BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI 5 ĐÃNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚNMÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI 5ĐÃNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAYLỚP L07 - NHÓM 2 - HK 241Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN HỮU KỶ TỴ
Trang 2Mục Lục
I Quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ
II Vận dụng khoa học công nghệ vào xây dựng, phát triển đô thị thông
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂUHình 1: Chỉ số cơ sở hạ tầng các tỉnh, thành phố của Việt Nam năm2021
Hình 2: Mô tả đánh giá của doanh nghiệp FDI đối với chất lượng cơ sở
hạ tầng, môi trường kinh doanh và mức độ tin tưởng vào nỗ lực cải thiện môitrường đầu tư của chính quyền địa phương
Trang 4CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tiến trình tất yếu trong sự pháttriển của bất kỳ quốc gia nào trên con đường hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững và hội nhập quốc tế Ở Việt Nam, từ sau khi Đổi mới (1986), côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định là một chiến lược cốt lõi của ĐảngCộng sản Việt Nam nhằm chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền thốngsang nền kinh tế công nghiệp và hiện đại Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa không chỉ giúp đất nước phát triển về mặt kinh tế mà còn gópphần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốcphòng và an ninh, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và sự pháttriển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc nghiên cứu vaitrò lãnh đạo của Đảng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ýnghĩa vô cùng quan trọng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Namhiện đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng tăng trưởng kinh tế,năng suất lao động còn thấp, chênh lệch giàu nghèo, và yêu cầu về bảo vệ môitrường Để khắc phục những khó khăn này và hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững, cần có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, trong đó vai trò lãnhđạo của Đảng là yếu tố then chốt
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài "Đảng lãnh đạo xây dựng công nghiệp hóa,hiện đại hóa hiện nay" nhằm đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống vềnhững thành công, hạn chế, cũng như những giải pháp cần thiết để Đảng tiếptục giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo trong thời kỳ mới là hoàn toàn cầnthiết và mang tính thực tiễn cao
II Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chủ trương, đường lối, vàchính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa Đặc biệt, đề tài tập trung nghiên cứu các văn kiện chính trị,nghị quyết của Đảng từ sau Đổi mới (1986) đến nay, bao gồm các chiến lược
Trang 5phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển dài hạn và các biện pháp cụ thểđược triển khai trong từng giai đoạn Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xétnhững tác động của các chính sách này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội,môi trường và đời sống nhân dân.
III Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Bài nghiên cứu tập trung vào nội dung "Khoa học và công nghệ" là chính
và Cụ thể, tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất,phát triển công nghệ mới: Các nghiên cứu và phát triển (R&D)công nghệ mới trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,
và Internet of Things (IoT)
Thứ hai,ứng dụng công nghệ: Ứng dụng công nghệ vào các ngành côngnghiệp hiện tại để tăng năng suất và hiệu quả, bao gồm nông nghiệp thôngminh, sản xuất tự động hóa, và dịch vụ số
Thứ ba,chính sách hỗ trợ: Các chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợphát triển và ứng dụng khoa học công nghệ như ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính,
và xây dựng cơ sở hạ tầng
Về thời gian:
Phạm vi thời gian của nghiên cứu bao gồm các giai đoạn sau:
Thứ nhất, giai đoạn trước Đổi mới (trước 1986): Khái quát về các kỳ đạihội Đảng trước năm 1986, khi Đảng lần đầu tiên đề ra chủ trương công nghiệphóa
Thứ hai, giai đoạn từ Đổi mới (1986) đến nay: Tập trung vào nhữngthành tựu và thách thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ Đạihội Đảng VI (1986) đến Đại hội XIII (2021)
Thứ ba, giai đoạn từ năm 2021 đến hiện tại: Xác định và đánh giá cácchính sách, biện pháp và giải pháp đã được thực hiện trong giai đoạn hiện tại
để giải quyết các vấn đề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Về không gian
Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh - mộtthành phố có tốc độ phát triển đô thị cao, hệ thống giao thông công cộng
Trang 6đang được đầu tư mạnh mẽ, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiềuchính sách và biện pháp đang được thực hiện để thúc đẩy công nghiệp hóa,hiện đại hóa, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức cũng như cơ hội để ápdụng mô hình TOD mà bài nghiên cứu hướng tới.
IV Mục tiêu
Đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, phân tích một cách sâu sắc và toàn diện vai trò lãnh đạo củaĐảng trong việc định hướng, xây dựng và triển khai quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
Thứ hai, đánh giá thực trạng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở Việt Nam từ khi Đảng đề ra các chủ trương và chính sách liên quan.Nghiên cứu những thành tựu nổi bật cũng như những hạn chế, yếu kém vànguyên nhân dẫn đến các hạn chế này
Thứ ba, từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài rút ra các bài học kinh nghiệm vàđưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảngtrong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới Nhữnggiải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, cải thiệnchất lượng tăng trưởng và bảo đảm sự đồng đều trong phát triển xã hội
V Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiêncứu chính sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các vănkiện, nghị quyết của Đảng, báo cáo của Chính phủ và các cơ quan liên quan,các tài liệu khoa học và chuyên khảo về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ hai, phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành khảo sát thực tế tạimột số địa phương và doanh nghiệp đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa, để thu thập dữ liệu và đánh giá tác động của các chính sách
Thứ ba, phương pháp so sánh: So sánh kinh nghiệm công nghiệp hóa,hiện đại hóa của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Trang 7để rút ra các bài học hữu ích.
VI Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò lãnhđạo của Đảng: Trình bày những khái niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đạihóa, quan điểm của Đảng về CNH, HĐH trong thời kỳ mới
Phần 2: Thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Namhiện nay: Đánh giá chi tiết các chính sách của Đảng về công nghiệp hóa, hiệnđại hóa từ năm 1986 đến nay Phân tích những thành tựu đạt được và nhữngtồn tại, thách thức trong quá trình thực hiện
Phần 3: Nguyên nhân, hạn chế và giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Rút ra các bài học từ thực tiễnlãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằmnâng cao hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn tiếp theo
Trang 8CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG
I Quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳmới
1.1 Đường lối của Đảng về công nghiệp hóa- hiện đại hóa từ Đại hội VI– Đại hội XIII
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một trong những chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội then chốt của Việt Nam kể từ sau khi giành được độc lập.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đơn thuần là quá trình chuyển đổikinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp mà còn là nền tảng để nâng cao trình
độ phát triển quốc gia, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu và hòa nhậpvào nền kinh tế thế giới Việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ViệtNam đã trải qua nhiều giai đoạn, và từng kỳ Đại hội Đảng là những bướcchuyển mình quan trọng, với các chính sách điều chỉnh phù hợp theo từng bốicảnh kinh tế - xã hội cụ thể
Bối cảnh toàn cầu trong các giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay là sựthay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự tiến bộ vượt bậc về khoa họccông nghệ và đặc biệt là sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức
Để đáp ứng với những thách thức đó, Việt Nam đã phải liên tục điều chỉnhchiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ việc tập trung phát triển côngnghiệp nặng trong thời kỳ bao cấp, đến sự chuyển hướng mạnh mẽ sau Đại hội
VI (1986) với chiến lược kinh tế mở, thị trường và hội nhập quốc tế
Đại hội VI (1986)
Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước đã phải đối mặt với những
hệ quả tiêu cực do các sai lầm nghiêm trọng và kéo dài trong các chủ trương
và chính sách phát triển Giai đoạn 1976–1980, Việt Nam tập trung vào côngnghiệp hóa nhưng chưa xây dựng được các tiền đề cần thiết Sự nhầm lẫn vàlối mòn trong định hướng chiến lược, thiên về phát triển công nghiệp nặngcũng như việc triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn đã góp phần gây ra khủnghoảng sâu rộng trong nền kinh tế - xã hội Tình trạng kinh tế bất ổn với tỷ lệthất nghiệp cao, đất đai bị bỏ hoang, năng suất lao động thấp, và hệ thống lưu
Trang 9thông phân phối hỗn loạn đã dẫn đến siêu lạm phát nghiêm trọng Thêm vào
đó, những hậu quả của chiến tranh xâm lược, ảnh hưởng nặng nề của thiêntai… đã khiến cho lòng dân bất an và lo lắng
Đại hội Đảng lần thứ VI, diễn ra vào tháng 12 năm 1986, với tinh thần
"nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", đã thẳng thắnnhận diện những sai lầm trong nhận thức và đường hướng công nghiệp hóatrước đây Với khát vọng đổi mới toàn diện, bắt đầu từ tư duy kinh tế, Đại hộinhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cơ cấu nền kinh tế một cách hợp lý.Các ngành nghề và khu vực kinh tế phải được bố trí cân đối, liên kết chặt chẽ
và phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tếbền vững Đại hội đã xác định “Mục tiêu tổng quát của những năm còn lại củachặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xâydựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủnghĩa trong chặng đường tiếp theo”1 Đại hội đã phát động công cuộc đổi mớitoàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Một bước ngoặt quan trọng làchuyển hướng từ việc tập trung phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện bachương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm nhằm đảm bảo lương thựctoàn xã hội cùng với dự trữ đủ lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu;hàng tiêudùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp của người dân; và hàngxuất khẩu để tạo ra những mặt hàng chủ lực đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.Trong ba chương trình này, nông nghiệp được ưu tiên nhận vốn đầu tư vànguồn lực lao động kỹ thuật, còn công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng sẽđược điều chỉnh hợp lý tùy theo khả năng thực tế, chuẩn bị cho quá trình côngnghiệp hóa trong tương lai Đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, và là một bước đột phá trong tư duy kinh tế của Đảng
Những đột phá trong tư duy lý luận và thực tiễn mà Đảng nhấn mạnhbao gồm việc loại bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp; tậndụng tối đa lợi thế của thị trường để giải phóng năng lực sản xuất xã hội; và
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập
53, tr.554.
Trang 10lần đầu tiên để thị trường cùng Nhà nước phân bổ nguồn lực xã hội cho côngnghiệp hóa Điều này yêu cầu phát triển nền kinh tế đa thành phần, mỗi thànhphần kinh tế đều là nhân tố quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội.Bên cạnh đó cần sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư đểtừng bước khắc phục những sai lầm trước đây và mở cửa nền kinh tế tham giaphân công lao động quốc tế cũng như thúc đẩy xuất khẩu như một phươngthức thiết yếu cho quá trình công nghiệp hóa.
Đại hội VII (1991)
Sau Đại hội VI, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn tiếp tục đốimặt với nhiều khó khăn, thậm chí một số lĩnh vực còn có những diễn biếnphức tạp hơn so với trước đó Mặc dù đã có những nỗ lực đổi mới từ Đại hội VI,song các chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội vẫn chưa thực sự rõ nét.Trước thực tế này, Đảng và Nhà nước đã nỗ lực tìm kiếm và thực hiện nhiềubiện pháp đa dạng nhằm triển khai đường lối của Đại hội VI một cách hiệu quảvào thực tế cuộc sống Khi đến với Đại hội VII, Đảng đã thông qua Cương lĩnhxây dựng đất nước trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và Chiếnlược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 Đây là lần đầu tiên tưduy mới về công nghiệp hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong hai vănkiện này, khi Đảng mạnh dạn khẳng định rằng con đường công nghiệp hóa cầnphải được tiến hành theo hướng hiện đại và phù hợp với thời đại Mô hình côngnghiệp hóa và phương pháp cổ điển mà thế giới từng sử dụng nay đã khôngcòn đáp ứng yêu cầu phát triển Nhờ vào lợi thế của một quốc gia đi sau,chúng ta có cơ hội tiếp cận và kết hợp tối ưu sức mạnh của thời đại và dân tộc,hướng tới mục tiêu nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp Đáng chú ý,Cương lĩnh khẳng định rằng “Phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệphoá đất nước theo hướng hiện đại, gắn liền với phát triển một nền nông nghiệptoàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹthuật của chủ nghĩa xã hội”1 Hội nghị Trung ương 7 Khóa VII đã đánh dấu sựđột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa Trong các văn kiện Đảng,
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.9.
Trang 11lần đầu tiên phạm trù công nghiệp hóa và hiện đại hóa được xác định rõ ràng:
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện cáchoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụngsức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao độngvới công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự pháttriển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất laođộng xã hội cao”1 Quan niệm này phản ánh bước phát triển vượt bậc trong tưduy lý luận của Đảng về công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thể hiện ở các khíacạnh
Phạm vi công nghiệp hóa và hiện đại hóa không chỉ dừng lại ở việc táicấu trúc nền kinh tế để gia tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP, màcòn đòi hỏi sự chuyển đổi toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý
Cốt lõi của công nghiệp hóa và hiện đại hóa chính là phát triển lực lượngsản xuất đến trình độ hiện đại tương đối, từng bước thay thế lao động thủcông bằng công nghệ mới
Bên cạnh đó, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Xuất phát
từ một quốc gia có điểm khởi đầu thấp, kỹ thuật còn lạc hậu và nền kinh tếchưa phát triển mạnh, trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ đangtiến triển rất nhanh chóng, chúng ta cần phải khéo léo đi tắt đón đầu nhữngthành tựu khoa học - công nghệ tiến bộ của thế giới hiện nay
Về nội dung cụ thể, Đại hội nhấn mạnh rằng phát triển nông nghiệp vànông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Chúng ta cần đặc biệt chú trọngđến việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn mộtcách toàn diện, phát triển ngành nông nghiệp cùng với lâm nghiệp và thủy sảnphải đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩmnông, lâm và thủy sản
Đại hội VIII (1996)
Đại hội Đảng lần thứ VIII diễn ra vào tháng 6 năm 1996 đã tiến hànhđánh giá tổng quát về tình hình đất nước sau một thập kỷ thực hiện chính
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập
53, tr.554
Trang 12sách đổi mới, chỉ ra rằng đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội,
dù một số khía cạnh vẫn chưa bền vững Nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn banđầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bảnđược hoàn thành, tạo điều kiện để chuyển sang thời kỳ mới nhằm thúc đẩycông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Đại hội xác định rõ ràng rằng:“Mụctiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nướccông nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đờisống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh Đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”1 Nội dung cơ bản của công nghiệphoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 đã được xác định làtập trung vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; pháttriển toàn diện các ngành nông, lâm, ngư nghiệp liên kết với công nghiệp chếbiến; phát triển công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu Những nhiệm vụ này baogồm nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng có chọn lọc kết cấu hạ tầng kinh
tế ở những điểm yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển; xây dựng trọngđiểm một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu có đủ điều kiện về vốn, côngnghệ và thị trường để nhanh chóng phát huy hiệu quả Ngoài ra, mở rộngthương mại, du lịch và dịch vụ cũng là một phần không thể thiếu trong chiếnlược phát triển tổng thể Đồng thời, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo,khoa học và công nghệ nhằm củng cố nền tảng cho sự phát triển bền vững.Chiến lược công nghiệp hoá kết hợp giữa thay thế nhập khẩu và hướng xuấtkhẩu được nhấn mạnh, với ưu tiên hướng về xuất khẩu ngay từ giai đoạn đầu.Đây là bước tiến mới trong tư duy của Đảng về công nghiệp hoá, khẳng địnhchính sách phát triển nền kinh tế đa thành phần nhằm tối đa hóa nguồn lựcbên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
Trang 13phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010, với mục tiêu "đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp." Chủ đềcủa Đại hội là "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa." Chủ đề này thể hiện nhiệm vụ tâm điểm ở giai đoạn phát triển mới
là "đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa."
Đại hội cũng làm rõ nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông quacác phương hướng và nhiệm vụ phát triển trong các ngành kinh tế, lĩnh vực xãhội và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đại hội IX đã đề ra đườnglối kinh tế: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lựclượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồnlực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, cóhiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từngbước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế
-xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh”1
Trong giai đoạn này, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ViệtNam cũng gắn liền với việc tăng cường đầu tư vào giáo dục, nâng cao trình độtri thức của người dân, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.Đây là nền tảng quan trọng để Việt Nam không chỉ bắt kịp mà còn có thể cạnhtranh trong nền kinh tế toàn cầu
Đại hội cũng bổ sung một số nhận thức mới về công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001–2010 phải đẩymạnh quá trình này theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước thoát khỏitình trạng kém phát triển và tạo dựng nền tảng để vào năm 2020 đạt tiêuchuẩn công nghiệp theo hướng hiện đại Thực hiện mô hình công nghiệp hóa
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.89.
Trang 14rút ngắn bằng cách tận dụng lợi thế của đất nước thông qua sử dụng tri thứckinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, cũng như trí tuệ và sứcmạnh tinh thần của con người Việt Nam Để rút ngắn thời gian thực hiện côngnghiệp hóa, cần phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững, đồng thời tăngtrưởng kinh tế phải đi kèm với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.Cùng với đó là chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền xây dựng nềnkinh tế độc lập tự chủ; đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, tạo đột phá đểgiải phóng và phát huy mọi nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa rút ngắntheo hướng hiện đại.
Đại hội X (2006)
Đại hội X của Đảng, diễn ra vào tháng 4 năm 2006, đã phân tích chi tiếtbối cảnh trong nước và quốc tế, chỉ ra các cơ hội cùng thách thức, và đánh giágiai đoạn 2006–2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lượckinh tế-xã hội 2001–2010 Đại hội đã xác định mục tiêu và hướng đi tổng quátcho 5 năm 2006–2010: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổimới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước…tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại”1
Đại hội chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp vớiphát triển kinh tế tri thức Về nội dung, đã xác định việc thúc đẩy công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, cùng với giải quyết đồng bộ cácvấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn Cơ cấu nôngnghiệp và kinh tế nông thôn được chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tạo ra giátrị gia tăng cao hơn, gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường Các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học được áp dụng nhanh chóng vàosản xuất; tỷ trọng lao động và giá trị sản phẩm trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ tăng nhanh Chương trình bảo vệ và phát triển rừng cũng được chútrọng cùng với việc phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.23
Trang 15lâm sản Ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sảnphát triển đồng bộ và hiệu quả.
Những nhận thức mới của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Đạihội X gồm: Thứ nhất, gắn kết công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh
tế tri thức; thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn; thứ ba, nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển và kinh tếvùng trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại; thứ tư, chuyển từ
tư duy chủ động sang tư duy chủ động tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế,tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh
tế đối ngoại
Đại hội XI (2011)
Đại hội Đảng lần thứ XI, diễn ra vào tháng 1 năm 2011, đã phê chuẩnCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, baogồm các bổ sung và phát triển năm 2011 Đồng thời, Chiến lược phát triển kinhtế-xã hội 2011-2020 và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa X cũng được thông qua Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: : “Phấnđấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn tronggiai đoạn sau”1.Để đạt được mục tiêu này, Đại hội Đảng đã đề ra tám phươnghướng cơ bản trong phát triển kinh tế-xã hội Phương hướng đầu tiên là đẩymạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vàbảo vệ tài nguyên, môi trường Điều này đòi hỏi việc đổi mới mô hình tăngtrưởng và tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng vàbền vững Các bước chiến lược bao gồm: Thứ nhất, phát triển công nghiệp vàxây dựng hiện đại nhằm tạo nền tảng cho quốc gia công nghiệp đồng thờităng cường tính độc lập và tự chủ của nền kinh tế Ưu tiên phát triển các sản
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.31.
Trang 16phẩm có lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, cơkhí, chế biến, năng lượng, luyện kim, hóa chất cũng như công nghệ thông tin vàtruyền thông Hơn nữa, cần phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ
và lĩnh vực phục vụ nông nghiệp và nông thôn Thứ hai, cần phát triển nôngnghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững theo xu hướng công nghiệp hoá vàhiện đại hoá, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về nông dân và nông thôndựa trên lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Thứ ba, đẩy mạnh phát triểncác ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao cũng như tiềm năng lớn như dịch vụtài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và viễn thông Thứ tư, tập trung xâydựng một bước đột phá về kết cấu hạ tầng Việc hoàn thiện quy hoạch kết cấu
hạ tầng quốc gia cùng với việc hiện đại hóa một số sân bay và cảng biển quantrọng là cần thiết Thứ năm, phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nôngthôn bằng cách đẩy mạnh sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm nhằmthúc đẩy nền kinh tế chung, đồng thời hỗ trợ các vùng còn nhiều khó khăn
Những đổi mới trong tư duy lý luận chính của Đại hội XI bao gồm: khẳngđịnh tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các đột phá chiến lược về thể chế,kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực với tư duy mới kết hợp chặt chẽ với cácnhiệm vụ kinh tế giai đoạn 2011-2020; xử lý mối quan hệ giữa tốc độ tăngtrưởng và chất lượng tăng trưởng; chuyển đổi từ tư duy hội nhập kinh tế quốc
tế sang hội nhập quốc tế toàn diện; tạo ra bước ngoặt trong công nghiệp hoánông nghiệp và nông thôn thông qua việc thực hiện nghị quyết về nông nghiệp,nông dân và nông thôn
Đại hội XII (2016)
Đại hội Đảng lần thứ XII vào tháng 1 năm 2016 đã dựa trên đánh giáchung về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại ba thập kỷ đổi mới.Trên cơ sở dự báo tình hình toàn cầu và trong nước, thực tế lúc đó cho thấykinh tế Việt Nam chưa phát triển bền vững, chưa xứng tầm với tiềm năng vàyêu cầu của nguồn lực Kinh tế vĩ mô đôi khi thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởngsuy giảm và phục hồi chậm chạp Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xãhội và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Phát triển chưa bền vững cả
về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội lẫn môi trường, dẫn đến việc không thể đạt mục
Trang 17tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đạihội XI đã đề ra Do đó, Đại hội XII đã quyết định hướng đi tổng quát “… Phấnđấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại”1.
Một trong những nhiệm vụ được đặt ra là phát triển kinh tế nhanh vàbền vững, đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn năm năm trước, trên cơ
sở duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nềnkinh tế Cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt chú trọng vàokhu vực nông nghiệp, nông thôn kết hợp với xây dựng nông thôn mới Pháttriển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong cácngành, lĩnh vực để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia hiệu quả vàomạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu
Đại hội XIII (2021)
Đại hội Đảng lần thứ XIII, diễn ra vào tháng 1 năm 2021, đã diễn ra trongbối cảnh đất nước đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức đan xen Nhiều vấn
đề chiến lược mới cần được giải quyết, từ tình hình quốc tế và khu vực dự báophức tạp khó lường, đến các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiêntai, dịch bệnh và những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ đang tácđộng mạnh mẽ lên đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như thế giới.Dựa trên đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và nhìnlại 35 năm đổi mới, cùng dự báo tình hình thế giới và trong nước, Đại hội XIII
đã điều chỉnh mục tiêu tổng quát: : “… Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước tatrở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với các mục tiêu
cụ thể: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại,vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 nămthành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.76.
Trang 18chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thànhnước phát triển, thu nhập cao”1
Đây là lần đầu tiên Đại hội đưa ra mục tiêu với mốc thời gian cụ thể vàdài hạn Để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh côngnghiệp hóa và hiện đại hóa dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mớisáng tạo Cụ thể, cần điều chỉnh và nâng cao chất lượng các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế cho các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổphù hợp với thực tiễn trong nước và sự phát triển của khoa học công nghệhiện đại trên toàn cầu Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triểncác công nghệ hiện đại-phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệumạnh trong khu vực và quốc tế cũng cần được chú trọng Đồng thời tăngcường tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của ViệtNam để thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số.Đây cũng là lần đầu tiên Đảng đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư trong văn kiện Đại hội
Việc xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh đòi hỏi tái cơ cấungành công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi sangcông nghệ số Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng như cơkhí chính xác, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ để tăng cường tính tự chủ củanền kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách hiệu quả Ưu tiênphát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường.Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh kết hợp phục vụ dân sinh cũng làmột nhiệm vụ quan trọng Dựa trên công nghệ hiện đại để phát triển cácngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông sản, dệt may, da giày nhằmtạo thêm việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu và đóng góp vào giá trị gia tăngquốc gia Việc bố trí lại công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ một cách hợp lýhơn cũng cần được xem xét để nâng cao hiệu quả hoạt động của các khucông nghệ cao, khu kinh tế và khu công nghiệp Nâng cao trình độ khoa họccông nghệ ngành xây dựng để có khả năng thiết kế và thi công các công trình
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.112.
Trang 19xây dựng lớn, phức tạp và hiện đại với khả năng cạnh tranh quốc tế Tiếp tụcthực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôntheo hướng nông nghiệp sinh thái, hiện đại và nông dân văn minh.
1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước hiện nay dựa trên Đại hội XIII
Quan điểm thứ nhất: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quátrình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếuvào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học - côngnghệ, đổi mới sáng tạo; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhậpquốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, cóthu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”1
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi nền tảngnền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên sang phát triểncông nghiệp, dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sángtạo Đây là nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam nhằm tạo ra sự đột phá về năng lực sản xuất, đồng thời nâng caochất lượng đời sống người dân Trong bối cảnh của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, khoa học - công nghệ đóng vai trò trung tâm trong quá trìnhnày, với những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo(AI), và Internet vạn vật (IoT) Công nghệ hiện đại không chỉ thay đổi cách thứcsản xuất mà còn làm tăng hiệu suất lao động, giảm thiểu sự phụ thuộc vào laođộng chân tay và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách cạn kiệt Đặc biệt,
sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiên tiến và côngnghệ cao đã giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trườngquốc tế, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thân thiệnvới môi trường
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ tập trung vào việcnâng cao năng suất lao động mà còn đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu kinh tế Việt
1
Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Trang 20Nam đang từng bước chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thốngsang một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ Điều nàyđòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo chuyên sâu, có khả năng nắm bắtcông nghệ hiện đại và áp dụng vào thực tiễn sản xuất Chính phủ đã và đangđầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thúcđẩy các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm xây dựng nền tảngcho một nền kinh tế dựa trên tri thức Ngoài ra, việc khuyến khích khởi nghiệp
và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ cao cũng là một chiến lượcquan trọng giúp Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể dẫn đầu trongmột số lĩnh vực chuyên môn trên thế giới Với việc phát triển các khu côngnghiệp, khu công nghệ cao, và các ngành dịch vụ tài chính, logistics, Việt Namđang dần khẳng định vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu
Một trong những mục tiêu trọng yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ Điều này có nghĩa là Việt Namphải giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất truyềnthống, thay vào đó phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có khả năng tựcung ứng và phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời sẵn sàng đối phó vớinhững biến động từ thị trường quốc tế Để đạt được mục tiêu này, cần phảiđầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, cũng như phát triểncác ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị cao Đặc biệt, Việt Nam cầntập trung vào việc phát triển năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, và các ngànhcông nghiệp thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai Điều này cũng sẽ giúpViệt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch và tăngcường tính bền vững trong phát triển kinh tế
Việc hội nhập quốc tế sâu rộng cũng là một phần không thể thiếu trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam Khi tham gia các hiệpđịnh thương mại tự do như CPTPP, EVFTA và nhiều hiệp định khác, Việt Nam
đã mở ra cơ hội lớn để tiếp cận các thị trường quốc tế, thu hút vốn đầu tưnước ngoài và tiếp thu các công nghệ tiên tiến Tuy nhiên, hội nhập quốc tếcũng đặt ra nhiều thách thức lớn về khả năng cạnh tranh của các doanh
Trang 21nghiệp trong nước Để đảm bảo sự thành công, các doanh nghiệp Việt Namcần phải nâng cao năng lực quản trị, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và bảo vệ môitrường từ các đối tác quốc tế Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi vềmặt pháp lý, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nhưng đồng thờicũng phải bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh gay gắt
từ các tập đoàn quốc tế Một nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng vẫn hội nhậpsâu rộng chính là chìa khóa giúp Việt Nam đạt được sự phát triển nhanhchóng nhưng bền vững trong tương lai
Phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của công nghiệp hoá, hiệnđại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triển không chỉ là tăng trưởngkinh tế mà còn phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo công bằng
xã hội, và nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn dân Chính phủ đã đề ranhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp xanh, tiếtkiệm năng lượng, và giảm thiểu khí thải, nhằm đối phó với những thách thức
về biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, các chính sách xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở
và việc làm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng lợi ích củaquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được phân bổ công bằng cho mọitầng lớp dân cư Việc xây dựng một xã hội công bằng, văn minh là một phầnkhông thể thiếu trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam, đảm bảorằng tăng trưởng kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho một số ít mà còn giúpcải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội
Quan điểm thứ hai: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, lấy con người là trung tâm,doanh nghiệp là chủ thể, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi vớithực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn kết chặt chẽ vàđồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hìnhtăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.”1
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1
Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Trang 22đất nước không chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách hay cácdoanh nghiệp lớn, mà còn là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực sự thành công, cần có sự chung taycủa tất cả các thành phần trong xã hội, từ chính quyền, các doanh nghiệp, tổchức xã hội, đến từng cá nhân Trong đó, con người được coi là trung tâm củaquá trình này, bởi sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ nhằm mục đích giatăng sản lượng hoặc doanh thu mà quan trọng hơn, nó phải nâng cao chấtlượng cuộc sống, phát huy tiềm năng của con người Mỗi người dân, mỗi laođộng chính là nhân tố quyết định thành công trong công cuộc này, và vai tròcủa họ phải được coi trọng, từ việc đào tạo kỹ năng, phát triển năng lực cánhân đến việc đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và điều kiện làm việc tốthơn
Doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể trong công nghiệp hoá-hiện đại hoá,bởi chính các doanh nghiệp là lực lượng tiên phong trong việc áp dụng cáccông nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều cơ hội việc làmcho người lao động Nhà nước và chính phủ cần đóng vai trò hỗ trợ, tạo môitrường thuận lợi về chính sách và pháp lý để các doanh nghiệp có thể pháttriển bền vững Đồng thời, cần thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanhnghiệp và người lao động, đảm bảo rằng lợi ích kinh tế thu được từ quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá được phân bổ một cách công bằng và hợp lý,góp phần vào sự tiến bộ và công bằng xã hội Điều này không chỉ tạo ra độnglực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế mà còn đảm bảo rằng không ai bị bỏlại phía sau trong quá trình phát triển đất nước
Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa không chỉ đơn thuần là việctăng trưởng kinh tế mà còn cần đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố: phát triểnkinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường Trong bối cảnh toàn cầu hóa vàbiến đổi khí hậu, sự phát triển thiếu bền vững sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài,không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường Do đó, để đạtđược sự phát triển bền vững, Việt Nam cần đảm bảo rằng quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy côngbằng xã hội Những tiến bộ về công nghệ cần được áp dụng một cách hiệu
Trang 23quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tạo ra các môhình sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên Việc phát triển cácngành công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo không chỉ giúp bảo vệ môitrường mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, góp phần vào sự chuyển dịch
cơ cấu lao động
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần gắn kết chặtchẽ với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo ra sự pháttriển đồng đều giữa các khu vực trong cả nước Trong quá trình đô thị hóa,việc quy hoạch các khu đô thị cần phải có tầm nhìn dài hạn, đảm bảo sự cânbằng giữa phát triển hạ tầng, không gian sống và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Đồng thời, việc xây dựng nông thôn mới cũng cần được đẩy mạnh, với mụctiêu nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, giảm thiểu sựchênh lệch về kinh tế và xã hội giữa các khu vực thành thị và nông thôn Quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động, từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp
và dịch vụ, cần được thực hiện một cách đồng bộ và có kế hoạch, đảm bảorằng người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thích ứngvới những thay đổi trong cơ cấu kinh tế Đây là một phần quan trọng trong việctái cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đảm bảo rằngquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ tạo ra sự phát triển kinh tế
mà còn mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường
Quan điểm thứ ba: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải khai thác vàphát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địaphương; lợi thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng; kếthợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịchnhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam,tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức vàcông nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp Coiphát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phươngthức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những
Trang 24nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.”1
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hoá, hiện đại hoá làquá trình tất yếu và không thể thiếu đối với các quốc gia đang phát triển nhưViệt Nam Tuy nhiên, việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉđơn thuần là việc phát triển công nghiệp hay dịch vụ mà phải gắn liền với việckhai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từngvùng và địa phương Điều này yêu cầu sự nhận thức sâu sắc và sự chỉ đạo hợp
lý từ cấp trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo rằng các chiến lược pháttriển phù hợp với đặc điểm riêng của từng khu vực
Một trong những lợi thế lớn của Việt Nam hiện nay là dân số vàng, tức là
tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc cao hơn so với các nhóm dân số khác.Đây là một cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đạihoá, bởi nguồn lao động trẻ và dồi dào này có thể đóng vai trò nòng cốt trongviệc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, đểtận dụng được lợi thế này, cần có các chính sách đào tạo và nâng cao chấtlượng nguồn lao động, đặc biệt là các kỹ năng về công nghệ, khoa học và đổimới sáng tạo Nếu không, lợi thế dân số vàng sẽ trở thành một thách thức lớnkhi lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước
và quốc tế Từ một nguồn nhân lực có chất lượng, Việt Nam có thể tiếp cậnnhanh hơn, hiệu quả hơn những thành tựu công nghệ của thế giới
Trong bối cảnh hiện nay, dịch vụ hóa các ngành công nghiệp là một xuhướng không thể đảo ngược Các ngành dịch vụ có lợi thế, đặc biệt là nhữngngành có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, cần được chú trọng phát triển.Chúng không chỉ đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế mà còn giúp cải thiệnchất lượng cuộc sống của người dân Ví dụ, các dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế,
và công nghệ thông tin là những lĩnh vực mà Việt Nam có thể phát triển mạnh
mẽ, đồng thời kết hợp giữa công nghiệp và dịch vụ để tạo ra các giá trị mới.Đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp còn giúp Việt Nam thoát khỏitình trạng chỉ dựa vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, và tiến tới một
1
Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Trang 25nền kinh tế đa dạng và bền vững hơn.
Tuy nhiên, dù dịch vụ hóa là xu hướng tất yếu, công nghiệp chế tạo vàchế biến vẫn cần được coi là then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Đây là những ngành công nghiệp có khả năng tạo ra việc làm và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầuhóa, việc xây dựng các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến mạnh mẽ sẽgiúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnhtranh quốc tế Hơn nữa, công nghiệp chế tạo và chế biến còn đóng vai tròquan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó tạo ra
sự phát triển bền vững và lan tỏa trong nền kinh tế
Chuyển đổi số hiện nay được coi là một phương thức mới có tính độtphá trong quá công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghệ số không chỉ thay đổicách thức sản xuất và tiêu thụ mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho việc nângcao năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm Đặc biệt, trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng các công nghệ số như trí tuệnhân tạo, big data, và Internet vạn vật (IoT) vào sản xuất và quản lý sẽ giúpViệt Nam rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Điều này không chỉgiúp giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Ngoài ra, công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cầnđược coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong quá trình pháttriển Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là nơi sinh sống của phần lớn dân
số Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninhlương thực và phát triển bền vững Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoátrong nông nghiệp, cần có sự kết hợp giữa khoa học công nghệ và đổi mớisáng tạo, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.Việc phát triển các công nghệ tiên tiến như nông nghiệp công nghệ cao, nôngnghiệp thông minh sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vàđảm bảo rằng nông nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Hơn nữa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn cũng cần chú trọngđến việc cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân nông thôn
Trang 26Đây là yếu tố quan trọng để thu hút lao động và đầu tư vào khu vực nông thôn,đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị.Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng giáo dục và y tế ở nông thôn sẽ giúp ngườidân nông thôn có cơ hội tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước
Quan điểm thứ tư: “Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có lộtrình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực, có các cơchế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngànhcông nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, côngnghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kếtngành và liên kết vùng; xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược,lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanhnghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tưnhân) là động lực chính, chủ đạo; doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, độtphá.”1
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể là một quá trình diễn
ra một cách tự phát và không có định hướng cụ thể Để đảm bảo thành công,công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần được thực hiện theo lộ trình cụ thể vớinhững bước đi rõ ràng, trọng tâm, và trọng điểm Điều này không chỉ giúp tối
ưu hóa các nguồn lực sẵn có mà còn đảm bảo rằng các mục tiêu phát triểndài hạn được đạt được một cách bền vững Việc xây dựng các chiến lược cótrọng tâm sẽ giúp quốc gia tránh khỏi tình trạng phát triển dàn trải, không tậptrung và thiếu hiệu quả
Một trong những bước quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá là ưu tiên nguồn lực để phát triển các cực tăng trưởng Cực tăngtrưởng được hiểu là các khu vực hoặc ngành công nghiệp có tiềm năng tạo ra
sự phát triển mạnh mẽ, lan tỏa đến các khu vực và lĩnh vực khác Các ngànhcông nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, và công nghiệp mũi nhọn cầnđược đặc biệt quan tâm và tập trung phát triển Đây là những lĩnh vực đóng vai
1
Nghị quyết 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Trang 27trò nòng cốt trong việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh và tạo ra sức bật chonền kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Công nghiệp hỗ trợ cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hỗ trợ cung cấp các sản phẩm,dịch vụ và linh kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến.Đây là nền tảng giúp cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có thể phát triểnmạnh mẽ hơn, đồng thời giúp tăng cường sự liên kết giữa các ngành côngnghiệp khác nhau trong nền kinh tế Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ khôngchỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu mà còn giúp tạo ra giá trị gia tăngcao hơn trong chuỗi sản xuất Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển các ngànhdịch vụ có giá trị gia tăng cao, chẳng hạn như công nghệ thông tin, tài chính,logistics và y tế Đây là những ngành dịch vụ không chỉ có tiềm năng phát triểnlớn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của cácngành công nghiệp Việc đẩy mạnh dịch vụ hóa sẽ giúp tăng cường năng lựccạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tạo ra nhiều việc làm và cải thiện đờisống của người dân
Một yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
sự tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng Điều này có nghĩa là các ngànhcông nghiệp và dịch vụ không nên phát triển một cách riêng lẻ, mà phải có sựphối hợp chặt chẽ để tạo ra sự phát triển đồng bộ Tương tự, liên kết vùngcũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển cân đối giữacác khu vực trong cả nước Mỗi vùng có những tiềm năng và thế mạnh riêng,
và sự liên kết giữa các vùng sẽ giúp khai thác tốt hơn những tiềm năng này,đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng chênh lệch phát triển giữa các khu vực
Về nguồn lực, công nghiệp hoá-hiện đại hoá cần xác định rõ ràng rằngnguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, trong khinguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá Việc tập trung khai thác và pháthuy nguồn lực trong nước sẽ giúp đảm bảo sự bền vững trong phát triển, đồngthời tạo ra nội lực mạnh mẽ cho nền kinh tế Tuy nhiên, không thể phủ nhận vaitrò của nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là các nguồn đầu tư trực tiếp từ nướcngoài (FDI) FDI có thể giúp mang lại công nghệ mới, vốn đầu tư, và kỹ năng
Trang 28quản lý tiên tiến, tạo động lực lớn cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
Do đó, cần có các chính sách phù hợp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồnlực FDI, đồng thời đảm bảo rằng nguồn lực này được kết hợp một cách hàihòa với nguồn lực trong nước
Doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanhnghiệp tư nhân, được xem là động lực chính, chủ đạo trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Đây là lực lượng nòng cốt giúp tạo ra giá trị gia tăngcho nền kinh tế, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân đang ngày càngkhẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Với tinh thần khởinghiệp mạnh mẽ và khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thịtrường, các doanh nghiệp tư nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởngkinh tế mà còn tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp nhà nước, mặc dù đã và đang có nhiều thay đổi trongcách thức hoạt động và quản lý, vẫn đóng vai trò quan trọng trong những lĩnhvực chiến lược, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia Việc cải tổ doanhnghiệp nhà nước để tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong hoạt động làcần thiết để các doanh nghiệp này có thể tiếp tục đóng góp vào sự phát triểnbền vững của đất nước
Cùng với đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đượcxem là nguồn lực quan trọng và đột phá trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Doanh nghiệp FDI không chỉ mang lại vốn đầu tư mà còn chuyển giaocông nghệ, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong nước Tuynhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ các doanh nghiệp FDI, Việt Nam cần có cácchính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác và học hỏi từ cácdoanh nghiệp FDI Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phát triển của các doanhnghiệp FDI phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng các nguồn lợi từ FDIđược chia sẻ một cách công bằng giữa các bên, và rằng các doanh nghiệptrong nước không bị lấn át bởi các tập đoàn nước ngoài Điều này đòi hỏi sựkết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế