1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Quốc Tế Chủ Đề Tác Động Của Afta Đến Nền Kinh Tế Việt Nam Và Những Giải Pháp Đề Ra.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của AFTA Đến Nền Kinh Tế Việt Nam Và Những Giải Pháp Đề Ra
Tác giả Mai Ngọc Hiệp, Mai Châu Hạ Thu, Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đồng Thị Quỳnh Trang, Lưu Nguyễn Hoài Cẩm, Lê Thủy Tiên, Đào Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Diện
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 346,08 KB

Nội dung

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế.. Là một quốc gia đang phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

Bài tiểu luận môn Kinh tế quốc tế

CHỦ ĐỀ: TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT

NAM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Nhóm: 02

Danh sách nhóm: Mai Ngọc Hiệp

Mai Châu Hạ Thu Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đồng Thị Quỳnh Trang Lưu Nguyễn Hoài Cẩm

Lê Thủy Tiên Đào Quỳnh Hương Nguyễn Thị Diện

BÌNH ĐỊNH, THÁNG 11/2022

Trang 2

NỘI DUNG TỪNG THÀNH VIÊN ĐẢM NHIỆM

STT(theo danh

sách lớp)

nước

5 Kết luận

1 Giới thiệu

42 Nguyễn Thị Ngọc Quyên 2.3 Quá trình hình thành

của AFTA

mại

thu hút đầu tư nước ngoài 3.3 Nhận xét

tế 2.2 Đặc điểm của FTA

6 Tài liệu tham khảo Làm word, mục lục

doanh nghiệp

M Ụ C L Ụ C

1 Giới thiệu 1 1.1 Đặt vấn đề: 1

Trang 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3 Cấu trúc bài viết: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu: 2

2 Một số lý thuyết liên quan đến AFTA 2

2.1 Liên kết kinh tế quốc tế 2

2.1.1 Khái niệm: 2

2.1.2 Phân loại: 3

2.2 Đặc điểm của FTA 4

2.3 Quá trình hình thành AFTA 4

3 Tác động của AFTA đến nên kinh tế Việt Nam 6

3.1 Tác động tới thương mại 6

3.2 Tác động của AFTA tới thu hút đầu tư nước ngoài 9

3.3 Nhận xét 10

4 Đề xuất giải pháp 11

4.1 Về phía nhà nước: 11

4.2 Về phía doanh nghiệp: 12

5 Kết luận 12

6 Tài liệu tham khảo 14

Trang 4

TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA

1 Giới thiệu

1.1 Đặt vấn đề:

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình, giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và

vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác

Là một quốc gia đang phát triển với một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõ được xu thế phát triển của thời đại Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động - theo như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu - với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước trong khu vực này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển Mặc dù là một nước thành viên mới, gia nhập sau, với nhiều điều kiện khó khăn, bỡ ngỡ, song ngay khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng

7-1995, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất

cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và đã thu được nhiều kết quả thiết thực, mà bao trùm

là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho an ninh và phát triển của đất nước ta

Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội

Trang 5

nhập khu vực và thế giới Sự hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi Sau gần 27 năm tham gia AFTA Việt Nam đã tận dụng được những cơ hội gì, gặp phải những thách thức gì, tác động của AFTA đến nền kinh tế Việt Nam ra sao và những giải pháp đề ra là gì là những vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm hiểu

Dựa vào những cơ sở ở trên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tác động của AFTA đến kinh tế Việt Nam và những giởi pháp đề ra” để làm tiểu luận cho môn học Kinh Tế Quốc Tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích chính của bài tiểu luận là tìm hiểu các lý thuyết về kinh tế quốc tế, các lý thuyết liên quan đến tổ chức AFTA Đánh giá một cách toàn diện, khách quan về những tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây Thông qua

đó có thể phân tích, xác định những ưu, nhược điểm ở hiện tại và đồng thời đề ra những giải pháp

1.3 Cấu trúc bài viết:

Bài nghiên cứu gồm 3 phần: phần đầu tiên là giới thiệu về các lý thuyết liên quan đến AFTA, phần thứ hai là tác động của AFTA đến nền kinh tế Việt Nam và cuối cùng là những đề xuất giải pháp

1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu:

Bài viết sử dụng số liệu tổng hợp giai đoạn 2018 – 2021 từ tổng cục Hải quan, tổng cục Thống kê và dùng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện các phân tích

2 Một số lý thuyết liên quan đến AFTA

2.1 Liên kết kinh tế quốc tế

2.1.1 Khái niệm:

1 Là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa mang tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế

2 Là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường khu vực/ thế giới thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương

Trang 6

3 Là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước

 Cấp độ liên kết: khu vực và quốc tế

 Các chủ thể kinh tế quốc tế: cấp quốc gia hoặc các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau

 Liên kết giữa các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hoạt động hoặc hợp đồng kinh tế

 Cơ sở liên kết:

o Trước khi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa sụp đổ: liên kết chủ yếu dựa vào sự tương đồng về chính trị (NATO, VACSAVA, EU)

o Sau khi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa sụp đổ: liên kết chủ yếu giữa các quốc gia chung một khu vực địa lý hoặc tương đồng về trình độ phát triển kinh tế (G7, G20, ASEAN, EU, NAFTA, …)

2.1.2 Phân loại:

Liên kết kinh tế quốc tế mà trước hết là khu vực đang trở thành mô hình chủ yếu của nền kinh tế thế giới Thông qua liên kết kinh tế quốc tế mà mậu dịch tự do được thúc đẩy nhiều hơn, tiến tới liên kết về nhiều mặt và xóa bỏ dần sự cách biệt giữa các quốc gia

Từ thấp tới cao nhất, thế giới đã trải qua các hình thức liên kết kinh tế quốc tế sau:

Thỏa thuận mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Arrangement): đây là hình thức

lỏng lẻo nhất, thấp nhất trong các hình thức liên kết, phổ biến trước chiến tranh thế giới thứ hai Hình thức này quy định các hàng rào mậu dịch đối với các nước thành viên là thấp hơn so với các nước không phải thành viên

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area hay Trade Zone): là hình thức khá phổ

biến hiện nay, trong đó tất cả các hàng rào mậu dịch sẽ được bãi bỏ dần giữa các thành viên, còn các nước không phải thành viên thì mỗi thành viên vẫn giữ lại hàng rào mậu dịch riêng của mình, tức là không thống nhất một mức thuế quan chung để đánh ra bên ngoài (Vd: NAFTA, AFTA )

Liên hiệp quan thuế (Customs Union): là khu vực mậu dịch tự do, nhưng hơn “Khu

vực mậu dịch tự do” ở chỗ các quốc gia thành viên áp dụng chính sách thuế quan chung với các quốc gia không phải thành viên (Vd: EEC trước 1992)

Trang 7

Thị trường chung (Common Market): hình thức này thể hiện trình độ liên kết cao

hơn so với liên hiệp qua thuế vì nó cho phép di chuyển tự do lao động và tư bản giữa các thành viên (Vd: EEC được coi là một thị trường chung từ năm 1992)

Liên hiệp kinh tế (Economic Union) : là hình thức liên kết cao nhất, là một thị trường

chung (hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn được di chuyển tự do, các nước có biểu hiện thuế quan chung đối với các nước không phải thành viên), thống nhất các chính sách kinh

tế, tài chính và tiền tệ, phối hợp điều chỉnh cán cân thanh toán (Vd: EU từ năm 1994 được coi là liên minh kinh tế, liên minh kinh tế Benelux)

Liên minh tiền tệ (Monetary Union): là hình thức liên kết kinh tế về lĩnh vực tài

chính, tiền tệ mà trong đó các nước thành viên áp dụng các biện pháp nhằm tiến tới việc phát hành và sử dụng một đồng tiền chung

2.2 Đặc điểm của FTA

Một số đặc trưng của một Hiệp hội thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau:

 Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ

 Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên

 Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên

 Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành ( ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,…)

 Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác

 Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên

2.3 Quá trình hình thành AFTA

AFTA là gì?

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN(viết tắt là AFTA - ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN Theo đó,

sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế

Quá trình hình thành:

Trang 8

ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới) Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn Trước khi AFTA ra đời, hợp tác kinh tế ASEAN đã trải qua nhiều kế hoạch hợp tác kinh tế như:

 Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA)

 Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP)

 Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC)

 Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong khối

Sự ra đời của AFTA:

Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong mỗi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là :

 Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định (xác định và lưạ chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra những hướng đi cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu mà tổ chức đã đề ra) chính sách trong nước cũng như quốc tế

 Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như EU, NAFTA

sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này

 Những thay đổi về chính sách như mở của, khuyến khích và danh ưu đai rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng

và thành viên, vừa phải nâng cao hơn nửa tâm hợp tác khu vực Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN

Trang 9

họp tại Singapore ngày 28 tháng 1 năm 1992 đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA)

Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới

Mục tiêu của AFTA:

AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:

 Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phí quan thuế Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá

từ những nhà sàn suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối

 Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn

 Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới

3 Tác động của AFTA đến nên kinh tế Việt Nam.

3.1 Tác động tới thương mại.

Từ khi Việt Nam được tham gia và trở thành thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã tạo cơ hội cho kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực Thương mại hai chiều Việt Nam - ASEAN đã có bước tăng trưởng nhảy vọt trong 25 năm qua

Theo Tổng cục Hải quan, ASEAN đã trở thành khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, sau các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN đạt 57,3 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2018

Tác động tới xuất, nhập khẩu

Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995 Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế – xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa

Trang 10

Việt Nam và ASEAN đã có bước phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhảy vọt Năm đầu tiên hội nhập ASEAN, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN chỉ đạt mức khiêm tốn 3,5 tỷ USD Đến năm 2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đã tăng 12 lần, đạt 42 tỷ USD Và đến năm 2019 tăng 16,5 lần, đạt 57,5 tỷ USD Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN tuy có sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 53,6 tỷ USD, tăng 15,4 lần so với năm 1995, chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,1 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đạt 30,5 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu của Việt Nam với khu vực này là 7,4 tỷ USD Hiện nay, ASEAN đã trở đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1995 –

2020(Tỷ USD)

Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như dầu thô và gạo Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các mặt hàng nông sản, thủy sản và khoáng sản sang các mặt hàng công nghiệp chế biến và công nghệ cao như sắt thép; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện Dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang ASEAN Năm 2020, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn sang ASEAN là: sắt thép 2,3 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 1,9 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 1,9

Ngày đăng: 22/11/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w