Nên việc nhận thức vấn đề của các dân tộc là việc làm cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh chính trị biến động khôn lường như hiện nay, đặc biệt là khi các thế lực thù địch t
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TIỂU LUẬN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
Học phần : Giáo dục quốc phòng- An ninh II Giảng viên hướng dẫn : Trung tá-Th.S Trần Xuân Hiền Nhóm : 06
Thành viên tham gia:
1) Nguyễn Ng c Trâm 3122350252 ọ
2) Trần Thanh Th o 3122350215 ả
3) Nguyễn Ng c Thu Di u 3122320033 ọ ệ
4) Lâm Ng c Chi 3122320025 ọ
5) Bùi Anh Qu c Đ t 3122320054 ố ạ
6) Trần Th H ng T ị ồ ươ i 3123420502
7) Vi Khánh Linh 3122550035
8) Đặng Minh Tuy t 3123420500 ế
9) Phạm Th Thu Linh 3122320151 ị
10) Trần Th Lan Anh 3123420025 ị
11) Trịnh Th H ng Ng c 3122360060 ị ồ ọ
12) Hoàng Ng c M Huy n 3122330142 ọ ỹ ề
13) Huỳnh Quang Dũng 3122330069
14) Diệp Huỳnh Ng c Thanh Tâm 3123420381 ọ
15) Ngũ Th M H nh 3122320071 ị ỹ ạ
Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 3 năm
Trang 2MỤC LỤC:
I Mở đầu: 3
II Lý luận 3
2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 3
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3
2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước: 4
III Thực trạng 4
3.1 Phân bố địa lý: 4
3.2 Dân số, ngôn ngữ: 5
3.3 Về đặc điểm kinh tế - văn hoá dân tộc Hoa Việt Nam 5
3.4 Các đặc trưng văn hóa: 5
IV Giải pháp 7
Trang 3I MỞ ĐẦU:
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, cùng nhau học tập, làm việc và phát triển Mỗi dân tộc lại có đặc điểm, bản sắc riêng, tập quán sinh hoạt đa dạng, phong phú, khác nhau Nên việc nhận thức vấn đề của các dân tộc là việc làm cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh chính trị biến động khôn lường như hiện nay, đặc biệt là khi các thế lực thù địch thường lợi dụng các điểm yếu của các dân tộc để tấn công, kích động quần chúng nhân dân, gây mất trật tự an ninh xã hội
Để đáp ứng nhu cầu đó, Tiểu đội 6 chọn chủ đề “Thực trạng
và giải pháp về vấn đề dân tộc của người Hoa ở Việt Nam” là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm vì cộng đồng người Hoa đã sinh sống ở nước ta một khoảng thời gian lịch sử
di cư lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Tuy nhiên với những đóng góp tích cực, cộng đồng cũng đang xảy ra những vấn đề cần được quan tâm và giải đáp cũng như đưa ra một số thực trạng và phương hướng giải quyết về vấn đề dân tộc Hoa đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
II LÝ LUẬN:
2.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
- Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội Các vấn đề này còn tồn tại lâu nên có tác động mạnh mẽ đến mỗi dân tộc và quan hệ dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau
- Giải quyết vấn đề dân tộc theo Cương lĩnh dân tộc của Lênin:
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt nước lớn hay nhỏ, không phân biệt trình độ phát triển Các dân tộc có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau Không dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác
Các dân tộc có quyền tự quyết: Quyền tự quyết định vận mệnh dân tộc, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của riêng mình Quyền được tách ra thành
Trang 4một quốc gia độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng Quyền phải được thực hiện theo tình hình thực tiễn - cụ thể và trên lập trường của giai cấp công nhân, thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp công nhân
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, sự gắn
bó chặt chẽ giữa tinh thần yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính Tạo ra khối đại đoàn kết với sức mạnh to lớn chống lại chủ nghĩa đế quốc và tiến tới tiến bộ xã hội
2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn nước ta, tiếp tục xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Là tài sản tinh thần to lớn và quý giá cho cách mạng Việt Nam
2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước:
Quan điểm về vấn đề dân tộc: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay đối với cách mạng Việt Nam Các dân tộc cùng bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phấn đấu phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng nhau chung sức xây dựng và bào vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa Phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng
Các chính sách dân tộc: Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau phát triển; từng bước khắc phục khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, thực hiện các chương trình phát triển ở các dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, mở rộng giao lưu văn hóa các nước, đấu tranh chống tệ nạn xã hội; đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo
an sinh xã hội cho các dân tộc; …
III THỰC TRẠNG:
Trang 53.1 Phân bố địa lý:
Người Hoa thiên di vào cả miền bắc và miền nam Việt Nam1
từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, kéo dài suốt từ thời kỳ bắc thuộc cho đến năm 1954 Việc hình thành vĩ tuyến 17 (năm 1954) chia cắt hai miền của Việt Nam với những thể chế chính trị khác nhau, lịch sử đã chứng kiến khoảng 40.000-45.000 người Hoa rời miền bắc Việt Nam di cư vào miền nam Địa bàn sống chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng
Người làm nghề nông thường sống thành thôn, làng xóm Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên
bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ Ở thành thị, họ sống tập trung trong các khu phố riêng
3.2 Dân số, ngôn ngữ:
* Dân số Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số::
749.466 người, trong đó, có 389.651 nam, 359.815 nữ Số hộ dân cư gồm 241.822 hộ Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 30,3%
* Ngôn ngữ: Dân tộc Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, điều này đã đóng
góp vào việc phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam Dân tộc Hoa
đã đem đến nhiều từ ngữ, triết học, tôn giáo, và phong cách nghệ thuật cho người Việt Nam
- Đa phần người gốc Hoa thế hệ sau này ở Việt Nam đã có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Việt một cách khá hoàn chỉnh và trôi chảy, thậm trí một bộ phận thế
hệ người Hoa mới hoàn toàn không biết tiếng Hoa Một phần nguyên nhân có thể thấy qua sự cố gắng của chính quyền trong việc quảng bá và cập nhật ngôn ngữ tiếng Việt đối với cộng đồng người gốc Hoa
3.3 Về đặc điểm kinh tế - văn hoá dân tộc Hoa Việt Nam:
Ở vùng nông thôn, người Hoa chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và canh tác lúa nước là hoạt động chính Trong các thành phố, thị xã và thị trấn, họ thường làm nghề dịch vụ và buôn bán.Ngành công nghiệp thủ công nhỏ cũng
1 Thiên di: di cư cả khối cộng đồng người đến một vùng khác
Trang 6phát triển khá mạnh, bao gồm sản xuất gốm (ở các vùng như Quảng Ninh, Sông
Bé, Đồng Nai), làm giấy súc và làm nhang (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
Một phần của người Hoa cư trú ven biển thường làm nghề sản xuất muối và đánh cá Trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, người Hoa luôn coi trọng giá trị của “tín” (tín nghĩa và lòng tin).Nhiều doanh nghiệp do người Hoa làm chủ đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người lao động
3.4 Các đặc trưng văn hóa:
Về phong tục tín ngưỡng t hờ cúng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian
là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài ) và một số vị thánh và Bồ Tát (Quan Công, bà Thiên Hậu,
ông Bổn, Nam Hải Quan Âm ) Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ
Kiến trúc: Dân tộc Hoa đã đóng góp vào việc phát triển kiến trúc và nghệ thuật của Việt Nam Các công trình kiến trúc của dân tộc Hoa như các ngôi chùa, hội quán mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa Kiến trúc thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử của người Hoa.( Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ông, )
Trang 7
Chùa Bà Thiên Hậu
(VD: kiểu nhà “ hình cái ấn” là một trong những kiểu nhà truyền thống đặc trưng của người Hoa Mặt bằng trong nhà có sự phân chia rõ ràng Gian chính giữa thường là nơi đặt bàn thờ tổ tiên
và đồng thời là không gian để tiếp khách Các gian bên thường được ngăn cách với nhau bằng tường.)
Nghệ thuật: Múa lân, múa rồng, hát tuồng, thư pháp, Sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt ), chập chõa Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã"
Giao lưu văn hóa: Sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Hoa và
dân tộc Việt đã tạo ra sự phong phú và đa dạng trong văn hóa Việt Nam hiện nay Các hoạt động văn hóa như lễ hội, triều chính, âm nhạc, nghệ thuật và trình diễn đã nhận được hưởng ứng tích cực từ cả hai dân tộc, tạo nên một sự đa dạng độc đáo trong văn hóa Việt Nam
Ẩm thực: Dân tộc Hoa cũng đã góp phần vào sự phát triển
của ẩm thực Việt Nam Các món ăn truyền thống của dân tộc Hoa như chả giò, xôi gấc, chè, và mì Quảng đã trở thành các món ăn phổ biến và được yêu thích trong nền ẩm thực Việt Nam
Trang phục: Trang phục truyền thống của người Hoa đẹp
và có nét riêng Tuy nhiên trang phục truyền thống của người Hoa đã trở nên hiếm thấy trong cuộc sống hằng ngày,đã trở thành một phần nhỏ và thường chỉ xuất hiện trong các dịp đặc biệt
Trang 8- Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông,
xẻ tà dưới phần đùi Màu sắc phần lớn là màu hồng hoặc
đỏ, cùng với các màu đậm
- Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi
- Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc ), bông tai, dây chuyền
- Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức
- Trong gia đình người Hoa, người chồng hoặc người cha là chủ hộ; chỉ con trai được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn Hôn nhân của người dân tộc Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xảy ra Khi tìm vợ cho con, người Hoa chú trọng đến sự “môn đăng, hộ đối” giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa
vị xã hội
Lễ hội: Lễ hội Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Tết Đoan
Ngọ, Các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa Người Hoa thường xem Lễ Tết: Tết Nguyên Đán là quan trọng nhất, có nhiều nghi lễ đặc trưng như cúng tổ tiên, xông đất,
IV GIẢI PHÁP:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đẩy
mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng cán bộ dân tộc Hoa, trong đó ưu tiên đào tạo và phát triển đội ngũ cán
bộ đối với con em là người dân tộc Hoa (thiểu số) địa phương, đồng thời phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào để cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tham gia công tác xóa đói giảm nghèo và theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy,
chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
Trang 9của cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm
vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới; xác định công tác dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc
Thứ ba, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt trên địa bàn tỉnh nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với thực tế của tỉnh và các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới Huy động mọi nguồn lực để phát triển những văn hóa, kiến trúc Và có thể nhắc đến là lợi thế lĩnh vực Đông Y, đa số người Hoa sinh sống lâu năm tạo nét rất riêng trên con đường Hải Thượng Lãn Ông Đồng thời cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo, giảng dạy thêm tiếng Quảng Đông hay tiếng phổ thông giúp
đỡ họ giao tiếp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho đồng bào; tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, thông tin tuyên truyền ở cơ sở; nâng cao thời lượng, chất lượng các chương trình phát thanh - truyền hình bằng tiếng dân tộc Hoa; tăng cường việc sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
Thứ tư, khi ban hành và thực thi chính sách dân tộc
chúng ta phải xét tình hình thực tế ở các địa phương, phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa của dân tộc Hoa Trong tổ chứcthực hiện các chính sách dân tộc cần có sự phân loại cụ thể để thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, dứt điểm, nhất là đối với các chính sách quan trọng, cấp bách, phù hợp với khả năng tiếp nhận và sự chuẩn bị ở dân tộc Hoa ở mỗi địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 10 Thứ năm, thường xuyên không ngừng cải thiện và
nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc ở từng địa phương, đòi hỏi chúng ta phải có tính kiên trì, nhẫn nại, linh hoạt trong thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, cuối cùng mục tiêu của chính sách dân tộc
là động lực trực tiếp thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và phát huy vai trò, tiềm năng thực
sự của mỗi dân tộc
Thứ sáu, thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa của cộng đồng các dân tộc nói chung và từng dân tộc nói riêng Đặc biệt phải lưu giữ tiếng nói riêng của dân tộc
vì đó là bản sắc riêng của mỗi dân tộc, các làng nghề truyền thống, món ăn đặc sản Đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa; xây dựng và đầu tư các trang thiết bị cho các trung tâm sinh hoạt cộng đồng Tổ chức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa để nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở
cơ sở, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở
Thứ bảy, tuyên truyền kiến thức an ninh quốc phòng cho
người dân và cán bộ ở từng địa phương là rất cần thiết Đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng có tâm huyết, biết nghe dân nói, nói dân nghe, làm dân tin Đổi mới công tác dân vận, công tác vận động quần chúng, thật sự hướng về cơ sở, nhất là các thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo Nội dung, phương pháp vận động cụ thể, thiết thực, phù hợp với trình
độ nhận thức và tâm lý của đồng bào
Thứ tám, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế Tiếp thu có
chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài Tích cực giới thiệu những tinh hoa, bản sắc văn hóa truyền thống của người Hoa, những thành tựu to lớn của