1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thuyết Trình Môn Văn Học Châu Á 1 Đề Tài Tác Giả Lý Bạch – Đỗ Phủ.pdf

53 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Giả Lý Bạch – Đỗ Phủ
Tác giả Nguyễn Vân Anh, Lê Thị Cẩm Hà, Trần Hạnh Nguyên, Trần Hiền Thục, Huỳnh Lâm Hạ, Nguyễn Trần Thị Kim Hiếu, Đào Thị Phương Hà, Huỳnh Thái Cao, Chi Văn Thị Thanh Loan, Đỗ Thị Minh Hoàng, Nguyễn Dương Tường Minh
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn Học Châu Á
Thể loại Bài Thuyết Trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,83 MB

Nội dung

Một số bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch về lối thơ Cổ Phong, tứ cú và bát cú như “Một mình uống rượu dưới trăng”, “Nguyệt Hạ Độc Chước”, “Vọng Lư sơn bộc bố”, “Sắp mời rượu”, “Đối tửu” … Nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HỌC CHÂU Á 1

ĐỀ TÀI: TÁC GIẢ LÝ BẠCH – ĐỖ PHỦ NHÓM 3: Nhóm trưởng: Nguyễn Vân Anh

Cùng các thành viên: Lê Thị Cẩm Hà

Trần Hạnh Nguyên Trần Hiền Thục Huỳnh Lâm Hạ Nguyên Trần Thị Kim Hiếu Đào Thị Phương Hà Huỳnh Thái Cao Chi Văn Thị Thanh Loan

Đỗ Thị Minh Hoàng Nguyễn Dương Tường Minh

Trang 2

Quy Nhơn, tháng 5 năm 2023

Lý Bạch là người Lũng Tây, Cam Túc; lúc mới 5 tuổi, gia đình

về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu(Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảngnhà Hán, là cháu chín đời của Tây Lương Vũ Chiêu vương Lý Cảonước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc Có sách ghi ông là concháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Ẩn Thái

tử Lý Kiến Thành Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý trốn raTây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến nămTrường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang

có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra) Tương truyền lúc ông sắpsinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh),

vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch

1.2 Hoàn cảnh sống và làm việc

Lý Bạch suốt thời thơ ấu được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, chadạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thíchlàm thơ Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi

đó cùng cha Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau nàykhông phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêusái Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, TứXuyên Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thờigian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt

Trang 3

Năm 15 tuổi, ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bàithơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng Lúc 16 tuổi danh tiếng đãnổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái ThiênSơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ Làm ẩn sĩ trên núi được 2năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắngcảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Trường An Bạn đồng hành với ông lúcnày là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm Đến năm

20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với giađình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trìnhsắp tới Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh,

được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương Như".

Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn,chống kiếm lên đường viễn du Trong khoảng ba năm, ông đãtham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình,sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ

Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gáicủa Hứa tướng công Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ.Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình Được mời đi làmquan, nhưng ông không nhận

Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên,gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả.Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở NhiệmThành Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, BùiChính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủlên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê Nhóm này

được người ta gọi là "Trúc Khê lục dật".

Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ôngđến Hồ Nam rồi Giang Tô, Sơn Đông đi đến đâu danh tiếng lan

ra đến đó

Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùngđạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung Ông được Hạ Tri Chương

Trang 4

tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâunên rất thích, mời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sauđược phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật Được vua Đường

và Dương Quý Phi yêu thích Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, ThôiTông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi

hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".

Đến năm 745, Dương Quốc Trung gièm pha nên Dương QuýPhi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khóxử

Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãmđang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường Vua rất buồn, nhưngcũng nghe theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhânkhông nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tạibất cứ quán rượu nào mà ông đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khốthanh toán

Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu

và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, cácvùng Bân, Kỳ, Thương , Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ Do

đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều,trong đó có Đỗ Phủ

Năm ông 56 tuổi, Tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mờiông về phủ Lý Bạch đành phải đi theo Đến khi Lân làm phản bịbắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình cóTuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược

Tư đem giấu đi Sang năm 757, ông bị triều đình bắt lại, lúc nàyngười từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sứcgiải oan, ông được giảm xuống tội đi đày

Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình,Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến HánDương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó, tuy nhiên tuổi già, sức yếu,ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương Băng Đến năm

762, Đường Đại Tông lên ngôi, cũng là người hâm mộ thơ của Lý

Trang 5

Bạch, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông

đã qua đời rồi

1

3 Khuynh hướng sống

Từ nhỏ, Lý Bạch đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia”

cho nên ảnh hưởng của người đời trước rất rộng, phức tạp Tưtưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởngĐạo gia sâu sắc rất nhiều

Tinh thần coi thường vinh hoa phú quý, tự tin vào tài năng,hay mang hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ

“phản nghịch” đối với chế độ phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị

siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng, cao rộng

Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng thơ thơ ông,châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào

Lỗ nho)

1.4 Những nhận xét về Lý Bạch

Lý Bạch được tán dương là một thiên tài về thơ ca, người đã

mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường Từ trẻ, ông đã xagia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp Dẫumuốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toạinguyện Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thivăn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường mà còn trong toàn

bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn

Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên hay ThiHiệp Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơbẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân Hạ TriChương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên

Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách yêurượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinhthần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đãchết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu củamặt trăng

Trang 6

1 Tác phẩm tiêu biểu:

Trên con đường sự nghiệp sáng tác văn chương của mình, LýBạch đã sáng tác hơn 20.000 bài thơ Tuy nhiên, ông viết bài nàovứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép lại Sau loạn

An Lộc Sơn thì mất rất nhiều Đến khi ông mất năm 762 thì ngườianh họ lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 sovới người ta truyền tụng Sang năm 1080, Sung Minh Chiu ngườiHàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài Đếnbay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được

đánh giá cao Các bài thơ này được tổng hợp trong tập “Hà Nhạc Anh Linh tập” do Ân Phan chủ biên và “Đường Thi Tam Bách Thủ”

do Tôn Thù biên soạn

Một số bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch về lối thơ Cổ Phong, tứ

cú và bát cú như “Một mình uống rượu dưới trăng”, “Nguyệt Hạ Độc Chước”, “Vọng Lư sơn bộc bố”, “Sắp mời rượu”, “Đối tửu” …

Những bài thơ của ông được đánh giá cao và nổi tiếng trong dân

gian như “Hiệp khách hành”, “Hành lộ nan”, “Tương Tiến Tửu”,

Trang 7

Do những nhân tố tư tưởng tích cực tác động đồng thời vàtừng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòagiữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạnchiếm phần thượng phong Những nội dung của thơ ông phản ánh

rõ điều đó Ông có tiếp thu ảnh hưởng của Kinh Thi, nhưng ảnhhưởng sâu sắc nhất đối với ông vẫn là Sở từ của Khuất Nguyên

Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao hơn vớitinh thần sáng tạo, cách tân Trước hết, ông thường xuyên dùngthủ pháp khoa trương – ngoa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởngtượng phong phú trong mọi đề tài Ông thông qua cảnh giới thầntiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bảnthân, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện hiện tại, nhất là khi ôngbày tỏ lòng căm ghét, phê phán, đả kích Ông lại gửi gắm tâmhồn, tư duy của mình vào thiên nhiên Thiên nhiên như một ngườibạn tri âm tri đắc, hiểu rõ nỗi lòng ông, an ủi, khuyến khích, giúp

đỡ ông xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp.Ông kết hợp khéo léo các cách thể hiện tính lãng mạn nhưthần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo tưởng cùng vớimột thứ ngôn ngữ hào phóng để tạo nên những hình tượng nghệthuật kỳ vĩ, biểu hiện những lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽcũng như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khêu gợi ra.Hồn thơ Lý Bạch thiên về chủ nghĩa lãng mạn, mang một nét

gì đó rất riêng, có chút phóng túng, mơ mộng và hoài cổ, khôngthích động chạm đến thế thái nhân tình Ông là một hồn thơ theochủ nghĩa lãng mạn kiệt xuất thời nhà Đường Đề tài rất phongphú, đa dạng Nội dung xoay quanh tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp,nói về tình cảm trai gái, bạn hữu đến sự cảm thông, thấu hiểu cho

số phận của người chinh phụ và thú vui uống rượu đặc biệt củaông

Ngôn ngữ trong thơ của Lý Bạch tự nhiên mà điêuluyện.Thơ Lý Bạch thích viễn vông, phóng túng, ít động chạm đến

thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp

Trang 8

khách hành, Việt trung lãm cổ…), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt…), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh hạo Nhiên chí Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ…), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn…).

Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu…).

看 瀑 布 掛 前 川 。飛

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

Bản dịch:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này:

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây

Trang 9

Câu thơ thứ nhất:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

(Nẳng rọi Hương Lô khói tía bay) Câu thơ tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu “Hương Lô”“sinh tử yên” (hai động từ “chiếu”“sinh”) Như vậy, quan hệ về ý nghĩagiữa hai vế trong câu thơ là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyênsuốt là mặt trời: mặt trời chiếu núi Hương lô (vế 1) cho nên sinhlàn khói tía (vế 2))

Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, màmiêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô.Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời vàngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà khônggian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình

Trước Lý Bạch, nhà sư Tuệ Viễn đã từng tả “Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như sương khói” (nên mới có tên là

Hương Lô là Lò Hương) Những cái mới mà Lý Bạch đã đem tới cho

vẻ đẹp của Hương Lô là miêu tả nó dưới những tia nắng của mặttrời; và làn hơi nước, phản quang ánh sáng mặt trời, đã chuyểnthành màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo Với động từ sinh, ánh sángmặt trời xuất hiện như chủ thế làm cho mọi vật sinh sôi nảy nở,trở nên sống động Chỉ tiếc trong câu thơ dịch, vế sau lại chuyểnthành cụm chủ vị (khói tía bay), chủ thể là khói tía khiến cho mối

Trang 10

quan hệ nhân quả nói trên đã bị xóa bỏ, không khí huyền ảo đã bịxua tan.

Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường cókhuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, sốchữ Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luônphải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng nhữngthủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng Bài thơ của LíBạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại làmột bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ củaông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định

Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gianthi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương

Lô kia Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như mộtbình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũtrụ Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang

đổ xuống Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốtyếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác

Câu thơ đã phác ra được cái phông nền của bức tranh toàncảnh trước khi miêu tả vẻ đẹp của bản thân thác nước Thác nướcmới là trung tâm của bức tranh nhưng nó đã được hiện lên thậthùng vĩ trên cái phông nền đẹp đẽ này Từ câu một mà mở ra bacâu tiếp theo: bài thơ đã triển khai theo hướng 1 – 3 trong mốiquan hệ giữa bốn câu thơ của một bài tuyệt cú

Câu thứ hai:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (Xa trông dòng thác trước sông này)

Trang 11

Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua

sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa

mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phíatrước

Vẻ đẹp của thác nước được tập trung ở từ “quải” (treo) Tháckhông chảy mà lại được treo trên dòng sông phía trước Vì saovậy? Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào

đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuốngđược treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông Chữ “treo” đãbiến cái động thành tĩnh do cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác.Đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi dòng sông tuân chảy, khoảnggiữa là thác nước treo cao như dải lụa Quả là một bức danh họatráng lệ như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc.(Ở bản dịch thơ, vì lược bớt chữ “treo” nên ấn tượng do hình ảnhdòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải Ngân hà ở câucuối cũng trở nên thiếu cơ sở - dải lụa gợi lên dải Ngân Hà hợp líhơn là dòng thác)

Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thếdựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ củathiên nhiên nơi đây Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba:

Phi lưu trực há tam thiên xích.

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với nhữngđường nét rõ ràng nhất Cảnh vật lại từ tĩnh chuyển sang độngnhờ hai động từ “phi” (như bay), “trực” (đổ thẳng đứng) có sứcbiểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và

Trang 12

sức lực của dòng chảy: Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ banghìn thước Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mớichỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nóđược thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mangtrong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cảnđược.

Tác giả đã lấy một con số cụ thể ước lệ tượng trưng chochiều dài của dòng thác Con số ấy còn gơi lên một vẻ đẹp kì vĩ,hiểm trở, tạo cảm giác ớn lạnh cho người đọc Và chính người đọcnhư cảm nhận được dòng thác như đang đổ xuống ngay trước mắtmình

Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó Vàchính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọnthác:

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Đây là vẻ đẹp huyền ảo của thác nước được nhà thơ tái hiệnthật tài tình thông qua hai động từ “nghi” (ngỡ là), “lạc” (rơixuống) và hình ảnh Ngân Hà: Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầngmây Biết sự thực không phải vậy mà cứ tin là thật thì mới sángtạo ra cái tứ thơ này khiến dòng thác trở nên hùng vĩ một cáchhuyền ảo Câu thơ xưa nay vẫn được coi là danh cú (câu thơ, câuvăn hay nổi tiếng) chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái

ảo và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kì diệu

do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm khảm nhà thơ và để lại

dư vị đậm đà trong lòng bạn đọc bao thế hệ

Trang 13

Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh túnhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải làmột dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng.Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, cótính trừu tượng Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánhvới cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.

Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền

ảo và mang một nét đẹp diệu kì Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bịchông chênh giữa hai chiều nhận thức: thực - ảo; tiên giới - trầngian Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảmnhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đãnói đến ở câu một mà thôi

Thơ với người là một Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của LíBạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ Một tầm vóc kì vĩ,một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là nhữngkhao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới

3.1.1 Giá trị nội dung:

Tác giả đã lựa chọn điểm nhìn từ xa (vọng) rất phù hợp choviệc quan sát và miêu tả cảnh vật Đây là điểm nhìn cho phép baoquát toàn bộ cảnh thác nước, làm nổi bật được sự hùng vĩ, tráng

Trang 14

lô hiện lên qua con mắt nghệ thuật của ông khi đứng trông từphía xa, giữa không gian rộng lớn của mây, trời là hình ảnh ngọnnúi kì vĩ, lớn lao Cùng đồng hành song song là vẻ đẹp không thểmiêu tả hết của thác nước núi Lư, vẻ đẹp được tác giả miêu tảdưới ánh nắng của mặt trời, sự phản quang của nắng đã tạo nên

vẻ lung linh huyền ảo cho khung cảnh, bên cạnh đó là sự kì vĩ củangọn núi đã góp phần tạo nên thác nước và hình thành nên sựchuyển mình mạnh mẽ đó

Để thể hiện rõ nét nhất vẻ đẹp đó thì tác giả dùng tâm hồncủa mình nhiều hơn là tài năng thơ ca, ông thổi vào đó sức sống,tạo nên hồn cho từng câu thơ bởi ông có một tình yêu say mê,tình yêu nồng nhiệt với thiên nhiên Tâm hồn lãng mạn cũngchính là chìa khóa cho sự khai phá vẻ đẹp huyền ảo, hư thực đó,

từ tận sâu bên trong tác giả sử dụng niềm đam mê của mình đểtoát lên khung cảnh hùng vĩ tráng lệ đó

Trong thơ ca của ông, không những thể hiện được vẻ đẹptuyệt vời của thiên nhiên bằng một phong cách trong sáng, siêuphàm, mà còn thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên bằngmột phong cách hào phóng, mạnh mẽ

Tưởng như bài thơ chỉ đơn thuần tả cảnh vật thiên nhiênnhung ẩn sau bài thơ là “cái tình” sâu sắc và đẹp đẽ của nhà thơ.Bài thơ đã thể hiện sự yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà thơ

Lí Bạch đối với thác nước núi Lư – một danh thắng nổi tiếng củaquê hương, đất nước tác giả Đồng thời thể hiện được tình yêuthiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc và đằm thắm của tácgiả

Trang 15

3.1.2 Giâ trị nghệ thuật:

Bố cục băi thơ 1 – 3 tạo được trình tự miíu tả hợp lý: Cđu thơđầu tiín lăm phông nền cho toăn cảnh bức tranh thâc nước Câccđu thơ sau khắc họa cụ thể chi tiết hơn những vẻ đẹp của thâcnước Câch dùng từ ngữ đặc sắc, độc đâo; sự liín tưởng, tưởngtượng phong phú, tinh tế Sử dụng lối miíu tả phóng đại, hình ảnhthơ mang tính chất kì vĩ, trâng lệ đê khắc họa được cảnh vật thiínnhiín vừa chđn thực, sinh động, vừa huyền ảo

Băi thơ có cấu tứ chặt chẽ, giău hình ảnh Sự hun đúc củathiín nhiín cộng với tinh thần lêng mạn khiến ông có một tđmhồn hăo phóng, một tấm lòng rộng mở vă ảnh hưởng to lớn đến

sự hình thănh phong câch thơ ca của ông Đối với thiín nhiín, ôngquan sât trong thời gian dăi, lại có tình yíu say đắm, nồng nănnín có thể tìm được những vỉ đẹp sđu xa thầm kín của thiínnhiín

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ông đê vô cùng thănh côngtrong việc truyền tải nội dung vă vẻ đẹp của những hình ảnh mẵng nhắc đến, chỉ với bốn cđu thơ ngắn gọn, dễ nhớ, đủ toât línhồn của vẻ đẹp thiín nhiín căng lăm cho băi thơ đặc sắc hơn Tâcgiả còn có sự kết hết giữa câi hư vă câi thực, so sânh liín tưởngdòng nước với dải ngđn hă, dùng phĩp phóng đại dòng chảy nhưtuột khỏi mđy rơi xuống đê tạo nín cảm giâc kì diệu cho ngườiđọc khi cảm nhận băi thơ Câch sử dụng từ của Lý Bạch cũng vôcùng thú vị, với những từ ngữ sinh động, sâng tạo, giău hình ảnhđặc biệt lă giău sắc thâi biểu cảm, vă không thể không nhắc tớibiện phâp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mă tâc giả đưa văo trong

Trang 16

bài thơ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để bày tỏ tâm tư tình cảm củabản thân mình.

3.2 Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi [

花 三 月 下 揚 州 。孤

帆 遠 影 碧 空 盡 ,惟

見 長 江 天 際 流 。

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há†Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu

Bản dịch

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,

Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu

Bóng chiếc buồm lẻ phía xa dần khuất vào trong

nền trời xanh, Chỉ còn thấy dòng Trường Giang vẫn chảy bên trời.Nếu ở phương Tây,†Victor Hugo†viết lời thành kính gửi ngườibạn quá cố†Honore Balzac†thì sang đến phương Đông, NguyễnKhuyến và Lý Bạch lại chọn cách sáng tác thơ để tiễn đưa ngườibạn vong niên

Trang 17

Năm 727, Lý Bạch du ngoạn ở mạn đông về tới Hồ Bắc Tạiđây ông đã giao lưu, tiếp xúc với nhiều tài tử giai nhân, trong đó

có Mạnh Hạo Nhiên, người hơn ông mười hai tuổi

Mạnh Hạo Nhiên vốn là một nhà thơ nổi tiếng của phái ĐiềnViên Sơn Thủy, từng làm quan nhưng không thấy phù hợp nênsớm lui về ở ẩn Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên khi ấy đều coi trọngtài năng và nhân cách của đối phương, liền coi nhau như trí cốt.Tháng Ba năm 730, biết tin Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

và ngang qua Giang Hạ, Lý Bạch đã nhờ người mang thư hẹn gặp

ở đó Mấy hôm sau, Mạnh Hạo Nhiên đi thuyền xuôi dòng tới nơi,

Lý Bạch tới tận bờ sông tiễn bạn và sáng tác bài thơ†“Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”.

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt háaDương Châu”

Hai chữ “cố nhân” trong nguyên văn nói về người bạn đã gắn

bó từ lâu, một người mà nhà thơ rất trân trọng và yêu mến Nhờ

có tính biểu cảm nên chỉ cần đọc hai chữ “cố nhân”, độc giả cũng

đủ thấy tình cảm bền chặt, mối quan hệ sâu sắc của hai người Xabạn cũ, còn là người bạn thân thiết từ lâu, ắt hẳn nhà thơ rất buồnnên cuộc chia tay diễn ra đầy bịn rịn, luyến lưu.Địa điểm HoàngHạc lâu (hay lầu Hoàng Hạc) gắn liền với nhiều câu chuyện xưa,điều ấy càng gia tăng tính nghệ thuật cho câu thơ Tương truyền

có vị tiên tên Tử An từng cưỡi hạc qua đây, cũng có thuyết kểrằng thời Tam Quốc, Phí Văn Vĩ từ đây cưỡi hạc lên tiên giới.Cuộc chia tay diễn ra vào tháng Ba, tháng của mùa xuân,mùa hoa khói, mùa của sự khởi đầu, tượng trưng cho những điềutốt đẹp Cụm từ “yên hoa tam nguyệt” có nhiều cách dịch khácnhau, bản dịch chung thành “mùa hoa khói” nhưng còn thiếu cụm

từ “tam nguyệt”, tức tháng thứ Ba của mùa xuân

Đương thời bình, Lý Bạch tiễn bạn từ lầu Hoàng Hạc đến mộtQuảng Lăng, chốn phồn hoa đô hội nên khung cảnh không cónhững giọt lệ đầm đìa Thế nhưng không thể tránh khỏi cảm xúcbuồn thương, tiếc nuối khi phải chia xa

Trang 18

Cuộc chia tay nào rồi cũng đến hồi kết nhưng cơn sóng lòngtrong người đi kẻ ở thì khó nguôi ngoai Trước khung cảnh thiênnhiên hùng vĩ, rộng lớn, con người bỗng trở nên nhỏ bé, trống trảikhi thiếu đi tri kỷ

Giang Nam thời Thịnh Đường vốn là chốn đô thị sầm uất, tấpnập kẻ đến người đi với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền.Trường Giang vốn là dòng sông lớn nổi tiếng của Trung Quốc, ắthẳn sẽ có nhiều chiếc thuyền khác trên dòng sông này

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”

Dòng Trường Giang vốn sôi động, tấp nập thuyền qua lại,

vậy mà Lý Bạch chỉ chú ý duy nhất đến con thuyền ngày mộtkhuất bóng của bạn mình Đây không còn là cái nhìn lí trí của nhàthơ mà là cái nhìn của tâm tưởng, cảm xúc đang trào dâng.Tại câu thơ thứ ba, bản dịch thiếu mất nghĩa chữ “cô” trong

cô đơn và lẻ loi, đó là từ ngữ quan trọng, thể hiện nội tâm của LýBạch Ngoài ra, bản dịch chưa đề cập đến “bích sơn tận” hay

“viễn ảnh”, có nghĩa là bóng cánh buồm xa mờ.

Chiếc thuyền buồm lẻ loi đưa Mạnh Hạo Nhiên đi dần, tanbiến theo cái vô tận của sông nước, dòng sông càng lớn thì chiếcthuyền càng nhỏ Sự cô đơn của chiếc thuyền là tâm trạng chungcủa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, bằng hình ảnh cánh buồm đơnđộc, nhà thơ vừa miêu tả quang cảnh nơi tiễn đưa bạn, vừa bộc lộđược nỗi lòng bản thân.Cái tài tình của nhà thơ ở chỗ, vừa bộcbạch được nỗi buồn của sự ly biệt đồng thời khắc họa khung cảnhthiên nhiên đất trời hùng vĩ, phóng khoáng Sử dụng nghệ thuậtmiêu tả tâm cảnh, qua hình ảnh cánh buồm đơn độc đã khẳngđịnh sự trân trọng tình bạn cao đẹp của Lý Bạch

Hình ảnh “bích sơn tận” diễn tả khoảng không gian xanh,không biết sắc xanh đó từ trời hay từ nước, chỉ biết rằng nó quárộng lớn để có thể nhận biết Trái ngược với đó là sự nhỏ bé, cô

đơn, lẻ loi của “cô phàm”.

Nếu “cô phàm viễn ảnh” giống như tiêu điểm thì “duy kiến”

là hình ảnh thu được Tất cả nỗi buồn của nhà thơ được mang

Trang 19

theo cùng ánh nhìn xa xăm, luôn dõi theo bóng thuyền Mạnh HạoNhiên ngày một xa dần.

Đó là quan hệ tương phản giữa cái vô hạn của vũ trụ với cáihữu hạn của đời người, giữa cái mênh mông của đất trời với cái lẻloi của con người Để rồi đằng sau đó là sự cô đơn, lẻ loi và trốngtrải của một tâm hồn chứa chan tình cảm

3.2.1 Nội dung:

Lý Bạch là một người có tính cách đằm thắm, trọng ân tình bằng hữu Tình bạn của ông và Mạnh Hạo Nhiên là minh chứng rõ nhất cho sự chân thành, sâu lắng của một Thi tiên Bài thơ

“Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” thể hiện

một tình bạn đẹp của nhà thơ với người cố nhân, sự chia tay để lạitrong lòng nhà thơ biết bao kỉ niệm về tình bạn đẹp ấy

3.2.2 Nghệ thuật :

Thông thường khi nói về những cuộc chia ly, các nhà thơ đaphần miêu tả hành động, cử chỉ kèm theo ngôn ngữ của đôi bên.Tuy nhiên trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chiQuảng Lăng, Lý Bạch không cho thấy sự xuất hiện của giọt lệ haylời trăn trở, đau buồn

Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế, Lý Bạch đãphá vỡ các quy chuẩn ngôn từ, không miêu tả quá nhiều về người

ra đi mà chỉ tập trung tả cảnh thiên nhiên bao la Thế nhưng,chính sự hùng vĩ của sông núi, đất trời lại ẩn chứa một nỗi lòngsâu kín của thi nhân

Sử dụng tính chất “ý tại ngôn ngoại”, lời cùng ý thơ bất tậntrong Đường thi, cấu trúc không gian hai điểm nút “cận – viễn” làmột thủ pháp hội họa Lý Bạch đã tạo nên một bài thơ có sự giaohòa giữa thiên nhiên và con người, giữa cái vô hạn và cái hữu hạn

3.3 Bài thơ “ Tĩnh dạ tứ ” (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

靜夜思 床前明月光疑是地上霜

Trang 20

Tĩnh dạ tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

Bản dịch

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương

Cuộc đời Lý Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đikhắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú Tuy vậy, không lúcnào trong ông quên đi quê hương mình Trong một đếm trăngsáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà

sáng tác bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

Nếu bài “Xa ngắm thác núi Lư” là một bài thơ†tả cảnh†thiên nhiên

hùng tráng, thì “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là một bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh.†Thời gian†trong bài “Xa ngắm thác núi Lư”

là ban ngày, ánh nắng mặt trời chiếu rọi.†Thời gian†trong bài

“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là ban đêm, ánh trăng sáng

bàng bạc Bài “Xa ngắm thác núi Lư” ca ngợi cảnh đẹp thác nước

Trang 21

Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là tình cảm suy tư trongđêm trăng sáng.

Hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Lý Bạch đã khắc họa cho người đọcthấy được vẻ đẹp của ánh trăng:

“Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương”

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Đêm đã về khuya, không gian trở nên tĩnh lặng hơn Ánhtrăng chiếu tỏa muôn nơi Chữ “sàng” với ý nghĩa đầu giường đãđược tác giả sử dụng rất độc đáo Nó cho thấy vị trí của ánh trăngcùng với việc sử dụng hai từ ngữ “minh”“quang” với nghĩ là

“sáng” càng làm bật nổi độ sáng của ánh trăng trong đêm khuya.

Hình ảnh so sánh ánh trăng với sương trên mặt đất, tác giả đã vẽnên một bức tranh tràn đầy ánh trăng lung linh, huyền ảo Nhưngkhông chỉ dừng lại ở miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng Lý Bạch cònbộc lộ tâm trạng Điều đó được thể hiện qua từ “nghi” - cho thấytâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng cùng với nỗi niềm trăn trở, ưu tưcủa nhà thơ Tất cả điều đó cho ta thấy, ánh trăng chiếu xuốngvạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệtđược đâu là trăng đâu là màn sương đêm

Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh ấy được thể hiện rõnét: Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng; Hình ảnh ánhtrăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừauống rượu vừa thưởng trăng; Thể hiện tâm trạng bâng khuâng vànhớ nhung

“Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”

Trang 22

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương)

Hai tư thế “ngẩng đầu”“cúi đầu”, hai tâm trạng “nhìn”

“nhớ”, hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê

“trăng sáng”“cố hương” Hai hình ảnh “trăng sáng” và “cố hương” đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng “Cố hương” là quê cũ thân yêu; “nhớ cố hương” là nhớ tới gia đình,nhớ tới người thân thương ruột thịt, nhớ tới†thời thơ ấu†với baomộng tưởng và†kỉ niệm†đẹp, nhớ lại những thăng trầm một đờingười… Ta từng biết, Lý Bạch quê ở Ba Thục, thuở nho thường leolen núi Nga Mi để ngắm trăng và múa kiếm Lớn lên, ông mangtheo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm hiệp khách đi chu du mọiphía chân trời góc bể, chan hòa với gió trăng và tình bằng hữu…

Vì thế, ánh trăng đêm nay là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấnvương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của mộthồn thơ và một tình quê man mác

“Ánh trăng”“cố hương” gắn bó với nhau trong mạch cảmhứng trữ tình, hòa quyện thành một liên tưởng thấm thía, cảmđộng, nâng cánh cho hồn thơ bay lên Trăng lênh láng tràn ngập.Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt

Có thể nói “Tĩnh dạ tứ” là một bài thơ trăng tuyệt bút LýBạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh “ánh trăng” miền đất lạ để biểuhiện tâm tình: nổi buồn nhớ cố hương

3

3.1 Giá trị n ội dung :

Trang 23

“Tĩnh dạ tứ” là bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà

thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quêhương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh

3

3.2 Giá trị nghệ thuật:

“Tĩnh dạ tứ” sử dụng thể thơ ngũ ngôn cổ thể, ngôn ngữ

giản dị mà tinh luyện đồng thời có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữamiêu tả và biểu cảm cùng nghệ thuật đối tinh tế

II ĐỖ PHỦ

1.Cuộc đời Đỗ Phủ

1.1 Tiểu sử

Đỗ Phủ (chữ Hán: 杜甫; 712 – 770), biểu tự Tử Mĩ (子美), hiệuThiếu Lâm Diệp Lão (少陵野老), Đỗ Lăng dã khách (杜陵野客) hay

Đỗ Lăng bố y (杜陵布衣), không biết rõ nơi sinh, chỉ biết đại khái là

ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơisinh của ông) Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường

An Ông là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường, nổitiếng là người đức độ cao thượng, tài năng tuyệt vời nên được cácnhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Thánh hay Thi sử

Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý tộc, tự cho là dòngdõi vua Nghiêu đã sa sút Cha ông tên Đỗ Nhàn (杜閒), mẹ là Thôithị xuất thân từ gia tộc danh giá Thanh Hà Thôi thị (清河崔氏) Mẹ

Đỗ Phủ mất sớm sau khi sinh ông, và được người thím nuôi mộtthời gian Anh trai ông cũng mất sớm, riêng có ba em trai và một

em gái khác mẹ, thường được nhắc đến trong thơ

1

2 Hoàn cảnh sống và làm việc:

Vì là con trai của một học giả, quan lại bậc thấp, thời trẻ ôngđược tiếp thu nền giáo dục của Trung Quốc truyền thống để lúctrưởng thành có thể ra làm quan: học thuộc lòng các tác phẩmtriết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca

Trang 24

Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô, Triết Giang;những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, đượccho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735 Cùng năm

ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng,việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau Có ngườicho rằng ông bị đánh trượt bởi cách hành văn thời bấy giờ quá rắcrối và tối nghĩa, nhưng có người lại cho rằng ông trượt kỳ thi vìkhông tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô Song, đến nay,vẫn chưa một ai có thể đưa ra chứng cứ để chứng minh lý do ông

bị rớt trong kỳ thi mà tất cả chỉ đều là suy đoán

Khoảng năm 740, cha của Đỗ Phủ qua đời Theo cấp bậc củacha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưngông đã dành ân điển này cho một người em khác mẹ Bốn nămsau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận giađình

Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hainhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi,trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn Song đó không phải

là ranh giới cản trở hai tâm hồn đồng điệu kết thành tri kỷ Haiông đã viết nhiều bài thơ về nhau Họ chỉ gặp lại nhau một lầnnữa năm 745

Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan.Ông tham gia vào cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều

bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ mình đã sáng suốt sử dụnghết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối thủ tiềmtàng nào) Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trựctiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755

Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho

vũ khí Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các

sự kiện xảy ra đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện Thờigian này, Đỗ Phủ đã trải qua cuộc sống trôi nổi, không thể định ở

Trang 25

đâu đó lâu dài vì chiến tranh Cuộc đời ông bị điêu đứng bởi cuộcbiến Loạn An Lộc Sơn năm 755.

Năm 756, Đường Huyền Tông buộc phải thoái vị trốn khỏikinh đô Đỗ Phủ rời kinh đô đưa gia đình đi lánh nạn và đi theotriều đình mới của Đường Túc Tông Tuy nhiên, trên đường đi ông

đã bị quân lính bắt giải về Trường An Vào mùa thu, vợ ông hạsinh con trai út Năm sau đó, ông đã trốn khỏi kinh đô, rồi đượcgiữ chức Tả thập di trong triều đình mới từ tháng 5 năm 757.Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sốngtrong những năm sau đó Mua thu năm này, ông rơi vào cảnh túngquẫn đành phải gửi thơ tới người quen để xin cầu giúp đỡ Ôngđược một người bạn và là đồng môn là Nghiêm Vũ đang làm tổngtrấn ở Thành Đô giúp đỡ Quãng thời gian thành bình và hạnhphúc nhất của Đỗ Phủ là khi ông sống tại thảo đường ở đó.Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng trấn trong vùng:ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư kýkhông chính thức Tháng 3 năm 768 ông lại bắt đầu chuyến hànhtrình tới tỉnh Hồ Nam Ông mất tại Đàm Châu 潭州(nay là TrườngSa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếcthuyền rách nát…

1 3 Khuynh hướng sống:

Trong suốt cuộc đời mình, Đỗ Phủ có nhiều tham vọng, vàtham vọng lớn nhất là được một chức quan để giúp dân giúpnước, nhưng ông đã không thể đạt được điều nay

Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khácchỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tácnhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp

để thể hiện trong thơ Các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, nhưcuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đềkhác

Trang 26

Ông xót cho cảnh con người lam lũ, bần hèn bao nhiêu thìchán ghét sự gian ngoa, ham danh hám lợi chốn quan trường bấynhiêu Đỗ Phủ còn phản ánh một mặt cực kì khốn nạn của TrungQuốc đương thờichính là tô thuế Với Đỗ Phủ, tô thuế là chính máuthịt của người dân, là nỗi đau mãikhông thể nào chấm dứt Chỉcần một ngày còn bóc lột thuế khóa, là một ngày đó conngườisống chẳng nổi ra con người, trong khi ở chốn quan trường, bọnquan lại thì đầyrẫy rượu chè xa hoa.

Đỗ Phủ cảm thông cho số phận “dân đen” cằn cỗi, ông muốncất cao tiếng nói cho lý tưởng và phản kháng lại những xấu xa,hiểm ác đang tồn tại nên ẩn chứa trong thơ ca Đỗ Phủ là một hồnthơ nhân đạo Thương cho kiếp người bị chiến loạn mà tanghoang, tan nhà nát cửa, gia đình phân ly Vì thế, Thi thánh dùnglời thơ của mình mà cất lên một giọng nói chiến đấu cho hạnhphúc, ấm no, đó là sức mạnh đấu tranh chống lại cường quyền.Nhờ vậy mà một hồn thơ tràn trề tinh thần ưu dân, ái quốc ra đời

1

4 Một số nhận xét:

Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánhgiá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơông Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bìnhvăn học Trung Quốc Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tớiông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ khôngphải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức

Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốcngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổitiếng

Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủlên tới cực điểm Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đãđặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không

vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình Ảnhhưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đốilập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông

Ngày đăng: 23/11/2024, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w