hơn Nhờ đó, sầu riêng đảm bảo tươi ngon, chi phí vậnchuyển lại rẻ hơn so với Thái Lan, Malaysia và Philippines

- Lợi thế về chất lượng và sản lượng: Sáu nước sản xuất sầu riêng lớn nhất ở

Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines vàCampuchia Sầu riêng Indonesia chủ yếu tiêu thụ nội địa, sầu riêng Malaysia vớigiống Musang King- là giống có mùi thơm nhất, được xem là báu vật củaMalaysia và được cho là giống ngon nhất thế giới song sản lượng không lớn Sầuriêng Philippines với giống Puyat, có diện tích và sản lượng nhỏ nên hầu như sầuriêng của các nước này không là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam Vì vậy mà ViệtNam đứng vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng sau Indonesia vàThái Lan, cùng với chất lượng sầu riêng Ri6 của Việt Nam gần tương đương vớigiống Monthong của Thái Lan hay Musang King của Malaysia trong khi mùa thuhoạch sớm hơn và có giá bán thấp hơn nên sầu riêng của Việt Nam hoàn toàn cóthể cạnh tranh

Ngày đăng: 26/11/2024, 14:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình theo tập - Quản trị doanh nghiệp thương mại 1 trả lời câu hỏi
Hình theo tập (Trang 29)
Hình 1: Hình ảnh cửa hàng trà sữa Goky - Quản trị doanh nghiệp thương mại 1 trả lời câu hỏi
Hình 1 Hình ảnh cửa hàng trà sữa Goky (Trang 64)
Hình 2: Hình ảnh cốc trà sữa Goky - Quản trị doanh nghiệp thương mại 1 trả lời câu hỏi
Hình 2 Hình ảnh cốc trà sữa Goky (Trang 65)
BẢNG SO SÁNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIỮA 5 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP - Quản trị doanh nghiệp thương mại 1 trả lời câu hỏi
5 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w