1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

296 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hiến Pháp Ngũ Quyền Của Tôn Trung Sơn Và Giá Trị Tham Khảo Đối Với Việt Nam
Tác giả ThS. Nguyễn Mai Thuyền, ThS. Trần Thị Hoa, ThS. Chu Đình Phúc, ThS. Nguyễn Thị Khánh Huyền
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Mai Thuyền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 296
Dung lượng 47,35 MB

Nội dung

Tưtưởng Hiến pháp ngũ quyền của Tôn Trung Sơn phản ảnh một tư duy khoa học và độc đáo về hợp nhất các tư tưởng chính trị và pháp luật của Trung Quốc vàphương Tây, một điển hình của sự “d

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TƯ TƯỞNG HIẾN PHÁP NGŨ QUYEN CUA TON TRUNG SƠN

VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐÓI VỚI VIỆT NAM

MA SO: ĐTCB.27/22-ĐHLHN

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Mai ThuyênThư kí đề tài: ThS Nguyễn Thị Khánh Huyền

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

STT Họ tên Đơn vị công tác Tư cách

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN 1 — BAO CAO TONG HỢP 22 2S 2E 2E12E1212211221212 212 xe 1D0909) ` 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 22 22s 2E E2 211271211211211 1121 xe 2

2 Tình hình nghiên cứu đề tài - 2 2 s2 S£2EE2EEeEE2EEEExerxrrrrrrrrred 4

3, Mine dich, mie tiền 1ipNIŠö1i GỮU cecseaeeeenadeirsininnnnsiinuiirnngroranririndaas pall

4 Cách tiếp cận va phương pháp nghiên cứu 22 s+- Z1

5 Đối tượng, phạm vi nghiên eứu - 2-2 2s £+£++zz+£++zxzzzzzzxee 22

6 Cấu trúc của đề tài -ccccc2cttn rao 23CHƯƠNG 1 NGUÒN GÓC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNGHIẾN PHÁP NGŨ QUYEN CUA TON TRUNG SƠN 2-55- 241.1 Nguồn gốc tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Son 241.1.1 Tw tưởng dân chủ và học thuyết Tam quyền phân lập của

PNUONG TAY ec nẺe®e - 24

1.2.2 Tinh hoa văn hóa chính trị truyền thống Trung Hoa 301.2 Quá trình hình thành tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung

`" -.-1441 38

¡8.1.5 ›>› nội›iâ4.44 47CHUONG 2 NOI DUNG CO BAN CUA TU TUONG HIEN PHAP NGU

2.1 Chủ nghĩa Tam dân - tinh thần cốt lõi của tư tưởng Hiến phápÑgñ quyềằn ¿ 6-52 t3 1 1 E1 1111111111111 11 112111111111 11g rau 48

2.1.1 Chú nghĩa DÂH (ỘC cv nSH HH SH 1H 1v kg rưy 48

2.1.2 Chủ nghĩa Dân qHyŸH - 2-52 Ss+SE‡E‡E2EEEEEEEEEEEEEEkrrrerkee 50

2.1.3 CHỦ RENE DOK GŨÏ1‹ctcácnoi Ha cevarssasncciwsameeeacacereennans caus HEX8 6 G138 1246352538 5A

2.2 Hiến pháp Ngũ quy@n o.oo cecceccecccccsc ess essessessessessessessesseseseeseeseeseees 532.2.1 Dân quyén trực tiếp ee 542.2.2 Quyên năng phân Ui ecccccccecccccccccscsscessesessesessssvessessessestesesssessessesees 56

Trang 5

2.2.3 Ngũ quyên phân lập - -© St EkE ke E112 211211111 612.2.4 Quyên lực giữa chính quyền trung wong và địa phương cân bang 642.3 Lý thuyết Ba giai đoạn xây dựng và thực hiện hiến pháp 662.3.1 Cơ sở xây dựng Li thuyết Ba giai đoqm - 5 - 5c cccccccererxee 662.3.2 Nội dung cơ bản của Lí thuyết Ba giai đoạn . 55c: 69CHƯƠNG 3 SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HIẾN PHÁP NGŨ QUYÈN

CUA TON TRUNG SƠN TRONG LICH SU LẬP HIẾN TRUNG QUOC,

DAI LOAN (TRUNG QUOC) VA GIA TRI THAM KHAO DOI VOI

3.1 Sự vận dung tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền trong lịch sử lập hiếnTrung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) 2-2252 s+x+zxzzzzz 723.1.1 Ảnh hưởng của tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền trong lịch sử lậphiến Ti rung QUOC - 52 52 2< EE2EE221121121121121121111211211121.1 xe 723.1.2 Sự vận dung tư tưởng Hiễn pháp Ngũ quyền trong Hién pháp Đài

Loan (Trung Quốc) ¬D 85

3.2 Giá trị tham khảo của tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền đối với ViệtNam trong xây dựng và thực hiện hiến pháp hiện nay, 933.2.1 Ghi nhận và dé cao dân quyền (dân chú) trực tiếp - 963.2.2 Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước dựa trên sự phân

CONG PANN MACH 80000080880 e 101

3.2.3 Nang cao chất lượng đội ngũ công chức thông qua chế độ khảo

/78//718-7/NRRE 8886 106

3.2.4 Coi trọng quyên giám sát trong tô chức và hoạt động của bộ may

/1/18/1/1/1S58NNHữƯd 110

LT 115KET LUẬN 2-5 TT E1 1121121111111 111 11111 11 11 11 11 11g11 tre 116DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2- 2° 52252+£s+zsz22zz 120PHAN2 - PHU LUC HIẾN PHAP TRUNG HOA DÂN QUOC 1947 131PHAN 3 — HỆ CHUYEN ĐÈ 22- 2s E2 1 2112211271121 21121 cre 159

Trang 6

Chuyên đề 1 HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG VA QUA TRÌNH HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG HIEN PHÁP NGŨ QUYEN CUA TON TRUNG SƠN 160Chuyên đề 2 NGUÒN GÓC, NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HIẾNPHÁP NGŨ QUYEN CUA TON TRUNG SƠN 2 sccccse¿ 186Chuyên đề 3 SỰ VẬN DUNG TƯ TƯỞNG HIEN PHÁP NGU QUYÈN

CUA TON TRUNG SƠN TRONG LICH SỬ LẬP HIẾN TRUNG QUOC,

DAI LOAN (TRUNG QUOC) VA GIA TRI THAM KHAO DOI VOI

CO Eo 222TÀI LIEU THAM KHAO 0.onoccccccceccccccccscesessesssssessesseseessesestessessestenteaee 264PHAN 4 - BÀI BAO KHOA HỌC 2-52 ©52+S<2EEeEE2EeExerkerrerred 267PHAN 5 - BIEN BẢN, NGHỊ QUYẾT, BAO CÁO TIẾP THU, GIẢITRÌNH

Trang 7

PHAN 1-— BAO CAO TONG HỢP

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thư nhát, Tôn Trung Son là một anh hùng dân tộc vĩ đại ở Trung Quốccận đại và là nhà tiên phong vĩ đại của cuộc cách mạng dân chủ Đông Á Ôngđược gọi là “Quốc phụ” của đất nước Trung Hoa thời Dân Quốc Trong quátrình tìm tòi xây dựng nên chính trị dân chủ, Tôn Trung Sơn rất coi trọng địa vịcủa hiến pháp, học thuyết “Hiến pháp Ngũ quyền” chính là sự kết tinh và hiệnthân cho tư tưởng lập hiến của ông, cũng được coi là hệ thống tư tưởng lập hiếnhoàn chỉnh đầu tiên ở Trung Quốc thời dân chủ Nội dung cốt lõi trong tưtưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn là hướng tới xây dựng mộtquốc gia ở đó dân có quyền, chính phủ có năng lực mưu cầu hạnh phúc chonhân dân, thực hiện một nền chính trị tại dân, dân làm chủ, dân thu hưởng Tưtưởng Hiến pháp ngũ quyền của Tôn Trung Sơn phản ảnh một tư duy khoa học

và độc đáo về hợp nhất các tư tưởng chính trị và pháp luật của Trung Quốc vàphương Tây, một điển hình của sự “dung hợp Đông — Tây”, tạo cơ sở cho sựphát triển lý thuyết quyền lực nhà nước trong tương lai, có ý nghĩa thời đại vàtiến bộ rất lớn

Thứ hai, tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn đã đượchiện thực hóa trong Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc năm 1947 - bản hiến pháp

được đánh giá là hoàn thiện nhất trong lịch sử lập hiến Trung Quốc và thê hiện

tỉnh thần của hiến pháp tự do Thực tiễn đã chứng minh vai trò của Hiến phápNgũ quyền đối với quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị, góp phần đưa tớinhững bước phát triển nhảy vọt trên mọi phương diện chính trị, kinh tế - xã hộicủa Đài Loan (Trung Quốc) Đối với Trung Quốc, từ khi cải cách mở cửa, mặc

dù công cuộc xây dựng nhà nước XHCN đặc sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng nảysinh nhiều vấn đề tồn tại Nhận thức được những giá trị của tư tưởng Hiến phápNgũ quyền, các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học Trung Quốc đã và đang tiếp tục

Trang 9

nghiên cứu, tìm tòi các giá trị ấy để vận dụng trong quá trình xây dựng nhànước XHCN đặc sắc Trung Quốc hiện nay.

Thứ ba, đối với Việt Nam, tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của TônTrung Sơn đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến phong trào cách mạng ViệtNam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng đến tư tưởng của cácnhà yêu nước mà người chịu ảnh hưởng đậm nét hơn cả là Chủ tịch Hồ Chí

Minh Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân

chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khang định: “Nước ta là mộtnước dân chủ Bao nhiêu lợi ích là vì dân Bao nhiêu quyên hạn déu là củadân Chính quyên từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử"”', thựchiện mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Đó chính là tính thần cốt lõitrong tư tưởng Dân quyên và Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn đượcChủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “người học trò nhỏ” học tập, kế thừa.Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước, đượcĐảng ta nhất quán chủ trương qua các kỳ đại hội của Đảng, từ Đại hội VII đếnnay Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ quan điểm

“Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt

Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ

trọng tâm của đổi mới hệ thong chính trị” Ngày 09/11/2022, Hội nghị lần thứ

6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Nghị quyết xác định các nhiệm vụ, giảipháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, trong đó có nhữngnhiệm vụ, giải pháp quan trọng: Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; Hoànthiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm

27-! Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 201 1, tr 232 „

: Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dai hội đại biêu toàn quôc lân thứ XIII, Nxb Chính trị quôc gia Sự thật,

Hà Nội, 2021, Tập I, tr 174

Trang 10

soát quyền lực; Cải cách mạnh mẽ chế độ công vụ, công chức Do vậy, tìmhiểu về tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyên nóiriêng có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về tư tưởngdân chủ, pháp quyền, đồng thời có thể đúc rút những giá trị cho hoạt động lậphiến cũng như thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở

Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu tư tưởng Hiến pháp Ngũquyền của Tôn Trung Sơn và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tw twéngHiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn và giá trị tham khảo đối với ViệtNam” với mục đích nghiên cứu, làm rõ nguồn gốc hình thành, nội dung cơ bảncủa tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn, sự ảnh hưởng của tưtưởng này đến quá trình lập hiến ở Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và rút

ra giá trị tham khảo cho Việt Nam, góp phần cung cấp luận cứ khoa học choviệc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

* Các công trình nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc có đề cập đến hoạt động cách mạng và tu tưởng cua Tôn Trung Sơn

Nhìn chung ở Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu lịch sử Trung

Quốc, có thể kê đến một số công trình lớn: "5000 năm lịch sử Trung Quốc" củatác giá Hồ Ngật được nhiều nhà xuất bản ấn hành; "Lich sử Trung Quốc” của

tác gia Tào Đại Vi, Tôn Yến Kinh của nhà xuất bản truyền Truyền thông Ngũ

Châu và được nhà xuất bản Tổng hợp Thành phó Hồ Chí Minh dịch ấn hànhnăm 2012; "Lich sử Van minh Trung Hoa" của W.Durant; "Sử Trung Quốc"của Nguyễn Hiến Lê do Nxb Tổng hop Thành phố Hồ Chí Minh tái bản, Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này đã đề cập khái lược về tình hìnhlịch sử của Trung Quốc cuối thế ki XIX - đầu thế ki XX, giúp các nhà nghiên

Trang 11

cứu phác thảo được bồi cảnh Trung Quốc cuối thé ki XIX - đầu thé ki XX, cáchoạt động cách mạng và các yêu tố tác động đến sự hình thành tư tưởng cũngnhư hoạt động lập hiến của Tôn Trung Sơn Ví dụ, Nguyễn Hiến Lê, trong cuốn

“Sử Trung Quốc” đã có những trình bày khá chi tiết về các phong trào Báchnhật Duy Tân và những hoạt động chính trị của Tôn Trung Sơn từ cuối thế kỉXIX đến đầu thế ki XX Sự bùng nô của Cách mạng Tân Hợi đưa đến sự thiếtlập nước Trung Hoa dân quốc và ban hành bản “Trung Hoa Dân quốc ước pháplâm thời” năm 1912 (Thường được gọi là Ước pháp lâm thời hoặc Hiến phápTôn Trung Sơn) Cuốn sách cũng nêu các hoạt động cách mạng, chủ nghĩa Tamdân và một số tư tưởng liên quan đến lập hiến của Tôn Trung Sơn

* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Son

Ở Việt Nam, từ đầu thế ki XX những hoạt động của Tôn Trung Sơn cóảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và hoạt động của các nhà yêu nước Do vậy, từsớm đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn Chođến hiện nay có thé kế tới một số công trình tiêu biểu như sau:

Trong cuốn “Tan Thu va xã hội Việt Nam cuối thé ki XIX dau thé kiXIX”? có nhiều chuyên dé của các nhà nghiên cứu dé cập đến tư tưởng củaTôn Trung Sơn trong đó có tư tưởng lập hiến Như GS Nguyễn Huy Quýtrong chuyên đề “Vấn đề tiếp thu văn hóa phương Tây ở Trung Quốc (cuốithế ki XIX - đầu thế ki XX)” đã đề cập đến Cách mạng Tân Hợi và chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, quá trình nhận thức về vấn đề dân tộc

độc lập và tư tưởng dân chủ của ông, cũng như sự phản ảnh những tư tưởng

ấy trong Ước pháp lâm thời mà ông xây dựng Đặc biệt là việc Tôn TrungSơn đã tiếp thu va vận dụng thuyết “Tam quyền phan lập” của phương Tâyvào hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc với luận thuyết “Ngũ quyền phân lập”

GS Nguyễn Tài Thư trong chuyên đề “Tìm hiểu vấn đề nhận thức luận củaTôn Trung Sơn” đã nghiên cứu khá hệ thống tư tưởng triết học của Tôn

3 Đại học Quốc gia Hà Nội, Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thé ki XIX đâu thé ki XIX, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội 1997.

Trang 12

Trung Sơn, trong đó lí giải những vấn đề nhận thức luận tác động như thếnào đến chủ nghĩa Tam dân của ông.

Các tác giả Đỗ Tiến Sâm, Phạm Đức Duy (chủ biên) trong cuốn “Vanhóa Đông A trong tiến trình hội nhập" đã khái lược quá trình hội nhập quốc tếcủa nước Đông A từ cuối thé ki XIX đến thế ki XIX, trong đó có dé cập đếnnhững hoạt động cách mạng và quan điểm, tư tưởng của Tôn Trung Sơn, đánhgiá vai trò của ông đối với quá trình hội nhập với văn hóa phương Tây củaTrung Quốc

Một số cuốn sách tập trung viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của

Tôn Trung Son và tư tưởng cua ông, như “7ôn Trung Sơn: chủ nghĩa Tam

d┊, ”Tôn Trung Sơn, cách mạng Tán Hợi và quan hệ Việt Nam - TrungQuốc ”° đã luận giải các yếu tố tác động đến quá trình hình thành, nội dung chủyếu của Chủ nghĩa Tam dân Qua nghiên cứu các tài liệu nay, có thé thay quanniệm thống nhất trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn là “dân quyền không dotrời sinh ra, mà do con người tạo ra, chúng ta phải tạo ra dân quyền giao cho

nhân dân, chứ không phải đợi nhân dân đòi mới giao cho họ” Tôn Trung Sơn

chủ trương “dân quyên là giao chính quyền vào tay nhân dân”, “mọi việc đều

do nhân dân làm chủ”, trong chính thé cộng hòa nhân dân phải là Hoang dé Các cuốn sách này cũng đã thể hiện luận giải khoa học và thuyết phục của TônTrung Sơn về 4 quyền của người dân và 5 quyền của Chính phủ

Cuốn “Tôn Trung Sơn với Việt Nam ”“ “Hồ Chi Minh nhà cách mạngdân tộc, hiện thân văn hóa Châu A và thời đại ””, các tác giả đã có sự nghiên

cứu khá tỉ mỉ vê những quan điêm của Tôn Trung Sơn và sự tác động của

* Đỗ Tiến Sâm, Pham Đức Duy (chủ biên), Văn hóa Đông A trong tiến trình hội nhập, Nxb Chính trị Quốc

Gia, Hà Nội 2010.

> Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995

Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Tôn Trung Sơn, cách mạng Tân Hợi và quan

hệ Việt Nam - Trung Quốc", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008

Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thị Hương, Chương Thâu, Tén Trung Sơn với Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội 2013

3 Nguyễn Văn Hồng, Hà Chí Minh - nhà cách mạng dân tộc hiện thân văn hóa Châu A và thời dai", Nxb Quân

đội Nhân dân, Hà Nội, 2010.

Trang 13

những tư tưởng ấy đến hoạt động chính trị của ông cũng như ảnh hưởng củanhững tư tưởng và hoạt động ấy đến tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho đề tài những tư liệu quantrọng để khảo cứu về tư tưởng và ảnh hưởng của những tư tưởng đó đến tưtưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn

* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng lập hiến và tư tưởng Hiến phápNgũ quyển của Tôn Trung Son

Tác giả Phiên Quốc Binh và Mã Lợi Dân, “Pháp luật Trung Quốc”, Nxb.Tổng hợp TP.HCM, 2012 đã đề cập đến bản Ước pháp lâm thời của nướcTrung Hoa Dân quốc và ý nghĩa của bản hiến pháp này Qua đó cũng phản ảnhphần nào tư tưởng lập hiến của Tôn Trung Sơn

Các tác giả Võ Trí Hảo, Hà Quế Anh, Nguyễn Minh Tuấn, NguyễnKhánh Phương dịch và giới thiệu cuốn sách “Các bản hiến pháp làm nên lịchsử”? của Albert P.Blaustein, Jay A.Sigler, trong đó dich đầy đủ bản Ước pháplâm thời của Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn với tư cách là Lâm thờiĐại tổng thống ban hành năm 1912 Trong phần giới thiệu về bản hiến phápnày, các tác giả đã đề cập đến vai trò của Tôn Trung Sơn trong việc thành lậpTrung Hoa Dân Quốc và ban hành Ước pháp, ít nhiều đã phản ảnh những tưtưởng lập hiến cơ bản của Tôn Trung Sơn trong giai đoạn đầu thế kỉ XX

Trong sách “Trung Quốc với việc xây dung nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa ””" do Đỗ Tiên Sâm chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu những quanđiểm và quá trình xây dựng nhà nước pháp trị XHCN ở Trung Quốc từ sau năm

1949 Trong đó phần đầu tác giả đã đề cập đến quan điểm của Tôn Trung Sơn

về Nhà nước pháp quyên

Tác giả Bùi Ngọc Sơn, trong bài viết “Đặc điểm phát triển của Hiếnpháp ở Đông A”, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17/2011 đã nhận định sự pháttriển của hiến pháp ở Đông Á tiêu biểu cho nguyên lý về sự tương hợp của văn

* Albert P.Blaustein, Jay A.Sigler, Các bản hiến pháp làm nên lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2013 '°Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), “Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyén xã hội chú nghĩa”, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.

Trang 14

hóa bản địa với chủ nghĩa hợp hiến Thông qua nghiên cứu sự phát triển củahiến pháp của các nước ở Đông A như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dai Loan (TrungQuốc) tác giả nhận thấy “Đài Loan (Trung Quốc) đem lại một bài học đáng suynghĩ về sự bản địa hóa nguyên tắc phân quyền Hiến pháp Trung Quốc Cộnghòa áp dụng cho Đài Loan (Trung Quốc) thiết lập ra một hệ thông chính quyềngồm 5 phân hệ dựa theo học thuyết ngũ quyền của Tôn Trung Sơn Ngoài cácngành lập pháp, hành pháp, tư pháp như truyền thống hiến pháp phương Tây,hién pháp này thiết lập thêm hai ngành là thi cử và giám sát, phản ánh các nộidung văn hóa chính trị phương Đông” Đây chính là sự thé hiện cho tư tưởngcủa Tôn Trung Sơn về Hiến pháp Ngũ quyên.

La Khánh Tùng, “Dân chủ hóa và cải cách hiến pháp ở Dai Loan (TrungQuoc)” Tạp chí Nhân quyền, đã khái quát một cách sơ lược về lịch sử hiếnpháp Trung Hoa Dân quốc gắn liền với vai trò của Tôn Trung Sơn Trong đó có

đề cập đến Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc 1947 áp dụng ở Đài Loan (TrungQuốc), vai trò của hiến pháp dân chủ là cơ sở dé nhân dân, các đảng phái chínhtrị cấp tiến Dai Loan (Trung Quốc) dau tranh đòi cham dứt thời kì "Khủng bốtrang", phá vỡ chế độ độc đảng thúc đây quá trình xây dựng nền chính trị hợphiến ở Đài Loan (Trung Quốc)

Nghiên cứu về tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn, mộttrong những bài viết sớm nhất là của hai tác giả Trúc Khê - Ngô Văn Triện,

"Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Son", Tạp chí Tri Tân, số 210 11/1945 đãbước đầu đề cập tới các quan điểm cơ bản của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa Tamdân và hiến pháp Ngũ quyên

Tác giả Tô Văn Hòa và Đậu Công Hiệp trong bài viết “7 ứzởng Ngũquyên hiến pháp của Tôn Trung Sơn và sự vận dụng trong Hiến pháp Đài Loan(Trung Quốc) 1946°'' đã trình bày một số nội dung cơ bản về tư tưởng "ngũquyền hiến pháp" của Tôn Trung Sơn, trong đó chủ yếu về các nhánh quyền

!! Tạp chí Luật học, số 12/2017

Trang 15

của quyên lực nhà nước va sự vận dụng tư tưởng đó thông qua bản Hiến phápnăm 1946 của Đài Loan (Trung Quốc).

Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu trong nước đề cập đến một sốnội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, b6i cảnh lịch sử Trung Quốc cuối thé kỉ XIX - đầu thế ki XX

và các hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn nói chung.

Thứ hai, đã dịch và có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung Chủ

nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn

Thứ ba, bước đầu đề cập đến những sửa déi hiến pháp ở Đài Loan(Trung Quốc) gắn liền với quá trình dân chủ hóa

Thir tu, chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệthống, sâu sắc về quá trình hình thành, cơ sở lí luận và nội dung, sự vận dụng

và giá trị của tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền

2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

2.2.1 Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc

* Các công trình về Lịch sử lập hiến Trung Quốc

Các công trình nghiên cứu về lịch sử lập hiến Trung Quốc nói chung đều

có đề cập ở mức độ khác nhau đến tư tưởng hiến pháp Ngũ quyền của TônTrung Sơn cũng như các bản hiến pháp thể chế hóa tư tưởng của ông như làmột bộ phận trong lịch sử lập hiến Trung Quốc Có khá nhiều công trình màchúng tôi không có điều kiện liệt kê hết Có thê kể tới một vài công trình: “Sơlược lịch sử hiến pháp Trung Quốc”, của hai tác giả Trương Tan Phiên, TăngHiến Nghị”; “Nghiên cứu hiến pháp Trung Quốc” của Han A Quang Ÿ: “Lịch

sử hiển pháp nước CHND Trung Hoa”, 2005, tác giả Hứa Sùng Đức trìnhbày và phân tích lịch sử phát triển, vấn đề quan trọng và kinh nghiệm cơ bảncủa sự nghiệp hiến pháp Trung Quốc trong 100 năm trở lại đây Trong đó đã

'?Trương Tan Phiên, Tăng Hiến Nghị, Sơ lược lịch sử hiến pháp Trung Quốc, Nxb Bắc Kinh, 1979 (Kff#,

SEM, PHVA LB, 1L 8-1 RL, 1979).

Han A Quang, Nghiên cứu hiến pháp Trung Quốc, Nxb Quyền tài san tri thức, 2009 (ÿÿ W3, HABLA , AUR BL HH AE, 2009).

Trang 16

khảo cứu tư tưởng hiến pháp của Tôn Trung Son và đánh giá vai trò của ôngvới sự nghiệp lập hiến của nước Trung Hoa dân chủ.

Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về tư tưởngcủa Tôn Trung Sơn Luận án tiến sĩ của Nhiêu Chuyên Bình năm 2010 “Ban vềdiễn biến của các điều khoản quy định quyên lợi cơ bản trong hién pháp TrungQuốc thời cận đại (1908 - 1947)”, đã khái quát quá trình phát triển của tưtưởng nhân quyền và sự thé chế hóa trong hiến pháp ở Trung quốc thời kì cậnđại Trong đó có một nội dung trọng yếu đề cập đến tư tưởng Dân quyền vàHiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn, sự thể chế hóa những tư tưởng ấytrong các văn bản hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc từ 1925 đến 1947 Luậnvăn Thạc sĩ “Nghiên cứu các điều khoản về tự do nhân thân trong hién phápTrung Quốc thời kì cận dai” của Lưu Ban Ban năm 2015, trong Chương | về

cơ sở lí luận đã đề cập đến Chủ nghĩa Tam Dân và Hiến pháp Ngũ quyền của

Tôn Trung Sơn.

Ngoài ra, một số bài nghiên cứu về ảnh hưởng của hiến pháp phươngTây đến hiến pháp Trung Quốc hoặc về các bản hiến pháp là sự thê chế hóa

tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn như: Trình Thành “Ludnbàn về sự ảnh hưởng của hiến pháp Mĩ đến hiến pháp Dân quốc ”'°; NhậmQuân Liên, “Nghiên cứu về quyên của nhân dân trong Hién pháp Trung HoaDân quốc 1946", Luận văn thạc sĩ, 2007”; Hà Nghị, “Nghiên cứu Hiếnpháp Trung Hoa Dân quốc 1946”, Luận văn thạc sĩ 2013’°; Lưu Thu Dương,

“Nhìn lại Chế độ Ngũ viện trong Chính phủ Dân quốc Nam kinh - mỗi quan

hệ giữ chế độ ngũ viện với tư tưởng Hiến pháp ngũ quyên”, Tap chí của

Trinh Thành “Luận bàn về sự ảnh hưởng của hiến pháp Mĩ đến hiến pháp Dân quốc, Đại học Quảng Tây, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây 211 Dai học Kỹ thuật, Số 12, 201881, 1231325] ER LE Hl WY ne), PEARED PEI AYA EK 211 PEERS 2018 ?E?ð 12 HH)

'SNham Quân Liên, Nghiên cứu về quyén của người dân trong Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc năm 194, Luan

văn thạc sĩ Đại học sư phạm Giang Tây, 2007({EZ£3#£, 1946 #£ (HH#4H|Z#?Z⁄) À_NRURII9І7ý, 2007.)

'* Hà Nghị, “Nghiên cứu Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc 1946”, Luận văn thạc sĩ 2013 {1 #%, 1946 2£ (rh## FEI Fev&) WEF, 2013.

Trang 17

Viện Công nghệ Hóa học Vũ Hán số 9/2006'” đều có sự dé cập ở mức độkhác nhau đến tư tưởng hiến pháp cũng như tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền

của Tôn Trung Sơn.

* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng hiến pháp Ngũ quyên của Tôn

Trung Sơn

Triệu Thông Ảnh, Tiết Quyên, Phân tích nguồn gốc tư tưởng Hiến phápNgũ quyển của Tôn Trung Son, Nghiên cứu pháp học, số 22/2009” đã đề cậpđến những vấn đề cơ bản nhất về nguồn gốc lí luận của Hiến pháp Ngũ quyền

là tư tưởng Tam quyền phân lập ở phương Tây và tinh hoa văn hóa Trung Hoa.Lâm Tự Vũ trong bài “Giải thích văn hóa về "Sự kết hợp giữa TrungQuốc và phương Tây” trong Hiến pháp Ngũ quyên của Tôn Trung Sơn”? chorằng Hiến pháp Ngũ quyền là sự kết tinh của văn hóa “Trung - Tây” Nó khôngchỉ hấp thụ sức mạnh của khảo hạch và giám sát trong văn hóa chính trị truyềnthống Trung Quốc, mà còn chắt lọc được tam quyền phân lập mang những nétđặc trưng của văn hóa chính trị tư sản phương Tây Tuy nhiên, Hiến pháp Ngũquyền không phải là sự mở rộng của tam quyền phân lập, mà là điều chỉnh sựphân chia quyền lực, phản ánh sự tiếp biến của văn hóa phương Tây với văn hóaTrung Quốc; nó không phải là biểu hiện của sự phân quyền, mà là một biểu hiệncủa chủ nghĩa toàn trị, nhưng không còn là chế độ quân chủ chuyên chế theonghĩa truyền thống là quyền lực tập trung dân chủ của giai cấp tư sản Vì vậy,biết và hiểu được Hiến pháp Ngũ quyền từ góc độ văn hóa Trung Quốc và

phương Tây mang lại một góc nhìn phân tích, giúp ích cho việc nghiên cứu sâu hơn vân đê này.

wu Thu Dương, “Nhin lại Chế độ Ngũ viện trong Chính phủ Dân quốc Nam kinh - mối quan hệ giữ chế độ ngũ viện với tư tưởng Hiến pháp ngũ quyển”, Tạp chí của Viện Công nghệ Hóa học Vũ Hán số 9/2006 (x AK

BE, Pet Fl EQ DCE Ee BS al) BEF ACT Boe till EE” SAB LU A BA RA, AM {t L *Z

Bi 3# 4K, 2006 4F 09 H)

'8 OY, AE 9B, WT db Ls LIE ZAR, TEE EF, 2009.22

Tam Tự Vũ, "Giải thích văn hóa về "Sự kết hợp giữa Trung Quốc và phương Tây" trong Hiến pháp Ngũ quy

én của Tôn Trung Sơn" (KAR, FF tị ALEK BY AG A BE” SC 4t 8š, DAR AES BES 2013,(05)

Trang 18

Ngụy Vân Hồ, Diễn tiến tu tưởng Hiến pháp Ngũ quyển của Tôn TrungSơn, Nguyệt san Sử học, số 8/2007” trình bày một cách sơ lược về một số mốcquan trọng trong quá trình hình thành tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của TônTrung Sơn từ đầu thế ki XX đến năm 1924.

Phùng Vân Phi trong bài “Nghiên cứu tr tưởng hiến chính của Tôn

”“! đã phân tích chủ trương cách mạng của Tôn Trung Sơn là ủng hộ

Trung Sơn

việc áp dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với con đường của chủ nghĩa hợphiến Tôn Trung Sơn chủ trương thành lập một chính phủ dân chủ thông quamột phương pháp cách mạng, sẽ chuyển Trung Quốc từ một chế độ quân chủ

cô đại phương đông sang một nước cộng hòa hiện đại Trong cuộc cách mạng,ông đưa ra những ý tưởng lập hiến và những mệnh đề cách mạng, chủ trươngphải coi Tam dân là nguyên tắc của cách mạng Theo Tam dân, ông đã chủtrương xây dựng hiến pháp ngũ quyền và quá trình xây dựng đất nước trongcuộc cách mạng 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính Nguyên tắcTam dân, Hiến pháp Ngũ quyền và thuyết ba giai đoạn thực hiện chính quyềnhợp hiến là nội dung chính trong tư tưởng lập hiến của Tôn Trung Sơn

Bài nghiên cứu “Phân tích tư trởng Hiến pháp ngũ quyên của Tôn Trung

Sơn”?, tác giả Trương Hiểu Nguyên và Dương Kim Thăng, Vuong VĩnhTường, Phân tích sâu hơn học thuyết Hiến pháp Ngũ quyển của Tôn TrungSơn” đã cho rằng tư tưởng “Hiến pháp Ngũ quyền” của Tôn Trung Sơn đượchình thành trên cơ sở tư tưởng “Tam quyền phân lập” tiên tiến của phương Tây,kết hợp với điều kiện và lịch sử dân tộc thực tế của Trung Quốc “Hiến phápngũ quyền” dựa trên lý thuyết về sự phân chia quyền lực giữa nhân dân vàchính phủ, và dựa trên chủ quyền của nhân dân Mặc dù những suy nghĩ và lý

°Neuy Vân Hồ, Diễn tién tw tưởng Hiến pháp Ngũ quyển của Tôn Trung Sơn, Nguyệt san Sử học, số 8/2007 WIZ Fh, HP Ly AGES ARE, sh 2 H TH, 2007 fE 2ã 8 Hh)

“Phùng Vân Phi, "Nghiên cứu tư tưởng hiến chính của Tôn Trung Sơn" (233E, PF LU FE BURA Ft, 1627

TK AACR 2017 4258 07 3H)

Truong Hiểu Nguyên, "Phdn (ích tu tưởng "Hiến pháp ngũ quyên" cua Tôn Trung Son" (aK 7C, Hebi

LL AFA FETA EARL A oN BOSE Bre, HEE Ú 2017,(08)

Duong Kim Thăng, Vương Vĩnh Tường, Phân tích sâu hon học thuyết Hiến pháp Ngũ quyên của Tôn Trung

Sơn,Nguyệt san sử học, 2/1992(47†, E AE, fb Ll AEE RT, sẽ H TH, 2/1992)

Trang 19

thuyết pháp lý của ông có những hạn chế do ảnh hưởng của thời đại, nhưng ông

đã vì nhân dân mà vạch ra một bức họa về một quốc gia “hoàn hảo nhất, nhânvăn nhất thế giới, do nhân dân làm chủ, do nhân dân quản lý và được nhân dân

hưởng thụ”.

Nghiêm Tuyền trong bai “7 ưởng Hiến pháp ngũ quyên của Tôn TrungSơn: Quan điểm l luận và thực tiễn lịch sử ” “đã phân tích khá hệ thống sự kếthừa và ảnh hưởng của hiến pháp Ngũ quyền đến hoạt động lập hiến giai đoạnsau đó ở Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) Theo tác giả, về nguồn lýluận, “Hiến pháp Ngũ quyền” là sự tiếp nối tư tưởng đề cao lập trường chính trịcởi mở và tích hợp trí tuệ chính trị của Trung Quốc và phương Tây Mặc dùchưa được thực thi trên thực tế khi ban hành nhưng Hiến pháp Tôn Trung Sơn

có ảnh hưởng không nhỏ tới các bản hiến pháp được ban hành ở Trung Quốcthời kì trước năm 1949 “Dự thảo Hiến pháp 5 -5” ban hành ngày 5/5/1936 mặc

dù về bản chất hướng đến xây dựng thiết chế “quyền lực Tổng thông” nhưng vềhình thức được xây dung theo “Hiến pháp Ngũ quyền” Tiếp đó, sự ảnh hưởngcủa Hiến pháp Ngũ quyền thể hiện rất rõ ở Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc

1947 Tuy nhiên, thực tiễn chính trị của tư tưởng “Hiến pháp Ngũ quyền” ởTrung Quốc chủ yếu xảy ra hai lần, một là dân chủ hóa ngắn hạn của TrungQuốc sau Chiến tranh chống Nhật Bản, và hai là dân chủ hóa Đài Loan (Trung

Quốc) sau sự kiện “Giải nghiêm” năm 1987 Đặc biệt là quá trình chuyền đôi

dân chủ ở Đài Loan (Trung Quốc), sau bảy lần sửa đổi hiến pháp trong 20 nămqua, hệ thống chính trị đã trải qua quá trình phát triển từ ngũ quyền danh nghĩathành tam quyền thực chat

Lữ Trung Vệ, Đánh giá tu tưởng Hiến pháp Ngũ quyển của Tôn Trung

Sơn, Tạp chí Đại học sư phạm Quản Tây, số 3/1987” đã nêu lên cái nhìn nhiều

chiều khi tìm hiểu và đánh giá tư tưởng của Tôn Trung Sơn Tác giả thừa nhận,

®#Nghiêm Tuyền, "Tur tưởng "Hiến pháp ngũ quyên" của Tôn Trung Sơn: Quan điểm lý luận và thực tiễn lịch s

ử", Học san Tây bộ, 1/2017 (#28, HF LS BAL SEA” EAS AS DI BE SB, PE PAZ TY 2017,(01)

?Lữ Trung Vệ, Đánh giá tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyên của Tôn Trung Sơn, Tạp chí Đại học su phạm Quan Tây, số 3/1987(75 ͆ #E, fh HPL “ FASE 2 ” BE 482 )ffft,J HH Dị SAR, 1987 AE SB 3 BỊ)

Trang 20

những điểm cốt lõi trong tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơnnhư xây dựng nên chính trị tại dân, dân có quyên, chính phủ có năng lực lànhưng tư tưởng tiến bộ vượt thời đại phù hợp với chủ nghĩa hợp hiến mà chúng

ta cần khai thác hiện nay Dong thời tác giả cũng phân tích những điểm cònchưa hợp lí, bất khả thi trong tư tưởng của ông, có những luận giải về sự hạn

chế mạng tính thời đại trong quá trình hình thành tư tưởng Hiến pháp Ngũ

quyền của Tôn Trung Sơn

Mạnh Phi Nhiên, Ban về hai quyền Khảo thí và Giám sát trong Hiénpháp Ngũ quyển, Khoa học Nhân văn, số 1/2018” tập trung nghiên cứu cụ théhơn về 2 nhánh quyền Giám sát và Khảo thí trong 5 nhánh quyền chính phủtheo Hiến pháp Ngũ quyền Tác giả đã vạch ra vị trí của 2 nhánh quyền nàytrong cơ cau bộ máy chính quyên theo Tôn Trung Sơn nêu ra trong Đề cương

kiến quốc Chính phủ quốc dân năm 1924 Đồng thời phân tích nguồn sốc, quan

điểm cụ thể của ông về 2 nhánh quyền này Những giá trị có thể tiếp thu trongviệc thực hiện quyền giám sát và chế độ tuyên dung công chức ngày nay

Đàm Tu Kiệt trong công trình "Nghiên cứu tư tưởng quyên giám sát tronghiến pháp ngũ quyển của Tôn Trung Sơn", Đại học chính pháp Tây Nam, số8/2020” đã khang định vai trò của Tôn Trung Sơn trong việc đặt nền móng chochế độ cộng hòa, dân chủ và lập hiến của Trung Quốc Tôn Trung Sơn tất coitrọng vai trò của pháp luật trong quá trình xây dựng nền chính trị dân chủ, tưtưởng “ngũ quyền lập hiến” chính là tông kết và hiện thân cho tư tưởng pháp luậtcủa ông Trong đó, tư tưởng “quyền giám sát” của Tôn Trung Sơn là một bộphận quan trọng trong tư tưởng “ngũ quyền” đó Chính vì sau khi phát hiện ranhững mặt hạn chế của hệ thống chính trị “tam quyền phân lập” ở các nướcphương Tây, ông đã trở lại văn hóa truyền thống Trung Quốc, có tính phê phán,

“Mạnh Phi Nhiên, Bàn về hai quyên Khdo thí và Giám sát trong Hiến pháp Ngũ quyén, Khoa học Nhân văn, số

1/2018(1382Ạ, BHAI HSK Hi EU, ACRE, 1/2018)

“Đàm Tư Kiệt trong công trình "Nghiên cứu tư tưởng quyén giám sát trong hiến pháp ngũ quyền của Tôn Trung

Son", Đại học chính pháp Tây Nam, số 8/2020( 8ï I87ZR, $)F LH HALE 155L B1/17š, PPB KA,

2020 F585 08 38.)

Trang 21

kế thừa và vượt qua hệ thống giám sát Trung Quốc cô trung đại, và sau đó “tậptrung tinh hoa của chính trị và pháp luật phương Tây và Trung Hoa" dé đề xướngquyền giám sát trong hiến pháp ngũ quyền Bài viết đã phân tích những điểmtích cực và hạn chế mang tính thời đại trong tư tưởng quyền giám sát của Tôn

Trung Sơn.

Bài Nghiên cứu sự hạn chế quyên lực chính phủ của Tôn Ti rung Son nhìn từ khía cạnh “dân quyên” và “quyén chính phủ””” của tác giả Lưu ThayTrúc Yên Thủ Cách từ góc độ “dân quyền” và “quyền chính phủ”, làm rõnhững tư tưởng hạn chế quyền lực của Tôn Trung Sơn Trong tư tưởng lập hiếncủa Tôn Trung Sơn có nội dung quy định quyền lực phải bị hạn chế và giám sát,

-“dân quyền” và “quyền chính phủ” bị kiềm chế lẫn nhau, điều này trùng khớpvới hiến pháp hiện hành của Trung Quốc Tuy nhiên, tư tưởng của Tôn TrungSơn về việc hạn chế quyền lực của chính phủ có những hạn chế do quan điểm

lịch sử và quan niệm giai cap của ông.

Trần Tiên Khuê, Bình luận về tư tưởng Ba giai đoạn của Tôn Trung Sơn,Tạp chí Đại học Dầu khí, số 3/1988” và Trương Thụ Cương, Sơ lược về lithuyết Ba giai đoạn của Tôn Trung Sơn, Nghiên cứu Lịch sử, số 3/2020”” đãphân tích quá trình hình thành, và sự áp dụng Lí thuyết Ba giai đoạn trong quátrình xây dựng hiến pháp và thực hiện hiến pháp của Tôn Trung Sơn và thựctiễn đưới thời kì cai trị của Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc

Vương Vĩnh Tường, Vương Chiêu Cuong, Sự /ương đồng và khác biệtcủa mô hình chính thé trong Hiến pháp 5 -5 và tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyển

?3“Nghiên cứu sự hạn chế quyên lực chính phủ của Tôn Trung Sơn - nhìn từ khía cạnh "dân quyên "và "quyén c hinh phủ" Tạp chí Viện Chủ nghĩa xã hội Phúc Kiến, 2011, (06) (X22 77 RESP #, PH LL BOA A Hil 29 44801

FE “ERB? IR AL A TR A EA AL SE X 3 Bế 24K 2011,(06)

Tran Tiên Khuê, Binh luận về tư tưởng Ba giai đoạn của Tôn Trung Son, Tạp chí Dai hoc Dau khí, số 3/1988(

lút 2: #, Phe LL 2 El = EAE EU, A AER 3L,1988 ?§ 3 HA)

Truong Thụ Cuong, So /ược về lí thuyết Ba giai đoạn cúa Tôn Trung Sơn, Nghiên cứu Lich sử, số 3/2020K YOR, REID HFSW BH, Ha sẽ ĐT 7š, 3/2020)

Trang 22

của Tôn Trung Sơn, Khoa học lịch sử, số 2 năm 199§8”' là một bài nghiên cứutập chung vào sự thê chế hóa tư tưởng hiến pháp của Tôn Trung Sơn trên thực

tế Lay bản hiến pháp 5-5 của Trung Hoa Dân quốc năm 1936 - bản hiến phápđầu tiên thể chế hóa một cách có hệ thống Chủ nghĩa Tam dân và Tư tưởngHiến pháp Ngũ quyền đặt trong sự so sánh với lí thuyết của Tôn Trung Sơn để

lí giải những điểm tương đồng và khác biệt

Dư Vĩ Hong trong bài "Giá tri đương dai của lý luận hiến pháp ngũquyên"”” đã nêu lên bất cập trong hệ thống công quyền của Trung Quốc hiệnnay đồng thời đánh giá những giá trị có thé khai thác từ tư tưởng ngũ quyền củaTôn Trung Sơn dé xây dựng các giải pháp giải quyết các bất cập từ thực tiễnvận hành của bộ máy quản lí hành chính Trong đó tác giả nhân mạnh nhữnggiá trị của hiến pháp ngũ quyền đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyềnTrung Quốc hiện nay

Tuc Ban, M6t số gợi mở của tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyên đối với cảicách thé chế chính trị Trung Quốc, Tạp chí Học viện Sư phạm Kashi, số1/2005” đã phân tích những hạn chế trong thé chế chính trị Trung Quốc hiệnnay trên các phương diện lập pháp, hành pháp, tư pháp, tư pháp, tuyên dụngcông chức từ đó khai thác những quan điểm hợp lí của Tôn Trung Sơn dé cóthé vận dụng trong quá trình cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa chính quyền, hướng tới nền hành chính công phục vụ mà Đảng và Nhànước Trung Quốc đang hướng tới

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyềncủa Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc là rất đồ sộ Trong phạm vi đề tài chúng tôi

‘Vuong Vĩnh Tường, Vuong Chiéu Cuong, Sự tương đông và khác biệt của mô hình chính thé trong Hiến

pháp 5 -5 và tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyén của Tôn Trung Sơn, Khoa học lịch sử, số 2 năm 1998(E A ##, + JEM, 1¡ 1.2 BEC RS pF LHỊ T232 R48 2 IAD TG, JD sẽ AL, 19 9 8 AE SR 2 Wh)

Du Vĩ Hồng trong bài "Giá tri đương đại của lý luận hiến pháp ngũ quyên"‡RŸfB?T, LAL IEEE HS SAR

(Ei, i4 3ð B4? 211 L#EBZEš 985 TEBE REA Ê HB ELI Bre Be 2020 AE SE 06 5H.

3Túc Ban, Một số gợi mở của tu tưởng Hiến pháp Ngũ quyền đối với cải cách thé chế chính trị Trung Quốc,

Tạp chí Học viện Sư phạm Kashi, số 1/2005( “HAM See" BAO FBGA AI # f9 LRU 2S", Mb ye,

Beet, 2005 4F 1 A.)

Trang 23

chưa thé khảo lược hết Những công trình này là những tư liệu chủ đạo cho cáctác giả nghiên cứu các van dé của dé tài.

2.2.2 Các công trình nghiên cứu trên thé giới

Pan, W (1945) Chinese Constitution: Study of Forty Years of

Constitution-making in China (Hién pháp Trung Quốc: Nghiên cứu về 40 nămlập hiến ở Trung Quốc), Washington, Catholic University of America Press.Toàn bộ chương IV của cuốn sách (pp.64 —pp.87) giúp người đọc hình dungkhá rõ về bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hiến pháp ngũ quyền.Tác giả cũng nhấn mạnh những ý tưởng độc đáo, sáng tạo của Tôn Trung Sơn

về lập hiến thé hiện trong bản hiến pháp này và khang định Hiến pháp ngũquyền chắc chan sẽ có sự ảnh hưởng tới nền lập hiến của Trung Quốc các giai

đoạn sau này.

Li Yuxia, Commentary and Enlightenment on Supervision Thought of

Sun Yat-sen (Binh luận va Khai sáng về Tu tưởng giám sát của Tôn Trung Son),

Canadian Social Science Vol 17, No 3, 2021, pp 37-41 Tư tưởng giám sát

của Tôn Trung Son là một quan trọng thành phan trong lý thuyết của ông vềhọc thuyết quyền dân sự và toàn bộ học thuyết “Tam dân” Tư tưởng giám sátcủa Tôn Trung Sơn đã cung cấp bài học quan trọng và sự giác ngộ để tăngcường và hoàn thiện giám sát quyền lực trong xây dựng chế độ xã hội chủnghĩa ở Trung Quốc Trong bài báo này, tác giả đã giới thiệu nội dung, phântích ưu nhược điểm của tư tưởng giám sát của Tôn Trung Sơn và thé hiện sựkhai sáng đối với chế độ dân chủ xây dựng ở Trung Quốc ngày nay

Chu-yuan Cheng,7he Originality and Creativity of Sun Yat-Sen's Doctrine and Its Relevancy to the Contemporary World (Tinh độc đáo va sang

tao cua hoc thuyết của Tôn Dật Tiên và sự liên quan của nó đối với thé giới

đương dai), American Journal of Chinese Studies Vol 10, No 2 (2003), Published By: American Association of Chinese Studies Trong công trình của

minh, tác gia khang định rang trong lich sử Trung Quốc cận đại, Tôn TrungSon giữ một vi trí độc nhất vô nhị Ông đã dé lại cho quê hương của mình một

Trang 24

học thuyết chính trị có giá trị để phục hưng quốc gia Bài báo đã đánh giá haikhía cạnh chính trong học thuyết của Tôn Trung Sơn là tư tưởng tam dân vàngũ quyền hiến pháp Không chỉ có tính độc đáo, sáng tạo, tư tưởng đó của TônTrung Sơn còn có sự ảnh hưởng khá lớn đến đời sống chính trị của Đài Loan(Trung Quốc) và Trung Quốc Dai lục sau này.

Ip, Chiyeung Eric, Constitutional Democracy on East Building

Foundations: An Anatomy of Sun Yat-Sen's Constitutionalism (Nên dân chủ lậphiến ở Đông A: Chủ nghĩa hiến pháp Tôn Trung Son), Historia Constitucional

327 (2008) Tác giả đã đánh giá về mô hình lập hiến của Tôn Trung Sơn vànhững khác biệt so với mô hình lập hiến phương Tây Ý tưởng lập hiến củaTôn Trung Sơn là sự tích hợp chủ nghĩa hợp hiến dân chủ với các truyền thốngchính trị phương Đông được khu vực hóa Tôn Trung Sơn tin rang chỉ có sự rađời của một Hiến pháp Ngũ quyền mới có thé loại bỏ những khuyết điểm của

ba quyền lực trong học thuyết tam quyền phân lập của phương Tây Theo quanđiểm của ông, việc phân tách các quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp chưahoàn thiện ở hai khía cạnh, thứ nhất, việc bồ nhiệm các quan chức hành pháp

và chỉ bầu chọn các nhà lập pháp thiếu một hệ thống kiểm tra nghiêm túc vàminh bạch, hạn chế khả năng có những người tài năng nhất để phục vụ cho nhànước Day phan lớn là quan điểm về chế độ công đức tinh hoa có nguồn gốc từ

hệ thống chính trị truyền thống của Trung Quốc Mặt khác, ông coi việc cơquan lập pháp có quyền luận tội, tức là quyền triệu hồi các quan chức chính phủ,một nguyên nhân dẫn đến quyền bá chủ của cơ quan lập pháp đối với chính phủhành pháp Vì chức năng triệu hồi và giám sát các quan chức nhà nước đềuđược cài đặt trong cơ quan lập pháp, các nhà lập pháp có thể đễ dàng lạm dụngquyền hạn rộng rãi của họ Cả hai thiếu sót này đều có thé cản trở nghiêm trọngđến chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ hành chính công Quyên xét xử cácquan chức nên thuộc về một cơ quan độc lập với các cơ quan khác, bao gồm cả

cơ quan lập pháp Điều này dẫn đến việc ông thành lập một cơ quan luận tội

độc lập, Giám sát viện Giám sát viện không chỉ nên kiêm tra những hành vi sai

Trang 25

trái và sai trái trong nền chính trị quốc gia, sửa chữa những sai lầm mà còn phảicải thiện những bat lực của chính thé cộng hòa.

Bùi Ngọc Sơn, Sun Yat-Sen's Constitutionalism, giornale di storia

costituzionale (Chủ nghĩa hợp hién của Tôn Trung Son)/ journal of constitutionalhistory 32/ II 2016: Bai báo nay lập luận rằng Tôn Trung Son tích hợp các yếu

tố của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại phương Tây (hiến pháp thành văn, chủ quyềnnhân dân, chính phủ dân chủ, và sự tách biệt của quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp) với các yếu tố của Nho giáo dé tạo ra tầm nhìn đặc biệt của ông về chủnghĩa hợp hiến hỗn hợp Trong nội dung bài báo, tác giả đề cập đến thuyết ngũquyền hiến pháp như là một giá trị đặc sắc trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn

Caldwell, Ernest, "Chinese Constitutionalism: Five-Power Constitution"

(Chủ nghĩa Hiến pháp Trung Quốc: Hiến pháp Ngũ quyên), In Max Planck

Encyclopedia of Comparative Constitutional Law, edited by Rainer Grote,

Lachenmann, Franke Lachenmann and Wolfrum, Riidiger Wolfrum Oxford:

Oxford University Press, 2017 Bài báo gồm các nội dung: Tính chất duy nhất củahiến pháp ngũ quyền, các phong trào lập hiến ban đầu ở Trung Quốc, cơ sở củahiến pháp ngũ quyền, thiết kế của hiến pháp ngũ quyền, dân chủ hóa va cải cáchhiến pháp, tương lai của hién pháp ngũ quyền Trong ba thập ky qua, đã có nhiều

cuộc kêu gọi lặp đi lặp lại của nhiều ngành chính trị khác nhau, các đảng phái và

các học giả để soạn thảo một hiến pháp hoàn toàn mới có liên hệ nhiều hơn vớitình hình chính trị xã hội hiện nay của Đài Loan (Trung Quốc), nhưng tư tưởngcủa Tôn Trung Sơn về Hiến pháp ngũ quyền vẫn còn có những ảnh hưởng nhấtđịnh đến quá trình lập hiến cũng như sự phát triển của Đài Loan (Trung Quốc) vàTrung Quốc Đại lục

Stephen C Angle, Marina Svensson, The Chinese Human Rights Reader:

Documents and Commentary (Quyển con người ở Trung Quốc: Tài liệu và

Bình luận), 1900-2000, Nxb M.E Sharpe Inc., 80 Business Park Drive,

Armonk, New York Trong đó, mục số 17 của cuốn sách đề cập đến lý thuyếtcủa Tôn Trung Sơn về chủ quyền nhân dân va tư tưởng Tam dân, Ngũ quyền

Trang 26

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

Thứ nhất, nhìn chung, việc nghiên cứu về tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyềncủa Tôn Trung Sơn ở Việt Nam còn có những giới hạn về phạm vi và chiều sâu.Van đề này mới chi dừng lại ở những vấn đề liên quan đến cuộc đời cách mang,

sự nghiệp và Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Những nghiên cứu

chuyên sâu về tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền hay những bản hiến pháp thé chếhóa tư tưởng hiến pháp của Tôn Trung Sơn nhìn chung còn rất thiếu vắng.Thứ hai, ở Trung Quốc, các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hiến phápNgũ quyền của Tôn Trung Sơn tương đối phong phú Các nhà nghiên cứuTrung Quốc đã có những tiếp cận khá đa chiều về nguồn gốc, nội dung cũngnhư những giá trị của Hiến pháp Ngũ quyền Tuy nhiên các công trình nghiêncứu của các học giả Trung Quốc đôi khi còn chưa có đánh giá khách quan, đachiều về các bản Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc khi thể chế hóa tư tưởng củaTôn Trung Sơn, đặc biệt là Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc 1947 đang được ápdụng ở Đài Loan (Trung Quốc) Các công trình nghiên cứu của các học giảnước ngoài ngoài Trung Quốc khá phong phú, đã có cái nhìn tương đối đachiều cũng như đánh giá khách quan về tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền

Thứ ba, từ tình hình nghiên cứu trên đây, để góp phần bù đắp cho sựthiếu hụt trong lĩnh vực học thuật ở Việt Nam, đề tài này sẽ hướng đến tậptrung nghiên cứu nguồn gốc hình thành, nội dung cơ bản, cũng như phân tích

Trang 27

những giá trị mà tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn để lạitrong quá trình xây dựng hiến pháp cũng như thực hiện hiến pháp ở TrungQuốc và Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục dich

Việc nghiên cứu dé tài nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung tư tưởngHiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn và rút ra những giá trị tham khảo đốivới quá trình xây dựng và thực hiện hiến pháp ở Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu cụ thê sau đây:

Trang 28

- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử Đây là hai phương pháp nghiên cứu cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin, của các ngành khoa học xã hội và nhân văn Hai

phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu đề tài cần đặt tư tưởng Hiến pháp Ngũquyên trong mối liên hệ với các yếu tố bên trong, bên ngoài, các yếu tố chủquan, khách quan tác động đến sự hình thành tư tưởng Hiến pháp của TônTrung Sơn Đồng thời phải đặt các quan điểm, tư tưởng ấy tại những thời điểmlịch sử cụ thê để thay được giá tri va su han ché cũng như kha năng hiện thựchóa các tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền

- Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thực hiện đề tài:

Phương pháp hệ thống, liên ngành: Nghiên cứu đối tượng trong mối quan

hệ có tính chỉnh thể, đa chiều, khách quan, kết hợp thành tựu nghiên cứu của

nhiều ngành khoa học xã hội như chính trị học, triết học, sử học, luật học Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt các chươngcủa Báo cáo tông hợp, đặc biệt là trong việc nghiên cứu nguồn gốc hình thành,nội dung tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn (Chương 2); sựảnh hưởng của tư tưởng trong Hiến pháp Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

và giá trị tham khảo đối với Việt Nam (Chương 3)

Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng dé thu thập thông tin, ý kiếncủa những chuyên gia, nhà nghiên cứu về các van đề của dé tài Do điều kiện

nghiên cứu, phương pháp chuyên gia được sử dụng với các chuyên gia trong

nước Việc tiếp cận, khai thác thông tin đã được thực hiện qua các cuộc trao đôitrực tiếp, đặc biệt thông qua việc mời chuyên gia tham gia thực hiện đề tài.Phương pháp thống kê: Được sử dụng dé tập hợp, đánh giá tình hìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài

Phương pháp lich sử: Được sử dụng dé nghiên cứu quá trình hình thành vàphát triển tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 29

- Thứ nhất, nghiên cứu nội dung tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của TônTrung Sơn Đề tài tập trung làm rõ tư tưởng cốt lõi, những luận điểm chính củaNgũ quyền và con đường thực hiện nền hiến chính Ngũ quyền.

- Thứ hai, nghiên cứu giá trị tham khảo của tư tưởng Hiến pháp Ngũquyền đối với quá trình xây dựng và thực hiện hiến pháp ở Việt Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt thời gian, Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, nộidung cơ bản tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền Tôn Trung Sơn (cuối thế kỉ XIX -đầu thế ki XX) va sự vận dụng, kế thừa, ảnh hưởng của tư tưởng Hiến phápNgũ quyền đến lịch sử lập hiến ở Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) từ đầuthế kỉ XX đến hiện nay và giá trị tham khảo đối với quá trình xây dựng hiến

pháp ở Việt Nam hiện nay.

Về mặt không gian, Đề tài nghiên cứu nội dung, sự vận dụng tư tưởngHiến pháp Ngũ quyền vào hiến pháp ở Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) va

Việt Nam.

6 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Nguồn gốc va quá trình hình thành tư tưởng Hiến pháp Ngũquyền của Tôn Trung Sơn

Chương 2: Nội dung tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn.Chương 3: Sự vận dụng tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn TrungSơn trong lịch sử lập hiến Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và giá trị thamkhảo đối với Việt Nam

Trang 30

CHƯƠNG 1NGUON GOC VA QUA TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HIẾN

PHÁP NGŨ QUYÈN CỦA TÔN TRUNG SƠN

1.1 Nguồn gốc tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn

Tư tưởng Hiến pháp Ngũ quyền của Tôn Trung Sơn là sự tiếp thu nhữngyếu tô hợp lí, tỉnh hoa trong văn hóa chính trị pháp lí Trung Quốc và PhươngTây Vì thế, nguồn gốc của nó không chỉ bao gồm những yếu tố tinh túy trongvăn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc mà bao hàm cả những tư tưởng dânchủ tiễn bộ trong nên chính trị - pháp lý Âu - Mĩ thời kì cận dai

1.1.1 Tw tưởng dân chủ và học thuyết Tam quyển phân lập của

phương Tay

Thứ nhất, tư tưởng dân chủ phương Tây

Tư tưởng Hiến pháp ngũ quyền của Tôn Trung Sơn trước hết là sự kế thừa

và tiếp thu tư tưởng dân chủ phương Tây Nói đến tư tưởng dân chủ phương Tâykhông thé không nhắc đến triết lý dân chủ của Jean Jacques Rousseau (1712-

1778, triết gia Pháp) Trong tác phẩm kinh điển “Bàn về Khế ước xã hội”,Rousseau nhấn mạnh nguyên tắc quyền tối thượng thuộc về người dân (chủquyên nhân dân), rang tất cả quyền lực khác đều phụ thuộc vào quyền tôi thượng

ấy Rousseau không phải là người đầu tiên khởi xướng tư tưởng chủ quyền nhândân mà nó đã xuất hiện trong một số học thuyết của các triết gia trước đó Cũngnhư những nhà tư tưởng của trường phái pháp quyền tự nhiên, Rousseau giảithích sự hình thành xã hội và nha nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên

và thỏa thuận xã hội Đối với Rousseau, tự đo là điều kiện thiết yếu dé con người

là một con người Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chínhmình, nhưng từng cá nhân một không thé chống chọi với thiên nhiên dé tự tồn

mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức dé sống còn Xã hội dân sựđược hình thành trên cơ sở những liên kết chính trị của các cá nhân bình đăng

Trang 31

Những thoả thuận của con người cũng là cơ sở cho mọi chính quyền hợp pháp.Thông qua khế ước, mỗi người ủy một phần quyền của mình cho lãnh đạo tốicao mang ý chí chung và do đó trở thành thành viên của nó Toàn bộ quyền lựcđược chuyên giao cho bộ phận cầm quyền được thiết lập từ các thành viên thamgia khế ước Do đó, chủ quyền thuộc về nhân dân Chủ quyền nhân dân, theoRousseau là một thực thé thống nhất, nó không thể được đại diện bởi cá nhânnào mà là quyền lực được tận hành bới ý chí chung Tư tưởng chủ quyền nhândân của Rousseau còn được thể hiện quyết liệt khi ông cho răng, nhân dân cóquyền đứng lên phản kháng lại chuyên chế, bãi bỏ “khế ước” một khi Nhà nướcnay sinh từ khế ước đã tỏ ra lam quyền,đi ngược lại với lợi ích chung”?

Đầu thé ki XX, “Khế ước xã hội trở thành mê tín ở xã hội Trung Hoa”,

Tôn Trung Sơn nhận thức được những giá trị tiễn bộ của tư tưởng dân chủ của

Rousseu và tiếp thu trong Chủ nghĩa Tam dân, đó là “dân quyền”: Tự do vàbình đăng Tất nhiên, ông cũng thấy rằng luận thuyết của Rousseau không cócăn cứ, xung đột với logic tiễn hóa lịch sử, bởi “dân quyền không do trời sinh

ra mà do thời thé và trào lưu tạo thành” Ông còn nhắn mạnh, con người “tựnhiên” có những khác biệt chứ không thể giống nhau, như nhau Bởi vậy, “khichúng ta nói đến bình dang dân quyên chính là sự bình đăng của người dân trênphương diện chính trƑ”” Mặc dù vậy, Tôn Trung Sơn đánh giá ý tưởng banđầu về dân quyền do Rousseau đề xướng là “đóng góp to lớn chưa hề có tronglịch sử cho học thuyết chính trị trên thé giới”

Ngoài sự kế thừa và tiếp thu tỉnh hoa trong tư tưởng dân chủ củaRousseu và một số học giải Phương Tây, tư tưởng của Tôn Trung Sơn còn chịu

sự ảnh hưởng bởi tư tưởng dân quyền trực tiếp của chính trị Hoa Kì Từ quá

4 Jean Jacques Rousseau, Ban về Khế ước xã hội, Bản dich của Hoàng Thanh Đạm, Nxb Lý luận chính trị, Hà

Nội, 2006, tr 67.

Vuong Tế biên tập: "Nghiêm Phục tuyển tập", Quyền thứ tư, a Hoa Thư cục xuất ban 1986, tr.986 (ERK i: SESE) SUL, HEB a) 1986 AEM, 38 986 TL

3 Tôn Trung Sơn, Chu nghĩa Tam Dân, Viện Thông tin _ Hà Nội, 1995, tr 178

3T Tôn Trung Sơn tuyển tập, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã, 1981, tr 624

*#“Tôn Trung Sơn, Bài giảng ngày 9/3 năm Dân quốc thứ 13 (1924) về Chủ nghĩa dân quyền

Trang 32

trình cách mạng và xây dựng hiến pháp Hoa Kì, ông đã đúc rút những kinhnghiệm khi xây dựng nền cộng hòa vì mục tiêu của Chủ nghĩa Tam dân Ôngnói rằng: Ngày nay có thể nhìn lại cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dânHoa Kì chống lại nước Anh, tình hình lúc bấy giờ như thế nào? Cuộc chiếntranh kéo dài tới 8 năm mới dat được thắng lợi, cuối cùng mới đạt được mụcdich dân quyền Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Ki viết: Bình dang, Tự do là tạohóa phú cho loài người, bất kì ai cũng không được tước đoạt Bình dang Tự docủa mọi người Đương thời, cách mạng Hoa Kì muốn giành băng được Tự do,Bình dang day du nhung dau tranh trong suốt 8 năm dân quyền giành được van

?° Bởi vì sau khi chiến tranh giành độc lập thắng lợi, tuy đã đánh tanrất it

quân quyền (sự cai trị của nước Anh ông gọi là quân quyền) nhưng lại nảy sinhvan đề thực thi din quyền Những người chủ trương dân quyền đứng trước van

đề thực hiện dân quyền đến mức độ nào? Phái Jefferson tin rằng dân quyền làtrời phú cho loài người Nếu nhân dân có dân quyền đầy đủ, được tự do sửdụng, nhân dân tất biết cân nhắc, nên khi sử dụng nhân quyền nhất định có thểlàm được nhiều việc tốt, thúc đây quốc gia tiến bộ đầy đủ Quan điểm của

Rion tt

Jefferson thuộc thuyết "tính người vốn thiện" Khi nhân dân có quyền day đủ,nếu một lúc nào đó không thê phát huy tính thiện để làm việc mà ngược lại lànhằm lẫn dùng dân quyền đi làm điều ác thì chỉ vì gặp trở ngại mà nhất thời cóhành vi bất đắc di Nói tóm lại mọi người ai cũng có tự do bình dang trời sinhthì ai cũng có quyền chính trị Va lại mọi người ai cũng có trí thông minh, nếucho họ day đủ quyền chính trị thì ai cũng có thé quản lí việc quốc gia, nhất định

có thể làm được nhiều việc lớn Mọi người gánh vác được trách nhiệm quản lítốt việc quốc gia thì quốc gia có thể thịnh vượng yên 6n lâu dai.“ Đó là niềmtin dan quyền của phái Jefferson Phái Hamilton chủ trương ngược han với pháiJefferson Hamilton cho răng tính người không thé hoàn toàn là thiện, nếu mọingười ai cũng có dân quyền đây đủ thì người có tính ác sẽ dùng quyền chính trị

* Tôn Trung Sơn, Chi nghĩa Tam Dân, tldd, tr 232, 233

*° Tôn Trung Sơn, Chi nghĩa Tam Dân, tlảd, tr 233

Trang 33

đi làm việc ác Những người xấu này một khi nắm được quyền lực lớn củaquốc gia sẽ tự tư lợi đem lợi ích quốc gia chia cho đồng đảng của mình màkhông nghĩ đến đạo đức, pháp luật, chính nghĩa, trật tự quốc gia Kết cục làquyền lực không thống nhất, biến thành chính trị của dân bạo loạn, tức là bìnhđăng tự do đi đến cực đoan biến thành vô chính phủ Thực hành dân quyền nhưthé không những không thé làm quốc gia tiễn bộ mà làm quốc gia rối loạn, tụtlùi Do đó, Hamilton chủ trương chính quyền quốc gia không thé hoàn toàngiao cho nhân dân mà phải giao cho chính phủ Tập trung những quyền lớn củaquốc gia vào chính quyền trung ương, dân thường chỉ có dân quyền nhưng hạnchế Nếu giao cho dân thường dân quyền không hạn chế, mọi người ai cũngdùng quyền đi làm việc ác thì ảnh hưởng tới quốc gia còn tệ hại hơn việc ác củahoàng dé Vì hoàng dé làm điều ác còn có nhiều người giám sát ngăn ngừa,nhưng người thường nếu có dân quyền không hạn chế, mọi người làm điều ácthì không ai có thé giám sát ngăn ngừa được Hamilton nói rang: “xưa kia phảihạn chế quân quyên thì hiện nay cũng phải có hạn chế với dân quyén”.*! Từ đósáng lập ra phái liên bang, chủ trương trung ương tập quyên Và rồi thực tiễn ởHoa Kì cuộc dau tranh ấy, trong giai đoạn đầu phái Hamilton thang thé đánhdấu là việc ban hành Hiến pháp 1878 với mục tiêu xây dựng một chính quyềnliên bang mạnh, vững chắc Bản hiến pháp ban đầu chỉ có 7 điều quy định vềnhững vấn đề cốt lõi của việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phânquyên Nhưng rồi trong những lần sửa đổi hiến pháp đầu tiên, những quyền cơbản của con người của công dân đã được bổ sung, ghi nhận trong hiến pháp Đó

là kết quả của cuộc đấu tranh đòi dân quyền của các nhà tiến bộ, của nhân dânHợp chúng quốc Hoa kì

Chính hệ thống lí luận về dân quyền, dân chủ ở phương Tây và thực tiễncuộc đấu tranh đòi tự do, bình đắng của các nước Âu - Mĩ đã giúp Tôn TrungSơn gan đục khơi trong, tìm thấy những tinh hoa dé xây dựng học thuyết Tamdân và Hiến pháp Ngũ quyền phù hợp cho Trung Quốc

“| Tôn Trung Sơn, Chủ nghia Tam Dân, tldd, tr 234

Trang 34

Thứ hai, học thuyết “Tam quyên phan lap”

Chủ nghĩa dân quyền của Tôn Trung Son bên cạnh sự tiếp thu tư tưởngdân quyền, dân chủ phương Tây thì còn lấy lý luận “Tam quyên phân lập”(phân chia quyên lực) làm hình mẫu chủ yếu Tư tưởng phân chia quyền lựcnhà nước có từ thời cô đại, được thé hiện trong việc tổ chức bộ máy nhà nước

Hy Lạp, La Mã và được thể hiện trong tư tưởng của Aristote và một số tác giảkhác Tuy nhiên, tư tưởng về phân quyền chỉ trở thành một lý thuyết toàn điện

và độc lập trong thời kỳ cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII, điển hình làJohn Locke, Montesquieu kế thừa, phát triển và coi đó là cơ sở dé bảo đảm

quyên lực của nhân dân và chông chê độ độc tài chuyên chê.

Nhà triết học người Anh John Locke (1632 - 1704), cho răng các quyềncon người là tự nhiên và không thé bị tước đoạt; nhà nước được lập ra để bảo

vệ quyền con người, bảo vệ pháp luật và không được xâm phạm đến chúng.Theo ông, ở đâu không có pháp luật thì ở đó cũng không có tự do Mối nguyhiểm chính của sự tuỳ tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối vớicác quyền và tự do của con người và pháp luật xuất phát từ đặc quyền củanhững người cầm quyền John Locke cho răng: quyền lực của nhà nước làquyên lực của nhân dân Nhân dân nhường một phần quyền lực của mình cho

nhà nước qua khê ước và đê chông độc tài phải thực hiện phân quyên.

Những luận điểm phân quyền của John Locke đã được nhà khai sángngười Pháp, C.L.Montesquieu (1689 - 1775) phát triển với học thuyết về phânchia quyền lực - một trong những nguyên tắc trong tô chức và hoạt động củanhà nước pháp quyền tư sản Trong tác phâm “Bàn về Tinh thần pháp luật” (DeL'esprit des Lois), xuất phát từ quan điểm về con người, Montesquieu cho rangbat cứ ai có được quyền lực đều có thé lam dụng nó Ông cho răng, khi quyềnlập pháp được sáp nhập với quyền hành pháp và tập trung vào trong tay một

người hay một tập đoàn, thì sẽ không có tự do, bởi vì chính nhà vua hay nghị

viện ay sẽ lam những đạo luật độc đoán dé thi hành một cách độc đoán Vì vậy,

Trang 35

ngay từ dòng đầu tiên của “Bàn về Tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã khangđịnh: “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thihành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điềutrong luật dân sự Với quyền lực thứ nhất, Nhà vua hay pháp quan làm ra cácthứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và huỷ bỏ hay sửa đổi các luật này.Với quyền lực thứ hai, Nhà vua quyết định việc hoà hay chiến, gửi đại sứ đi cácnước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược Với quyền lực thứ ba, Nhà vua haypháp quan trừng tri tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân Người ta sẽgọi đây là quyền tư pháp, vì trên kia là quyền hành pháp quốc gia”."” Cách tốtnhất dé chống lại lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp ly vaphân chia quyền lực để mỗi nhánh quyên lực chỉ được phép hoạt động trongphạm vi quy định của pháp luật Montesquieu đã khang định: “Khi mà quyền

lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão,

thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấychỉ đặt những luật độc tài dé thi hành một cách độc tài Cũng không có gì là tự

do nếu quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp Nếu quyền

tư pháp được nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống

và quyền tự do của công dân, quan tòa sẽ là người đặt ra luật Nếu quyền tưpháp được nhập với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻđàn áp”.*°

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã trở thành một trong nhữngnguyên tắc cơ bản cho việc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

kể từ đầu cách mang tư sản cho đến ngày nay, mặc dù sự áp dụng đó có mức độkhác nhau tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thé của mỗi quốc gia, không theomột khuôn mẫu chung Đây cũng là nguồn gốc, là cơ sở của tư tưởng Hiếnpháp ngũ quyền của Tôn Trung Sơn Hiến pháp ngũ quyền là một học thuyếtmới, nó kế thừa 2 quyền trong nền chính trị truyền thống quân chủ Trung Quốc

“ HoàngThanh Dam (dịch), Charles Louis Montesquieu: Bàn vé Tinh than pháp luật, Nxb Ly luận chính trị,

Hà Nội, 2006, tr.105.

* HoàngThanh Dam (dich), tlđd, tr 100.

Trang 36

đồng thời tiếp thu những tỉnh hoa trong tư tưởng hiến pháp phân quyền củaphương Tây mà sáng tạo nên Tôn Trung Sơn đã bắt đầu quan sát và nghiêncứu về những tư tưởng, lí thuyết chính trị phương Tây trong thời gian ông lưuvong ở nước ngoài Sau khi khảo sát những hạn chế của lý luận “Tam quyềnphân lập” trong thực tiễn xã hội các nước Âu-Mỹ, kết hợp với việc phân tíchhiệu quả của tác dụng của chế độ khảo thí và giám sát Trung Quốc cổ đại, TônTrung Sơn sáng tạo ra học thuyết “Ngũ quyền phân lập” Theo đó, Chính phủ

Sẽ có năm quyền: Hành pháp, tư pháp, lập pháp, khảo thí và giám sát, với năm

cơ quan độc lập dé cấu thành Năm quyền này về địa vị là bình đăng với nhau,nhưng không phải đơn độc mà có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, quyền giám sátđược tăng cường dé chế ước quyền lập pháp, quyền khảo thí được tăng cường

dé chế ước quyền hành pháp, tạo ra tính đột phá cho mô hình tam quyền phânlập phương Tây, làm cho sự vận hành các quyền được ổn định và hiệu quả.Chính phủ như vậy, theo Tôn Trung Sơn, là Chính phủ hoàn chỉnh nhất, lươngthiện nhất Tương ứng với năm quyền của Chính phủ, Tôn Trung Sơn đề xuất

bốn quyền lớn của dân (Tứ đại dân quyền), chủ trương “dân quyền trực tiếp”

nhằm phát huy chủ quyền nhân dân và chế ước quyền của Chính phủ, thực hiện

: © ic ik `

“chính tri toàn dân””

1.2.2 Tỉnh hoa văn hóa chính trị truyền thông Trung Hoa

Tôn Trung Sơn là người nhiệt tâm hướng tới nên văn minh phương Tây,

song, Tôn Trung Sơn luôn chủ trương rằng, việc học tập, mô phỏng nước ngoài

cần xuất phát từ lịch sử Trung Quốc và tình hình cụ thể của Trung Quốc, phảnđối việc sao chép nguyên xi, tâm lý “coi Âu-Mỹ là hoàn thiện, hoàn mỹ” Ôngcho rằng, mấy nghìn năm nay dân tình, phong tục tập quán của xã hội TrungQuốc rất khác Âu - Mỹ Xã hội Trung Quốc khác với Âu - Mỹ thì chính trịquan lí xã hội của Trung Quốc tự nhiên cũng phải khác Âu — Mỹ không théhoàn toàn phỏng theo Âu — Mỹ như bắt chước chế tạo phỏng theo máy móc của

* Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Tôn Trưng Sơn — Cách mang Tân Hợi và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc,

Nxb Chính trị quôc gia, 2008, tr.57.

Trang 37

Âu - Mỹ được Bản thân Tôn Trung Sơn đã nói: “trong việc tìm kiếm conđường cách mạng của Trung Quốc, những chủ nghĩa mà tôi kiên trì, có những

tư tưởng bền vững của chính đất nước chúng ta, có những học thuyết học tập từchâu Âu, một số học thuyết được tạo ra từ quan điểm độc đáo của riêng tôi”

Do đó, tư tưởng Hiến pháp ngũ quyền của Tôn Trung Sơn không chỉ tiếp thunhững yếu tố tiến bộ của nền dân chủ tư sản phương Tây mà còn chon lọc, hapthụ những tinh hoa trong văn hóa chính trị truyền thống Trung Hoa Trong đó,quyền giám sát và quyền khảo hạch trong Hiến pháp ngũ quyền của Tôn TrungSơn, chính là học hỏi từ chế độ chính trị và văn hóa truyền thống Trung Hoa từngàn xưa, “Tà tinh túy, có thé bổ sung những điểm khuyết thiếu của pháp luật

và chính trị Âu Mĩ”®

Thứ nhất, chế độ khảo thí: Tôn Trung Sơn cho rang cho du là xã hộitrong chế độ phân phong từ nhà Tây Chu hay là xã hội trung ương tập quyềntrên cơ sở chế độ quận huyện ở địa phương từ thời Tần Hán về sau, hoàng déTrung Hoa luôn ở địa vị chí cao vô thượng Tất cả sơn hà xã tắc đều là của ông

ấy Hàng ngàn năm câu trong Kinh thi "Dưới gầm trời này đâu cũng đất vua,trên mặt đất này đâu cũng dân vua" đã trở thành một điều mặc nhiên Nhưng đểquản lí xã tắc sơn hà và thần dân của mình hoàng đề cần đội ngũ quan lại - bềtôi giúp nhà vua thực thi hoàng quyền Tương ứng với điều đó thì việc tuyênchọn và quản lí sử dụng quan lại như thế nào cũng trở thành vấn đề vô cùngtrọng yếu trong nền chính trị của các vương triều trong suốt tiến trình lịch sử.Chế độ khoa cử và chế độ giám sát được đặt ra để giải quyết vấn đề đó trongnên chính trị truyền thống Trung Hoa

Dưới thời Tây Chu dưới chế độ đăng cấp nghiêm ngặt và chế độ phânphong thì không cần tuyên quan lại Việc tuyển dung quan lại chi là việc đượcđặt ra sau khi lễ nhạc nhà Chu bị băng hoại Từ thời Xuân Thu khi các nướcchư hau bat chấp lễ nhạc nhà Chu mà thôn tính lẫn nhau theo kiểu cá lớn nuốt

“https://www.yzthesis.com/lunwen/faxue/xianfa/2020-05-18/74071.html

“Shttps://www.yzthesis.com/lunwen/faxue/xianfa/2020-05-18/74071.html

Trang 38

cá bé khiến cho tình trạng chính tri, xã hội rỗi ren Nhưng từ tình trạng đócũng khiến cho Trung Hoa có sự thay đổi lớn với "Bách gia tranh minh" đãxuất hiện chủ trương "học tại tứ di" cho đến "học giỏi tất sẽ làm quan" đãphá vỡ quan niệm trước đó cho răng quan lại chỉ là người có nguồn gốc quýtộc, mà con cái bình dân tài đức cũng có thé nhập vào hệ thống quan chức.Thực tế rất nhiều học trò của Không Tử vì học giỏi đã tham gia vào hàng ngũquan chức của các nước chư hau Việc tuyên dụng quan lại thời Hán chủ yếuthông qua 3 con đường: trưng bì, sát cử và thái học sinh Trưng bi, tức là triềuđình trực tiếp lấy một số người có tài năng nổi danh dé bổ nhiệm làm quan.Sát cử là quan lại ở các địa phương tiễn cử nhân tài cho triều đình Thái họcsinh, tức là lấy học sinh trong nhà “Thái học” sau khi tốt nghiệp tiến hànhkhảo xét lấy bổ nhiệm làm quan, tức là phương thức Nhiệm tử Trong 3phương thức đó thì Nhiệm tử lay con cháu của quý tộc quan lại học trong nhàThái học bổ nhiệm làm quan là phổ biến nhất Nguyên nhân là do hình thứctrưng bi và sát cử rất dễ bị lừa gạt hoặc lợi dụng Trưng bì có thể nhiều kẻ sĩthực ra rất vô dụng, chỉ hữu danh vô thực mà thôi; còn cử sát thì quan lại địaphương thường chỉ tiễn cử người thân hoặc nhận đút lót mà tiễn cử Thời kìNam Bắc triều đã thực hiện chế độ Cửu phẩm trung chính, con cháu xuất thânhàn gia rất khó đủ tiêu chuẩn nhập vào chốn quan trường Tình trạng đó kéodài đến thời Tùy Đường mới bat đầu thay đổi Từ năm 587 Tùy Văn Dé déxóa bỏ thực trạng lũng đoạn của các thế gia vọng tộc trong chế độ Cửu phẩmtrung chính, đã bước đầu xác lập chế độ khoa cử Nhưng chế độ khoa cử phảiđến thời nhà Đường mới hoàn thiện Từ đó, về cơ bản, bất luận xuất thân nhưthế nào, nhân tài thực sự học tập đều có thể thông qua khoa cử đỗ đạt mà nhậpvào chốn quan trường Ít nhất về mặt lí luận và hình thức là như vậy Khoa cử

là phương thức thông qua các kì thi được tổ chức nghiêm ngặt với nội dung,quy chế chặt chẽ Thông thường sĩ tử phải trải qua 3 kì thi ở 3 cấp: Thi Hương,Thi Hội, Thi Đình Mỗi kì thi, có thể ở mỗi triều đại có sự khác biệt nhất định

““Từ thời Tây Chu đã thực hiện chế độ phân phong thiết lập chư hầu Thiên tử nhà Chu và các quý tộc đều có

cách gọi khinh miệt các dân tộc ngoài Hoa Hạ có trình độ văn minh thâp hơn người Hán là "Di"

Trang 39

về nội dung thi cử, nhưng cơ bản đều hướng tới tuyên chọn được những người

thật sự có năng lực, vừa tài năng, vừa có kinh nghiệm va kĩ năng cai tri có đủ

khả năng trở thành “hiền tài” giúp vua quản nước trị dân Đối tượng tuyển

dụng khoa cử rộng nhất, mặc dù vẫn có sự phân biệt về đăng cấp, nam nữ nhất

định nhưng cơ bản là con của dân thường đủ tài năng đều có thé tham gia, đỗdat là có thé trở thành quan chức nhà nước Quy chế tuyến bổ cũng vô cùngchặt chẽ Điền hình như lệ Hồi ti Về cơ bản quy định: những thí sinh có quan

hệ quê quán, thân thích, thầy trò, bạn bè với quan chủ khảo phải thực hiện hồi

tị Thời Đường Huyền Tông việc khoa cử vốn giao cho Khảo công ty thuộc

Bộ lại chủ trì, nhưng sau đó dé đảm bảo khách quan hơn đã chuyên cho ThịLang của Bộ Lễ chủ trì Đồng thời cũng quy định nếu như có người thân của

LỄ bộ Thị lang tham gia khoa cử thì việc chủ trì khoa cử lại chuyển về choKhảo công ty Bộ Lại Cơ chế này thường được gọi là “biệt đầu thí” hoặc “biệtđầu cử” Thời Tống với chế độ Téa Viện làm cho việc thi cử ngày càng chặtchẽ Chế độ này quy định, trước khi kỳ thi diễn ra một thời gian sẽ đưa quanchủ khảo vừa được nhậm chức đến ở Công viện, cho đến khi các sĩ tử nộpquyền ở trường thi xong mới có thé ra khỏi Cống viện Đến thời Minh, chế độnày được tăng cường hơn nữa khi quy định: “những người trong tôn thất

không được làm quan, không được tham gia khoa cử, chỉ dựa vào tước vị mà

hưởng lộc”” Triều Thanh hồi ti trong khoa cử thực hiện vô cùng nghiêm ngặt,không chỉ phải hồi ti với khảo quan mà còn hồi ti với những quan lại làm việc

ở trường thi Về việc hồi ti với khảo quan co bản được quy định giống với hồi

ti về quê quán, trú quán và thân thuộc Hồi ti đối với quan viên làm việc ởtrường thi triều Thanh quy định nếu những quan viên làm việc ở trường thi có

người thân tham gia thi cử thì không được tham gia công tác, những quan viên

đó cần tự mình khai báo, không được giấu giém

48 Phan Triệu Nam, Nghiên cứu chế độ héi tị trong tuyển bổ quan lại Trung Quốc cổ đại, Luận án thạc sĩ, Đại

học sư phạm Trùng Khánh, tr.16.

” Lân Tiểu Linh, Chế độ hồi ti trong bổ nhiệm quan chức Trung Quốc cổ đại, Tap chí Nhân tai tài nguyên khai

phát, số 6/2014, tr.99.

Trang 40

Quyền khảo thí là: “Việc tổ chức khảo thi, dé bạt nhân tài qua các thờiđại cũng là đặc sắc trong lịch sử may nghìn năm của Trung Quốc” Với ché

độ khoa cử như vậy, theo Tôn Trung Sơn giúp nhà nước tuyển chọn đượcnhững người thực sự có năng lực tham gia vào bộ máy chính quyền, có như vậymới có thể đảm bảo Chính phủ có năng lực

Thứ hai, chế độ giám sát: Chê độ khoa cử bat đầu từ thời Tùy Văn Déthé ki thứ VI đến năm 1905 mới bị xóa bỏ, tổng cộng cũng có lịch sử khoảng

1300 năm Ngược lại, với chế độ khoa cử là chế độ giám sát Ché độ giám sátđược đặt ra từ thời cỗ đại Căn cứ vào tư liệu lich sử thì từ thời Chiến Quốc đã

có chức “Ngự sử” Chức năng của Ngự sử trên danh nghĩa là quản lí số sáchgiấy tờ pháp lệnh và các sự vụ bên cạnh quân vương, nhưng trên thực tế là taimắt của quân vương, phụ trách giám sát quan lại ở trung ương và địa phương.Tuy nhiên, dé trở thành cơ cấu giám sát độc lập ở chính quyền trung ương vàtrực tiếp can gián nhà vua phải bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng Tần ThủyHoàng đặt đặt Ngự sử phủ, các cấp quan chức đứng đầu là Ngự sử đại phu,dưới có các chức Ngự sử trung thừa, Thị ngự sử, Giám sát sử Triều Hán kếthừa triều Tần, tuy nhiên còn đưa vị trí của Ngự sử đại phu lên cấp cao hơn, vaitrò trọng yếu hơn, quyền lực rất lớn Tuy nhiên, mặc dù là một trong “Tamcông” nhưng về co bản Té tướng chi phối rất lớn Từ thời Hán về sau các triềuđại đều thiết lập cơ cầu giám sát, chỉ là danh xưng, vị trí trong mỗi triều đạikhông giống nhau Từ thời Đường, Ngự sử đài tách ra trở thành một co cấu độclập, đến thời Minh, Thanh, sau khi bãi bỏ chức Tế tướng, Ngự sử đài được đưalên trở thành cơ quan đặt ngang hàng với Lục Bộ cao nhất ở triều đình trựcthuộc sự quản lí trực tiếp của hoàng dé Về chức năng thâm quyền, Ngự sử dai

“làm chính ki cương, vạch tội vi pháp, từ triểu đình đến châu huyện, từ Tétướng tới bách quan bat tuân pháp luật déu bị đàn hặc ””' Cụ thé Ngự sử đàiđược quyền đàn hac các hành vi sau: mét /à, những hành vi vi phạm nghi thức

°Tôn Trung Sơn tuyén tập, Nxb Nhân dan Thượng Hải, 1981, tr 801.

51 Cổ Ngoc Anh (chủ biên), Trung Quốc cô đại giám sát chế độ phát triên sử, Nxb Nhân dân, 2004, tr.60

Ngày đăng: 23/11/2024, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Trâu Lỗ, “Quốc Dân đảng Trung Quốc sử cảo" quyên thứ nhất, Thượng Hải, 1947. (ABS: CPEB Se Sei) So ủủ, i, RISEN tH, 1947) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc Dân đảng Trung Quốc sử cảo
24. "Sự chuyển biến bat thường": nghiên cứu sửa đổi hiển pháp Đài Loan (Trung Quốc) lan thứ 7 (2004 - 2005). (“‡Ệ#J%3ử”: GSW KARE 21Z(2004-2005), http://www.aisixiang.com/data/135677.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chuyển biến bat thường": nghiên cứu sửa đổi hiển pháp Đài Loan(Trung Quốc) lan thứ 7 (2004 - 2005). (“‡Ệ#J%3ử
18. Bau cử Đài Loan (Trung Quốc) nhìn: Sự khác biệt chính trị giữa miễn Bắc vàmiễm Nam, ( Ỳ3S % 3 8 ã jW : WIE MW EA FR),https://baijiahao.baidu.com/s?id=1741458307446087522&amp;wfr=spider&amp;for=pe Link
20. Đoàn đại biểu Dai hội dai biểu nhân dân toàn quốc cấp tinh Đài Loan (Trung Quốc) hoàn toàn đồng ÿ và kiên quyết ủng hộ việc sửa doi Hiến pháp (Dự thảo) (@EIAK BIS 8 CR AE 7 I ER SEB IE% (HEX) , https://taiwan.cri.cn/2018-03-08/d7a0a475-1ca5-e8a7-4917-d0be7e75eb4.html Link
1. Albert P. Blaustein, Jay A. Sigler, Các bản hiến pháp làm nên lịch sử, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 Khác
2. Vũ Hồng Anh, 76 chức và hoạt động của Chính phu một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Khác
3. Phiên Quốc Bình, Mã Lợi Dân, Pháp luật Trung Quốc, Trương Gia Quyền, Trương Lệ Mai dịch, Nxb. Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2011 Khác
4. Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp phải là bản văn kiểm soát quyên lực nhà nước, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, Số 4-2014 Khác
5. Nguyễn Đăng Dung, Ludt hiến pháp doi chiếu, Nxb. Tông hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2001 Khác
6. Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Khác
7. Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Dang thời kì Đối mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VII, IX, X và XI), Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội,2013 Khác
8. Vũ Công Giao, Cam Thị Lai, Dân chủ trực tiếp trên thế giới và dân chủ trực tiếp ở nước fa, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 21 (227), tháng 11/2014 Khác
9. Lai Thị Thu Hà, Tổng quan quy định về Viện kiểm sát trong Hién pháp Trung Quốc, Tạp chí Kiểm sát, số 9-2012 Khác
10. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Thi Hương, Chương Thâu, Tôn Trung Sơn vớiViệt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2013 Khác
11. Nguyễn Văn Hồng, Hồ Chí Minh - nhà cách mạng dân tộc hiện thân văn hóa Châu A và thời dai", Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2010 Khác
12. Một thoáng Đài Loan (Trung Quốc) 2020 - 2021, Xuất bản bởi Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan (Trung Quốc)), 2020 Khác
13. Lã Khánh Tùng, Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông A, Luận án Tiên sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 Khác
14. Thái Vĩnh Thắng, Lich sử lập hiến Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1997 Khác
15. Hoang Gia Thu, Đài Loan (Trung Quốc) tiến trình hóa rông, Nxb. Văn hóaThông tin, 1994 Khác
16. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Ton Trung Sơn, cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w